1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị

123 3,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Tiến trình nhất thể hóa và mở rộng EU thể hiện xu thế tất yếu của thời đại, khi mà chủ nghĩa khu vực trong quan hệ quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THÙY NGUYÊN

MỞ RỘNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Hà Nội-2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THỊ THÙY NGUYÊN

MỞ RỘNG LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA CHÍNH TRỊ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế

Mã số: 60.31.02.06

Người hướng dẫn khoa học: TSKH Lương Văn Kế

Hà Nội-2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sự thành công của tôi không bao giờ là nỗ lực của riêng mình

Trước hết, tôi sẽ không thể hoàn thiện luận văn này nếu không có những tác giả đi trước đã cung cấp thông tin, nghiên cứu về địa chính trị, về EU, NATO, quan

hệ EU - NATO, EU - Mỹ, về khu vực Balkan, và rất nhiều các vấn đề khác có liên quan đến địa chính trị và EU hiện nay Vì thế, tôi dành sự cảm ơn lớn đối với tất cả tác giả có tác phẩm hoặc bài viết mà tôi đã tiếp cận trong quá trình hoàn thành luận văn Dù tôi không sử dụng toàn bộ tài liệu đã tiếp cận, nhưng tất cả các quan điểm hay bài viết đó đã giúp tôi phát triển và hoàn thiện hơn những lập luận của mình

Đặc biệt, tôi khó có thể hoàn thành luận văn nếu không có sự hướng dẫn đầy cảm thông và tận tình của TSKH Lương Văn Kế Thầy đã dìu dắt và định hướng cho tôi rất nhiều trong từng bước đi của tôi từ khi còn là sinh viên, mới bắt đầu biết đến hoạt động nghiên cứu khoa học Không có sự dìu dắt của thầy, tôi có lẽ đã không bắt đầu nghiên cứu về vấn đề mở rộng EU dưới góc nhìn địa chính trị

Tôi cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ, góp ý và giúp tôi hoàn thiện luận văn, dịch một số tài liệu tiếng Anh, kiểm tra và soát lỗi

Ngoài ra, trong suốt quá trình học chương trình đào tạo thạc sỹ, tôi

đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ đào tạo và giảng dạy của khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đối với tất cả những sự giúp đỡ và quan tâm này

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài: “Mở rộng Liên minh châu Âu (EU)

nhìn từ góc độ địa chính trị” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi

Luận văn có sự kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu của những người đi trước và có sự bổ sung những tư liệu, kết quả nghiên cứu mới Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, được sử dụng trung thực

Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thùy Nguyên

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CÁCH LÝ GIẢI VỀ HỘI NHẬP KHU VỰC CHÂU ÂU TRONG CÁC

LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ LÝ THUYẾT ĐỊA CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP

CHÂU ÂU 20

1.1 Cách lý giải về hội nhập khu vực Châu Âu trong các lý thuyết quan hệ quốc tế 20

1.2 Lịch sử hình thành khoa học địa chính trị trong nghiên cứu quan hệ quốc tế …27

1.2 Cơ sở lý luận địa chính trị của liên kết châu Âu ……….33

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ MỞ RỘNG EU TRIỂN VỌNG MỞ RỘNG EU TRONG TƯƠNG LAI 39

2.1 Đặc điểm địa lý và sự hình thành EU nhìn từ góc độ địa chính trị……… …… 39

2.1.1 Vị trí địa chính trị của khu vực châu Âu 39

2.1.2 Đặc điểm địa chính trị của sự hình thành EU 42

2.2 Đặc điểm địa chính trị của quá trình mở rộng EU……… ………….47

2.2.2 Đặc điểm địa chính trị của việc mở rộng EU sau Chiến tranh Lạnh 51

2.3 Triển vọng của sự mở rộng EU nhìn từ góc độ địa chính trị……… ……….61

2.3.1Triển vọng lạc quan 61

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VIỆC MỞ RỘNG EU 75

3.1 Đối với bản thân EU …… ……….………… 75

3.2 Tác động đến vị thế địa chính trị của Mỹ trong NATO………… ……….77

3.3 Tác động đến vị thế địa chính trị của Nga ……… ……… 85

3.4 Tác động đến quan hệ EU - ASEAN và EU - Việt Nam……….……… ……89

3.4.1 Tác động đến quan hệ EU – ASEAN……….… ………89

3.4.2 Tác động đến quan hệ EU - Việt Nam… …… ………… ……….77

KẾT LUẬN 99

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 1: Bản đồ địa lý tự nhiên Châu Âu 115

PHỤ LỤC 2: Thuyết Vùng đất trái tim của H.Mackinder 115

PHỤ LỤC 3: Bản đồ các nước tiền thân của EU 115

PHỤ LỤC 4: Bản đồ và các chỉ số của EU27 119

PHỤ LỤC 5: Chính sách láng giềng EU (ENP) và triển vọng mở rộng EU trong tương lai……… ……… 119

PHỤ LỤC 6: NATO và chính sách mở rộng sang phía Đông 120

PHỤ LỤC 7: Bản đồ các nước trong khối Eurozon và Non-Eurozon 120

PHỤ LỤC 8: Biên niên các sự kiện của EU 118

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Các quốc gia Trung và Đông Âu

Chính sách An ninh và Đối ngoại chung

Cộng đồng Than Thép Châu Âu

Khu vực kinh tế châu Âu

EC European Commission

Hội đồng châu Âu

Cộng đồng kinh tế châu Âu

Liên minh Kinh tế và Tiền tệ

ENP European Neigbourhood Policy

Chính sách láng giềng châu Âu

Liên minh châu Âu

Tổng sản phẩm quốc nội

Quỹ tiền tệ quốc tế

Trang 8

NAFTA North American Free Trade Association

Hiệp hội Thương mại Tự do Bắc Mỹ

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu

Các quốc gia Đông Nam Âu

Liên minh Tây Âu

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Liên minh châu Âu (European Union - viết tắt là EU) xuất hiện từ năm 1993,

là một liên minh kinh tế, chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu Tên gọi EU bắt đầu xuất hiện từ năm 1993, sau hiệp ước Mastricht (hiệp ước Liên minh châu Âu Trước đó, EU là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (European Economic Community - EEC), có tiền thân là tổ chức Cộng đồng than thép Châu Âu ( ECSC) được thành lập từ năm 1957 Trải qua những giai đoạn liên kết và từng bước hội nhập về nhiều mặt, đến nay EU với 27 quốc gia thành viên đã trở thành một trong những trung tâm của thế giới về kinh tế cũng như chính trị, được coi là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất và thành công nhất trên thế giới

Có rất nhiều cách nhìn khác nhau về nguyên nhân và động lực của sự mở rộng

EU Khi nhìn từ góc độ địa chính trị (ĐCT), mở rộng EU như một xu hướng tất yếu của lịch sử, thể hiện nhu cầu khách quan của chính trị nhìn từ sự gần gũi về địa lý

và mang tính chiến lược

Tiến trình nhất thể hóa và mở rộng EU thể hiện xu thế tất yếu của thời đại, khi

mà chủ nghĩa khu vực trong quan hệ quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một chủ đề nghiên cứu thu hút sự quan tâm không chỉ của các học giả mà còn của các nhà hoạch định chính sách EU lại là một tổ chức khu vực điển hình thành công trên nhiều mặt mà các khu vực khác trên thế giới cần học hỏi Việt Nam, không nằm ngoài xu thế chung của thời đại, cũng đang lần lượt gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực trong đó phải kể đến ASEAN - một tổ chức của những quốc gia gần gũi về mặt địa lý và cùng chia sẻ nhiều giá trị chung Nghiên cứu EU và sự mở rộng EU là một trong những yêu cầu bức thiết của chúng ta trong việc học tập mô hình hội nhập khu vực và hoạch định chính sách đối ngoại Với mong muốn được nghiên cứu mảng đề tài còn mới mẻ này và hy vọng được góp một phần nhỏ cho quá trình nhận thức cũng như hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay, tôi đã

lựa chọn đề tài “Mở rộng Liên minh châu Âu nhìn từ góc độ địa chính trị” cho luận

văn tốt nghiệp của mình

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

EU hiện nay là chủ thể có tác động rất lớn tới cục diện thế giới cũng như có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với nhiều quốc gia và khu vực Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập xuyên quốc gia, các mối quan tâm về an ninh quốc tế, ĐCT của biên giới châu Âu và khu vực biên giới đã trở thành chủ đề thu hút nhiều

sự quan tâm Và quá trình mở rộng biên giới của EU trở thành trung tâm của các cuộc thảo luận gần đây với các khía cạnh: bản chất thay đổi của EU, các ý nghĩa của việc mở rộng EU xét về góc độ ĐCT và tương lai hiến pháp EU cho một liên minh thống nhất hơn

Trên thế giới:

Từ những năm đầu thế kỷ XXI, chủ đề về mở rộng EU đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả và các nhà nghiên cứu chính sách ở nhiều nước Hầu hết các tác phẩm về chủ đề mở rộng EU nhìn từ góc độ ĐCT là các bài bình luận ngắn hoặc trung bình mang tính thời sự trên các báo, tạp chí và tài liệu nghiên cứu chuyên ngành Tuy vậy, trong các năm gần đây, sách nghiên cứu về chính sách mở rộng EU có xét từ góc độ đia chính trị cũng liên tục được phát hành, ví dụ như:

