Thực trạng việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 50 - 67)

Là một đất nước có ví trí chiến lược trong khu vực nên Việt Nam từ trước tới nay luôn là mục tiêu đầu tiên của các quốc gia muốn xâm lược Đông Nam á. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài gần 30 năm đã thu hút vào đó một khối lượng tương đối lớn sức người, sức của. Không những vậy, chiến tranh còn tàn phá nhiều công trình kinh tế-văn hoá,… Trước những khó khăn như vậy, nền kinh tế của Việt Nam đã tụt hậu tương đối xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; mức sống của hầu hết người dân còn thấp, trình độ lao động sản xuất chưa cao. Để thoát khỏi tình trạng này và nhanh chóng vươn lên, chúng ta phải không ngừng đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động và để làm được điều đó, cần phải có một kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người.

Được thiên nhiên ưu đãi, nhiều loại tài nguyên dễ khai thác, thuận tiện trong vận chuyển, chúng ta đã từng bước khai thác nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước; đồng thời, xuất khẩu một số tài nguyên dưới dạng thô để tạo bước đầu cho quá trình tích luỹ vốn nhằm phát triển kinh tế.

Tương đối đa dạng và phong phú về nguồn lực tự nhiên là một ưu thế giúp nước ta ít bị phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vốn là các yếu tố không ổn định trên thị trường thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước có thể phát triển kinh tế một cách ổn định. Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên cũng là một lợi thế để có thể thu hút đầu tư từ môi trường bên ngoài, tạo ra sự hấp dẫn trong việc mở rộng thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, nguồn lực tự nhiên đa dạng là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vốn và phát triển ổn định của nước ta.

Tuy nhiên, như ở phần trước đã trình bày, nguồn lực tự nhiên cũng có thể bị cạn kiệt, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái sinh. Thực tế cho thấy, tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay là một vấn đề đã lên tới mức báo động, đặc biệt là đất đai, nước ngọt, rừng, tài nguyên khoáng sản và đa sinh học,.

Như chúng ta đã biết, đất đai là một nguồn tài nguyên quý báu và có giá trị nhất đối với con người và xã hội, không chỉ trong nền văn minh nông nghiệp mà ngay cả trong quá trình sản xuất hiện đại, là một trong các yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư. Như vậy, đất đai có giá trị sử dụng rất lớn, rất đa dạng, được dùng trong hầu hết các ngành sản xuất. Theo từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và được gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng chúng.

Việt Nam có diện tích đất đai là 33 triệu ha, xếp thứ 55 trong các nước trên thế giới. Đất rừng chiếm 28-29%, đất nông nghiệp chiếm 19-22% diện

tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng còn khá lớn chiếm tới 42-45% diện tích đất tự nhiên.

Diện tích đất tự nhiên được đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp chưa đầy 25% nhưng đã có đóng góp không nhỏ vào việc sản xuất ra các sản phẩm có giá trị, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu như

Giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2002

Tên mặt hàng giá trị (Triệu USD) Gạo Cà phê Rau quả Hạt điều Hạt tiêu Chè Lạc 478 188 149 121,3 79,1 40,4 47,4

[Trích Con số và sự kiện - Cơ quan của Tổng cục thống kê - Tháng 9 - 2002]

Diện tích đất trồng mía nguyên liệu để sản xuất đường của cả nước trong năm 2001-2002 là 309 900 ha với sản lượng 15,2 triệu tấn đã tạo ra một lượng giá trị đóng góp vào GDP và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người lao động.

Tại các vùng kinh tế như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long tuy diện tích đất tự nhiên không lớn, chỉ chiếm 3,78% và 11,95% đất tự nhiên, nhưng đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng các loại hoa màu cho năng suất cao. Ngoài ra, các vùng này còn có rất nhiều các khu công nghiệp, như Khu công nghiệp Thăng Long, Nội Bài, Đồng Nai, Biên Hoà, khu chế xuất Thủ Đức, Tân Thuận... là những nơi thu hút nhiều các nhà máy, công ty nước ngoài rót vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào Việt Nam.

Các hệ thống đường bộ, đường sắt ngày càng hiện đại đã đẩy mạnh sự thông thương hàng hoá giữa các vùng trong cả nước giúp cho nền kinh tế lưu thông thuận tiện, mức sống của mọi miền quê được nâng cao. Nhưng hiện nay

chúng ta đã khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào? Một thực tế đáng phải suy nghĩ là, tuy nhận thức được đất đai là một yếu tố không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người, nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này, con người đã gây nên những tác hại xấu cho đất đến mức báo động. Tình trạng thoái hoá đất là xu thế phổ biến từ đồng bằng đến trung du và miền núi. Thực tế cho thấy, các loại đất bị thoái hoá chiếm hơn 50% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Các loại hình thoái hoá đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, thoái hoá hữu cơ, khô hạn và sa mạc hoá, ngập úng, ngập lũ, đất trượt, sạt lở đất, mặn hoá, phèn hoá, đất mất dần khả năng sản xuất là nguyên nhân dẫn đến năng suất cây trồng giảm. Thực tế, trong thời gian vừa qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên này, Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên này như:

- Giao đất cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài, tạo cho các chủ nhân của đất dưới sự bảo trợ chắc chắn của pháp luật, tăng cường đầu tư làm tăng độ màu mỡ của đất cùng với quá trình tăng thu nhập từ đất.

