1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội

100 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 758,28 KB

Nội dung

Tìm hiểu sự phản ánh về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội trong tục ngữ Việt sẽ giúp người nghiên cứu nhận diện những giá trị giáo dục đạo lý cổ truyền của cha ông mà nền giáo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

THÁI PHƯƠNG THẢO

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

THÁI PHƯƠNG THẢO

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC

DÂN GIAN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

Chuyên ngành : Văn học dân gian

Mã số : 60 22 36

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Nguyễn Xuân Kính

Hà Nội, 2013

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

QUY ƯỚC TRèNH BÀY 5

1 Kớ hiệu viết tắt 5

2 Về xuất xứ tài liệu 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lịch sử nghiờn cứu vấn đề 7

3 Giới thuyết một số khỏi niệm 9

4 Mục đớch và nhiệm vụ nghiờn cứu 10

5 Đối tượng nghiờn cứu 10

6 Phương phỏp nghiờn cứu 11

7 Bố cục của luận văn 11

Chương 1 12

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIấN 12

1.1 Dự đoỏn thời tiết 12

1.1.1 Dự đoỏn thời tiết qua việc chiờm nghiệm những triệu chứng bỏo trước của thiờn nhiờn 12

1.1.2 Dự đoỏn thời tiết qua việc quan sỏt động vật 19

1.1.3 Dự đoỏn thời tiết qua việc quan sỏt thực vật 21

1.2 Ứng dụng trong việc canh tỏc nụng nghiệp 23

1.2.1 Ứng dụng trong trồng lỳa 23

1.2.2 Kinh nghiệm trồng một số loại cõy khỏc 31

1.3 Ứng dụng trong chăn nuụi 34

1.3.1 Kinh nghiệm đỏnh bắt cỏ 34

1.3.2 Kinh nghiệm chăn thả gia sỳc gia cầm 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 39

Chương 2 40

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI 40

2.1 Mối quan hệ trong gia đỡnh 40

2.1.1 Mối quan hệ giữa ụng bà - chỏu, cha mẹ - con: 40

2.1.2 Mối quan hệ vợ chồng 45

2.1.3 Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dõu, bố mẹ vợ – con rể, dỡ ghẻ – con chồng, bố dượng – con vợ: 49

2.1.4 Mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong gia đỡnh: 52

2.1.5 Mối quan hệ họ hàng 55

2.2 Tục ngữ phản ỏnh mối quan hệ ngoài xó hội 58

2.2.1 Mối quan hệ bạn bố, thầy trũ trong tục ngữ 58

2.2.2 Mối quan hệ đồng bào, hàng xúm lỏng giềng: 62

2.2.3 Mối quan hệ giữa chủ và người làm thuờ 64

2.2.4 Mối quan hệ vua quan và dõn trong tục ngữ 65

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 69

Chương 3 70

Trang 4

SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUA MẢNG ĐỀ TÀI VỀ THẾ

GIỚI TỰ NHIấN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI 70

3.1 Xột về mặt nghĩa 70

3.1.1 Nghĩa của những cõu tục ngữ phản ỏnh tri thức về thế giới tự nhiờn 71

3.1.2 Nghĩa của những cõu tục ngữ phản ỏnh tri thức về cỏc mối quan hệ xó hội 73

3.2 Xột về mặt cấu trỳc 77

3.2.1 Cấu trỳc của những cõu tục ngữ phản ỏnh thế giới tự nhiờn 78

3.2.2 Cấu trỳc của những cõu tục ngữ phản ỏnh cỏc mối quan hệ xó hội 80

3.3 Xột về cỏch gieo vần và nhịp điệu 82

3.3.1 Về cỏch gieo vần : 82

3.3.2 Nhịp điệu : 85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 5

2 Về xuất xứ tài liệu

Các yếu tố xuất xứ tài liệu (tác giả, năm, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản (hoặc tên tạp chí, nơi xuất bản…))

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tục ngữ được coi là cái “túi khôn” hay hơn thế, là kho báu trí tuệ của nhân dân Túi khôn hay kho báu trí tuệ ấy mang tính thực hành, biết để làm, biết để sửa đổi những sai lầm, những lệch lạc mắc phải

Tục ngữ được chia làm 3 loại cơ bản đó là: kinh nghiệm giúp cho người ta làm theo, biết định hướng công việc và dạy cho con người biết phân biệt thiệt hơn, phải trái để sống tốt hơn giữa người với người Đọc tục ngữ ta thấy muôn mặt của cuộc sống được phản ánh một cách sinh động, đầy đủ, tỉ mỉ 1.2 Tục ngữ Việt phản ánh đời sống của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác nhau chủ yếu là nhân dân lao động và tình hình đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân trong xã hội phong kiến [5, tr.250] Tục ngữ đúc rút mọi kinh nghiệm của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống vật chất cũng như tinh thần Nó mang những yếu tố tư tưởng triết học của cha ông Giá trị lớn nhất của tục ngữ là những kinh nghiệm sống, cách sống giữa người với người trong xã hội cũng như cách ứng dụng của con người với thế giới xung quanh Người nông dân xét đoán con người qua cách ứng xử, thái độ ăn ở trong gia đình, bạn bè cũng như ngoài xã hội nhằm giữ gìn những truyền thống văn hoá quý giá của dân tộc Nó phản ánh đầy đủ những đức tính của con người Việt với lòng nhân ái, tính vị tha và tinh thần đấu tranh chung

Người nông dân ấy còn biết trông trời, trông đất, dự đoán thời tiết để tìm cách ứng phó kịp thời với sự thay đổi bất thường của thiên nhiên và từ đó chinh phục thiên nhiên và vũ trụ Tất cả những điều ấy đã góp phần giải thích sức mạnh của người Việt và những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh

Trang 7

bền bỉ với thiên nhiên và kiên dũng với giai cấp thống trị cũng như kẻ thù xâm lược

1.3 Đã từ lâu, người Việt đã có ý thức giáo dục, hình thành và phát triển con người không những có đủ phẩm chất nhân cách cao đẹp: trí, dũng, chân, thiện, mỹ… mà còn hướng người ta tới một cái nhìn đầy đủ hơn về xã hội và thiên nhiên Tìm hiểu sự phản ánh về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội trong tục ngữ Việt sẽ giúp người nghiên cứu nhận diện những giá trị giáo dục đạo lý cổ truyền của cha ông mà nền giáo dục hiện đại nay cần được kế thừa và phát huy một cách đầy đủ và nghiêm túc hơn

Trong xã hội ồn ào của một cuộc sống đang trên đà phát triển không ít người đã xem thường những giá trị vô cùng to lớn ấy Vì thế, đề cao và bảo vệ những giá trị văn hoá ấy là việc làm cần thiết: nó khẳng định giá trị và tác dụng của tục ngữ trong kho tàng văn hoá quý giá folklore và nền văn học của mọi thời đại

Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tục ngữ người Việt với việc phản

ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tục ngữ của người Việt trong đó có thể kể đến:

Giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Tập 1), Bùi Văn Nguyên, Nguyễn

Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân… (1961 – 1978) (5lần in) đã đề cập tới những vấn đề của đời sống tự nhiên và xã hội đồng thời cũng đề cập tới giá trị về nội dung và nghệ thuật của tục ngữ

Trong cuốn “Văn học dân gian”, do Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ

Quang Nhơn (in lần đầu năm 1972 và tái bản lần thứ 13 năm 2010) đã phác hoạ quá trình lao động sản xuất được nảy sinh trong việc dự báo thời tiết và

Trang 8

quá trình đấu tranh với tự nhiên của nhân dân lao động cũng như cách ứng xử của con người trong xã hội cũ

Năm 1973, Hoàng Hữu Triết trong bài “Bước đầu tìm hiểu về khí tượng dân gian Việt Nam đã nghiên cứu ca dao tục ngữ nói về khí hậu, thời tiết trong năm ở nước ta qua các mùa