- “Geopolitics of European Union Enlargement The fortress empire”

(ĐCT của Liên minh châu Âu mở rộng), cuốn sách tập hợp nhiều bài nghiên cứu của các học giả, Warwick Amstrong và James Anderson biên soạn, xuất bản năm 2007,

nhà xuất bản Routledge (thuộc Taylor & Francis Group) Trong cuốn sách, thông qua việc phân tích quá trình mở rộng EU, các tác giả của cuốn sách đã xây dựng một hình ảnh không thể tách rời của biên giới nội bộ và bên ngoài của EU và các vùng đất biên giới phản ánh rõ nhất quá trình thay đổi biên giới và xã hội đang diễn

ra ở châu Âu Họ nghiên cứu các vấn đề như an ninh, nhập cư, phát triển kinh tế và những thay đổi về văn hóa, xã hội và chính trị, cũng như mối quan hệ của EU với thế giới Hồi giáo và các cường quốc khác Cuốn sách bao trùm một loạt các quan điểm tư tưởng và lý thuyết, đưa ra các nghiên cứu trường hợp chi tiết các khu vực biên giới khác nhau và những mối quan tâm của người dân địa phương, trong khi tham gia vào các cuộc thảo luận rộng lớn hơn của sự phát triển trên khắp châu Âu,

Trang 11

chính sách của nhà nước và các mối quan hệ của EU với các nước láng giềng Các tác giả cũng đưa ra dự đoán rằng EU mở rộng phải xây dựng chiến lược đối mặt với một thế giới cạnh tranh khốc liệt - và xây dựng pháo đài phòng thủ chống lại những khó khăn phát sinh từ việc văn hóa châu Âu bị pha trộn và các mối đe dọa như khủng bố… Đây là một tài liệu bổ ích cho sinh viên và các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực chính trị châu Âu, địa lý, các nghiên cứu quốc tế, xã hội học và nhân chủng học

- “Europe as Empire: The Nature of the Enlarged European Union”

(Châu Âu như Đế chế: Bản chất của Liên minh châu Âu Mở rộng), tác giả Jan

Zielonka, xuất bản năm 2006, nhà xuất bản Oxford Cuốn sách được đánh giá như

là một tham vọng và là một công trình quan trọng trong đó trình bày về khả năng căn bản cho một châu Âu mở rộng vĩnh viễn, vĩnh viễn phân cấp và việc tìm kiếm cách thức mới để mang lại trách nhiệm và tính hợp pháp Với cách viết rõ ràng và thanh lịch, tránh lý thuyết quá phức tạp nhưng đã chứng minh được bản chất phát triển của EU sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự thất bại của Hiến pháp châu

Âu Nội dung chính của nó tập trung vào phân tích đánh giá việc mở rộng EU lần thứ 5 đã là biến đổi sâu sắc EU Tác giả so sánh và đưa ra nhiều điểm tương đồng giữa quá trình hội nhập châu Âu và quá trình xây dựng nhà nước, EU không có gì giống như một trạng thái siêu quốc gia Westphalia mà đang nổi lên giống như một loại chủ nghĩa đế quốc thời Trung cổ với một hệ thống đa trung tâm, chính phủ và khu vực pháp lý chồng chéo, gây ấn tượng không đồng nhất văn hóa và kinh tế, biên giới bị mờ dần, và chủ quyền bị chia sẻ Cuốn sách này cố gắng giải thích rõ ràng nguồn gốc, hình dạng, và ảnh hưởng của “đế chế EU” với mục đích của cuốn sách này là để đề nghị một cách tư duy mới về EU và quá trình hội nhập châu Âu Cuốn sách cũng đề xuất một hệ thống quản lý kinh tế và dân chủ đáp ứng những thách thức to lớn hơn nữa của hiện đại hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong xu thế toàn cầu hóa Nó xác định kịch bản đáng tin cậy nhất của việc thúc đẩy thay đổi hòa bình ở châu Âu và xa hơn nữa Tác giả cho rằng suy nghĩ về hội nhập châu Âu là dựa trên giả định sai lầm và cho thấy cách hiệu quả hơn và hợp pháp hơn trong việc quản lý châu Âu là thông qua một Hiến pháp châu Âu, tạo ra một đội quân châu Âu, hoặc

Trang 12

giới thiệu của một mô hình xã hội châu Âu Có thể nói, cuốn sách là một công trình nghiên cứu lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, và kinh tế đối ngoại và an ninh Nó phân tích sự phát triển ở cả Đông và Tây Âu

- “The foreign policy of the European Union: assessing Europe's role in

the world” (Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU): đánh giá vai

trò của châu Âu trên thế giới), Tác giả Federiga M.Bind, xuất bản năm 2010, Nhà

xuất bản Brookings Institution Press Ngoải việc đưa ra những vai trò quan trọng của EU trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, môi trường và đặc biệt là ngoại giao và an ninh quốc tế Cuốn sách đặc biệt tập trung nghiên cứu về chính sách đối ngoại của EU: mục tiêu, cách thức triển khai và những đặc điểm chính của chính sách đối ngoại EU trên cả chiều sâu và chiều rộng Cuốn sách còn phân tích chính sách đối ngoại của EU với các quốc gia và khu vực cụ thể như Mỹ, châu Phi, châu

Á, đặc biệt là với các nước láng giềng lân cận của EU ở khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và Trung Á

- “European Union enlargement: A comparative history” (Liên minh châu

Âu mở rộng: Một lịch sử so sánh), tác giả Wolfram Kaiser và Jürgen Elvert (biên

soạn) xuất bản năm 2004, nhà xuất bản Routledge, tại London và New York Cuốn sách phân tích, so sánh các chính sách hậu Chiến tranh Lạnh của các nước gia nhập

EU giữa năm 1973 và 1995 Nghiên cứu các chính sách của các quốc gia mới gia nhập EU hướng tới sự hợp nhất châu Âu Xem xét chính sách của các quốc gia như: Anh, Đan Mạch, Ai len, Hy Lạp

- “Western Balkan integration and the EU: An agenda for trade and

growth” (Tây Balkan hội nhập và EU: Chương trình nghị sự thương mại và tăng

trưởng), Sanjay Kathuria biên soạn, ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới, xuất bản năm

2008 tại thủ đô Washington D.C Cuốn sách nêu sơ lược về bối cảnh kinh tế vĩ mô của Đông Nam châu Âu, phân tích những định hướng thương mại và cạnh tranh lao động ở khu vực Đông Nam châu Âu và một số vấn đề về hội nhập kinh tế và đầu tư, thương mại trong các dịch vụ ở Balkan và khu vực Đông Nam châu Âu

Trang 13

- Ngoài ra còn có một số cuốn sách khác như: “The European Union and its

neighbourhood: policies, problems and priorities” (Liên minh châu Âu và vùng

lân cận của nó: chính sách, các vấn đề và các ưu tiên) của Viện Quan hệ quốc

tế, Parague, tác giả: Petr Kratochvíl, xuất bản năm 2006; “The Enlargement of

European Union: Issues and Strategies” (Sự mở rộng Liên minh Châu Âu những

vấn đề và chiến lược), Alice Landau and Richard G.Withman chủ biên, xuất bản

năm 1999 tại Anh, nhà xất bản Routledge; “Social democracy and the challenge

of European Union” (Xã hội dân chủ và thách thức của Liên minh châu Âu), tác

giả Robert Ladrech, nhà xuất bản Boulder, Lynne Rienner, tại London năm 2000;

“EU and Asia: Sharing diversity in an inter - regional partnership” (EU và

châu Á: Chia sẻ sự đa dạng trong quan hệ đối tác liên khu vực), xuất bản năm 2002,

tác giả là Chủ tịch Ủy ban châu Âu Romano Prodi, “New Geopolitics of Central and Eastern Europe: Between European Union and United State, Warsaw”

(ĐCT mới của Trung và Đông Âu: từ Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ, Warsaw), xuất

bản năm 2005, ấn phẩm của Quỹ Stefan Batory, “Minority Protection and the

Enlarged European Union: The Way Forward” (Bảo vệ dân tộc thiểu số và Liên

minh châu Âu mở rộng: Con đường phía trước), do Gabriel N Toggenburg biên

soạn, EURAC, Viện Xã hội mở, xuất bản năm 2004; v.v

- Một số ấn phẩm tiêu biểu của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học,

cơ quan trực thuộc chính phủ, phi chính phủ có thể kể đến như: “Europeanization

beyond the EU? The case of Ukrainian energy security policy” (Quá trình châu

Âu hóa ngoài EU? Trường hợp của Chính sách an ninh năng lượng Ucraina) của

Đại học Wroclaw, Ba Lan, tháng 5/ 2007, tác giả Michal Natorski; Ferenc

Miszlivetz (2002), “The birthday of a new sovereign” (Sự ra đời của một chủ

quyền mới) của Viện Khoa học Xã hội và châu Âu (ISES), Szombathely; Các bài

viết trong Tạp chí So sánh chính trị (Comparative Politics), xuất bản tháng 07/2008 như “A too Perfect Union? Why Europe said “No” (Một Liên minh quá hoàn hảo?

