Bởi vậy, việc nghiên cứu tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp là sự khẳng định giá trị và tác dụng của tục ngữ trong kho tàng của folklore nói ri
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ THỊ THANH QUÝ
TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN
(VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
HÀ NỘI – 2007
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGÔ THỊ THANH QUÝ
TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN
(VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP)
Chuyên ngành : VĂN HỌC DÂN GIAN
Mã số :62.22.36.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
GS.TS LÊ CHÍ QUẾ PGS.TS VŨ ANH TUẤN
HÀ NỘI - 2007
Trang 3MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Lịch sử vấn đề 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 19
5 Những đóng góp của luận án 20
6 Phương pháp nghiên cứu 21
7 Cấu trúc của luận án 22
Chương 1: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 23
1.1 Đặc thù văn hoá nông nghiệp Việt Nam 23
1.1.1 Khái niệm văn hoá 23
1.1.2 Văn hoá nông nghiệp 26
1.1.2.1 Khái niệm văn hóa nông nghiệp 26
1.1.2.2 Đặc thù của văn hoá nông nghiệp 28
1.2 Nhận diện tri thức tục ngữ về văn hóa nông nghiệp 43
1.2.1 Tri thức tục ngữ 43
1.2.2 Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 45
1.2.3 Nhận diện tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 52
1.2.3.1 Về nội dung 52
1.2.3.2 Về hình thức 54
Trang 4Chương 2: TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT PHẢN ÁNH LỐI ỨNG XỬ NÔNG NGHIỆP
CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 65
2.1 Lối ứng xử của con người với thiên nhiên trong xã hội canh tác nông nghiệp 65
2.1.1 Kinh nghiệm dự đoán tự nhiên thời tiết 66
2.1.1.1 Quan sát các hiện tượng tự nhiên 68
2.1.1.2 Quan sát thực vật 71
2.1.1.3 Quan sát động vật 72
2.1.2 Kinh nghiệm canh tác nông nghiệp 78
2.1.2.1 Tri thức kinh nghiệm về trồng lúa 78
2.1.2.2 Kinh nghiệm trồng hoa màu 82
2.1.3 Kinh nghiệm về chăn nuôi 83
2.1.3.1 Con trâu trong quan niệm của người dân canh tác lúa nước 83
2.1.3.2 Kinh nghiệm chọn chó, lợn, gà 86
2.2 Con người trong việc sử dụng sản phẩm canh tác nông nghiệp 89
2.2.1 Chất liệu và cách chế biến, sử dụng của người Việt 89
2.2.1.1 Chất liệu thức ăn 89
2.2.1.2 Cách chế biến, sử dụng 97
2.2.2 Chất liệu mặc, quan niệm về cách mặc 106
2.2.3 Chất liệu làm nhà, quan niệm về nhà ở 110
2.3 Lối ứng xử của con người với cộng đồng trong xã hội canh tác nông nghiệp 115
2.3.1 Con người nông nghiệp trong mối quan hệ làng xã 116
2.3.2 Con người nông nghiệp trong tín ngưỡng, lễ hội 119
2.3.2.1 Quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp qua tục ngữ 120
2.3.2.2 Quan niệm lễ hội nông nghiệp qua tục ngữ 123
Trang 5Chương 3: TRI THỨC TỤC NGỮ VỀ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP TRONG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI 137
3.1 Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong đời sống hiện đại 137
3.1.1 Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp biểu hiện trong lối ứng xử gia đình, họ hàng, làng xóm trong xã hội hiện đại 139
3.1.2 Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại được phản ánh qua lối ứng xử với thiên nhiên 143
3.2 Tục ngữ về văn hoá nông nghiệp qua việc sử dụng của nhà văn trong tác phẩm văn chương 152
3.2.1 Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao 154
3.2.2 Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong tác phẩm "Cái sân gạch", "Vụ lúa chiêm" của Đào Vũ 159
3.2.3 Tục ngữ thể hiện ở lời nói của nhân vật trong tác phẩm "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường 163
3.3 Sự sáng tạo những câu tục ngữ mới 173
3.3.1 Về nguồn gốc 174
3.3.2 Về thời gian 176
3.3.3 Về đề tài 177
3.3.4 Những nội dung mới của tục ngữ về văn hoá nông nghiệp 181
3.3.4.1 Nội dung mới của tục ngữ về nông nghiệp hiện đại với sự đúc kết những kinh nghiệm sản xuất mới 182
3.3.4.2 Tục ngữ mới về nông nghiệp liên quan đến nhiều hoạt động khác 183
3.3.4.3 Tục ngữ mới về nông nghiệp đề cập đến mối quan hệ con người trong xã hội hiện đại 184
KẾT LUẬN 189 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TS : Tiến sĩ PGS : Phó giáo sư
GS : Giáo sư Nxb : Nhà xuất bản
Tr : Trang
TT : Thứ tự
H : Hà Nội
S : Sài Gòn
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
1 Bảng thống kê, so sánh những thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên tham
gia báo hiệu thời tiết (2.1.1 - tr.74)
2 Bảng thống kê, so sánh tri thức dân gian tục ngữ về kinh nghiệm canh
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và
các phương tiện thông tin đại chúng, kho tàng tục ngữ cổ truyền vẫn luôn có sức sống độc lập Nó gắn liền với khẩu ngữ, nó xâm nhập vào văn học thành văn, nó hiện hình trên những trang báo, nó vận động trong các loại hình văn học dân gian và phát huy tác dụng mạnh mẽ trong lời ăn tiếng nói quần chúng Trong thời đại ngày nay, những vấn đề về tục ngữ vẫn luôn có tính thời sự, không có một ngành khoa học nhân văn nào, ngôn ngữ học cũng như nghiên cứu văn học, thậm chí ngay kể cả khoa học kỹ thuật lại không cần đến những tài liệu về tri thức tục ngữ Chúng ta đã bắt đầu ít nhiều thấy được rằng
để có thể hiểu được những hiện tượng rất đa dạng của nền văn hoá tinh thần cần phải tìm ra một trong những cái chìa khoá của kho tàng folklore là tục ngữ Có lẽ vì thế mà tục ngữ đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong những năm qua
1.2 Tục ngữ người Việt phản ánh tri thức dân gian Việt Nam, mang tư
duy của dân tộc Việt, phản ánh lối nghĩ, lối cảm của người nông dân Việt Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vật chất và tinh thần Nó chứa đựng quan niệm của người bình dân về thế giới tự nhiên và xã hội Thông qua ngôn từ được chọn lọc gọt rũa, tục ngữ phản ánh tri thức nhiều mặt của đời sống xã hội Tri thức dân gian được ứng dụng hàng giờ, khắp nơi trong cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động
Nó đi qua các thời đại và được bổ sung đúc kết để thế hệ này trao truyền thế
hệ khác Nó có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình trong cộng đồng người Việt Vì thế việc đi sâu nghiên cứu tục ngữ để làm giàu có thêm cách tư duy văn hoá mang bản sắc dân tộc trong mỗi người
Trang 91.3 Thông qua việc nghiên cứu tục ngữ về văn hoá nông nghiệp người
đọc thấy rõ hơn nét bản sắc văn hoá Việt Nam Chúng ta hiểu để tiếp thu, biểu
hiện văn hoá dân tộc một cách tốt hơn, hiểu để nuôi dưỡng cho “dòng sinh
mệnh văn hoá” [116, tr.26] của dân tộc mình thêm mạnh mẽ, phong phú trong cuộc hội nhập quốc tế hôm nay
1.4 Kho tàng tục ngữ người Việt với số lượng đồ sộ, cũng đã được
đề cập ở nhiều phương diện khác nhau Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy mảng tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp chưa thực sự được quan tâm nhiều Với lý do trên việc nghiên cứu đề
tài “Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian” là một việc làm
cần thiết Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có sự đóng góp trong việc giảng dạy, nghiên cứu sâu về tục ngữ ở những khía cạnh mới, góp phần vào công tác bảo tồn tục ngữ truyền thống và sưu tầm tục ngữ hiện đại
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Cho dù cuộc sống xã hội đã bước những bước tiến dài trong lịch sử, nhưng tri thức dân gian trong tục ngữ vẫn luôn là những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta Bởi vậy, việc nghiên cứu tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp là sự khẳng định giá trị và tác dụng của tục ngữ trong kho tàng của folklore nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích tư liệu tri thức nông nghiệp được phản ánh trong tục ngữ, luận án vừa có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn hoá lúa nước, vừa có thể thấy được sự chi phối của văn hoá lúa nước đến tục ngữ Để từ đó chúng ta đối chiếu, kế thừa và truyền bá, phát
Trang 10triển những ưu việt của tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong cuộc sống mới Đây cũng là nền tảng cơ bản để tìm hiểu tục ngữ mới