Năm 1975, nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri

trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội đã đề cập đến một số

vấn đề quan hệ xã hội, gia đình trong tục ngữ và việc quan sát tự nhiên Tác giả đã khẳng định tục ngữ Việt biểu hiện lối sống thời đại và lối nghĩ của nhân dân cũng như khẳng định và phản ánh các mối quan hệ với thiên nhiên

và quan hệ xã hội được điểm xuyết một cách sơ lược

Trong bài viết “Đạo lý và thi pháp dân gian trong tục ngữ Việt Nam” của

tác giả Hồ Tôn Trinh trên tạp chí Văn hoá dân gian, số 2 năm 1985 đã chỉ ra kinh nghiệm thu thập trong cuộc sống được tổng kết và khái quát hoá bằng một số từ theo quy tắc nhằm khẳng định và phủ định từ đó để truyền bá và răn dạy một điều gì đó

Năm 1987, trên tạp chí văn học số 5, Nguyễn Đức Dân đã nghiên cứu

“Đạo lý trong tục ngữ” đã đưa ra những phương pháp nghiên cứu tục ngữ để

xác định đạo lý nhân sinh quan của người Việt thể hiện trong tục ngữ

Năm 2002, phần sưu tầm trong công trình “Kho tàng tục ngữ người Việt”

do tác giả Nguyễn Xuân Kính chủ biên cùng nhóm biên soạn, nhà xuất bản Văn hoá thông tin, trong đó, vấn đề tục ngữ phản ánh thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội được thể hiện đầy đủ và rõ ràng

Ngô Thị Thanh Quý trong cuốn “Tìm trong tục ngữ nét văn hoá Việt” in

năm 2010 đã chỉ ra nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của bộ phận cư dân lúa nước nhiều nhất trên đất Việt được đặt ra trong những mối liên hệ hệ thống

Trang 9

Nhìn chung, đã có một số công trình, tài liệu nghiên cứu về sự phản ánh quan hệ tự nhiên và xã hội trong tục ngữ người Việt, song chưa có ai dành những trang viết dày dặn, tập trung và có hệ thống trong vấn đề này Trên cơ

sở đó, trong thời gian và phạm vi của luận văn chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểm và hoàn thiện dần những vấn đề mà đề tài đặt ra

3 Giới thuyết một số khái niệm

3.1 Khái niệm tục ngữ

Khái niệm tục ngữ với tư cách là một thể loại văn học dân gian

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân

về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian” Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa, hàm súc, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỉ [21, tr.245]

3.2 Khái niệm người Việt

Là bộ phận dân tộc Việt (hay còn gọi là người Kinh) trong 54 dân tộc anh

em sinh sống trên đất nước Việt Nam Dân tộc Việt chiếm đại đa số trong tổng số dân cư sinh sống trên đất nước ta

3.3 Khái niệm tri thức dân gian

Là những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân được đúc kết từ thực tiễn bằng lời nói hoặc không bằng lời nói Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật vì thế hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến,

dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền với thời gian Tri thức dân gian thể hiện

Trang 10

quan điểm và nhận thức của người dân, vì thế có sự khác biệt với nhận thức của giai cấp thống trị cùng thời, đặc biệt là các vấn đề lịch sử và xã hội

3.4 Thế giới tự nhiên

Là toàn bộ những gì tồn tại xung quanh con người Đó là toàn bộ hệ thống phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, là hệ thống giá trị để con người đánh giá và điều chỉnh hành vi trong hoạt động của mình

3.5 Mối quan hệ xã hội

Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, v.v…

Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại, ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và mối quan hệ xã hội trong tục ngữ

- Thống kê, so sánh và đưa ra nhận xét các biện pháp nghệ thuật thể hiện qua hai bộ phận tục ngữ phản ánh thế giới tự nhiên và phản ánh các mối quan hệ xã hội

5 Đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi sử dụng tư liệu

Cuốn “Tục ngữ Việt Nam” do nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn

Đang, Phương Tri biên soạn năm 1975, Nhà xuất bản khoa học Xã hội

- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội được phản ánh trong tục ngữ

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như:

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận cùng với tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1 Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên

Chương 2 Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về các mối quan hệ xã hội

Chương 3 So sánh biện pháp nghệ thuật được thể hiện qua hai bộ phận của tục ngữ phản ánh tri thức về giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội

Trang 12

Chương 1

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN

GIAN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Bằng những câu nói ngắn gọn, súc tích tục ngữ đã “Diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm xã hội, lịch sử của nhân dân lao động” (Gorki) Những kinh nghiệm ấy được rút ra trong lịch sử đấu tranh tự nhiên và đấu tranh xã hội, được thể nghiệm nhiều lần trong nhận thức, đã trở nên thành những chân lý có tính chất phổ biến và được toàn nhân dân lao động công nhận và sử dụng

Đó là những kinh nghiệm lâu đời và có tính chất tập thể được rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng tự nhiên, quá trình dùng sức người biến cải thiên nhiên, hiện tượng tự nhiên, quá trình xây dựng kinh tế sản xuất

1.1 Dự đoán thời tiết

Tục ngữ nói về hiện tượng thời tiết thể hiện óc nhận xét tinh tế của nhân dân Việt Nam Từ đó có một cái nhìn đầy đủ về thế giới tự nhiên và tìm cách ứng phó kịp thời, cải tạo và chinh phục thiên nhiên

1.1.1 Dự đoán thời tiết qua việc chiêm nghiệm những triệu chứng báo

trước của thiên nhiên

Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự thay đổi của thiên nhiên Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách

cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con người có những cách ứng xử, biến đổi

và cải tạo thiên nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn Người Việt từ đó có thể cùng chung sống với thiên nhiên mà không hề bị lệ thuộc vào nó, thông qua những công việc hàng ngày con người đã quan sát,

Trang 13

đúc kết cho mình và những thế hệ đời sau những kinh nghiệm và bài học vô cùng quý báu để con người có thể ứng dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống của mình ở từng thời kỳ và thời điểm khác nhau

Thời tiết luôn là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi Nếu không nắm bắt được những quy luật của thời tiết thì dù người lao động có bỏ ra công sức bao nhiêu cũng không thể thu về lợi ích cho mình Và vì thế, từ buổi bình minh của loài người, người Việt đã đúc kết ra những kinh nghiệm dự báo thời tiết cho mình dựa trên những yếu tố như chiêm nghiệm bằng thời gian, những triệu chứng báo trước của thiên nhiên, qua việc quan sát động thực vật để từ đó ứng dụng

và ứng phó với tự thay đổi của thiên nhiên để canh tác nông nghiệp, phát triển sản xuất

Trước hết, những câu nói ấy ban đầu là câu nói của một cá nhân trong cộng đồng Rồi từ đó, nó được đúc kết kiếm chứng rồi chuyển từ người này sang người khác, nó đã trở thành câu nói của cả cộng đồng người, là tri thức không thể thiếu trong đời sống lao động của con người Việt

Dự đoán thời tiết qua thời gian trong một năm

Thời gian nông lịch của người Việt từ ngàn xưa cho đến nay được chia thành mười hai tháng, từ tháng một đến tháng mười hai hay còn được chia thành bốn mùa xuân, hạ, thu, đông

Căn cứ vào thời gian này mà người dân Việt đã xem xét chiêm nghiệm thời tiết Theo đó, các hiện tượng của thiên nhiên như mưa, nắng, bão, gió đều được đề cập một cách tương đối đầy đủ Người dân Việt đã đúc kết được rằng:

“Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng”

Hết tháng giêng (tháng 1) thì thời gian của một năm trôi qua rất nhanh, qua rằm (qua ngày 15 hàng tháng) thì thời gian của một tháng cũng nhanh chóng

Trang 14

trôi qua Kinh nghiệm này dùng để chỉ thời gian trong năm và trong tháng, theo đó quy định các hiện tượng thời tiết trong năm và trong ngày

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Tháng năm là tháng mùa hè, hiện tượng ngày lớn hơn đêm và ngược lại ở tháng mười, tháng mùa đông Hiện tượng này là hiện tượng thường thấy ở khu vực bắc bán cầu Người dân Việt từ xa xưa đã quan sát và nhận thấy rõ điều này Kèm theo hiện tượng ngày đêm, họ còn có nhận xét tinh tế trước sự biến đổi của thời tiết Không những có sự khác biệt giữa mùa này, mùa kia mà còn có sự thay đổi rõ nét trong một mùa

“Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”

Ba tháng trong mùa xuân thời tiết rét nhưng cái rét ở mỗi tháng cũng có sự khác nhau Trong ba tháng ấy, cái rét tháng ba được người dân chú ý và đề cập nhiều hơn cả, đó là cái rét gắn liền với truyền thuyết của người Việt, là cái rét cuối cùng trong một năm nhưng cũng là cái rét ghê gớm nhất

“Tháng ba bà già chết cóng (chết rét).”