Tại sao châu Âu nói “Không”?) tác giả Andrew Moravcsik, John O’Loughlin,

“Geopolitical Visions of Central Europe” (Triển vọng ĐCT ở Trung Âu) của

Viện Khoa học Hành vi, Đại học Colorado Campus; “Challenges of the Eastern

Trang 14

Enlargement of the European Union” (Thách thức của việc mở rộng Liên minh

châu Âu về phía Đông) tác giả Adina Popovic; v.v

- Ngoài ra, một số tác phẩm về ĐCT trong đó cung cấp ít nhiều nội dung về việc mở rộng EU nói riêng và hội nhập khu vực nói chung nhìn từ góc độ ĐCT như

“Geoplitical changes in the Western regions” (Những thay đổi ĐCT ở khu vực

phía Tây) tác giả Zang Xiaodong, đăng trên tạp chí ĐCT Heartland-Eurasian (Lime);

“The Geographical Pivot of History” (Trục ĐCT của lịch sử), tác giả Halford

John Mackinder, công bố năm 1904 tại Anh; “Liên minh châu Âu và chủ nghĩa khu vực mới, các chủ thể khu vực và quản trị toàn cầu trong thời hậu bá

quyền” (European Union and New Regionalism- Regional actors and global

governance in a post-hegemonic era), cuốn sách tập hợp các nghiên cứu trong loạt

bài về chủ nghĩa khu vực mới do Mario Telo chủ biên năm 2007, thuộc khoa Kinh

tế Chính trị Quốc tế, bản dịch của TSKH Lương Văn Kế & Lê Thu Trang năm

2010

Ở Việt Nam:

Có thể nói, việc nghiên cứu về EU được phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu về thực thể chính trị đặc biệt này, các nhà nghiên cứu Việt Nam không chỉ lưu tâm đến vấn đề liên kết kinh tế, mà còn đặc biệt quan tâm đến những yếu tố chính trị trong quá trình nhất thể hóa châu Âu Đơn cử như cuốn sách “Hợp tác thương mại và kinh tế với EU” - thông tin chuyên đề của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Cuốn sách tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, hoạt động của EU nói chung, đem đến cái nhìn tổng quan về chính sách kinh tế của các nước thành viên EU cũng như chính sách kinh tế chung của toàn Liên minh; từ đó hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam cũng như quá trình thâm nhập vào thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam

Gần đây đã xuất hiện một số nghiên cứu nhất định về hội nhập khu vực và

quan hệ quốc tế (QHQT) nhìn từ góc độ ĐCT của học giả Việt Nam trong nước,

Trang 15

trong đó có việc nghiên cứu EU từ khía cạnh ĐCT cũng đã bắt đầu được chú ý Có

thể kể đến là:

- “Thế giới đa chiều”: Cuốn sách chuyên khảo của TSKH.Lương Văn Kế về

lý thuyết kinh nghiệm và lịch sử nghiên cứu khu vực gắn liền với nghiên cứu ĐCT,

về các yếu tố ĐCT cấu thành nên sức mạnh tổng hợp của một quốc gia và khu vực Trong cuốn sách cũng có phần đề cập đến quá trình hội nhập EU và việc hài hòa lợi ích của các quốc gia thành viên với lợi ích của toàn Liên minh

- “Những vấn đề xung quanh việc hợp nhất châu Âu”: Cuốn sách tập hợp những bài viết phân tích về các vấn đề của việc hợp nhất châu Âu trên mọi mặt an ninh, đối tác vì hoà bình trong đó nêu lên những quan điểm của Hoa Kỳ về tương lai của NATO

- “Mở rộng EU và các tác động đối với Việt Nam”: công trình song ngữ,

được thực hiện bởi Chương trình nghiên cứu Châu Âu tại Việt Nam do GS.TS Bùi

Huy Khoát - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Âu biên soạn Ấn phẩm tập trung nghiên cứu về vấn đề EU mở rộng đi kèm những thuận lợi và thách thức về kinh tế, an ninh, chính trị sau khi EU mở rộng; đồng thời cũng phân tích, dự báo những tác động của việc mở rộng này đối với Việt Nam

- “Mở rộng NATO nhìn từ góc độ địa chính trị” - một công trình nghiên cứu mới đây (2008), cũng khá gần gũi với đề tài này, là luận văn thạc sỹ của Hà Hải Bình Công trình tập trung vào quá trình mở rộng NATO sau Chiến tranh Lạnh và những tác động ĐCT đối với nước Nga và các chủ thể khác Công trình nghiên cứu cũng đưa ra những dự báo về quá trình tồn tại và phát triển của NATO trong tương lai gần Nhưng trên hết, công trình cung cấp cho luận văn những tư liệu quý báu về khái niệm ĐCT và lịch sử nghiên cứu ĐCT trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, là cơ sở lý luận cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài

- “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia”: Cuốn sách được coi là công trình về địa chính trị mới nhất của Việt Nam tính cho đến thời điểm hiện tại, của nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân, mới được xuất bản năm 2011 Tác giả cuốn sách đã trình bày một số xu hướng lý thuyết ĐCT trên thế giới và quan

Trang 16

điểm ĐCT trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của một số nước và khu vực chủ chốt trên thế giới trong đó có EU, từ đó đề xuất một số kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

- Điểm chung của các công trình và bài viết nghiên cứu về EU ở Việt Nam là tập trung tìm hiểu về mô hình phát triển của EU và tiến trình mở rộng của EU cùng với những tác động của nó đến QHQT nhưng xét trên khía cạnh kinh tế học, văn hóa học và xã hội học Ngoài cuốn sách Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia của Nguyễn Văn Dân có phân tích và đánh giá qua về ĐCT các nước trong đó có EU thì hiện chưa có một công trình nghiên cứu chuyên

sâu nào từ góc độ ĐCT (geopolitics) để đánh giá tổng thể về sự biến đổi ĐCT của

EU do quá trình mở rộng và tác động ĐCT của sự mở rộng này đối với các chủ thể

khác trong khu vực và trên thế giới

Như vậy, có thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ĐCT nói chung và quá trình mở rộng EU từ góc độ ĐCT nói riêng ở Việt Nam còn rất hiếm hoi và rời rạc Trong khi đó trên thế giới đây là hướng nghiên cứu hiệu quả, giải thích được nhiều hiện tượng trong QHQT mà các cách nghiên cứu khác không làm được, bởi QHQT giữa các quốc gia hiện nay (ví dụ vấn đề liên kết khu vực, hình thành các tổ chức liên minh quốc tế, chiến tranh và hoà bình v.v…) luôn luôn dựa trên các tiêu chí địa lý và bị chi phối bởi các mục tiêu chính trị và an ninh

Luận văn hy vọng sẽ bổ sung thêm một phương pháp tiếp cận mới, góp phần đem đến một cách nhìn toàn diện hơn về những thay đổi chính trị, ĐCT của thế giới hiện đại

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của công trình nghiên cứu là nhằm sáng tỏ quá trình mở rộng EU và

dự đoán xu thế mở rộng trong tương lai của tổ chức này từ động lực ĐCT Luận văn cũng phân tích những tác động ĐCT của việc mở rộng EU đến các quốc gia thành viên EU; cuối cùng là tác động ĐCT đối với các quốc gia láng giềng, các quốc gia dân tộc và những khu vực trọng yếu trên thế giới Từ đó, dự báo tình hình phát triển

Trang 17

của tiến trình mở rộng - nhất thể hóa EU trong tương lai, đối tượng nhắm tới tiếp theo của khối này

Ngoài mục đích kể trên, luận văn còn nhằm cung cấp một cơ sở lý luận phục vụ cho đào tạo về chuyên ban châu Âu học nói riêng và chuyên ngành QHQT nói chung

Để đạt được mục đích như trên, luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ cơ bản sau:

(1) Điểm qua các khái niệm và những đặc điểm cơ bản của ĐCT, đặc biệt là luận

điểm của bộ môn khoa học này về vấn đề liên kết khu vực

(2) Phân tích động lực ĐCT của sự hình thành EU và của những lần mở rộng EU

từ khi thành lập cho đến nay Dự báo về triển vọng mở rộng của EU trong tương lai

(3) Đánh giá tác động ĐCT của các chính sách mở rộng EU đối với tiến trình

nhất thể hóa EU, tổ chức NATO, các nước lớn, các tổ chức quốc tế, các khu vực trên thế giới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Do việc xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu như trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách mở rộng của EU, tiến trình mở rộng EU qua các thời

kỳ lịch sử và tác động ĐCT của việc mở rộng EU đối với các quốc gia thành viên, nước Nga, Mỹ, các cường quốc trên thế giới và các khu vực trên thế giới

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết được những nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn được vận dụng những phương pháp nghiên cứu QHQT, đặc biệt là phương pháp liên ngành của khu vực học trong đó bao gồm phương pháp ĐCT và địa lý chính trị; phương pháp phân tích định lượng, định tính, phương pháp lịch sử, so sánh, tổng hợp - đánh giá… Trong quá trình phân tích, luận văn sẽ cố gắng xem xét các vấn đề từ góc độ của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Các quan điểm của cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc cũng được vận dụng triệt để

Trang 18

6 Cấu trúc nội dung luận văn

Luận văn gồm: Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Phần Nội dung gồm có 3 chương, Phần kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo

Cấu trúc chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cách lý giải về hội nhập khu vực Châu Âu trong các lý thuyết quan hệ quốc tế Lý thuyết địa chính trị về hội nhập Châu Âu

Chương này sẽ điểm qua những lý thuyết chủ yếu về hội nhập khu vực, nhấn những điểm nổi bật trong lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ĐCT trong quan hệ

quốc tế (QHQT) và những cơ sở lý luận ĐCT của liên kết khu vực EU Do dung

lượng luận văn có hạn và để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra ở trên, người viết chỉ vận dụng các khái niệm cơ bản của ĐCT gắn liền với liên kết khu vực, phục

vụ cho việc lý giải cho quá trình mở rộng của tổ chức liên kết khu vực tại châu Âu (EU)

Chương 2: Đặc điểm địa chính trị của sự hình thành và quá trình mở rộng EU Triển vọng mở rộng EU trong tương lai

Nội dung chính của chương này tập trung vào phân tích những cơ sở dẫn đến việc hình thành và chiến lược, quá trình mở rộng EU nhìn từ góc độ ĐCT, những mục tiêu chung và riêng của EU và các quốc gia thành viên trong chiến lược này Chương này cũng đưa ra những đánh giá hiện trạng của EU sau sáu lần mở rộng dưới góc độ ĐCT, từ đó dự đoán về triển vọng phát triển của EU trong tương lai: Khả năng tiếp tục mở rộng EU cũng như khả năng ngừng mở rộng để trả lời

được câu hỏi: Thuyết ĐCT có được áp dụng trong lần mở rộng sau được không?

Chương 3: Tác động địa chính trị của việc mở rộng EU

EU mở rộng là một vấn đề quốc tế lớn và tác động đến nhiều chủ thể khác nhau trên toàn thế giới Tuy nhiên, chương 3 chỉ tập trung phân tích những tác động của việc EU mở rộng đến địa chiến lược, điều chỉnh chiến lược ngoại giao, quân sự

và các mối QHQT của Liên bang Nga, Mỹ, NATO, và những tác động này đối với chính sách đối ngoại của ASEAN, Việt Nam trong thời đại ngày nay Những tác

Trang 19

động đối với các chủ thể khác và khu vực khác được đề cập đến ở dạng nhận định khái quát

Đây là một đề tài còn rất mới đối với người viết Trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thiện luận văn này, mặc dù tôi đã cố gắng khách quan hết sức có thể nhưng chắc chắn, công trình sẽ không thể đạt được sự khách quan tuyệt đối Sự hạn chế về ngôn ngữ là một điểm yếu lớn đối với cá nhân tôi, dẫn đến sự hạn chế về sự phong phú và chất lượng của tài liệu mà tôi có thể tiếp cận được Tôi đã cố gắng khách quan một cách nghiêm túc nhưng tôi cũng không tránh khỏi những suy nghĩ chủ quan của riêng mình (xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, tính cách cá nhân và hướng tư duy, tiếp cận vấn đề, ) khi phân tích, đánh giá và cố gắng đưa ra dự báo hợp lý từ các sự kiện Vì vậy, luận văn có thể có những thiếu sót hay sự thiếu chiều sâu và những ý kiến gây tranh cãi cần nhận được sự phê bình, đóng góp để sửa chữa

và hoàn thiện Người viết kính mong nhận được sự đóng góp, phản biện của các thầy cô, các chuyên gia cùng trong lĩnh vực và tất cả những bạn đọc quan tâm đến

đề tài

Trang 20

CHƯƠNG 1: CÁCH LÝ GIẢI VỀ HỘI NHẬP KHU VỰC CHÂU ÂU TRONG CÁC LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ LÝ THUYẾT ĐỊA CHÍNH TRỊ VỀ HỘI NHẬP CHÂU ÂU

1.1 Cách lý giải về hội nhập khu vực Châu Âu trong các lý thuyết quan

hệ quốc tế

Trong lịch sử hình thành và hội nhập EU, có rất nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới cố gắng tìm ra lý thuyết giải thích và từ đó định hướng cho sự hội nhập của Liên minh này trong tương lai Có thể kể đến cả chục lý thuyết như thuyết hiện thực mới, thuyết chức năng mới, thuyết tự do mới, thuyết liên chính phủ, thuyết liên bang, thuyết chủ nghĩa khu vực mới, thuyết thể chế (chủ nghĩa thiết chế hay chủ nghĩa kiến tạo)

Chủ nghĩa hiện thực mới 1: Mặc dù không ít tư tưởng của trường phái chủ nghĩa hiện thực mới đã bị chỉ trích phê phán, nhưng nhiều khái niệm và giả thuyết

cơ bản của trường phái này vẫn có giá trị trong phân tích và giải thích sự vận động của quan hệ quốc tế Những luận điểm của trường phái chủ nghĩa hiện thực mới có ảnh hưởng sâu sắc tới những lý luận ban đầu về chủ nghĩa khu vực hay còn gọi là những lý thuyết về hội nhập cổ điển, đặc biệt là chủ nghĩa liên chính phủ

Những lập luận cơ bản của chủ nghĩa hiện thực mới đặt trọng tâm vào vai trò của nhà nước, coi nhà nước là chủ thể chính chi phối tiến trình hội nhập Tiến trình hội nhập và thể chế hoá phụ thuộc vào nhà nước, lợi ích và quan hệ qua lại giữa các nhà nước với nhau Mặc dù nhân tố phi nhà nước có vai trò ngày càng tăng, nhưng nhà nước vẫn là nhân tố chính chịu trách nhiệm đàm phán về các chuẩn tắc và luật

lệ khi tham gia vào nền kinh tế quốc tế Thực tiễn cho thấy tiến trình hội nhập châu

Âu chịu nhiều ảnh hưởng của chủ thể nhà nước Ngoài ra, nhìn từ góc độ khác rộng hơn, chủ nghĩa hiện thực mới vẫn có giá trị lý giải hiện thực mới Khi có sự thay đổi các chủ thể, khi khu vực thay thế quốc gia-dân tộc trở thành chủ thể chính trong

1

Tiêu biểu cho trường phái này là Kenneth Waltz, Morgenthau, Robert Jervis, George Quester và Stephan Van Evera

Trang 21

chính trị quốc tế, chính trị giữa các quốc gia sẽ được thay thế bằng chính trị giữa các khu vực, nhưng vẫn xoay quanh những vấn đề cốt lõi của chính trị như cạnh tranh, sự đối lập giữa chiến tranh và hòa bình, và đấu tranh quyền lực

- Thuyết chủ nghĩa tự do mới: Quan điểm của trường phái lý luận quan hệ

quốc tế của chủ nghĩa tự do mới cũng có những dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển của những lý luận về chủ nghĩa khu vực thời kỳ đầu Về vai trò của nhà nước, thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau cho rằng hợp tác giữa các quốc gia, chủ yếu

là giữa các chủ thể nhà nước, được xúc tiến khi các bên nhận thức được mối đe dọa chung, hoặc để đối phó với những mối đe dọa mới xuất hiện như sự đình trệ kinh tế hay tình hình bất ổn định, gọi chung là những vấn đề “xuyên biên giới" mà bất cứ quốc gia nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể một mình xử lý được

Luận điểm của chủ nghĩa tự do về kinh tế thị trường và tự do thương mại, về sự hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế-chính trị giữa các chủ thể trong hệ thống quốc tế có ảnh hưởng tới luận điểm cơ bản của trường phái chức năng mới ở chỗ cho rằng hội nhập kinh tế sẽ tạo ra sức ép dẫn tới hội nhập chính trị, và hội nhập chính trị tới lượt nó sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa hội nhập kinh tế Quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng "các cơ chế quốc tế và sự quản lý toàn cầu ở một mức độ nào đó là cần thiết để đàm phán và thực thi các hiệp định toàn cầu", nhằm tới mục tiêu cuối cùng là tạo ra một sự hội nhập khu vực, xây dựng một thể chế siêu quốc gia theo mô hình liên bang (hoặc khu vực) Những ý tưởng của chủ nghĩa tự do mới đã được phản ánh rõ nét qua các cuộc đàm phán thương mại để thành lập GATT cũng như một loạt các hiệp định mậu dịch tự do khu vực (Free Trade Agreement-FTA) giữa các nước thành viên của liên minh châu Âu-EU và Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ- NAFTA sau này

- Thuyết chức năng mới: Đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, tiến trình hội nhập châu

Âu đã khởi động trước hết với việc cải thiện quan hệ Pháp-Đức thông qua ý tưởng Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) năm 1952, và tiếp đến là Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu (Euratom) Sự ra đời của những chính sách hội nhập châu Âu mang tính siêu quốc gia như "kế hoạch Schuman" hay

"phương pháp Monnet" góp phần khẳng định vị trí tiên phong trong lý luận chủ

Trang 22

nghĩa khu vực của những người theo trường phái chức năng mới (neo-functionalism) trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX như Earst Haas (1958, 1964), Leon Lindberg (1966) [104]

