Mô – típ nhân vật anh yêu – em yêu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 91)

5. Cấu trúc luận văn:

3.2.1.Mô – típ nhân vật anh yêu – em yêu

Cân khẳng định chắc chắn rằng việc hấp thu mô – tip nhân vật anh yêu – em yêu là một quá trình hấp thu từ cả hai loại hình dân ca Tiếng hát tình yêu và dân ca

Tiếng hát làm dâu. Khi chúng tôi nghiên cứu về kết cấu và sự lựa chọn các yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện của truyện thơ, chúng tôi nhận thấy rằng truyện thơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất (cả về nội dung và thi pháp biểu hiện) từ dân ca Tiếng hát tình yêuTiếng hát làm dâu. Tuy nhiên ở hai loại dân ca này, các nhân vật chỉ tồn tại ở dạng nhân vật phiếm chỉ “anh yêu – em yêu” chứ hầu như chưa có tên, tuổi, quê hương, bản quán cụ thể. Các nhân vật chủ yếu tìm đến dân ca để bộc lộ tâm trạng chứ không phải là tường thuật đầy đủ cuộc đời cũng như các biến cố trong cuộc đời. Chính vì thế, ở hai loại hình dân ca này, người đọc ít thấy có xuất hiện hình ảnh hai nhân vật anh yêu – em yêu song song xuất hiện. Hầu hết chỉ là một nhân vật trong một bài dân ca tự bộc lộ tâm trạng. Thể loại văn học này chưa chú ý đến sự kết hợp. Chẳng hạn như trong dân ca Tiếng hát làm dâu, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng là

nhân vật em yêu, là nhân vật cô gái. Người đọc hầu như không thấy được sự xuất hiện của nhân vật chàng trai. Mặc dù cô gái có nói bóng gió xa xôi đến những kỉ niệm thơ ấu, những ngày tháng tươi đẹp của mình. Trong dân ca Tiếng hát tình yêu

cũng vậy, chúng ta ít thấy những bài dân ca đối đáp mà chủ yếu là chủ thể tự cất lên tiếng hát để bày tỏ nỗi nhớ nhung, tình yêu đơn phương, sự chờ đợi khao khát.

Chỉ đến những bài dân ca được coi là có yếu tố cốt truyện như ở phần cốt truyện chúng tôi đã trình bày ở trên, người đọc mới thấy sự xuất hiện đồng thời của anh yêu – em yêu trong cùng một hội thoại. Điều đó cho thấy, cho dù kế thừa nền tảng mô – tip nhân vật và thân phận nhân vật từ trong dân ca, nhưng đến truyện thơ, mô – tip cặp đôi nhân vật mới thực sự xuất hiện và cùng trở thành yếu tố xương sống trong cốt truyện.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 91)