3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp ở một vài khía cạnh đã được các nhà nghiên cứu đề cập tới, điều đó được thể hiện ở các giáo trình đại học, các công trình, các bài nghiên cứu Sau đây chúng tôi xin điểm qua những nội dung chính mà các công trình đã đề cập đến
3.1 Giáo trình đại học
Trong giáo trình đại học Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (tác giả Bùi
Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Nghĩa Dân, Lí Hữu Tấn, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị, Lê Trí Viễn, từ năm 1961 đến năm 1978 in năm lần), khi viết về tục ngữ, các tác giả đề cập đến bốn vấn đề: Định nghĩa về tục ngữ, nguồn gốc và sự phát triển, nội dung của tục ngữ, nghệ thuật của tục ngữ Trong nội dung, tác giả đề cập đến tục ngữ với lao động sản xuất và tục ngữ với tâm lý đạo đức, phong tục tập quán và lịch sử xã hội Với dung lượng của một cuốn giáo trình về lịch sử văn học nói chung, các tác giả mới khái quát chứ chưa đi sâu triển khai được hết các nội dung của tục ngữ Vấn đề tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp cũng chưa được giáo trình đề cập đến nhiều [119, tr.188]
Chúng tôi cho rằng trong cuốn Văn học dân gian (in lần đầu năm 1972,
1973, in lần hai 1977, in lần ba 1991), tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên đã đề cập phần nào đến vấn đề tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp Điều đó tác giả đã thể hiện trong việc phác thảo ở nội dung cơ bản của tục ngữ Thứ nhất tục ngữ về lao động sản xuất được nảy sinh trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên của nhân dân lao động Thứ hai những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ, dần dần được phổ biến rộng rãi và trở thành tri thức khoa học tự nhiên của nhân dân lao
Trang 11động Thứ ba tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết thể hiện sự nhận xét tinh tế của người nông dân Việt Nam Trong kho tàng tục ngữ nói về kinh nghiệm và
kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá thì tục ngữ nói về làm ruộng chiếm
đa số
Trong quá trình triển khai các luận điểm, tác giả đã nêu lên nhận xét: Những tri thức về sản xuất của nhân dân mới ở trình độ những kinh nghiệm thực tiễn, chưa nâng lên thành kiến thức khoa học lý luận vững vàng Một số kinh nghiệm phản ánh chính xác quy luật của giới tự nhiên, nhưng phần lớn chỉ là biểu hiện cụ thể của những quy luật diễn ra ở từng địa phương, trong từng thời gian nhất định Đồng thời các tác giả đã khẳng định tục ngữ phát triển, biến đổi theo sự phát triển của trình độ kỹ thuật sản xuất, xã hội Vì vậy mà sau Cách mạng tháng Tám, những câu tục ngữ mới ra đời đã phản ánh được phần nào cuộc cách mạng khoa học ở nước ta Như vậy đây cũng
là một cuốn giáo trình ít nhiều đã đề cập đến vấn đề tục ngữ và văn hoá nông nghiệp [72, tr.243]
Hoàng Tiến Tựu trong công trình Văn học dân gian Việt Nam (1990)
tập II, đã đưa ra định nghĩa về tục ngữ, phân biệt tục ngữ với các hình thức gần gũi khác Tác giả không đi vào công việc giới thiệu miêu tả nội dung của tục ngữ mà chủ yếu là nhận xét, đánh giá về nội dung ấy Từ tính nhiều nghĩa của tục ngữ, người viết đã kết luận: Tính nhiều nghĩa của tục ngữ gắn liền với những đặc trưng cơ bản như: Tính tự phát, tính tập thể, tính hàm súc, tính giàu hình tượng Tác giả khẳng định, nghĩa của mỗi câu tục ngữ chỉ lệ thuộc vào những người sáng tác ban đầu một phần, còn chủ yếu là lệ thuộc vào người sử dụng Do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của đề tài và nội dung phản ánh, tục ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu, sử dụng chung của nhiều ngành, nhiều chuyên môn khác nhau Mỗi ngành chỉ khai thác, nghiên
Trang 12cứu tục ngữ theo sở trường và lợi ích của riêng mình, và vấn đề tục ngữ với văn hoá nông nghiệp chưa được tác giả đề cập đến nhiều [193, tr.109]
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (1990), in lại lần 2 năm
1996, in lại lần 3 năm1998, nhóm tác giả Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ đã đề cập đến nguồn tư liệu và những công trình nghiên cứu tiêu biểu về tục ngữ, bản chất thể loại của tục ngữ Khi đề cập đến đặc điểm cội nguồn của tục ngữ, các tác giả khẳng định: Đại bộ phận tục ngữ xuất hiện trên cơ sở đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của nhân dân từng vùng, từng dân tộc Vì vậy không phải là không có lý do mà chuyên gia của các ngành nghề khác nhau đều tìm thấy trong tục ngữ những tri thức dân gian liên quan đến công việc của mình Theo tác giả, bên cạnh một số câu tục ngữ được rút ra, hoặc tách ra từ các sáng tác dân gian khác, cội nguồn của tục ngữ còn là quá trình dân gian hoá những lời hay ý đẹp của các nhà tư tưởng, văn hoá, các nhà hoạt động nổi tiếng của thời đại Khi đi vào nội dung phản ánh của tục ngữ, tác giả đi vào năm phương diện là: Kinh nghiệm trong lao động nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, phương diện phản ánh các giai đoạn phát triển của lịch sử, xã hội, phương diện phản ánh phong tục, tập quán sinh hoạt của nông dân các vùng quê khác nhau, phương diện phản ánh thái độ ứng xử của con người, phương diện phản ánh những tư tưởng triết học thô sơ [142, tr.186]
Như vậy qua giáo trình, các tác giả đã đề cập đến nội dung phản ánh của tục ngữ, tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp trong tục ngữ, nhưng mới chỉ dừng lại ở sự khơi nguồn, chưa đi sâu vào vấn đề cụ thể Một số tác giả như Hoàng Tiến Tựu, Lê Chí Quế không đi vào trình bày nội dung mà chủ yếu đi vào đánh giá, nhận xét về những nội dung được phản ánh trong tục ngữ Nhưng thực sự những vấn đề được các giáo trình đề cập là những gợi mở
Trang 13rất lớn để chúng tôi tiếp tục khám phá tìm tòi tục ngữ người Việt với sự phản ánh tri thức văn hoá dân gian về văn hoá nông nghiệp
3.2 Các chuyên luận, công trình nghiên cứu
Từ trước tới nay đã có khá nhiều chuyên luận viết về tục ngữ Có chuyên luận chủ yếu viết về nội dung, có chuyên luận chủ yếu viết về nghệ
thuật Những chuyên luận như: Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của tác giả Nguyễn Thái Hoà, hay Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của tác giả
Phan Thị Đào chủ yếu là bàn về nghệ thuật… Đề tài tục ngữ người Việt phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp có đề cập đến một vài phương diện nghệ thuật nhưng cơ bản là thiên về nội dung tục ngữ, chính bởi vậy mà chúng tôi tập trung khảo sát các chuyên luận nghiên cứu chủ yếu về nội dung
Trước tiên là cuốn sách Tiếng nói của đồng ruộng, ra đời 1949 của tác
giả Nguyễn Trọng Lực [105] Cuốn sách này đã đề cập đến một số vấn đề về tri thức trong tục ngữ Tác giả đã chia những câu ca dao, tục ngữ làm nhiều nhóm Nhóm nói về công việc đồng áng của người dân quê Nhóm nói riêng về từng hoạt động của người làm nông nghiệp Nhóm nói về thiên văn khí hậu, thời tiết để người dân biết điều khiển công việc đồng áng mà không cần phải có các máy móc tinh xảo Tất cả các nhóm đó phần nào đã đề cập đến vấn đề tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp Đặc biệt trong nhóm tục ngữ nói về thời tiết khí hậu đối với công việc canh nông, tác giả đã khẳng định: Người làm ruộng theo lối cổ truyền cho nên mọi việc đều theo tập quán hay kinh nghiệm của ông cha để lại từ đời này sang đời khác Họ không có đồng hồ hoặc dụng cụ tinh xảo để đo thời giờ hay phỏng đoán thời tiết, nhưng vì hàng ngày đã sống ở giữa tạo hoá nên người dân quê nhờ những hiện tượng của giới tự nhiên những hoạt động của loài vật hay sự biến chuyển của cây cối mà tiên đoán được thời tiết sắp đến, và họ tin vào
Trang 14những kinh nghiệm ấy mà làm công việc đồng áng Chẳng có thế mà người làm ruộng vẫn biết rằng muốn được hoa lợi thì không những cứ chăm chỉ là đủ mà phải trông mong về giời nữa, nghĩa là về thời tiết Từ đó tác giả đã khái quát ca dao, tục ngữ là tinh hoa của đất nước Nhiều câu dùng để miêu tả tâm tính con người Việt, tả lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, hơn nữa là để thể hiện những điều chiêm nghiệm mà người dân đã mắt thấy tai nghe từ đời này sang đời khác về những hiện tượng của tạo hoá Những câu tục ngữ ấy có thể áp dụng vào nhiều ngành nghề trong cộng đồng xã hội
Cũng trong hướng nghiên cứu này, cuốn sách Tục ngữ Việt Nam của
