Để phát triển hoàn thiện, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm, sinh viên không chỉ cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ học tập mà còn tham gia nhiều hoạt động quan trọng khác như: Hoạt động nghiên
Trang 1Đại học quốc gia hà nội Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
-
Hoàng diệu anh
Nhu cầu âm nhạc của sinh viên
Luận văn thạc sĩ tâm lý học
Trang 2Đại học quốc gia hà nội Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
-
Hoàng diệu anh
Nhu cầu âm nhạc của sinh viên
(Nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội)
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80
Luận văn thạc sĩ tâm lý học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS TS Vũ Dũng
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 7
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Giả thuyết nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 9
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
1.1.1 Những nghiên cứu về nhu cầu ở nước ngoài 9
1.1.1.1 Nghiên cứu nhu cầu từ góc độ triết học 9
1.1.1.2 Quan điểm về nhu cầu của Henry Alexander Murray 10
1.1.1.3 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow 14
1.1.1.4 Luận điểm của X.L Rubinstêin 18
1.1.1.5 Luận điểm của A.G Côvaliôp 19
1.1.1.6 Luận điểm của A.N Leonchiep 21
1.1.2 Những nghiên cứu nhu cầu ở Việt Nam 23
1.2 Một số vấn đề lý luận về nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên 24
1.2.1 Lý luận về nhu cầu 24
1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu 24
1.2.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhu cầu 26
1.2.1.3 Phân loại nhu cầu 27
Trang 41.2.1.4 Nhu cầu và một số khái niệm liên quan 27
1.2.1.5 Văn hóa và nhu cầu văn hóa 29
1.2.2 Lý luận về nhu cầu thưởng thức âm nhạc 31
1.2.2.1 Khái niệm âm nhạc 31
1.2.2.2 Khái niệm nhu cầu thưởng thức âm nhạc 44
1.2.2.3 Khái niệm sinh viên 46
1.2.2.4 Đặc điểm hoạt động của sinh viên 47
1.2.2.5 Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên 48
1.2.2.6 Khái niệm nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên 52
1.2.2.7 Một số đặc điểm nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên 52
1.2.2.8 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên 54
Tiểu kết chương 1 57
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58
2.1 Nghiên cứu lý luận 58
2.1.1 Mục đích nghiên cứu lý luận 58
2.1.2 Nội dung nghiên cứu lý luận 58
2.1.3 Phương pháp nghiên cứu lý luận 58
2.2 Nghiên cứu thực tiễn 58
2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực tiễn 58
2.2.2 Nội dung của nghiên cứu thực tiễn 58
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 58
2.2.3.1 Phương pháp điều tra bảng hỏi 58
2.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 59
2.3.2.3 Phương pháp chuyên gia 61
2.3.2.4 Phương pháp thống kê toán học 61
Tiểu kết chương 2 62
Trang 5CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU
THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC CỦA SINH VIÊN 63
3.1 Nhận thức của sinh viên về âm nhạc 63
3.1.1 Đánh giá của sinh viên về vai trò của âm nhạc 63
3.1.2 Thái độ của sinh viên đối với âm nhạc 65
3.2 Thực trạng nhu cầu âm nhạc của sinh viên 67
3.2.1 Các loại hình âm nhạc sinh viên thưởng thức 67
3.2.2 Nội dung âm nhạc mà sinh viên thưởng thức 72
3.2.3 Phương thức thỏa mãn nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên 78
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu âm nhạc của sinh viên 94
3.3.1 Các yếu tố sinh viên quan tâm khi thưởng thức âm nhạc 94
3.3.2 Mục đích đến với âm nhạc của sinh viên 95
3.4 Tác động của nhu cầu âm nhạc đến đời sống tinh thần của sinh viên 99 Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ĐHKHTN : Đại học Khoa học Tự nhiên
2 ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
3 SL : Số lượng
4 N : Tổng số
5 SV : Sinh viên
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Sự cần thiết của âm nhạc đối với sinh viên 63
Biểu đồ 3.1: Sự cần thiết của âm nhạc đối với sinh viên 64
Bảng 3.2: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của âm nhạc đối với đời sống ……… 64
Bảng 3.3: Sự yêu thích nhạc của sinh viên 65
Bảng 3.4: Loại hình nghệ thuật được sinh viên yêu thích 66
Bảng 3.5: Các loại hình âm nhạc mà sinh viên thưởng thức 68
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ sinh viên yêu thích hai thể loại nhạc có lời và không lời 71
Bảng 3.6: Các chủ đề âm nhạc mà sinh viên muốn thưởng thức 72
Bảng 3.7: Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của các chủ đề có trong tác phẩm âm nhạc 74
Bảng 3.8: Mong muốn của sinh viên về một số yếu tố thể hiện trong tác phẩm âm nhạc 75
Bảng 3.9: Thời gian để xem hoặc nghe ca nhạc 78
Biểu đồ 3.3: Thời gian nghe nhạc trong ngày của sinh viên 79
Bảng 3.9.1: Thời gian nghe nhạc mỗi ngày của sinh viên (so sánh về giới) 80
Biểu đồ 3.4: Thời gian nghe nhạc mỗi ngày của sinh viên (so sánh về giới) 80
Bảng 3.9.2: Thời gian thưởng thức âm nhạc (so sánh giữa năm thứ nhất và năm thứ ba) 81
Biểu đồ 3.5: Thời gian thưởng thức âm nhạc của sinh viên (so sánh giữa năm thứ nhất và năm thứ ba) 82
Bảng 3.9.3: Thời gian thưởng thức âm nhạc theo học lực 82
Biểu đồ 3.6: Thời gian thưởng thức âm nhạc của sinh viên theo học lực 83
Bảng 3.10: Địa điểm sinh viên thường nghe (xem) ca nhạc 84
Bảng 3.11: Lí do khiến sinh viên nghe (xem) ca nhạc ở rạp, nhà hát 86
Biểu đồ 3.7: Lí do khiến sinh viên nghe (xem) ca nhạc ở rạp, nhà hát 86
Bảng 3.12: Các cách thưởng thức âm nhạc của sinh viên 88
Biểu đồ 3.8: Các cách thưởng thức âm nhạc của sinh viên 90
Bảng 3.13: Sinh viên thường thưởng thức âm nhạc cùng ai? 91
Bảng 3.14: Các yếu tố sinh viên quan tâm khi thưởng thức âm nhạc 94
Bảng 3.15: Mục đích đến với âm nhạc của sinh viên 95
Bảng 3.16: Vì sao sinh viên không thích nghe nhạc 98
Bảng 3.17: Tác động của nhu cầu thưởng thức âm nhạc đến đời sống tinh thần của sinh viên 100
Trang 8MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Âm nhạc là hiện tượng cổ xưa và phổ biến trong đời sống con người Là một trong những hình thái văn hóa của xã hội, cũng như những loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng nói lên tất cả những
gì mà trong cuộc sống con người đã trải qua Nó gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu; những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành; những bài ca sinh hoạt; những bài nhạc hiệu xuất trận; những bài hát trong lao động, học tập và những khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi… để đưa con người từ một tâm trạng này sang một tâm trạng khác Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho
sự sống của mỗi người Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt
Âm nhạc không đơn thuần là giải trí mà còn góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, tâm hồn của người nghe, đặc biệt là giới trẻ Sự thu hút đông đảo công chúng đến với loại hình nghệ thuật này cho thấy khả năng phổ quát mạnh mẽ của âm nhạc, sự ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội và tạo ra loại nhu cầu tinh thần mới - nhu cầu thưởng thức âm nhạc Nhu cầu âm nhạc tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở công chúng sẽ có tác động sâu sắc tới sản xuất
và phát triển của nền âm nhạc nước nhà Vì thế, các nghiên cứu về nhu cầu
âm nhạc sẽ giúp cho ngành Âm nhạc hiểu rõ hơn khách hàng của mình, nắm bắt đầy đủ hơn nhu cầu của họ để có thể phát triển tốt hơn
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải tham gia vào nhiều công việc khác nhau và phải đáp ứng những yêu cầu cao về hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm mà họ làm ra Trước những căng thẳng về tinh thần và sự mệt mỏi về thể chất do áp lực của công việc và cuộc sống, âm nhạc lại càng khẳng định được vai trò không thể thiếu của mình trong cuộc sống của con người Âm nhạc giúp cho con người thấy thoải mái,
Trang 9xóa đi sự mệt mỏi, căng thẳng Âm nhạc đem lại nguồn sinh lực mới, giúp chúng ta sống gần gũi nhau hơn, làm việc hăng say và hiệu quả hơn
