Mối quan hệ họ hàng

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội (Trang 55)

7. Bố cục của luận văn

2.1.5. Mối quan hệ họ hàng

Mối quan hệ họ hàng là mối quan hệ có cùng huyết tộc. Nó gắn liền với đặc điểm sinh sống của bộ phận cƣ dân ngƣời Việt. Họ sống theo đơn vị làng, xã và những ngƣời có họ hàng thƣờng ở bên cạnh nhau cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, tƣơng trợ lẫn nhau.

Một gia đình bao giờ cũng có hai họ: họ nội (bên cha) và họ ngoại (bên mẹ). Đây là mối quan hệ gia đình đƣợc mở rộng từ gia đình hạt nhân (cha mẹ và con cái).

Ngƣời bình dân coi trọng tổ tông, họ hàng:

“Cây có cội, nƣớc có nguồn”.

“Con ngƣời có cố có công, nhƣ cây có cội nhƣ sông có nguồn”.

Cội và nguồn ở đây là hình ảnh biểu tƣợng cho họ hàng và tổ tông của chúng ta. Cách gọi này khẳng định sự liên kết cần có giữa một thành viên trong gia đình với họ hàng, tổ tông của mình. Mối quan hệ này không thể bỏ đƣợc dù nó có phần xa cách hơn mối quan hệ giữa con cái cha mẹ và anh chị em trong gia đình.

Tục ngữ ngƣời Việt khẳng định và lặp đi lặp lại nhiều lần sự gắn bó bởi huyết thống và dòng dõi.

Khẳng định: “Một giọt máu đào hơn ao nƣớc lã.”

“Máu loãng còn hơn nƣớc lã, chín đời họ mẹ còn hơn ngƣời dƣng.” “Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy.”

“Máu chảy ruột mềm.”

Sau những mối quan hệ trong gia đình, ngƣời Việt luôn nhắc nhở nhau phải nhớ đến quan hệ họ hàng, thân thích. Dù đi đâu làm gì thì không thể nào

quên đƣợc nguồn gốc gia tộc, họ hàng của mình. Không một ai lớn lên mà không có họ hàng và cũng vì lý do ấy không ai là muốn mất họ. Ngƣời trong một họ thƣờng sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau những việc lớn nhỏ: “Họ chín đời còn hơn ngƣời dƣng”.

Ngƣời trong họ thƣờng tự hào và cũng có thể mất mặt vì nhau:

“Một ngƣời làm nên cả họ đƣợc cậy, một ngƣời làm bậy cả họ mất nhờ.”

“Một ngƣời làm xấu cả bậu mang dơ, một ngƣời làm tốt cả họ đƣợc nhờ.”

“Một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ.”

Những ngƣời làm quan, làm nên là những ngƣời đƣợc mọi ngƣời dân trong họ ca ngợi, khen tụng. Họ không những làm vẻ vang cho dòng họ mà còn làm rạng rỡ quê hƣơng. Và chính những con ngƣời ấy tạo nên văn hoá của cái dòng họ ở những làng quê Việt. Cho đến ngày hôm nay, nét văn hoá cổ truyền ấy cũng vẫn đƣợc gìn giữ và lƣu truyền.

Ngƣời Việt coi trọng tổ tiên, sống với nhau vì đạo nghĩa chứ không vì vật chất nhỏ nhen, tầm thƣờng:

“Bà con vì tổ vì tiên, không ai vì tiền vì gạo.”

Nằm trong mối quan hệ họ hàng thì quan hệ giữa cô dì, chú bác, cậu mợ đƣợc tục ngữ đề cập để chứng minh sức mạnh đoàn kết, gắn bó của những ngƣời có mối quan hệ thân tộc, họ hàng.

Trƣớc tiên, đó là vai trò của ngƣời chú, ngƣời dì trong gia đình. Chú có thể thay thế vai trò của ngƣời cha, ngƣời dì có thể thay thế vai trò của ngƣời mẹ để dạy dỗ thế hệ sau. Tục ngữ khẳng định:

“Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì.” “Chú nhƣ cha, dì nhƣ mẹ.”

