Nội dung và nguyên tắc chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.pdf (Trang 38)

8. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Nội dung và nguyên tắc chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS

GDTHCS nằm trong Giáo dục phổ thông bao gồm việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, đã đƣợc ghi rõ ở Điều 27,28,29 Luật Giáo dục năm 2005

1.3.4.1 Nội dung Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Thứ nhất: Huy động toàn xã hội tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung GDTHCS. Tạo ra sự đồng thuận về nhận thức, tƣ tƣởng, hành động của từng gia đình, cộng đồng dân cƣ; các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nƣớc đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ ở lứa tuổi THCS.

Thực tiễn cho thấy, từ những năm 1990 đến nay, với chủ trƣơng phát triển các loại hình giáo dục không chính quy bên cạnh những loại hình chính quy, nên nhiều loại hình mới đã xuất hiện trong giáo dục THCS.

Thứ hai: Xây dựng môi trƣờng tốt nhất cho GDTHCS, môi trƣờng đó bao gồm: Gia đình, nhà trƣờng và xã hội kết hợp hài hoà sẽ là tác động tốt

nhất làm cho trẻ đƣợc quan tâm giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc, chất lƣợng cuộc sống của trẻ sẽ đƣợc nâng cao hơn về thể lực, trí tuệ và nhân cách, chuẩn bị cho các em bƣớc vào lớp 10 THPT.

* Môi trƣờng gia đình: Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, là một tổ chức tập hợp bao gồm các thành viên cùng huyết thống và dựa trên yếu tố quan hệ đặc biệt về mặt tình cảm và định hƣớng cuộc sống. Bác Hồ đã từng nói: Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt.

Cha mẹ và mọi thành viên - tổ ấm gia đình có nghĩa vụ thƣơng yêu, dành những điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng tạo cho trẻ phát triển lành mạnh thể chất trí tuệ và đạo đức. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện kinh tế và một số điều kiện khác, một số bộ phận gia đình thiếu kiến thức nuôi dƣỡng chăm sóc và dạy bảo trẻ một cách có phƣơng pháp khoa học, cho nên Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện giúp các gia đình nắm đƣợc, hoặc hỗ trợ về kinh tế, kiến thức kỹ năng sống...

Về vai trò nhà trƣờng, Luật Giáo dục (2005) đã quy định rõ: Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động .

Nội dung giáo dục THCS là: Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Phƣơng pháp giáo dục ở trƣờng THCS: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh .

Vì thế, môi trƣờng nhà trƣờng hết sức quan trọng, nhà trƣờng giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với gia đình và xã hội, tạo môi trƣờng giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng và hình thành nhân cách. Bên cạnh đó môi trƣờng xã hội củng ảnh hƣởng rất lớn tới môi trƣờng giáo dục, những điều kiện về phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng dân chủ, tự chủ... tác động lớn đến việc hình thành nhân cách.

Sự kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục phổ thông nói chung cũng nhƣ giáo dục THCS nói riêng. Song hiện nay nhiều địa phƣơng do khó khăn về kinh tế, sự nhận thức chƣa thấu đáo về môi trƣờng giáo dục và mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng. Dẫn đến tình trạng sự phối hợp giữa gia đinh - nhà trƣờng - xã hội còn lỏng lẻo; tình trạng bạo hành trong gia đình; các hiện tƣợng ứng xử không tốt trong quan hệ giáo viên - học sinh, tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo...đã ảnh hƣởng xấu đến việc hình thành nhân cách cho trẻ em. Do đó, cần huy động lực lƣợng toàn xã hội tham gia xây dựng môi trƣờng xã hội, môi trƣờng giáo dục có ý nghĩa rất lớn đối với lứa tuổi học sinh THCS.

Thứ ba: Huy động toàn xã hội đầu tƣ các nguồn lực cho GDTHCS. Việc đầu tƣ các nguồn lực cho GDTHCS có rất nhiều ý nghĩa, nó không chỉ thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hội, mà nó còn là một nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục. Từ trƣớc đến nay, hàng năm việc đầu tƣ nguồn vốn của Nhà nƣớc cho giáo dục ngày càng tăng, nhƣng chƣa đủ đáp ứng yêu cầu sự phát triển. Điều đó đƣợc thể hiện ở việc điều kiện

cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trƣờng THCS còn hết sức thiếu thốn, đặc biệt với miền núi, vùng cao, vùng thƣờng xuyên gặp thiên tai bão, lụt, hạn hán... càng trở nên khó khăn. Các địa phƣơng đã từng bƣớc tháo gỡ song mới chỉ khắc phục phần nào ở bậc mầm non, tiểu học và THPT. Chính vì vậy, phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản kinh phí đầu tƣ hàng năm từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn viện trợ của các tổ chức quốc tế, các khoản thu từ học phí của học sinh. Đồng thời phải thực hiện cuộc vận động rộng lớn ''Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm'' để phát triển các loại hình GDTHCS, với phƣơng thức động viên sự đóng góp của nhân dân để xây dựng trƣờng sở, đổi mới trang thiết bị dạy học. Huy động mọi lực lƣợng xã hội phát huy tiềm năng về vật lực, tài lực, tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở.