- Lập quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi quốc gia và các địa phương. Đưa các nhà máy hiện vẫn còn nằm trong dân cư vào các khu công nghiệp

- Có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vốn để sử dụng công nghệ ít gây ô nhiễm trong quá trình làm tăng khả năng sinh lời từ đất.

- Thực hiện việc khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thâm canh, tăng vụ để có năng suất cao, hạn chế dịch bệnh, sâu hại. Từng bước hạn chế việc sử dụng phân hoá học,, hoá chất bảo vệ thực vật, các loại thuốc kích thích tăng trưởng không đúng quy cách, quá liều lượng.

- Tiếp tục việc giao đất, giao rừng để rừng có chủ thực sự. Khuyến khích việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vùng hoang hoá, vùng đất cát di động ven biển.

- Phòng ngừa, hạn chế các sự cố môi trường đất: động đất, nứt đất, sạt lở, lũ quét, úng lụt, sa mạc hoá, ….

- Điều chỉnh mật độ dân cư bằng chính sách di dời dân chủ động, nhằm phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ.

Bên cạnh nguồn tài nguyên đất đai, còn có một trong những nguồn tài nguyên được coi là lợi thế của Việt Nam đó là tài nguyên rừng. Đối với mọi quốc gia, dù nông nghiệp hay công nghiệp thì rừng vẫn là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá và quan trọng nhất. Rừng chính là lá phổi cung cấp ôxi, làm môi trường sống của chúng ta trong lành, dễ chịu và tuổi thọ được kéo dài hơn... Không chỉ thế, rừng còn có giá trị kinh tế lớn. Như chúng ta đã biết, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á với lượng nhiệt và ẩm phong phú, nên giới thực vật tự nhiên phát triển rất phong phú. Nhiều loài có thể cùng chung sống trên một lãnh thổ và loài này có thể sống dưới tán lá của loài khác, tạo nên các loại rừng có nhiều tầng rậm rạp. Mặt khác, rừng nước ta còn trải rộng khắp cả nước, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước, chống xói mòn đất, điều hoà khí hậu cung cấp vật liệu xây dựng, năng lượng, dược liệu, gen động vật hoang dã, nơi bảo tồn và sinh sôi của nhiều loài sinh vật.

Hàng năm rừng cung cấp hàng chục nghìn mét khối gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu...có giá trị kinh tế và khoa học, cao. Rừng còn cung cấp một lượng gỗ lớn làm vật liệu chống hầm lò, tạo các sản phẩm bằng đồ gỗ, nguyên liệu cho thủ công mĩ nghệ.

Giá trị xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ

NĂM 1999 2000 2001

Triệu USD 168 237 237

Cây dược liệu cũng có tới 1500 loài rất có giá trị kinh tế cũng như trong y khoa. Không những thế, rừng còn là nơi sinh sống của gần 300 loài thú, trong đó có nhiều loài quí hiếm, được ghi vào sổ đỏ như tê giác, hổ, hươu sao... Rừng có giá trị to lớn về kinh tế như vậy, nó cũng có giá trị không thể tính hết được là làm sạch bầu khí quyển. Do đó, việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng là một nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết.

Vậy, thực trạng việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng hiện nay ra sao? Nếu năm 1950, độ che phủ của rừng Việt Nam là 48% tổng diện tích cả nước thì hiện nay chỉ còn 28% diện tích đất có rừng che phủ. Hiện nước ta có 11,3 triệu ha rừng, trong đó có 9,7 triệu ha rừng tự nhiên và 1,6 triệu ha rừng trồng. Từ năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng tăng lên đáng kể, từ 27,2% năm 1990 lên 33,2% năm 2001. Tuy nhiên, chất lượng rừng chưa được cải thiện và tiếp tục bị xuống cấp, rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn vẫn bị tàn phá nghiêm trọng do áp lực của phát triển kinh tế. Hiện tại, rừng kín nguyên sinh chỉ còn chiếm khoảng 13% trong khi rừng tái sinh chiếm tới 55% tổng diện tích rừng. Điều này giải thích vì sao Chính phủ Việt Nam đã chuyển chương trình 327 trước đây sang chương trình bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, phủ xanh 5 triệu ha rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%, hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách đảm bảo cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng,… Ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng… là cần thiết [15, tr.173]. Việc giảm sút diện tích rừng đặc biệt là các cánh rừng nguyên sinh do một số lý do:

- Đồng bào thuộc các dân tộc ít người vẫn sống theo lối du canh, du cư thường hay đốt rừng làm rẫy tại những nơi họ định cư một vài mùa và những nơi đó ở giữa rừng nên rất khó phát hiện để trồng mới dẫn đến diện tích rừng giảm đi lúc nào không hay biết.

