Tìm hiểu sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu và sự ảnh hưởng của dân ca Mông trong truyện thơ này cũng là một cách thức tiếp cận với văn hoá dân tộc thiểu số mà không cần có sự t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN TỊNH THỦY
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG
TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC DÂN GIAN
Hà Nội -2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN TỊNH THỦY
ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG
TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN
Mã số: 60 22 36
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hà Công Tài
Hà Nội - 2012
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Giới thuyết đề tài: 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
3 Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứư: 4
4 Phương pháp nghiên cứu: 4
5 Cấu trúc luận văn: 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TRUYỆN THƠ VÀ CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CA DÂN TỘC MÔNG VÀ TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 6
1.1 Khái niệm truyện thơ và sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian 6
1.1.1 Khái niệm truyện thơ 6
1.1.2 Các nhóm truyện thơ tiêu biểu 7
1.1.3 Sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian Việt Nam 9
1.2 Cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ Tiếng hát làm dâu 12
1.2.1 Cơ sở lịch sử - xã hội 13
1.2.2 Cơ sở nội tại văn học 17
Tiểu kết 25
CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NHẬN NỘI DUNG THẨM MĨ DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 27
2.1 Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng 28
2.1.1 Đề tài và chủ đề 28
2.1.2 Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng 39
2.2 Phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi 41 2.2.1 Những luật tục, hủ tục lạc hậu, hà khắc trong nghi thức hôn nhân – cưới hỏi 41
Trang 42.2.2 Không gian sinh hoạt văn hóa miền núi 54
2.3 Quan niệm về số phận và tâm lí đặc trưng của con người trong xã hội Mông 57
2.4 Tâm trạng nhân vật trữ tình: 60
Tiểu kết 70
CHƯƠNG 3: SỰ CHUYỂN HÓA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU 72
3.1 Hệ thống cốt truyện và kết cấu 72
3.1.1 Yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện 72
3.1.2 Sự vận động của cốt truyện theo xu hướng kết thúc bi kịch 77
3.1.3 Kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản 82
3.2 Mô – tip nhân vật và mô- típ biểu tượng 86
3.2.1 Mô – típ nhân vật anh yêu – em yêu 86
3.2.2 Mô – típ biểu tượng con đường 87
3.3 Tuyến nhân vật và hình tượng nhân vật trữ tình 90
3.3.1 Tuyến nhân vật chính diện – phản diện 90
3.3.2 Tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên 92
3.3.3 Hình tượng nhân vật trữ tình : nhân vật em yêu 94
3.4 Phong cách trữ tình 95
3.4.1 Lời văn nghệ thuật 95
3.4.2 Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật 96
3.4.3 Ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ 97
3.4.4 Phương thức và hình thức diễn xướng 99
Tiểu kết 101
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 108
Trang 51 2.1 Đề tài ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu,
Nhàng Dợ - Chà Tăng
Số lượng câu thơ tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ bốn loại dân
ca dân tộc Mông trong ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng
3 2.3 Các cung bậc tâm trạng nhân vật trữ tình
4 2.4 Tần suất xuất hiện hình ảnh nước mắt
5 2.5 Tần suất xuất hiện các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tâm trạng nhân
vật trữ tình
6 3.1 Hình ảnh, từ ngữ biểu trưng cho cái chết
7 3.2 Âm hưởng kết thúc tác phẩm
8 3.3 Kết cấu trùng điệp và kết cấu tương phản
9 3.4 Tần suất xuất hiện biểu tượng con đường
10 3.5 Tần suất xuất hiện nhân vật phản diện mẹ chồng
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Giới thuyết đề tài:
Như chúng ta đã biết thuật ngữ Folklore ra đời đóng vai trò là một khái niệm
dùng để chỉ phong tục, tập quán, nghi thức mê tín, ca dao, tục ngữ…của người thời
trước Folklore trên thế giới là khái niệm tương ứng với văn hoá dân gian, văn học
dân gian của người Việt Văn hóa dân gian, văn học dân gian từ bao đời này đã trở thành một nền tảng văn hóa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Việt cũng như của các dân tộc khác Đặc biệt là văn học dân gian Nền văn học này ra đời từ trong xã hội công xã nguyên thủy, phát triển rực rỡ qua thời gian, kiến tạo nên mười hai thể loại nhỏ hơn, các thể loại này lần lượt ra đời trong sự kế thừa và chuyển hóa các yếu tố văn hóa, văn học có trong đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng, của tập thể Liên tục bổ sung các thể loại mới để kịp thời phản ánh trung thực các hiện tượng xã hội lịch sử
Quan trọng hơn là từ trong văn học cổ đại các thể loại văn học đã có sự tương trợ, và kế thừa lẫn nhau để sản sinh ra nhiều thể loại văn học mới Dựa trên sự biến thiên của lịch sử và sự vận động của xã hội, đã có rất nhiều thể loại văn học mới được hình thành và phát triển dựa trên các nguồn gốc ngoại sinh và nội sinh Tiếp thu và kế thừa các truyền thống của văn học dân gian không chỉ còn là sự kế thừa mang tính chất giai đoạn nữa mà ngay trong sự nội tại phát triển của từng thể loại cũng dẫn dắt người tiếp nhận đến với thế giới của sự sáng tạo tập thể Không chỉ đến với văn học viết ta mới thấy có sự ảnh hưởng của nhóm văn học dân gian trong phong cách sáng tạo nghệ thuật, quan điểm sáng tác của các nhà văn, mà quan trọng hơn, ngay chính bản thân văn học dân gian cũng là một quá trình kế thừa và phát triển, là một quá trình ảnh hưởng, giao thoa giữa các thể loại văn học
Như vậy có thể khẳng định một điều văn học dân gian có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến dòng văn học Việt Nam Từ giai đoạn văn học trong xã hội cổ đại đến văn học trong xã hội Nho giáo và hiện đại Từ văn học của người Việt đến văn học của các dân tộc thiểu số ít người Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và sức lan toả mạnh mẽ của văn học dân gian trong hiện thực sinh hoạt tinh thần của con người
Trang 7Nhận thấy vai trò quan trọng của văn học dân gian đối với văn chương – đặc biệt là
sự ảnh hưởng của truyền thống thơ ca trữ tình dân gian đến các thể loại văn học- đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này Tuy nhiên cũng mới chỉ dừng lại trong tiến trình tìm hiểu và nghiên cứu đậm đặc đối với nền văn học của người Việt Nền văn học của các dân tộc thiểu số khác với sự ảnh hưởng của văn học dân gian, của dân ca trữ tình vẫn còn là một khoảng trống dường như là vô tận Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc thiểu số Mông cũng là một trong những tộc người có nền văn học khá phát triển Và có thể nói sự ảnh hưởng
của folklore đến nền văn học của đồng bào là rất lớn Bởi người Mông cũng như
nhiều dân tộc thiểu số khác, họ không có giai đoạn văn học trung đại đóng vai trò trung gian như người Việt Vì thế nên văn học dân gian của tộc người này có những nét biến thiên rất đặc biệt, nó vận động từ nội tại của chính ngã và thai nghén nên
nhiều thể loại văn học dân gian mới, làm giàu và phong phú cho kho tàng folklore
dân tộc mình
Truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một tuyệt tác văn học dân gian của người
Mông Truyện thơ này là tiếng lòng của người dân với những cung bậc cảm xúc và tâm trạng hướng đến nội dung phản ánh, hình thức phản ánh trong mối quan hệ giao
lưu văn hóa giữa người Mông với nhau và với người dân tộc khác Tiếng hát làm dâu không chỉ đơn thuần là một truyện kể, mà nó được coi là pho sách thể hiện vốn
văn hóa dân gian đặc trưng từ những ảnh hưởng của phong cách trữ tình có trong một thể loại văn học dân gian ra đời sớm hơn – dân ca trữ tình Tìm hiểu sự hình
thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu và sự ảnh hưởng của dân ca Mông trong truyện thơ này cũng là một cách thức tiếp cận với văn hoá dân tộc thiểu số mà không cần
có sự tiếp xúc trực tiếp Nó vừa giúp cho người đọc tìm thấy những giá trị bản sắc văn hoá người Mông lại vừa có thể phân tích và tìm hiểu nó qua một loại hình nghệ thuật đặc trưng- không gian văn hoá có trong đời sống văn học, tức là có thêm một cách tiệm cận mới với yếu tố văn hoá từ một bộ môn nghệ thuật trung gian
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề như vậy, qua luận văn này, chúng tôi đi đến quyết định tìm hiểu về sự ảnh hưởng của dân ca dân gian Mông trong truyện
thơ Tiếng hát làm dâu như một cách thức để tìm hiểu vốn văn học dân gian phong phú của dân tộc Mông Chúng tôi chọn Tiếng hát làm dâu, chọn thể loại truyện thơ
Trang 8và thực thể so sánh là dân ca bởi đây là tác phẩm thể hiện khá sâu sắc về văn hoá dân gian cùng những đặc trưng tiêu biểu trên phương diện thi pháp truyện thơ và thi pháp ca dao, dân ca
Chúng tôi xác định những nhiệm vụ cụ thể khi thực hiện đề tài này là:
1.1 Tìm hiểu về truyện thơ và cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca Mông và
truyện thơ Tiếng hát làm dâu
1.2 Tìm hiểu sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca Mông trong truyện thơ
Tiếng hát làm dâu
1.3 Tìm hiểu về sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca Mông trong truyện
thơ Tiếng hát làm dâu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đối với vấn đề tìm hiểu sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, từ khi
truyện thơ này được tác giả Doãn Thanh công bố cùng tuyển tập dân ca Mông, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tác phẩm truyện thơ này, cũng như nhiều tác phẩm truyện thơ hoặc các thể loại văn học dân gian khác của người Mông Chỉ duy nhất có một bài viết của tác giả Phan Nhật có đưa ra những vấn đề
khái quát trong nhận định của tác giả về sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu từ dân ca Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát tình yêu
Bài viết này có tên là Tìm hiểu quá trình hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, lần đầu tiên công bố năm 1972 trong tạp chí văn học số 3 Trong bài viết với