“Tháng ba chó già lè lưỡi.”

Nói về sự khác biệt giữa thời tiết trong một năm người dân đã đưa ra những bài học kinh nghiệm đúc rút từ muôn đời mà cho đến nay điều đó vẫn hoàn toàn đúng và có giá trị Bốn mùa trong năm ứng với những hiện tượng thời tiết khác nhau

“Đầu năm sương muối, cuối năm gió bấc (nồm, đông).”

Hay:

“Mùa đông mưa dầm gió bắc, mùa hè mưa to gió lớn,

mùa thu sương sa nắng gắt.”

Mùa đông gắn liền với hiện tượng giá rét, mùa hè oi nóng nắng và thường có mưa nhiều

“Mùa đông chết se, mùa hè chết lụt.”

Trang 15

Hiện tượng thời tiết mưa cũng thường xuất hiện và khác nhau ở mỗi mùa

“Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.”

Các hiện tượng thiên nhiên còn thay đổi theo thời gian trong một ngày

“Sáng ướt áo, trưa ráo thóc.”

Hay:

“Sáng mưa, trưa tạnh.”

Các hiện tượng thời tiết như thế thường là kiểu hiện tường thời tiết thường thấy ở khu vực miền bắc nước ta đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình

Hiện tượng mưa là kiểu thời tiết được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tục ngữ và gần như mỗi tháng, mỗi mùa, kiểu hiện tượng thời tiết này lại có

sự biến đổi dễ nhận thấy

“Mùa đông mưa dầm gió bắc, mùa hè mưa to gió lớn,

mùa thu sương sa nắng gắt.”

Dựa vào các tháng:

“Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn”

“Tháng chín mưa rươi, tháng mười mưa cũ”

“Tháng bảy nước nhảy lên bờ”

Hiện tượng mưa gió còn được dân gian dựa vào thời gian trong một ngày

“Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.”

Với những chiêm nghiệm của mình từ cuộc sống hàng ngày người dân

đã đúc kết ra được kiểu thời tiết mưa không kéo dài qua giờ ngọ và hiện tượng gió không kéo dài qua giờ mùi Những chiêm nghiệm nhận biết từ cuộc sống ấy giúp cho người dân sắp xếp công việc của mình trong một ngày, một

Trang 16

tháng và trong cả một năm Điều đó có lợi cho việc sản xuất, nuôi trồng của người dân từ xa xưa cho tới nay

Ngoài kiểu thời tiết mưa gió nhân dân ta còn đề cập đến hiện tượng nước triều dâng căn cứ theo thời gian trong năm Tục ngữ khẳng định:

“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm.”

Hiện tượng bão lụt:

“Ông tha nhưng bà chẳng tha, hãy còn cái lụt mồng ba tháng mười.”

Hàng năm cứ đến hai mươi tháng chín và mồng năm tháng mười là hai ngày con nước dâng Vì chỉ ra được đặc điểm này nên người dân đã đưa ra được các phương án phòng chống thiên tai xảy ra trong năm

Ngoài ra, ông cha ta còn dự đoán các hiện tượng thời tiết dựa vào các triệu chứng báo trước của thiên nhiên Điều này, cho thấy óc nhận xét tinh tế của nhân dân ta Họ không chỉ dừng lại ở việc trông trời trông đất, khả năng quan sát mà còn trông mây trông mưa để có thể phòng chống và tránh được những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai

Tục ngữ phản ánh tất cả những kiểu thời tiết, hiện tượng của thiên nhiên nhưng xét trong tổng số những câu tục ngữ nói về các hiện tượng tự nhiên thời tiết trong Tục ngữ Việt Nam, số câu tục ngữ nói về mưa và nắng là nhiều nhất Bởi lẽ mưa nắng quyết định việc được mất trong sản xuất nông nghiệp người dân chú trọng hai kiểu thời tiết này dưới nhiều góc độ và quan sát chúng, dự báo dựa vào những triệu chứng báo trước của thiên nhiên

Trước tiên đó là kiểu thời tiết mưa Hiện tượng này được người bình dân đề cập bởi nó là yếu tố quyết định đến được mùa hay mất mùa của sản xuất Có mưa mới có nước cày bừa, cấy hái, chăm bón Nhưng mưa quá nhiều

sẽ dẫn tới lũ lụt, sản xuất mất trắng mà mưa quá ít sẽ dẫn tới hạn hán, ruộng đồng khô nứt không canh tác được

Trang 17

Những hiện tượng báo hiệu trời mưa được quan sát qua các kiểu hiện tượng báo trước như: mống, ráng, sấm, chớp, thâm, gió…

Hiện tượng “mống” được nhân dân quan sát với nhiều trạng thái và vị trí Kinh nghiệm cho thấy: hễ khi nào có mống thì nhất định sẽ có mưa thậm chí có lụt

“Mống cao gió táp, mống rạp mưa dầm.”

“Mống cao gió táp, mống áp mưa rào.”

Khi trời có mống vàng và trắng thì kiểu thời tiết khác nhau Mống trắng thì có mưa còn mống vàng thì không thể

“Mống vàng trời nắng, mống trắng trời mưa”

Ngay cả việc mống xuất hiện ở vị trí nào cũng là đặc điểm để báo trước cơn mưa và sự nặng nhẹ của nó

“Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.”

Khẳng định khả năng quan sát và óc nhận xét tinh tế của người bình dân còn cho ta biết được khi nào có lũ lụt còn khi nào có mưa bình thường dựa vào việc quan sát mống

“Mống dài thời lụt, mống cụt trời mưa.”

Rõ ràng, bằng việc quan sát ấy đã giúp cho việc cày cấy, chăm sóc và phát triển sản xuất của người dân một cách thuận lợi và dễ dàng hơn Người dân từ đó cũng biết cách đề phòng phản ứng trước những thay đổi thất thường của thời tiết

Ngoài hiện tượng mống thì hiện tượng “ráng” cũng báo trước những cơn mưa hoặc không Hiện tượng này cũng dựa vào màu sắc là chủ yếu

“Ráng vàng thời nắng, ráng trắng thời mưa.”

Hay:

“Ráng mỡ gà thời gió, ráng mỡ chó thời mưa.”

“Ráng mỡ gà ai có nhà thì chống.”

Trang 18

Nhân dân ta đã quan sát các triệu trứng báo trước của thiên nhiên và đặc biệt đã chú ý đến hai hiện tượng của trời đó là sấm, chớp

“Chớp thừng chớp chão chẳng bão thì mưa.”

“Chớp đằng đông mua dây mà tát.”

“Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa.”

Theo quan niệm của dân gian, thông thường cứ có chớp thì trời sẽ đổ mưa, đặc biệt là khi có chớp đằng đông Những cơn mưa này thường là mưa lớn thậm chí còn có thể gây bão

Dự báo thời tiết mưa người bình dân còn dựa vào thâm, sầm hay màu sắc của bầu trời

“Thâm đông, trống bắc hễ nực thì mưa.”

Hay:

“Sầm đông thời mưa, sầm dưa thời khú, sầm nhũ thời chửa.”

“Sầm đông sang bắc, tía tây, chó đen ăn cỏ trời này thì mưa.”

Ngoài ra, quan sát mặt trời, mặt trăng, mây, sao… để dự báo thời tiết,

đó là:

“Mặt trời có quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.”

“Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.”

Hay:

“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.”

“Vàng mây thời gió, mây đỏ thời mưa.”