Thuyết này dựa chủ yếu vào các nghiên cứu tập trung đối với các vụ việc thực

tế cụ thể Haas, Nye và Lindberg được xem là cha đẻ của cách tiếp cận này Hass xem xét hoạt động hội nhập như là quá trình hình thành và mở rộng các thương lượng, dàn xếp cùng có lợi Ông lập luận rằng có những cách hợp tác giữa các chính phủ, trong đó những kinh nghiệm hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể có thể dẫn tới sự hợp tác của những lĩnh vực khác: sự hợp tác có thể bắt đầu trong lĩnh vực ít liên quan tới chính trị (ví dụ than và thép) và có thể mở rộng dần sang các lĩnh vực chính trị quan trọng khác (ví dụ ngoại giao) và quốc phòng Nói cách khác, có một quá trình “chảy tràn” (spillover) từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác2 Haas cho rằng quá trình này không phải là một quá trình tự động hoặc tất yếu xảy ra mà nó phụ thuộc vào sự lựa chọn khả năng hợp tác gữa cá chính phủ và các chủ thể khác

Theo Haas và những người theo chủ nghĩa chức năng, tiến trình hội nhập khu vực sẽ được thúc đẩy trên ba giả định: (i) tác động lan tỏa; (ii) cam kết trung thành của các nhóm lợi ích chuyển từ cấp độ quốc gia sang thể chế khu vực; (iii) vai trò quyết định của các thể chế siêu quốc gia đối với tiến trình hội nhập khi các thể chế này có quyền lực hơn và độc lập hơn với các quốc gia thành viên Cuối những năm

1960, lý luận của trường phái chức năng mới đã vấp phải những thất bại trong việc

lý giải và dự đoán tiến trình hội nhập châu Âu do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc

mà tiêu biểu là vai trò của De Gaulle (Pháp) Nó đã làm tê liệt các cơ chế hợp tác khu vực (ECSC, EEC và EURATOM)

2

Luận điểm này được cho là chịu ảnh hưởng của những người theo “trường phái tương tác” ("transactionalism") cho rằng "hội nhập là quá trình tiệm tiến trước hết ở lĩnh vực kinh tế, văn hoá-xã hội và bản sắc chính trị, rồi tiến tới thể chế hoá chính trị" Các luận điểm của những người theo trường phái này chủ trương rằng thông qua tiếp xúc để xây dựng “tính cộng đồng” (sense of community) cũng có ảnh hưởng nhất định đối với những lý luận về hội nhập châu Âu và chiến lược phù hợp nhất để đạt tới mục tiêu cuối cùng (tức là sự nhất thể hoá khu vực) cần phải là một chiến lược từng bước, thông qua chính sách hội nhập từng lĩnh vực chức năng cụ thể để chuyển dần quyền lực từ cấp độ nhà nước quốc gia sang trung tâm mới

Trang 23

- Thuyết liên chính phủ: Năm 1968, Haas đã thừa nhận học thuyết chủ nghĩa

chức năng mới không còn phù hợp với thực tiễn mới, chính thức nhường lại vị trí thống soái về tư tưởng và lý luận chủ nghĩa khu vực của trường phái này cho những người thuộc trường phái chủ nghĩa liên chính phủ (intergovernmentalism) đứng đầu

là Stanley Hoffmann Hoffmann đã phê phán quan điểm của chủ nghĩa chức năng mới, cho rằng trường phái này đã mắc phải những sai lầm về mặt lý luận vì: (i) tiến trình hội nhập không phải là quá trình khép kín, mà còn chịu tác động của môi trường quốc tế; (ii) nhà nước quốc gia là nhân tố có quyền lực mạnh nhất trong tiến trình hội nhập châu Âu, quyết định bản chất và tiến độ hội nhập trên cơ sở mối quan tâm nhằm bảo vệ và phát huy "lợi ích quốc gia" của mình; (iii) hội nhập ở những lĩnh vực chính trị cấp thấp không chắc sẽ đưa tới sự liên kết ở những lĩnh vực chính trị cấp cao

Theo Hoffmann, tiến trình hội nhập châu Âu là quá trình chính phủ các quốc gia tự nguyện tham gia các hiệp định nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề chung Quyền lực vẫn thuộc về chính phủ các quốc gia thành viên và các quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí, chủ yếu là sự đồng thuận giữa các cường quốc Nói cách khác, tiến trình hội nhập chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của các chính phủ thành viên, mang tính chất liên chính phủ nhiều hơn là tính chất siêu quốc gia, và "tiến trình hội nhập chỉ tiến triển trong phạm vi mà chính phủ các quốc gia mong muốn mà thôi" [103]

Vào đầu những năm 1990, với những nghiên cứu của Andrew Moravcsik - những người theo trường phái chủ nghĩa liên chính phủ củng cố thêm một bước quan trọng học thuyết của mình về mặt lý luận để đáp ứng với tình hình mới Cũng giống như Hoffmann, Moravcsik khẳng định quốc gia vẫn là nhân tố lý tính quyết định trong tiến trình hội nhập châu Âu Tuy nhiên, học thuyết chủ nghĩa liên chính phủ tự do mới (neo-liberal intergovernmentalism) của Moravcsik có sự kết hợp với cách tiếp cận của những người theo chủ nghĩa chức năng mới

Trong phân tích và lý giải tiến trình hội nhập châu Âu, Moravcsik đưa ra những nhận xét rất có giá trị: (i) tiến trình thương lượng liên chính phủ giữa các quốc gia tham gia tiến trình hội nhập khu vực châu Âu giúp củng cố quyền lực của

Trang 24

Nhà nước trong chính trị nội bộ, (ii) hội nhập không nhất thiết đồng nghĩa với sự củng cố quyền lực cho các thể chế siêu quốc gia, (iii) nhà nước quốc gia vẫn có thể được coi là tác nhân chính quyết định mức độ và tiến độ hội nhập, và mục đích hội nhập là để duy trì quyền tự trị của nhà nước quốc gia thành viên

Ông cho rằng lợi ích quốc gia được xác định là phần quan trọng của tiến trình vận động trong nội bộ xã hội đa nguyên chính trị của quốc gia thành viên đó Moravcsik sử dụng phương pháp phân tích "trò chơi hai cấp" (two-level game) để giải thích các cuộc mặc cả thương lượng trong nội bộ liên minh châu Âu Nhu cầu hội nhập nảy sinh từ quá trình vận động chính trị nội bộ, và thế lực chính trị mạnh nhất sẽ quyết định lợi ích và lập trường của chính phủ quốc gia đó khi tham gia đàm phán hội nhập Tuy nhiên, kết quả hội nhập lại phụ thuộc vào kết quả đàm phán quốc tế giữa quốc gia đó với những quốc gia khác, và kết quả đó sẽ tác động trở lại đối với tiến trình chính trị nội bộ Mô hình "trò chơi hai cấp" có thể đưa ra cách giải thích thuyết phục hơn các giai đoạn chính trong tiến trình hội nhập khu vực châu Âu: (i) giai đoạn đầu khi tiến trình hội nhập châu Âu bị chững lại do các quốc gia mâu thuẫn về lợi ích, đỉnh cao là chính trị "bỏ ghế trống" ("empty-chair" politics) của De Gaulle; (ii) giai đoạn hai từ đầu những năm 1970 khi tiến trình hội nhập có thay đổi

cơ bản, các chính phủ tìm được tiếng nói chung trên cơ sở thương lượng và nhân nhượng lẫn nhau

Năm 1986, đạo luật châu Âu thống nhất (Single European Act - SEA) và thị trường châu Âu thống nhất (Single European Market) ra đời Những diễn biến này phản ánh tương quan lực lượng giữa những người theo trường phái liên bang chủ nghĩa và những người theo trường phái liên chính phủ Mối tương quan này rõ nét hơn khi năm 1992, Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU) đã được

15 nước thành viên ký kết, đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập châu Âu với thể chế quyền lực siêu quốc gia và liên chính phủ tồn tại song song

- Thuyết liên bang (Federalism): Ảnh hưởng của tư tưởng liên bang đối với

quá trình hội nhập châu Âu rất khó đánh giá Mặc dù các nhóm theo chủ nghĩa liên bang hoạt động khá tích cực nhưng những quyết định quan trọng thúc đẩy hội nhập châu Âu giai đoạn đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 không phản ánh rõ ràng sự ảnh

Trang 25

hưởng của họ Tuy vậy, có thể thấy sự phát triển của EU luôn có dấu hiệu ảnh hưởng của chủ nghĩa liên bang Những người theo chủ nghĩa liên bang hiện nay có

xu hướng hiện thực hơn và đang chuẩn bị cho việc xây dựng một liên bang theo cách tiếp cận từng bước chứ không phải làm cách mạng một lần (tiêu biểu cho cách tiếp cận này là Jean Monet)

Mục tiêu xây dựng EU trở thành một liên bang đầu đủ theo nghĩa của nó với chính phủ và nghị viện riêng, được đề xuất bởi Ngoại trưởng Đức Joska Fischer trong bài phát biểu của ông tại Berlin tháng 5 năm 2000 Mặc dù Fischer nói rằng đây là ý kiến của riêng cá nhân ông nhưng có thể qua đó thấy rõ ước mơ liên bang vẫn rất mạnh mẽ trong lục địa châu Âu, đặc biệt là trong giới lãnh đạo - những người có quyền lực rất lớn trong việc thúc đẩy và làm cho giấc mơ “liên bang” của

