0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Mối quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI (Trang 45 -45 )

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng

Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ đƣợc đề cập đến nhiều trong tục ngữ. Bắt đầu từ mối quan hệ này mà nảy sinh và hình thành nhiều mối quan hệ khác trong gia đình và ngoài xã hội.

Xét trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ gắn bó gần gũi cả về thể xác và tâm hồn:

“Vợ chồng đầu gối, tay ấp”

Đó là kết quả của tình yêu son sắt thuỷ chung lúc nào cũng gắn bó keo sơn, không thể chia tách

“Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời, bán buôn là nghĩa ở đời với nhau”.

Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ đƣợc thít chặt bởi hôn nhân, duyên phận. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ này thƣờng do cha mẹ quyết định “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và vì thế “May gặp duyên chẳng may gặp nợ”. Cái “duyên” và cái “nợ” do tuỳ từng ngƣời cảm nhận khi chung sống. Tục ngữ cũng lên án quan niệm sai lầm trong xã hội phong kiến xƣa với tục lệ ép gả.

Trong mối quan hệ vợ chồng ngƣời Việt, ngƣời vợ là ngƣời nắm giữ kinh tế, quản lý chi tiêu và chăm chút, cất giữ cho gia đình:

“Chồng nhƣ cái giỏ, vợ nhƣ cái hom” “Trai có vợ nhƣ giỏ có hom”

Ngƣời vợ một lúc thực hiện nhiều vai trò trong gia đình: vừa là con dâu, vừa là vợ, vừa là mẹ… Họ luôn giữ vai trò trung tâm, là ngƣời giữ lửa hạnh phúc trong gia đình. Với chồng, ngƣời vợ là ngƣời chia ngọt sẻ bùi,

đồng cam cộng khổ xây dựng gia đình hạnh phúc, vƣợt mọi khó khăn trong cuộc sống. Sự thuận hoà giữa vợ với chồng là điều kiện cần để xây dựng một gia đình yên ấm

“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”.

Đối với con cái, gia đình nhà chồng, ngƣời vợ phải là ngƣời biết gánh vác giang sơn nhà chồng. Theo nho giáo Trung Quốc, vợ chồng là mối quan hệ “phu sƣớng phụ tuỳ” (lấy chồng theo chồng). Quan niệm ấy ảnh hƣởng không nhỏ đến tục ngữ Việt “Thuyền theo lái gái theo chồng”. Đó là quan niệm vợ chồng hợp tác, chung lƣng đấu cật để xây dựng cuộc sống gia đình thuận hoà đầy đủ. Ngƣời vợ là nhân tố vừa giữ gìn vừa động viên khích lệ ngƣời chồng thành đạt. Vì vậy, nhân tố này không thể thiếu trong cuộc sống gia đình.

Tục ngữ nói:

“Làm ruộng phải có trâu, làm giàu phải có vợ.” “Giàu về bạn, sang về vợ.”

“Gái ngoan làm quan cho chồng.”

Ngoài sự tƣơng xứng “môn đăng hộ đối” thì vợ chồng phải là một cặp hài hoà cân xứng về tài, đức, hình thức cũng nhƣ tình cảm, bản chất bên trong. Cả hai cùng phải hỗ trợ nhau để vun vén cho nhau. Tài sản gia đình là của chung, của cả hai:

“Của chồng công vợ”.

“Chồng khôn vợ đƣợc đi hài, vợ khôn chồng đƣợc nhiều bài cậy trông”.

Khi ngƣời vợ có công, ngƣời chồng cũng tôn trọng, yêu thƣơng: “Gái có công chồng chẳng phụ”.

Có khi ngƣời chồng thấy đƣợc rõ vai trò của ngƣời vợ trong gia đình thì cũng thừa nhận:

Ngƣời vợ vì thế cũng có quyền:

“Lệnh ông không bằng cồng bà”.

Tuy nhiên, dù là vợ, là chồng nhƣng mỗi ngƣời một tính cách, một nếp sống đã có từ trƣớc nên sự hoà hợp giữa hai ngƣời không phải lúc nào cũng yên ả, chắc chắn có lúc xích mích, cãi cọ:

“Chồng bát còn có lúc xô”. “Vợ chồng khi nồng khi nhạt”.

Thế nhƣng “đốn cây ai nỡ dứt chồi, đạo nghĩa vợ chồng giận rồi lại thƣơng”. Trong khi đó ngƣời vợ phải là ngƣời biết kiên nhẫn, nhƣờng nhịn, kiên trì và lui bƣớc để gìn giữ hạnh phúc gia đình, tránh sự bất hoà sâu:

“Chồng giận thì vợ phải lui, chồng giận vợ giận thì dùi nó quăng”.

Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Tránh sự cãi cọ để giữ đƣợc hạnh phúc trong ngoài

“Vợ chồng chớ cãi nhau hoài, sao cho trong ấm thì ngoài mới êm”.

