Luận điểm của Mác về con người viết trong tác phẩm “Luận cương về Phơ bách” 1845 “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” là định nghĩa về c
Trang 1TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà những mối quan hệ xã hội
Hà nội, 2007
Trang 2Mục lục
Mở đầu 1
Nội dung 3
Chương 1: Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác 3
1.1 Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông 3
1.2 Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây 5
Chương 2: Tư tưởng của Mác về bản chất con người 8
2.1 Tính hiện thực của bản chất con người 8
2.2 Bản chất con người – Tổng hoà các quan hệ xã hội 14
Chương 3: Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta 20
kết luận 24 Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 3A MỞ ĐẦU
Con người là một vấn đề muôn thuở, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luônluôn mới, một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mà như Mác đã dựbáo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất – đó là khoahọc về con người Càng tiến về phía trước để chinh phục giới tự nhiên bao nhiêu, conngười càng cảm thấy sự nghèo nàn, thiếu hụt, hời hợt của mình bấy nhiêu trong giảithích, tìm hiểu, trong nghiên cứu và khám phá bản thân mình Ngày nay, cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì vấn đề con người càngnổi lên cấp bách, mang tính thời sự, tính nhân loại, toàn cầu, đòi hỏi phải có sự nghiêncứu sâu sắc, nhận thức đúng, đầy đủ về vấn đề con người
Con người là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các môn khoa học, đặc biệt làcác khoa học xã hội và nhân văn Mặc dù phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đềcủa các môn khoa học riêng biệt có khác nhau, song phải thừa nhận rằng, đối tượng vàchức năng nghiên cứu của các môn khoa học đó không có gì khác ngoài con người vànhằm phục vụ con người Khác với những môn khoa học khác, nghiên cứu con người
ở những góc độ riêng, triết học nghiên cứu con người ở góc độ chung nhất, khái quátnhất Triết học cũng như các ngành khoa học nhân văn đều có trách nhiệm vươn tớihoàn thiện sự hiểu biết về con người, và những gì liên quan tới cuộc sống con người.Khoa học kĩ thuật càng phát triển, loài người có điều kiện hiểu về mình càng rõ hơn.Con người là chủ thể sáng tạo của mọi sáng tạo, của phát triển và tiến bộ Vì vậy, hơnbao giờ hết, việc nghiên cứu con người hoặc chăm lo lợi ích con người phát huy yếu tốcon người có ý nghĩa lớn lao trong sự đổi mới toàn diện nước ta
Luận điểm của Mác về con người viết trong tác phẩm “Luận cương về Phơ
bách” (1845) “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối
quan hệ xã hội” là định nghĩa về con người chứa đựng tính nhân đạo cao cả, cho đến
nay nó còn nguyên giá trị về lí luận và tư tưởng, soi sáng về phương pháp luận đểchúng ta nghiên cứu về con người - vấn đề trọng tâm của mọi khoa học, để đi tới mụctiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người và giải phóng nhân loại Thời gian gầnđây, những biến động lớn lao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng làm cho vấn
đề con người trở nên sôi động và bức xúc Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới hướngmục tiêu vào chiến lược con người ở nước ta, việc nghiên cứu bản chất con ngườitrong vấn đề giáo dục nhân cách có ý nghĩa thời sự, cấp bách
Trang 4B Nội dung Chương 1: Tư tưởng về con người trong lịch sử
triết học trước Mác
Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của nhân loại, phạm trù con người trongtriết học được đặt ra là một vấn đề lớn, lôi cuốn tư duy triết học của mọi thời đại đầutiên của lịch sử, trong cả nền triết học phương Đông và triết học Hy Lạp cổ đại Mỗigiai đoạn lịch sử lại đặt ra những vấn đề mang tính thời đại khác nhau và cách giảiquyết khác nhau Chính vì thế mà vấn đề con người vẫn là đề tài mới mẻ và sẽ khôngbao giờ kết thúc Nền văn hoá văn minh của mọi thời đại góp thêm những “hạt” giá trịmới trong nhận thức về bản chất con người Vấn đề con người – trên mọi góc độ khácnhau - từ lâu đã trở thành đối tượng, khách thể của mọi khoa học, trong hình thái triếthọc cổ đại Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc hay ở các hình thức triết học cổ điển của Đức,Anh, Pháp, người ta đều có thể tìm thấy những vấn đề khác nhau về con người Cácnhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm sự khác biệt cơ bản của con người với cácloài vật, và đưa ra mọi quan niệm khác nhau về con người Song, trước Mác, Triết học
đã không nhận thấy được mọi hoạt động và khả năng quy định bản chất con người chỉđược hình thành, phát triển và hoàn thiện trong các quan hệ xã hội, trong lao động sảnxuất; Triết học đó vẫn chưa có một sự lí giải khoa học thoả đáng về con người, màphiến diện, rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí siêu hình, qui đặc trưng bản chất conngười vào lĩnh vực tư tưởng, hoặc xem bản chất con người được quyết định sẵn từnhững lực lượng siêu nhiên
1.1 Tư tưởng con người trong lịch sử Triết học Phương Đông
- Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại
Các nhà tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại hầu như đều tập trung bàn đếncon người Họ không tách con người ra khỏi thế giới; Xem con người là một phần của
tự nhiên, hoà đồng với tự nhiên, chú ý và nhấn mạnh đến mặt xã hội nhân sinh của conngười Khi bàn đến các nội dung này, họ đều mong muốn lập một trật tự xã hội mới
Khi bàn đến con người, Khổng Tử cho rằng: “người là cái đích của trời đất,trước hết là sự giao hợp của âm dương, là sự hội tụ của quỷ thần, là khí tinh tú của ngũhành” Còn Lão Tử cho rằng: Con người và vật chất là do “Đạo” sinh ra Trong mốiquan hệ con người và xã hội thì Lão Tử lại xây dựng học thuyết con người vô vi, bấttranh, thụ động trước mọi thế lực thù địch
Trang 5Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc còn có Mặc Tử với thuyết “Kiêm ái” Ông làngười đầu tiên đã lấy lao động làm cái để phân biệt sự khác nhau giữa con người vàcon vật, đồng thời ông cũng là người đầu tiên chủ trương xây dựng một hình tượngcon người với đầy đủ các mối quan hệ kinh tế lẫn quan hệ tinh thần trong đời sống xãhội Dù còn nhiều ảo tưởng và duy tâm, song học thuyết về con người của Mặc Tử cónhiều tiến bộ.
Có thể nói, triết học Trung Hoa cổ đại chú ý đến con người xã hội hơn conngười tự nhiên, con người đạo đức hơn con người trí tuệ Vấn đề con người được bànđến ở đây chủ yếu đều thiên về mặt đời sống tinh thần Tuy có nhiều mặt tiến bộ, song
nó không thoát ly khỏi đường lối triết học duy tâm, do đó không đem lại cách giảithớch đúng cho con người
- Vấn đề con người trong triết học ấn Độ cổ đại
Trong triết học ấn Độ cổ đại, vấn đề con người được thể hiện rõ ở hệ thốngkhông chính thống, trong đó Phật giáo là một khuynh hướng nổi tiếng của ấn Độ Phậtgiáo có cái nhìn duy vật về con người, cho con người là nguyên nhân chính của họ.Phật giáo cũng thấy được sức mạnh của con người, con người tự chịu trách nhiệm vềmình, tự giải thoát cho mình chứ không nhờ một lực lượng nào khác ở bên ngoài bảnthân con người, đồng thời luôn đề cao con người, hướng con người tới cuộc sống thiệnđúng như bản tính vốn có của nó
Tuy nhiên, khi giải thích nguồn gốc cá nhân của con người, triết học Phật giáochưa nhận thấy nguồn gốc của con người là thoát thai từ động vật Phật giáo khôngthừa nhận con người là một thực tại khách quan vì nó là “vô thường”, “vô ngã” là “giảtượng”
Nói chung, Phật giáo có nhiều quan điểm tích cực Song Phật giáo không hiểuđược con người là một thực thể sinh học – xã hội, chỉ chú ý đến đời sống tinh thần màkhông quan tâm đến quan hệ vật chất nên cách giải thớch con người của Phật giáo cònnhiều sai lệch Đạo Phật đã không giải quyết triệt để vấn đề mà triết học lâu naythường đặt ra: bản chất con người là gì?