Sinh viên là những người của nhóm xã hội đặc biệt, nhóm người đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp trong tương lai Để phát triển hoàn thiện, làm giàu vốn sống và kinh nghiệm, sinh viên không chỉ cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ học tập mà còn tham gia nhiều hoạt động quan trọng khác như: Hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội, các hoạt động vui chơi, giải trí, thậm chí cả hoạt động kiếm sống… Cùng với những hoạt động trên, âm nhạc luôn bên họ, giúp họ thư giãn, sảng khoái, lấy lại tinh thần để tiếp tục làm việc, học tập; gắn kết họ với nhau; tái nhận thức về cuộc sống… Như vậy, âm nhạc giúp cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện
Vì vậy, âm nhạc không chỉ có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người nói chung mà âm nhạc còn rất cần thiết đối với sinh viên Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này dưới góc độ tâm
lý học còn rất ít, chủ yếu là lồng ghép vào chung với nội dung nghiên cứu khác
Với những lý do trên, chúng tôi thấy việc nghiên cứu “nhu cầu âm nhạc của
sinh viên” sẽ tìm ra những giải pháp giúp họ thỏa mãn nhu cầu này, qua đó đề
xuất một số kiến nghị liên quan đến việc tổ chức, giáo dục âm nhạc cho sinh viên
2 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên trường Đại học Quốc gia
Hà Nội
2.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài khảo sát 300 sinh viên, gồm:
- 140 sinh viên trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội
- 140 sinh viên trường ĐH KHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phỏng vấn sâu: 20 sinh viên
Trang 102.3 Phạm vi nghiên cứu
a Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài khảo sát tại 2 trường: ĐH KHXH&NV;
ĐH KHTN (Đại học Quốc gia Hà Nội)
b Về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên, từ đó
đề tài đề xuất những biện pháp nhằm định hướng và nâng cao chất lượng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên hiện nay
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận của đề tài (các khái niệm, đặc điểm của nhu cầu thưởng thức âm nhạc, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên )
4.2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
4.3 Đề xuất các kiến nghị định hướng và nâng cao chất lượng nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong nhu cầu thưởng thức âm nhạc của mình, sinh viên thích nghe thể loại nhạc trẻ, pop/rock hơn nhạc truyền thống dân tộc; sinh viên có nhu cầu thưởng thức âm nhạc ở mức độ khá cao; không có sự khác biệt đáng kể về nhu cầu thưởng thức âm nhạc giữa sinh viên 2 trường, năm thứ, giới, độ tuổi
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
6.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
6.4 Phương pháp chuyên gia
6.5 Phương pháp thống kê toán học
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1 Những nghiên cứu về nhu cầu ở nước ngoài
Khái niệm nhu cầu của con người có rất nhiều ý kiến khác nhau và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như: triết học, tâm lý học cá nhân, tâm lý học nhân cách, tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi Các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhu cầu ở các khía cạnh: Quan niệm về nhu cầu, vai trò động lực của nhu cầu, phân loại nhu cầu và mối quan hệ của nó với lợi ích, giá trị và định hướng giá trị
Trong phần này, tôi xin được trình bày quan điểm của một số nhà nghiên cứu về nhu cầu với tính chất là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên
1.1.1.1 Nghiên cứu nhu cầu ở góc độ triết học
Trong tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Marx, K.Marx đã bàn về nhu cầu thông qua việc nghiên cứu những tiền đề lịch sử đầu tiên của mọi tồn tại người và coi đó là tiền đề của mọi lịch sử Theo K.Marx, nhu cầu của con người tuỳ thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự chi phối của những nhu cầu trực tiếp và gián tiếp Do đối tượng phản ánh rộng nên nhu cầu của con người hết sức phong phú và đa dạng K.Marx viết: “Người ta phải
có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo Song để có thức ăn, thức uống, quần áo thì con người phải lao động ” [19; tr 49-50] Ngay trong
xã hội cộng sản nguyên thuỷ, con người đã biết lấy nhu cầu làm người thầy dạy bảo và chính họ đã biết phát minh ra lưỡi câu và cây gậy để câu cá, cung tên để bắn, làm quần áo từ vỏ cây, da thú, dùng lửa để nấu ăn Việc sản xuất
Trang 12ra những tư liệu sản xuất nhằm thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu ấy được Marx gọi là hành vi lịch sử Nhưng khi những nhu cầu sống của con người đã được thỏa mãn thì ở con người lại xuất hiện những nhu cầu mới Chính việc sản sinh ra những nhu cầu mới này cũng được Marx gọi là “hành vi lịch sử đầu tiên” Marx viết: “Sự thỏa mãn nhu cầu đầu tiên, khi đã có được hành động thỏa mãn ấy và công cụ để thỏa mãn - đưa tới những nhu cầu mới và sự sản sinh ra nhu cầu mới này là hành vi lịch sử đầu tiên” [ 19; tr 287] Khi nhu cầu mới xuất hiện, con người lại tìm kiếm phương tiện để thỏa mãn; và khi nhu cầu mới này được thỏa mãn thì ở con người lại xuất hiện những nhu cầu mới khác Quá trình xuất hiện và thỏa mãn nhu cầu ở con người cứ liên tục diễn ra như vậy Có thể nói, nhu cầu của con người là vô tận, do đó hoạt động của con người cũng là bất tận
K Marx còn bàn tới nhân tố ý thức của con người, ông khẳng định: Bản thân ý thức cũng chỉ xuất hiện từ nhu cầu giao tiếp với người khác Như vậy, nhu cầu đóng vai trò quan trọng trong 5 nhân tố của những quan hệ lịch sử đầu tiên Theo K.Marx, nhu cầu vừa có vai trò thúc đẩy hành vi lịch sử đầu tiên, vừa có vai trò trong việc duy trì nòi giống, lại vừa quy định hệ thống những mối liên hệ vật chất giữa người - người, quy định sự hình thành ý thức
và ngôn ngữ ở con người Nhu cầu có vai trò lớn lao như vậy là vì nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện nhất định, bảo đảm cho sự sống và phát triển của con người
1.1.1.2 Quan điểm về nhu cầu của Henry Alexander Murray
Henry Alexander Murray (1893-1988) là nhà tâm lý học người Mỹ,
người đã phát triển Thematic Apperceotion Test (TAT) và dày công nghiên cứu lý thuyết về nhân cách với những quan điểm nổi tiếng về nhu cầu
Theo H Murray, nhu cầu được hiểu là một tổ chức cơ động Nó tổ chức
và hướng dẫn các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành vi Ông phân biệt
Trang 13áp lực khác với nhu cầu chỉ ở hướng đi của vectơ: Nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể, trong khi đó áp lực là lực tác động vào cơ thể Nhu cầu và
áp lực tồn tại cùng nhau Sự thỏa mãn của nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục đích đạt được sự thích ứng; đồng thời bản thân các tình huống này cũng như nhu cầu của con người có thể bộc lộ với tư cách là những kích thích hoặc trở ngại Bằng thuật ngữ “nhu cầu”, H.Murray muốn chỉ một biến số (tham biến)
có tính chất giả thuyết nào đó, mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, nó sẽ bộc lộ khi thì dưới dạng động cơ, khi thì dưới dạng những đặc điểm Trong trường hợp bộc lộ dưới dạng những đặc điểm, nhu cầu mang tính chất ổn định và trở thành những phẩm chất của tính cách Do đó, nhiệm vụ của các nhà tâm lý học là vạch ra những tích hợp của các đặc điểm đặc trưng cho một người nào
đó, những mối liên hệ qua lại và thứ bậc của chúng Theo ông, phần lớn các tích hợp không bộc lộ trong những hành vi có thể quan sát được, chủ thể không có một biểu tượng nhỏ nhất nào về chúng cả, nói cách khác, chúng tồn tại trong trạng thái ẩn giấu, tiềm tàng Chỉ có bằng những phương pháp phóng ngoại và phân tâm – mới có thể hiểu được bản tính của tính cách cá nhân, mới
có thể hiểu được không chỉ cái vị thế nóng hổi của nhân cách, mà cả lịch sử xuất hiện của những tích hợp này hay tích hợp kia nữa
Murray xây dựng bảng phân loại các nhu cầu Xét về mặt liên quan đến động cơ, ông chia ra hai loại là các nhu cầu do nội tạng sinh ra (viscerogenic) như: Ăn, uống và các nhu cầu tâm sinh (psychogenic), H.Murray còn gọi các nhu cầu đó là nhu cầu nguyên phát và thứ phát
Nhu cầu nguyên phát là những nhu cầu tự nhiên của con người với tư cách là một cơ thể sống
Murray quan tâm chủ yếu đến những nhu cầu thứ phát, đặc trưng cho con người như là một tồn tại xã hội và bắt nguồn từ sự giao tiếp của con