Trong gia đình quý tộc phong kiến, có khi ngƣời chồng quan niệm:

“Anh em nhƣ chân với tay, vợ chồng nhƣ áo cởi ngay tức thì”.

Với ngƣời dân lao động thì quan niệm này bị phê phán. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ vợ chồng trong sự nhân nghĩa, sắc son:

“Tôi tớ xét công, vợ chồng xét nhân nghĩa”.

Lễ giáo phong kiến cho phép “Trai năm thê, bảy thiếp” nhƣng ngƣời vợ bình dân thì không cho phép điều đó. Họ luôn cất lên tiếng nói của mình để phê phán những quan niệm, hủ tục sai lầm:

“Thế gian một vợ một chồng, chẳng nhƣ vua bếp một ông hai bà”. “Một thuyền một lái chẳng xong, một chĩnh hai gáo chớ nong tay vào”.

Vợ chồng có nhau là để trông cậy, nƣơng tựa vào nhau là mối quan hệ hai chiều và đặt trong cùng những mối quan hệ thân thích trong gia đình:

“Bé nhờ cha, lớn nhờ chồng, già nhờ con..” “Gái có chồng nhƣ rồng có vây.”

Sự cậy nhờ ở đây không đồng nhất với việc phụ thuộc, dựa dẫm hoàn toàn mà là sự trông nom, chăm sóc, đỡ đần lúc ốm khi đau. Đó là quan hệ gắn bó yêu thƣơng không tách rời.

Hai ngƣời cùng phải có trách nhiệm với nhau và với những thành viên khác trong gia đình, không chấp nhận sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bất cứ ai, hoặc sự trăng hoa, không chung thuỷ. Tục ngữ lên án và phê phán những nếp sống xấu của vợ hoặc chồng trong gia đình:

“Trai nhớ vợ cũ, gái nhớ chồng xƣa”.

Không ngƣời phụ nữ nào chấp nhận ngƣời chồng có những mối quan hệ bên ngoài với ngƣời phụ nữ khác. Vì thế tục ngữ khẳng định:

“Vôi nào là vôi chẳng nồng, gái nào là gái có chồng chẳng ghen”. “Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”.

Gia đình một vợ một chồng vốn là ƣớc mơ của ngƣời dân trong xã hội phong kiến xƣa. Mặc dù thói ghen của ngƣời vợ là một thói xấu nhƣng đó là một thái độ không chấp nhận với sự bạc tình của ngƣời chồng.

Dù trong hoàn cảnh nào ngƣời phụ nữ cũng nhất mực yêu thƣơng ngƣời chồng của mình dù ngƣời ấy có ngu si, xấu xí đến thế nào:

“Ngu si cũng thể chồng ta, dẫu rằng khôn khéo cũng ra chồng ngƣời.” “Xấu xí cũng thể chồng ta, dẫu rằng tốt đẹp cũng ra chồng ngƣời.”

“Chồng em áo rách em thƣơng, chồng ngƣời áo gấm xông hƣơng mặc ngƣời.”

Phản ánh mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt, tục ngữ phản ánh đề cao tình yêu thƣơng, lòng chung thuỷ sắc son của ngƣời phụ nữ Việt cùng chung lƣng đấu cật chia sẻ mọi khó khăn với ngƣời chồng, nhẫn nại hy sinh xây đắp gia đình hạnh phúc cùng chồng. Tục ngữ bộc lộ những thái độ phê

phán những thói xấu trong đời sống vợ chồng và bộc lộ rõ kinh nghiệm khi lấy vợ, chọn chồng. Gia đình Việt chỉ có đƣợc khi đƣợc xây dựng trên nền tảng của tình yêu, sự góp sức của ngƣời vợ ngƣời chồng, có những phẩm chất tốt đẹp.

Kinh nghiệm chọn chồng:

“Mua thịt chọn miếng mông, lấy chồng chọn con tông nhà nòi”.

“Mua cam thì chọn giống (lấy) cam, lấy chồng công tử thì làm tôi một đời”.

“Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. “Trai con một thì lấy, gái con một thì đừng”.

Kinh nghiệm lấy vợ:

“Cƣới vợ thì cƣới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ rèm pha.” “Gái hơn hai, trai hơn một.”

“Chồng lớn vợ bé thì xinh, chồng bé vợ lớn ra tình chị em.”

“Chồng già vợ trẻ nâng niu, chồng trẻ vợ già nhiều điều đắng cay.” “Chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ này.”

2.1.3. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, bố mẹ vợ – con rể, dì ghẻ – con chồng, bố dượng – con vợ:

Theo quan niệm truyền thống, ngƣời dân cho rằng những mối quan hệ này là mối quan hệ xa cách, không chung huyết thống.

