Hình tượng nhân vật trữ tình: nhân vật em yêu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 99)

5. Cấu trúc luận văn:

3.3.3. Hình tượng nhân vật trữ tình: nhân vật em yêu

Trở thành nhân vật chính trong cả hai tuyến nhân vật: chính diện – phản diện, trung tâm – ngoại biên, nhân vật em yêu (trong dân ca), nhân vật Nhàng Dợ, Vừ - chúa – pua, A Thào… (trong truyện thơ) đã trở thành hình tượng nhân vật trữ tình của tác phẩm. Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng có giá trị biểu đạt manh mẽ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hình tượng này là nền tảng cốt lõi chi phối toàn bộ diễn tiến, tiến trình của một tác phẩm tự sự cũng như những cung bậc cảm xúc trong một tác phẩm trữ tình. Trong dân ca Tiếng hát làm dâu, nhân vật em yêu là nhân vật chính được tác giả dân gian dành mọi tâm sức khắc

họa, nhân vật này được chú ý lột tả từ những cung bậc tâm trạng nhỏ nhất đến những rung cảm mạnh mẽ cùng cuộc sống khổ cực khi làm dâu nhà người.

Trong truyện thơ, những nhân vật em yêu phiếm chỉ đã trở thành những nhân vật có tên tuổi, được chi tiết hóa một cách cụ thể nhất về cuộc đời, hoàn cảnh, số phận và kết thúc. Vừ -chúa-pua, Nhàng Dợ, A Thào… cùng những biến cố trong cuộc đời của họ là những nội dung được tác giả dân gian đặc biệt chú ý miêu tả. Tất cả những nhân vật khác đều trở thành nhân vật phụ, làm nổi bật hình tượng nhân vật này. Chẳng hạn như trong mối quan hệ với người yêu, các chàng trai như Nù Câu, Chà Tăng được xây dựng chủ yếu để làm nổi bật mối bi kịch tiềm tàng cho số phận nhân vật nữ chính. Đó là nguyên nhân thúc đẩy tinh thần phản kháng, đấu tranh của người phụ nữ. Trong mối quan hệ nàng dâu – mẹ chồng, các nhân vật mẹ chồng ác nghiệt thực tế có tác dụng tô đậm thêm cuộc sống làm dâu khổ cực của người phụ nữ. Không những bị dằn vặt, đau khổ do tình yêu bị chia lìa, mà còn bị đánh đập, rẻ rúng, sỉ nhục và khinh thường.

Tóm lại, hai tuyến nhân vật nêu trên cùng hình tượng nhân vật trữ tình cũng là một trong những yếu tố thi pháp được truyện thơ chuyển hóa thành công từ dân ca dân gian. Những yếu tố thi pháp này góp phần củng cố phương diện nghệ thuật của truyện thơ trên hai khía cạnh chính đó là phương thức tự sự và phương thức trữ tình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)