dung lượng 11 trang, từ trang 62 đến trang 73, tác giả Phan Nhật đã đưa ra những
nhận định của mình về sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu Ông kết luận rằng: quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một quá trình “tiếp thu dân ca Tiếng hát làm dâu, là một sự tiếp thu có lựa chọn, nâng cao, hệ thống hóa,
một quá trình chuyển hóa từ khái quát đến cụ thể, từ phiếm chỉ đến cá thể hóa, từ rời rạc đến hệ thống Đó là quá trình từ trữ tình đến tự sự, hay nói đúng hơn là quá trình tự sự hóa dân ca trữ tình.” [18, tr 67 - 68]
Tác giả Phan Nhật cũng tổng kết lại 6 kiểu kết cấu cơ bản của nội dung dân ca
Tiếng hát làm dâu cùng khái lược kết cấu của truyện thơ Tiếng hát làm dâu Ông cho rằng các yếu tố tự sự đã có ngay từ kiểu 3,4,5,6 trong dân ca Tiếng hát làm dâu Bên cạnh đó các tình tiết của truyện thơ thường giống trong dân ca, cả dân ca Tiếng
Trang 9hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu, tuy nhiên được tác giả dân gian kể lại chi
tiết và cụ thể hơn rất nhiều Tác giả Phan Nhật cũng khẳng định sự kế thừa các yếu
tố nội dung và thi pháp từ dân ca trong quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu là một quá trình tất yếu dựa trên nền tảng nội sinh của chính nền văn học
Tuy nhiên phần này Phan Nhật mới chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính chất khái quát mà chưa đi sâu vào cụ thể, phân tích và khảo sát toàn diện Trong bài viết, tác giả Phan Nhật cũng có đề cập đến phương thức sáng tác và lưu truyền cũng như
một vài nhận xét đánh giá của ông với truyện thơ Tiếng hát làm dâu Những nhận xét đó là những trăn trở của ông về mảng nghiên cứu, tìm hiểu truyện thơ Tiếng hát làm dâu nói riêng và toàn bộ văn học dân gian Mông nói chung còn là một khoảng
trống, còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp trong những công trình nghiên cứu tiếp theo
Tuy có giá trị đặt nền tảng cho một vấn đề nghiên cứu khoa học rất có giá trị về
truyện thơ Tiếng hát làm dâu cũng như văn học dân gian Mông, cùng sự hình thành
của nó, song, tác giả Phan Nhật mới chỉ dừng lại ở bài viết này, vấn đề nghiên cứu
mà ông đưa ra cho đến nay vẫn chưa có một nhà nghiên cứu văn học dân gian nào tiếp bước Đó là một thiệt thòi đối với văn học dân gian Mông so với các nền văn học khác
3 Đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứư:
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của dân ca
dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu
Đôí tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của luận văn là sự ảnh hưởng của
dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu
Phạm vi nghiên cứu: Dân ca dân tộc Mông, truyện thơ Tiếng hát làm dâu và
truyện thơ dân tộc Mông
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài đã được xác định ở trên, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu địa lí- lịch sử: Chúng tôi sử dụng phương pháp địa lí lịch sử để tiến hành nghiên cứu những yếu tố quy định bản sắc văn hóa đặc trưng của người Mông cũng như tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phong phú,
Trang 10đa dạng trong văn hoá tinh thần của đồng bào từ đó làm cơ sở để xác định những yếu tố dân ca Mông ảnh hưởng đến sự hình thành, vận động, phát triển của truyện
thơ Tiếng hát làm dâu
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để hệ thống các bài dân ca và các dẫn chứng có trong các bài dân ca dân tộc Mông, một trong những nguồn tư liệu quý giá để tiến hành nghiên cứu và chứng thực cho vấn đề nghiên cứu
Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng hai tiểu loại so sánh là so sánh tương đồng và so sánh dị biệt So sánh những nét tương đồng của yếu tố văn hoá dân gian có trong thực tế và trong tác phẩm, so sánh dị biệt của những yếu tố đó
được thể hiện trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu như thế nào và nó có dụng ý nghệ
thuật gì, có tác dụng gì trong bước chuyển biến của nội tại tác phẩm
5 Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được triển khai theo ba chương:
Chương 1: Truyện thơ và cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và
truyện thơ Tiếng hát làm dâu
Chương 2: Sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca dân tộc Mông trong truyện
thơ Tiếng hát làm dâu
Chương 3: Sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca dân tộc Mông trong
truyện thơ Tiếng hát làm dâu
Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1
TRUYỆN THƠ VÀ CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CA
DÂN TỘC MÔNG VÀ TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU
1.1 Khái niệm truyện thơ và sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian
1.1.1 Khái niệm truyện thơ
Văn học dân gian là một loại hình văn học có thể được coi là thủy tổ của các
nền văn học trên tất cả các quốc gia trên thế giới Văn học dân gian với những đặc trưng của nó như tính tập thể, tính truyền miệng, tính thống nhất hữu cơ của các thành phần ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, cùng với sự tồn tại về hình thức sinh hoạt nghệ thuật gắn liền với cuộc sống lao động của nhân dân… đã đi sâu vào thế giới tinh thần của đông đảo cộng đồng Văn học dân gian Việt Nam cũng vậy Ra đời từ khi xã hội còn sơ khai, ngay từ khi có sự xuất hiện của con người trong xã hội công xã nguyên thủy, văn học dân gian Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân lao động Văn học dân gian Việt Nam là người bạn đồng hành của quần chúng nhân dân trên đồng ruộng, trên đồi nương, trên những dòng sông bao la đỏ nặng phù sa… Văn học dân gian Việt Nam cùng với mười hai loại hình của nó đã trở thành chứng nhân của lịch sử, góp phần không nhỏ trong việc bộc lộ thế giới quan cũng như bộc lộ tâm hồn, bộc lộ những khát vọng cháy bỏng của nhân dân lao động
Văn học dân gian Việt Nam ra đời từ khi dân tộc ta còn chưa có chữ viết Vì vậy, hình thức lưu truyền chủ yếu để bảo tồn được mảng nghệ thuật ngôn từ này là hình thức truyền miệng cùng với hình thức diễn xướng Chính vì vậy, hiện nay chưa thể khẳng định được chúng ta đã tìm và phân loại một cách đầy đủ, chính xác văn học dân gian Nhìn chung, với công sức nghiên cứu nhiều năm của nhiều thế hệ đồng thời dựa vào đặc trưng của từng vùng miền, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã tạm chia nền văn học khởi nguyên này thành mười hai loại hình Mỗi một loại hình có những chức năng, đặc trưng và khoảng thời gian xuất hiện khác nhau
Trang 12Trong mười hai loại hình của folklore, truyện thơ là một trong những loại hình
kế thừa nhiều đặc trưng của các loại hình khác Khái niệm truyện thơ trong SGK Ngữ Văn lớp mười – một tài liệu chính thống được chọn lọc giảng dạy- được định
nghĩa là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt [1, tr.18] Như vậy có thể khẳng định hai yếu tố cấu thành nên truyện thơ là yếu tố
tự sự và yếu tố trữ tình Yếu tố tự sự làm nên cốt truyện cho truyện thơ, làm nên tình tiết và hành động của các nhân vật, còn yếu tố trữ tình là hình thức nghệ thuật được chọn lọc, được thể hiện thay thế các cách kể đơn thuần khác Về mảng đề tài của truyện thơ theo cách hiểu trên thì truyện thơ chủ yếu khai thác trên hai lĩnh vực
số phận và khát vọng của con người trong xã hội đã có bước tiến mới Xã hội có sự
phân chia giai cấp rõ rệt chứ không còn tồn tại dưới hình thái xã hội công xã nguyên thủy
1.1.2 Các nhóm truyện thơ tiêu biểu
Truyện thơ là một loại hình văn học dân gian ra đời sau các loại hình văn học khác, như đã nói ở trên, loại hình văn học này ra đời khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp, tầng lớp rõ rệt, thậm chí có thể ra đời khi sự mâu thuẫn của các giai cấp xã hội không được giải quyết Tất nhiên, đã là một loại hình văn học dân gian, thì tự thân truyện thơ đã bao chứa trong nó nhiều mảng đề tài khác nhau, nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, nhiều nét văn hóa của các vùng miền khác nhau Vì thế, việc phân loại truyện thơ cũng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tạo nên các nhóm truyện thơ tiêu biểu
1.1.2.1 Phân loại truyện thơ dựa trên tiêu chí không gian địa lí và không gian văn
hóa cộng đồng
Với tiêu chí phân loại truyện thơ là dựa vào không gian địa lí và không gian văn hóa cộng đồng, các tác giả nghiên cứu văn học dân gian cho rằng, truyện thơ là thể loại văn học được ưa chuộng của các đồng bào dân tộc thiểu số Xét về quá trình nghiên cứu truyện thơ, có thể thấy rằng các dân tộc thiểu số là tác giả của những tập truyện thơ đồ sộ, có nhiều ảnh hưởng trong nền văn học Việt Nam Đại gia đình các dân tộc Việt Nam theo các tài liệu chính thống có khoảng 54 dân tộc anh em, còn theo các tài liệu nghiên cứu hiện nay có khoảng hơn 60 dân tộc anh em, như vậy
Trang 13khối lượng truyện thơ dân gian chưa được khai thác, tìm hiểu còn rất nhiều Bên cạnh một vài dân tộc đã có công bố về truyện thơ thì hầu hết còn lại là một ẩn số, đòi hỏi các nhà nghiên cứu cần đào sâu tìm tòi hơn nữa Đối với dân tộc Việt- dân tộc chiếm đa số cán cân dân số nước ta- hiện nay chỉ tìm thấy truyện thơ Nôm có tác giả, xuất hiện trong khoảng thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, chứ chưa tìm thấy một tác phẩm truyện thơ dân gian hoàn chỉnh nào Vì những điểm hạn chế như vậy, cho nên nếu phân chia truyện thơ theo tiêu chí này, chúng ta chỉ có thể có những kết quả tương đối với những dân tộc đã công bố những tác phẩm truyện thơ dân gian được
tìm thấy Trong tác phẩm nghiên cứu Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu
số Việt Nam, tập 21 của NXB Khoa học Xã hội năm 2008 do GS.TS Nguyễn Xuân
Kính chủ biên [12, tr.15 -81] đã điểm lại việc sưu tầm, công bố truyện thơ các dân tộc thiểu số theo từng dân tộc đã cho thấy từ năm 1957 đến 2008 đã có truyện thơ của tám dân tộc được sưu tầm, công bố và xuất bản Đó là truyện thơ của tám nhóm dân tộc sau:
- Nhóm truyện thơ dân tộc Tày
- Nhóm truyện thơ dân tộc Thái
- Nhóm truyện thơ dân tộc Mường
- Nhóm truyện thơ dân tộc H’Mông