Ta vẫn thƣờng nghe:

“Mấy đời bánh đúc có xƣơng, mấy đời dì ghẻ lại thƣơng con chồng”. “Dâu dâu, rể rể cũng kể là con”.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ngƣời quan niệm:

Tục ngữ Việt thể hiện những quan niệm tiến bộ, không phân biệt con đẻ, con dâu, con rể. Dù là con dâu, con gái, con rể hay con trai con nào tốt con ấy đáng quý hơn:

“Dâu hiền hơn con gái, rể hiền hơn con trai.”

Lại có quan niệm về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình khác nhau, vai trò nàng dâu trong một gia đình góp phần giữ gìn tình đoàn kết ấm êm của gia đình và họ mạc. Tục ngữ Việt thể hiện cách nhìn nhận và suy nghĩ rất mới mẻ cho tới ngày nay.

“Con gái là con ngƣời ta, con dâu mới thật mẹ cha mua về”.

Có đƣợc dâu hiền là phúc lớn của gia đình, bằng không đó là một cái hoạ lớn:

“Có phúc là nàng dâu, vô phúc là cái báo”.

Ngƣời con dâu trong gia đình nếu có đầy đủ những những phẩm chất của ngƣời phụ nữ vừa khéo léo, nhũn nhặn vừa hội tụ đủ công, dung, ngôn, hạnh thì đƣợc mọi ngƣời yêu quý, nếu thiếu văn hoá, thiếu những phẩm chất vốn có của ngƣời phụ nữ Việt thì những nề nếp, gia phong sẽ có thể bị mất đi, khoảng cách với họ hàng sẽ trở nên xa hơn. Ngƣời con dâu phải là nhịp cầu nối giữa mọi ngƣời trong gia đình với những ngƣời trong họ hàng, làng xóm. Vì thế, tục ngữ răn dạy:

“Dâu dữ thì mất họ, chó dữ mất láng giềng”.

Trong cuộc sống của nàng dâu ở gia đình nhà chồng, mối quan hệ với mẹ chồng là mối quan hệ thƣờng rất căng thẳng, khó có thể dung hoà:

“Mẹ chồng không ai nói tốt nàng dâu, nàng dâu đâu có nói tốt mẹ chồng”.

Giữa hai ngƣời luôn tồn tại những xích mích, cãi cọ và khó có sự thông cảm, yêu thƣơng:

Hay:

“Thật thà cũng thể lái trâu, yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”. Mối quan hệ nàng dâu – mẹ chồng trong gia đình Việt đôi khi đã đƣợc ví với mối quan hệ chủ – tớ (ngƣời làm thuê), ngƣời mẹ chồng bắt bẻ con dâu từ việc nhỏ tới việc lớn tuân theo những quy định cũ.

Vào những hoàn cảnh nhƣ vậy, nàng dâu thƣờng tủi phận, trách móc và đôi khi than thở, quy kết mẹ chồng:

“Mẹ chồng trồng cây ngƣợc.

Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói.”

Tục ngữ cũng vì thế mà đƣa ra những lời khuyên răn, động viên, an ủi những ngƣời làm dâu

“Chăn tằm rồi mới ƣơm tơ, làm dâu rồi mới đƣợc nhƣ mẹ chồng.” “Chƣa học làm dâu đã hay đâu làm mẹ chồng”.

Ngƣời dân Việt vẫn tìm cách để xoa dịu, giảm bớt sự căng thẳng trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu này, mong mỏi xây dựng một môi trƣờng gia đình lành mạnh, giữ gìn hạnh phúc chung.

Đối với mối quan hệ bố mẹ vợ – con rể cũng có những quan niệm khác nhau. Ngƣời xƣa vẫn thƣờng cho rằng:

“Nuôi dâu thì dễ, nuôi rể thì khó.” “Thƣơng con mà dễ, thƣơng rể mà khó”.

Mối quan hệ này không gay gắt và có những xung đột nhƣ trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Tục ngữ viết

“Bố vợ là rợ cọc chèo, mẹ vợ là bèo trôi sông, chàng rể là ngƣời ba vì”.

Chàng rể trong gia đình nhà vợ không bị sức ép nặng nề nhƣ nàng dâu trong gia đình nhà chồng:

“Làm rể nhà giàu vừa đƣợc con no, vừa đƣợc bò cƣỡi”.

“Con giai ở nhà vợ nhƣ chó nằm gầm chạn”.

Trong mối quan hệ dì ghẻ – con chồng, bố dƣợng – con vợ thì dƣờng nhƣ mối quan hệ dì ghẻ – con chồng đƣợc đề cập đến nhiều hơn cả. Đây là mối quan hệ không cùng huyết thống, không có đặc điểm chung. Ngƣời dân thƣờng nói:

“Mấy đời sấm chớp mà mƣa, mấy đời dì ghẻ mà ƣa con chồng”. “Mẹ gà con vịt chắt chiu, mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng”.