ba tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975) là cuốn chuyên luận cung cấp khá nhiều vấn đề liên quan đến tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp
Trong phần tiểu luận về tục ngữ Việt Nam, tác giả Chu Xuân Diên đã
đề cập đến việc nghiên cứu tục ngữ theo những hướng khác nhau Hướng nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học và hướng nghiên cứu về mặt nhận thức luận Hướng nghiên cứu tục ngữ về mặt nhận thức luận là hướng nghiên cứu tục ngữ như là một sản phẩm của sự hoạt động tư duy trong nhân dân lao động Từ những khái quát đó tác giả khẳng định: Tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội, tục ngữ là một hiện tượng văn hoá tinh thần của nhân dân lao động, trong đó biểu hiện nhận thức của nhân dân về cuộc sống, phản ánh khá rõ ràng thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân lao động trong thời kỳ lịch sử nhất định
Khi nghiên cứu tục ngữ về mặt xã hội học người ta có thể tìm thấy trong kho tàng tri thức dân gian bức tranh lịch sử xã hội của thời đại được phản ánh Ở đó có những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân trong lao động, trong cuộc sống cộng đồng, trong đấu tranh giai cấp và dân tộc
Trang 15Qua việc phân tích một số câu tục ngữ tiêu biểu, tác giả đã rút ra kết luận lối nghĩ bằng tục ngữ là lối nghĩ dựa vào kinh nghiệm Tri thức dân gian trong tục ngữ là tri thức kinh nghiệm Trong các thể loại sáng tác dân gian, tục ngữ là thể loại diễn đạt được một cách trực tiếp đầy đủ kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử của nhân dân lao động nước ta thời xưa Lối nghĩ bằng tục ngữ, tuy về cơ bản là lối nghĩ dựa vào kinh nghiệm, nhưng đã có mầm mống của tư duy khoa học, tư duy lý luận Những tư duy
ấy được thể hiện trong một hình thức ngôn ngữ cực kỳ súc tích
Với chương Tri thức dân gian [44, tr.171], tác giả Nguyễn Đổng Chi trong trong cuốn Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, đã dành khoảng 120
trang để viết về tri thức dân gian Nghệ Tĩnh, nó nằm trong tổng thể của tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp nói chung Trong công trình này, phần một tác giả đã bàn về thiên văn, thuỷ văn dân gian, dự đoán về mưa, về gió, bão lụt Phần hai, tác giả đề cập đến địa lý dân gian, hình thế đất đai, thổ sản nghề nghiệp
về tính cách con người, thanh điệu ngôn ngữ Phần thứ ba, tác giả trình bày về kỹ thuật dân gian như trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật thủ công đan lát, may vá, đi biển Phần bốn, tác giả nói về y dược dân gian Phần năm là sử dân gian Phần sáu là triết lý dân gian Trong phần nói về thiên văn và thuỷ văn dân gian, tác giả đã khẳng định: Người nông dân Nghệ Tĩnh đã thấy được quan hệ nhân quả giữa hiện tượng khí hậu với đời sống thực vật, động vật và thường theo dõi những phản ứng của chúng trước sự thay đổi của thời tiết, dự kiến mưa nắng để làm nông vụ Họ đã tích luỹ được nhiều tri thức về thiên văn, thuỷ văn và thường đặt thành câu có vần, có khi là bài ca để lưu truyền Trong phần trình bày về kỹ thuật dân gian tác giả Nguyễn Đổng Chi đã nhận thấy: Điều đầu tiên mà người xứ Nghệ quan tâm chính là việc để giống Cách hái các thứ hạt để làm giống được trình bày khá cặn kẽ
Trang 16Nếu ngày nay nông học chú ý đến việc nâng cao mật độ lúa trên diện tích cấy, thì ngay từ ngày xưa nông dân Nghệ Tĩnh đã có kinh nghiệm cấy mau, họ cho rằng cây lúa thường nở hàng ngang nên chỉ hàng dọc mới nâng cao mật độ "Đời cha cho chí đời ông, bao giờ lúa trổ hàng sông hỡi phường", "Nhặt hàng sông, đông hàng con" cũng là để nói về hiện tượng
đó Trong kỹ thuật chăn nuôi người nông dân Nghệ Tĩnh cũng chú ý đến con trâu đầu tiên, sau đó đến các giống vật nuôi khác như lợn, chó, gà, mèo Ở những lĩnh vực đó người nông dân xứ Nghệ đã đúc kết những bài
học kinh nghiệm quý cho mình Có thể nói Địa chí văn hoá dân gian Nghệ
Tĩnh là một công trình lớn mà trong đó phần nội dung bàn về tri thức dân gian
của một địa phương đã được tác giả Nguyễn Đổng Chi trình bày khá giản dị, dễ hiểu Nó có tính chất định hướng cho sự nghiên cứu tri thức dân gian được thể hiện qua tục ngữ người Việt nói chung
Tác giả Ngô Xuân Minh và Trần Văn Doãn trong cuốn sách Kinh
nghiệm làm chiêm qua ca dao tục ngữ (1961) đã đề cập đến các vấn đề về lúa
chiêm, kỹ thuật làm mạ chiêm, cầy bừa ruộng chiêm, kỹ thuật cấy chiêm, chăm bón lúa chiêm, tìm hiểu sâu bệnh, thu hoạch lúa chiêm Đó cũng là những biểu hiện cụ thể của tri thức về kỹ thuật nông nghiệp được thể hiện trong tục ngữ Từ đó tác giả kết luận: Qua thực tế sản xuất từ bao đời nay, bà con nông dân đã rút ra nhiều kinh nghiệm đúc thành những câu ca dao, tục ngữ truyền tụng từ đời này sang đời khác về công việc làm chiêm Đó là kho tàng kinh nghiệm rất phong phú nó phản ánh tính chất quần chúng của khoa học, tính chất lao động sáng tạo của bà con nông dân
Tác giả Hoàng Hữu Triết trong cuốn sách Bước đầu tìm hiểu về khí
tượng dân gian Việt Nam (1973) đã nghiên cứu ca dao tục ngữ nói về khí hậu,
thời tiết trong năm của nước ta qua các mùa Tình hình thời tiết và khí hậu là một trong những nhân tố của ngoại cảnh có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định
Trang 17đến năng suất mùa màng Cần phải biết những đặc điểm của thời tiết và khí hậu địa phương thì mới chủ động tận dụng được những mặt thuận lợi và hạn chế những mặt bất lợi Từ đó có kế hoạch cải tạo, điều chỉnh khí hậu theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống Những dự đoán theo kinh nghiệm có nhiều điểm phù hợp với lý luận khoa học sẽ có một tác dụng nhất định trong việc đấu tranh với những điều kiện bất lợi của thiên nhiên để bảo vệ đời sống, sản xuất Mây, mưa, gió, dông, ráng… là một trong những yếu tố thời tiết có
ý nghĩa quyết định trong công tác nông nghiệp Vì thế mà những yếu tố đó rất được quan tâm chú ý
Từ những hiện tượng thực tế, tác giả đi đến những kết luận: Ca dao tục ngữ của dân tộc ta nói về khí tượng có một giá trị nhất định về mặt khoa học
Nó chứng tỏ rằng: Trong thực tiễn lao động sản xuất đấu tranh gian khổ với thiên nhiên, dân tộc ta đã có một nhận thức tương đối vững vàng về quy luật khí hậu và thời tiết Những câu ca dao tục ngữ mà tác giả trình bày, được vận dụng tương đối phổ biến ở các vùng nông thôn và duyên hải nước ta để đoán thời tiết Nhưng việc vận dụng ca dao tục ngữ để dự đoán thời tiết phải có sự phân tích khoa học, chọn lọc và kiểm nghiệm nhiều trong thực tế và bằng các
số liệu quan sát khí tượng Phải chú ý tới tính địa phương, tính quy luật theo mùa, phải phân tích tổng hợp nhiều nguyên nhân gây nên một hiện tượng
Tác giả Bùi Huy Đáp trong cuốn Ca dao tục ngữ với khoa học nông
nghiệp (1999) đã đi vào phân tích những câu tục ngữ về chủ đề đất đai và lao
động, thời tiết và mùa vụ nông nghiệp trong xã hội Thông qua những câu tục ngữ cụ thể, tác giả nhằm chứng minh cho một kho tàng kinh nghiệm về nông nghiệp được đúc kết trong kỹ thuật sản xuất Ở chuyên luận này, tác giả đã đưa ra những nhận xét về cây trồng, vật nuôi và hoàn cảnh sản xuất về mùa
vụ, thời tiết và cả vị trí của nông nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội nước ta
từ hàng vạn năm trước
Trang 18Qua các chuyên luận nghiên cứu về tục ngữ nói chung có thể khoanh vào hai hướng nghiên cứu chính Đó là hướng nghiên cứu của các nhà ngữ văn học và hướng nghiên cứu tục ngữ của các nhà khoa học kỹ thuật
Các nhà khoa học kỹ thuật nghiên cứu tri thức trong tục ngữ chủ yếu để chỉ ra sự ứng dụng trong cuộc sống thực tế lao động sản xuất Trong suốt thời
kỳ xã hội phong kiến lịch sử sản xuất của nông dân đa phần là lao động nông nghiệp Về mặt kỹ năng lao động, nhân dân ta vẫn chủ yếu dựa vào sự hiểu biết
và những phát minh có tính chất kinh nghiệm đã được tổng kết lại trong những câu tục ngữ Do đó có thể thấy được vai trò, sự phổ biến rộng rãi của tục ngữ nói về thiên nhiên, thời tiết nói về kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi trong
nhân dân ta Trong bài thơ chữ Hán "Thanh minh ngẫu hứng", Nguyễn Du từng viết: "Thôn ca sơ học tang ma ngữ" - Trong tiếng hát nơi thôn xóm ta bắt đầu
học được những câu chuyện trồng dâu gai - đó chính là sự phản ánh vai trò của tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động của nhân dân ta