1.2 Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây
- Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
Các đại biểu đầu tiên của chủ nghĩa duy vật cổ đại đã xem xét con người ở tínhtồn tại hiện thực của nó Bản chất con người như một nhân tố cấu thành tồn tại nói
Trang 6chung, là một phần của tự nhiên Nói cách khác, con người là một vũ trụ thu nhỏ lại, làbản sao vũ trụ lớn, là sự phản ánh (bản toát yếu) của vũ trụ lớn Cũng như mọi vậtkhác, con người đều bắt nguồn từ một bản nguyên vật chất xác định như: nước (theoTa-lét) hoặc không khí (theo A-naximen) hoặc lửa (theo Hêracơlít) hay một dạngApeuron (như Anaximăngđrơ).
Tuy các quan niệm trên rất thơ ngây, nhưng đã nhấn mạnh nguồn gốc conngười là một dạng vật chất cụ thể chứ không phải do thần thánh sinh ra Những quanniệm này đã đặt nền móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật trong triết họcsau này
- Vấn đề con người trong triết học thời kì Phục Hưng và cận đại
Vấn đề con người trong triết học thời Phục Hưng và cận đại trở thành trung tâmcủa các triết học Đối lập với thế giới quan tôn giáo hạ thấp con người, coi con người
là một sinh vật thụ động chỉ biết thờ phụng chúa và cầu mong được chúa rửa tội, triếthọc thời kỳ này chứng minh sức mạnh của con người, đấu tranh cho sự giải phóng conngười và những tư tưởng nhân đạo được phát triển Đại biểu cho thời kỳ khai sáng làtriết gia Nicôlai Ku-dan Mặc dù có những điểm tích cực, song yếu tố duy vật xen kẽyếu tố duy tâm, xu hướng vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần là một đặc điểmnổi bật trong triết học thời kỳ này nói chung, tư tưởng về con người nói riêng
Thời cận đại tư tưởng triết học hướng về đề cao quyền tự nhiên của con người,bản chất sâu xa của con người (bản nguyên) Đại biểu tiêu biểu đó là Hốp-xơ, Xpi-nô-da; Đề-các…
Tóm lại, triết học thời kỳ Phục Hưng và cận đại là một bước phát triển mới về
tư tưởng con người ở đây, con người được giải thích như là một hiện tượng sinh học
và chúng là tuyệt tác của tạo hoá Con người được xem xét trong mối quan hệ với đờisống hiện thực, đề cao con người với tư cách là một cá nhân tích cực, trong đó conngười được hoàn thiện cả về mặt thể xác và thể lực, mặt trí tuệ và mặt nhân đạo củacon người được đề cao Tuy nhiên, những quan niệm về con người ở đây chúng ta đềuthấy nét đặc trưng khái quát của nó là tính chất máy móc, siêu hình
- Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức
Có thể nói, triết học cổ điển Đức là một bước tiến mới về chất so với các tưtưởng triết học trước đó Triết học đã đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người,coi con người là một thực thể hoạt động, là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình
Trang 7hoạt động của chính mình Ở đây diễn ra cuộc đấu tranh trong chủ nghĩa duy vật (đạibiểu là Phơ Bách) và chủ nghĩa duy tâm (đại biểu là Hêghen), trong phương pháp biệnchứng (đại biểu là Hêghen) và phương pháp siêu hình (đại biểu là Phơ Bách) TheoHêghen, con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của “ý niệm tuyệtđối”, con người là sự tha hoá “ý niệm” Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới củacon người là công cụ để “tinh thần tuyệt đối” nhận thức chính bản thân mình và trở vềvới bản thân mình Như vậy, ông đã thấy mối quan hệ giữa con người và xã hội.Ngược lại, Phơ Bách cho rằng con người như một sinh vật có cảm giác, biết tư duy, cóham muốn, có ước mơ, là một bộ phận của giới tự nhiên và xét theo bản chất của nó làtình thương Con người mà ông quan niệm là một cá nhân trừu tượng, mang tính chấtsinh – lí thụ động, bị tách khỏi những điều kiện kinh tế - lịch sử, ngoài các quan hệgiai cấp, Phơ-bách chưa thấy rõ mặt xã hội của con người.