- Nhóm truyện thơ dân tộc Chăm
- Nhóm truyện thơ dân tộc Ba Na
- Nhóm truyện thơ dân tộc Giáy
- Nhóm truyện thơ dân tộc Sán Chay
1.1.2.2 Phân loại truyện thơ dựa trên tiêu chí phương thức diễn xướng, lưu truyền
và nguồn gốc kế thừa
Với tiêu chí phân loại truyện thơ dựa trên căn cứ phương thức diễn xướng, lưu
truyền và nguồn gốc kế thừa, tác giả Võ Quang Nhơn trong Văn học dân gian Việt Nam do tác giả Đinh Gia Khánh chủ biên [9,tr.783] đã phân loại truyện thơ dân gian
thành bốn nhóm cơ bản:
- Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình của thơ ca dân gian các dân tộc
Trang 14- Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện Nôm Việt
1.1.2.3 Phân loại truyện thơ theo đề tài, chủ đề, tư tưởng và mô-típ văn học
Với tiêu chí phân loại truyện thơ như trên, tác giả Phan Đăng Nhật, năm 2004
có bài Truyện thơ, in trong cuốn sách Truyện thơ Tày nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh Tuấn [34] đã chia truyện thơ thành ba nhóm
tiêu biểu:
- Truyện thơ về tình yêu
- Truyện thơ về người nghèo khổ
- Truyện thơ về chính nghĩa
1.1.3 Sự hình thành truyện thơ trong văn học dân gian Việt Nam
1.1.3.1 Sự hình thành thể loại truyện thơ dựa trên nguồn gốc nội sinh trong quá
trình phát triển văn hóa tộc người [34]
Trở lại với định nghĩa truyện thơ, chúng ta thấy rằng truyện thơ là một thể loại
tự sự dân gian bằng thơ, truyện thơ rất giàu chất trữ tình, tác dụng của nó là dùng để phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và công bằng
xã hội bị tước đoạt Như vậy, về bản chất truyện thơ là một loại hình văn học dân gian, đặc trưng cốt yếu nhất của truyện thơ là yếu tố tự sự Về điểm này, truyện thơ
có sự kế thừa yếu tố tự sự trong các loại hình văn học dân gian khác như: thần thoại,
sử thi, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười… Tuy nhiên yếu tố tự sự trong
truyện thơ lại được kể ở một hình thức đặc biệt, kể bằng thơ chứ không phải văn
xuôi Điều đó cho thấy truyện thơ đã kế thừa yếu tố trữ tình trong các thể loại ca dao, dân ca, hò, vè, tục ngữ, câu đố đặc biệt là trong ca dao, dân ca và lựa chọn nó trở thành hình thức nghệ thuật biểu hiện mục tiêu nghệ thuật
Đó là xét về mặt nghệ thuật biểu hiện, còn nếu xét về mặt giá trị nội dung, chúng ta thấy rằng truyện thơ có mục đích phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội bị tước đoạt Điều đó chứng tỏ, truyện thơ ra đời khi con người không còn sinh hoạt dưới hình thái ý thức xã hội của mô hình công xã nguyên thủy Con người không còn dùng văn học dân gian như một hình thức nghệ thuật để lí giải những hiện tượng tâm linh hay những hiện tượng thiên nhiên thường gặp trong thần thoại, truyền thuyết Con người cũng
Trang 15không dừng lại việc thể hiện ước mơ của mình về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong những kết thúc có hậu của truyện cổ tích, những hình tượng anh hùng ca của sử thi hay trong những câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn, bao hàm nhiều ý nghĩa Con người không còn hát than thân vô định bằng những bài ca dao có tính hình tượng trừu tượng mà đã dùng hẳn một thể loại văn học dân gian mới, đáp ứng trực tiếp được mong ước của mình với những bất công của xã hội đương thời Đó là truyện thơ với những con người cụ thể, những số phận cụ thể, với những mâu thuẫn xã hội gay gắt được đưa ra để giải quyết Con người không còn an phận như trong ca dao, trong dân ca mà đã có những bước tiến mới trong ý thức hệ, dẫn đến tinh thần phản kháng
xã hội bất công, ngang trái cùng với những khát vọng cháy bỏng làm thế nào để thay đổi cuộc đời và số phận của mình Mặt khác, ở tất cả các dân tộc có truyện thơ phát triển, chúng ta thường thấy, sự xuất hiện với tần suất lớn của các nghệ sĩ dân gian như Mo, Then, Tảo, Pụt, Chí Xáy, Xổng Lì đó chính là những người nghệ sĩ góp phần diễn xướng truyện thơ và làm phát triển truyện thơ theo chiều hướng lựa chọn hình thức biểu hiện trữ tình cho phù hợp với không gian diễn xướng
Về vấn đề hình thành truyện thơ, cũng có nhiều ý kiến khác nhau, tác giả Phan Đăng Nhật cho rằng “truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử- xã hội của thời đại của
nó Lúc bấy giờ trong xã hội của các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng, nhiều khi tàn bạo của gia đình và xã hội, mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang, mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thỏa đáng” [34, tr.401]
Tóm lại, về phần hình thành truyện thơ dựa trên nguồn gốc nội sinh có nhiều cách giải thích, song về cơ bản có thể tóm lược lại là do:
- Nhu cầu xã hội của con người đòi hỏi một hình thức văn học có dung lượng lớn,
đủ để thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của họ trong lĩnh vực thơ ca
- Có một kho tàng văn học dân gian phong phú với nhiều thể loại làm tiền đề cho thể loại truyện thơ ra đời
- Có một đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo trong việc diễn xướng truyện thơ, góp phần truyền bá và tác động vào sự phát triển của thể loại này
Trang 16- Có những mâu thuẫn xã hội trầm trọng mà con người không thể tìm được hướng giải quyết dựa trên những thể loại văn học cũ, cần hướng tới một thể loại mới nhằm đáp ứng được những mâu thuẫn trong đời sống tâm lí
1.1.3.2 Sự hình thành thể loại truyện thơ dựa trên nguồn gốc ngoại sinh trong quá
trình tiếp biến văn hóa tộc người [34]
Nếu xét đến quá trình hình thành truyện thơ dựa trên yếu tố ngoại sinh, tức là
do những ảnh hưởng từ các nền văn học, các nền văn hóa khác đến từ các dân tộc khác, có lẽ phải kể đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hai yếu tố Nho giáo và Phật
giáo Trong Văn học dân gian do Đinh Gia Khánh chủ biên, tác giả Võ Quang Nhơn
đã cho biết những lập luận của mình về vấn đề này Ông cho rằng: “ Đồng thời còn
có yếu tố khá quan trọng không thể không chú ý tới khi xét đến sự tiến triển của quá trình văn hóa xã hội ở các dân tộc ít người: đó là sự chi phối, sự ảnh hưởng của môi trường xã hội – văn hóa ở miền xuôi lên, ngày càng mạnh mẽ, ngày càng thấm sâu hơn vào đời sống của nhân dân các dân tộc Ngoài ra sự giao lưu văn hóa với các dân tộc láng giềng ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh hơn, do các biến động của lịch sử, đặc biệt là việc truyền bá đạo Phật, đạo Bà-la-môn, đạo Hồi và theo đó là nền văn hóa của các tôn giáo ấy Những đổi mới về mặt xã hội đó, những tác động
về mặt văn hóa đó tất nhiên dẫn đến sự nảy sinh những nhu cầu mới trong sinh hoạt tinh thần ở các dân tộc anh em.” [9, tr.782-783]
Hoặc theo ý kiến phân tích về mô thức ảnh hưởng trong quá trình hình thành
truyện thơ dân gian các dân tộc, GS.TS Kiều Thu Hoạch trong bài viết Về truyện thơ của người Thái ở Vân Nam- Trung Quốc, có ý kiến nhận định – tổng hợp vấn đề
này như sau: “ Hấp thu các yếu tố văn hóa ngoại lai, lấy một tác phẩm cụ thể nào
đó làm khuôn hình, rồi dung hợp, nhào nặn những truyền thống văn hóa của tộc người Thái và các tộc người khác, và các vùng văn hóa khác trên cơ sở đó sáng tạo thành một truyện thơ mới Trong đó, tư tưởng, chủ đề, lý tưởng thẩm mỹ, bối cảnh văn hóa – lịch sử, nhân vật, tình tiết, kết cấu, thủ pháp biểu hiện đều được sáng tạo lại để trở thành một truyện thơ hoàn toàn địa phương hóa – Thái hóa.” [8, tr 905]
Trang 17Như vậy, đối với nguồn gốc ngoại sinh, để cấu thành truyện thơ, không chỉ đòi hỏi có những ảnh hưởng từ nội tại của văn học mà quá trình tiếp biến văn hóa, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau diễn ra cũng vô cùng quan trọng Sự tiếp biến này dẫn đến việc hấp thu các mô-típ, hấp thu các hình tượng và đặc biệt là dẫn đến
sự thay đổi của ý thức hệ, sự thay đổi của kết thúc các truyện thơ Về nhóm này, có
lẽ truyện thơ Tày – Nùng là truyện thơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình tiếp biến văn hóa Các dân tộc còn lại đặc biệt là nhóm truyện thơ của các dân tộc ít có
sự giao lưu văn hóa với các dân tộc khác chịu ảnh hưởng ít hơn, tuy nhiên không hoàn toàn là sản phẩm tự thân nội tại văn học Về một khía cạnh nào đó, về một tình tiết nhất định hoặc một kết thúc thay đổi với hệ thống kết thúc truyền thống là minh chứng cho kết quả của sự giao lưu văn hóa
Tóm lại, sự tiếp biến – giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em khi xã hội đã phân chia giai cấp với những mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm dẫn đến một hệ quả là sự thay đổi về loại hình văn học mới Loại hình văn học truyện thơ ra đời vừa đáp ứng yêu cầu xã hội của một dân tộc cụ thể, vừa là kết quả tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau
1.2 Cơ sở của mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và truyện thơ Tiếng hát
làm dâu
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, dân tộc Mông là một trong những dân tộc có nhiều đóng góp làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam Dân tộc Mông với những đặc điểm riêng biệt về tâm
lí, đời sống văn hóa, không gian định cư, không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng cùng những tư tưởng, quan niệm sống đã tạo nên một mảng màu riêng biệt của đời
sống văn học dân gian Folklore của người Mông tồn tại như một món ăn tinh thần
không thể thiếu, cùng với các loại hình nghệ thuật dân gian khác, làm nên tiếng nói, tạo nên giá trị của người Mông trong đời sống sinh hoạt văn hóa Như đã trình bày
ở trên, truyện thơ dân tộc Mông được xếp vào tám dân tộc đến nay đã có tác phẩm truyện thơ cụ thể được công bố và xuất bản Tất nhiên, truyện thơ Mông cũng có những đặc trưng chung của thể loại truyện thơ, có sự hình thành không vượt qua
ngoài ranh giới của hai nền tảng ngoại sinh và nội sinh đã trình bày ở trên Tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng cụ thể như thế nào thì không hẳn đã là tương đương giữa
Trang 18truyện thơ của các dân tộc Khác với truyện thơ Tày, Thái, Mường truyện thơ dân tộc Mông có lẽ chịu sự ảnh hưởng từ nền tảng nội sinh nhiều hơn nền tảng ngoại sinh Các tiểu loại văn học dân gian Mông có nhiều ảnh hưởng đến việc hình thành một thể loại văn học dân gian mới của dân tộc này, đó chính là truyện thơ Để chứng minh được lập luận này, chúng tôi quyết định tìm hiểu sự ảnh hưởng của một