Dựa vào các ngôi sao:

Trang 19

“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.”

“Một ngôi sao, một ao nước.”

Rõ ràng rằng, theo kinh nghiệm của dân gian, khi mặt trăng có quầng thì trời sẽ hạn hán, có tán tản ra bên ngoài thì trời sẽ có mưa Hay khi có mây xanh thì trời nắng, mây trắng thì trời sẽ đổ mưa Cũng căn cứ vào kiểu thời tiết này thì cứ trời có ít sao thì sẽ có mưa lớn, nhiều sao thì không mưa mà có nắng to Dựa theo đó mà người dân sẽ biết phải phòng chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán như thế nào và nhắc nhở mọi người trong việc trồng cây, hoa màu và con giống để có thể có được năng suất cao khi gặp phải những thay đổi bất thường Từ những kinh nghiệm trông trời, trông đất này mà người dân đã có được những kinh nghiệm trong gieo trồng, chăn nuôi, giúp họ biết trước được

sẽ được hay mất mùa

Ngay từ buổi bình minh con người đã khẳng định được khả năng về trí tuệ của mình Những kinh nghiệm ấy xét trên lĩnh vực khoa học thì nó chỉ là việc dự báo thời tiết một cách đơn thuần nhưng xét trên một góc độ khác thì

đó là cả cách nhìn, nhận xét, đánh giá, nhận xét tinh tường của thế hệ trước

mà cho tới ngày nay nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị Nó thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nhận biết của người nông dân về hiện tượng diễn ra quanh mình

1.1.2 Dự đoán thời tiết qua việc quan sát động vật

Người xưa đã có câu

“Kiến dọn tổ, trời mưa.”

Hay:

“Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa.”

Hiện tượng mưa nắng tiếp tục được người dân Việt đề cập thông qua việc quan sát động vật và thực vật Người dân chú ý đến các loại động vật như

Trang 20

kiến, cóc, ếch, én, quạ, chuồn chuồn Trong đó có thể nói rằng con kiến được người dân Việt chú ý hơn cả:

“Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.”

“Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thủy.”

Dân gian thường đề cập đến kiến để báo hiệu trời mưa hoặc báo hiệu những cơn mưa lớn, gây lụt lội Con kiến là con vật nhỏ bé, thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết Nếu nó xuất hiện theo đàn thì thời tiết nhất định sẽ có mưa thậm chí có thể gây ra lụt lội

Không những trong tục ngữ Việt Nam xuất hiện những chi tiết, hình ảnh này mà ở trong tục ngữ của những dân tộc khác cũng được đề cập đến Cùng với loài kiến, tục ngữ vẫn thường nhắc nhở con cháu

“Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa.”

Và vì thế, người đời vẫn truyền nhau rằng “Con cóc là cậu ông trời” và cứ mỗi khi cóc nghiến răng là trời đổ mưa Theo kinh nghiệm của cha ông thì câu tục ngữ này lý giải bằng một câu chuyện “Cóc kiện trời” điều này cho ta thấy người dân Việt không chỉ quan sát bằng thị giác mà còn quan sát bằng thính giác Mọi quan sát ấy đều rất tinh vi, tinh tế

Ngoài ra con ếch cũng là một hình ảnh của những cơn mưa đầy nước

“Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.”

Đó là những quan sát của người dân Việt với những âm thanh, hình ảnh hàng ngày có thể nhìn thấy, nghe thấy, trông thấy được Trong tục ngữ Việt còn có bộ phận những câu tục ngữ đuợc quan sát qua hình ảnh những con chim, trong đó hình ảnh của những con chim én, con quạ, con sáo được nhân dân ta chú ý và đề cập đến như là những biểu tượng báo trước kiểu thời tiết mưa nắng

“Ác lắm thì ráo, sáo lắm thì mưa.”

“Quạ tắm thì nắng, sáo tắm thì mưa.”

Trang 21

Hay:

“Én bay thấp, mưa ngập cầu ao.”

“Én bay cao mưa rào lại tạnh.”

Người nông dân trong quá trình làm việc đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho mình Khi làm việc trên đồng ruộng họ nhìn thấy những hiện tượng thường xuyên diễn ra và đúc rút được những kinh nghiệm quý báu

ấy Loài vật có mối quan hệ mật thiết với việc sản xuất của người dân Từ đó,

họ dựa vào những loài vật ấy để dự báo thời tiết nhằm sản xuất cho kịp thời

vụ tránh được những thiệt hại cho việc chăm bón và nuôi trồng Kinh nghiệm

ấy là những bài học không thể nào thiếu được trong việc sản xuất của người dân

1.1.3 Dự đoán thời tiết qua việc quan sát thực vật

Ngoài một số loài vật được nhân dân quan sát như là một đối tượng để

dự báo thời tiết, người nông dân còn căn cứ vào một số loài thực vật, cây cỏ Người nông dân ấy nhận biết một cách sâu sắc cần chú ý đến thời tiết, hiện tượng mưa nắng để có biện pháp ứng phó kịp thời trong sản xuất Trong khi không có các dụng cụ chuyên nghiệp để dự báo thì người nông dân chỉ có biện pháp là căn cứ vào những dấu hiệu xung quanh mình

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của những loại động thực vật vì thế ngoài việc căn cứ vào những loài động vật người dân còn dựa vào những loài thực vật có những thay đổi nhạy cảm với các loại hiện tượng thời tiết Một số loài thực vật được nhân dân để ý đến nhiều có thể kể đến như cỏ gà, rễ si, lá tre …

Trong đó, cây cỏ gà được nhắc đến nhiều hơn cả

“Trời đương nắng cỏ gà trắng thì mưa.”

“Cỏ gà màu trắng điềm nắng đã hết.”

Trang 22

“Mùa hè đương nắng, cỏ gà trắng thì mưa.”

Cây cỏ gà có hiện tượng đổi sang màu trắng là điềm báo trước những cơn mưa Mỗi khi nhìn thấy cỏ gà có màu trắng thì người dân chắc chắn sau

đó sẽ có mưa to, ngay cả khi trời đương nắng

Ngoài hiện tượng cỏ gà trắng, người dân còn thấy hiện tượng rễ si mỗi lần đâm ra trắng xóa thì khi ấy trời sẽ có gió lớn, mưa to

“Rễ si đâm ra trắng xóa, mưa to gió lớn hẳn là tới nơi.”

Trái với việc dự báo thời tiết mưa nắng, báo trước mùa rét tới, người dân lại căn cứ vào sự thay đổi của những lá tre

“Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc tới.”

Rõ ràng với những cây cỏ, thực vật vô cùng nhỏ bé mà gũi với đời sống hàng ngày của người dân mà nhân dân ta đã đưa ra những kinh nghiệm vô cùng quý báu, dự báo thời tiết, dự đoán trước được sự thay đổi bất ngờ bất thường của thiên nhiên Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được sự gắn bó của nhân dân với công việc lao động mà từ đó mới nảy sinh và quan sát được những mối liên hệ mật thiết giữa những cây cỏ thực vật với thời tiết

Tục ngữ nói về thiên nhiên, thời tiết ra đời và phát triển trong thực tiễn đấu tranh và chinh phục thiên nhiên của người Việt Nó phản ánh mối quan hệ tích cực của con người đối với tự nhiên – tích cực vì nó nhằm tìm hiểu, cải tạo thế giới tự nhiên Sự cải tạo ấy một mặt thể hiện ở khuynh hướng lợi dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có mặt khác tìm cách phát huy sự tác động của con người vào điều kiện tự nhiên ấy để lao động sản xuất có kết quả Từ việc làm ấy, nhân dân ta đã tìm cách để áp dụng vào sản xuất trong công việc trồng trọt cũng như chăn nuôi và các hình thức lao động khác

Trang 23

1.2 Ứng dụng trong việc canh tác nông nghiệp

Trong cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày, nhân dân ta luôn chú trọng đến diễn biến của thời tiết và nhận xét các hiện tượng của nó Từ đó, trải qua nhiều thời kỳ, nhân dân ta đã tích lũy được những kinh nghiệm và tổng hợp tương đối chính xác diễn biến khí hậu trong cả năm Những kinh nghiệm ấy

có phần phù hợp với khoa học và thực tiễn đã có những tác dụng nhất định trong quá trình đấu tranh với thiên tai, đảm bảo sản xuất có kết quả