Như vậy, triết học cổ điển Đức đã đề cập đến bản chất, nguồn gốc của con ngườicũng như vị trí, vai trò của họ đối với thế giới Mặc dù còn những hạn chế (biện chứngnhưng duy tõm, duy vật nhưng siờu hỡnh), nhưng triết học cổ điển Đức đã đem lại mộtcách nhìn mới về con người so với các thời kỳ lịch sử trước đây
Nhìn chung, tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác đã nêu trênđây nổi lên tính phiến diện hoặc sai lầm nhưng đã biểu hiện được qui luật khách quan.Triết học phân tâm học của Phơ rớt (1856 - 1939) nhìn nhận con người như một cá thểsinh vật đối lập với xã hội và coi sức mạnh của con người là sức mạnh của bản năng
vô thức, trong đó cái đam mê tình dục giữ vai trò chủ đạo Bên cạnh đó, một số nhàTriết học tư sản hiện đại và chủ nghĩa sinh học xã hội đã đưa ra quan niệm của mình
về con người Các-náp, một đại diện của trường phái vật lý trong triết học đã cho rằng:
“Con người về nguyên tắc không phân biệt với tự nhiên, đó là một khách thể vật lý”.Uy-Sơn, người theo thuyết học – xã hội đã nhấn mạnh: “Ngọn nguồn cái bản chất củacon người là cái sinh vật” Theo ông thì 70% những đặc tính được xây dựng nên ở conngười là do khả năng bẩm sinh, còn 30% là do xã hội G.Spen-ser đã tuyệt đối hoá tầmquan trọng đặc biệt yếu tố sinh học trong bản chất con người Ông cho rằng: “Hành vicủa con người về nguyên tắc không có gì khác với hành vi con vật Tiền đề của hành
vi đạo đức có trong mỗi động vật” Còn Kiếc-cô-gơ, ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh,người Đan Mạch lại cho: “Bản chất của con người là một thứ phù du” Nhà triết họcĐức Nitxơ định nghĩa: “Bản chất của con người là bạo hành và sáng tạo” Còn
Trang 8C.herrick lại quan niệm: “Tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có thì không
bị thay đổi do các điều kiện xã hội”
Tất cả những quan điểm đú đều nhấn mạnh yếu tố sinh học mà bỏ qua hoặcchưa chú ý đến mặt xã hội, môi trường hoàn cảnh tác động đến việc hình thành conngười, đó là tính phiến diện phi Mỏc xớt Toàn bộ tư tưởng về con người của các nhàtriết học phi Mác-xít vẫn nổi lên tính phiến diện khi nghiên cứu con người Bằng cỏchphờ phỏn và kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển các tư tưởng triết học của các nhàtiền bối, triết học C.Mác ra đời đã khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời đưa
ra một tư tưởng mới về con người Vì vậy, quan niệm về con người của C.Mác là mộtbước ngoặt vĩ đại trong lịch sử triết học từ trước đến nay Mọi nhà Triết học trước Mác
đã đề cập đến vấn đề con người theo những cách khác nhau, nhưng chỉ đến Triết họcMác mới xem xét vấn đề con người một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc trên quanđiểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triệt để và khoa học
Trang 9Chương 2: Tư tưởng của Mác về bản chất con người 2.1 Tính hiện thực của bản chất con người.