Trong khi các nhà khoa học tự nhiên khẳng định tục ngữ là vốn khoa học vô cùng quý báu của dân tộc, và các tác giả đã đề xuất khai thác, vận
dụng vốn tri thức sẵn có này trên tinh thần "gạn đục khơi trong" để ứng
dụng trong cuộc sống canh tác nông nghiệp của nhân dân ta, thì các nhà ngữ văn nghiên cứu tri thức dân gian biểu đạt trong tục ngữ là để thấy được lối tư duy của một dân tộc Các nhà ngữ văn nghiên cứu tục ngữ là nhằm nghiên cứu những đặc điểm của tục ngữ với tư cách là một thông báo có tính nghệ thuật Nghiên cứu tục ngữ về mặt ngữ văn đồng thời còn là nghiên cứu nội dung phản ánh trong tục ngữ, cách sử dụng tục ngữ trong ngôn ngữ văn học Cả hai mặt nghiên cứu này đều nhằm mục đích phát hiện những giá trị của tục ngữ với tư cách là một phương tiện ngôn ngữ, kho văn liệu quý giá do nhân dân lao động, sáng tạo tích luỹ từ hàng nghìn
Trang 19năm nay, trong đó kết tinh được cơ bản nhất lối nói của dân gian, lối nghĩ của dân tộc Tất cả những điều đó đã phản ánh một cách đầy đủ nét văn hoá nông nghiệp
3.3 Nhóm các bài nghiên cứu
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khoa nghiên cứu văn học dân gian nước ta chưa ra đời Chỉ đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, đặc biệt là sau hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, trong khung cảnh ổn định các nhà nghiên cứu có điều kiện cần thiết xây dựng bộ môn khoa học về văn học dân gian Từ cuối những năm 1950 việc giảng dạy văn học dân gian một cách hệ thống được triển khai ở bậc đại học, đến những năm 70 của thế kỷ XX phương pháp nghiên cứu văn học dân gian đã có những bước trưởng thành rõ rệt Chính vì lẽ đó
mà một loạt các bài nghiên cứu về tục ngữ cũng đã được ra đời Trong số những bài nghiên cứu các tác giả cũng phần nào đã đề cập tới nét văn hoá nông nghiệp được thể hiện trong tục ngữ
3.3.1 Viết về tự nhiên thời tiết, kỹ thuật trồng cấy, chăn nuôi
Tác giả Hoàng Hữu Triết trong bài viết: "Tìm hiểu về giá trị của tư duy
triết học duy vật trong tục ngữ cao dao Việt Nam"(1997) đã khẳng định:
Trong thực tiễn sản xuất, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều kiến thức về thiên nhiên thời tiết (khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, động vật thực vật…) Những kiến thức này là những viên gạch đầu tiên xây nền cho các ngành khoa học tự nhiên của dân tộc Điều đó cũng phù hợp với nhận định của chủ nghĩa Mác khoa học được bắt nguồn từ khái niệm lao động [180, tr.73]
Nguyễn Quốc Siêu (1997) trong bài viết: "Qua một câu tục ngữ viết về
thời tiết", tác giả giải thích câu tục ngữ "Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa" Người viết đã đưa ra kinh nghiệm: Khi giải thích những câu tục ngữ về
Trang 20thiên nhiên cần phải liên hệ đối chiếu với hiện tượng Từ sự giải thích về cách hiểu đúng câu tục ngữ, chúng ta sẽ vững tin vào những kinh nghiệm của cha ông để từ đó có thể ứng dụng hữu hiệu trong lao động sản xuất [146, tr.12]
Tác giả Trần Quang Nhật (1997) trong bài viết "Con trâu đi vào tục
ngữ ca dao xưa" đã tìm hiểu về hình tượng con trâu theo cả nghĩa đen, nghĩa
bóng Từ đó, tác giả đi đến khẳng định: Việt Nam là một nước nông nghiệp, con trâu từ rất sớm đã được thuần hoá để phục vụ cuộc sống của nhân dân Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, con trâu luôn gắn bó mật thiết với con người Hình ảnh con trâu xuất hiện trong tục ngữ đã phác thảo những nét chấm phá về cuộc sống lao động cần cù, gian lao, vất vả nhưng vẫn lạc quan, yêu đời của người dân lao động [122, tr.69]
Cùng với chủ đề về con trâu, tác giả Nguyễn Thanh Lợi (1997) đã lập
ra một bảng "Từ điển mini thành ngữ, tục ngữ về trâu" Tác giả đã đề cập đến
30 câu thành ngữ và tục ngữ về trâu Từ đó để thấy được hình ảnh con trâu ngoài việc phản ánh những đặc tính của con vật gần gũi với nhà nông như sức lực bền bỉ, chịu đựng gian khổ còn lại đa số được dùng để so sánh ví von về cách đối nhân xử thế của con người với con người [100, tr.7]
Tác giả Nguyễn Duy Cách (2001) là tác giả của bài viết "Tri thức về lao
động sản xuất qua ca dao, tục ngữ" Trong bài viết này người viết đã khẳng
định nhân dân Việt Nam ta đã trải qua bao đời lao động sản xuất và đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú Vốn tri thức quý báu đó lại được đúc kết trong nhiều câu tục ngữ ca dao của người Việt từ thuở các vua Hùng dựng nước Có cả một kho tục ngữ ca dao về trồng lúa, trồng cây, chăn nuôi, thả cá Đó là kim chỉ nam về sản xuất nông nghiệp của nhân dân lao động người Việt xưa Nghề nông trông vào thời tiết, vì thời tiết có ảnh hưởng quyết định đến cây trồng Trong khi chưa có khoa học khí tượng, thì người nông dân đã
Trang 21dựa vào những tri thức thu lượm được trong quá trình theo dõi thời tiết mà đặt
ra những câu tục ngữ ngắn gọn, báo trước những biến động mưa nắng
Tìm hiểu tri thức về lao động sản xuất nông nghiệp qua tục ngữ và thơ ca dân gian của người Việt xưa, chúng ta hiểu được sâu sắc hơn hoàn cảnh làm ăn, sinh sống và những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản xuất, dù rằng trong nguồn tri thức xa xưa ấy, cũng có một số điều không còn thích hợp với nền nông nghiệp hiện đại của chúng ta hôm nay [16, tr.15]
Tác giả Đỗ Kim Liên (2006) trong bài viết "Trường ngữ nghĩa về cây
lúa và các sản phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hoá lúa nước trong tục ngữ người Việt", đã đi vào tìm hiểu ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ phản
ánh văn hoá lúa nước Tác giả đã đưa ra những số liệu cụ thể trong việc khảo sát Trong tục ngữ Việt Nam chọn lọc của Vương Trung Hiếu với 96 chủ đề,
và 2400 phát ngôn tục ngữ, tác giả đã thống kê có đến 446 phát ngôn chứa các
từ ngữ xuất hiện thành trường đề cập đến cây lúa và sản phẩm cây lúa cũng
như kinh nghiệm trồng lúa Trong cuốn Kho tàng tục ngữ Việt Nam, do
Nguyễn Xuân Kính chủ biên, trong số 9000 phát ngôn có 609 phát ngôn viết
về cây lúa Con số này nói lên người Việt trồng lúa và canh tác lúa nước từ lâu đời, để lại dấu ấn qua lớp từ ngữ, chúng phản ánh nền văn hoá lúa nước của người Việt Tác giả đã tìm hiểu ngữ nghĩa của các phát ngôn tục ngữ phản ánh văn hoá lúa nước như: Các từ gọi tên cây lúa và sản phẩm từ cây lúa, các
từ gọi tên thực phẩm chế biến từ hạt lúa, các từ gọi tên các thời kì phát triển của cây lúa, các từ gọi tên thời tiết, thời vụ gắn với việc trồng lúa, các từ gọi tên kinh nghiệm trồng lúa và canh tác lúa nước, các từ gọi tên giá trị hàng hoá lấy thóc lúa làm đơn vị so sánh Khảo sát các phát ngôn tục ngữ Việt, tác giả
đi đến kết luận: Đây là những từ ra đời từ sớm, đa số đơn tiết, phản ánh đặc thù văn hoá lúa nước của người Việt khá rõ mà qua nhiều biến đổi của thời
Trang 22gian, chúng được lưu giữ như những nhân chứng in đậm dấu ấn lịch sử [96, tr 34]
3.3.2 Nhóm bài nghiên cứu viết về tục ngữ với vấn đề ăn uống
Nói đến vấn đề ăn uống cũng là nói đến cách ứng xử của con người với sản phẩm nông nghiệp Khi viết về vấn đề này đáng chú ý là bài viết của tác
giả Nguyễn Xuân Kính "Qua tục ngữ ca dao tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc
của người Thăng Long Hà Nội" (1990) Ở bài viết này, tác giả đã đề cập đến
hai nét văn hoá ăn và mặc rất đặc trưng của người Hà thành Từ đó tác giả đã khẳng định sự thanh lịch, nét tài hoa trình độ văn hoá, tinh thần tự tôn dân tộc chính đáng, qua cách ăn mặc của người dân Thăng Long - Hà Nội [81, tr.21]
Nguyễn Xuân Hoà là tác giả của bài viết: "Đôi nét về văn hoá ăn uống
qua thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt"(1997) Người viết đã khẳng định: Trong
việc ăn uống, không phải chỉ có ăn và uống tách bạch một mình với tư cách
cá nhân Sự ăn uống có văn hoá, hàm ý có lời mời chào, nó bao hàm sự ứng
xử giữa con người cá nhân với con người xã hội Nó là cả một nếp sống, một phép ứng xử, một phong tục tập quán và đạo lý làm người của từng cá nhân
và dân tộc [60, tr.22], đây cũng là những biểu hiện cụ thể của việc ứng xử với sản phẩm nông nghiệp được thể hiện qua tục ngữ
Tác giả Trí Sơn với bài "Sản vật xứ Nghệ còn lưu giữ trong thành ngữ,
tục ngữ ca dao"(1999) [149, tr.19], tác giả Lăm phonxayXana và Nguyễn Văn
Thông trong bài viết "Đặc trưng đa dạng của ẩm thực Việt Nam qua mảng tục