1.2.1 Ứng dụng trong trồng lúa

Trong bộ phận câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động thì phần lớn là những câu tục ngữ nói về nghề trồng trọt, mà chủ yếu là nghề trồng lúa nước Như chúng ta đã biết suốt thời kỳ phong kiến, lao động sản xuất của nhân dân

ta vẫn là sản xuất nông nghiệp Cho tới ngày nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, cư dân người Việt sinh sống chủ yếu trên dải đồng bằng sông và đồng bằng ven biển Vì thế, nghề trồng lúa nước là một nghề chiếm ưu thế Dựa vào các điều kiện tự nhiên sẵn có mà nhân dân ta đã biết áp dụng trong lao động sản xuất để thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất Điều này thể hiện rõ ràng trong tục ngữ, nó được chứng minh bằng việc số lượng của những câu tục ngữ nói về nghề trồng lúa chiếm đại đa số, trong đó mọi mặt của việc trồng lúa nước đều được đề cập một cách đầy đủ và rõ nét từ việc nhận thức

về đặc tính của những loại lúa khác nhau cho đến kinh nghiệm làm mạ, cày bừa, cấy lúa và chăm bón… tất cả đều được thể hiện một cách đầy đủ và sinh động trong tục ngữ của người Việt

Trước hết đó là những kinh nghiệm về nhận thức những đặc tính của những loại lúa khác nhau ở Việt Nam

“Lúa chiêm là lúa bất nghì, cấy trước trổ trước chẳng thì đợi ai.”

“Chiêm xấp xới, mùa đợi nhau.”

Trang 24

“Lúa ré là mẹ lúa chiêm.”

“Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay.”

“Chiêm cứng ré mềm.”

“Chiêm hơn chiêm sít, mùa ít mùa nở.”

Kinh nghiệm làm mạ

Trước hết, theo người bình dân muốn gieo mạ tốt thì phải kén được

giống tốt “Gieo mạ còn phải kén giống” Đó là khâu đầu tiên, quan trọng

để có một mùa màng bội thu Cây lúa không tự nhiên lên được nếu không

có sự chọn giống và bàn tay chăm chút, tỷ mỉ của con người Điều đó được khẳng định trong câu tục ngữ:

“Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa.”

Sau khi kén được giống tốt công việc gieo mạ cũng phải chú ý và quan tâm đến Trước tiên đó là quan tâm đến nơi gieo mạ Mỗi vụ chiêm, vụ mùa công việc làm mạ cũng khác nhau Mỗi vụ còn có yêu cầu riêng khi cấy lúa

“Mạ chiêm ba tháng không già, mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non”

Thời điểm để có thể đem mạ ra ruộng cấy ở mỗi vụ là khác nhau Vụ chiêm mạ trên nền ruộng thường kéo dài ba tháng, mạ mùa thông thường kéo dài một tháng rưỡi là có thể cấy được

Trước khi đem gieo mạ, người dân cũng cần chú ý đến chất lượng mạ giống:

“Mùa nứt nanh, chiêm xanh đầu.”

Đó là những yêu cầu về kĩ thuật khi gieo mạ Vào vụ mùa, hạt thóc cần phải bật vỏ ở phía đầu, mùa chiêm thì hạt thóc cần phải bắt đầu mọc mầm mới có thể gieo được Bên cạnh đó, địa điểm gieo cũng cần có những yêu cầu nhất định:

“Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao thấp.”

Trang 25

Rõ ràng, với mỗi thời vụ khác nhau người dân đã tìm được những đặc điểm riêng biệt để có thể áp dụng sao cho hợp lý Kèm theo đó, kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy, mạ già bao giờ cũng dễ cấy và lên nhanh hơn, lúa tốt hơn so với mạ non

“Già mạ tốt lúa.”

“Mạ già ruộng ngấu.”

“Mạ úa thì lúa chóng xanh.”

Mạ đủ ngày đủ tháng cứng cây thì cấy xuống, lúa chóng bén rễ, chóng lên Muốn cho lúa trổ bông vào đúng thời gian thì phải gieo mạ vào thời gian thích hợp Việc gieo mạ cũng phải căn thời gian đúng, nếu không cũng không thể có được mạ đẹp

Gieo mạ phải căn vào thời gian là buổi trưa trong ngày còn những thời gian khác cũng không phải là thời gian tốt nhất để gieo:

“Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa.”

Trong vụ, thời gian xuống mạ là lúc:

“Lúa trỗ ngả mạ, vàng rạ thời mạ xuống dược”

Sau khi đã xuống mạ lấy giống để cấy, người nông dân bắt đầu chăm chút cho khu ruộng để chuẩn bị cấy lúa Khâu cày bừa là khâu tiếp theo

nhưng vô cùng quan trọng Với người nông dân “Tấc đất tấc vàng” khi

khoa học còn chưa phát triển thì người nông dân dùng chủ yếu là sức kéo của động vật là chính để làm việc Con vật luôn gắn liền với công việc cày bừa của họ chính là con trâu Hình ảnh con trâu đi vào cuộc sống lao động như là một phần không thể thiếu được Nó tạo nên hình ảnh biểu trưng của nền văn hóa lúa nước nông nghiệp ở nước ta Họ quan niệm:

“Làm ruộng không trâu làm giàu không thóc.”

Họ cũng cho rằng “Cày sâu tốt lúa”, “ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”

Trang 26

Khi cày bừa họ cũng chú ý tới “Cày chạm vó, bừa mó kheo” Dụng cụ

cày bừa thì cũng phải được thiết kế theo đúng kĩ thuật thì mới thu được hiệu quả cao

“Răng cày tám cái còn thưa, lưỡi cày tám tấc đã vừa luống to.”

Ngoài biện pháp cày bừa, người nông dân còn có kinh nghiệm cày ải, phơi đất tập quán này có từ lâu đời Nó được tiến hành sau khi thu hoạch lúa mùa và chuẩn bị cho vụ lúa chiêm, làm đất ải ra, phơi khô sẽ làm đất tơi xốp, sạch cỏ trên đồng ruộng từ đó cây lúa được cấy xuống sẽ có điều kiện tốt nhất để phát triển Thời gian cày và phơi đất cũng phải có ngày có tháng Sau khi phơi thì tháo nước vào đồng ruộng rồi mới cày bừa Làm được như vậy thì ruộng đất sẽ màu mỡ và dễ canh tác hơn Vì thế nhân dân thường có câu:

“Hòn đất nỏ bằng giỏ phân.”

“Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.”

“Chiêm thối cỏ mùa nỏ đất.”

“Ải thâm không bằng dầm ngấu.”

Tuy nhiên không phải vụ nào cũng làm ải và phơi đất được Việc này phụ thuộc vào thời gian nông lịch của từng nơi, từng thời điểm Nếu vụ mùa người dân tiến hành cày ải thì vụ chiêm họ tiến hành xả nước vào ruộng để ngâm Tập quán này đã có từ lâu đời và được nhân dân sử dụng như là một công thức trong việc trồng lúa

Sau khi ruộng đã được cày bừa kĩ, mạ đã đanh dảnh, cứng cáp có thể mang

ra cấy lúa Công việc này diễn ra bởi nhiều công đoạn Trước tiên phải nhổ

mạ tránh không bị đứt rễ nếu là mạ dược và đánh mạ ra đồng nếu là mạ nền cứng Sau đó mới tiến hành cấy Đây là công việc tất yếu của nhà nông trong mỗi vụ mùa màng

Trang 27

Kinh nghiệm của người dân cũng chỉ ra rằng cấy thưa thì tốt hơn cấy mau

và bừa kỹ:

“Cấy thưa hơn bừa kỹ”

“Cấy thưa thừa thóc, cấy mau dốc bồ”

“Cấy thưa thừa thóc, cấy dầy cóc được ăn”

“Thừa mạ thì bán chớ có rậm (hay ráng) ăn rơm.”

