Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trườngchúng ta hiện nay, trong đó vệc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên t
Trang 1MỘT SỐ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRÊN POWERPOINT ĐỂ HỔ TRỢ
CHO CÁC BÀI DẠY Lý THUYẾT
NGHỀ TIN HỌC KHỐI 8
A. Mở đầu
II.Đặt vấn đề:
1. Thực trạng vấn đề:
Công nghệ thông tin đã thâm nhập, chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
đã được ứng dụng trong sản xuất, trong giáo dục-đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác Trong giáo dục – đào tạo, được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội
và nhân văn Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành Như vậy, Công nghệ thông tin đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
“Học mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau”
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trườngchúng ta hiện nay, trong đó vệc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên thực hiện Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường
Vậy làm thế nào để mỗi giáo viên có thể mang lại cho học trò của mình những bài học thật thú vị, thật mới mẻ, kích thích học sinh ham học…? Mỗi bài học không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp học sinh luôn ấn tượng và nhớ mãi khi được khơi gợi? Có nhiều cách để thểhiện hình thức này, tuy nhiên cách để lại ấn tượng nhiều nhất phải chăng chính là việc thiết kế trò chơi ô chữ lồng ghép vào bài học là điều thiết yếu mà từ lâu đã được giáo viên ứng dụng nhiều
Trang 2Đến nay việc soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint đã trở thành kỹ năng với nhiều kỹ xảo phong phú, tạo ra được những bài giảng với nội dung đa dạng có lồng ghép các trò chơi sinh động, đẹp mắt thu hút sự quan tâm của học trò và được các đồng nghiệp tham gia góp ý, đánh giá cao trong thời gian qua Việc sử dụng Powerpoint trong dạy học hiện nay rất phổ biến, những ứng dụng mà Powerpoint đem lại vẫn chưa được khai thác triệt để trong dạy học hầu hết giáo viên chỉ có thể soạn được giáo án điện một cách cơ bản chứ chưa trở thành kỹ năng kỹ xảo được vì thế một số giáo viên còn gặp nhiều khó khăntrong việc thiết kế bài giảng
để bài học trở nên sinh động và hiệu quả hơn
Củng cố bài học bằng trò chơi ô chữ sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh,không chiếm nhiều thời gian tiết học mà vẫn đảm bảo củng cố hết lượng kiến thức chính của bài Vì vậy các trò chơi ô chữ thường được lồng ghép trong phần cũng cố bài, để hệ thống cũng như khắc sâu được nội dung mà giáo viên muốn nhấn mạnh trong tiết học
Tin Học là một môn học mới, khó giảng dạy và đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, các ứng dụng cập nhật từng ngày, trình độ ngoại ngữ hạn chế của giáo viên… cũng
là rào cản trong việc nâng cao trình độ Tin học của giáo viên hiện nay Trong khi đó trình độ của học sinh không đều giữa các khối lớp, trang thiết bị của nhiều Trường còn hạn chế gây khó khăn không nhỏ cho giáo viên cũng như học sinh
Là một giáo viên trẻ mới bước vào nghề, bản thân tôi cũng từng gặp rất nhiều khó khăn khi soạn giáo án điện tử có trò chơi ô chữ Song với lòng say mê và tinh thần ham học hỏi nên
từ một giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong soạn giáo án điện tử, tôi đã không ngừng tự nghiên cứu, học tập, trao đổi nâng cao trình độ CNTT từ sách vở, bạn bè, Internet … Đến nay việc soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint của tôi đã trở thành kỹ năng với nhiều kỹ xảo phong phú, tạo ra được những bài giảng với nội dung đa dạng có lồng ghép các trò chơi sinh động, đẹpmắt thu hút sự quan tâm của học sinh và được các đồng nghiệp tham gia góp ý, đánh giá cao trong thời gian qua
Từ những nhận định trên, với mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm mà tôi có