ngữ về văn hoá ẩm thực" [91, tr.50] Các tác giả đều khái quát được tính đa
dạng của văn hoá ăn uống Việt Nam Tính phong phú không chỉ được biểu hiện qua thành phần của các món ăn mà còn được phản ánh trong tính đa dạng về khẩu vị và phong cách ăn uống của các vùng Đặc trưng đa dạng
Trang 23trong ăn uống của người Việt là xuất phát từ sự đa dạng về vùng lãnh thổ và
nó có nền tảng cơ bản từ nền nông nghiệp lúa nước
3.3.3 Nhóm bài nghiên cứu sức sống của tục ngữ
Nói đến sức sống của tục ngữ là nói đến cái hay của tục ngữ về nội dung, cái đẹp của tục ngữ về nghệ thuật Nội dung mà tục ngữ biểu hiện ít nhiều đã phản ánh về văn hoá nông nghiệp, hay chí ít cũng là tư duy văn hoá nông nghiệp Chính vì thế mà những bài nghiên cứu viết về sức sống tục ngữ cũng là những bài đã phản ánh phần nào tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp được thể hiện trong tục ngữ
Với bài viết "Thử bàn về việc giữ gìn và phát huy vốn tục ngữ giàu đẹp
của dân tộc" (1977), tác giả Vũ Dung đã đặt ra vấn đề: Tục ngữ là một trong
những đối tượng cần được giữ gìn và phát huy Bởi vì tục ngữ không chỉ là một kho tàng kinh nghiệm sống, mà còn là ngữ nghệ (Nghệ thuật ngôn ngữ) của dân tộc Rất nhiều câu đã trở thành mẫu mực của ngôn ngữ văn học Tác giả cho rằng muốn cho lời nói, câu văn của chúng ta ngày nay có được cái dáng điệu, bản sắc, cái chất Việt Nam thì mỗi người chúng ta không thể không trau dồi sự hiểu biết về vốn liếng tục ngữ dân tộc [36, tr.58]
Bùi Văn Nguyên trong bài "Sức sống dân tộc và tục ngữ Việt Nam"
(1983), tiếp tục khẳng định những giá trị của tục ngữ Tục ngữ Việt Nam có màu sắc Việt Nam, mang tiếng nói, vần nhịp thơ ca Việt Nam, đậm đà tâm hồn Việt Nam, in sâu trí tuệ Việt Nam từ thuở rạng đông của loài người Tục ngữ
đã thể hiện được một vùng đất nước với sức sống kỳ diệu và phi thường nơi cửa ngõ Đông Nam Á Tục ngữ ấy không riêng gì là vốn quý của dân tộc ta,
mà còn là thành tố đáng kể trong kho tàng văn hoá thế giới hiện nay [118, tr.88]
Trong bài viết "Đạo lý và thi pháp dân gian trong tục ngữ Việt Nam"
(1985), tác giả Hồ Tôn Trinh dưới góc độ thi pháp đã cho rằng: Khi nói đến tục
Trang 24ngữ là nói đến một hình thức phán xét, đề xuất "một đạo lý" Đó là những kinh nghiệm thu thập được trong cuộc sống, và được tổng hợp, khái quát hoá bằng một số từ theo những quy tắc nào đó, nhằm khẳng định hay phủ định và cuối cùng là để truyền bá, để răn dạy một điều gì đó trong cuộc sống [184, tr.13]
Với bài viết "Đạo lý trong tục ngữ" (1987), tác giả Nguyễn Nghĩa Dân
đã khẳng định: Nhân sinh quan, đạo lý tồn tại trong thể loại tục ngữ một cách đặc sắc Nó đề cao phạm trù tập thể, phạm trù trí tuệ, tri thức được xếp cao hơn nhiều phạm trù khác như của cải, địa vị, số lượng…, đề cao những phạm trù biểu hiện giá trị tinh thần như đạo đức, ân nghĩa, trung thực… Trong cuộc sống, tục ngữ luôn đề cao quan hệ tốt với lân bang, xóm giềng… [30, tr.58]
Tác giả Vũ Quang Hào trong bài viết "Thành ngữ, tục ngữ cũ với lớp
người mới" (1993) đã khẳng định nội dung của tục ngữ cần phải được hiểu
đúng, cần phải được tiếp thu và sử dụng ở lớp người mới [54, tr.53]
Trong bài viết "Dấu ấn văn hoá trong tục ngữ" (1998) tác giả Nguyễn
Quý Thành đã khẳng định: Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệp lúa nước Nền sản xuất này kéo theo việc tổ chức cộng đồng và chi phối nhiều mặt của đời sống xã hội: Nhận thức, ứng xử với môi trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xã hội Tục ngữ Việt, với
tư cách là loại hình văn học dân gian và với tư cách là phương tiện ngôn ngữ diễn đạt kết quả tư duy, in đậm dấu ấn của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, mang nét riêng so với văn hoá dân tộc khác
Là một loại hình văn học dân gian, nếu như tục ngữ của nhiều nước phương Tây có nền văn hoá gốc du mục, văn minh đô thị, thương mại như Nga, Anh, Pháp, Đức chủ yếu nói về các quan hệ xã hội thì trong kho tàng tục ngữ Việt, số câu nói về các hiện tượng thiên nhiên liên quan đến nông nghiệp, về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi chiếm số lượng đáng kể Những
Trang 25công trình sưu tập và phân loại tục ngữ theo đề tài, hầu như đều có mục về thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất liên quan đến nghề trồng lúa nước
Từ kết quả khảo sát, tác giả đã cho thấy đời sống sản xuất nông nghiệp lúa nước đã chi phối cách thức tổ chức cộng đồng; cách ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, cách nhận thức và lối diễn đạt của người Việt, làm nên bản sắc văn hoá Việt, điều này được phản ánh khá rõ trong tục ngữ Nghiên cứu tục ngữ Việt một cách hệ thống chắc chắn sẽ rút ra được nhiều điều thú vị về bản sắc văn hoá dân tộc trên cái nền chung của văn hoá khu vực và văn hoá nhân loại [157, tr.79]
3.3.4 Nhóm bài viết về tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp
Tác giả Đỗ Quang Lưu với bài viết "Tục ngữ - châm ngôn và thời
đại"(1979) đã chia tục ngữ thành hai loại: Tục ngữ kinh nghiệm và tục ngữ
châm ngôn Nếu tục ngữ châm ngôn mang ý nghĩa và tính chất của những phương châm xử thế, phương châm hành động có tác dụng giáo dục đạo đức nhân sinh quan truyền thống thì tục ngữ kinh nghiệm có mục đích thuần tuý phổ biến tri thức thông thường và truyền thụ kinh nghiệm về mục đích sản xuất Trong tục ngữ kinh nghiệm tác giả đã đề cập đến những câu tục ngữ mới
về văn hoá nông nghiệp Người nông dân tập thể đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa với đòi hỏi ngày một lớn về trình độ quản lý và kỹ thuật canh tác
mới đã lấy khẩu hiệu Sản xuất là khoá, văn hoá là chìa làm phương châm xây
dựng nông thôn trong giai đoạn mới [106, tr.102]
Tác giả Trần Gia Linh liên tiếp có những bài báo viết về thể loại tục
ngữ mới, bài đầu tiên là "Những biến đổi quan trọng của thể loại tục ngữ
trong thời đại mới" (1991) Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định những
vấn đề quan trọng của tục ngữ mới Tục ngữ mới đã sử dụng tục ngữ cổ truyền gắn với việc thông tin những tư tưởng cách mạng, tục ngữ xuất hiện
Trang 26trên nhiều môi trường khác nhau của cuộc sống mới, tục ngữ mới hướng về những kinh nghiệm có tính chất mũi nhọn của cuộc sống, tục ngữ mới khái quát nhanh chóng những thói hư, tật xấu để phê phán và phủ nhận Tục ngữ mới ưa nói trực tiếp và hầu như không có nghĩa bóng, có xu hướng phát triển thành những câu dài nhịp ba, nhịp bốn… Trong bài nghiên cứu này tác giả đã khẳng định trong cuộc sống nông thôn mới, tục ngữ cũng có nhiều biến đổi
mới về nội dung [98, tr.34] Trong bài nghiên cứu: "Văn học dân gian hôm
nay" tác giả Trần Gia Linh tiếp tục khẳng định "Có một nền văn học dân gian
ngày hôm nay và đừng quên vai trò ngự sử trên đời sống dư luận" của nó và tác giả cũng đã bày tỏ ý kiến của mình về hoạt động văn học dân gian mới Tác giả cho rằng: Chỉ có thái độ trân trọng, nhìn thẳng vào sự thật mới nghiên cứu được những câu tục ngữ ra đời trong hoàn cảnh mới Tác giả đã nhắc nhở người nghiên cứu văn học dân gian cần kịp thời sưu tầm hệ thống hoá trong
hồ sơ tư liệu nghiệp vụ để "Kẻo mai sau không biết đâu mà lần" [99, tr.45]
Như vậy theo dòng chảy thời gian, có thể thấy rằng các nghiên cứu trong giáo trình đại học, các chuyên luận, bài viết đã tập trung tìm hiểu tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp trong tục ngữ ở khía cạnh này khía cạnh khác Song hầu như chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp Ở mảng tục ngữ hiện đại, một số tác giả cũng đã hé mở một con đường, nhưng sự nghiên cứu cũng mới chỉ là khám phá bước đầu có tính chất đặt nền móng và thực sự chưa có công trình nào đặt ra những tiêu chí để tìm hiểu những câu tục ngữ mới trong xã hội hiện đại
Luận án với đề tài Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân
gian về văn hoá nông nghiệp sẽ được kế thừa từ các công trình nghiên cứu của
người đi trước, những thông tin có tính chất gợi mở, những kiến giải sâu sắc có
Trang 27căn cứ, những phương pháp tiếp cận tích cực Đó là tiền đề khoa học quý báu
mà nếu thiếu nó, chúng tôi khó có thể thực hiện được luận án này