Thứ tƣ: Xây dựng, mở rộng hệ thống trƣờng lớp và đa dạng hoá các loại hình giáo dục trên cơ sở mục tiêu, nội dung, chƣơng trình giáo dục đƣợc Bộ GD&ĐT quy định. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thƣờng xuyên và có tính chiến lƣợc lâu dài của XHHGD nói chung và XHHGD THCS nói riêng. Với tiêu chí tạo mọi điều kiện để trẻ em lứa tuổi THCS đƣợc thụ hƣởng sự chăm sóc, giáo dục với những loại hình thích hợp, góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chăm sóc, giáo dục.

Chủ trƣơng của Bộ GD&ĐT là tiếp tục duy trì ổn định hệ thống giáo dục chính quy đồng thời phát triển các loại hình giáo dục không chính quy, xây dựng hệ thống trƣờng lớp dân lập, tƣ thục... Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phƣơng, từng doanh nghiệp mà có các hình thức phát triển trƣờng lớp thích hợp, phải cố gắng vƣơn lên nâng cao chất lƣợng giáo dục THCS, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trƣờng công với trƣờng dân lập, tƣ thục...

Sự đa dạng các loại hình GDTHCS có ý nghĩa rất to lớn, một mặt nó tập trung mọi nguồn lực trong xã hội, mặt khác các bậc cha mẹ học sinh có thể lựa chọn các loại hình trƣờng học, lớp học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình, làm cho các bậc cha mẹ học sinh quan tâm đến con cái hơn. Trong quá trình tổ chức thực hiện, mở rộng hệ thống trƣờng, lớp, nâng cao chất lƣợng, lựa chọn các loại hình giáo dục, tập trung mọi sự quan tâm của xã hội đối với GDTHCS đã nảy sinh rất nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, đó là công tác quản lý, chỉ đạo các hình thức tổ chức giáo dục, phƣơng hƣớng, quy mô, hình thức phát triển. Sự tác động của xã hội hoá GDTHCS đến các trƣờng THCS nhƣ thế nào? quản lý, chỉ đạo nhƣ thế nào, hiệu quả ra sao ?. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm rõ và tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo thực hiện XHH GDTHCS.

1.3.4.2Một số nguyên tác chỉ đạo thực hiện Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Nguyên tắc là những điều cơ bản đƣợc nhà nƣớc hoặc một tổ chức xã hội định ra, đòi hỏi các thành viên trong xã hội hoặc các thành viên trong một tổ chức phải tuân theo trong các công việc làm của mình. Quá trình tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện XHH GDTHCS phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất: Nguyên tắc lợi ích đối với mọi chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện XHH giáo dục THCS.

XHHGD nói chung cũng nhƣ XHHGD THCS nói riêng chỉ có ý nghĩa một khi nó mang đến lợi ích thiết thực, cụ thể, thiết thân đối với từng gia đình, các tổ chức xã hội và tƣơng lai của đất nƣớc. Đó chính là động lực lôi cuốn, thu hút các LLXH, các tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân tham gia phối hợp tổ chức thực hiện với các hình thức và mức độ khác nhau. Do vậy, hoạt động hợp tác, hợp lực của các LLXH tham gia đóng góp vào sự nghiệp GD đều có điểm xuất phát - đó là nhu cầu, lợi ích thiết thân của cả các bên, mỗi bên tham gia đều tìm thấy, đều hy vọng thoả mãn lợi ích của mình.

Xét về mặt tâm lý, mỗi ngƣời dân, mỗi gia đình với những hoàn cảnh, điều kiện và ƣớc vọng khác nhau đều có những nhu cầu riêng về lợi ích. Cho nên XHH GDTHCS phải quan tâm đầu tiên và ƣu tiên việc thoả mãn nhu cầu của các bậc cha mẹ, của gia đình để đảm bảo con em mình đƣợc dạy dỗ trong một môi trƣờng giáo dục lành mạnh để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ. Ở đó con em mình đƣợc giáo dục trong trƣờng, lớp khang trang, có đủ thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên có năng lực và nhiệt tình với nghề nghiệp. Con em đƣợc học hành, đƣợc giáo dục một cách toàn diện là niềm hạnh phúc lớn lao của những bậc làm cha làm mẹ. Đối với những gia đình chính sách, gia đình khó khăn đƣợc ƣu đãi, miễn giảm học phí; mọi trẻ em đến trƣờng đƣợc hƣởng phúc lợi xã hội, quyền lợi về GD. Môi trƣờng GD lành mạnh, tốt đẹp là điều kiện để các bậc cha mẹ yên tâm công tác, làm việc và không tiếc tiền của, công sức đóng góp, đầu tƣ cho sự phát triển hệ thống trƣờng THCS. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi thành viên trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.