được khi soạn giáo án điện tử bằng Powerpoint, đặc biệt là những vấn đề khó khăn khi
thiết kế các trò chơi ơ chữ mà tôi đã tự học và tích lũy trong những năm qua đến tất cả
các bạn đồng nghiệp, những người đang bắt đầu nghiên cứu hoặc chưa thành thạo
Trang 3tập giúp các em hiểu bài tốt hơn Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một Số Thiết Kế
Trò Chơi Trên Powerpoint Để Hổ Trợ Cho Các Bài Dạy Lý Thuyết Nghề Tin Học Khối 8”
Ở đây tôi sử dụng phần mềm Microsof Office Powerpint 2003 để thiết kế trò chơi vì:
- Chức năng: Powerpoint 2003 đang được sử dụng để giảng dạy chương trình SGK phổ
thông: THCS và THPT
- Dễ dùng: Powerpoint 2003 rất dễ học và rất dễ dùng Khi làm việc với Powerpoint bạn
sẽ được tự do sáng tạo gần như tuyệt đối
- Tính tương thích: Powerpoint 2003 là thành viên trong bộ Office 2003 nên Powerpoint
hợp nhất dễ dàng với Word, Excel và nhiều phần mềm ứng dụng khác, tạo sự thuận lợi tối đacho người sử dụng
2. Ý nghĩa và tác động giải pháp mới:
2.1 Ý nghĩa của giải pháp:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hoàn thiện để nâng cao chất lượng trong giảng dạy
Sử dụng triệt để lợi ích phần mềm Powerpoint mang lại khi thiết kế bài giảng
Giúp các em có cách nhìn khác hơn về môn Tin Học – khô khan, nặng nề – phát huy tínhtích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh
2.2 Tác động giải pháp:
Thông qua trò chơi giúp không khí lớp học sinh động, hấp dẫn, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, vui tươi mà vẫn khắc sâu được kiến thức Đem lại hứng thú học tập tránh thói quen thụ động, học vẹt, học lý thuyết suông
Giúp một số giáo viên của các môn học tự nhiên khác có thể tự thiết kế để phục vụ hiệu quả hơn cho bài giảng của mình khi sử dụng phần mềm trình chiếu bằng Powerpoint
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Qua nhiều tiết soạn thảo bằng giáo án điện tử có sử dụng trò chơi ô chữ và được thao giảng tại Trung tâm theo phân phối chương trình Nghề Tin Học khối 8
Đối tượng nghiên cứu là học sinh học nghề Tin học khối 8 tại Trung tâm GDTX-HN AnNhơn do tôi phụ trách giảng dạy trong năm học 2014 -2015
Các lớp nghề khối lớp 8 do tôi phụ trách giảng dạy năm học 2014 -2015 như sau:
Trang 4III. Phương pháp tiến hành:
1 Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp
đề tài:
1.1 Cơ sở lí luận:
Khái niệm trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ là hình thức người tổ chức đưa ra những ô vuông để trống, yêu cầu người chơi phải điền cho đúng những chữ mà người tổ chức đã gợi ý cho mỗi ô chữ bằng một “từ khóa” Căn cứ vào “từ khóa” và năng lực của bản thân người chơi có thể hoàn thành ô chữ
Tình hình nghiên cứu và sử dụng trò chơi ô chữ
Trong những năm gần đây, những “game show” quen thuộc và khá hấp dẫn khán giả như:
“Chiếc nón kỳ diệu”, “Ai là triệu phú”, hoặc “Đường lên đỉnh olympia”… đã sử dụng trò chơi ô
đã thu hút được nhiều người xem mới bởi bí ấn các ô chữ cần được giải đáp Trong dạy học, một số giáo viên cũng đã thiết kế trò chơi ô chữ nhằm làm bài giảng của mình trở nên sinh độnghơn và cũng được dùng trong các hoạt động ngoại khóa,
1.2 Cơ sở thực tiễn:
Ý thức học tập của học sinh chưa cao, đa số các em chưa xác định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong tiết học đặc biệt do quan niệm là môn học phụ, môn tự chọn không bắt buộc, dẫn đến thái độ học tập chưa tốt
Giáo viên luôn có tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới lấy học sinh làm trung tâm của việc dạy học
Thời gian để thiết kế các bài trình chiếu có lồng ghép trò chơi ô chữ tốn nhiều thời gian
và đòi hỏi có sự đầu tư nhiều nên đa số giáo viên đều e ngại và tránh né
Trang 5Ngoài giáo viên tham gia dạy môn Tin, số còn lại chỉ sử dụng trình chiếu khi có tiết dự giờ, thao giảng mà mỗi học kì lại chỉ 1 đăng kí 1 tiết nên còn chưa thành thạo trong việc sử dụng phần mềm Powerpoint.