- Những tháng mùa khô, khả năng cháy rừng rất cao trong khi công tác phòng cháy chữa cháy còn bị buông lỏng, kém hiệu quả. Gần đây nhất, việc

cháy rừng nguyên sinh U Minh Thượng, U Minh Hạ vào tháng 4 và tháng 8 năm 2002 đã gây thiệt hại hàng chục ha rừng, không tính hết được những mất mát về thảm động thực vật sau hàng ngàn năm mới có được, môi trường sinh thái của vùng bị biến động lớn.

- Nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi của lâm tặc để kiếm lời ngày càng gia tăng về số lượng khiến cho diện tích rừng giảm đi đáng kể.

- Hàng năm khoảng 200.000 ha rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đặc dụng đã làm cho lũ lụt có khả năng hoành hành dữ dội, độ màu mỡ của đất bị rửa trôi hết, mức độ nước ngầm giảm đi nhanh chóng...gây tình trạng thiếu nước ngọt, sạch vào mùa khô, đất trồng kém màu mỡ dẫn đến năng suất cây trồng thấp.

Mặc dù trong những năm gần đây, do những chính sách mới về đất đai và kinh doanh, ở một số nơi rừng được bảo vệ và phục hồi tốt nhưng trên phạm vi cả nước, tốc độ phá rừng vẫn cao hơn tốc độ trồng rừng. Diện tích rừng trồng mới hàng năm (chưa tính tỉ lệ cây sống rất thấp) khoảng 80.000 - 100.000 ha là quá nhỏ so với rừng mất đi 200.000 ha. Đó là chưa kể, theo các nhà chuyên môn, rừng trồng mới không có giá trị cao, nhất là về mặt sinh thái. Bởi vì rừng trồng mới thường không có khả năng tái tạo lại một hệ động thực vật vốn có của rừng tự nhiên. Như vậy, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ không còn rừng vào thế kỷ tới. Nhận thức được nguy cơ như vậy, Chính phủ đã có những chủ trương tích cực trong việc bảo vệ rừng như:

- Khoanh định và bảo vệ rừng đặc dụng bằng những biện pháp hữu hiệu, trong đó chú ý đặc biệt đến việc tạo lập các vùng đệm, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân ở các vùng đệm.

- Quy hoạch tối ưu diện tích rừng phòng hộ, hạn chế tối đa những tác động vào rừng phòng hộ.

- Khuyến khích việc trồng rừng trên diện tích đất trống, đồi núi trọc, phát triển khu rừng sản xuất.

- Phát triển các nguồn năng lượng thay thế việc dùng củi.

- Đưa nhanh các tiến bộ khoa học,, công nghệ vào việc trồng, chăm sóc, quản lý rừng cũng như nâng cao trình độ chế biến, tạo sức cạnh tranh của các lâm sản trên thị trường và quốc tế.

- Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Nếu mỗi người dân nhận thức được rằng rừng là lá phối bảo vệ muôn loài và nhiều tai hoạ sẽ ập xuống rất nhanh chóng cùng với sự thu hẹp diện tích rừng thì các chính sách bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng mới thực sự hiệu lực.

Bên cạnh việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng thì tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng là một vấn đề đáng được quan tâm.

Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn sông ngòi lớn nhỏ, còn dọc bờ biển cứ độ 20 km lại có một cửa sông. Hầu hết sông ngòi được trải rộng theo chiều dài đất nước nhưng tập trung nhất vẫn là ở hai đầu miền Bắc và miền Nam. Cả nước với 3500 hồ chứa, trên 2000 trạm bơm lớn, gần 130.000 km kênh mương cung cấp nước cho 6 triệu ha gieo trồng đảm bảo việc tưới tiêu cho phát triển nông nghiệp, cung cấp đầy đủ nước tưới tiêu cho cho các cây công nghiệp, cây ăn quả.

Nguồn tài nguyên nước phong phú với trữ lượng thuỷ năng lớn (trên 30 triệu KW) tạo điều kiện cho Việt Nam xây dựng các nhà máy thuỷ điện như Thuỷ điện Yaly, Đa Nhim... cung ứng toàn bộ nguồn điện cho sinh hoạt của dân cư, cung cấp nguồn điện sản xuất cho các ngành công nghiệp chế biến giấy, luyện kim, điện tử, viễn thông... từng bước đưa đất nước tiến tới hiện đại hoá.

Do đặc điểm địa hình có nhiều sông ngòi đã tạo những thuận lợi để phát triển vận tải đường sông đẩy nhanh tốc độ vận chuyển hàng hoá, tăng cơ hội buôn bán của người dân nhằm cải thiện cuộc sống. Các vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt cũng như nước lợ phát triển khá rầm rộ ở các vùng đồng bằng, ven biển đưa ngành thuỷ sản lên một vị trí quan trọng trong số các ngành xuất khẩu chủ lực.

Nước sạch là điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi

Một phần của tài liệu Vấn đề khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)