Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 101)

5. Cấu trúc luận văn:

3.4.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

Cùng với thi pháp về lời văn nghệ thuật, phong cách trữ tình của truyện thơ

Tiếng hát làm dâu còn có sự tiếp thu và chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca trên phương diện nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đặc biệt nhất là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của hình tượng nhân vật trữ tình - nhân vật em yêu. Nhân vật này được tác giả dân gian chú ý lột tả từng cung bậc cảm xúc, từng suy nghĩ, từng thay đổi nhỏ trong tâm trạng. Tác giả dân gian cũng dùng những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ rất đắt để bộc lộ những cung bậc tâm trạng ấy. Như ở phần tâm trạng nhân vật trữ tình chương 2 của luận văn đã trình bày, chúng ta có thể nhận thấy diễn biến tâm lí nhân vật em yêu trải qua rất nhiều không gian tâm trạng khác

nhau. Tuy diễn biến tâm lí này từ dân ca đến truyện thơ là một quá trình phát triển có bổ sung và hoàn thiện rất nhiều. Trong dân ca Tiếng hát làm dâu chủ yếu là các tâm trạng trong không gian cuộc sống tù ngục nhà chồng với các hành động, suy nghĩ về thân phận như “buồn sắp chết” , “cay đắng” , “hờ”, “khóc”, “than”, “hí vang”, “cào cột”, “giậm chân”…còn trong truyện thơ đó là một chuỗi các diễn biến tâm lí phát triển theo một quá trình, một hệ quả tất yếu, ở miền tâm lí nào cũng được tác giả lột tả đến âm vực cao nhất, đỉnh điểm nhất để tạo nên sự kiện thắt nút và cao trào của câu chuyện. Từ tâm lí hồn nhiên, vui tươi, hạnh phúc với mối tình tươi đẹp ban đầu đến lo lắng khi người yêu đi buôn xa, ngạc nhiên, bất ngờ, lo sợ

khi ông mối đến nhà, đau khổ khi bị ép duyên, cắn răn chịu đựng bước chân về nhà chồng, cay đắng, tủi nhục khi phải sống kiếp sống chó ngựa ở nhà chồng, uất ức

trốn chạy về nhà cha mẹ đẻ, tuyệt vọng, uất hận khi bị cha mẹ đẻ từ chối nương tựa,

bế tắc khi trở lại gia đình chồng và tìm đến kiểu kết thúc bi kịch để giải thoát. Hệ thống diễn biến tâm lí này cùng các yếu tố tự sự đã tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh cho truyện thơ, nhưng cốt truyện đó được chi tiết hóa, cụ thể hóa gấp nhiều lần so với các cung bậc tâm trạng và diễn biến tâm lí trong dân ca.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)