Trang 14người Quan trọng nhất trong các nhu cầu đó là nhu cầu về tình yêu, sự hợp tác, sự sáng tạo Đây là một trong những bảng phân loại phổ biến nhất ở
phương Tây Trong tác phẩm “Explorations in Personality”(1938), ông mô tả
các nhu cầu như sau:
1 Nhu cầu chiếm ưu thế: Muốn kiểm soát, gây ảnh hưởng, điều khiển hành
vi bằng lời nói, mệnh lệnh, thuyết phục, gây trở ngại, hạn chế những người khác
2 Nhu cầu gây hấn: Muốn bằng lời nói hay hành động để làm nhục, lên
án, nguyền rủa, nhạo báng, lăng mạ, tiêu diệt đối phương
3 Nhu cầu tìm kiếm các mối liên hệ bạn bè: Muốn hữu nghị tình yêu, ý
chí tốt lành, thiện cảm với người khác, đau khổ khi không có quan hệ bạn bè, mong muốn mọi người xích lại gần nhau, khắc phục các trở ngại
4 Nhu cầu bỏ rơi người khác: Muốn khước từ những cố gắng xích lại
gần nhau, hay chỉ trích, thô tục, “không dây” với người khác, vô cùng biệt lập, vô liêm sỉ
5 Nhu cầu tự trị: Thể hiện nổi bật sự vượt ra khỏi bất kỳ sự hạn chế nào,
muốn thoát khỏi sự bảo trợ, khỏi quy chế, sự quy định công việc nặng nề Hay đỏng đảnh trong quan hệ qua lại với những người khác, vô độ, lấy mình làm trung tâm, thích thay đổi vị trí hành trình
6 Nhu cầu phục tùng thụ động: Tuân thủ thụ động sức mạnh, chấp nhận
số phận, thừa nhận sự kém cỏi của mình
7 Nhu cầu về sự tôn trọng, ủng hộ: Thể hiện sự tôn trọng đối với những
người khác (cha mẹ, người lãnh đạo, thầy giáo, người xuất chúng…), có nguyện vọng muốn làm việc dưới quyền lãnh đạo của người mạnh hơn, thông minh hơn, muốn trở thành người kế tục của một ai đó
8 Nhu cầu thành đạt: Muốn chiến thắng, đánh bại, trội hơn những người
khác, muốn làm cái gì đó nhanh chóng và tốt đẹp, muốn đạt trình độ cao trong một công việc nào đó, muốn trở thành người nhất quán và có mục đích
Trang 159 Nhu cầu trở thành trung tâm của sự chú ý: Thể hiện ở nguyện vọng
muốn chinh phục những người khác, thu hút sự chú ý để mình, làm người khác ngạc nhiên về những thành tích và phẩm chất nhân cách của mình
10 Nhu cầu vui chơi: Thích chơi bất cứ một hoạt động nguy hiểm nào,
muốn giải trí, chè chén lù bù, thích bông đùa Đôi khi được kết hợp với sự vô tâm, vô trách nhiệm
11 Ích kỷ: Nguyện vọng đặt quyền lợi của mình lên trên hết, muốn hài
lòng về mình, tự gợi dục, có khuynh hướng chủ quan khi tri giác thế giới bên ngoài; thường hợp nhất với nhu cầu gây hấn hay khước từ
12 Nhu cầu vì xã hội: Lãng quên quyền lợi riêng vì quyền lợi của nhóm,
xu hướng vị tha, hào hiệp, nhường nhịn quan tâm đến những người khác
13 Nhu cầu tìm người bảo trợ: Chờ mong lời khuyên nhủ, giúp đỡ, bất
lực, tìm kiếm sự an ủi, khuyên nhủ đối xử nhẹ nhàng
14 Nhu cầu giúp người: Là người “bạn của những kẻ đau buồn”, có
nguyện vọng quan tâm đến người khác giúp đỡ vật chất, cho phép cư trú
15 Nhu cầu tránh bị trách phạt: Kìm nén những xung động của mình
nhằm tránh bị trách phạt hoặc bị lên án Có nhu cầu chú ý đến dư luận xã hội,
tự chủ, nhã nhặn, gìn giữ những quy tắc chung
16 Nhu cầu tự vệ: Luôn luôn chuẩn bị đề phòng đầy đủ trong quan hệ
với địch thủ, khó thừa nhận sai lầm của mình, luôn luôn biện hộ bằng những viện dẫn đưa ra, từ chối sự phân tích những sai lầm của mình
17 Nhu cầu tránh thất bại: Nhu cầu này khác với nhu cầu thành đạt ở
chỗ điểm nổi bật là sức mạnh của ý chí, sự kiên trì, dũng cảm
18 Nhu cầu an toàn: Sợ hãi, lo lắng, kinh hoàng, hoảng loạn, tính cảnh giác
quá mức là vốn có đối với người này, không có sáng kiến, tránh sự đấu tranh
19 Nhu cầu ngăn nắp, trật tự: Có xu thế ngăn nắp, trật tự, cẩn thận,
chính xác, đẹp đẽ
Trang 1620 Nhu cầu phán đoán: Muốn đặt ra những vấn đề chung và trả lời về
chúng, say mê đối với những biểu đạt trừu tượng, khái quát hoá, hấp dẫn bởi những vấn đề vĩnh cửu về ý nghĩa cuộc sống, về cái thiện và cái ác…
Về cấu trúc của nhân cách, Murray cũng giữ lập trường của phân tâm học Theo Murray, ý nghĩa chẩn đoán của các câu chuyện trong test TAT là
sự phóng ngoại chủ yếu lớp bên trong của nhân cách Nói cách khác, nhu cầu càng ít được thoả mãn trong đời sống thực bao nhiêu, thì nó càng giữ vị trí to lớn trong tưởng tượng bấy nhiêu
Về cơ bản, H Murray vẫn giữ nguyên những quan điểm của Phân tâm học: Tất cả những nhu cầu và những tích hợp của chúng quy định xu hướng của nhân cách đều có khởi nguyên từ những ý hướng libido vô thức Những đặc điểm tính cách là sự biến đổi thăng hoa của chúng dưới tác động của các yếu tố xã hội Do tính không lặp lại của con đường đúng của mình mà mỗi người có một tập hợp cá biệt các đặc điểm, đem lại tính có một không hai trong hành vi và tính cách của họ
1.1.1.3 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow (1908-1970) là nhà tâm lý học người Mỹ, nhà sáng lập trường phái “Tâm lý học nhân văn” và xây dựng học thuyết về nhu cầu và sự phát triển của con người vào những năm 1950, để giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến một cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần
Trong tác phẩm “Motivation and Personality” (1954), Maslow đã hình dung nhu cầu và sự phát triển nhu cầu của con người theo một chuỗi liên tiếp bậc thang Ông đã phân loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về năm loại, sắp xếp thành năm bậc thang về nhu cầu con người từ thấp đến cao
a Nhu cầu sinh lý
Thứ bậc đầu tiên này rất cơ bản và đặc biệt quan trọng Nó là nhu cầu tâm lý nguyên thuỷ nhất, lâu dài nhất, cơ bản nhất, sơ cấp nhất và rộng rãi
Trang 17nhất của con người Nhu cầu vật chất bao gồm: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở Nói cách khác, nếu những nhu cầu cơ bản không được đáp ứng, con người sẽ chết Đặc biệt đối với trẻ em, chúng hiển nhiên phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này, nếu những nhu cầu cơ bản của trẻ không được đáp ứng, trẻ sẽ “bị tắc” ở thứ bậc này của
hệ thống thứ bậc nhu cầu và không thể tiến thêm nữa
b Nhu cầu về an ninh và sự an toàn
An ninh và sự an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người Đây cũng là nhu cầu sinh lý và tâm lý khá cơ bản và phổ biến của con người
Nội dung nhu cầu an toàn bao gồm các mặt sau: An toàn sinh mệnh, an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn kinh tế, an toàn nghề nghiệp, an toàn ở và đi lại, an toàn nhân sự, an toàn sức khoẻ và an toàn tâm lý, trong đó
cơ bản nhất là an toàn sinh mệnh
Việc xây dựng các loại luật pháp, quy tắc, chế độ thực chất là để bảo đảm nhu cầu an toàn chung cho mọi người Do đó, chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy chế lại bị mọi người căm ghét, vì người có hành vi phạm tội đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác Nhu cầu an toàn nếu không được bảo đảm thì cuộc sống sẽ bị đe dọa, công việc của mọi người sẽ không được tiến hành bình thường và các nhu cầu khác sẽ không được thực hiện
c Nhu cầu được thừa nhận
Con người về bản chất luôn luôn tạo dựng mối quan hệ, sự thừa nhận và tình yêu thương từ người khác Nếu không cảm thấy được giao tiếp và quan
hệ với người khác thì con người khó có thể tồn tại Tình yêu thương và sự chấp nhận đến với chúng ta qua gia đình, bạn bè, hàng xóm, cộng đồng và thậm chí qua các tổ chức hoặc hiệp hội
Trang 18So với nhu cầu vật chất và nhu cầu an toàn thì thời gian xuất hiện nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận muộn hơn, nhưng nội dung của nó phong phú, tế nhị, kỳ diệu và phức tạp hơn hai nhu cầu trước Tuỳ theo tính cách, cảnh ngộ, sự lịch duyệt, trình độ văn hóa, đặc điểm dân tộc, đặc điểm khu vực, chính trị, tín ngưỡng và các quốc gia khác nhau mà có đủ các hình thái muôn màu muôn vẻ của nhu cầu này
Nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận gồm có các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi thân cận, tán thưởng, ủng hộ… Nhu cầu đó được bắt buộc từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ
bị cô độc, bị xem thường, buồn rầu, mong muốn được hoà nhập, khát khao tình hữu nghị, lòng tin cậy và lòng trung thành giữa con người với nhau
Yêu là nội dung cao nhất của nhu cầu này Lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung lý tưởng mà nhu cầu được thừa nhận luôn theo đuổi Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại
d Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu được tôn trọng gồm hai loai: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng
Tự trọng được hiểu là sự quan tâm đúng đắn về nhân phẩm hay chuẩn mực đạo đức của một người, nói cách khác là cảm thấy tốt về bản thân, trải nghiệm những ý nghĩa về giá trị của bản thân và tự hào về các thành quả của cá nhân Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn đạt được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện Về bản chất, đó là sự tìm kiếm tình cảm tự an ủi, tự bảo
vệ mình
Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng có được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự, được biết đến Uy tín là một
Trang 19loại sức mạnh vô hình được người khác công nhận Vinh dự là sự đánh giá khá cao của xã hội đối với con người Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ
e Nhu cầu khẳng định bản thân
Đây là bậc cuối cùng trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, là bước phát triển nhất về tâm lý và phức tạp nhất trong tất cả các bước Đó là nhu cầu về sự trưởng thành cá nhân, cơ hội cho sự phát triển và học hỏi của cá nhân Nhu cầu về sự trưởng thành cá nhân này có thể được hiểu là sự tiếp cận với hệ thống giáo dục, bao gồm cả việc học ở nhà, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, chơi thể thao, trải nghiệm - tất cả những gì có thể mang lại cơ hội cho con người nâng cao năng lực cá nhân, năng lực tinh thần, trí tuệ và phát triển toàn diện
Nhu cầu khẳng định bản thân được Maslow gọi là nhu cầu muốn thể hiện toàn bộ tiềm năng của con người
Sơ đồ 1.1: Hệ thống thứ bậc nhu cầu con người của Maslow
(Theo Dr C George Boeree)
Trang 20A.Maslow gọi 4 mức nhu cầu đầu tiên: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu tôn trọng là nhóm các nhu cầu thiếu hụt, các nhu cầu ở nhóm thứ 5 (các nhu cầu hiện thực hóa bản thân – self actualization needs) được ông chia thành các nhu cầu nhỏ hơn: Nhu cầu hiểu biết, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo và được gọi là nhóm các nhu cầu phát triển A.Maslow cho rằng, tuy phân chia các mức độ như vậy song vị trí của chúng trên tháp nhu cầu không phải là cố định mà chúng linh hoạt thay đổi tuỳ theo điều kiện cụ thể
Trong tác phẩm Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, tác giả B.Ph.Lomov đã nhận xét: “Tháp Maslow bao gồm cả những nhu cầu
có nguồn gốc sinh học và xã hội, nhưng đặc điểm của các mức độ nêu trên hết sức vô định hình Theo tác giả, nguyên nhân để đưa đến cách phân cấp nhu cầu như vậy của A.Maslow là do việc tách nhu cầu của cá nhân ra khỏi hệ thống quan hệ xã hội, và đặt nhu cầu nằm ngoài mối liên hệ xã hội, không chỉ
ra được trong những điều kiện xã hội nào nhu cầu đó được thỏa mãn và những nguyên nhân chuyển tiếp nào từ mức độ này sang mức độ khác
1.1.1.4 Luận điểm của X.L Rubinstêin
Xuất phát từ chỗ cho rằng, bản chất con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội, Rubinstêin rất chú ý đến mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh Theo ông, nhu cầu của con người thể hiện sự liên kết, sự phụ thuộc của con người với thế giới xung quanh Để tồn tại và phát triển, con người luôn luôn phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định Những đòi hỏi ấy chính là nhu cầu Nhu cầu là sự đòi hỏi “cái gì đó” nằm ngoài chủ thể “Có gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem lại sự thoả mãn nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể Vì vậy, theo ông, phải thống nhất các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với các yếu tố chủ quan (thuộc về chủ thể - trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu Nhu cầu vừa mang tính tích cực vừa mang tính thụ động Nhu cầu đòi
Trang 21hỏi cần được thoả mãn hay không lại phụ thuộc vào hệ thống đối tượng trong những điều kiện cụ thể Trong trường hợp này, chủ thể chịu sự chi phối của thế giới đối tượng
Theo X.L Rubinstêin, sự hình thành một nhu cầu cụ thể có tham gia của
ý thức và trải qua các giai đoạn sau:
- Ý hướng, là bước khởi đầu của nhu cầu, chủ thể mới xuất hiện trạng thái thiếu thốn của cơ thể, chưa có ý thức đầy đủ về đối tượng và khả năng thoả mãn của nó
- Ý muốn, là khi chủ thể đã ý thức rõ về đối tượng, mục đích hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu, nhưng chưa có, đang tìm kiếm phương thức, điều kiện thoả mãn nhu cầu
- Ý định, là giai đoạn chủ thể ý thưc đầy đủ về ý thức, phương thức, phương tiện, điều kiện thoả mãn nhu cầu và sẵn sàng hành động
X.L Rubinstêin cho rằng, các loại nhu cầu ở con người luôn có mối liên
hệ mật thiết với nhau Trong các nhu cầu bản năng và việc thoả mãn nhu cầu
đó, mục tiêu trước hết là bảo đảm sự tồn tại của cơ thể Tiếp đến là để hành động Tiến trình cải biến, phát triển nói chung của con người, bắt đầu từ chỗ chủ thể hành động nhằm duy trì sự tồn tại của chính bản thân, chuyển dần tới chỗ duy trì sự tồn tại, là điều kiện để thực hiện những giá trị, ý nghĩa cuộc sống của chủ thể
1.1.1.5 Luận điểm của A.G Côvaliôp
Trong phần lý luận bàn về “Nguồn gốc của tính tích cực bên trong của con người”(1963), A.G Côvaliôp đã đưa ra khái niệm nhu cầu như sau: “Nhu cầu là sự đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện khách quan nhất định đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của con người” Ông cho rằng: Trong nhu cầu của con người có sự thống nhất giữa các nhân tố khách quan và chủ quan, bởi lẽ, một nhu cầu khách quan nào đó trước khi trở thành
Trang 22động lực thúc đẩy tính tích cực của con người đã được con người ý thức Một nhu cầu khi đã được con người phản ánh sẽ trở thành trạng thái chủ quan có tác dụng điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi, hoạt động của con người Trên cơ sở phân tích nhu cầu của cá nhân là sự phản ánh những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống và môi trường xung quanh, A.G.Côvaliôp đã chỉ ra rằng: Những yêu cầu xã hội nếu được cá nhân tiếp nhận sẽ chuyển hóa dần thành yêu cầu đối với bản thân - tức chuyển thành nhu cầu Theo ông, nhu cầu của con người là do xã hội quy định, mức độ phát triển của nhu cầu do tính chất của sản xuất xã hội và phân phối sản phẩm quy định Nhu cầu có vai trò xác định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của người đó đối với hiện thực , xét đến cùng xác định lối sống và hoạt động của họ
Trong những nghiên cứu về tâm lý xã hội, A.G.Côvaliôp đã đưa ra khái niệm về nhu cầu: “Nhu cầu là đòi hỏi của các cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát triển Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn các ý nghĩ, các rung cảm và ý chí của quần chúng, nó quy định hoạt động của giai cấp hoặc tập thể” Ông nhấn mạnh, cuộc sống càng phát triển thì nhu cầu càng tăng Khi nhu cầu được thỏa mãn tới mức nào đó thì nó làm tăng thêm tính tích cực xã hội của con người
Cũng trong phần lý luận bàn về “Nguồn gốc của tính tích cực bên trong của con người”(1963), A.G Côvaliôp đã đưa ra năm quy tắc chung của sự hình thành và phát triển nhu cầu:
(1) Nhu cầu chỉ có thể nảy sinh, cũng cố trong quá trình luyện tập có hệ thống mọi hoạt động cụ thể
(2) Nhu cầu được phát triển khi phương tiện thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong phú
(3) Nhu cầu tinh thần được hình thành khi hoạt động nhằm thoả mãn nó phù hợp (vừa sức đặc biệt trong giai đoạn đầu)
Trang 23(4) Điều kiện quan trọng để phát triển các nhu cầu tinh thần là việc chuyển từ hoạt động nhớ lại sang hoạt động sáng tạo
(5) Nhu cầu được cũng cố khi chủ thể ý thức được ý nghĩa của nó đối với bản thân xã hội Đồng thời, việc giáo dục và dư luận tập thể cũng góp phần cũng cố và phát triển nhu cầu
1.1.1.6 Luận điểm của A.N Leonchiep
A.N Leonchiep (1903 - 1979) là nhà tâm lý học Macxit Ông đã đề cập
tới các vấn đề tương ứng giữa động cơ và nhu cầu Ông cho rằng, một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó Trên cấp độ tâm lý, các nhu cầu phát triển thông qua sự môi giới trung gian của quá trình phản ánh tâm lý, và sự trung giới này mang tính chất “kép” Một mặt, những đáp ứng nhu cầu của chủ thể xuất hiện trước chủ thể với những dấu hiệu khách quan, có tính chất tín hiệu Mặt khác, bản thân các trạng thái có tính nhu cầu cùng được báo hiệu cũng được phản ánh bởi chủ thể Trong trường hợp đó, sự biến đổi quan trọng nhất, đặc trưng cho sự chuyển tiếp sang cấp độ tâm lý là