“Dì ruột thƣơng cháu nhƣ con, rủi mà không mẹ cháu còn cậy trông.” “Cậu chết mợ ra ngƣời dƣng, chú mà có chết thím đừng lấy ai.”

Việc đề cao vai trò của ngƣời chú, ngƣời dì, tục ngữ cũng đồng thời đề cập đến mối quan hệ của anh em con chú con bác. Đằng sau mối quan hệ của anh chị em trong gia đình thì đây là mối quan hệ gần gũi nhất:

“Con chú con bác có khác gì nhau.”

“Xanh đầu con nhà bác, lớn xác con nhà chú.”

Hay:

“Con cô con cậu thì xa, con chú con bác thật là anh em.”

Rõ ràng, quan niệm anh em họ nội vốn vẫn gần gặn hơn anh em họ ngoại đã tồn tại từ rất lâu trong suy nghĩ của ngƣời Việt từ bao đời nay.

Tục ngữ cũng nhắc đến những mối quan hệ khác:

“Chồng cô, vợ cậu, chồng dì; trong ba ngƣời ấy chết thì không tang”.

Mối quan hệ có phần xa cách hơn trong mối quan hệ huyết tộc. Sự nhìn nhận này đã làm cho nhiều ngƣời trong họ trở nên xa cách, thiếu sự yêu thƣơng. Trong mối quan hệ huyết tộc, hình ảnh của những “bà cô” là hình ảnh đại diện cho sự lắm điều nhiều chuyện, đáng sợ:

“Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.”

“Một trăm ông chú không lo, lo vì một nỗi mụ o nhiều mồm.” “Một trăm ông chú không bằng một mụ bà cô.”

Quan hệ họ hàng là mối quan hệ trong gia đình nhƣng đã có sự mở rộng và phức tạp hơn. Nó cần đến sự kết dính, hoà hợp của nhiều ngƣời có cùng huyết tộc:

“Bà con vì tổ vì tiên, không phải vì tiền vì gạo”.

Điều quan trọng với họ là sự gắn bó, hoà hợp giữa những ngƣời trong họ tộc. Ngày giỗ là ngày mọi ngƣời tụ họp tƣởng nhớ về tổ tiên. Điều đó phản ánh rõ tƣ tƣởng, lối sống của ngƣời dân Việt. Trong đó ngƣời trƣởng họ là

ngƣời đóng vai trò tiên quyết trong sự tồn vong, suy thịnh của một dòng họ. Nhân dân ta vẫn suy nghĩ:

“Trƣởng nam bại, ông vải vong.” “Trƣởng bại, hại ông vải”.

2.2. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ ngoài xã hội.

Các mối quan hệ này bị chi phối bởi mối quan hệ trong gia đình. Tục ngữ dạy cho các thế hệ sau biết cách ứng xử ở trong gia đình và đồng thời chỉ cho họ biết cách ứng xử ở ngoài xã hội. Trong xã hội cũ, ngƣời bình dân luôn sống trong cái đói, cái nghèo, những cảnh cơ hàn… Cuộc sống đó giúp họ nhận ra cần phải gắn bó mình với môi trƣờng chung, gắn mình với cả cộng đồng ngƣời để tìm thấy sự hoà thuận, cùng nhau xây dựng và phát triển một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các mối quan hệ trong xã hội đƣợc đề cập đến trong tục ngữ tƣơng đối nhiều phản ánh lối sống và suy nghĩ của ngƣời dân Việt từ xa xƣa.

2.2.1. Mối quan hệ bạn bè, thầy trò trong tục ngữ

Mối quan hệ bạn bè, thầy trò là mối quan hệ đƣợc nhân dân ta quan tâm. Không ai sống mà không có bạn bè, không có ngƣời hƣớng đƣờng chỉ lối.