Sở dĩ, khi bàn đến con người, C.Mác đã đặt trong tính hiện thực bởi vì: trongtriết học cổ điển Đức, con người được xem xét một cách sai lệch Hê-ghen đã quanniệm duy tâm về con người, cho con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, “tinhthần thế giới”, còn Phơ-bách lại tách con người ra khỏi đời sống xã hội, qui tính sinhvật vào bản chất con người Để chống lại các quan điểm sai lầm đó, C.Mác đã xem xétcon người trong tính hiện thực của nó Mặt khác, trong triết học C.Mác, vấn đề thựctiễn là điểm xuất phát có tính chất nền tảng
Trong hoạt động thực tiễn, bằng trí tuệ thiên tài của mình, C.Mác đã từng bướcchuyển từ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen sang chủ nghĩa duy vật của Phơbách Ông
đã kế thừa có chọn lọc những giá trị tinh tuý của nền Triết học trước đó và giữ lấy
“nhân hợp lí” của sự phát triển trong dòng chảy liên tục của Triết học Đồng thời, Mác
đã vượt qua những hạn chế của các nhà Triết học trước Mác hoặc cùng thời, phát hiệnphương pháp nghiên cứu hiện thực mới, làm cơ sở phương pháp luận, không chỉ riêngMác xít mà còn cho cả các ngành khoa học cơ bản Phát hiện lớn của Mác đó là thấyđược con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua thực tiễn con người làm biến đổiđời sống xã hội, đồng thời làm biến đổi chính bản thân mình Nói cách khác, conngười có khả năng cải tạo thế giới và cải tạo mình thông qua hoạt động thực tiễn Hoàibão lí tưởng của Mác là vì con người và sự nghiệp giải phóng giai cấp, xã hội, giảiphóng cho mỗi người lao động khỏi áp bức, bóc lột bất công Trong “Tuyên ngôn
Đảng Cộng Sản” Mác viết: “Thay cho xã hội Tư sản cũ, với những giai cấp và đối
kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Đó là tư tưởng nhất
quán, là sợi chỉ đỏ, xuyên suốt Triết học Mác
Mác đặt con người vào thực tiễn để khảo sát, nghiên cứu Vì vậy, con ngườitrong Triết học Mác là con người hiện thực, được cấu thành bởi hai mặt tự nhiên và xãhội, hai mặt đó tồn tại song trùng trong con người và có mối quan hệ biện chứng, trong
đó mặt xã hội là mặt chủ yếu, mặt quyết định bản chất con người
Để làm rõ vai trò to lớn của nhân tố con người, Mác và Ăng ghen đã xuất phát
từ những tiền đề hiện thực; Tiền đề đầu tiên là con người là phải có khả năng sống, sau
đó mới có thể làm ra sản phẩm vật chất và tinh thần Nói cách khác, con người muốnsáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải tồn tại, phải lao động sản xuất thoả mãn nhu cầu
Trang 10ăn, mặc, ở Tiền đề thứ hai là sự vận động và phát triển của nhu cầu đã thúc đẩy sựphát triển của xã hội Sự sản sinh những nhu cầu mới này, theo Mác và Ăng ghen làhành vi lịch sử đầu tiên Tiền đề thứ ba là sự tái tạo ra bản thân con người thông quaviệc “sinh con đẻ cái” cũng là nhu cầu sống còn để duy trì nòi giống, nhằm đảm bảo sựtồn tại, phát triển bình thường của xã hội Cũng bằng chính những hoạt động thực tiễnnày, con người phát triển tính xã hội của mình, tất cả những hoạt động đó không phải
là hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh vật mà nó đã mang tính xã hội
Trong “Luận cương về Phơ - bách” C.Mác đã nhấn mạnh đến vai trò của thựctiễn: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhausong vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới” Và cũng trong tác phẩm này, Mác đã khẳng định
về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của
cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Với định nghĩa này, Mác đã đưa ra phạm trù “con người thực tiễn”,
không phải là cái nhìn trừu tượng mà là cụ thể - cảm tính, được đặt vào trong hoạtđộng sản xuất thực tiễn, xem xét trong mối quan hệ không tách rời với tự nhiên, xãhội Con người là một sinh vật, cũng có nghĩa con người là một bộ phận của tự nhiên,gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên Song đó là một thực thể tựnhiên luôn hoạt động và chứa đựng trong mình những khả năng to lớn về sự phát triển
Theo Mác thì con người là kết quả của lịch sử phát triển vật chất - giới tự nhiên