sự xuất hiện những mối liên hệ cơ động giữa các nhu cầu và các đối tượng đáp ứng cho chúng, vì bản thân trạng thái có tính chất nhu cầu của chủ thể chưa rõ là vật nào, đối tượng nào có khả năng thoả mãn nhu cầu
A.N Leonchiep cho rằng, với tính chất là một cá nhân, chủ thể sinh ra đã
có những nhu cầu Những nhu cầu là sức mạnh nội tại chỉ có thể được thực thi trong hoạt động Nói cách khác, thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động Nhưng ngay khi chủ thể bắt đầu hành động, lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu và nó sẽ không còn giống như khi tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động (tức là nhu cầu) càng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động Sự biến đổi nội dung đối tượng cụ thể của các nhu cầu cũng kéo theo sự biến đổi các phương thức thoả mãn chúng
Trang 24Phân tích về mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động, ông cho rằng có hai quan niệm thể hiện theo hai sơ đồ sau:
- Sơ đồ thứ nhất: Nói lên tư tưởng cho rằng xuất phát điểm là nhu cầu và
vì thế toàn bộ quá trình này thể hiện thành một chu kỳ: Nhu cầu-> hoạt động ->nhu cầu Đây là quan niệm của những người theo chủ nghĩa duy vật về nhu cầu trước khi xuất hiện chủ nghĩa Mác
- Sơ đồ thứ hai, trái ngược lại, là một sơ đồ theo chu kỳ: Hoạt động -> nhu cầu -> hoạt động
Sơ đồ thứ hai là sơ đồ đáp ứng được quan niệm Mácxít về nhu cầu Luận điểm cho rằng, mọi nhu cầu con người đều được sản sinh ra có một ý nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, nó lại cực kỳ quan trọng đối với tâm lý học, bởi không có một “động lực” nào tồn tại trước bản thân hoạt động lại có thể đóng vai trò một quan niệm xuất phát, có khả năng dùng làm cơ sở đầy đủ cho một
lý thuyết khoa học và nhân cách con người
So sánh nhu cầu của vật con và con người, A.N Leonchiep cho rằng, sự phát triển nhu cầu của con vật phụ thuộc vào sự mở rộng phạm vi các vật thể
tự nhiên mà chúng tiêu thụ, còn các nhu cầu của con người được sản sinh ra bởi sự phát triển của sản xuất, sự tiêu dùng Vì vậy, nhu cầu của con người phong phú, đa dạng hơn nhiều so với con vật Đặc biệt ở người hình thành nên một kiểu nhu cầu đặc biệt, đó là các nhu cầu có tính chất vật thể - chức năng như: Nhu cầu lao động, nhu cầu sáng tạo nghệ thuật… Theo ông, điều chủ yếu nhất ở con người là các nhu cầu đã mang những quan hệ mới giữa chúng với nhau Mặc dù đối với con người, sự thoả mãn các nhu cầu sinh tồn thiết yếu vẫn là công việc hàng đầu và là điều kiện không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng những nhu cầu bậc cao, những nhu cầu chuyên biệt có tính người hoàn toàn không phải chỉ tạo thành những cơ cấu được chồng ghép lên mặt ngoài của các nhu cầu sinh tồn thiết yếu của con người
Trang 251.1.2 Những nghiên cứu nhu cầu ở Việt Nam
Nhu cầu là vấn đề được nhiều nhà tâm lý học Việt Nam quan tâm tìm hiểu Có thể nêu ra một số tác giả sau: Phạm Minh Hạc (2000), Bùi Văn Huệ (2003), Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (1983), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy Các tác giả này nghiên cứu nhu cầu từ góc độ của tâm lý học đại cương Có thể kể đến một số tác phẩm sau: Tâm lý học, NXB Giáo dục (1997) của tác giả Phạm Minh Hạc; Tâm lý học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (2000) của tác giả Bùi Văn Huệ; Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội (2003) của tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang; Tâm lý học Đại cương, NXB Giáo dục (1983) của các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy
Bên cạnh các quan điểm nghiên cứu của các tác giả nói trên về nhu cầu, còn có các công trình nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu khác để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học như: Nhu cầu đạt thành tích trong học tập của tác giả Nguyễn Thạc (1984), Nhu cầu thông tin của tác giả Hà Hòa Bình (2001), Nhu cầu nhận thức của học sinh học kém bậc tiểu học của tác giả Nguyễn Văn Lũy (2001), Nhu cầu học tập của sinh viên ĐHSP của tác giả Hoàng Thị Thu Hà (2003), Nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên của tác giả Hoàng Trần Doãn (2006), “Công trình nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và thái độ của thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường” của tập thể các tác giả Thái Duy Tuyên, Võ Tấn Quang, Lê Đức Phúc, Đặng Thành Hưng, Bùi Hồng Yến Các công trình này đã góp phần lãm rõ thêm vai trò của nhu cầu vào các lĩnh vực thực tiễn, đặc biệt là trong giáo dục Hầu hết các công trình này đều nhằm phát hiện những đặc điểm và biểu hiện của nhu cầu trong các hoạt động
cụ thể của con người, trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm tìm ra giải pháp làm thỏa mãn và nâng cao hơn nữa chất lượng của nhu cầu đó Tuy nhiên, nhu cầu
Trang 26văn hóa nghệ thuật nói chung và nhu cầu thưởng thức âm nhạc nói riêng của công chúng vẫn chưa được đặt vấn đề nghiên cứu dưới góc độ Tâm lý học Tóm lại, có nhiều lý thuyết và quan điểm nghiên cứu về nhu cầu Mỗi lý thuyết và quan điểm nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau về nhu cầu, song các tác giả đều thống nhất được nội hàm của khái niệm này:
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển
Hệ thống nhu cầu của con người bao gồm nhiều loại Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung, đối tượng, phương thức thỏa mãn mà người ta phân loại các nhu cầu Hệ thống thứ bậc của nhu cầu là thành tố quan trọng trong cấu trúc của nhân cách, là nguồn gốc tích cực của nhân cách Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội - lịch sử, nó vận động và phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của chủ thể
Qua nghiên cứu này chúng ta thấy nhu cầu thưởng thức âm nhạc của con người, trong đó có nhu cầu thưởng thức âm nhạc của sinh viên còn ít được nghiên cứu ở nước ta trong thời gian qua
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU ÂM NHẠC CỦA SINH VIÊN
1.2.1 Lý luận về nhu cầu
1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu
Cho tới nay, chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt Có tác giả cho rằng: Nhu
cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá
thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống Nhu cầu tối thiểu nhất, hay cũng gọi là nhu yếu tuyệt đối, đó được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa [61]
Trang 27Trong cuốn Những vấn đề lý luận và phương pháp luận trong tâm lý học [tr 479] định nghĩa: “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trình xảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống của mình Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân”
Còn theo cuốn Tâm lý học đại cương (Nguyễn Quang Uẩn chủ biên -
NXB ĐH SP Hà Nội - 2006) thì cho rằng: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu,
khách quan được con người phản ánh trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển
Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Human_need, A need is something that is necessary for humans to live a healthy life - Nhu cầu là những cái cần thiết để con người để con người có một cuộc sống khỏe mạnh…
Trong cuốn giáo trình “Tâm lí học đại cương” (Nguyễn Xuân Thức chủ
biên - NXB ĐHSP 2007, tr.223), các tác giả khẳng định: Để tồn tại và phát triển, mỗi cơ thể sống đều cần có những điều kiện và phương tiện nhất định
do môi trường đem lại Giống như các cơ thể sống khác, để tồn tại và hoạt động, con người cũng cần có những điều kiện và phương tiện nhất định Tất
cả những đòi hỏi ấy gọi là nhu cầu của cá nhân Cũng trong cuốn giáo trình
này, nhu cầu được định nghĩa như sau: “Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ
tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần phải được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”
Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin được lấy định nghĩa
“Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, khách quan được con người phản ánh
trong những điều kiện cụ thể và thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển” được sử dụng như khái niệm cơ bản của đề tài