Trong khi nói đến mối quan hệ bạn bè, tục ngữ đề cập đến những kinh nghiệm chọn bạn bởi vì bạn bè có tầm ảnh hƣởng vô cùng to lớn tới nhân cách và sự nghiệp của con ngƣời. Ông cha ta răn dạy:

“Chọn bạn mà chơi.”

“Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.”

“Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.” “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.”

Chọn bạn để chơi cũng giống nhƣ chọn nơi để ăn ở là điều rất quan trọng. Nó không chỉ đúng trong xã hội xƣa mà cho đến nay nó vẫn còn giữ nguyên

giá trị. Chọn đƣợc một ngƣời bạn tốt để chơi cũng sẽ học hỏi đƣợc những điểm tốt từ phía họ và ngƣợc lại nếu chọn bạn để chơi, giao lƣu, học hỏi mà có những đặc điểm không tốt thì cũng không khác gì “gần mực” sẽ có lúc nào đó bị ảnh hƣởng những tính nết xấu đó.

Không những thế, ông cha ta cũng khuyên dạy, trong lúc chơi cùng bạn bè phấn đấu cố gắng sao không để cho bị thua bạn:

“Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly”.

Câu tục ngữ trên khuyến khích, khích lệ tinh thần học hỏi, phấn đấu vƣơn lên ở mỗi ngƣời, cố gắng sao cho không bị thua thiệt với bạn bè. Hay ít ra không thua bạn nhƣng phải có tinh thần cầu thị, mong tiến bộ.

“Học thầy không tày học bạn”.

Ngoài việc tiếp thu những kiến thức mà thầy truyền giảng, con ngƣời phải biết học hỏi những đức tính, đƣợc tốt từ phía những ngƣời bạn của mình.

Tục ngữ ngoài việc chỉ ra kinh nghiệm “chọn bạn” để chơi cùng, ông cha ta còn khích lệ tinh thần tự học hỏi từ phía những ngƣời bạn của mình để cùng nhau tiến bộ bởi lẽ bạn bè có thể giúp đỡ nhau làm nên nghiệp lớn:

“Giàu vì bạn, sang vì vợ”.

Tuy nhiên, tục ngữ cũng nêu cao tinh thần cảnh giác cao độ:

“Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình”.

Giƣơng cao tinh thần học hỏi nhƣng đồng thời cũng phải tỉnh táo, cảnh giác với những thói ích kỷ, hẹp hòi của bạn để tránh những hiểm hoạ khó lƣờng trƣớc.

Cùng với mối quan hệ này, mối quan hệ thày trò cũng đƣợc ngƣời dân Việt chú ý khắc hoạ. Bởi lẽ, từ xa xƣa ngƣời dân Việt vẫn coi trọng nghĩa tình, sống nếp sống đẹp “Tôn sƣ trọng đạo”. Ngƣời xƣa vẫn thƣờng nói

Học chữ để biết cách ứng xử giữa ngƣời với ngƣời: “Tiên học lễ hậu học văn” (Trƣớc là học lễ nghĩa rồi sau mới học văn hoá).

Ông cha ta cũng vẫn thƣờng răn dạy các thế hệ sau “Bất học vô thuật”. Tƣ tƣởng này chịu ảnh hƣởng lớn của tƣ tƣởng đạo Nho. Tiếp thu tƣ tƣởng ấy ngƣời Việt đã biết vận dụng, chắt lọc và sáng tạo để tạo nên những nét riêng, nét mới. Theo họ, muốn làm ngƣời đƣợc thì phải biết “học ăn, học nói, học gói, học mở”, không phải ai sinh ra, lớn lên đã biết tất cả mọi thứ, vì thế, con ngƣời phải có chí tiến thủ:

“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.”

Và:

“Có học mới biết, có đi mới đến”.

Cũng chính vì thế mà tục ngữ ngƣời Việt đề cao vai trò của ngƣời thầy trong xã hội. Tục ngữ đã nhận định và khẳng định một cách chắc chắn:

“Không thầy đố mày làm nên”.