tiểu loại folklore, đó là dân ca đến quá trình hình thành của ba truyện thơ có nội dung được gọi chung là Tiếng hát làm dâu: truyện thơ Vừa-chúa-pua (có tên gọi khác là Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát làm dâu Tây Bắc), truyện thơ A Thào- Nù Câu, truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng Và cũng để lí giải thấu đáo đến đề tài luận
văn, chúng tôi bắt nguồn từ sự lí giải dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa dân ca dân tộc Mông và ba truyện thơ này dưới hai luận điểm chính: cơ sở lịch sử - xã hội và
cơ sở nội tại văn học
1.2.1 Cơ sở lịch sử - xã hội
1.2.1.1 Đặc điểm không gian địa lí định cư
Việt Nam là một quốc gia bao gồm nhiều thành phần dân tộc, chung sống trên cùng một lãnh thổ, có cùng bản sắc văn hóa và cùng chung vận mệnh lịch sử Trên lãnh thổ nước ta hiện nay, có sự quần cư đông đúc do nhiều dân tộc anh em cùng chung sống Có nhiều dân tộc là người bản xứ, nhưng cũng có nhiều dân tộc nhập
cư đến nước ta vào những thời điểm khác nhau, những miền đất khác nhau GS.TS
Lê Chí Quế trong Việc phân loại các dân tộc ở miền bắc nước ta cho rằng: “ở miền
bắc có trên 30 dân tộc thiểu số, trong đó nổi lên mấy nhóm cơ bản: Nhóm Mường – Việt, nhóm Tày – Thái và nhóm Mèo – Dao, trong đó hai nhóm Tày – Thái và Mèo – Dao thiên di đến nước ta từ Trung Quốc, trong đó người Tày có mặt ở Việt Nam sớm hơn cả, khoảng 2000 năm, người Dao khoảng 1000 năm, và người Mèo – Nùng chỉ khoảng vài trăm năm” [25, tr.834] Theo sử sách của nhà Nguyễn trong
Đại Nam Thực lục, đến thế kỉ XIX mới thấy có sự xuất hiện của người Mông ở Việt
Nam Cũng theo nhiều tài liệu khác, dù khác nhau về con số, nhưng tựu trung lại đều khẳng định người Mông là một dân tộc nhập cư đến nước ta từ Trung Quốc, và
là tộc người nhập cư muộn nhất so với các tộc người còn lại Theo các nhà dân tộc học Việt Nam thì phần lớn những người Mông ở miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam sang Riêng một số nhóm người Mông ở
Trang 19vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An di cư vào Việt Nam qua Lào Về tên gọi, người Mông có nhiều tên gọi khác nhau Ở Trung Quốc, người Mông cư trú ở miền nam,
là nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong 56 dân tộc được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận, họ chuyên sống ở vùng núi đá cao và thường được gọi là
người H’mông, người Mông, người Hơ - mông, người Hmông, người Miêu, người Tam Miêu Ở Việt Nam, người Mông được gọi chủ yếu với các tên gọi là người H’mông, người Mèo, người Mán Ở Lào, người Mông được gọi là người Mẹo Về
vấn đề sinh tụ và quá trình hình thành phân hóa dân tộc Mông, hiện nay vẫn chưa được chứng minh cụ thể, tất cả mới chỉ dừng lại ở những giả thuyết Điều này cho thấy những hạn chế trong việc tái tạo lại nền văn hóa lâu đời của tộc người đông thứ năm của Trung Quốc Điều này cũng dễ giải thích, bởi dân tộc Mông là dân tộc không có chữ viết Tất cả nền văn hóa của họ từ bao đời nay chỉ được bảo tồn duy nhất là phương thức truyền miệng Trong truyền thuyết, người Mông cho rằng họ cũng đã từng có chữ viết nhưng chữ viết này đã bị mất, cho nên thành thử, hiện nay chữ viết của người Mông mới được chính thức công nhận bằng loại chữ viết ghi bằng kí tự la tinh như chữ quốc ngữ Trở lại với vấn đề sinh tụ và quá trình hình thành phân hóa các dân tộc Mông, GS Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “theo các thư tịch cổ Trung Quốc, tổ tiên các dân tộc này (tức người Mông và người Dao) đã sinh
tụ ở suốt một dải đất giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang Tổ tiên của họ đã đạt đến một nền văn minh lúa nước vĩ đại, có thể sánh ngang với nền văn minh của nhà Hán ở Bắc Trung Hoa Người Hán gọi là Tam Miêu Họ đã có nhà nước, có chữ viết, có phân tầng giai cấp xã hội, rất thạo nghề bắn cung, rèn kiếm” [6, tr.544] Nhà
thơ Chế Lan Viên trong Tâm hồn và Tiếng hát Mèo lại có ý kiến cho rằng tổ tiên
người Tam Miêu là Viêm tộc [41, tr.872] Trong lịch sử Trung Quốc có nhắc đến mâu thuẫn giữa Viêm tộc và Hán tộc Hai tộc người này đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh giành quyền lực và bành trướng lãnh thổ, cuối cùng Viêm tộc bị thua và dẫn đến người Miêu thuộc Viêm tộc phải rút dần xuống phía nam để tránh sự truy sát của nhà Hán Nhưng cũng có ý kiến khác của các nhà dân tộc học cho rằng, Miêu
tộc là tộc người hoàn toàn khác với Viêm tộc Miêu tộc ở Trung Quốc có tên là Xi- Vưu, đây là một tộc người có tộc trưởng tương đương với ngôi Vương, chỉ dưới
trướng quyền lực của hoàng đế Miêu tộc được cho là có quyền lực đối với 9 bộ tộc
Trang 20và 81 thị tộc Dưới sự ảnh hưởng và những thành tựu rực rỡ như vậy của Miêu tộc, Viêm Đế và Hoàng Đế đã liên kết lại đánh đuổi Miêu tộc, bành trướng thế lực xuống phía nam Miêu tộc bị thua, phân chia thành hai nhánh, nhánh người Miêu di chuyển xuống Vân Nam và Việt Nam Nhóm người Lý ở lại vùng Hoàng Hà và về sau sát nhập trở thành công dân của Hán tộc
Những nhận định trên mới dừng lại ở các giả thuyết của các nhà nghiên cứu sử học, dân tộc học Có những nhận định dựa trên cứ liệu lịch sử, cũng có những nhận định là dựa trên chính các tác phẩm văn học dân gian của người Mông, đặc biệt là
ca dao – dân ca Tuy nhiên theo truyền thuyết truyền miệng và dựa vào nghi thức an
táng trong bài hát Chỉ đường của người Mông, họ cho rằng lịch sử xa xưa của dân
tộc họ không phải là ở Trung Quốc, mà Trung Quốc chỉ là điểm dừng chân đầu tiên
trong quá trình di cư của họ Với những truyền thuyết Con gấu ăn mặt trăng, truyền thuyết, thần thoại hóa được chuyển thể trong bài hát cúng ma Chỉ đường [31, tr.307
-335], người Mông có nhắc đến chuyện họ đã đến từ những vùng đất cực kì lạnh lẽo, ở đó ban ngày kéo dài sáu tháng và bóng tối kéo dài sáu tháng Từ nơi này họ
đã đặt chân đến Trung Quốc qua những chuyến đi săn Vì vậy, trong Chỉ đường,
người Mông quan niệm rằng, người chết phải về với tổ tiên, là nơi đầu tiên họ được sinh ra, là mảnh đất có trong truyền thuyết Vì vậy, hầu hết các bài hát cúng ma đều nhắc đến nơi mà mặt đất vô cùng lạnh lẽo, băng giá, xứ sở đầu tiên của tộc người này
Tóm lại, tuy chưa có nhiều dẫn chứng lịch sử để chứng minh rõ ràng nguồn gốc sinh tụ và quá trình hình thành dân tộc của người Mông ở Trung Quốc, nhưng
có một điều chắc chắn rằng, người Mông là một tộc người lớn của quốc gia này Điều này được chứng tỏ bởi số dân của dân tộc này được xếp thứ năm trong 56 dân tộc được công nhận Chưa kể số lượng đã di chuyển và nhập cư sang Việt Nam, Lào, Thái Lan Đồng thời, tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc từ thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc cho đến đời Minh- Thanh đều có những chính sách chính trị - quân sự đàn áp người Miêu và buộc họ phải lùi dần về phía Nam Như vậy, có thể kết luận người Mông ở Việt Nam là dân tộc có nguồn gốc nhập cư, họ đến Việt Nam rất muộn, chính vì vậy, khả năng bị đồng hóa về văn hóa với các dân tộc khác
là rất ít Khi đến Việt Nam, họ đã trở thành một dân tộc hoàn chỉnh về đời sống sinh
Trang 21hoạt văn hóa cộng đồng và đại đa số các giá trị văn hóa nghệ thuật của họ đã được hình thành trên một nền tảng từ rất lâu đời Điều này cho thấy rằng, văn học dân gian cũng như dân ca và truyện thơ của họ chủ yếu do nguồn gốc nội sinh chứ ít chịu ảnh hưởng của nguồn gốc ngoại sinh như các dân tộc khác nhập cư đến nước ta thời điểm sớm hơn
1.2.1.2 Đặc điểm không gian sinh hoạt văn hóa – xã hội
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mông ở Việt Nam có dân
số khoảng 1.068.189 người, chủ yếu sinh sống ở các tỉnh vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ An dân tộc Mông sống tập trung ở vùng núi đá, cheo leo, khí hậu thoáng mát, chủ yếu sinh sống bằng sản xuất du canh du cư, đốt nương làm rẫy, trỉa bắp, tra hạt Họ sống tương đối tách biệt đối với các dân tộc khác, họ phân thành các ngành nhỏ hơn, như Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đỏ, Mông Đen, Mông Xanh, Nà Mieo, Mông Súa Sự phân chia ra các ngành này chủ yếu là dựa vào trang phục, đặc biệt là trang phục của người phụ nữ Người Mông Việt Nam ở tương đối phân tán, mỗi bản làng của họ chỉ vài chục nóc nhà, thường thì khoảng cách giữa các hộ gia đình khá xa, điều này gây cản trở trong việc giao lưu, buôn bán với các dân tộc khác cũng như ngay chính đối với dân tộc mình Người Mông ở trên núi cao, tuy điều kiện khí hậu mát mẻ, song lại rất khan hiếm nước, điều đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến khả năng canh tác lúa nước của họ Chính vì thế, nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn của người Mông không phải là lúa gạo mà là mèn mén, một loại bột ngô xay nhuyễn, nấu chín rất phù hợp với kiểu canh tác trên cạn Thêm vào đó, người Mông rất ít khi giao lưu với các dân tộc khác, ngay chính cả người Mông với nhau Điều này có thể dựa vào đặc điểm làm nhà và cư trú của họ Nhà của người Mông thường được xếp đá chung quanh làm hàng rào che chắn, nhà đất trình tường, ở cách xa nhau Hàng rào đá xếp xung quanh một nhà hoặc hai, ba nhà
có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm thành một khu riêng biệt Không gian sinh hoạt văn hóa duy nhất của họ, cũng là không gian giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa là xuống chợ Người Mông không giỏi buôn bán do họ phân tán ở vùng núi cao,
họ cũng ít khi xuống chợ bởi do hình thức sản xuất tự cung, tự cấp của họ Họ chỉ đi xuống chợ khi nào có nhu cầu trao đổi hàng hóa thiết yếu hoặc nhu cầu trao đổi tâm
Trang 22tình Vì thế không gian chợ đã trở thành không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của họ Thanh niên nam nữ muốn giao lưu, tìm hiểu nhau hoặc những người có vợ có chồng muốn tìm nơi tâm tình với người trong mộng chỉ có thể xuống chợ tình được tổ chức một năm một lần, hoặc đợi các dịp lễ tết lớn mới
