1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia

27 2,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 143 KB

Nội dung

Tuy nhiêntrong tình hình hiện nay với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ảnh hưởng nhiềutới công tác giáo dục do đó chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu xã hội, chất lượng

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn SKKN

- Khái quát về lý luận:

Giáo dục và đạo tạo hiện nay được Đảng và Nhà nước rất quan tâm thểhiện rõ trong văn kiện đại hội X

‘’Giáo dục và đạo tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là động lực thúc đẩy Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước’’ Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng

nhân tài, mở rộng quy mô, chú trọng chất lượng, hiệu quả giáo dục Giáo dụcphải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế pháttriển thời đại Giáo dục là sự nghiệp cao toàn đảng của Nhà nước của toàn dân

Do vậy việc nâng cao chất lượng là cấp thiết, muốn vậy phải nâng caochất lượng dạy học và đó là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhà trường và là điềukiện để nhà trường tồn tại và phát triển

Trong Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngànhgiáo dục phải làm sao nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới về mọi mặt để giáodục phát triển với phương châm ‘’Đổi mới, đột phá và phát triển’’ Tuy nhiêntrong tình hình hiện nay với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ảnh hưởng nhiềutới công tác giáo dục do đó chất lượng giáo dục còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu

xã hội, chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế chưađáp ứng được hoạt động giáo dục Nhất là sự đa dạng phức tạp của hoạt độnggiáo dục hiện nay do vậy mỗi nhà trường phải xây dựng kế hoạch, chiến lượcbiện pháp cụ thể nhằm khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng dạy và học

- Về mặt thực tiễn:

Trang 2

Với đặc điểm cụ thể trường THCS Pa Pe - huyện Tam Đường - tỉnh LaiChâu thì Đại hội chi bộ nhà trường đã chỉ rõ, dù trong điều kiện nào cũng phải

tổ chức học tập đạt chất lượng cao nhất, lấy công tác quản lý là khâu đột phá,đổi mới phương pháp là trọng tâm, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học

Muốn có chất lượng giáo dục tốt thì chất lượng dạy học phải được nânglên, do vậy công tác quản lý giáo dục phải có tác động rất lớn tới quá trình dạyhọc cho nên người cán bộ quản lý cần quan tâm tới biện pháp nâng cao chấtlượng dạy học, xây dựng các biện pháp làm sao phù hợp với điều kiện kinh tế -

xã hội đặc biệt phù hợp với đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất.Đặc biệt đối với trường mà học sinh chiếm trên 90% là dân tộc thiểu số nhưtrường THCS Pa Pe, thực trạng chất lượng học sinh còn thấp do đó cần cónhững giải pháp phù hợp để đưa chất lượng đi lên

Đó là lý do chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia.

Với hi vọng đề tài sẽ đưa được một số biện pháp áp dụng nhằm nâng caođược chất lượng tại trường THCS Pa Pe và vận dụng vào các trường khác cóđiều kiện tương tự

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi: Trường THCS Pa Pe

- Đối tượng: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng họcsinh xây dựng trường THCS Pa Pe đạt chuẩn quốc gia

3 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Đưa ra một số giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giúp nâng cao chấtlượng học sinh trong trường THCS Pa Pe - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu,đáp ứng yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

4 Điểm mới của SKKN

Phát huy được khả năng của tổ trưởng chuyên môn, các tổ chuyên mônlinh hoạt trong tổ chức hoạt động chuyên môn

Giáo viên có trách nhiệm trong việc tự bồi dưỡng chuyên môn, giúp họcsinh biết tự học

PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Chương I

Cơ sở lý luận của một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học sinh

1.1 Một số định nghĩa, khái niệm có liên quan

- Khái niệm quản lý:

Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xãhội và hành vi hoạt động con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra Quản lý làmôn khoa học sử dụng nhiêu tri thức của môn khoa học tự nhiên và xã hội nhânvăn, đồng thời quản lý còn là ‘’nghệ thuật’’ đòi hỏi sự khôn khéo, tinh tế

- Chức năng của quản lý:

+ Chức năng kế hoạch hoá là quá trình xác định mục tiêu phát triển vàquyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó

Trang 4

+ Chức năng tổ chức là quá trình hình hành lên cấu trúc các quan hệ giữacác thành viên các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thànhcông các kế hoạch và đạt mục tiêu tổng thể.