Câu tục ngữ này khẳng định nếu không có thầy dạy cho con chữ, lễ nghĩa thì con ngƣời không thể học đƣợc một điều gì, không làm đƣợc một công việc gì đáng kể và không thể thành công trong cuộc sống:

“Ngƣời không học nhƣ ngọc không mài.”

Học hành sẽ làm cho con ngƣời ta trở nên tốt đẹp hơn. Thầy là ngƣời vừa dạy chữ, vừa dạy đạo nghĩa, lễ nghi vừa dạy nghề.

Truyền thống tôn sƣ trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của ngƣời Việt:

“Có thờ thầy mới đƣợc làm thầy”.

Ngƣời dân Việt cũng chỉ ra những kinh nghiệm quý báu:

“Có học mới nên khôn

“Chẳng cấy đâu lấy thóc, chẳng học đâu biết chữ.” Muốn thành nghề chớ nề học hỏi”.

“Dốt kia thì phải cậy thầy , vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.”

Đề cao vai trò của ngƣời thầy qua những khát khao học hỏi của nhân dân ta. Họ khẳng định, tri thức và sự hiểu biết còn quý hơn vàng bạc bởi con ngƣời đâu chỉ sống với vật chất:

“Một kho vàng bằng một ang chữ.”

Hay:

“Một chữ nên thày một ngày nên nghĩa”.

Dân gian luôn đề cao vị trí và vai trò của ngƣời thày trong việc giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng, lối sống và con chữ. Bên cạnh đó, ngƣời Việt cũng nhấn mạnh vai trò và tác dụng bổ sung, không thể thay thế đƣợc của việc tự học hỏi và học bạn của đối tƣợng học. Bạn bè chính là ngƣời thày và có vai trò giống nhƣ một ngƣời thày: chỉ bảo và hƣớng dẫn cặn kẽ, tỉ mỉ.

“Học thày không tày học bạn”.

Tục ngữ khẳng định việc học ở những bạn quanh mình là việc làm dễ tiếp thu hơn việc học thày. Bạn thì có nhiều nhƣng thày chỉ có một cho nên việc học bạn đồng nghĩa với việc đua tranh để cùng tiến bộ. Chính điều đó mà tìm trong tục ngữ ta thấy những tƣ tƣởng mới mẻ, đó là việc chủ động sáng tạo trong việc học, đồng thời lấy ngƣời học làm trung tâm để tác động. Tƣ tƣởng ấy cho đến ngày hôm nay vẫn còn là một tƣ tƣởng mới mẻ và là sự hƣớng tới của nền giáo dục nói chung.

Tục ngữ cũng khẳng định tầm ảnh hƣởng to lớn của ngƣời thầy trong việc hình thành và phát triển tƣ tƣởng đạo đức lối sống cũng nhƣ trí dục của ngƣời học trò. Hình ảnh ngƣời thầy chính là tấm gƣơng của các trò.

“Thầy nào trò nấy”.

Rõ ràng, quan niệm tôn trọng và kính trọng ngƣời thầy của mình trong xã hội đã có trong tục ngữ từ ngàn xƣa. Dù ở bất kỳ nơi nào thì vai trò của ngƣời

thầy cũng đƣợc đề cao. Không những thế, tục ngữ còn lên án phản đối thái độ vô ơn, bạc nghĩa của những ngƣời học trò đối với thầy của mình:

“Lừa thầy phản bạn.”

“Chƣa khỏi rên đã quên thầy.”

Phản ánh mối quan hệ thầy trò, tục ngữ đã đề cao vai trò và tầm ảnh hƣởng của ngƣời thầy trong việc giáo dục đạo đức cũng nhƣ kiến thức cho học sinh. Ngƣời thầy quyết định một phần không nhỏ trong sự phát triển con ngƣời. Cũng chính vì lẽ đó mà truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”, “kính thầy yêu bạn”

đƣợc đề cập trong tục ngữ nhƣ là một quan điểm giáo dục đúng đắn. Điều đó thể hiện tầm hiểu biết sâu rộng và cái nhìn sắc bén mà trí tuệ của nhân dân Việt.