có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi về văn hóa, phong tục, tập quán Mỗi lần xuống chợ, cả đi cả về có thể mất vài ngày đường, vô cùng xa xôi Do vậy, đối với họ, chợ còn là nơi vui chơi, giải trí, nơi giao tiếp học hỏi, nơi tìm bạn trăm năm
Người Mông có tập tục, nghi thức vô cùng hà khắc đối với phụ nữ trong gia đình Ở nhà mẹ đẻ, người con gái thường không được tham gia vào công việc gia đình, họ cho rằng, con gái chỉ là những bông hoa dại, không thể “cầm thìa để cúng bái, cầm thìa để cúng lễ” Vì vậy, trước đây thân phận của họ rất khốn khổ Ở gia đình nhà chồng, người con dâu không được phép vào nơi ngủ của bố chồng hoặc
em chồng, cũng không được phép về nhà bố mẹ đẻ khi chưa được sự đồng ý của gia đình nhà chồng Ngay cả khi gia đình nhà chồng có quan hệ gần gũi (trong họ) với gia đình nhà cha mẹ đẻ Hệ thống tín ngưỡng của người Mông cũng rất phong phú,
họ thờ rất nhiều thần, và những thần ấy đều được phân chia cai quản từng vùng theo những chức năng nhất định Hôn nhân của họ thông qua các tập tục cưới xin hà khắc, tiêu biểu nhất là nạn tảo hôn và nạn gả bán dưới quyền lực của đồng tiền, tín ngưỡng, và chế độ phụ quyền
Tóm lại, với không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, dân tộc Mông là dân tộc ít chịu ảnh hưởng từ các dân tộc khác,
họ có ý thức rất mạnh mẽ để bảo tồn và lưu truyền những phong tục, tập quán của mình cũng như những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng cụ thể Vì họ ít có cơ hội để giao lưu với quá trình tiếp biến văn hóa, cho nên dẫn tới hệ quả tất yếu rằng, ý thức
hệ của họ được bảo tồn tương đối thuần nhất, ít chịu ảnh hưởng từ ý thức hệ của các dân tộc khác cũng như ít chịu ảnh hưởng từ thế giới quan, nhân sinh quan Từ đó cho thấy rằng, văn học dân gian của người Mông cũng như vậy, nó ít chịu ảnh hưởng từ nền tảng ngoại sinh và tiếp biến mà chủ yếu dựa trên nguồn gốc nội sinh
1.2.2 Cơ sở nội tại văn học
1.2.2.1 Sự đa dạng, phong phú của kho tàng văn học dân gian Mông
Trang 23Nói đến sự ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông đến sự hình thành của thể loại văn học truyện thơ, chúng ta thấy rằng đó là một quá trình kế thừa từ rất lâu đời Truyện thơ đã chọn lọc từ một kho tàng văn học phong phú, được xây dựng khởi thủy từ hàng ngàn năm của chính dân tộc mình Có thể nói, hiếm có dân tộc nào lại như dân tộc Mông Họ không có chữ viết Tuy rằng trong truyền thuyết, người
Mông đã từng nhận định rằng họ có chữ viết, họ có hẳn một nghi thức cúng Bùa Đáng trong bài hát cúng ma để tạ ơn chữ viết đã mất, điều này cũng có thể hiểu
được, bởi vì một tộc người có truyền thống lâu đời như vậy, cộng với số dân đông đảo không có chữ viết là một điều khó hiểu Tuy nhiên, đến ngày nay, người Mông vẫn không thể chứng minh được chữ viết của họ đã tồn tại như thế nào, vì thế, giới nghiên cứu vẫn khẳng định, trong lịch sử chữ viết không tồn tại với dân tộc này Chính vì điều đó, dẫn tới nền văn học nghệ thuật của người Mông chỉ có văn học dân gian truyền miệng cho đến thời điểm trước khi có chữ viết theo kí tự la-tinh Họ không giống như các dân tộc khác có văn học trung cận đại và văn học chuyển giao, nền văn học dựa trên chữ viết để bảo tồn Điều này cũng đi kèm yếu tố cá nhân tác giả trong văn học dân gian Mông Chúng ta khi tìm hiểu tất cả các câu chuyện cổ, các bài hát dân ca, các bài hát truyện thơ, hoặc các loại hình diễn xướng dân gian
khác của dân tộc này, chủ yếu chúng ta chỉ tiếp cận với khái niệm người hát, người
kể chứ không tiếp cận được khái niệm người sáng tác Điều đó cho thấy, cả dân tộc
Mông đã dồn hết tâm sức của họ để xây dựng một nền văn học dân gian có nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực Tất nhiên là cũng như các dân tộc khác, dựa vào đặc điểm của dân tộc mình, người Mông chọn lựa những loại hình văn học dân gian chủ lực làm nền tảng Trong đó dân ca và truyện thơ là hai thể loại đạt được nhiều thành công rực rỡ nhất
Nếu xét đến các thể loại văn học dân gian Mông, chúng ta có thể kể đến
truyện cổ Mèo, dân ca và Truyện thơ Người Mông cũng có thần thoại, có truyền
thuyết, thậm chí có thể có cả các pho sử thi đồ sộ, bởi ẩn chứa đâu đó trong các bài hát cúng ma, bài hát cưới xin cũng như bài hát tình yêu của họ, ta vẫn thấy thấp thoáng những hình ảnh nhân vật, những sự kiện minh chứng ít nhiều cho sự tồn tại của các thể loại này trong đời sống sinh hoạt tinh thần phong phú của người Mông
Trang 24Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến sự phong phú của kho tàng văn học Mông trên ba thể loại: truyện cổ, dân ca và truyện thơ
-Về truyện cổ: Trong cuốn Truyện Cổ dân tộc Mèo do tác giả Lê Trung Vũ
sưu tầm và biên soạn, NXB Văn hóa Hà Nội năm 1975 [40] đã thống kê được 49 câu chuyện cổ và khảo dị của nó Những câu chuyện cổ này chủ yếu kể về những nhân vật mồ côi với các quan hệ mâu thuẫn khác nhau, hoặc là kể nhằm mục đích giải thích một tích truyện nào đó tồn tại trong cộng đồng người Mèo, với những bất công, ngang trái trong xã hội đương thời
-Về hệ thống dân ca: Trong cuốn Dân ca Mèo do tác giả Doãn Thanh sưu tầm, biên dịch xuất bản năm 1967 [31], dân ca của người Mèo bao gồm 6.008 câu thơ được chia thành bốn loại tiếng hát cơ bản:
+ Tiếng hát cưới xin 619 câu
+ Tiếng hát làm dâu 610 câu
+ Tiếng hát cúng ma 1663 câu
+ Tiếng hát mồ côi 367 câu
+ Tiếng hát tình yêu 2749 câu
-Về hệ thống truyện thơ: Trong Tổng tập văn học dân gian Việt Nam, tập 21,
do GS.TS Nguyễn Xuân Kính chủ biên, đã tổng hợp lại quá trình sưu tầm và công
bố, xuất bản truyện thơ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Theo tài liệu này, từ năm 1957 cho đến 2008 đã có 15 truyện thơ của người Mông được sưu tầm và công
bố [12, tr.41-42] Trong đó có 13 truyện được giới thiệu dưới hình thức song ngữ, hai truyện chỉ có bản dịch Tiếng Việt Tiêu biểu phải kể đến những truyện thơ như:
Tiếng hát làm dâu, (còn gọi là truyện Vừ- chúa-pua), A Thào- Nù Câu, Nhàng Dợ- Chà Tăng, Gầu Li- Nụ Dia, Sẻo Mỉ - A Sình
Như vậy, có thể nói với sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học dân gian dân tộc Mông, đó chính là một nền tảng lớn, tạo nên sự ảnh hưởng trong quá trình kế thừa các giá trị nội dung thẩm mĩ và các giá trị hình tượng nghệ thuật của thể loại văn học truyện thơ dân gian Với 15 tác phẩm đã được công bố và xuất bản, truyện thơ Mông xứng đáng được trân trọng bởi nó đã góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian, đặc biệt là kho tàng truyện thơ dân gian của Việt Nam
Trang 251.2.2.2 Truyền thống kế thừa và sự tác động qua lại giữa các thể loại văn học dân
gian Mông
Cùng với những luận điểm chúng tôi đã trình bày ở trên, có thể nói rằng, sự
ảnh hưởng của dân ca đến quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu của
người Mông không phải là một quá trình đơn lẻ, chỉ diễn ra tự phát đối với hai thể loại này Mà quan trọng hơn, chúng ta thấy rằng, truyện thơ của tất cả các dân tộc thiểu số khác đều có sự xuất hiện của các yếu tố có trong ca dao, dân ca Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không đậm đặc như ở trong truyện thơ Mông Như vậy, câu hỏi đặt ra là, phải chăng truyện thơ Mông hình thành trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các thể loại văn học dân gian Mông? Điều đó hoàn toàn có cơ sở Chẳng hạn
như dân ca Tiếng hát mồ côi và truyện cổ dân tộc Mông Đây là hai loại hình khác
nhau nhưng đều có ảnh hưởng nhất định tới việc chọn lựa đề tài, chủ đề cũng như
các hình tượng nhân vật của hai loại hình này Truyện cổ Mèo với 48 tác phẩm và
khảo dị lấy đề tài chủ yếu là nhân vật mồ côi, một kiểu nhân vật có số phận bất hạnh trong xã hội cũ của người Mèo Trong quá trình khái lược phạm vi đề tài tác giả Lê Trung Vũ đã chỉ ra ba kiểu cơ bản: kiểu I là “nói về quan hệ giữa mồ côi và các lực lượng thống trị”, kiểu II là “trình bày mối quan hệ giữa mồ côi và gia đình bên vợ”, kiểu III là “anh em mồ côi thương nhau, đùm bọc lẫn nhau” [20, tr.12 -15] Nếu xét
trong 367 câu ca dao Tiếng hát mồ côi từ bài số 1 đến bài số 15, chúng ta thấy rằng hầu hết 367 câu dân ca trên đều là những lời oán trách số phận bất công bằng của
nhân vật trữ tình mồ côi Đó là oán trách thân mình bị đối xử tàn tệ như thân “trâu măng buộc ách”, như “ngựa thồ không biết nghỉ” Oán trách xã hội không công bằng, oán trách tình duyên đôi lứa không trọn vẹn do thân phận mồ côi bị rẻ rúng,
bị khinh bỉ Như vậy cả hai thể loại này đều lấy đề tài cùng một kiểu và cùng có chủ
đề chung là tố cáo xã hội bất công chà đạp lên thân phận của những con người bất
hạnh, có thân phận nhỏ bé, thấp cổ bé họng Hoặc ngay trong 1663 câu thơ Tiếng hát cúng ma và tiêu biểu là bài Chỉ đường, một bài ca mà các Chí xáy hát tiễn đưa
các linh hồn trở về với tổ tiên, chúng ta thấy rằng đây là một bài ca có sự kế thừa các yếu tố tự sự rõ rệt trong truyện thần thoại của người Mông Đó là các thần thoại giải thích sự hình thành trời, đất, vũ trụ cùng với các nhân vật cụ thể như Chể Lù
Trang 26(thượng đế), Ông Chày, Bà Chày, Giàng Dự, Giàng Dua Điều đó cho thấy dân ca cúng ma đã kế thừa rất nhiều nội dung cũng như hình ảnh nghệ thuật và các yếu tố
tự sự từ trong thể loại dân gian ra đời từ sớm hơn, đó là thần thoại Điều đó chứng
tỏ rằng việc kế thừa các thể loại dân gian có trước trong sự hình thành một thể loại văn học dân gian mới của kho tàng văn học dân gian Mông là một điều rất dễ hiểu
Đó là một sự vận động tự thân của nền văn học, nó đáp ứng được những yêu cầu của đời sống lịch sử - xã hội Và sự kế thừa từ dân ca tới sự hình thành truyện thơ
Tiếng hát làm dâu cũng là một hệ quả tất yếu từ quá trình kế thừa ấy
1.2.2.3 Sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu
Doãn Thanh là dịch giả có nhiều công nhất trong việc sưu tầm, công bố dân ca Mông cũng như các truyện thơ Mông đầu tiên Doãn Thanh cũng đã từng tâm sự khi
tách riêng truyện thơ Tiếng hát làm dâu (câu chuyện này tác giả Phan Đăng Nhật đặt tên theo tên của nhân vật chính là truyện thơ Vừ- chúa –pua) ra khỏi 610 câu dân ca Tiếng hát làm dâu rằng: “Tiếng hát làm dâu (Gâu uô nhangz) ngoài những