EU trở thành hiện thực Điều này được thể hiện bởi một loạt các dự thảo hiệp ước của EU sau này như Hiệp ước thiết lập Hiến pháp châu Âu năm 2004, Hiệp ước cải cách hiến pháp (Hiệp ước Lisbon)

- Chủ nghĩa khu vực mới: Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ XX,

những nghiên cứu về chủ nghĩa khu vực trở thành đề tài được dư luận đặc biệt quan tâm với những lý luận mới được gọi chung là "chủ nghĩa khu vực mới" "Chủ nghĩa khu vực mới" (new regionalism) là sự kế tiếp và phát triển mới về lý luận của chủ nghĩa khu vực cũ, trên cơ sở chắt lọc những tư tưởng của những lý luận về hội nhập khu vực châu Âu "Chủ nghĩa khu vực mới" có sức khái quát lớn hơn, mang tính học thuật và lý luận chặt chẽ hơn, đồng thời lý thuyết cũng mang tính chuẩn mực hơn những lý luận về hội nhập khu vực cổ điển

Lý thuyết “chủ nghĩa khu vực mới” hay cách tiếp cận “chủ nghĩa khu vực mới” đã thành công nhất định trong việc khái quát hóa (i) khái niệm về khu vực và tính khu vực (regionness); (ii) tính toàn diện của bản chất mở (open, inclusive and comprehensive) và độc lập (autonomous), tính đa dạng về hình thái (dimensional) của mô hình hội nhập khu vực; (iii) sự tương tác giữa các thành phần, tác nhân tham gia tiến trình hội nhập khu vực (nhà nước và thành phần phi nhà nước)

Trang 26

Khái niệm khu vực được xem xét trên 5 cấp độ: (i) là khu vực địa lý; (ii) là hệ thống xã hội; (iii) là hợp tác có tổ chức trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự; (iv) là xã hội dân sự hình thành khi các hệ thống có tổ chức thúc đẩy giao lưu xã hội và sự hòa hợp về giá trị trong khu vực; (v) là thực thể có bản sắc riêng,

có năng lực hành vi, có tính hợp pháp, và có cơ chế ra quyết sách

Chủ nghĩa khu vực mới cũng đánh giá vai trò ngày càng quan trọng của các nhân tố, chủ thể phi nhà nước trong tiến trình hội nhập khu vực đồng thời cũng thừa nhận vai trò của tư tưởng và bản sắc, không đơn thuần nhấn mạnh vai trò của các nhân tố vật chất như sức mạnh hoặc sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế-chính trị, v.v… Bênh cạnh đó, chủ nghĩa khu vực mới thừa nhận sự đa dạng của các mô hình hội nhập, từ hình thái đặc trưng với các thể chế luật pháp tới các hình thái linh hoạt, không ràng buộc nhiều về luật pháp, hay thủ tục; không bó gọn trong khái niệm khu vực địa lý lãnh thổ (non-territorial nature) Cụ thể, có nhiều dạng thức liên kết hợp tác, từ tam giác, tứ giác phát triển, hợp tác tiểu khu vực hay còn gọi là chủ nghĩa khu vực vi mô (micro-regionalism), chủ nghĩa liên khu vực (inter-regionalism/transregionalism), chủ nghĩa khu vực nội bộ (intra-regionalism), v.v…

"Chủ nghĩa khu vực mới" về cơ bản khái quát được tính đa dạng về hình thái, nội dung, mục tiêu, bản chất, thành phần, chiều hướng vận động v.v của tiến trình hội nhập khu vực trên thế giới Trên cơ sở khái niệm khu vực mở và linh hoạt như trên, cách đánh giá về tiến trình hội nhập khu vực ở các khu vực khác trên thế giới

sẽ ít nhiều giảm bớt sự thiên lệch của những trường phái lý thuyết lấy châu Âu làm trọng, giúp cho việc nhận định và đánh giá tiến trình hội nhập của các khu vực khác trên thế giới thoát được “cái bóng” của tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu (EU) và chủ nghĩa khu vực châu Âu

Như vậy, để đánh giá chính xác giá trị của một học thuyết/trường phái lý luận thì nhìn chung cần xem xét học thuyết/lý luận đó trong mối quan hệ với “thế giới thực” của tiến trình hội nhập và bối cảnh học thuật mà học thuyết/lý luận đó ra đời

và phát triển Nói như Pentland (1973) [104], có ba tiêu chí để đánh giá: (i) tính lôgic của bản thân lý thuyết đó; (ii) bối cảnh học thuật mà lý thuyết ra đời; (iii) mức

Trang 27

độ kiến giải và phân tích thực tế của lý thuyết đó, nói cách khác là mức độ phù hợp trong việc sử dụng lý thuyết đó để giải thích thực tiễn

Thực tế, không một quan điểm nào có thể nắm bắt được tất cả sự phức tạp của một hiện tượng chính trị, và hội nhập chính trị khu vực Mỗi lý thuyết đều có cách giải thích hợp lý về sự hội nhập và mở rộng EU Cách giải thích của thuyết ĐCT đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu chính sách, chính phủ các nước EU Nó cũng ngày càng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các viện nghiên cứu chiến lược quốc gia, viện nghiên cứu QHQT ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

1.2 Lịch sử hình thành khoa học địa chính trị trong nghiên cứu quan hệ

quốc tế

Khi nhắc đến khoa học địa chính trị, có những vấn đề cần làm sáng tỏ là: (1) địa chính trị và địa lý học chính trị là hai lĩnh vực riêng biệt hay là một ngành khoa học với hai tên gọi khác nhau? (2) Địa chiến lược có quan hệ gì với địa chính trị và địa lý chính trị? (2) Ứng dụng của khoa học địa chính trị trong nghiên cứu QHQT?

Trong tiếng Anh, chúng ta gặp hai thuật ngữ: geopolitics và political

geography, người Việt Nam thường dịch là địa chính trị và địa lý học chính trị

Khái niệm địa lý học chính trị có trước khái niệm địa chính trị, cả hai khái niệm này đều được phát triển từ cuối thế kỷ XIX Và hai khái niệm ĐCT và địa lý học chính trị gần gũi nhau đến nỗi, trong khi phân tích các hiện tượng địa lý và chính trị cũng như các mối quan hệ giữa chúng, hầu như người ta vẫn dùng lẫn lộn hai khái niệm này

Mốc đánh dấu cho sự khởi đầu của bộ môn khoa học địa chính trị được cho là

từ một bài giảng của Alfred Mahan về sức mạnh biển - Ảnh hưởng của sức mạnh

biển đối với lịch sử, giai đoạn 1660-1783 (1890)3, sau đó là công trình nghiên cứu

3

Thiếu tướng hải quân Hoa Kỳ Alfred Thayer Mahan, người đã có công trình mang tính địa lý - quân sự và

còn được coi là nhà địa chiến lược đầu tiên về sức mạnh biển: Ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với lịch sử,

giai đoạn 1660-1783 (1890)

Trang 28

của Fr.Ratzel về Địa lý học chính trị (1896) Bằng công trình này, Ratzel vẫn được

coi là người mở đường cho ngành địa lý học chính trị thực thụ [10]

Về sau, rất nhiều định nghĩa địa lý chính trị được phát biểu Và phần nhiều học giả hiểu địa lý chính trị là môn chính trị quốc tế dựa trên sự phân tích các nhân

tố không gian địa lý của QHQT (mà quốc gia được coi là nhân tố trung tâm) như: vị trí địa lý và hình thể lãnh thổ (trong đó đặc biệt lưu ý đến các mấu chốt địa lý như

bờ biển, cảng biển và giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường không; các khoảng cách không gian giữa các vùng/khu vực v.v…), diện tích lãnh thổ và phân bố tài nguyên, dân cư và đặc điểm văn hoá - lịch sử, địa lý kinh tế (phân bố khu vực và cơ cấu kinh tế) và cấu trúc chính trị - xã hội (mô hình thể chế chính trị, văn hoá chính trị, an sinh xã hội, v.v…), rồi xem xét các chính sách về QHQT đã bị các yếu tố địa

lý chi phối như thế nào, sự hình thành của các Tổ chức quốc tế dựa trên không gian

địa lý như thế nào: “… địa lý chính trị là khoa học nghiên cứu các mối quan hệ

giữa yếu tố địa lý không gian và quốc gia Nó nhằm tiến tới xác lập bản đồ chính trị thế giới cũng như phân chia loại hình khu vực chính trị” [26,Tr.4] Tựu trung lại, ta

hiểu rằng địa lý học chính trị là một lĩnh vực thuộc ngành địa lý học nhân văn, có

nhiệm vụ nghiên cứu những tác động không đồng đều về mặt không gian của các quá trình chính trị, và những cách thức theo đó bản thân các quá trình chính trị ấy

bị các cơ cấu không gian tác động

Năm 1900 thuật ngữ địa chính trị được biết đến lần đầu tiên bởi Rudolf

Kjellén (nhà khoa học chính trị người Thụy Điển) Ông đưa ra thuật ngữ “Địa chính trị” (tiếng Anh: “geopolitics”)4, và sau đó được khẳng định về mặt tổ chức qua việc K.Haushofer thành lập Viện ĐCT Munchen ở Đức năm 1922 Đây được coi là viện nghiên cứu ĐCT đầu tiên trên thế giới Từ đó đến nay, ở nhiều quốc gia châu Âu đã

có các học viện nghiên cứu ĐCT

4

Là học trò của Ratzel, Kjellén cũng quan niệm quốc gia như là một cơ thể sinh học, và ông nhấn mạnh đến yếu tố không gian và chính sách tự túc tự cấp của một quốc gia Kể từ Kjellén, thuật ngữ địa chính trị bắt đầu được dùng phổ biến trên thế giới Khoa học địa chính trị cũng bắt đầu được quan tâm đặc biệt Vào thời bấy giờ, nó có thể được dùng để biện hộ cho tư tưởng của các nước đế quốc