“Với vụ mùa yêu cầu cấy sâu hơn so với vụ chiêm.”

“Lúa mùa thì cấy cho sâu, lúa chiêm thì gãy cành dâu mới về.”

“Tháng sáu thì cấy cho sâu, tháng chạp cấy nhảy cau mà về.”

“Cấy tháng sáu máu rồng, cấy tháng chạp đạp không ra.”

“Chiêm tháng chạp dẫm đạp không ra.”

“Vụ mùa cấy cao vụ chiêm cấy trũng.”

Nhân dân ta khẳng định vụ chiêm và vụ mùa có mối quan hệ mật thiết với nhau Vụ mùa bắt đầu từ tháng sáu, vụ chiêm bắt đầu vào tháng chạp là hợp thời vụ Căn cứ vào thời tiết và thiên nhiên mà thời gian nông lịch của người dân được xác định một cách chính xác Cũng theo đó, cấy vụ mùa thường phải cấy sâu hơn vụ chiêm, vụ chiêm cấy nông và thưa là đạt yêu cầu Mỗi giống lúa cũng có cách thích ứng khác nhau, mỗi mùa cũng có những đặc trưng riêng

“Chiêm se ré lụt.”

“Lúa ré là mẹ lúa chiêm.”

Trang 28

“Chiêm cứng ré mềm.”

“Chiêm hơn chiêm sít mùa ít mùa nở.”

“Chiêm xấp xới mùa đợi nhau.”

Thời tiết phù hợp cho vụ chiêm là khoảng thời gian gió rét, khô hanh,

vụ mùa có nước nhiều Vì thế, vụ chiêm thường cấy bằng mạ nền cứng còn vụ mùa thì cấy bằng mạ dược

“Chiêm nam mùa bắc.”

“Gió đông là chồng lúa chiêm, gió may gió bấc là duyên lúa mùa.”

Kiểu thời tiết khí hậu thích ứng theo mùa Vụ chiêm phải có gió đông,

vụ mùa có gió bấc là điều kiện thích hợp nhất để cho cây lúa phát triển

“Lúa chiêm đứng nép đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Điều kiện để cho lúa phát triển ở mỗi giai đoạn, một thời vụ là khác nhau Để nhận biết được điều này chứng tỏ nhân dân ta phải có khả năng quan sát vô cùng tinh tế mà chính xác

“Gié thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi”

Vụ chiêm thường cấy ít và vụ mùa thì cấy, vụ mùa thì cấy to dẻ và tốn nhiều mạ hơn

Kinh nghiệm của cha ông cũng chỉ ra rằng:

“Phân gio không bằng cấy mò tháng sáu.”

Để khẳng định vai tro fcủa việc cày cấy theo đúng thời vụ trong nông nghiệp Tuy nhiên, vai trò của việc chăm sóc tưới bón cho lúa là điều kiện không thể thiếu được Công việc đầu tiên của việc chăm sóc đó là khâu làm

cỏ

“Một lượt cỏ một giỏ phân”

“Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu”

Trang 29

Có làm cỏ chăm bón tốt thì mới tạo được điều kiện tốt cho lúa sinh trưởng và phát triển kể cả ở vụ chiêm cũng như vụ mùa Sau đó là khâu chăm sóc cho lúa Điều kiện để lúa lên nhanh tốt, điều kiện không thể thiếu đó là nước Lúa lên được phải nhờ nước Ngay từ khi gieo mạ nước cũng phải được cung cấp đầy đủ và thường xuyên thì mới có thể cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường được

“Làm ruộng thì phải đắp đìa, vừa dễ giữ nước khi về dễ đi”

“Muốn đào mương cho ngay thì phải chiêng nước”

Dụng cụ không thể thiếu để chăm sóc, tưới nước cho cây lúa chính là gầu, và người sử dụng cũng phải biết cách thì mới có thể sử dụng được dễ dàng

“Đi tát sắm gầu đi câu sắm giỏ”

“Cao bờ thì tát gầu dai”

Rõ ràng, nước tưới là điều kiện quan trọng quyết dịnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa Là một nước nông nghiệp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa quanh năm lớn cũng là một trong những yếu tố để phát triển nghề trồng luá nước Dựa vào điều kiện ấy nhân ta

đã chỉ ra bài học vô cùng quý giá cho những thế hệ sau So sánh việc chăm bón vun trồng cho cây lúa nhân dân ta đã dùng những biện pháp so sánh rất đắt để chỉ ra vai trò của việc bón phân

Trang 30

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.”

Cũng giống như con người, đẹp lên sang trọng hơn vì quần áo thì cây lúa cũng tốt hơn, phát triển dễ dàng hơn vì phân và vì sự chăm bón chu đáo của người trồng Ngoài việc chống hạn, chống lũ thì việc cấp đủ nước và phân

là yếu tố không thể bỏ qua được

“Ruộng không phân như than không của.”

“Thứ nhất phân ngấu, thứ hai táu tươi.”

Chăm sóc cho ruộng lúa là yêu cầu đầu tiên của việc trồng lúa Ngoài việc biết chọn giống lúa sao cho phù hợp, cần cù chịu khó, phân bón thì việc phòng chống úng lụt, hạn hán cho cây lúa đóng vai trò quan trọng Từ kinh nghiệm trồng, cấy lúa nhân dân ta cũng đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu khác

“Tua rua bằng mặt, cất bát cơm chăm, tua rua đi nằm cơm chăm đã

đoạn.”

“Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi.”

“Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.”

“Tỏ trăng mười bốn được tằm, tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm.”

“Cày ruộng tháng năm, xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười xem trăng rằm mộng tám tháng tư.”

Ngoài việc chỉ ra kinh nghiệm gieo trồng từ khi gieo mạ cho đến khi cấy lúa chăm sóc, nhân dân ta còn chỉ ra việc dựa vào thời tiết để đoán định được mùa hay mất mùa Bên cạnh đó, còn có thể dựa vào việc gieo trồng những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu là cây cau

“Được mùa lúa úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa.”

“Năm trước được cau năm sau được lúa.”

Cây lúa là cây ưa nước, cho nên năm nào mưa nhiều, đủ nước cây không bị hạn hán thì thường được mùa Cây cau là cây trồng trong vườn ưa

Trang 31

cạn nên nếu có nắng nhiều, mưa ít thì được mùa Hai đặc tính này trái ngược nhau cho nên cứ được mùa lúa thì thất bát mùa cau và ngược lại

Ngoài ra nhân dân ta cũng khẳng định:

“Được mùa quéo, héo mùa chiêm.”

“Tre ngà trổ hoa, lúa mùa rồi hỏng.”

Từ những thực tiễn lao động sản xuất mà nhân dân ta đã để lại một kho tàng tri thức nông nghiệp quan trọng về việc trồng lúa từ khâu gieo mạ cho đến khâu chăm bón Tất cả được vẽ lại một cách tỉ mỉ và kĩ càng Điều này cho ta thấy khả năng quan sát nhận biết các sự vật hiện tượng của nhân dân ta

từ ngàn xưa Với những kinh nghiệm ấy ta cũng có thể khẳng định nước Việt

ta xuất phát từ một nước nông nghiệp, cây canh tác chủ yếu là cây lúa nước,

là quê hương của những người thuần nông, hiền lành, chất phác mà có những nhận xét, óc phán đoán tinh tế, sáng tạo để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng to lớn cho muôn đời sau Đó là một kho tàng tri thức vô cùng phong phú

và đa dạng

1.2.2 Kinh nghiệm trồng một số loại cây khác

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên mà cha ông ta còn có thể phát triển một

số loại cây trồng khác ngoài cây lúa là sản phẩm nông nghiệp chính Đó là việc trồng một số loại cây hoa màu Cây hoa màu cũng chiếm một phần không nhỏ trong quá trình canh tác của nhân dân ta mặc dù mỗi loại mang những đặc điểm khác nhau Người dân thường trồng các loại cây này trên vùng đất khô, đất màu mỡ hay còn có thể xen canh gối vụ với cây lúa

“Ruộng cao trồng màu, ruộng sâu cấy chiêm.”