bài ngắn nói lên nỗi đau khổ, uất ức của phụ nữ Mèo trong xã hội cũ, còn có những
bài khá dài, những bài này ít nhiều đã mang tính chất của những câu chuyện kể bằng thơ Nội dung của tác phẩm vẫn là mô tả lại cảnh cực nhục của các “nàng
dâu”, mà cảnh cực nhục của các “nàng dâu” trong xã hội xưa thực là “muôn màu muôn vẻ” Vì vậy, những bài hát thuộc kiểu này rất nhiều, có thể nói rằng ở vùng Mèo nào cũng có những bài hát khác nhau” [31] Hay như tác giả Phan Đăng Nhật
trong bài viết Tìm hiểu quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu cho rằng:
thuật ngữ dân ca và truyện thơ là “do chúng ta quy định với nhau” và “trong quan niệm của đồng bào Mèo không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai thể tài đó Khi
chúng tôi đọc một bài dân ca Tiếng hát làm dâu, rồi đọc bài Nhàng Dợ - Chà Tăng hoặc Sèo Mỉ - A Sình (được gọi là truyện thơ) và hỏi đồng bào Mèo xem có gì khác nhau, thì đồng bào trả lời: cũng là Gâu uô nhangz cả thôi; chỉ có điều cái này là uô nhangz lu (làm dâu ngắn), còn cái kia là uô nhangz giê (làm dâu dài)” [18,tr.62]
Nói như vậy, có nghĩa là bản thân người Mèo không câu nệ trong việc phân biệt rạch ròi dân ca và truyện thơ Tuy hai thể loại này có những đặc trưng khác nhau, nhưng vì chúng kế thừa quá nhiều nét tương đồng của nhau, đặc biệt là sự ảnh hưởng của dân ca đến truyện thơ (theo chiều ngược lại thì hiếm gặp) từ nội dung,
Trang 27giá trị đến hình thức nghệ thuật và phương thức diễn xướng, cho nên ranh giới giữa hai khái niệm này trong văn học dân gian Mèo dường như rất mờ nhạt Điều đó chứng tỏ yếu tố chung giữa hai thể loại lấn át những yếu tố riêng Khiến cho người đọc, ngay bản thân là người trong cộng đồng, cũng không phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa chúng nữa, mà đơn giản với họ, chúng chỉ khác nhau ở hai khái niệm
về dung lượng “dài” và “ngắn” Với quá trình khảo sát 6.008 câu dân ca Mông
thuộc năm loại hình: Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát cưới xin, Tiếng hát cúng ma, Tiếng hát tình yêu; cùng ba truyện thơ tiêu biểu : Nhàng Dợ - Chà Tăng, Truyện Vừ- chúa- pua, A Thào – Nù Câu, chúng tôi nhận thấy rằng ba
truyện thơ nói trên hầu như đều chịu ảnh hưởng của năm loại hình dân ca Mông Mỗi loại hình chiếm từng ưu thế riêng biệt, có loại hình ảnh hưởng nhiều, nhưng cũng có những loại hình ảnh hưởng rất nhỏ, thậm chí rất mờ nhạt, phải tìm hiểu sâu mới thấy biểu hiện của nó trên một vài khía cạnh Kết quả cụ thể của phần khảo sát
sự ảnh hưởng này, chúng tôi xin được trình bày cụ thể ở hai chương tiếp theo Chương 2 và chương 3
Khi bàn về sự hình thành của truyện thơ Tiếng hát làm dâu, GS.TS Lê Chí Quế trong bài viết Việc phân loại các dân tộc ở miền bắc nước ta nhận định rằng:
“Tiếng hát làm dâu ra đời là kết quả của những nguyên nhân xã hội và tính cách dân
- Sự bất phục tùng của một tính cách phóng khoáng đối với sự đè nén khắc nghiệt
- Hậu quả của một tình trạng kinh tế thấp kém.” [25,tr.849]
Với sự hình thành trong sự ảnh hưởng như vậy, có thể khái lược rằng, truyện thơ Mông ra đời sau dân ca Mông, truyện thơ ra đời khi đã xuất hiện các mâu thuẫn giai cấp và tầng lớp trong xã hội phụ quyền, thần quyền, buộc con người phải thể hiện hành động phản kháng của mình chứ không còn chỉ dừng lại ở tâm lí an phận trong ca dao và trong truyện cổ nữa Điều đó cho thấy một ý thức hệ đang dần có sự
Trang 28thay đổi, nó là tiền đề thể hiện sự phản kháng mạnh mẽ, vượt lên trên số phận của nhiều số kiếp bất hạnh
Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao truyện thơ Mông lại tiếp thu chủ yếu từ dân ca
mà không phải từ các thể loại khác? Câu trả lời cũng nằm chính ngay trong nội tại của nền văn học này Có thể nói, người Mông từ thủa sơ khai đã rất ưa chuộng các hình thức diễn xướng nghệ thuật và ca nhạc Họ yêu thích chất trữ tình trong nghệ thuật nhiều hơn là chất tự sự Chúng ta thấy kho tàng dân ca của họ thật đồ sộ, theo tài liệu của Doãn Thanh đã có 6.008 câu dân ca Trong khi đó các thể loại khác như truyện cổ dân gian cũng có một dung lượng không nhỏ, nhưng so với dân ca, không thể chiếm ưu thế bằng Dân ca đã trở thành một hình thức “trữ tình hóa” tất cả các thể loại khác để đi sâu hơn vào đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân Như chúng ta biết, người Mông bản chất của họ là những con người phóng khoáng, họ sống trên vùng núi cao rất khoáng đạt Người Mông “có một tâm hồn rất nhạy cảm chứ không hề thiên về hành động như nhiều nhận định đã nhận xét” [43, tr.859-860] Họ là những con người chăm chỉ, họ hát khi lên nương, hát khi địu nước, hát khi ra suối giặt đồ, hát khi xuống chợ và ngay cả trong tang lễ người ta cũng cất tiếng hát Hát để giao duyên, hát để than thân, hát để cúng tế, và hát để mua vui Ở
không gian nào đi chăng nữa, thì chúng ta cũng thấy rằng, họ thiên vị yếu tố trữ tình
hơn tất thảy, đơn giản, vì các thể loại văn học trữ tình bao chứa nhạc tính, đáp ứng yêu cầu diễn xướng Điều đó chứng tỏ vì sao dân ca được yêu thích trong cộng đồng người Mông, và điều đó cũng chi phối việc hình thành nên truyện thơ, một kiểu tự
sự dân gian vừa có thể diễn xướng được, vừa đáp ứng được thêm yếu tố kể trong
truyện cổ dân gian
Lại có thêm ý kiến cho rằng, có thể dân tộc Mông nhập cư vào Việt Nam muộn, ít giao lưu văn hóa với các dân tộc khác, ít chịu ảnh hưởng từ các truyện thơ của các tộc người có ở Việt Nam, liệu truyện thơ dân gian của họ có chịu ảnh hưởng của truyện thơ các dân tộc khác ở Trung Quốc? Theo GS.TS Kiều Thu Hoạch trong
bài viết Về truyện thơ của người Thái ở Vân Nam- Trung Quốc, ông cho rằng:
“không kể những nhà nghiên cứu Trung Quốc của thế giới, ngay bản thân giới nghiên cứu khoa học Trung Quốc cũng cho rằng truyện thơ vốn không phải là truyền thống của người Hán Mấy năm gần đây, các nhà sưu tầm văn học Trung
Trang 29Quốc cũng phát hiện được vài tập truyện thơ của người Hán ở vùng Hoa Đông (Giang Tô, An Huy, Chiết Giang), song vẫn chẳng nói lên điều gì trong số lượng truyện thơ của người Hán” [8, tr.900-901] Điều đó là một minh chứng cho thấy rằng, tuy có lịch sử từng sinh tụ tại khu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang, rất gần với Hán tộc và các tộc người khác, nhưng Miêu tộc không chịu ảnh hưởng nhiều của các dân tộc này Bởi truyện thơ không phải thể loại văn học mà Hán tộc – một tộc người phát triển hùng mạnh ngang Miêu tộc lúc đó ưa chuộng Cũng có ý kiến cho rằng, người Miêu đã từng sử dụng chữ viết của người Hán, song cũng chưa
có chứng minh xác thực Cũng chưa có tài liệu nào nói về sự ảnh hưởng của truyện thơ các dân tộc khác đến truyện thơ Miêu, hay ảnh hưởng đến dân ca Miêu Thêm một luận điểm nữa, là khi khảo sát 6.008 câu dân ca và ba truyện thơ được gọi
chung là Tiếng hát làm dâu nói trên, chúng tôi nhận thấy hầu như tất cả các bài dân
ca và truyện thơ này đều chứa nhiều dẫn chứng nói đến các tộc người chung sống ở vùng phía Bắc Việt Nam như người Sã, người Nhắng, sông Đà, nhà ngói đỏ miền
xuôi chỉ duy nhất có Tiếng hát cúng ma là phần dân ca thấy nhắc nhiều tới vùng
đất tổ tiên lạnh giá cùng với sự xuất hiện của các nhân vật thần thoại, ảnh hưởng
nhiều của thần thoại Trung Quốc, ví như chuyện Nữ Oa vá trời, hay truyền thuyết
về Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời Vì vậy, có thể nói nền văn học dân gian của người
Miêu trong lịch sử sơ khai, có lẽ ít chịu ảnh hưởng từ nền văn học dân gian của các dân tộc khác trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc Và khi du nhập đến Việt Nam, những yếu tố nội sinh vẫn thắng thế trong quá trình hình thành nên những tác phẩm truyện thơ của dân tộc này
Trang 30Tiểu kết
Tóm lại thông qua chương 1 của luận văn, chúng tôi đã khái lược những nét
cơ bản về vai trò của truyện thơ cũng như sự hình thành của thể loại truyện thơ trong văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian các dân tộc thiểu số Truyện thơ là một thể loại văn học dân gian có sự kết hợp ở cả hai yếu tố tự sự và trữ tình Trong đó yếu tố trữ tình là nền tảng hình thức nghệ thuật của truyện thơ, giúp cho truyện thơ có nhạc tính, đáp ứng yêu cầu của các hình thức diễn xướng dân gian
Về sự hình thành của thể loại truyện thơ, có thể nói truyện thơ dân gian (chủ yếu là truyện thơ các dân tộc thiểu số ít người) chủ yếu hình thành trên hai nền tảng:
do truyền thống kế thừa các yếu tố cấu thành nên các thể loại văn học dân gian khác, thường gọi đó là quá trình phát triển dựa trên nguồn gốc nội sinh Và nền tảng thứ hai là do quá trình tiếp biến văn hóa tộc người, quá trình giao lưu văn hóa –văn học của các tộc người với nhau, thường gọi đó là quá trình tiếp biến văn hóa tộc người
Trong chương 1, chúng tôi đã giải quyết nhiệm vụ đầu tiên của đề tài là chỉ ra
cơ sở của mối quan hệ giữa truyện thơ Tiếng hát làm dâu và dân ca dân tộc Mông
Sự ảnh hưởng này có nguồn gốc từ chính cơ sở lịch sử- xã hội và cơ sở nội tại của nền văn học Về cơ sở lịch sử- xã hội, người Mông được coi là tộc người du nhập vào nước ta muộn nhất, và tộc người này khi du nhập vào đã có một nền văn học dân gian khá bền vững và và phát triển, thêm vào đó người Mông sống theo làng bản cùng dòng tộc, họ sống tách biệt với các dân tộc khác, họ ít có cơ hội giao lưu văn hóa và sinh hoạt cộng đồng, vì vậy truyện thơ của họ ít chịu ảnh hưởng của quá trình tiếp biến văn hóa tộc người mà chủ yếu là quá trình nội sinh của nền văn học Với cơ sở là nội tại của nền văn học, chúng tôi đi đến kết luận rằng, văn học dân gian Mông là một kho tàng văn học dân gian phong phú về thể loại và dung lượng,
nổi bật là truyện cổ, dân ca và truyện thơ Trong đó thể loại dân ca được ưa chuộng
nhiều hơn cả Dân ca đã đi sâu vào đời sống tinh thần của người Mông và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành của các thể loại văn học dân gian ra đời tiếp sau, đặc biệt là truyện thơ
Trang 31Về quá trình hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu, trong chương 1 chúng