Trang 28Phương thức thỏa mãn nhu cầu của con người phụ thuộc vào các điều kiện nhất định mang tính chủ quan (sự phát triển của cá nhân) và khách quan (trình độ phát triển của xã hội) Xã hội càng phát triển, con người càng có thêm nhiều nhu cầu mới
1.2.1.2 Đặc điểm cơ bản của nhu cầu
Các nhà tâm lý học khi nghiên cứu về nhu cầu đã chỉ ra được các đặc điểm của nó Tuy các đặc điểm đưa ra có thể có thứ tự không giống nhau, tên gọi có đôi chỗ không giống nhau, nhưng về cơ bản có sự thống nhất với nhau
về nội dung và bản chất của các đặc điểm Nhu cầu có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm thứ nhất, nhu cầu luôn luôn có đối tượng Nhu cầu lúc nào
cũng là nhu cầu về cái gì đó Đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần (chức năng)
- Đặc điểm thứ hai, bất kỳ nhu cầu nào cũng có nội dung cụ thể, tùy theo
nó được thỏa mãn trong những điều kiện và theo phương thức nào Nội dung của nhu cầu là một hình thức phản ánh đặc biệt những điều kiện sống, xã hội
và sự phát triển của cá nhân Phương thức thỏa mãn nhu cầu của cá nhân phụ thuộc vào chính cá nhân và sự phát triển, phong tục, tập quán, truyền thống, thiết chế xã hội của xã hội mà cá nhân đó là thành viên
- Đặc điểm thứ ba, nhu cầu của con người có tình chu kỳ, lặp lại mỗi lần
lặp lại, nhu cầu có thể có nội dung phong phú hơn và có sự cải biên về phương thức thỏa mãn
- Đặc điểm thứ tư, các nhu cầu phát triển thông qua sự biến đổi phạm vi
các đối tượng để thỏa mãn nhu cầu ấy và thông qua những sự biến đổi các phương thức thỏa mãn nhu cầu
- Đặc điểm thứ năm, nhu cầu của con người mang bản chất xã hội và gắn
liền với lịch sử Bản chất xã hội lịch sử thể hiện ở nội dung, phương thức thỏa mãn nhu cầu của con người trong những điều kiện xã hội lịch sử Con người
Trang 29có nhu cầu tự nhiên như ăn cơm, uống nước Nhưng ngay cả những nhu cầu hết sức tự nhiên này cũng khác xa về phương thức thỏa mãn với nhu cầu tự nhiên ở động vật cấp cao Trong quá trình phát triển con người còn nảy sinh nhiều nhu cầu vật chất cấp cao (các nhu cầu về dụng cụ, công cụ lao động )
và nhu cầu tinh thần (nhu cầu giáo dục, nhu cầu thẩm mỹ ) do mang bản chất
xã hội lịch sử sâu sắc
1.2.1.3 Phân loại nhu cầu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí khác nhau để phân loại nhu cầu sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu
- Cách phân loại thứ nhất: Dựa vào hình thức tồn tại của đối tượng của nhu cầu, có thể chia nhu cầu thành 2 loại: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
- Cách phân loại thứ hai: Nhu cầu sinh lý và nhu cầu tâm lý
- Cách phân loại thứ ba: Nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội
Các cách phân loại về nhu cầu chỉ là tương đối Việc phân loại là để phục vụ cho mục đích nghiên cứu Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi dựa vào cách phân loại thứ nhất để nghiên cứu
1.2.1.4 Nhu cầu và một số khái niệm liên quan
Nhu cầu là khái niệm có liên quan đến hàng loạt các phạm trù tâm lý khác nhau như: Nhận thức, tình cảm, niềm tin, định hướng giá trị Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ trình bày mối quan hệ của nhu cầu với nhận thức, động cơ và xúc cảm - tình cảm, với mục đích làm rõ hơn cơ sở lý luận của đề tài
a Nhu cầu và nhận thức
Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó Cái đó nó được cá nhân nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của cá nhân Lúc đó nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy
cá nhân hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu.Chúng ta thấy nhận thức có một vị trí đặc biệt đối với nhu cầu:
Trang 30Thứ nhất, nhận thức giúp nhu cầu chuyển thành động cơ thúc đẩy hành động
Thứ hai, nhận thức giúp cá nhân tìm ra phương thức và cách thức thoả mãn nhu cầu phù hợp với nền văn hoá xã hội đương đại
Thứ ba, nhận thức giúp cá nhân xác định được các công cụ, điều kiện thoả mãn nhu cầu
Thứ tư, nhận thức giúp cá nhân lựa chọn nhu cầu cơ bản, thường trực trong thởi điểm hiện tại để thoả mãn và kìm nén một số nhu cầu khác
Ngược lại, nhu cầu cũng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nhận thức của cá nhân Nhu cầu thôi thúc con người nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, giúp hoạt động nhận thức của cá nhân có tính mục đích, có tính lựa chọn cao Và cũng chính trong quá trình nhận thức mà nhu cầu được phát triển
b Nhu cầu và động cơ
Động cơ chính là đối tượng đáp ứng cho nhu cầu này hay nhu cầu khác
Sự phát triển của hoạt động, động cơ và các phương tiện làm thỏa mãn nhu cầu đồng thời làm nảy sinh ra những nhu cầu mới Và chính việc thỏa mãn một số nhu cầu sẽ là điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người “Nhu cầu là cốt lõi bên trong của động cơ, nhu cầu muốn hướng dẫn được hoạt động thì phải được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định” [9; tr115] Như vậy, nhu cầu và động cơ có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Nhu cầu là cốt lõi của động cơ, động cơ là một trong những biểu hiện của nhu cầu Nhu cầu càng cấp thiết bao nhiêu thì động cơ càng mạnh mẽ bấy nhiêu
c Nhu cầu và xúc cảm - tình cảm
Nói đến nhu cầu của con người nói chung là đề cập tới toàn bộ tính chất
và nội dung phong phú của nó (nhu cầu vật chất tự nhiên, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu nhận thức ) và cùng với chúng là toàn bộ những động cơ hành vi phong phú do tồn tại xã hội quy định Và điều đó có ý nghĩa hết sức quan
Trang 31trọng đối với sự xuất hiện tình cảm của con người Tuy nhiên chỉ khi nào những yêu cầu, chế ước của xã hội dựa trên cơ sở những nhu cầu con người thì nó mới gây được những tình cảm tích cực, mạnh mẽ
1.2.1.5 Văn hóa và nhu cầu văn hóa
a Văn hóa:
Văn hóa là hiện tượng khách quan, là tổng hòa tất cả các khía cạnh của cuộc sống Đây là khái niệm có thể hiểu theo những phương diện và bình diện khác nhau, bởi bản thân nó có ngoại diên và nội hàm rộng, nhằm chỉ sự sáng tạo của con người từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất trong mọi lĩnh vực của đời sống
Nhà nhân học nổi tiếng thế kỷ XX người Hoa Kỳ, Leslie A White được xem là nhà sáng lập ra ngành Văn hóa học, cho rằng thuật ngữ văn hóa lần đầu tiên được B Tylor, người đi tiên phong trong ngành Nhân học Anh, xây dựng trên cơ sở vay mượn từ các sử gia văn hóa người Đức Leslie A White viết: “Tylor đã định nghĩa văn hóa là một tổng thể phức hợp bao gôồ tri thức, tín ngưỡng nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ năng lực và tập quán nào được lĩnh hội bởi con người với tư cách là thành viên của xã hội” E.B Tylor đã cho rằng: “Văn hóa là sở hữu độc chiếm của loài người” [24; tr 20] Trong cuốn Văn hóa nguyên thuỷ, Tylor đã dành nhiều chương như: Khoa học về văn hóa, Sự phát triển của văn hóa, Những thành tích trong văn hóa… để luận về khái niệm bản chất và nguồn gốc của văn hóa
Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì coi văn hóa là văn vật và giáo hóa, dùng văn tự mà giáo hóa cho người [dẫn theo 19; tr28] Còn theo Đại từ điển Việt Nam, văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo
ra trong lịch sử [23]
Trong tác phẩm Văn hóa học, nhà xã hội học Đoàn Văn Chúc đã đưa ra các định nghĩa văn hóa của nhiều tác giả khác nhau Dưới góc độ xã hội học, Jean Duvignaud định nghĩa văn hóa là “một công cụ mà con người sử dụng để
Trang 32thiết lập những giao lưu giữa những người sống thuộc cùng thời đại, thuộc những tình huống khách nhau, giữa các giới tính, giữa người sống và người chết, giữa vũ trụ với đời sống tinh thần” [14; tr 49] Dưới góc độ tâm lý học, Jean Ladriere cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ những môn học cho phép một cá nhân, trong một xã hội nhất định, đạt tới một sự phát triển nào đó về cảm năng, về ý thức phê phán và các năng lực nhận thức các khả năng sáng tạo, nói gọn là đạt tới một sự này nở nào đó nhân cách của anh ta”… [14; tr48] Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, quan niệm văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó là văn hóa”[dẫn theo 19; tr 28]