Ngoài học các buổi chính ở trường, 1 buổi/tuần các em tham gia học nghề tại Trung tâm, lại là môn học không bắt buộc nên tinh thần tự học các em chưa cao, đến lớp để đối phó, để lấy điểm Chính vì vậy giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thú ở mỗi bài học
để các em tự nhận thấy rằng bỏ qua 1 tiết học là bỏ qua 1 kiến thức bổ ích
Từ những vấn đề trên tôi thấy rằng: nghiên cứu để “Một Số Thiết Kế Trò Chơi Trên Powerpoint Để Hổ Trợ Cho Các Bài Dạy Lý Thuyết Nghề Tin Học Khối 8” là hướng đi đúng
và có ý nghĩa thực tiễn
1 Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
Trong thời gian qua, tôi đã vừa dạy vừa tìm tòi học hỏi và thực hiện thành công một số trò chơi khi dạy Tin Học các khối lớp tại Trung tâm GDTX-HN An Nhơn, cụ thể đối với khối lớp 8 mà tôi đang phụ trách giảng dạy
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
o Phương pháp nghiên cứu lý luận
o Phương pháp điều tra
o Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
o Phương pháp thống kê, tính toán
Thời gian tìm hiểu, thiết kế và ứng dụng từ năm học: 2011đến nay
Trang 6B Nội dung:
I Mục tiêu: Phương pháp thiết kế trò chơi bằng ô chữ nhằm:
- Giúp học sinh hứng thú hơn mỗi tiết học, tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động
- Tạo không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn
- Giúp quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn “vừa học vừa chơi”
- Từ đó học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn xây dựng bài, hình thành tư duy suy luận, logic
- Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và hệ thống kiến thức một cách sáng tạo mà sâu sắc
II Mô tả giải pháp đề tài:
1 Thuyết minh tính mới:
Tính mới đề tài: sử dụng kĩ thuật Triggers - phụ thuộc vào đối tượng (người chơi) là
một trong những hiệu ứng của Powerpoint tạo sự tương tác sinh động và hấp dẫn, là phương pháp mới để thiết kế tạo ra các trò chơi nhằm phục vụ cho bài giảng đưa đến hứng thú cho họcsinh trong dạy học
1.2 Các bước thiết kế trò chơi
1.2.1 Nguyên tắc để xây dựng trò chơi ô chữ
- Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên môn, hệ thống câu hỏi
cho trò chơi ô chữ phải bám vào “Chuẩn kiến thức - kĩ năng” của bài học.
- Hình thức Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia tạo không khí thỏa mái, giúp các em biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, gây được hứng thú cho học sinh
1.2.2 Xây dựng cấu trúc của trò chơi ô chữ
Một trò chơi ô chữ thông thường có cấu trúc như sau:
1 Chủ điểm ô chữ (từ khóa)
2 Kiến thức: nội dung trong bài, trong chương hoặc kiến thức có từ trước
3 Các câu hỏi tương ứng với từng ô chữ ( đưa ra các câu hỏi theo hàng ngang)
4 Quy định thời gian tối đa mỗi câu hỏi
5 Cách chơi: Chỉ rõ một số quy định trong khi chơi
1.2.3 Các bước tổ chức trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ thường tổ chức theo các bước sau:
Trang 7Bước 1: Giới thiệu ô chữ
- Đưa ra từ khóa của bài
- Nêu gợi ý cho từng ô chữ
- Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi
Bước 3: nhận xét, đánh giá.