tôi đã khái lược những luận điểm lớn, tựu tr[ung lại có thể thấy rằng: việc hình
thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu của người Mông là một quá trình kế thừa và phát triển các yếu tố căn bản có trong dân ca Mông Đó là sự biến đổi từ một Uô nhangz lú đến Uô nhangz giế, từ một bài dân ca Tiếng hát làm dâu ngắn đến một bài Tiếng hát làm dâu dài nhưng về bản chất vẫn là bài hát Gầu uô nhangz kể về
cuộc sống khổ cực của các nàng dâu trong xã hội Mông xưa
Trang 32CHƯƠNG 2
SỰ TIẾP NHẬN NỘI DUNG THẨM MĨ DÂN CA DÂN TỘC
MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc vì thế nền văn hóa của Việt Nam cũng là một nền văn hóa đa bản sắc Nền văn hóa đó được chi phối và cấu thành từ nhiều yếu tố Như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…và trong đó không thể thiếu văn học nghệ thuật So với các ngành nghệ thuật khác, văn học có lẽ là
ngành nghệ thuật có mặt sớm hơn cả Và Folklore là nền tảng chủ đạo cấu thành
điều đó Khi nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, giới nghiên cứu đã rất chú ý nghiên cứu tổng thể sự phát triển của nó từ nội dung phản ánh, các đặc trưng cơ bản, các loại hình cơ bản cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa các thể loại văn học dân gian với nhau Nằm chung trong mạch nguồn đó, khi nghiên cứu về một thể loại văn học dân gian vô cùng độc đáo của người Mông – truyện thơ - chúng ta cũng cần phải tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng nên sự hình thành của thể loại này Những yếu tố đó có thể thuộc phạm trù nội dung, có thể thuộc phạm trù hình thức nghệ thuật biểu hiện, cũng có thể thuộc phạm trù mĩ học của sự tiếp nhận
từ các thể loại văn học dân gian khác
Với những đặc trưng về hình thức diễn xướng và tính chất trữ tình trong
truyện thơ dân gian Mông, qua khảo sát ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu (truyện Vừ-chúa-pua) [12, tr.569 -590], A Thào – Nù Câu [30,tr.251-268], Nhàng Dợ - Chà Tăng [31,tr.89-114] cùng với điểm qua sơ lược Sèo Mỉ - A Sình, Gầu Li – Nụ Dia
[12,tr.592-593] và 6.008 câu dân ca Mông, chúng tôi nhận thấy trong truyện thơ Mông có sự tiếp nhận về nội dung thẩm mĩ và sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp trong dân ca Trong chương 2 của luận văn, chúng tôi triển khai nội dung kết quả khảo sát về sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ dân ca dân tộc Mông trong ba truyện thơ nêu trên với bốn khía cạnh chính:
- Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng
- Phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi
- Quan niệm về số phận và tâm lí đặc trưng của con người trong xã hội Mông
Trang 33- Tâm trạng nhân vật trữ tình
2.1 Đề tài, chủ đề, giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng
2.1.1 Đề tài và chủ đề
Xét đến sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ trong dân ca dân tộc Mông đến truyện
thơ Tiếng hát làm dâu của dân tộc này, có lẽ nội dung đầu tiên cần phải đề cập đến
đó chính là vai trò của sự tiếp nhận đề tài và chủ đề Đề tài và chủ đề là hai mảng nội dung khái quát chi phối toàn bộ giá trị của tác phẩm cũng như chi phối toàn bộ
sự chuyển hóa các yếu tố thi pháp trong hai thể loại văn học dân gian này
Thứ nhất chúng ta xét về đề tài Đề tài là một trong những khái niệm thể hiện phương diện nội dung của tác phẩm văn học Đây là khái niệm “chỉ các loại hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [5,tr.96] Trong tác phẩm văn học,
có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy nhiêu đề tài tương ứng Đề tài
“không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội của tính cách mà còn găn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống và có âm vang trong đời sống tinh thần một thời, hoặc một giới nào đó” [28,tr.125] Như vậy, theo chúng tôi đề tài là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm Đề tài
là cả một hệ thống các hiện tượng đời sống liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau Với chức năng vô cùng quan trọng như vậy của đề tài, khi xét đến đề tài của
ba truyện thơ được khảo sát trong luận văn này, chúng tôi nhận thấy rằng cả ba truyện thơ dù có sự khác nhau về kết cấu, dung lượng, sự lựa chọn kết thúc, các tình tiết thắt nút và cao trào nhưng đều chịu ảnh hưởng từ những đề tài có từ trong dân
ca Trong đó phải quy ra các đề tài chính và các đề tài phụ trong ba truyện thơ này
Vấn đề nghiên cứu này được chúng tôi trực tiếp khảo sát ba truyện thơ cùng 6.008 câu dân ca Mông trong hai bảng khảo sát 2.1 và 2.2
Trang 34Bảng 2.1 Đề tài ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu,
- Cuộc sống làm dâu khổ cực
-Nạn gả bán trong hôn nhân, cưới hỏi
- Nạn tảo hôn
- Kết thúc bi kịch của
số phận hai nhân vật chính
- Tình yêu nam nữ trong chế độ cũ
- Cuộc sống làm dâu khổ cực
- Nạn gả bán trong hôn nhân, cưới hỏi
- Kết thúc bi kịch của cuộc đời của nhân vật
nữ chính
- Tình yêu nam nữ trong chế độ cũ
- Cuộc sống làm dâu khổ cực
- Nạn gả bán, ép duyên trong hôn nhân, cưới hỏi
- Kết thúc thay đổi số phận, cuộc đời của hai nhân vật chính
Bảng 2.2 Số lƣợng câu thơ tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ bốn loại dân ca dân
tộc Mông trong ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ
thẩm mĩ từ dân ca tiếng hát làm dâu
Số lƣợng câu thơ
có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ
dân ca tiếng hát tình yêu
Số lƣợng câu thơ
có sự tiếp nhận nội dung thẩm
mĩ từ dân ca tiếng hát cưới xin
Số lƣợng câu thơ
có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ
Trang 35Từ hai bảng khảo sát 2.1, 2.2, chúng tôi nhận thấy rằng ba truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Nhàng Dợ- Chà Tăng, A Thào – Nù Câu đều gặp nhau ở hai mảng đề tài chính đó chính là tình yêu nam nữ trong chế độ cũ và cuộc sống làm dâu khổ cực Hai mảng đề tài này được cả ba truyện thơ xây dựng thành hai mảng đề tài chủ
đạo và xuyên suốt, trong đó đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực được coi là mảng đề tài quan trọng nhất, quyết định chi phối toàn bộ diễn biến, tiến trình cũng như sự lựa chọn kết thúc của từng truyện thơ Trở lại với bảng khảo sát sô 2.2, thông qua bảng khảo sát này, chúng tôi nhận thấy rõ sự ảnh hưởng của đề tài trong dân ca Mông đến
ba truyện thơ kể về cuộc đời đau khổ khi đi làm dâu nói trên Hai mảng đề tài chiếm
số lượng câu có sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ nhiều nhất đó chính là hai mảng đề
tài đến từ dân ca Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát tình yêu Điều đó đã phần
nào góp phần khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ khía cạnh nội dung khái quát này tới sự hình thành ba truyện thơ nói trên
Trước hết, chúng tôi xét đến mảng đề tài tình yêu nam nữ trong chế độ cũ
Đây là một đề tài lớn, có tính chất bao trùm Không phải ngẫu nhiên mà trở thành phổ biến trong hệ thống truyện thơ Mông và dân ca Mông Bởi từ đề tài này, chúng
ta có thể tìm thấy trong đó tiếng hát ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt của trai gái Mông trong xã hội cũ Đó là một tình yêu chân chất, phóng khoáng như tính cách của con người Mông Đồng thời sự đấu tranh cho tình yêu trọn vẹn cũng chính là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén tấn công vào thành trì của nạn hôn nhân gả bán, nạn ép duyên có từ rất lâu đời trong xã hội Mông, và đặc biệt nở rộ trong xã hội phụ quyền Các chàng trai và cô gái Mông dù ở trong dân ca hay ở trong truyện thơ thì đều một lòng một nghĩa thương nhau tha thiết, họ mong muốn được ngày ngày bên nhau, được trở thành “con quay sợi lanh”, được “chung chăn đắp” kết nghĩa vợ chồng cho đến trọn đời Tuy nhiên xã hội phụ quyền với những tập tục lạc hậu hà khắc đã chà đạp và bóp nghẹt tình yêu trong trắng, ban sơ ấy dẫn đến những kết thúc đau khổ, kết thúc không gắn liền với hạnh phúc lứa đôi mà gắn liền với sự khổ
đau, với cái chết Trong 2.749 câu thơ của Tiếng hát tình yêu, người đọc không khỏi
khắc khoải, đồng cảm cùng tâm trạng những chàng trai nghèo khổ không đủ tiền cưới vợ, đành tiễn chân người yêu về nhà chồng, đồng cảm tâm trạng của những cô gái là nạn nhân của nạn ép duyên, sống với chồng trong một cuộc hôn nhân giá
Trang 36lạnh, một cuộc hôn nhân “gái lớn lấy chồng nhỏ, chồng nhỏ phụ tình em”, đồng cảm với tâm trạng của những chàng trai khi đi làm ăn xa trở về thì người yêu đã đi lấy chồng, không còn cơ hội được gặp lại nhau, đồng cảm với tâm trạng của cô gái khi tìm đến cái chết để giải thoát số phận oan nghiệt của mình cùng người thương tìm thấy hạnh phúc ở kiếp sau
Trong truyện thơ cũng vậy Những cảm xúc tâm trạng từ mảng đề tài tình yêu nam nữ trong chế độ cũ luôn được truyện thơ khai thác triệt để, biến những yếu tố
đó là nền tảng dẫn dắt cho cốt truyện và sự lựa chọn kết thúc của cốt truyện Trong
truyện thơ Tiếng hát làm dâu, Vừ- chúa- pua và anh yêu yêu nhau tha thiết Vừ – chúa – pua thêu túi nhiễu cho anh yêu đi buôn trâu, hẹn sớm trở về đầy đủ bạc vàng
cưới nàng làm vợ Khi anh yêu đi xa, Vừ – chúa- pua bị ép gả cho anh chồng nhỏ
bé, còn ít tuổi, chồng bé phụ tình nàng cộng với cuộc sống khổ cực ở nhà chồng khiến cô gái ấy đã tìm đến cái chết để có thể đến được hạnh phúc với người mình yêu Chàng trai đi làm ăn xa trở về vô cùng đau khổ khi nghe tin người yêu đi lấy chồng, lên đường đi tìm nàng, khi nghe tin chim cứ cư báo rằng nàng đã quyên sinh,
anh yêu cũng tìm đến con đường trên để gặp gỡ và xây dựng tình yêu, hạnh phúc
lứa đôi của mình ở một nơi khác, ở một thế giới khác Đó chính là thế giới của thiên
đường, của dụ xí nhung, của kiếp sau khi được đầu thai thành con người mới Trong truyện thơ A Thào- Nù Câu, ta cũng bắt gặp mảng đề tài về tình yêu nam nữ tha
thiết như vậy, có chăng kết thúc của câu chuyện có khác một chút so với truyện thơ
Tiếng hát làm dâu đã nói ở trên A Thào tự vẫn để tìm thấy cuộc sống có ý nghĩa
đích thực là cuộc sống của đời người, chứ không phải là một cuộc sống như thân trâu ngựa, bị rẻ rúng từ khi còn con gái đến khi về với tổ tiên Nù Câu ở lại dương thế, sống trong đau khổ cùng cực “ thương nhớ người xưa, bỏ cả sân hè ba mùa rêu phủ”, “thương nhớ người cũ, bỏ cả sân hè ba mùa rêu phong” Trong truyện thơ