Theo thống kê cùa UNESCO có tới 256 định nghĩa khác nhau về văn hóa Luận án này không đi sâu trình bày khái niệm văn hóa mà chỉ điểm nó như một logíc của vấn đề Với quan niệm như thế, trong luận án này, văn hóa được coi là “Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra và mong muốn chiếm lĩnh để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của mình, Trong quá trình thỏa mãn và được thỏa mãn đó, con người lại làm ra những giá trị vật chất
và tinh thần mới, có nghĩa là tạo ra những văn hóa mới” [dẫn theo 19; tr 28]
b Nhu cầu văn hóa:
Do “văn hóa là sở hữu độc chiếm của loài người”, mà nhu cầu văn hóa là loại nhu cầu tinh thần cao cấp, đặc biệt chỉ có ở con người [dẫn theo 19; tr29] Trong cuốn Xã hội học văn hóa, tác giả Đoàn Văn Chúc liệt kê sáu loại nhu cầu căn bản của xã hội: Nhu cầu tái sản sinh loài; Nhu cầu kinh tế; Nhu cầu chính trị; Nhu cầu giáo dục; Nhu cầu niềm tin và Nhu cầu giải trí - tái sáng tạo Trong hệ thống các loại nhu cầu của cá nhân và xã hội ở trên, nhu
Trang 33cầu tinh thần bao gồm: Nhu cầu chính trị, nhu cầu giáo dục; nhu cầu niềm tin, nhu cầu văn hóa và nhu cầu giải trí - tái sáng tạo
Trong quá trình hoạt động, đồng thời với lao động làm ra của cải vật chất, con người còn làm ra những giá trị tinh thần chứa trong những sản phẩm vật chất và phi vật chất Đây là “cái” tâm lý, tình cảm của người làm ra nó và được những người khác mong muốn sử dụng, tiêu thụ các giá trị tinh thần đó
Và nhu cầu văn hóa ra đời Nhu cầu văn hóa được xác định như là nhu cầu sản xuất (làm ra) và tiêu thụ (sử dụng) các giá trị văn hóa
Quá trình hoạt động làm ra và sử dụng các giá trị văn hóa là quá trình tái nhận thức và giá trị văn hóa được chuyển tải đến các thành viên xã hội bằng các tác phẩm văn hóa, và tác phẩm văn hóa được tạo thành bởi các biểu tượng Tính sinh động cụ thể của biểu tượng không chỉ làm cho cái không tri giác được trở thành cái tri giác được mà cũng trong quá trình đó, ở người tiêu thụ xuất hiện các khoái cảm thẩm mỹ Khoái cảm ấy đáp ứng được nhu cầu văn hóa
Hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng và phong phú do hoạt động của xã hội cũng ngày một phát triển và hiện đại hơn Những khái niệm: Văn hóa chính trị, văn hóa vật thể, văn hóa tinh thần hay văn hóa đạo đức, văn hóa thẩm mỹ… đã trở nên quen thuộc Vì thế, khái niệm nhu cầu văn hóa cũng được mở rộng hơn về ngoại diên và sâu sắc hơn về nội hàm Đây là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động văn hóa và nhu cầu văn hóa
“Hoạt động văn hóa vừa là nguồn gốc hình thành, vừa là quy trình thỏa mãn nhu cầu văn hóa, là hình thức chủ yếu biểu hiện nhu cầu văn hóa ” [dẫn theo 19; tr 29-30]
1.2.2 Lý luận về nhu cầu thưởng thức âm nhạc
1.2.2.1 Khái niệm âm nhạc
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về âm nhạc Trước hết, âm nhạc được hiểu là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy
Trang 34luật nhất định Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống, phản ánh hiện thực của cuộc sống
Theo cách hiểu thứ hai, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ (giai điệu, tiết tấu, hoà thanh ) Bằng ngôn ngữ văn học, dựa trên ngôn ngữ chung - công cụ giao tiếp của xã hội ca từ góp phần cụ thể hóa hình tượng âm nhạc bằng hình tượng ngôn ngữ
Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống Thế nhưng, không phải âm thanh nào cũng là âm nhạc Mà chỉ những âm thanh có tính nhạc, tức là chúng phải có đủ 4 tính chất cơ bản sau:
1/ Cao độ (Hauter): Mức độ trầm bổng của âm thanh
2/ Trường độ (Durée): Mức độ ngắn dài ,nhặt khoan của âm thanh
3/ Cường độ ( Intensité): Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh
4/ Âm sắc (Timbre): Mặc dù âm thanh có giống nhau về cao độ, về trường độ, cường độ, nhưng vẫn có những tính chất riêng biệt Tính chất riêng của âm thanh được gọi là âm sắc
Từ những âm thanh có tính nhạc đó, lâu dần con người biết phối hợp việc lên xuống trầm bổng để tạo âm vực rộng và phong phú Và, cũng từ đó mà âm nhạc được hình thành và phát triển
Cùng với giai điệu, âm hưởng do các nốt nhạc tạo ra, con người còn sử dụng chữ viết để diễn đạt tâm tư tình cảm, truyền tải nội dung của tác phẩm Điều đó làm cho người nghe dễ cảm thụ được tác phẩm và thưởng thức sâu sắc, toàn diện hơn Bên cạnh đó, một tác phẩm âm nhạc hay phải có nghệ sĩ giỏi sáng tác (tác giả và người thể hiện tác phẩm) và phải được đông đảo công chúng đón nhận
Như vậy, âm nhạc không chỉ bao gồm cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc, ngôn ngữ mà nó còn phải có người nghệ sĩ và công chúng - hai yếu tố quan trọng để chúng ta có những tác phẩm âm nhạc và được thưởng thức chúng
Trang 35Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: Âm nhạc là một loại
hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng sự tài tình của người nghệ sĩ tạo nên những hình tượng âm nhạc, thông qua người biểu diễn để hình tượng âm nhạc đó tác động đến người nghe
a Đặc điểm của âm nhạc
* Âm nhạc thông qua hình tượng để phản ánh hiện thực, những bức tranh về cuộc sống con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định
Có thể nói âm nhạc không phải chỉ bắt nguồn từ những cái cao siêu, vĩ đại mà nó xuất phát từ thực tế, phục vụ cuộc sống hiện thực của con người
Sự biến đổi âm sắc, thanh điệu, câu từ trong âm nhạc gắn liền với sự biến đổi của hiện thực cuộc sống ví như: Khi nói về chiến tranh, nói đến sự đau thương mất mát, lời ca, điệu hát đều nói lên sự chia ly, sự chờ đợi và thấm đượm nỗi buồn thương da diết Thế nhưng hòa bình lặp lại, những bài hát vang lên với âm điệu giòn giã, vui nhộn, ca từ chan chứa niềm vui, sự hân hoan phấn khởi Chính vì thế, đã có người cho rằng âm nhạc là thứ chuyên chở những cảm xúc chân thật nhất, hồn nhiên nhất, sống động nhất và gần gũi nhất với cuộc sống của con người Như vậy, hiện thực khơi nguồn cảm hứng, tạo phông nền dựng xây hình tượng âm nhạc và góp phần tạo cho nó sức sống trường tồn trong lòng công chúng
Khi nói đến tính hiện thực trong âm nhạc chúng ta không chỉ đề cập đến hình tượng âm nhạc mà còn phải đặc biệt chú ý đến ca từ, bởi chính ca từ đã
cụ thể hóa hình tượng âm nhạc và làm sống lại hiện thực của những thời kỳ đã qua Ca từ trong âm nhạc hết sức gần gũi với cuộc sống của con người, nó phản ánh nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng quê và phù hợp với hoàn cảnh thực tại, nội dung mà nó biểu đạt Chúng ta đều biết rằng thời kỳ chiến tranh đầy máu lửa đã kết thúc suốt mấy chục năm qua nhưng những hình ảnh chân thực nhất, đặc sắc nhất vẫn được chất chứa trong từng lời ca, câu hát Vì thế
có thể nói âm nhạc không chỉ thể hiện cuộc sống hiện tại mà còn lưu giữ và
Trang 36tái hiện lịch sử Điều đó, làm cho thế hệ trẻ ngày hôm nay - những người thưởng thức có thể hình dung, cảm nhận và thấu hiểu nỗi đau, sự hy sinh, mất mát của những lớp người đi trước
Âm nhạc cho phép sử dụng âm thanh để bắt chước, mô phỏng những âm thanh trong cuộc sống xã hội cũng như trong thiên nhiên… để tái tạo và xây dựng bức tranh hiện thực Nhưng âm nhạc không mô phỏng, sao chép y nguyên những gì đang diễn ra trong hiện thực cuộc sống mà nó luôn có sự cách điệu, gọt giũa một cách khéo léo, tinh tế dưới bàn tay của người nghệ sỹ
Sự sắp xếp một cách có tổ chức những âm thanh âm nhạc nhằm thể hiện hình tượng nghệ thuật Âm nhạc không chỉ là nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện phản ánh cuộc sống mà hơn thế nữa, âm nhạc thực sự là khoa học
về sự hòa hợp các âm thanh âm nhạc Nhà soạn nhạc phản ánh thế giới thông qua những nguyên tắc khoa học về sự phát triển tâm lý của người nghe, nguyên tắc khoa học về kỹ năng phối hợp biểu hiện của các âm thanh âm nhạc Vì thế, mà từ lâu chúng ta đã có quan niệm: Mọi âm thanh trong tự nhiên và xã hội đều có thể trở thành âm thanh âm nhạc, đều có thể góp phần biểu hiện thế giới tình cảm của người nghệ sỹ trước thiên nhiên và xã hội Và như vậy, vấn đề cơ bản nhất trong sáng tạo nghệ thuật, vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của chủ thể sáng tạo nghệ thuật là kỹ năng sử dụng một cách
có hiệu quả nhất, khoa học nhất về sự hòa hợp các âm thanh để tạo dựng hình tượng nghệ thuật
* Âm nhạc phản ánh cuộc sống hiện thực khách quan thông qua góc độ tình cảm, bằng phương thức trữ tình