2.3.4 Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ trong hoạt động dạy học hóa học
Bước 1 : Chuẩn bị
- Xác định mục tiêu bài học;
- Phân tích các kiến thức cơ bản;
- Liệt kê các khái niệm, định nghĩa;
- Liệt kê các từ khóa cho mỗi khái niệm, định nghĩa để làm nguyên liệu cho việc xây dựng ô chữ
Cần phải chú ý: Từ khóa được chọn phải là từ thể hiện nội dung bao quát của bài, các từxung quanh phải có liên quan đến từ khóa, việc giải đáp các từ xung quanh là manh mối để tìm
ra từ khóa
Bước 2: Sắp xếp các từ để tạo ô chữ
Chọn lọc sắp xếp các từ khóa cho mooic câu thành ô chữ, sau khi lựa chọn được từ khóa, viết từ khóa thành một hàng dọc Mỗi chữ cái trong từ khóa sẽ được đối chiếu với các từ xung quanh có liên quan trong danh sách từ đã lập Nếu một trong các từ xung quanh có chữ cái trùngvới từ khóa thì sẽ được lựa chọn làm từ hàng ngang và viết vào ô chữ theo hàng ngang Tiếp tụcđối chiếu cho đến khi chọn được các từ hàng ngang đủ với số chữ cái trong từ khóa hàng dọc
Bước 3: Viết gợi ý cho mỗi từ trong ô chữ
Căn cứ vào các từ ngữ đã được lựa chọn, nội dung bài học và trình độ của học sinh để viết gợi ý Gợi ý phải ngắn gọn, xúc tích, từ ngữ rõ ràng, không đánh đố nhưng đòi hỏi người chơi phải tư duy để tìm ra đáp án
Bước 4: Xây dựng ô chữ
Có thể xây dựng ô chữ sử dụng một số phần mềm: MS power Point; phần mềm Violet; Phần mềm Crossword forge; hay là phần mềm Multimedia Buider Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm này để xây dựng trò chơi ô chữ nhằm tăng thêm sự sinh động trong bài giảng
Trang 8Quy trình xây dựng trò chơi ô chữ có thể tóm tắt qua sơ đồ:
- Đối với học sinh có sự chuyển biến rõ rệt, các em tích cực xây dựng bài, không còn e
dè, ngại ngùng như trước mà giờ học trở nên sôi nổi, hầu hết nắm vững kiến thức ngay trên lớp
Trang 9- Các tiết thao giảng có lồng ghép trò chơi ô chữ được đồng nghiệp dự giờ và đánh giá cao.
- Bảng so sánh kết quả kiểm tra 15’ giữa các lớp có ứng dụng “Một Số Thiết Kế Trò Chơi Trên Powerpoint Để Hổ Trợ Cho Các Bài Dạy Lý Thuyết Nghề Tin Học Khối 8” và lớp 8Tin5 sau bài giảng: “Bài 11: Các Khái niệm Cơ Bản”
Trang 101.4 Một số ví dụ:
Sau đây là một số mẫu mà tôi đã thiết kế và vận dụng vào dạy môn Tin Học ở các bài lí thuyết khối 8 đã thực hiện trong năm học kì 1 năm học 2014-2015 và những năm trước:
Bài7: Một Số Tính Năng Khác Trong WinDows
Giới thiệu Giao diện chứa từ khóa:
Trang 11Giao diện chính của trò chơi:
Bài 15 : Định Dạng Đoạn Văn Văn Bản
Trang 12Chương V: Hệ Soạn Thảo Văn Bản_Bài 11: Các Khái niệm Cơ Bản
Trang 13Các bài giảng của tôi đã mang lại cho các em sự hứng thú, niềm đam mê yêu thích môn Tin Học dù cho các em là học sinh khá giỏi cũng như học sinh yếu kém Cũng chính nhờ điều này mà chất lượng giảng dạy của tôi năm sau đều cao hơn năm trước Vì vậy, tôi muốn chia sẻ một số ví dụ thiết kế thông dụng mà tôi đã thực hiện thành công và hiệu quả như sau:
2.1 Quy định cách chơi:
- Khi người chơi lựa chọn hàng ngang, người dẫn sẽ bấm vào số hiệu hàng ở bên trái, câuhỏi xuất hiện ở bên dưới (ví dụ bấm Câu 2: câu hỏi số 2 xuất hiện) Câu hỏi sẽ biến mất khi ô gợi ý cụm từ xuất hiện (click vào ĐA2) đồng thời ô lựa chọn câu hỏi cũng biến mất (Câu 2)
