Lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 100)

5. Cấu trúc luận văn:

3.4.1. Lời văn nghệ thuật

Một trong những yếu tố thi pháp làm nên chất trữ tình cho truyện thơ Tiếng hát làm dâu khiến tác phẩm văn học này hoàn toàn khác với truyện cổ, truyền thuyết hay thần thoại đó là phong cách trữ tình. Với việc lựa chọn hình thức biểu hiện bằng thơ, kể về một câu chuyện sử dụng phương thức trữ tình, truyện thơ

Tiếng hát làm dâu tạo nên một sức hấp dẫn riêng, sức hấp dẫn từ những lời văn nghệ thuật.

Khi xét đến yếu tố thi pháp nằm trong phong cách trữ tình của truyện thơ, chúng ta thấy rằng, hoàn toàn khác với dân ca, truyện thơ Tiếng hát làm dâu về bản chất là một câu chuyện có cốt truyện hoàn chỉnh, có nội dung, có tình tiết mở đầu – thắt nút – cao trào và mở nút. Nó hoàn toàn có thể được kể bằng văn xuôi. Nhưng tác giả dân gian đã không sử dụng lời kể đó bằng hình thức thể hiện có từ các thể

loại tự sự đã có từ trước mà sử dụng cách kể tài tình dựa vào dân ca. Kể mà như ngâm, như hát. Gần như là cái tôi trữ tình đứng ra để tự kể về cuộc đời mình. Tuy cái tôi ấy không hoàn toàn bộc lộ trực diện như ở trong dân ca Tiếng hát làm dâu

hay Tiếng hát tình yêu. Nó được biến hóa, ẩn sau ngôi kể mang hình thức của ngôi kể thứ ba để câu chuyện được khách quan hơn. Có nhiều đoạn kể mang tính chất đối thoại, ngôi kể giả hoàn toàn được thay thế bằng những lời thoại trực tiếp của ngôi kể thật, nhân vật trữ tình bộc lộ trực diện suy nghĩ, hoàn cảnh, nỗi đau khổ của mình. Lúc đó không còn là “nàng” ở vị trí ngôi kể nữa mà là “con”, là “ta”, là “em”…trở về với cội nguồn ngôi kể trong dân ca. Xét về âm điệu, giọng điệu của lời văn, cả truyện thơ Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát làm dâu đều chủ yếu mang giọng điệu đau đớn, xót xa, tủi nhục và uất hận. Âm điệu, giọng điệu ấy không chỉ là âm điệu, giọng điệu riêng đến từ cuộc đời của nhân vật trữ tình với những diễn biến tâm trạng phức tạp mà đó còn là âm điệu, giọng điệu đau đớn, xót xa của tác giả dân gian, của cộng đồng đồng cảm với cuộc đời éo le của nhân vật. Có những phân đoạn trong ca dao và trong truyện thơ, hai âm điệu ấy giao thoa đến mức người đọc không còn phân biệt được đâu là âm điệu đơn thuần toát ra từ nội dung truyện kể, đâu là âm điệu của người kể, người hát. Với thi pháp lời văn nghệ thuật như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy vì sao cuộc sống làm dâu khổ cực lại trở thành nguồn cảm hứng không hề vơi cạn đối với tác giả dân gian, và nó trở thành đề tài xuyên suốt hai thể loại văn học này. Từ dân ca bắt đầu nảy mầm, đâm chồi, nảy lộc, đến truyện thơ thì ra hoa, kết trái tạo nên những tác phẩm để đời đối với dân tộc Mông.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)