Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 44)

5. Cấu trúc luận văn:

2.1.2. Giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng

Bên cạnh đề tài và chủ đề là hai mảng nội dung thẩm mĩ được truyện thơ

Tiếng hát làm dâu tiếp thu từ dân ca, chúng ta cũng không thể coi nhẹ phần cốt lõi mà đề tài và chủ đề ấy phản ánh đó chính là giá trị nội dung và ý nghĩa tư tưởng.

Với những đóng góp to lớn của mình, dân ca Mông là tiếng nói nhân đạo, tiếng nói nhân văn vô cùng sâu sắc của tác giả dân gian đối với những con người có thân phận nhỏ bé trong xã hội. Những con người ấy có số kiếp đau khổ, bất hạnh, cay đắng, tủi nhục. Họ bị chà đạp lên cả nhân phẩm và thể xác. Giá trị của họ không

bằng loài vật đối với xã hội nam quyền và xã hội thần quyền. Khi hết giá trị sử dụng, họ dường như bị bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ như một thứ bệnh dịch nguy hiểm. Hơn hết, họ không được coi là con người. Không được đối xử như một con người ngay trong chính gia đình và cộng đồng của mình. Tác giả dân gian bắt nguồn từ mối thương cảm với những số kiếp bất hạnh như vậy, viết thành những bài ca, những câu chuyện tự sự giàu chất trữ tình lưu truyền sâu rộng trong dân gian. Giá trị cao đẹp và nhân văn đó được kế thừa và phát triển từ thể loại này sang thể loại khác. Từ truyện cổ cho đến dân ca, thần thoại, truyền thuyết và truyện thơ. Không quá khoa trương để nói rằng, tác giả dân gian Mông đã tập trung ngọn lửa sáng tác văn học nghệ thuật để hướng về những con người có số phận đau khổ như thế. Trong truyện cổ, ta bắt gặp những con người mồ côi nhỏ bé có cuộc đời đáng thương nhưng cuối cùng đều tìm thấy hạnh phúc. Đến dân ca chúng ta lại được tiếp cận với tiếng hát mồ côi oán thán và đau khổ, với tiếng hát làm dâu cực nhục và xót xa. Rồi cho đến truyện thơ đó là cà một dòng suối lệ tuôn với số phận bất hạnh của người phụ nữ. Đến truyện thơ Tiếng hát làm dâu, chủ đề số phận bất hạnh của người phụ nữ đã trở thành chủ đề xuyên suốt của toàn bộ các tác phẩm truyện thơ, khiến cho các tác phẩm này đều hướng về một giá trị nội dung nhân văn sâu sắc, đó chính là bày tỏ niềm cảm thông, yêu thương và chia sẻ của cộng đồng với người phụ nữ xưa, đó là sự ca ngợi những ước mơ chân chính, những khát khao hạnh phúc cháy bỏng trong tâm hồn nhỏ bé, tinh tế và cũng vô cùng mạnh mẽ của họ.

Giá trị nội dung thẩm mĩ thứ hai mà truyện thơ kế thừa từ trong dân ca Mông đó chính là giá trị hiện thực sắc nét. Như đã nói ở trên, với chủ đề kế thừa từ dân ca, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã góp phần nêu bật bản cáo trạng đanh thép đối với luật tục hôn nhân gả bán trong xã hội nam quyền. Luật tục ấy là thứ luật tục hà khắc không có lòng nhân, trực tiếp đẩy người phụ nữ Mông vào bi kịch của cuộc đời. Cha mẹ chỉ vì “tham tiền, tham bạc”, “tham con trâu mộng đuôi trắng” của nhà người mà lỡ lòng đẩy con mình vào vòng xoáy oan nghiệt của cả một đời. Khiến cho cuộc đời ấy như bông hoa chưa nở mà đã chóng tàn, đã héo úa, đã vang lên những dây cung khóc than và oán thán. Chỉ thông qua tâm trạng và số phận của người phụ nữ Mông mà chúng ta đã thấy được cả một bức tranh đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử đen tối của dân tộc này. Một giai đoạn lịch sử ngay cả

đến những người con gái quyền quý như “bà người Sã, bà người Nhắng”, “gái út Sông Đà” cũng phải chịu chung số phận, phải chấp nhận nguyên tắc bất di bất dịch:

Gái lớn gả chồng – là thân con gái phải đi làm dâu:

Mẹ A Thào lại rằng:

Con ạ, măng non, bẻ măng ăn Măng già, chặt đan cót

Là thân con gái, con phải đi làm dâu Măng non, bẻ măng ăn

Măng già, chặt đan nia

Là thân con gái con phải đi làm vợ…

(Truyện thơ A Thào – Nù Câu, tr.259)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)