4 ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận án sẽ là tục ngữ truyền thống và tục ngữ mới phản ánh văn hoá nông nghiệp Kho tàng tục ngữ truyền thống hầu như đã được xuất bản và in thành sách, còn khối lượng tục ngữ mới thì gần như mới chỉ được ghi chép trong một số bài viết và một số câu được lưu truyền bằng miệng là phổ biến
Tư liệu khảo sát chính: Kho tàng tục ngữ người Việt do tác giả Nguyễn
Xuân Kính và nhóm biên soạn sưu tầm, in năm 2002, nhà xuất bản Văn hoá thông tin Công trình này gồm 16.098 câu tục ngữ được tập hợp từ 52 đầu sách khác nhau Đây là công trình giới thiệu tục ngữ với số câu nhiều nhất có ghi xuất xứ và các dị bản Công trình này chú giải được nhiều câu tục ngữ và những câu tục ngữ được giới thiệu một cách có hệ thống để giúp người đọc có thể tra cứu một cách thuận lợi Đây thực sự là một công trình có giá trị lớn cho những ai muốn tìm đến kho tàng tri thức tục ngữ của người Việt
Trong luận án chúng tôi sẽ sử dụng 4363 câu tục ngữ để khảo sát với các vấn đề như sau:
- Thời tiết 517 câu
- Canh tác nông nghiệp, kinh nghiệm lao động làm ruộng, làm vườn, làm thợ: 478 câu
- Vật nuôi: 289 câu
- Ăn làm, công việc lao động, ăn mặc, trang phục, ăn uống hút xách, nấu nướng: 1427 câu
Trang 28- Ứng xử cộng động, làng nước, tục lệ hội hè đình đám, tôn giáo, tín ngưỡng: 528 câu
- Ứng xử gia đình, xã hội: 1126 câu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong kho tàng tri thức dân gian của dân tộc Việt, có rất nhiều vấn đề
có thể đề cập đến như: tri thức về nông nghiệp, tri thức về ứng xử xã hội, tri thức dân gian về giáo dục, chữa bệnh… Tuy nhiên trong phạm vi của luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp
Chính bởi vậy mà khái niệm văn hoá, văn hoá nông nghiệp cũng cần được đặt ra như một vấn đề có tính chất công cụ để có thể soi chiếu cho những vấn đề khác trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu
Tri thức trong tục ngữ về tự nhiên và xã hội là một pho sách phổ thông đầy kinh nghiệm của những người đi trước Kho tàng tục ngữ ấy đã đúc kết và truyền thụ một cách trực tiếp những tri thức, những kinh nghiệm thực tiễn cho đời sau Do vậy, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian chủ yếu là về văn hoá nông nghiệp Vấn đề mà đề tài quan tâm còn là tri thức dân gian trong tục ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào Văn hoá nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tục ngữ thế nào? Vì sao tục ngữ về văn hoá nông nghiệp, tư duy nông nghiệp lại vẫn luôn có sức trường tồn sâu sắc, được vận dụng phổ biến trong cuộc sống, ăn sâu trong tâm thức của nhân dân đến vậy
5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hệ thống
về tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp và sự hiện diện của tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại, sự sáng tạo những câu tục ngữ mới
5.2 Cũng qua việc nghiên cứu tri thức dân gian trong tục ngữ người ta
có thể tìm ra sự chi phối, sự hiện diện, lưu truyền của tri thức tục ngữ trong
Trang 29các tác phẩm văn học Từ đó thấy được cái hay của những tri thức ấy được ứng dụng trong đời sống, được nhân dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như thế nào (Trong phạm vi luận án này, chúng tôi chỉ có điều kiện khảo sát qua tác phẩm văn học) Đó cũng là một hướng nghiên cứu đặt tục ngữ truyền thống trong đời sống văn học, văn hóa hiện đại
5.3 Luận án cũng góp phần vào thành tựu nghiên cứu thể loại tục
ngữ- một thể loại quan trọng của folklore, từ đây những người nghiên cứu có thể giới thiệu với bạn bè thế giới nét bản sắc văn hoá Việt nam qua tục ngữ người Việt Luận án cũng bước đầu đặt ra việc nghiên cứu, sưu tầm tục ngữ trong một thời kỳ mới, đó là việc làm cần thiết trong công tác bảo tồn tục ngữ các thời đại
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tục ngữ là lối sống, là lối nghĩ, là lối nói của người Việt Tục ngữ vừa tổng kết những kinh nghiệm sống vừa là thể hiện lý tưởng sống của nhân dân trong một hình thức đặc thù ngắn gọn cô đúc Tục ngữ gắn với cuộc sống lao động của nhân dân, những biến cố thăng trầm của lịch sử xã hội Bởi vậy mà tục ngữ bộc lộ sâu sắc kinh nghiệm sống, tư tưởng, triết lý của nhân dân Qua tục ngữ người ta có thể lý giải được tâm hồn tình cảm, tư duy trí tuệ cách cảm, cách nghĩ của nhân dân, đặc trưng cho một vùng một miền nào đó của đất nước
Nhiều câu tục ngữ đã vượt qua mọi thử thách của thời gian trường tồn với lịch sử dân tộc Tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian Việc đi sâu nghiên cứu tri thức tục ngữ sẽ phát hiện được thêm ngày càng nhiều những giá trị tiềm ẩn trong
đó Thể loại tục ngữ với việc phản ánh tri thức dân gian có liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: Khoa học văn học, ngôn ngữ học, xã
Trang 30hội học, dân tộc học, văn hoá học… Vì vậy, chúng tôi vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau để soi sáng cho các khía cạnh của vấn đề
6.2 Phương pháp hệ thống
Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian bao gồm nhiều nội dung quan hệ chặt chẽ với nhau: Tục ngữ với văn hoá nông nghiệp; tục ngữ phản ánh lối ứng xử của con người với tự nhiên, con người với con người trong xã hội nông nghiệp, tục ngữ truyền thống và hiện đại… Vì vậy, tất cả các vấn đề cụ thể được triển khai trong luận án đều được đặt trong mối liên hệ
hệ thống Chúng tôi sẽ luôn coi trọng phương pháp hệ thống khi tiến hành nghiên cứu đối tượng
6.3 Phương pháp thống kê, phân tích so sánh tổng hợp
Để việc phân tích so sánh đánh giá có căn cứ xác thực khi cần thiết chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê, tính tỷ lệ phần trăm các câu tục ngữ, các phương pháp phân tích so sánh sẽ được sử dụng để tìm ra và khái quát cho được tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp được phản ánh trong tục ngữ theo một quy luật nhất định
7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được chia làm 3 chương
Chương 1: Tục ngữ người Việt phản ánh tri thức dân gian về văn hoá
nông nghiệp - một số vấn đề lý luận chung
Chương 2: Tục ngữ người Việt phản ánh lối ứng xử nông nghiệp của
con người trong xã hội Việt Nam truyền thống
Chương 3: Tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp trong xã hội hiện đại
Các bài nghiên cứu của tác giả luận án
Tài liệu tham khảo
Trang 31thể nói: "Một di sản mênh mông cực kỳ phong phú, đa dạng dân tộc nào cũng
có, tác dụng vẫn rất "dai dẳng", vẫn còn bao nhiêu "bí ẩn" bên trong cái thế giới
tưởng là đơn giản đó nhưng vẫn còn "thách đố" khoa học" [124, tr.261]
Chính vì thế mà chúng tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu những tri thức dân gian được phản ánh, đúc kết trong tục ngữ Nghiên cứu về tục ngữ đã có nhiều công trình, đó là khó khăn của bất cứ ai khi đến với mảnh đất tục ngữ này Nhưng, trong sự kế thừa thành tựu của những người đi trước, chúng tôi tiếp tục bổ sung và hoàn thiện vấn đề tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp Đề tài này sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn tri thức dân gian về văn hoá nông nghiệp được phản ánh trong tục ngữ Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm những đóng góp trong công việc nghiên cứu, khai thác tục ngữ ở những tầng vỉa mới Trước khi đi vào tìm hiểu tri thức tục ngữ về văn hoá nông nghiệp, chúng tôi muốn
đề cập đến đặc thù của văn hoá nông nghiệp Việt Nam
1.1 ĐẶC THÙ VĂN HOÁ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm văn hoá
Trong khoa học nhân văn, khái niệm văn hoá là một trong những khái niệm đã tạo nên sự tranh luận hết sức phong phú Tuỳ theo từng góc độ tiếp cận, các tác giả đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về văn hóa Có định nghĩa về văn hoá mang tính chất miêu tả, có định nghĩa mang tính chất lịch sử,
Trang 32có khi văn hóa bàn về nếp sống xã hội, có lúc lại nhấn mạnh vào phương thức ứng xử, khả năng thích ứng của con người với tự nhiên… theo thống kê của nhà văn hoá người Mỹ A.L Kroeber và K Klaxon (tính đến năm 1952) thu thập được 164 các định nghĩa khác nhau về văn hoá trong sách báo phương
Tây Trong cuốn Triết học văn hoá năm 1996, M.S Kagan thu thập được hơn
70 định nghĩa Số lượng các định nghĩa về văn hoá đã tăng lên theo thời gian Theo ông Phan Ngọc đến nay có đến 400 định nghĩa về văn hoá [155, tr.10]