Tình cảm là một mặt trong đời sống tinh thần của con người - một hiện tượng đã và đang tồn tại trong cuộc sống xã hội Âm nhạc phản ánh tình cảm của con người xã hội thì cũng là phản ánh hiện thực cuộc sống
Hoàn cảnh là điều kiện, là tiền đề của tình cảm và tình cảm chính là sự phản ánh và phản ứng của tâm hồn con người trước hoàn cảnh Tình nào có
Trang 37cảnh ấy và cảnh nào có tình ấy Biểu hiện thật trung thực một dạng tình cảm, tác phẩm âm nhạc cũng sẽ phản ánh được hoàn cảnh nảy sinh tình cảm ấy Như vậy, thông qua góc độ tình cảm, nghĩa là bằng phương thức trữ tình, âm nhạc vẫn phản ánh được hiện thực, tác phẩm âm nhạc vẫn là một bức tranh cuộc sống của con người, âm nhạc vẫn mang tính hiện thực như những loại hình nghệ thuật khác
* Âm nhạc mang tính biểu cảm
Trong âm nhạc luôn tồn tại đan xen giữa những tác phẩm có ca từ rõ ràng, cụ thể và những tác phẩm không có ca từ Nhưng dù có hay không có ca
từ thì những tác phẩm ấy vẫn gợi lên trong lòng người thưởng thức sức tưởng tượng và sự rung cảm nhất định Tuy nhiên, xét về cường độ biểu cảm thì giữa chúng có sự khác biệt đáng kể Với những tác phẩm có ca từ, hình tượng
âm nhạc được cụ thể hóa sẽ giới hạn sức tưởng tượng và sự rung cảm của người thưởng thức Những tác phẩm không có lời, không có hình ảnh cụ thể
sẽ mở ra chân trời rộng lớn cho sự tưởng tượng và rung cảm của mỗi người bay cao, bay xa hơn Đó chính là điểm mạnh, là yếu tố cơ bản giúp âm nhạc chiếm lĩnh trái tim người thưởng thức
* Âm nhạc gắn liền với giai điệu, tiết tấu, hòa âm, phối khí
Đã nói đến âm nhạc, chúng ta không thể không nói đến giai điệu, tiết tấu, hoà âm, phối khí bởi đó là những yếu tố cơ bản tạo nền tảng thúc đẩy âm nhạc đến với quần chúng Thực tế cho thấy, ca từ trong một tác phẩm âm nhạc nếu đọc lên có thể gây ra sự nhàm chán, thế nhưng khi kết hợp với các giai điệu trầm, bổng, du dương lại tạo nên cái mới lạ, làm đắm say lòng người Ca
từ tạo nên hình tượng âm nhạc, làm nổi bật hiện thực cuộc sống, giai điệu đưa
ca từ, tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm đến với công chúng Có thể nói rằng ca từ và giai điệu là yếu tố tạo nên sức sống và sự
trường tồn của tác phẩm âm nhạc
Trang 38* 3 yếu tố: Nghệ sĩ, tác phẩm và công chúng giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của âm nhạc Các cơ quan, tổ chức, thiết chế văn hóa, hoạt động lý luận, phê bình, quản lý lãnh đạo bảo đảm cho sự hình thành 3 yếu tố trên, thúc đẩy hoạt động sáng tạo và tạo dựng các giá trị nghệ thuật đúng định hướng
Người nghệ sỹ, người nhạc sỹ sáng tác giữ vai trò vô cùng quan trọng trong
sự tồn tại của loại hình nghệ thuật âm nhạc Đó là chủ thể sáng tạo nghệ thuật đầu tiên, là tác giả đầu tiên của một tác phẩm âm nhạc Không có người nghệ sỹ thì không thể có tác phẩm âm nhạc Trong âm nhạc, người sáng tạo thứ hai của một tác phẩm chính là nghệ sỹ biểu diễn, người thể hiện nội dung tác phẩm âm nhạc Người nghệ sỹ biểu diễn tâm tư sâu thẳm những khả năng biểu hiện của tác phẩm âm nhạc Quần chúng vừa là đối tượng hưởng thụ vừa là chủ thể sáng tạo âm nhạc bằng khả năng nhận thức tác phẩm cũng như trí tưởng tượng của mình Mỗi người là một cá thể độc lập với cách suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, cảm nhận và gu âm nhạc riêng Vì thế, trước một tác phẩm âm nhạc không bao giờ có sự trùng lặp hoàn toàn về mặt cảm xúc giữa những người thưởng thức Người thưởng thức - công chúng không chỉ là người nghe mà còn là người thẩm định giá trị của một tác phẩm âm nhạc Tuy nhiên, để hiểu được giá trị của một tác phẩm thì người nghe phải có một trình độ nhất định về âm nhạc, phải hiểu về tiết tấu, giai điệu và ngôn từ được tác giả sử dụng trong tác phẩm Nếu không đạt được điều đó thì công chúng khó có thể hiểu hết ý nghĩa, tâm tư tình cảm mà tác giả gửi gắm qua ngôn từ, thanh điệu của tác phẩm
* Âm nhạc không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua nghệ sỹ
Người nghệ sỹ thay tác giả truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đến với công chúng Người nghệ sỹ càng thể hiện được cái hồn của tác phẩm, những tâm tư tình cảm mà nghệ sỹ gửi gắm trong tác phẩm đến với công chúng thì tác phẩm càng đạt được sự thành công Điều đó có nghĩa là tác
Trang 39phẩm sẽ được người nghe chấp nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đó là cơ sở để tác phẩm trường tồn cùng năm tháng, thời gian
b Vai trò của âm nhạc đối với cuộc sống
* Âm nhạc tác động lên phương diện sinh lý của con người
Sự tác động này hầu như ai cũng nhận thấy được Bằng công trình nghiên cứu của mình, hai nhà sinh học người Nga, I.M.Đô ghen và I.R.Tackhanốp đã chứng minh rằng: Âm nhạc có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và đến những khía cạnh khác trong cơ thể người Âm nhạc có thể khiến người nghe cảm thấy dễ chịu, cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái Và, âm nhạc cũng có thể làm cho người nghe cảm thấy mệt mỏi, rã rời hay căng thẳng, khó chịu Chính vì thế, âm nhạc có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động Ngày trước, nhờ những câu hò ý vị, vui tươi trong khi gặt hái, trong khi giã gạo, trong khi cấy cày, tát nước… người lao động đã quên đi sự mệt nhọc, vất vả, hăng say hơn trong công việc Ngày nay, trong các nhà máy,
xí nghiệp, nếu biết sử dụng âm nhạc một cách khoa học thì năng suất lao động
sẽ được nâng cao
* Âm nhạc tác động đến cảm xúc và tư tưởng của con người
Âm nhạc, nếu được cảm thụ một cách sâu sắc và thông minh thì sẽ tác động đến thế giới quan, đến toàn bộ ý thức của con người Tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất của âm nhạc đối với con người là trong lĩnh vực tình cảm và tâm trạng của con người Không một loại hình nghệ thuật nào khác ngoài
âm nhạc lại có thể tác động với một uy lực như thế vào thế giới cảm xúc của con người Đặc biệt, ngày nay dòng nhạc cổ điển với các tác phẩm nổi tiếng của Mozart, Bethoven, Bech được khuyến khích sử dụng nhiều cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ khi mang thai với mục đích thư giãn và kích thích phát triển trí não trẻ từ khi còn trong bụng mẹ
Trước công nguyên hơn 500 năm, Khổng Tử đã nắm được tính chất và công dụng của âm nhạc Ông cho rằng: "Âm chi sở do sanh dã kỳ bổn tại
Trang 40nhân tâm"; "Tình động ư trung, cố hình ư thanh" (Âm nhạc từ lòng người mà
ra Khi lòng buồn, vui, giận, kính, thương, thì tiếng nhạc tùy nơi lòng mà thành tâm) Âm nhạc cốt đem đến cái HÒA "nhạc dĩ hòa ký thanh" nên tiếng nhạc tốt phải "Ai nhi bất thương, lạc di bất dâm (Buồn mà không làm cho quá bi lụy Vui mà không đến sỗ sàng thất lễ)
* Âm nhạc được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh
Sử dụng âm nhạc như một phương pháp chữa bệnh từ lâu đã trở thành một vấn đề nghiêm túc, được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Chúng ta đều biết rằng, âm nhạc là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người Song, không đơn giản là một phương tiện giúp con người thư giãn và giải trí, âm nhạc còn tác động rất lớn đến trạng thái tinh thần và sức khỏe của con người Không phải ngẫu nhiên, nhạc Mozart hay các bản nhạc của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới khác lại được nhiều người khuyên dùng cho trẻ nhỏ và thai nhi trong bụng mẹ Theo kết quả nghiên cứu mới đây của nhiều nhà khoa học trên thế giới, âm nhạc chính là một loại “thần dược” cho tâm hồn và sức khỏe con người Cụ thể:
+ Tác động kích thích não bộ: Âm nhạc có tác dụng kích thích sóng não rất tốt Những bản nhạc có giai điệu và tiết tấu nhanh thường giúp cho đầu óc con người tỉnh táo hơn, năng động và nhạy bén hơn khi xử lý các tình huống diễn ra trong cuộc sống Đơn giản nhất, khi nghe một bản nhạc sôi động và yêu thích, não bộ trở nên hưng phấn, khiến cho con người có thể làm việc đạt hiệu quả cao hơn hẳn bình thường Mặt khác, những bản nhạc có tiết tấu chậm, nhẹ lại có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, giúp đầu óc thư giãn hiệu quả
Từ đó cũng giúp cho toàn bộ cơ thể con người được thư giãn, giảm căng thẳng và stress - vốn là nguyên nhân khiến cho con người bị tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch
+ Liệu pháp âm nhạc - phòng và trị bệnh hiệu quả: Theo các nhà khoa học Mỹ, âm nhạc còn giúp con người giảm được đáng kể nguy cơ mắc nhiều