+ Chức năng chỉ đạo là sự lãnh đạo, dẫn dắt các cơ cấu bộ máy, nhân sự

đã hình thành sau khi đã lập kế hoạch

+ Chức năng kiểm tra là quá trình điều chỉnh diễn ra có chu kỳ như sau

- Quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầuphát triển xã hội

- Quản lý quá trình dạy học:

Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho

quá trình đó được vận dụng một cách có kế hoạch, có tổ chức và chỉ đạo, kiểmtra đánh giá thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích nhiệm

vụ dạy học đã đặt ra

- Dạy học: là sự tổ chức điều khiển quá trình học sinh chiếm lĩnh, lĩnh hội

tri thức hình thành và phát triển nhân cách Dạy học có chức năng truyền đạtthông tin và điều khiển hoạt động học

Đặt ra những

chuẩn mực quả, sự thành đạt, so với Đối chiếu, đo lường kết

chuẩn mực

Điều chỉnh những sai lệch Hiệu chỉnh sửa chữa chuẩn

mực nếu cần

Trang 5

- Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình xã hội, một quá trình sư

phạm đặc thù, tồn tại như một hệ thống bao gồm nhiều thành tố (mục đíchnhiệm vụ dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện, thầy với hoạt động củatrò, trò với hoạt động học…)

- Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục,

đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người học và sự phát triển toàn diện xã hội

- Chất lượng dạy học là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông

mà người học lĩnh hội được vốn học phổ thông toàn diện, vững chắc ở mỗingười là chất lượng đích thực của dạy học

1.2 Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có liên quan

Căn cứ theo công văn số 540/PGD&ĐT ngày 6/9/2013 của Phòng Giáo dục

và Đào tạo Tam Đường về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCSnăm học 2013-2013;

- Hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học số 1022/THPTngày 11/9/2001 hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy bậc trung học

- Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hànhquy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT

- Công văn số 505 /PGD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện dạy học theo đốitượng vùng miền và đánh giá xếp loại giáo viên từ năm học 2013 - 2014

Trang 6

Chương 2 Thực trạng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng học sinh

2.1 Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến

- Xã Bình Lư

Bình Lư là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Tam Đường Tháng4/2007 thực hiện Nghị định 156/NĐ - CP của Chính phủ về điều chỉnh địa giớihành chính chia tách xã Bình Lư và thành lập xã Sơn Bình, xã Bình Lư còn lại

17 bản với diện tích tự nhiên là 4.453,29ha, dân số 4.483 người, 4 dân tộc anh

em cùng sinh sống (Kinh, Thái, Dáy, Lự)

Người dân chủ yếu làm nông nghiệp, số hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh giađình khó khăn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (hộ nghèo còn 19,2%)

Mặt bằng dân trí chưa thực sự đồng đều, nhận thức về công tác giáo dục còn

Trang 7

Học Sinh: Tổng 205 trong đó: Học sinh nữ là 96 em, học sinh dân tộc là

189 em, HS nữ dân tộc là 88 em

Địa bàn dân cư rộng, còn 19.2 % các em con hộ nghèo, ngoài giờ học các

em phải phụ giúp gia đình làm việc nhà ( hoặc đi làm thuê)

2.2 Thực trạng về chất lượng học sinh trường THCS Pa Pe

- Thuận lợi:

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chínhquyền địa phương, sự nghiệp giáo dục của nhà trường đang chuyển biến mạnh

mẽ, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên

Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư theo hướng chuẩn hoá,nhà trường có 11 phòng học kiên cố và các phòng chức năng khác Trang thiết

bị dạy học, sách giáo khoa được cấp tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc dạy vàhọc Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, tâm huyết vớinghề, đoàn kết nội bộ

Học sinh ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, có ýthức trong việc học tập

- Hạn chế

+ Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế

+ Tỷ lệ học sinh yếu còn tương đối cao

Trang 8

+ Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh còn thấp:

Năm học 2010 - 2011: không có

Năm học 2011 - 2012: cấp huyện: 5 em, cấp tỉnh 1 em

+ Tỉ lệ chuyên cần chưa đạt được theo mục tiêu đề ra Còn nhiều học sinh luânphiên nghỉ học

+ Khả năng vận dụng thực hành của học sinh còn hạn chế Hầu hết học sinhkhông có phương pháp học, cách thức học phù hợp với mình và đa số học sinhkhông có khả năng tự học

Trang 9

- Do trình độ nhận thức của học sinh và nhân dân còn thấp, điều kiện kinh

tế còn nghèo nàn lạc hậu

- Mặt bằng dân trí thấp, và giáo dục THCS không đạt yêu cầu đặt ra

Chương 3 Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học sinh

3.1 Biện pháp thực hiện

* Biện pháp 1: Đổi mới công tác quản lý.

Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các vănbản pháp quy, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chotoàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng để từ đó có giải pháp cụ thể cho hoạtđộng giáo dục của mình

Xây dựng các loại kế hoạch năm học cụ thể, linh hoạt, thông báo cho giáoviên biết được nhiệm vụ và yêu cầu của năm học này là gì Chỉ rõ giáo viên bộmôn cần trang bị cho học sinh những kỹ năng nào, những lượng kiến thức nào,giáo viên tham gia phụ đạo học sinh yếu kém theo đối tượng như thế nào để cóhiệu quả

Phân tích cho giáo viên nhận thức rõ thực trạng của nhà trường, các mặtmạnh, mặt yếu những tồn tại cần khắc phục, sau đó thống nhất đưa ra các giảipháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường, phù hợp với đối tượng họcsinh, BGH và giáo viên cùng bàn giải pháp để tháo gỡ những khó khăn

Nhà trường giao quyền chủ động về khung chương trình cho giáo viên đốivới các tiết dạy tự chọn

Trang 10

Ban giám hiệu nắm bắt được năng lực, sở trường của từng giáo viên đểphân công công việc phù hợp.

Bên cạnh đó, Ban giám hiệu còn tổ chức cho giáo viên ký cam kết về chấtlượng và thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của các cấp Đặc biệt, mỗi cán bộgiáo viên phải luôn có ý thức xây dựng môi trường giáo dục thân thiện - xanh,sạch, đẹp và an toàn, để từ đó thu hút các em trong độ tuổi đến trường

* Biện pháp 2: Bồi dưỡng đội ngũ CBGV.

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị

Hàng năm nhà trường bố trí cho giáo viên học tập và học tập nghiêm túcLuật giáo dục - Điều lệ trường phổ thông, các nội quy, quy chế chuyên môn, cácquy định về kỷ cương nề nếp để cho mỗi giáo viên hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ

và quyền hạn của mình Việc này phải tiến hành thường xuyên, liên tục để mọigiáo viên nhớ và thực hiện đúng Đồng thời tổ chức học tập các chỉ thị, nghịquyết, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Các văn bản pháp quy

về giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt cho giáo viên, từ đó làm chomỗi giáo viên vững vàng hơn, tự tin hơn và trách nhiệm hơn trong công tác.Khuyến khích và tạo các điều kiện về sách báo, phương tiện nghe nhìn để giáoviên được đọc, được nghe, được xem nhằm nâng cao nhận thức, mở mang, nắmbắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho sự nghiệp giáo dục

- Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm

Đó là lòng thương yêu học sinh, gắn bó với nghề nghiệp, làm cho mỗigiáo viên thấy được trách nhiệm của người thầy: “Tất cả vì học sinh thân yêu”.Thực hiện phương châm: “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” Thấyđược lòng nhân ái là cái gốc của đạo lý làm người, với giáo viên thì đó là phẩmchất đầu tiên cần có, là điểm xuất phát của mọi sáng tạo sư phạm

Trang 11

- Bồi dưỡng tình yêu nghề nghiệp

Ban giám hiệu phải làm cho mỗi giáo viên gắn bó với nhà trường, đoànkết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, coi nhà trường như ngôi nhà thứ hai của mình

từ đó gắn bó cùng nhau xây dựng nhà trường vững mạnh “Càng yêu người baonhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu” Có yêu nghề thì người giáo viên mới dốc hếtnăng lực, trí tuệ, tình cảm của mình cho sự nghiệp “trồng người” Đó chính làtâm đức Là trách nhiệm cao cả của người thầy giáo

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

+ Bồi dưỡng thông qua hoạt động của nhóm tổ chuyên môn:

Đây là một hoạt động mang tính thường xuyên, một hoạt động chính đểnâng cao hiệu quả giảng dạy Cụ thể trong các hoạt động này các nhóm tổchuyên môn, tổ chức giải đề thi học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi tỉnh củanhững năm học trước; trao đổi, thảo luận những vướng mắc trong phương phápdạy, những vấn đề khó trong từng bài dạy để mọi giáo viên tham gia và cùngthống nhất phương cách hay nhất, tối ưu nhất Dự giờ thăm lớp, rút kinhnghiệm, tổ chức hội giảng nhân dịp các ngày lễ lớn như: 20/11; 22/12; 03/02;26/3; Sau mỗi tiết giảng nhóm, tổ họp đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm, chỉ ranhững hạn chế, thiếu sót trong cách dạy, cách truyền thụ kiến thức, tác phong,trình bày bảng và đánh giá, xếp loại tiết dạy theo các tiêu chuẩn đã được quyđịnh của Bộ GD&ĐT Thông qua các hoạt động này, trình độ chuyên môn củagiáo viên được điều chỉnh, bổ sung và được nâng lên rõ rệt