Trong “Bản thảo kinh tế – triết học” – 1844 C.Mác viết: “Con người là một sinh vật
có “tính loài” giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người Vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” Con người muốn phát triển và tham gia vào các hoạt động xã
hội, trước hết phải tồn tại, phải được thoả mãn các tiền đề về tự nhiên như một cá thểsinh vật – xã hội Điều tất yếu đó vốn có từ xa xưa trong lịch sử, vẫn tồn tại tự nhiênnhưng bị che khuất bởi tất cả những giải thích tôn giáo thần bí của các thế lực thống trị
mà thực chất là sự trốn chạy khỏi hiện thực Chỉ khi nào giải quyết được thoả đángnhững tiền đề tự nhiên con người mới có cuộc sống và yên tâm bước vào địa hạt củahoạt động sáng tạo Ở đây, tính biện chứng thể hiện: trong quá trình tồn tại, con người
đã không ngừng sáng tạo, hoạt động thực tiễn của con người càng đi sâu bao nhiêu,càng sáng tạo bao nhiêu thì nó càng xuất hiện những tiền đề bản năng ban đầu, đemvào cho con người bản chất người hơn bấy nhiêu Trong đó, đáng chú ý nhất là hoạtđộng sản xuất vật chất và những lợi ích của vật chất mà nó thu được trong hoạt độngsản xuất vật chất đó
Trang 11Khi nghiên cứu con người, Mác đã không hề phủ nhận tự nhiên, không hề gạt
bỏ cái sinh vật của con người Theo Mác, nếu nghiên cứu con người và giải quyết cácvấn đề con người thì sẽ chỉ là ảo tưởng và duy tâm Trong “Hệ tư tưởng Đức” – 1848,
Mác đã viết: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì tự nhiên là sự tồn tại
của những cá nhân con người sống Vì vậy, điều đầu tiên cần phải xác định là tổ chức
cơ thể của những cá nhân ấy trong mỗi quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra trong họ với phần còn lại của tự nhiên” Tự nhiên là một phần cơ thể con người, là môi trường,
là điều kiện để con người tồn tại và phát triển Con người tìm trong tự nhiên nhữngđiều kiện sống và những yếu tố vật chất cho sự sinh tồn của mình Trong quá trìnhphát triển, con người không ngừng tác động vào giới tự nhiên, cải biến nó theo nhữngnhu cầu sáng tạo của mình và đã tạo ra một “tự nhiên thứ hai.” Trong “Biện chứng của
tự nhiên”, Ăngghen khẳng định “chỉ có con người mới đạt được tới chỗ in cái dấu ấncủa mình lên giới tự nhiên”
Con người là một sinh vật đặc biệt phát triển tới đỉnh cao của sự tiến hoá, sinhvật – xã hội Hoàn toàn khác với giới sinh vật thuần tuý mà ở đó bản năng thống trị, conngười đã vượt qua giới hạn bản năng ban đầu, biết tư duy sáng tạo, biết hoạt động laođộng để đảm bảo cho sự tồn tại của chính bản thân mình Chính trong quá trình laođộng, con người đã thể hiện hoạt động sáng tạo của mình và đã để lại dấu ấn ngày càngnhiều trong thế giới hiện thực Con người là chủ thể đã tạo ra mọi giá trị vật chất của thếgiới Nhưng kết quả lao động sáng tạo của con người “chỉ có thể biến mất đi cùng với sựdiệt vong của trái đất” Qua quá trình sáng tạo và làm biến đổi tự nhiên, con người đãtìm thấy được mình, tìm thấy sức mạnh để cải tạo xã hội và dung nạp vào nó ngày càngnhiều hơn những giá trị chung của văn hoá nhân loại Trong tác phẩm “Tư bản – phê
phán khoa kinh tế chính trị” 1859, Mác đã chỉ ra “lao động trước hết là quá trình diễn
ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó và làm thay đổi
tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó” Chính thông
qua hoạt động thực tiễn, lao động sản xuất, con người đã hình thành nên tính xã hộitrong bản thân, con người thực sự trở thành người, đồng thời mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên đã chuyển sang mối quan hệ giữa con người với con người Ăngghen
viết: “Trên một định nghĩa nhất định nào đó, chúng ta phải nói rằng “lao động sáng
tạo ra bản thân con người” Nhờ lao động loài người đã trải qua những biến đổi về mặt
Trang 12sinh học, đồng thời xét đến cùng, lao động đã hình thành nên bản chất con người và qui định phẩm chất xã hội đặc biệt của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể”.