Ở các địa phƣơng, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cũng thấy lợi ích thiết thực từ công tác XHH GDTHCS, sẽ phải đào tạo ra những công dân tốt, có ích, phục vụ cho những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và đất nƣớc. Chính ngay bản thân GDTHCS cũng xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tiến hành XHHGD, làm hết trách nhiệm của mình trƣớc yêu cầu, nhu cầu đòi hỏi về nguồn nhân lực có chất lƣợng trong tƣơng lai.

Các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế phải coi sự tham gia phát triển GDTHCS là nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị của mình. Mặt khác, từ các gia đình đến các doanh nghiệp cũng phải tính toán kinh tế, tính sự lỗ lãi từ những đóng góp cho giáo dục, để có thể đem lại hiệu quả kinh tế, nhân văn và cho chính sự phát triển của tổ chức đó.

Trên cơ sở của nguyên tắc này, các cơ quan giáo dục, các trƣờng nhà trƣờng THCS phải có những biện pháp, hình thức vận động, khuyến khích những mặt tích cực, huy động mọi thành viên trong xã hội chăm lo cho sự nghiệp phát triển GD, huy động các nguồn lực trong nhân dân, phù hợp với khả năng của họ để XHHGDTHCS.

Thứ hai: Nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lƣợng tham gia vào quá trình XHHGDTHCS

Xét về tổng thể, mỗi cơ quan, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể quần chúng, từng địa phƣơng, từng gia đình đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, cụ thể của mình đối với sự phát triển xã hội, đối với sự nghiệp GD. Trên lĩnh vực GD, các tổ chức cũng nhƣ từng gia đình đều gặp nhau ở một sự hội tụ, đó là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển GD, dành những điều kiện tốt nhất cho những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Mỗi tổ chức và các gia đình đó, trong quá trình XHH GDTHCS tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của mình để phối hợp với ngành GD&ĐT tổ chức việc GD, xây dựng và bảo vệ môi trƣờng GD, tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, các phƣơng tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, đảm bảo chế độ chính sách đối với nhà trƣờng, giáo viên và học sinh.

Các cơ sở giáo dục cần phải biết thƣờng xuyên khai thác, phát huy, tranh thủ, khuyến khích tất cả các ban, ngành, đoàn thể... tham gia tích cực vào một số hoạt động thuộc lĩnh vực GD phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà tổ chức đó đảm nhiệm. Cán bộ quản lý cũng nhƣ đội ngũ giáo viên THCS cần đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng trong việc thực hiện những nhiệm vụ XHHGD, đƣa ra các chủ trƣơng, chính sách về GDTHCS vào trong Nghị quyết của các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền để huy động và tổ chức các LLXH tham gia và có trách nhiệm đối với sự nghiệp GDTHCS.

Thứ ba: Nguyên tắc phát huy tính dân chủ, sự tự nguyện và đồng thuận của cộng đồng trong việc tham gia giáo dục trung học cơ sở.

Để XHH GDTHCS phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả đối với cuộc sống cộng đồng và xã hội, thì một nguyên tắc cơ bản cần đƣợc quán triệt sâu sắc đó là: dân chủ - tự nguyện - đồng thuận.

Dân chủ hoá GD là một tƣ tƣởng, quan điểm nhất quán trong đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta. Quan điểm đó thể hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với GD. Dân chủ hoá GDTHCS thể hiện ở chỗ: Mọi trẻ em không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo, nam hay nữ, đều đƣợc hƣởng quyền chăm sóc, GD chu đáo và đầy đủ ở bất cứ trƣờng THCS nào, dù đó là trƣờng công lập, dân lập, tƣ thục.

Dân chủ hoá còn thể hiện ở yêu cầu ''công khai hoá'' sự đóng góp tự nguyện, sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển và QLGD. Tạo mọi điều kiện để mỗi ngƣời dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp phát triển GD, đóng góp công sức, tiền của xây dựng GD, đồng thời có cơ hội đƣợc hƣởng những quyền lợi GD chính đáng. Sự hiện diện của nền dân chủ trong GD là thực sự xoá bỏ tính khép kín của hệ thống GD nói chung và của các nhà trƣờng từng cấp học nói riêng. Trên cơ sở đó các trƣờng, lớp THCS trở thành những tiêu điểm đƣợc cộng đồng, xã hội quan tâm.

Dân chủ hoá trong trƣờng THCS nằm trong thể chế dân chủ của sự nghiệp GD&ĐT, đó là môi trƣờng, là cơ hội và cũng là điều kiện để phát huy quyền làm chủ, huy động mọi tiềm năng về trí tuệ, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ QL, đội ngũ giáo viên, làm tốt sự nghiệp ''trồng ngƣời'' của mình. Dân chủ hoá GDTHCS là dân chủ hoá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện đành giá GDTHCS, thực hiện dân chủ của

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.pdf (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)