Ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 102)

5. Cấu trúc luận văn:

3.4.3. Ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ

Bên cạnh các yếu tố thi pháp trên, phong cách trữ tình của truyện thơ Tiếng hát làm dâu còn được thể hiện vô cùng rõ nét thông qua ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ.

Trước hết là về ngôn ngữ thơ. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, ngôn ngữ thơ được lựa chọn sử dụng nhiều nhất không phải là các ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu kể, miêu tả hoặc bình luận, mà đó là các ngôn ngữ thuộc về giá trị biểu cảm. Dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc. Điều này hoàn toàn trùng lặp với kiểu ngôn ngữ được lựa chọn trong dân ca. Từ đó càng tô đậm hơn chất trữ tình cho truyện thơ, mặc dù xét về phương diện thể loại nó là một tác phẩm tự sự. Người đọc cũng như người kể, người hát dễ dàng nhận thấy hàng loạt những từ ngữ gợi mở xúc cảm từ thế giới cuộc đời của nhân vật, những biến cố đến với nhân vật trùng trùng, lớp lớp xuất phát từ kết cấu tương phản và kết cấu trùng điệp. Kiểu ngôn ngữ trần thuật không có đất để tồn tại, lời thơ rất chân thực, giống như cảm xúc cứ thế tuôn trào và dâng

tràn, xuất hiện rất tự nhiên. Không cầu kì, góc cạnh, không cần phải trau chuốt, gọt giũa, rất giản dị, đời thường giống như chính người Mông vậy.

Đó là về ngôn ngữ thơ, thứ hai là về hình ảnh giàu chất thơ. Tất nhiên, nói đến hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm là phải nói tới biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ. Với hai biện pháp nghệ thuật tu từ này, truyện thơ đã thực sự chuyển hóa thành công nghệ thuật sử dụng hình ảnh giàu giá trị biểu trưng từ dân ca. Cũng như hệ thống biểu tượng có trong dân ca, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm là một hệ thống bao gồm vô vàn những hình ảnh được chọn lọc đưa vào kết cấu tác phẩm. Đó có thể là hình ảnh loài vật, đồ vật, hoặc các hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt văn hóa và nghi lễ của họ. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nhận xét một vài hình ảnh thơ được coi là có giá trị biểu cảm toàn diện nhất.

Trước hết là hình ảnh nước mắt. Như đã trình bày ở phần xu hướng lựa chọn kết cấu bi kịch [bảng 3.1], hình ảnh nước mắt là một trong những hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong dân ca Tiếng hát làm dâu cũng như truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Hình ảnh này xuất hiện trực tiếp 25 lƣợt trong dân ca Tiếng hát làm dâu, 14 lƣợt trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, 8 lƣợt trong truyện thơ A Thào – Nù Câu

9 lƣợt trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng. Hình ảnh này gợi mở và lột tả đỉnh điểm cuộc sống làm dâu khổ cực của nhân vật trữ tình. Đó là cách bộc lộ cảm xúc đạt đến mức cao độ trong cay đắng, khổ đau của người phụ nữ. Nó cũng là hình ảnh thể hiện sự nhẫn nhục, cam chịu của hình tượng nhân vật này, đồng thời thể hiện được bức tranh xã hội bất công, tàn ác từ đề tài của tác phẩm.

Tiếp sau là hình ảnh thân phận con trâu, hình ảnh con ngựa thồ. Trong dân ca

Tiếng hát làm dâu, hình ảnh trâu măng, ngựa thồ xuất hiện 8 lƣợt. Trong truyện thơ

Tiếng hát làm dâu xuất hiện 4 lƣợt, truyện thơ A Thào – Nù Câu xuất hiện 8 lƣợt. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đây là hình ảnh gợi mở thân phận, cuộc đời trâu ngựa, khổ sai của người con gái khi đi làm dâu. Họ ở nhà chồng nhưng không được sống như một con người chân chính và đúng nghĩa, mà chỉ như một loài vật quần quật làm việc không ngừng không nghỉ để phục dịch nhà chồng. Những con trâu, con ngựa ấy không phải là những con trâu, con ngựa tự do rong ruổi trên đồi nương, trên đường đời mà là những “con trâu măng buộc ách”, “những con ngựa trong tàu”

không có tự do, suốt đời phải chịu kiếp sống tù ngục, không biết bao giờ sẽ kết thúc, hoặc nếu có kết thúc cũng chỉ là kết thúc trong cái chết.

Cuối cùng là hình ảnh loài chim cứ cư. Đây là hình ảnh loài chim xuất hiện khá nhiều lần trong dân ca cũng như trong truyện thơ. Trong dân ca, xuất hiện 5 lƣợt, trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng xuất hiện 2 lƣợt (với tên gọi là loài chim lẩu dì chinh), truyện thơ Tiếng hát làm dâu xuất hiện 20 lƣợt, truyện thơ A Thào – Nù Câu là truyện thơ xuất hiện 13 lƣợt (với tên gọi khác là chim dì li). Loài chim này là loài chim cất tiếng hót hạnh phúc khi lứa đôi sum vầy, nó cũng là loài chim báo tin khi một trong hai nhân vật anh yêu – em yêu lên đường đi tìm người yêu hoặc một trong hai người đã tìm đến cái chết. Có thể nói rằng đây là loài chim có tiếng hót biểu trưng hoán dụ cho những thăng trầm trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Chim dì li cất tiếng hót ca vang là khi ấy tình yêu đang tồn tại ở cung bậc cảm xúc hạnh phúc trọn vẹn. Chim dì li cất tiếng thở than là tình yêu đã bị chia cắt. Và khi cất tiếng khóc ai oán là một kết thúc bi kịch đã xảy ra. Trong truyện thơ A Thào – Nù Câu chính chim cứ cư là loài chim đã báo tin về cái chết oan ức và kể lại cuộc đời làm dâu cực khổ của A Thào với Nù Câu, cũng loài chim này cất lên tiếng khóc khi Vừ- chúa – pua tự vẫn khiến người yêu cũng tìm cách quyên sinh. Điều đó đã khẳng định, đây là một loài chim được lựa chọn xuất hiện với dự cảm về một kết thúc bi kịch của câu chuyện.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)