Thiên tài của Mác là đã vượt qua được những hạn chế trong lịch sử, khắc phục ,loại bỏ được những thiếu sót, những yếu tố sai lầm của các quan niệm Triết học trướckia về bản chất con người, nhận thức đúng đắn và khoa học về bản chất con người.Mác không chỉ đưa ra những dấu hiệu bản chất để phân biệt con người với thế giớiloài vật mà còn vạch ra cái bản chất cụ thể xác định của con người, đặt con người vàotrọng tâm của quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Con người cũng là một thực thể
xã hội, vì con người có ngôn ngữ, có tư duy, biết lao động và có những mối quan hệgiao tiếp trong đời sống, điều đó con vật không thể có được Đó là bản chất xã hội củacon người Dĩ nhiên khi sinh ra, con người cần có những tiền đề để tồn tại, đó là tiền
đề vật chất Chỉ có thông qua hoạt động xã hội, mà chủ yếu là lao động sản xuất, tiền
đề đó mới được đáp ứng Vì vậy, qua lao động sản xuất, con người mới tạo ra của cảivật chất để nuôi sống mình, cải tạo thế giới, đồng thời làm biến đổi mặt sinh vật củacon người, làm cho mặt sinh vật được “người hoá” Như vậy, lao động sản xuất như làmột chuẩn mực để phân biệt con người với con vật Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng
Đức”, C.Mác và Ăngghen viết: “Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật
ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế
là con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” Và trong
“Bản thảo kinh tế - Triết học” 1844, C Mác khẳng định: “Con người có một hoạt độngsinh sống có ý thức Đó không phải là cái có tính quyết định mà với nó con người trựctiếp hoà làm một Như vậy, hoạt động xã hội của con người chủ yếu là lao động sảnxuất, hoạt động cải tạo thế giới đã làm thành “người hoá” Chính toàn bộ sự hoạt động
ấy đã làm cho những nhu cầu sinh vật ở con người trở thành nhu cầu xã hội”
Con người là bước tiến hoá quyết định từ động vật Cái logic mà Triết học Mácđưa ra là: con người trước hết là con người sinh vật, rồi sau đó là con người xã hội.Trong các tác phẩm của mình, Mác – Ăngghen đã khẳng định rằng: con người đã bước
từ thế giới động vật sang thế giới con người Con người vốn thoát thai từ động vật khitrình bày nguồn gốc của con người, Ăngghen đã phân tích rất kĩ nguồn gốc tự nhiêncủa con người, đó là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên Chính tự nhiên
đã tạo ra tiền đề sinh vật đầu tiên cho sự ra đời của con người Theo Ăngghen, conngười không phải do thần thánh hay một đấng tối cao nào đó sáng tạo ra mà con người
có nguồn gốc từ động vật Ông quả quyết rằng: “Không thể phủ nhận cái sự thật là