+ Tự bồi dưỡng:

Hàng năm nhà trường đã trang bị cho mỗi giáo viên các loại sổ: Sổ điểm

cá nhân, sổ dự giờ, sổ ghi kế hoạch giảng dạy, Đồng thời mua sắm thêm tàiliệu, sách tham khảo, khuyến khích giáo viên mua thêm sách tham khảo quý,

Trang 12

hiếm cho nhà trường; nhà trường sẽ thanh toán kinh phí; giáo viên tự mua sáchtham khảo, báo chí; ghi chép những kiến thức mình thấy có ích và cần thiết chobản thân, các bài giảng, đề thi học sinh giỏi, nhà trường sẽ tiến hành kiểm trakết quả tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và đánh giá, coi đây là một tiêu chí đểbình xét danh hiệu thi đua cuối học kỳ và cuối mỗi năm học.

+ Hình thức bồi dưỡng tập trung:

Tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các lớp tập huấn chuyên môn, họcchuyên đề do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức

Tạo mọi điều kiện về thời gian cho giáo viên có trình độ cao đẳng đi họctiếp để đạt trình độ đào tạo trên chuẩn Ngoài ra nhà trường rất coi trọng xâydựng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn cho đi học tập, rút kinh nghiệm ở cáctrường bạn, đi thi giáo viên giỏi huyện, tỉnh Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.Với cách làm này, trong những năm qua một số giáo viên mới ra trường đã thực

sự trưởng thành, tay nghề được nâng lên, chuyên môn vững vàng, được học sinh

và tập thể giáo viên tín nhiệm, tin tưởng

+ Tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm:

Nội dung đề tài được cán bộ giáo viên đăng ký ngay từ đầu năm học, với cácchủ đề như: Về chuyên môn giảng dạy, về phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi,

về các khía cạnh của giáo dục như về phương pháp giáo dục đạo đức, về giải bàitập, về xây dựng tập thể lớp, về phương pháp giảng dạy, Cuối năm Hội đồngKhoa học của nhà trường sẽ tổ chức nghiệm thu, xếp loại sáng kiến kinhnghiệm

- Duy trì tốt hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường

Xác định đây là chủ trương đúng đắn của Phòng Giáo dục và Đào tạo nên

Trang 13

trường đã thực hiện khá tốt Đặc thù của nhà trường là ít lớp, giáo viên ở các bộmôn còn ít nên rất hạn chế cho việc trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ Qua sinhhoạt chuyên môn liên trường nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn và học tập kinhnghiệm của trường bạn Do vậy, ngoài kế hoạch của phòng tổ chức sinh hoạtcụm, trường chủ động liên hệ với một số trường bạn cùng hợp tác tổ chức sinhhoạt chuyên môn các trường liên kết để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho độingũ giáo viên.

- Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học

Đây là một hoạt động không thể thiếu trong một nhà trường góp phần tíchcực trong việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên Kiểm tra không ngoài mục đích là

để nắm bắt tình hình đội ngũ, đánh giá chất lượng đội ngũ, từ đó có kế hoạch bồidưỡng cho họ, tiếp sức cho họ hoàn thành nhiệm vụ Ban giám hiệu phải làm tốtcông tác kiểm tra nội bộ trường học Cụ thể:

- Lên kế hoạch kiểm tra, có thời gian kiểm tra cụ thể phù hợp với tìnhhình thực tại của đơn vị Kế hoạch kiểm tra phải bám sát hướng dẫn nhiệm vụnăm học của ngành

- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học, phân công rõ người, rõ việc

và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch

- Kiểm tra phải thực hiện theo một chu trình khép kín: Thông báo kếhoạch kiểm tra - Kiểm tra - Xử lý thông tin kiểm tra - Trả thông tin cho đốitượng kiểm tra - Thông báo kết quả kiểm tra trong Hội đồng Sư phạm

* Biện pháp 3: Rà soát từng đối tượng, phân chia học sinh theo trình độ nhận thức.

- Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, lấy kết quả làm cơ sở cho sự phân chia đối tượng

Ngày đăng: 23/03/2015, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
3. Giáo trình quản lý giáo dục và đào tạo dùng cho cán bộ quản lý trường Trung học của học viện quản lý giáo dục Khác
4. Nguyễn Văn Lê, chuyên đề quản lý trường học NXB giáo dục - 1996 Khác
5. Triển khai nghị quyết Đại hội X trong lĩnh vực khoa giáo của ban khoa giáo trung ương Khác
6. Quang Anh - Hà Đăng. Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra - kiểm tra ngành giáo dục và đào tạo. Nhà xuất bản chính trị quốc gia: Hà Nội 1998 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w