2.2.2. Mối quan hệ đồng bào, hàng xóm láng giềng:

Ngƣời dân Việt vẫn thƣờng nhắc nhở nhau, dân tộc đƣợc sinh ra bởi cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì thế, mối quan hệ đồng bào, hàng xóm láng giềng là mối quan hệ ruột thịt, gắn bó với nhau. Vì có tinh thần đoàn kết tƣơng hỗ giúp đỡ lẫn nhau mà đã giúp cho dân tộc Việt chiến thắng mọi kẻ thù xâm lƣợc, chiến thắng trƣớc thiên tai, hiểm hoạ. Đó là tinh thần đấu tranh và bao bọc lẫn nhau:

“Lá lành đùm lá rách.” “Cành dƣới đỡ cành trên.”

“Tuy rằng xứ Bắc xứ Đông, khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em”.

Tục ngữ khẳng định ngƣời hàng xóm láng giềng là những anh em gần gũi sớm hôm, tối lửa tắt đèn có nhau. Sống trong môi trƣờng làng xã có anh em láng giềng là điều kiện cần và không thể thiếu đƣợc:

Đó là sự giúp đỡ tƣơng trợ lẫn nhau, có khó khăn gì thì trƣớc hết phải nhờ cậy đến những ngƣời hàng xóm:

“Cơm chẳng hết thì treo, việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng”.

Đó là sự đồng cam cộng khổ thiếu thốn cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần:

“Ăn nhạt mới biết đến mèo.” “Thịt da ai cũng là ngƣời.”

Nghĩa đồng bào, hàng xóm láng giềng biểu hiện khi giúp đỡ lúc hoạn nạn và khó khăn:

“Một miếng khi đói hơn một gói khi no.”

“Khó giúp nhau mới thảo, giàu trừ nợ không ơn”.

Phản ánh nghĩa cử cao đẹp của ngƣời dân Việt: “Rủ nhau làm phúc, không ai giục nhau đi kiện.”

Tục ngữ khuyên con ngƣời nên:

“Ơn nên nhớ, oán hận đừng giữ lại.”

“Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút để bên dạ dày.”

Mối quan hệ giúp đỡ, cảm thông giữa ngƣời với ngƣời ấy đôi khi lại có nhiều éo le, nghịch cảnh:

“Thƣơng ngƣời lại khó đến thân.”

Hay:

“Làm phúc phải tội”.

Nhƣng dù có thế nào, tục ngữ vẫn khuyên con ngƣời ta hãy biết chấp nhận để sống với nhau có tình có nghĩa “Bền ngƣời hơn bền của” hãy sống tốt với nhau để có đƣợc tất cả: “ăn đời ở kiếp chi đây, coi nhau nhƣ bát nƣớc đầy thì hơn”. Đó là những quan niệm vô cùng giản dị mà sâu sắc, chất chứa bên trong những suy nghĩ , lối sống, tình cảnh tốt đẹp của dân tộc Việt. Điều ấy tạo nên một xã hội lành mạnh và tƣơi đẹp, mọi ngƣời sống với nhau bằng tình bằng nghĩa chứ không so đo tính toán thiệt hơn. Con ngƣời càng sống tốt với

nhau thì xã hội ngày càng văn minh và phát triển. Có lẽ, chính vì điều đó mà đã tạo nên sức mạnh lớn để dân tốc ta chiến thắng đƣợc mọi kẻ thù, mọi tật bệnh, mọi thiên tai.

2.2.3. Mối quan hệ giữa chủ và người làm thuê

Trong xã hội xƣa, nền kinh tế nƣớc ta là nền kinh tế chủ yếu phát triển dựa vào nông nghiệp mà chƣa phát triển những ngành nghề khác. Quan hệ giữa chủ và ngƣời làm thuê la quan hệ mâu thuẫn với nhau về mọi mặt từ địa vị xã

Một phần của tài liệu Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)