- Khi người chơi trả lới đúng, người dẫn bấm vào đáp án ( ví dụ: ĐA2), cụm từ gợi ý cho hàng ngang tương ứng xuất hiện đồng thời 1 từ khóa bên dưới cũng xuất hiện và ô chọn đáp án (ĐA2) cũng biến mất
- Nếu người chơi trả lời sai, người dẫn không mở ô, từ hàng ngang vẫn bị ẩn
- Người chơi có thể lựa chọn từ hàng ngang bất kỳ, không nhất thiết phải chọn lần lượt từtrên xuống
2.2 Ý tưởng thiết kế:
- Tạo các ô chứa các từ hàng ngang (ô trắng chưa ghi đáp án)
- Tạo các ô gợi ý tương ứng từng hàng (để xuất hiện đáp án)
- Chọn câu hỏi ngẫu nhiên bất kỳ hàng nào chỉ cần click vào số câu hỏi tương ứng đó (Câu1, Câu 2, ): sử dụng kĩ thuật Tiggers để xuất hiện câu hỏi
- Khi cần mở từ hàng ngang thì cho xuất hiện các ô gợi ý: sử dụng kỹ thuật Trigger
và hiệu ứng “biến mất”
- Tạo các ô Textbox để ghi câu hỏi (Câu 1, …) và đáp án (ĐA1, …)
- Tạo các ô Textbox để chứa nội dung câu hỏi xuất hiện bên dưới mỗi khi người dẫn click vào câu hỏi
- Ẩn đi ô chọn số câu hỏi (Câu 1, Câu 2, ) khi câu hỏi tương ứng bên dưới xuất hiện
- Ẩn đi ô chọn đáp án (ĐA1, ĐA2, ) khi khi cụm từ gợi ý xuất hiện bên cạnh
- Cuối cùng tạo các ô chứa cụm từ khóa, 1 từ trong cụm từ đó sẽ xuất hiện khi cụm từ gợi
ý xuất hiện
Như vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ thuật Trigger và kỹ thuật tạo hiệu ứng xuất hiện, hiệu ứng biến mất
Trang 14- Chức năng chính của Powerpoint là tạo ra bản trình diễn (Presentation) với chất lượng cao tùy theo khả năng của mỗi người Nó có khả năng hỗ trợ nhiều loại đối tượng như văn bản,
đồ họa, hoạt hình, video, âm thanh, ngoài ra còn có thể liên kết, tích hợp nhiều sản phẩm từ các phần mềm khác một các dễ dàng và phong phú Lợi dụng các khả năng này, chúng ta có thể dùng nó như một công cụ để tạo ra một giáo án điện tử một cách dễ dàng và thuận tiện
- Powerpoint đang trở thành công cụ phổ biến nhất giúp giáo viên biên soạn và trình diễn
các bài trình giảng với sự trợ giúp của máy tính Trong đó, Kĩ thuậtTrigger cho phép ta điều
khiển các hiệu ứng hoạt hình rất linh hoạt và tiện lợi Điều này đặc biệt có hiêu quả khi muốn thể hiện các ý đồ sư phạm trong quá trình tiến hành bài giảng trên lớp, tạo sự tương tác sinh động và hấp dẫn
Tạo hiệu ứng hoạt hình cho đối tượng: Powerpoint đã được bổ sung rất nhiều hiệu
ứng hoạt hình và nhờ nó chúng ta có một cộng cụ rất mạnh để tạo các bài giảng hấp dẫn
- Để mở tác vụ hoạt hình tùy chọn, ta làm như sau:
+ Nháy chuột vào menu Slide Show.
+ Chọn mục Custom Animation (khung tác vụ hiện lên bên phải màn hình)
+ Chọn 1 đối tượng nháy vào nút Add Effect sẽ hiện danh sách 4 nhóm hiệu ứng hoạt
hình là:
Entrance: các kiểu xuất hiện của đối tượng (đi vào) khi trình chiếu.
Emphasis: các hiệu ứng nhấn mạnh để tăng sự chú ý tới đối tượng đang trình chiếu.
Exit: các hiệu ứng làm ẩn đối tượng sau khi trình chiếu.
Motion Paths: xác định đường đi cho đối tượng trong khi trình diễn.
Chú ý: Nút Add Effect có hiệu lực khi có một đối tượng trên trang được chọn và dùng để