Một số loại hoa màu được nhân dân ta trồng nhiều như cây đỗ, vừng, lạc, dưa, khoai, các loại củ …

Trang 32

Căn cứ vào thời gian trong năm mà ông cha ta đã khẳng định và đưa ra kinh nghiệm trồng trọt trong một năm Không phải mùa nào tháng nào cũng trồng được mà phải dựa vào đặc điểm thời gian và giống cây hoa màu định trồng

“Tháng giêng trồng củ từ, tháng tư trồng củ lạ.”

“Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.”

Theo đó:

“Tháng giêng thiếu mất khoai, tháng hai thiếu mất đỗ.”

“Tháng hai thiếu mất cà, tháng ba thiếu mất đỗ.”

Từ tháng giêng đến tháng tư là thời gian trồng tương ứng với một loại cây hoa màu nhất định: trồng củ từ, cà đỗ… điều này được thể hiện rõ qua những câu tục ngữ vừa nêu

Khoai là loại hoa màu được người dân hay trồng Người dân ta cũng đúc rút được những kinh nghiệm trồng khoai

“Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.”

“Trồng khoai đất lạ gieo mạ đất quen.”

Đối với khoai lang, không nên trồng liên canh trên cùng một mảnh đất

để tránh hiện tượng sâu bọ từ vụ trước Cũng trong quá trình trồng khoai lang cũng cần chú ý đến thời tiết, khí hậu

“Bốc mả kiêng ngày trùng tang, trồng lang kiêng ngày gió bấc.”

Ngoài ra với những loại cây trồng khác, nhân dân ta cũng đưa ra kinh nghiệm phát hiện sâu bệnh cho cây trồng

“Cần xuống, muống lên.”

“Sâu muống thì đen, sâu giền thì trắng.”

“Sâu dưa thì đen, sâu kèn thì trắng.”

Trang 33

Chỉ ra một số kinh nghiệm trồng cây hoa màu khác như trồng cau, trồng dừa, trồng cà cũng đều phải dựa vào thời tiết khí hậu thậm chí là địa hình để trồng

“Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau.”

“Cảnh cau mau chuối.”

“Đom đóm bay ra làm ruộng tra vừng.”

“Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc.”

“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.”

“Đom đóm bay ra trồng cà tra đỗ, tua rua bằng mặt cất bát cơm

chăm.”

Bên cạnh đó, nhân dân ta còn chỉ ra kinh nghiệm trồng mía:

“Gió heo may mía bay lên ngọn.”

“Mía tháng bảy nước chảy về ngọn.”

Và những kinh nghiệm chăm bón, chăm sóc:

“Ba tháng trông cây chẳng bằng một ngày trông quả.”

“Chắc rễ bền cây.”

“Giồng cây theo gió, cấy lúa theo mưa.”

Người dân đã truyền cho nhau nghe những kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt Phải khẳng định rằng đó là những kinh nghiệm dân gian về kiến

Trang 34

thức trồng trọt trong nông nghiệp từ ngàn xưa nhưng cho đến nay những bài học ấy, những tri thức ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó

1.3 Ứng dụng trong chăn nuôi

1.3.1 Kinh nghiệm đánh bắt cá

Ở nước ta cùng với nghề trồng trọt thì nghề đánh cá, chăn nuôi trồng dâu nuôi tằm cũng chiếm những vị trí quan trọng trong đời sống lao động của nhân dân Điều đó được phản ánh khá đầy đủ trong những câu tục ngữ nói về chăn nuôi

Nhân dân thường nói:

“Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, tam thứ canh điền.”

Nghĩa là nuôi cá là nghề thu lại lợi nhuận kinh tế cao nhất, sau đó mới đến làm vườn và làm ruộng Trong nghề nuôi cá, dân gian có cả một kho kinh nghiệm về chăn thả và đánh bắt

Điều kiện để nuôi thả cá:

Trang 35

Rõ ràng, những kinh nghiệm đó cũng chỉ ra rằng, trong quá trình nuôi

nếu mật độ thả cá thưa, thả ít thì đến khi thu hoạch sẽ thu được cá to và ngược

lại Điều đó cũng thật dễ hiểu, cá cũng giống như những loài vật khác, chúng

cần đến lượng lớn khí ôxi để thở cho nên nếu nuôi cá mà nuôi với mật độ quá

dầy là không đạt được kết quả Kinh nghiệm chỉ ra rằng mật độ càng thưa thì

càng có cá to

Đồng thời người dân cũng chỉ ra kinh nghiệm trong quá trình nuôi, đó

là điều kiện sinh trưởng của chúng Cá mè ăn nổi, sống ở tầng trên, cá chép

sống ở tầng giữa Vì thế, hai loài cá này có thể thả chung với nhau được

Người dân cũng quan sát thời điểm để đánh bắt cá được nhiều nhất Họ

chỉ ra kinh nghiệm đi lưới Dựa vào kinh nghiệm này chúng ta được biết

muốn bắt cá thì nên đi vào buổi sáng, còn muốn bắt được mẻ có nhiều tôm thì

đi đánh bắt vào buổi chiều Bởi lẽ theo đặc tính ăn uống của chúng, đây là

thời điểm cá và tôm đi ăn nên đó cũng là thời điểm dễ đánh bắt nhất

“Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.”

Còn đối với những người dân miền biển, họ cũng nhận xét và đưa ra

được những thời điểm đi lưới thích hợp với từng giống cá

“Sương quánh cá thu, sương lu cá thửng, còn sương lơ lửng gãi nan, tôm hẹ mực ống đầy tràn sân phơi.”

Những kinh nghiệm ấy quả đã chứng tỏ sự yêu thích và gắn bó mật

thiết với cuộc sống lao động của những người lao động xưa Đồng thời cũng

khẳng định khả năng quan sát và nhận xét tinh tế của những người bình dân

xưa Bởi lẽ, những kinh nghiệm ấy vẫn được các thế hệ sau sử dụng như là

những công thức không thể nào thay đổi được

Trang 36

1.3.2 Kinh nghiệm chăn thả gia súc gia cầm

Trước tiên đó là kinh nghiệm chọn giống Việt Nam là nước nông nghiệp điển hình Trâu là con vật có vai trò lớn trong sản xuất nông nghiệp Công việc chính của nhà nông như cày bừa, vận chuyển thóc gạo đều do trâu đảm nhiệm Trâu gắn bó thân thiết với cả đời người nông dân vì thế nó đã

đi vào đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Việt Nam từ xa xưa Hình ảnh con trâu đã được thể hiện trong văn học dân gian, đặc biệt là thể hiện trong tục ngữ Việt Nam một cách đậm nét

Hình ảnh con trâu trong tục ngữ trước hết là hình ảnh được biểu hiện hiển ngôn Trong hai con vật thân quen với cuộc sống của người nông dân là trâu và bò thì trâu được đánh giá cao hơn bò:

“Trâu gầy cũng tày bò giống.”

“Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc”

Muốn có trâu hay, cày khỏe thì cần phải biết chọn trâu giống tốt Tục ngữ nêu lên kinh nghiệm mua trâu:

“Trâu hoa tai, bò gai sừng.”

“Lang đuôi thì bán, lang trán thì cày.”

“Trâu cổ cò, bò cổ giải.”

“Trâu tóc chóp, bò mũ mấn.”

“Trâu nghiến hàm, bò bạch thiệt.”

Trang 37

“Đầu thanh cao tiền, thấp hậu chẳng tậu thì sao.”