Quan niệm của phương Tây “Văn hoá lúc đầu được hiểu là canh tác,
trồng trọt (cultus) Có hai loại trồng trọt, một là trồng trọt ngoài đồng (cultusagri) và hai là “trồng trọt tinh thần” tức là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người” [155, tr.10] Như vậy có thể hiểu văn hoá gắn liền với quá
trình con người tạo ra các sản phẩm về vật chất và tinh thần, gắn liền với quá trình nâng cấp giáo dục đào tạo con người
Còn theo quan niệm phương Đông, Khổng Tử đã dùng thuật ngữ “văn” với ý nghĩa là hình thức đẹp đẽ để biểu hiện trong lễ, nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn ngữ, trong giao tiếp và ứng xử của con người với đồng loại Sau này “văn” được hiểu là vẻ đẹp, “hoá” là biến đổi, và hai chữ “văn hoá” ghép lại là sự biến cải, thay đổi làm cho đẹp ra Trong khi quan niệm về văn hoá của người phương Tây thiên về ứng xử với tự nhiên, thì quan niệm về văn hoá của người phương Đông thiên về ứng xử xã hội
Dưới góc độ luận án, chúng tôi nhận thấy quan niệm của tác giả Herden
[1, tr.555] của thế kỷ XVIII có nhiều điểm đáng chú ý: “Lịch sử văn hoá con
người là lịch sử con người trong quá trình chinh phục tự nhiên” Ông gắn
khái niệm về văn hoá với việc giáo dục “tính người” Herden gọi “văn hoá” là quá trình hình thành con người với tư cách thành viên của xã hội, thể hiện trong việc tiếp nhận và áp dụng kinh nghiệm truyền thống thông qua học tập Ông coi những bước trong quá trình “văn hoá - hoá” là thuần hoá giống vật,
Trang 33khai hoá đất hoang, trồng cây cối, quản lý nhà nước Herden cho rằng trong quá trình đó, hai vai trò quan trọng là điều kiện thiên nhiên và lao động con người
Theo sự phát triển của nhận thức con người, ý nghĩa của từ “văn hoá”
đã được mở rộng Ở thế kỷ XIX, sau khi E.Tylor ông tổ của “nhân học văn
hoá” đã cho ra đời cuốn sách Văn hoá nguyên thuỷ (1871) ở London, trong
cuốn sách này E.Tylor xác định văn hoá là “một toàn thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thảy những năng lực khác mà con người hoạt động với tư cách là thành viên của
xã hội” [155, tr.14]
Đến thế kỷ XX, tổ chức UNESCO đã đưa ra một khái niệm về văn hoá
mang tính nhân loại cao:“Văn hoá là tổng hợp các hệ thống bao gồm các mặt
tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội Văn hoá không thuần tuý bó hẹp trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng” [155,
tr.18]
Các học giả Việt Nam như: Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng, Đinh Gia Khánh, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm… đều có những quan niệm về văn hoá của riêng mình Trong đó định nghĩa về văn hoá của tác giả Đào Duy Anh
trong Việt Nam văn hoá sử cương cũng được giới nghiên cứu rất quan tâm Văn hoá được hiểu là: “Điều kiện thiên nhiên đối với sự sinh hoạt của loài
người vốn có ảnh hưởng quyết định, vì sinh hoạt chẳng qua là dùng sức thể chất và tinh thần mà thích dụng hay lợi dụng tự nhiên để mưu sự sống còn Thế thì cách sinh hoạt của người là văn hoá” [2, tr.11] Đây là một định nghĩa đã
được các nhà nghiên cứu nhắc đến rất nhiều và coi đó như một công cụ để hiểu
về văn hoá
Trang 34Như vậy có vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn hoá Dù Đông hay Tây, dù xưa hay nay, trong nước hay ngoài nước thì các học giả nhìn chung đều tập trung vào định nghĩa khái niệm văn hoá gắn với con người, khẳng định con người trong mối quan hệ với tự nhiên, mối quan hệ xã hội, văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo ra và con người chính là chủ nhân của những nền văn hoá Văn hoá đã trở thành một ý niệm có nội hàm hết sức phong phú lôi cuốn sự quan tâm của nhiều học giả ở các dân tộc quốc gia Văn hoá đã thoát khỏi ý nghĩa thông thường của “học vấn” để mang một ý nghĩa căn bản và vô cùng rộng lớn bao gồm toàn bộ của cải vật chất và tinh thần, trí tuệ và tình cảm do con người làm ra
Từ những định nghĩa về văn hoá, chúng tôi khái quát một cách hiểu về
văn hoá như sau: Văn hoá là hoạt động nhằm biến đổi tự nhiên sẵn có trong
thế giới thành tự nhiên mang dấu ấn con người Trong quá trình đó con người
đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mang yếu tố nhân văn Văn hoá đồng hành với cuộc sống và sự phát triển đi lên của con người và xã hội
1.1.2 Văn hoá nông nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm văn hóa nông nghiệp
Văn hoá nông nghiệp là những ứng xử của con người trong cuộc sống nông nghiệp, nông thôn Nền văn hoá ấy luôn gắn với các hằng số văn hoá như nông dân, nông nghiệp xóm làng Trong không gian xóm làng nông thôn và nông nghiệp, con người thực sự được tắm mình trong văn hoá dân gian tín ngưỡng nông nghiệp, hội làng các tập tục liên quan đến quan niệm âm dương, phồn thực về sự sinh sôi nảy nở của mùa màng, gia súc và cuộc sống con
người
Trang 35Trong Từ điển Văn hoá học, có nhiều khái niệm văn hoá như “văn hoá
đại chúng”, “văn hoá sinh thái”, “văn hoá tâm linh”, “văn hoá thường ngày”,
“văn hoá đô thị”… [1, tr.565] Như vậy, khái niệm văn hoá nông nghiệp cũng
là một phạm trù rất đáng được quan tâm
Ở Việt Nam cũng như ở một số nước Đông Nam Á nghiên cứu văn hoá nông nghiệp như là một nền văn hoá có tính chất cội nguồn Nói đến văn hoá nông nghiệp là nói đến một thành tố hết sức quan trọng góp phần hun đúc nên nền văn hoá dân tộc Việt Với cuộc sống của cư dân nông nghiệp từ sản xuất đến tiêu dùng, từ tổ chức sinh hoạt đến tín ngưỡng, thờ cúng… đều biểu hiện của nền văn hoá nông nghiệp
Tất nhiên cần phân biệt văn hoá nông nghiệp với văn minh nông nghiệp Chúng ta vẫn nói nước Việt Nam có nền “văn minh nông nghiệp lúa nước”, “văn minh Đông Sơn”, “văn minh Sông Hồng” Như vậy văn hoá và văn minh là hai khái niệm không phải dễ phân biệt Trong quá trình sử dụng ngôn từ này nhiều ý kiến đồng nhất cho rằng văn minh là văn hoá Tuy nhiên
theo tác giả Hồ Trọng Hoài thì “văn minh theo gốc la tinh là Livis - có nghĩa
là người sống trong đô thị”… Vì vậy nghĩa gốc của văn minh dùng để chỉ
những trình độ tổ chức xã hội (chính trị, pháp quyền, tổ chức nhà nước) và gắn liền với các giá trị vật chất, còn văn hoá là Culture là sự gieo trồng, sự giáo dưỡng [155, tr.11]
Theo tác giả Phan Ngọc, văn minh liên quan trước hết đến kỹ thuật, do
đó người ta dùng thuật ngữ văn minh đồ đá, đồ đồng Khái niệm “văn hoá Đông Sơn”, “Văn minh lúa nước”, được hiểu chính là theo nghĩa này Văn hoá Đông Sơn là văn hoá đồ đồng rực rỡ, kỹ thuật đúc đồng cổ truyền đạt tới mức độ tinh xảo, cho đến nay chúng ta khó có thể đúc nổi một trống đồng đạt chất lượng như trống đồng Ngọc Lũ Các ý kiến đều cho rằng Văn minh là mặt động của các chủ thể cộng đồng, còn văn hoá là mặt tĩnh, mặt cấu trúc
Trang 36của một xã hội trong đó các phương tiện nghi lễ phong tục tập quán, chính trị, nghệ thuật gắn bó với nhau một cách hữu cơ [155, tr.26]
Văn minh lan toả nhanh hơn văn hoá, vì vậy đạt đến văn minh dễ hơn đạt đến văn hoá Con người có thể dễ dàng tiếp thu và phổ biến một sáng tạo
kỹ thuật nào đó nhưng để tạo lập một giá trị văn hoá lại không dễ dàng Như vậy thì ngược lại, một nền văn minh nào đó có thể dễ dàng bị mất đi, nhưng những giá trị văn hoá vẫn còn có tính trường tồn khó bề lay chuyển Điều đó
đã được chứng minh trong thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt, khi nền “Văn minh Đông Sơn” đã qua đi, nhưng nền văn hoá nông nghiệp, tư duy văn hoá nông nghiệp thì vẫn song hành cùng lịch sử cho đến tận ngày hôm nay
Như vậy khi nói văn hoá nông nghiệp là nói cái bao trùm mang tính chất nền tảng, còn khi nói nền “văn minh lúa nước” là nói tới kỹ thuật trồng lúa đã đạt đến một trình độ nhất định của dân tộc Việt
1.1.2.2 Đặc thù của văn hoá nông nghiệp
“Ôn cũ biết mới” là điều cũng không còn là mới, nhưng trong phạm vi luận án chúng tôi vẫn muốn đề cập đến vấn đề này như một yếu tố cần thiết để luận giải các vấn đề Tục ngữ nói chung và tục ngữ về văn hoá nông nghiệp nói riêng sẽ vẫn và mãi tồn tại trong tâm khảm của người Việt và trong đời sống nhân dân Cuộc sống dẫu có văn minh, tri thức tục ngữ về nông nghiệp vẫn luôn cần thiết cho con người ở thời điểm này thời điểm khác, nơi này nơi khác, người này người khác.Vì vậy rất cần hiểu về đặc thù nền nông nghiệp Việt Nam để từ đó có thể cắt nghĩa được những ký hiệu thẩm mỹ trong tục ngữ nói