Trang 29

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành, tên gọi địa chính trị được hiểu theo nhiều cách khác nhau ĐCT được coi như một sự kết hợp của hai khái niệm: địa lý

và chính trị Với cấu tạo như vậy, nó đã được đặt nằm giữa hai lĩnh vực chính trị và địa lý Trong nửa đầu thế kỷ 20, hầu hết các nhà địa lý phương Tây đều cho rằng

ĐCT là sự tập hợp kiến thức về địa lý vì mục đích của các quốc gia Cũng có học

giả định nghĩa rằng ĐCT là “địa lý quốc gia” hay là khoa học để thực hiện tất cả

những gì thuộc khía cạnh chính trị trong các hoạt động của con người được nhìn nhận về mặt không gian; và việc đánh giá môn khoa học này tùy thuộc vào khía

cạnh của người nghiên cứu cũng như giá trị của chúng đối với những mục đích chính trị

Trong thập kỷ 70 - 80, thuật ngữ ĐCT đã trở lại với một khuôn mặt mới, bắt đầu ở Mỹ và Pháp, trở thành trung tâm trong các cuộc tranh luận của các chuyên gia trong cả hai lĩnh vực địa lý và khoa học chính trị Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger5 đã đưa khoa học này vào chính sách đối ngoại của ông Từ đây, thuật ngữ ĐCT được nhắc đến rất nhiều và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong các học thuyết QHQT phục vụ chính sách đối ngoại của Mỹ Đồng thời, các cuộc tranh luận về ĐCT đã mang đến một khía cạnh mới cho việc nghiên cứu các mối QHQT, mối liên hệ giữa chính trị và trái đất - là một chủ đề chính trong việc nghiên cứu về thế giới đương thời Đến lúc này, có thể nói rằng khoa học chính trị và khoa học trái đất đã kết hợp thành ĐCT Kết quả là, ĐCT tách khỏi địa lý và chính trị “truyền thống” dựa trên những cái rất khác nhau trong chủ đề của nó về phương pháp luận

và mục đích nghiên cứu

Là người đã có đóng góp chủ yếu cho sự phục hồi ĐCT của Pháp kể từ những

năm 1970, Yves Lacoste đã tuyên bố trong cuốn sách Geopolitique, la longue

histoire (“Địa chính trị, một lịch sử lâu dài”, Larousse, 2006) - như sau: “Thuật ngữ địa chính trị, là cái mà ngày nay người ta đã sử dụng cho nhiều việc khác nhau, thực tế được dùng để chỉ tất cả những gì liên quan đến sự cạnh tranh quyền lực hoặc ảnh hưởng đối với những vùng lãnh thổ và dân chúng sống trên đó: đó là sự

5

Ngoại trưởng thứ 56 của Mỹ, nhiệm kỳ1973-1977 Henry Alfred Kissinger (tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; sinh năm 1923) là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức và Đức gốc Do Thái

Trang 30

cạnh tranh giữa đủ loại thế lực chính trị chứ không phải chỉ là giữa các quốc gia,

mà còn giữa các phong trào chính trị hoặc các nhóm vũ trang ít nhiều bất hợp pháp

- đó là sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát hoặc thống trị đối với các vùng lãnh thổ có quy mô lớn hoặc nhỏ” Trong định nghĩa này, Lacoste nhấn mạnh tầm quan

trọng của quy mô và quyền lực (quốc gia chống lại các tổ chức) cũng như không gian (lãnh thổ lớn chống lại lãnh thổ nhỏ) Sau đó, thuật ngữ ĐCT nhanh chóng trở thành một thuật ngữ chính trị phổ biến ở nước Pháp

Năm 2003, trong cuốn sách Geopolitics of the World System (“ĐCT của hệ thống thế giới”, Rowman and Littlefield), Saul Bernard Cohen đã định nghĩa: “Địa

chính trị là việc phân tích mối tương tác giữa một bên là môi trường và bối cảnh địa lý, với một bên là các tiến trình chính trị ( ) Cả môi trường địa lý lẫn tiến trình chính trị đều mang tính năng động và có ảnh hưởng lẫn nhau Địa chính trị sẽ quan tâm đến hậu quả của mối tương tác này.” [10] Như vậy, Cohen tập trung vào mối

tương tác năng động giữa quyền lực và không gian

Nhìn chung, trên thế giới có hai loại quan niệm về ĐCT Quan niệm thứ nhất cho rằng ĐCT là một phân nhánh của môn địa lý chính trị, trong khuôn khổ của môn địa lý học nhân văn thuộc khoa địa lý học Quan niệm thứ hai cho rằng ĐCT là một bộ môn thuộc ngành chính trị học, nghiên cứu lĩnh vực QHQT, liên quan đến vấn đề tương quan quyền lực giữa các quốc gia trong một cái khung bao quát hơn là nền chính trị thế giới Nhưng, tựu trung lại, dù quan niệm như thế nào thì ĐCT cũng

là một lĩnh vực khoa học mà lý thuyết và thực hành liên quan đến cả địa lý lẫn quyền lực chính trị Và tùy từng trường hợp, khi nghiên cứu lý thuyết thì bộ môn này thiên về yếu tố địa lý, còn khi thực hành thì nó tập trung nhấn mạnh vào yếu tố chính trị

Ở Việt Nam, ĐCT cho tới nay vẫn chưa trở thành một ngành nghiên cứu độc lập Thậm chí, có rất ít người ngay cả trong giới nghiên cứu khoa học từng được nghe về khái niệm này Số người hiểu về nó thì lại càng ít hơn Vì thế, trong hệ thống các viện nghiên cứu chúng ta chưa có viện địa chính trị

Trang 31

Nhiều cuốn từ điển tiếng Việt không có mục từ “địa chính trị” hoặc nếu có thì chỉ có từ “địa lý chính trị”, hơn nữa nó còn bị hiểu lầm là những học thuyết phản

động Ví dụ, trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn

hóa Việt Nam, Nguyễn Như Ý chủ biên (xuất bản 1999) mục từ “Thuyết địa lý

chính trị” được giải thích ngắn gọn là “Thuyết chính trị dựa vào các đặc điểm địa lý

để giải thích, bào chữa cho chính sách bành trướng của các nước đế quốc”

[56;Tr.1608] Trong tập 4 của bộ từ điển này (do NXB Từ điển Bách khoa ấn hành năm 2005), các tác giả đã đưa ra một mục từ đặc thù là “thuyết địa lý chính trị” như

sau: “Thuyết địa lý chính trị là học thuyết chính trị xuyên tạc các tư liệu của khoa

học địa lý để luận chứng cho chính sách đối ngoại của chủ nghĩa đế quốc nhằm bành trướng và thống trị thế giới Ở thế kỷ XVII, có tư tưởng cho rằng đời sống xã hội được quyết định bởi môi trường địa lý [Môngtexkiơ (C.de Montesquieu), Tuyêcgô (A.R.J.Turgot)] Tư tưởng ấy phần nào có tác dụng tiến bộ vì chống lại quan niệm tôn giáo cho rằng Thượng đế quyết định tất cả Nhưng từ giữa thế kỷ XIX, thuyết địa lý đã thoái hóa thành Thuyết địa lý chính trị Những đại biểu chính của thuyết này trong thế kỷ 20 là Haoxhôfơ (K.Haushofer) ở Đức, Mackinđơ (H.J.Mackinder) ở Anh, Xpychmen (Spykman) ở Hoa Kỳ Kết hợp với chủ nghĩa chủng tộc, Thuyết địa lý chính trị làm cơ sở tư tưởng cho chủ nghĩa phát xít đòi

“không gian sinh tồn cho dân tộc Đức” ở châu Âu, đòi thiết lập “khu vực thịnh vượng chung” lấy đế quốc Nhật làm trung tâm ở châu Á” [51;Tr.315]

Trong hệ thống giáo dục, ĐCT được biết đến rất mờ nhạt trong lĩnh vực “địa

lý chính trị” là một nội dung của bộ môn Địa nhân văn và kinh tế sinh thái thuộc

khoa Địa lý của trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngoài việc được giảng dạy hạn chế trong phạm vi Khoa địa lý, ĐCT cũng được đề cập đến phần nào trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy quan hệ QHQT của một

số học viện trong đó có khoa Quốc tế học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm lại, mặc dù trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn có nhiều định nghĩa khác nhau về ĐCT, nhưng nhìn chung, khi nói đến ĐCT là người ta nói đến vai trò của địa lý đối với chính trị của các quốc gia, đặc biệt là đối với chính sách đối ngoại,

Trang 32

đúng như câu nói vẫn thường được các nhà ĐCT trích dẫn, của Hoàng đế nước

Pháp Napoléon Bonaparte: “Chính sách của các quốc gia đều do địa lý của nó

quyết định” [26;Tr.3]