Tục ngữ cũng đã rút ra một kinh nghiệm từ thực tế, đó là:

“Sẩy (mồ côi) cha ăn cơm với cá, sẩy (mồ côi) mẹ liếm lá ngoài chợ.” “Sẩy (mồ côi) cha ăn cơm với cá, sẩy (mồ côi) mẹ lót lá mà nằm”.

Quan niệm này lên tiếng chia sẻ với những đứa trẻ mồ côi. Mồ côi cha còn đƣợc mẹ chăm sóc chu đáo, mồ côi mẹ thì phải chịu khổ sở, thiếu tình yêu từ phía ngƣời cha và dì ghẻ.

Phản ánh những mối quan hệ không cùng huyết thống trong gia đình, tục ngữ Việt cũng phản ánh một cách chân thực và tỉ mỉ. Đồng thời cũng cất lên tiếng chia sẻ với những thân phận bị chà đạp, có cuộc sống không đƣợc vẹn toàn, hạnh phúc. Điều đó thể hiện lối nghĩ và cảm thông sâu sắc của ngƣời Việt bao nhiêu đời nay.

2.1.4. Mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong gia đình:

Bên cạnh mối quan hệ bố mẹ – con cái, mối quan hệ anh chị em trong gia đình cũng là mối quan hệ đƣợc đề cập nhiều, phong phúc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mối quan hệ này thực tế là mối quan hệ của những ngƣời ruột thịt, ngƣời thân, đó là mối quan hệ giữa anh chị em ruột, anh em rể và chị em dâu.

Trƣớc tiên, đó là tình cảm mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong gia đình. Đó là mối quan hệ không thể tách rời, đã là anh chị em ruột thì không thể bỏ nhau đƣợc:

“Anh em nhƣ thể tay chân.”

bởi họ cùng chung với nhau một núm ruột mà ra, cùng từ bụng mẹ mà có, cùng từ cha, từ mẹ mà có hình hài, thể xác. Vì thế, anh chị em trong gia đình phải đoàn kết yêu thƣơng nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.

Tình cảm, yêu thƣơng gắn bó của chị em ruột đƣợc thể hiện dù ở bất kỳ nơi nào và hoàn cảnh nào. Đó là những biểu hiện, ứng xử đẹp của những ngƣời cùng chung dòng máu:

“Chị ngã em nâng”.

“Anh em hạt máu sẻ đôi”.

Anh em thuận hoà tạo nên một gia đình ấm êm, hạnh phúc. Đó là một gia đình có phúc:

“Anh em thuận hoà là nhà có phúc.”

“Chị em trên kính dƣới nhƣờng, là nhà có phúc mọi đƣờng yên vui”.

Tuy nhiên, sự va chạm, xô xát giữa anh chị em trong gia đình là những điều không thể tránh khỏi nên tục ngữ cũng răn dạy:

“Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau”.

Cũng vì một lẽ:

“Cắt dây bầu bí, ai nỡ cắt dây chị dây em.”

Anh chị em trong gia đình dù có thế nào cũng là tình cảm ruột rà, đáng quý cần giữ gìn. Tục ngữ Việt răn dậy mọi ngƣời hãy biết gìn giữ và gắn kết sợi dây tình cảm thiêng liêng đó:

“Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em”.

“Anh ngủ em thức, em chực anh nằm.” “Con chị cõng con em, con em lèn con chị.”

“Khôn ngoan đá đáp ngƣời ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Trong mối quan hệ anh chị em dâu, anh em rể tục ngữ cũng đƣa ra những quan niệm và suy nghĩ khác nhau, có cái nhìn phải chăng là tiêu cực:

“Chị em dâu nhƣ bầu nƣớc lã, chi em gái nhƣ cái ngƣời sâm.”

“Thƣơng nhau nhƣ chị em gái, cãi nhau nhƣ chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể”.

Đây là những mối quan hệ trong gia đình nhƣng không cùng huyết thống chỉ có sự gắn kết bởi một yếu tố là anh/chị/em trong gia đình. Vì vậy, mối quan hệ này có phần xa cách, không đƣợc gần gũi nhƣ mối quan hệ giữa anh chị em ruột. Tuy nhiên, có lẽ rằng những suy nghĩ này còn chƣa thực đúng trong mối quan hệ anh chị em trong gia đình. Bởi lẽ, đây cũng là một mối quan hệ trong gia đình cần giữ gìn và tôn trọng để tạo nên hoà khí trong gia đình, xây dựng một gia đình hạnh phúc, thuận hoà “trên kính dƣới nhƣờng”.

Tục ngữ cũng đã khẳng định tình nghĩa khi đề cao quan hệ huyết thống

Một phần của tài liệu TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI (Trang 45 -45 )

×