Nhàng Dợ - Chà Tăng, chúng ta cũng gặp một tình yêu trong sáng, tha thiết và
mãnh liệt như vậy của Nhàng Dợ và Chà Tăng Đôi trai gái cũng gặp rất nhiều trắc trở và đau khổ trong tình yêu, Chà Tăng khi đi buôn trở về nghe tin người yêu đi lấy chồng, vô cùng chán nản Chàng đã lên đường đến tận nhà chồng người yêu để gặp
gỡ và khuyên Nhàng Dợ bỏ trốn khỏi nhà chồng Kết thúc truyện thơ này là kết thúc duy nhất được coi là kết thúc có hậu trong 15 truyện thơ Mông Nhàng Dợ và Chà
Trang 37Tăng đã trốn thoát đến vùng quê xa xôi của người Sã, người Nhắng ở miền xuôi, và sống hạnh phúc cùng lời thề nguyền chung thủy suốt đời
Như vậy đề tài về tình yêu nam nữ trong xã hội cũ trong truyện thơ và trong
dân ca Mông đều có một sức lan tỏa rất lớn Điều đó cho thấy tình yêu nam nữ trong chế độ cũ luôn là một vấn đề trung tâm, nó phản ánh nhiều mặt, nhiều biến cố, cùng những ước mơ và khát vọng của trai gái Mông trong xã hội xưa Tình yêu và
sự thử thách đã trở thành thước đo của sự chung thủy, qua đó bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, những tính cách tốt đẹp của con người Mông trong chế độ cũ
Bên cạnh mảng đề tài tình yêu nam nữ thì mảng đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực cũng trở thành mảng đề tài mà truyện thơ Tiếng hát làm dâu chịu ảnh hưởng
lớn từ dân ca Mông Với kết quả khảo sát thông qua bảng khảo sát số 2.1 và bảng
khảo sát số 2.2 như trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, cuộc sống làm dâu khổ cực
là nền tảng chi phối toàn bộ truyện thơ, làm nổi bật lên giá trị của truyện thơ, góp phần tạo dựng tiếng nói riêng cho truyện thơ Mông và dân ca Mông Như chúng ta
đã biết, dân ca tình yêu là mảng đề tài mà ở bất cứ dân tộc nào cũng có sự phát triển
mạnh mẽ, vượt bậc Dân tộc Việt có dân ca quan họ Bắc Ninh, có hát giao duyên, dân tộc Tày có hát Lượn, Phongslư, dân tộc thái có Khắp xư, dân tộc Dao có Ày Giung (Ái Dzủng)…thế nhưng các dân tộc này chưa từng xuất hiện một loại dân ca mang tên gọi Tiếng hát làm dâu giống như dân tộc Mông Bởi cuộc sống làm dâu khổ cực không phải hiện tượng xã hội lịch sử có sức mạnh bao trùm hơn các mảng
đề tài khác Các dân tộc ấy cũng có những tác phẩm truyện thơ, cũng có những bài hát dân ca than thân nói lên số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng đi sâu vào khai thác cuộc sống khổ cực khi làm dâu thì có lẽ duy nhất chỉ dân tộc Mông mới có Bởi vậy, đối với dân ca Mông, có lẽ ấn tượng nhất đối với độc giả
mọi thời đại đó chính là dân ca Tiếng hát làm dâu Từ mảng dân ca đặc sắc này,
chúng ta bắt gặp không ít những câu nói về nỗi khổ của người phụ nữ Mông từ lúc còn son trẻ đến khi về già Những câu hát này “được rải khắp các ngõ ngách cuộc đời người phụ nữ” [25,tr.849], và ai oán hơn nó đã kết thành những tác phẩm tự sự
kể về cuộc sống khổ cực như thân trâu ngựa của người phụ nữ Mông khi đi làm dâu
nhà người Đó chính là truyện thơ Tiếng hát làm dâu Trở lại với đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực, đây là mảng đề tài mang tính xã hội rộng lớn trong văn học dân
gian Mông Nó xuất hiện cả từ trong truyện cổ đến truyện thơ và một vài thể loại văn học dân gian khác Tuy nhiên, có lẽ xuất hiện rõ nét nhất là ở trong dân ca và
Trang 38truyện thơ Hai thể loại này đã phản ánh một cách chân thực sự áp chế, đè nén của
xã hội cũ lên thân phận của người con gái Mông Theo khảo sát của chúng tôi, trong
610 câu dân ca Tiếng hát làm dâu ngắn thì có đến 311 câu thơ trực tiếp miêu tả
cuộc sống khổ cực của kiếp làm dâu (chiếm ≈ 51% dung lượng) Trong truyện thơ
Vừ –chúa – pua, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng lần lượt là 107 câu thơ
(≈ 23,83%), 72 câu thơ (≈ 17,1%), 104 câu thơ (≈ 20,63%) Trong ba truyện thơ đã
khảo sát như trên chúng tôi nhận thấy rằng số lượng câu thơ trực tiếp miêu tả cuộc sống làm dâu chiếm dung lượng nhiều nhất so với các mảng đề tài còn lại, hầu như
là chiếm tới ¼ dung lượng so với toàn bộ truyện thơ Riêng truyện thơ A Thào – Nù
Câu, bản tài liệu chúng tôi được tiếp cận chưa phải là một truyện thơ hoàn chỉnh mà
chỉ là trích đoạn (điểm lại những tình tiết cơ bản), vì vậy số lượng 72 câu thơ chiếm gần 17,1% dung lượng chỉ là những câu thơ tái hiện lại cuộc sống khổ cực nơi nhà
chồng qua lời kể của A Thào với bố mẹ chứ chưa phải hoàn toàn tất cả các câu thơ miêu tả trực tiếp về cuộc sống làm dâu ở nhà chồng như hai truyện thơ còn lại Điều
đó cho thấy, đó chỉ là trích đoạn mà đã chiếm tới 17,1% thì nguyên bản còn có thể
vượt lên số lượng nhiều hơn nữa, dày đặc hơn nữa Với kết quả khảo sát như vậy, chúng tôi đi đến kết luận rằng, đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực đã trở thành đề tài trung tâm trong truyện thơ dân gian Mông Thêm một lí do nữa để khẳng định tại
sao dân tộc Mông lại thường đặt chung tên gọi cho các truyện thơ này là Tiếng hát làm dâu dài, chỉ được phân biệt với dân ca Tiếng hát làm dâu ở hai khái niệm “dài”
và “ngắn”
Tất nhiên, đối với đồng bào Mông, họ không có khái niệm phân biệt rạch ròi hai thể loại dân ca và truyện thơ Cũng như ít khi họ quan tâm tới yếu tố tự sự trong truyện thơ, bởi vậy sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ đề tài cuộc sống khổ cực làm dâu hầu như được kế thừa nguyên vẹn từ trong dân ca Có khác chăng là ở truyện thơ, các nhân vật không còn là các nhân vật phiếm chỉ nữa mà đã trở thành các nhân
vật cụ thể, có tên tuổi và hoàn cảnh chi tiết Tất cả cuộc sống làm dâu khổ cực
không chỉ dừng lại ở mức độ khái quát hóa như trong dân ca nữa mà đã được chuyển sang cụ thể hóa, chi tiết hóa từ hành động, thái độ và tâm trạng của nàng dâu cũng như hành động, thái độ và cách ứng xử bất công của các thành viên trong
gia đình nhà chồng Nếu xét về mặt nguồn gốc, truyện thơ Tiếng hát làm dâu ra đời
xuất phát từ thực tiễn xã hội Mông đã có sự phân hóa về mặt giai cấp Xã hội đã bước sang một hình thái ý thức mới, không còn là xã hội thị tộc theo chế độ mẫu hệ
Trang 39mà chuyển sang xã hội phụ hệ Trong xã hội này, người con gái có thân phận vô cùng bèo bọt và rẻ rúng Ngay từ khi ở nhà cha mẹ đẻ, họ đã bị coi thường và coi như một món hàng để chế độ phụ quyền kiếm lợi khi gả bán Họ không có quyền tự
do, quyền quyết định số phận của mình, hạnh phúc của mình Họ không phải là
người có thể “cầm thìa cúng lễ”, “cầm thìa cúng bái”, chỉ là bông hoa trân châu –
một loài hoa dại- mọc trên vách núi Với gia đình chồng lại càng thảm thương hơn, thân phận họ bị coi như con ở, kẻ tôi đòi, phải làm lụng vất vả, khổ sở cùng cực như thân “trâu măng buộc ách”, như “con ngựa thồ không biết mỏi”, thậm chí bị so sánh với “chiếc thìa cũ vứt đi” của gia đình nhà chồng Bất cứ thành viên nào trong gia đình chồng cũng có thể “trách”, “mắng”, “nhiếc”, “chê”, “chửi”, “quát”, “đay nghiến”, “nguyền rủa”…khiến người phụ nữ phải gánh chịu những cay đắng, nhục
nhã ê chề Tiếp nhận nội dung thẩm mĩ đó từ dân ca Tiếng hát làm dâu, từ thực tiễn
bất công trong xã hội phụ quyền, truyện thơ đã xây dựng những tác phẩm tự sự lấy
đề tài cuộc sống làm dâu khổ cực làm trung tâm Với truyện Vừ- chúa- pua, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng người đọc không khỏi ngân lên những cảm xúc
xót xa khi đọc những câu thơ chứa chan sự bất hạnh trong cuộc sống nơi địa ngục trần gian:
Làm cơm, cơm không lên hơi,
Ôm lấy chõ cơm, em khóc,
Ninh cơm, cơm không chín tới
Lại ôm chõ cơm, em hờ
(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, tr.573)
Bà mẹ chồng nghiệt thật nghiệt, suốt ngày chửi rủa
Anh lớn mắng con không biết làm ăn, không đáng em dâu
Em bé nhiếc con vụng về công việc, không đáng chị dâu
Thằng chồng ác, chân đá tay đánh Thân con chẳng khác con trâu đám của nhà người
(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.261)
Trang 40Cầm chiếc chổi quét trong nhà, ngoài cửa
Mẹ chồng la: “-Con này quét không sạch khắp!”
Nhấc chiếc chổi quét trên nhà dưới bếp
Mẹ chồng nhiếc: “-Con này quét không sạch cùng!”
Nàng cầm mẹt sẩy thóc cho gà
Mẹ chồng đay nghiến: “- Đồ hậu đậu!”
Nàng cầm mẹt sàng cám cho lợn
Mẹ chồng chê bai: “- Đồ vụng tay!”
(Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, tr.101 -102)
Bằng những lời thơ chan chứa sự cảm thông, chia sẻ và xót thương, tác giả dân gian Mông đã tái hiện lại cảnh làm dâu đầy tủi nhục và đắng cay của người phụ
nữ đồng thời biến nó trở thành nguồn đề tài sáng tác tạo nên màu sắc riêng của
truyện thơ Mèo, dân ca Mèo Khi bàn về đề tài của truyện thơ Tiếng hát làm dâu,
Phan Đăng Nhật đã có những nhận xét vô cùng tinh tế về nội dung cuộc sống làm dâu khổ cực, hiện thực xã hội tạo nên tính khái quát của đề tài này: “Ở đây, nàng sống một cuộc đời vất vả, cực nhục, bên mẹ chồng cay nghiệt, bên người chồng đần độn, có khi chỉ là một đứa trẻ con Cuộc sống ở nhà chồng được kể tỉ mỉ, đầy xúc động Nói chung, trong các bản đều có các chi tiết như: mang nước giữa đêm khuya trời giá rét, về đến nhà còn bị bố mẹ chồng hắt hủi, thổi cơm hầu cả nhà, nhưng vừa nếm thử đã bị cho là ăn vụng…và điều này mới là cơ bản – nhân cách người phụ nữ
bị chà đạp…” [18,tr.63]
Tóm lại, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã tiếp thu nội dung hầu như hoàn toàn
đề tài mĩ học có từ trong dân ca Mông Những đề tài đó có thể là đề tài lấy từ dân ca cưới xin, dân ca tiếng hát mồ côi cũng như các thể loại văn học dân gian khác
Nhưng quan trọng nhất, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã một lần nữa làm sáng tỏ
hai chủ đề lớn của dân ca Mông đó chính là tình yêu nam nữ trong chế độ cũ và cuộc sống làm dâu khổ cực của người phụ nữ, hai mảng đề tài kế thừa nguyên vẹn
từ dân ca Tiếng hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu
Như vậy, đề tài là mảng nội dung thẩm mĩ đầu tiên mà truyện thơ tiếp nhận từ dân ca Mông Bên cạnh đề tài, nội dung thẩm mĩ thứ hai không thể thiếu được đó chính là sự tiếp thu chủ đề từ dân ca Về mặt khái niệm chủ đề được coi là hạt nhân