Trâu sừng to, cân đối là trâu khỏe Cổ trâu dài, cổ bò ngắn và to là loại trâu bò kéo khỏe Trâu khỏe và nhanh có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc sản xuất Trâu là con vật đóng vai trò hàng đầu của nhà nông:

“Con trâu là đầu cơ nghiệp”

Muốn làm giàu thì phải nuôi trâu, đặc biệt là trâu nái vừa cày vừa sinh sản và bán trâu giống là có cơ hội giàu có:

“Muốn giàu nuôi trâu nái, muốn lụn bại nuôi bồ câu”

Tuy nhiên, việc “tậu trâu” là việc hệ trọng tương đương với “lấy vợ,

làm nhà” và chọn trâu tốt không phải là công việc dễ dàng

Văn hóa nghề nông thể hiện rất rõ qua công việc cày cấy, mối quan hệ giữa người với trâu Trâu không còn là con vật mà là người bạn cùng làm nông, họ thường tâm tình tha thiết với trâu về công việc cày cấy

Tục ngữ thường lấy hình ảnh con trâu để nhận xét về các quan hệ trong

xã hội Trong xã hội xưa, những thế lực thống trị thường tranh chấp nhau làm cho dân tình tang thương khốn khổ, để biểu thị sự so kè, ghen ghét nhau của các quan chức thời phong kiến, tác giả dân gian đã dùng hình ảnh “trâu buộc”

Trang 38

sinh Rồi mai đây, con trâu không còn kéo cày trên cánh đồng nhưng hình ảnh con trâu trong ca dao, tục ngữ là một kho bảo tàng sống động về sinh hoạt làng quê và phong tục tập quán gắn với nghề nông một thời

Trong số những con vật gần gũi với con người, không ai không nhắc đến con chó Vì thế, khác với loài vật khác, hình ảnh chú chó xuất hiện khá nhiều trong tục ngữ Việt Nam Mộc mạc, chân tình nhưng đầy ý nhị - những câu tục ngữ Việt Nam mượn hình ảnh con chó để diễn đạt một điều gì đó trong cuộc sống, điều ấy quả là độc đáo

Kinh nghiệm chọn chó

“Trán bánh chưng, lưng tôm càng.”

“Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt.”

“Nhất bạch nhì hoàng, tam khoang, tứ đốm.”

“Dù ai buôn bán trăm nghề, chẳng bằng mua chó huyền đề bốn chân.”

“Chó khôn tứ túc huyền đề, tai thì hơi cụp đuôi thì cong cong.”

Kinh nghiệm chọn gà:

“Con chó huyền đề, con gà năm móng đem về mà nuôi.”

Đây đều là những kinh nghiệm được đúc kết từ trong quá trình chăn nuôi của gia đình Cho đến ngày hôm nay, những kinh nghiệm dân gian đó vẫn được mọi người nhắc đến và áp dụng để chăn nuôi có hiệu quả Rõ ràng

đó là những bài học vô cùng quý báu của nhân dân ta để lại từ bao đời nay

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ở bình diện khái quát thì chương 1 đã đề cập đến việc con người Việt

đã khám phá và chinh phục thiên nhiên từ xa xưa Họ sống gần gũi và gắn bó với thiên nhiên để từ đó tìm ra những mặt tích cực để dựa vào đó mà canh tác, nuôi trồng đồng thời tìm ra những mặt tiêu cực để khắc phục, hạn chế để có những hiệu quả lao động tốt nhất

Sự hài hòa ấy chứng tỏ từ ngàn xưa con người đã có những cách nhận xét rất tinh vi, tinh tế mà chính xác Đồng thời cũng cho chúng ta thấy khả năng phán đoán và khả năng nhìn nhận vấn đề của người Việt xưa

Đó có thể coi là một kho tàng tri thức dân gian vô cùng quý báu của người xưa Nó tạo nên một nền văn hóa nông nghiệp đa diện, đa sắc màu

Trang 40

Chương 2

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN

GIAN VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

Các mối quan hệ xã hội được phản ánh đầy đủ trên hai phương diện: đó là các mối quan hệ trong gia đình Việt và các mối quan hệ ngoài xã hội Đó là những mối quan hệ phong phú, phức tạp và sâu rộng phản ánh muôn mặt của đời sống tạo nên một xã hội thống nhất và vẹn toàn nằm trong những khuôn mẫu, thể chế nhất định

2.1 Mối quan hệ trong gia đình

2.1.1 Mối quan hệ giữa ông bà - cháu, cha mẹ - con:

Sự nghiệp của gia đình do ông bà, cha mẹ xây dựng và tạo lập Thế hệ sau là con cháu tiếp nối, lưu truyền và phát triển Trong gia đình, đó là mối quan hệ ruột thịt thiêng liêng, cao cả Tục ngữ đã coi mối quan hệ ấy như là một đối tượng phản ánh không thể tách rời:

“Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có nguồn”

Trước tiên, đó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái Nó được phản ánh sâu sắc mà đầy đủ trong tục ngữ, thể hiện cách nghĩ, cách sống và cách cảm của người Việt

Đó là sự yêu thương, lo lắng bảo vệ con của những đấng sinh thành Dù

ở bất kỳ nơi đâu, làm gì, cha mẹ luôn hướng về những đứa con của mình, bởi

lẽ con cái là nguồn động viên tinh thần không thể thiếu, không thể tách rời của cha mẹ:

“Cá chuối đắm đuối vì con”

Gia đình có chức năng tái sản xuất con người và duy trì nòi giống Người xưa đã khẳng định trong tục ngữ:

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh(1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1998
2. Trần Thị Thúy Anh (1999), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ
Tác giả: Trần Thị Thúy Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
3. Toan Ánh (1971), “Tục ngữ ca dao miền Bắc”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr. 24 – 53, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao miền Bắc”, "Tạp chí Nghiên cứu văn học
Tác giả: Toan Ánh
Năm: 1971
4. Nguyễn Nhã Bản (2005), Đặc trƣng cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao, NXb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trƣng cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Năm: 2005
6. Nguyễn Duy Cách (2001), Tri thức về lao động sản xuất qua ca dao, tục ngữ , Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 4), tr. 15 - 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Nguyễn Duy Cách
Năm: 2001
7. Nguyễn Phan Cảnh (1965), Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch qua lời kêu gọi, Tạp chí Văn học (số 6), tr. 13 -23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch qua lời kêu gọi
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Năm: 1965
8. Nguyễn Đổng Chi (1967), Văn học dân gian là một kho tàng quý báu cho sử học, Tạp chí Văn học (số 1), tr. 94 – 98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1967
9. Nguyễn Đức Dân (1987): Đạo lý trong tục ngữ, Tạp chí Văn học Hà Nội (số 5), tr. 57 – 66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1987
10. Chu Xuân Diên (1969), Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện đại, Tạp chí Văn học (số 4), tr. 34 -53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn học
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1969
11. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1975
12. Phan Thị Đào (1997), Tỉnh lƣợc nhƣ là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ, Tạp chí Văn hoá Dân gian (số 3), tr 88 – 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn hoá Dân gian
Tác giả: Phan Thị Đào
Năm: 1997
13. Phan Thị Đào (1999), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, NXB Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: NXB Thuận Hoá
Năm: 1999
14. Phan Thị Đào, Phan Trọng Hoà (1995), Về nội dung của một số câu tục ngữ, Tạp chí Văn hoá dân gian (số 2), tr 83 – 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn hoá dân gian
Tác giả: Phan Thị Đào, Phan Trọng Hoà
Năm: 1995
15. Phan Thị Đào (1997), Tỉnh lƣợc nhƣ là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh lƣợc nhƣ là một yếu tố cấu thành thi pháp tục ngữ
Tác giả: Phan Thị Đào
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1997
16. Cao Huy Đỉnh (1972), Phương thức sáng tác dân gian và văn học dân gian, Tạp chí văn học, (số 2), tr.18 -28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí văn học
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Năm: 1972
18. Nguyễn Xuân Đức (2002), Về tính nhiều nghĩa của tục ngữ, Tạp chí Văn hoá Dân gian (số 3), tr 55 – 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn hoá Dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Năm: 2002
19. Nguyễn Thái Hoà (1987), Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 1987
20. Trần Hoàng (1993): Gốc tích một câu tục ngữ, Tạp chí Văn hoá dân gian, (số 1),tr. 52 – 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Văn hoá dân gian
Tác giả: Trần Hoàng
Năm: 1993
21. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2010 – in lần thứ 13), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo dục
22. Nguyễn Xuân Kính (1976), “Đọc cuốn tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, Tạp chí Văn học (số 2), tr.141 - 148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc cuốn tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Năm: 1976

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w