về văn hoá nông nghiệp Nói đến “đặc thù” là nói đến nét riêng biệt làm cho sự vật này khác với sự vật khác Làm nên cái khác của văn hoá Việt Nam xuất phát từ chính không gian, thời gian, và yếu tố con người
- Cơ sở tạo nên nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam
Trang 37Yếu tố đầu tiên là môi trường cư địa của Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á, vùng này bao gồm miền chân núi Hymalaya và Thiên Sơn Các dòng sông lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này Hạ lưu của các dòng sông như Dương Tử, sông Hồng, Mê Kông đều là những vùng Đồng bằng màu mỡ đầy phù sa Đây là yếu tố đầu tiên để ra đời nền nông nghiệp khu vực Đặc trưng tiêu biểu của vùng Đông Nam Á là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và mặt biển, chính nét đặc trưng này cùng với điều kiện nóng ẩm mưa nhiều, quy luật gió mùa là cơ sở thuận lợi cho việc phát sinh nghề trồng lúa nước Không gian cư địa của người Việt Nam ngày nay chính là kết quả của một quá trình chinh phục tự nhiên hoang sơ, trải qua thời gian hàng vạn năm
mà hình thành nên nền văn hoá Quá trình này đã diễn ra dưới những áp lực của điều kiện tự nhiên, song một yếu tố quan trọng đó chính là con người Việt Nam
đã biết lựa chọn cho mình một môi trường sống, lao động quần cư, sinh tồn thích hợp Người Việt Nam cổ xưa đã biết rời bỏ địa bàn miền núi nhiều khó
khăn để tiến xuống chinh phục đồng bằng “Sự tách biệt đồng bằng, rừng núi
về mặt hành chính xuất hiện năm 271 khi thứ sử Đào Hoàng cắt các vùng thượng du của Giao Chỉ, Cửu Chân làm các đơn vị hành chính riêng… Đấy chính là giai đoạn mở đầu địa hình những truyền thuyết riêng trên đất Việt về
sự phân biệt vùng cao - vùng thấp, núi non - sông biển, tách ra từ một vũ trụ luận nhị nguyên đối kháng, chung cho các dân tộc trên một lãnh địa rộng lớn
từ Trường Sa ngũ lĩnh đến các đất tận cùng phía nam đại lục” [187, tr.84]
Từ địa hình đồng bằng, người Việt lấn biển làm nông nghiệp Do vậy phương thức sống của con người Việt Nam với những thói quen sinh hoạt nông nghiệp đã ra đời Từ địa hình khí hậu, thời tiết đất đai đã hướng người dân Việt vào làm nông nghiệp một cách thuần tuý với cư dân chủ yếu là nông dân và nền văn hoá là văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước Tuy nhiên phải chịu sức ép
Trang 38lớn về mặt dân số tại các đồng bằng, cư dân Việt đã mở rộng địa bàn sinh sống xuống phía Nam và dải đất cong cong hình chữ S đã hình thành Trên con đường Nam Tiến mở mang bờ cõi dọc biển Đông, cha ông ta đã không ngừng cải tạo thiên nhiên, vừa thích nghi vừa cải biến chúng để tồn tại và phát triển Những cư dân Việt đầu tiên đã xác định được quyển sở hữu tự nhiên đối với miền đất này Hai vựa thóc ở hai đầu đất nước đã tạo nên nét văn hoá đặc thù
Việt Nam “Nam Việt và Bắc Việt là trung tâm của hai con sông lớn sông
Khung và sông Nhị, là hai cánh đồng lúa mênh mông, thực xứng với câu thành ngữ “Nhất cống lưỡng cơ”(Một đòn gánh gánh hai thúng lúa) [2, tr.13]
Văn hóa Việt Nam từ cái nôi ban đầu trên cơ sở của nền văn hoá nông nghiệp đã đón nhận những yếu tố văn hoá mới như văn hoá Chăm, Khơme để tạo nên những sắc thái đa dạng và phong phú của văn hoá Việt Nam
Như vậy với không gian cư trú, thời gian chinh phục tự nhiên, con người Việt Nam chủ động, sáng tạo đã tạo nên nền văn hoá nông nghiệp
Việt Nam mang nét đặc thù như chính một tác giả khẳng định: “Môi
trường cư địa khi được con người lựa chọn đã đóng vai trò định vị văn hoá trong không gian với những hằng số vật chất của nó góp phần hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc” [196, tr.23] Đó chính là văn hoá nông
nghiệp lúa nước, văn hoá cộng đồng, văn hoá xóm làng
- Văn hóa nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh của văn hóa Đông Nam Á
Nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam được hình thành trong tiến trình chung của văn hoá Đông Nam Á Thời tiền sử Đông Nam Á bao gồm các nước: Việt Nam, Lào, Cam pu chia, Thái Lan, Miến Điện, Malaixia, Philíp pin, Brunay và miền Hoa Nam của Trung Quốc hiện nay Vùng Đông Nam Á thời tiền sử phía Tây kéo đến biên giới bang Asam của Ấn Độ, phía Đông đến quần đảo Philíppin, phía Nam đến quần đảo Nam Dương (Inđônêxia),phía Bắc đến sông Dương Tử Nông nghiệp đã xuất hiện ở Đông Nam Á từ 10.000
Trang 39năm trước công nguyên, lúc đầu người ta trồng các loại củ như khoai sọ, khoai môn và những loại quả như bầu, bí, đậu… sau này chuyển sang làm nông nghiệp lúa nước Ở vùng cao thì trồng lúa cạn với việc đốt rừng làm nương rẫy, ở vùng thấp thì trồng lúa nước trong các thung lũng và đồng bằng, với việc làm thuỷ lợi trên các dòng sông Trong quá trình làm nông nghiệp,
họ cũng đã bắt đầu biết sử dụng các loại kim khí chủ yếu là đồng và sắt để chế tạo nông cụ, vũ khí, các đồ thờ, các nhạc cụ trống đồng, cồng chiêng Cư dân ven biển thì thạo nghề đi thuyền và đánh bắt thuỷ sản Về mặt tổ chức xã hội, người xưa sống theo chế độ gia đình mẫu hệ Ở vùng cao có tập quán đốt nương làm rẫy, vì không sống ở một nơi nhất định nên cộng đồng xã hội thường nhỏ Vùng thấp với việc làm lúa nước, con người sống định cư trong các thung lũng, hoặc trên đồng bằng nên xã hội cộng đồng thường lớn hơn
Về mặt văn hoá tinh thần cả vùng Đông Nam Á có những nét chung, như tục thờ thần đất, thần nước, thần lúa Tục thờ sinh thực khí gắn với các nghi lễ phồn thực Tục thờ mặt trời phản ánh nguyện vọng của cư dân nông nghiệp vùng lúa nước, tục thờ cây, thờ đá, thờ hổ, thờ cá sấu… cũng đã ra đời Nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam bắt rễ sâu vào cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng do những đặc thù về địa hình, con người, và các yếu tố khác… Văn hoá nông nghiệp Việt Nam còn mang những nét riêng
- Văn hóa Việt Nam truyền thống là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa
Đặc trưng tự nhiên ở Việt Nam là hệ sinh thái thực vật Thực vật phát triển hơn so với động vật (động vật không dễ thích nghi với nhiệt độ,độ ẩm gió mùa) Ngay từ thời nguyên thuỷ kinh tế hái lượm là phổ biến, và vượt trôi hơn so với săn bắn Việt Nam với 3 vùng sinh thái: Sinh thái núi, sinh thái đồng bằng, sinh thái biển đã tạo ra các tập quán ứng xử văn hoá thống nhất mà đa dạng Trong hệ sinh thái Đông Nam Á, người Việt Nam đã tạo
Trang 40nên những nền văn hoá của riêng mình Văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh, Óc Eo… Những nền văn hoá vùng miền đã xác lập một truyền thống văn hoá Việt Nam có lịch sử lâu đời, có bản sắc Từ các nền văn hoá đó trình độ ứng xử của con người với tự nhiên được hình thành Thông qua các di vật trong các di chỉ khảo cổ, người ta tìm thấy công cụ làm lúa nước, các thạp đựng thóc và nhiều di vật của một nền văn hoá lúa nước
“Chiếc lưỡi cày đồng và chiếc lưỡi hái bằng đồng là những công cụ có quan
hệ trực tiếp đến trồng lúa Hình người giã gạo trên rất nhiều đồ đồng hoa văn bông lúa trên những chiếc thạp đồng cũng chứng minh rằng cư dân nguyên thuỷ ở nước ta là cư dân trồng lúa” [135, tr.206]
Sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đối với cả những nước láng giềng xung
quanh: "Nông nghiệp ngày càng phát triển Sứ giả nhà Nguyên đến nước ta
năm 1291 nhận xét rằng ở đồng bằng Sông Hồng một năm lúa chín bốn lần Càng về sau trình độ nông nghiệp càng được nâng cao" [64, tr.24]) Gần
đây năm 1984 trong bài "Trung quốc 7000 năm công nghiệp lúa nước" đăng
trên tạp chí Thư tín UNESCO, hai nhà nông học ở bộ môn nông nghiệp chăn nuôi và ngư nghiệp Trung Quốc đã viết rằng "Ở Trung Quốc việc trồng lúa
nước đã có từ lâu ở Hoa Nam, nhưng chỉ đặc biệt phát triển mạnh ở đời nhà Tống (960-1206) sau khi nhập giống lúa thắng hạn ở Việt Nam Giống lúa này thắng được nạn hạn hán và có chu kỳ sinh trưởng ngắn ngày Vì vậy mà
nó nhanh chóng được phổ biến ở đồng ruộng Trung Quốc và khiến cho năng suất lúa tăng gấp bội" [71, tr.24] Như vậy từ một nền nông nghiệp kém
phát triển thời thượng cổ "Làm ruộng bằng cuốc đá trau” [71, tr.24], cư dân Việt đã có những thành công của riêng mình trên ruộng đồng đất Việt
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hoá Trong vô vàn yếu tố tác động đến nền văn hoá,