Ngay khi ra đời ĐCT đã được coi là một bộ môn khoa học trên thế giới và nhận được sự quan tâm chủ yếu từ tầng lớp lãnh đạo chính trị và những học giả nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý, chính trị phục vụ cho chiến lược an ninh quốc gia Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là sự ra đời gần như cùng lúc của khái niệm ĐCT và khái niệm “địa chiến lược” (tiếng Anh: “geostrategy”)6 Khái niệm này được dùng để chỉ việc nghiên cứu giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý trong chính sách đối ngoại của một quốc gia và trong mối quan hệ của nó với các quốc gia

khác: “địa chiến lược đòi hỏi phải có kế hoạch và đề ra các biện pháp toàn diện để

thực hiện các mục tiêu quốc gia hoặc bảo vệ những tài sản có ý nghĩa quân sự hoặc chính trị” (Zbigniew Brzezinski)[127]

Như vậy, có thể coi địa chiến lược là một bộ phận thực hành quan trọng của ĐCT, được áp dụng để cụ thể hóa chính sách đối ngoại của một quốc gia Tuy nhiên, đối với các nước đế quốc, nhiệm vụ quốc phòng không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ tổ quốc, mà chủ yếu là việc mở rộng và chinh phục lãnh thổ Vì thế, địa chiến lược luôn được đặt trong tầm nhìn của ĐCT, thậm chí là ĐCT toàn cầu, và được cụ thể hóa bằng tầm nhìn chiến tranh, phục vụ cho các nhiệm vụ địa chiến lược quân sự Trong trường hợp đó, ĐCT bị đồng nhất với địa chiến lược Năm 1975, nhà địa lý

học và ĐCT người Pháp Yves Lacoste phát biểu: “Địa lý học phục vụ trước hết cho

việc tiến hành chiến tranh”[10]

Mặc dù thuật ngữ địa chính trị, địa chiến lược mới được hình thành từ đầu thế

kỷ XX, nhưng tư tưởng của nó thì đã xuất hiện từ thời xa xưa và đã có kinh nghiệm thực tiễn từ lâu Các bài viết về cách dùng binh có thể được coi là những bài thực

6

Nó được Frederick L.Schuman sử dụng lần đầu tiên dưới tên gọi “geo-strategy” vào năm 1942 Nhưng điều

đáng nói là nó được dùng để dịch một thuật ngữ tiếng Đức của Haushofer là “Wehrgeopolitik”, có nghĩa là

“Địa chính trị phòng vệ” hay “Địa chính trị quốc phòng” Chính vì thế mà trước đó cũng có người dịch sang

tiếng Anh là “defense-geopolitics”, thậm chí nó còn được nhà ĐCT người Mỹ gốc Áo Robert Strausz-Hupé

(1903-2002) dịch là “war-geopolitics” (Địa chính trị chiến tranh)

Trang 33

nghiệm của địa chiến lược, đồng thời cũng có thể được coi là những bài học sơ khai của ĐCT Từ Đông sang Tây, mỗi khi tiến hành các chiến dịch quân sự, các tướng lĩnh đều phải tính toán đến các yếu tố địa lý và chính trị - quân sự để đề ra các chiến lược hành động Các nhà chiến lược như Tôn Tử7 (thế kỷ VI-V trước Công nguyên), của Trung Quốc, Trần Quốc Tuấn (thế kỷ XIII) của Việt Nam, đều có thể được gọi

là những nhà địa chiến lược đại tài khi họ biết kết hợp chính trị với thiên thời và địa lợi để thực hiện các mục tiêu quân sự

Thực chất, địa lý chính trị, địa chính trị và địa chiến lược đều là những cách

hiểu khác nhau về khoa học địa chính trị trong nghiên cứu QHQT và có thể nói,

trong suốt thế kỷ XX, các lý thuyết ĐCT và các đường lối, chính sách địa chiến lược của các quốc gia đã gây ra nhiều biến động trong bức tranh trật tự thế giới, đến mức các nhà khoa học đã gọi thế kỷ XX là thế kỷ ĐCT [10] Ví dụ như khi bàn về

Mackinder, người ta vừa coi ông là một nhà địa lý học, vừa là nhà nghiên cứu ĐCT,

và cũng vừa là nhà địa chiến lược

1.2 Cơ sở lý luận địa chính trị của liên kết châu Âu

Có rất nhiều trường phái nghiên cứu địa chính trị trên thế giới, nổi bật là ở Đức, Pháp, Mỹ và Anh Trong cuốn sách về địa chính trị và ảnh hưởng của nó đến chính sách của các quốc gia, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã tổng hợp 5 xu

hướng lý thuyết và thực hành ĐCT trên thế giới: (1) Xu hướng ĐCT hợp nhất với

các lý thuyết lớn về ĐCT của A.Thayer Mahan, Mackinder, Ratzel, A.Haushofer; (2)

Xu hướng ĐCT phân mảnh (Yves Lacoste), (3) Xu hướng ĐCT văn hóa; (4) Xu hướng ĐCT tài nguyên và (5) Xu hướng ĐCT biển đảo Trong đó, xu hướng ĐCT

hợp nhất được nhắc đến nhiều nhất và được coi là xu hướng vượt trội nhất trong các

lý thuyết về ĐCT Nó làm nên nét đặc trưng nhất của ĐCT và là cơ sở cho việc nghiên cứu hội nhập khu vực nói chung, cho xu hướng hợp nhất và mở rộng EU nói

Trang 34

riêng Xu hướng ĐCT hợp nhất tập hợp hầu như tất cả lý thuyết ĐCT ưu việt nhất của bộ môn khoa học ĐCT và các lý thuyết này đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ lý thuyết của H.Mackinder, đặc biệt là học thuyết về “miền đất trái tim” nổi tiếng của ông Ý tưởng nghiên cứu sự mở rộng của EU nhìn từ góc độ địa chính trị trong luận văn này được dựa chủ yếu trên lý thuyết về địa chính trị của H.Mackinder

Năm 1904, Halford John Mackinder đệ trình lên Hoàng gia Anh một tác

phẩm mang tính chiến lược có tên là “The Geographical Pivot of History” (Trục

ĐCT của lịch sử) đưa ra một quan niệm rất rộng về lịch sử thế giới xét trên yếu tố địa lý mang tính chính trị Đây là một tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chiến lươc đối ngoại của nước Anh thời bấy giờ và cũng thu hút nhiều

sự chú ý của giới học giả và giới lãnh đạo các quốc gia châu Âu Với bài viết này,

ông chia thế giới thành ba vòng cung quyền lực: Pivot area (khu trung tâm lục địa

Âu - Á), Inner or Marginal Crescent (vòng cận ngoại vi kéo dài từ Tây Âu - Bắc Phi, Nam Âu đến Đông và Đông Nam Á ven Thái Bình dương), Lands of outer

Insulaf Crescent (các quốc gia ngoại vi, gồm châu Mỹ, Nam Phi và châu Úc); đồng

thời qua đó, Mackinder chia lịch sử theo khái niệm không gian, nhìn nhận các sự kiện trong toàn cảnh không gian và dự báo rằng thời của cường quốc hải quân (như nước Anh) đã hết, thế giới bắt đầu kỷ nguyên cường quốc lục địa và nước Anh cần

có những chiến lược cụ thể để hướng sự quan tâm đến lục địa Á - Âu Bài viết có ý nghĩa gợi ý định hướng chiến lược đối ngoại cho nước Anh trước Chiến tranh Thế

giới thứ nhất (CTTGI), nó cũng là tiền đề cho lý thuyết về vùng đất trái tim của

Mackinder sau này cũng như là cơ sở cho nhiều học thuyết về ĐCT của các học giả

đi sau ông

Theo Mackinder, “Nếu như ở thời trung đại, châu Âu bị bao vây bởi một sa

mạc không thể vượt qua ở phía Nam, một đại dương xa lạ ở phía Tây, một vùng nước đóng băng hoặc rừng rậm ở phía Bắc và Đông Bắc và luôn luôn bị đe dọa bởi các tộc người kỵ mã cơ động phía Đông và Đông Nam thì giờ đây nó nổi lên mạnh

mẽ, mở rộng diện tích mặt biển và vùng đất duyên hải lên gấp hơn 30 lần, bao trùm ảnh hưởng lên cường quốc đất liền Á-Âu mà từ trước đến giờ vẫn đe dọa chính sự tồn tại của nó”[11,Tr.68] Nhận định này có từ đầu thế kỷ trước, khi các quốc gia

Trang 35

châu Âu hầu như còn hoàn toàn mù mờ về ĐCT và ý tưởng thống nhất châu Âu còn rất sơ khai Nó như một lời tiên tri về khả năng hợp tác khu vực mạnh mẽ của châu

Âu mấy chục năm sau và dù ít hay nhiều, tiến trình hội nhập và mở rộng của EU khiến các nhà nghiên cứu ĐCT đánh giá rằng đó chính là chiến lược ĐCT của Liên minh này trong một tham vọng xa hơn là hướng đến “vùng đất trái tim” nhưng với một động lực tích cực là hướng đến hòa bình thịnh vượng

Học thuyết của Mackinder về ĐCT đã có ảnh hưởng rất mạnh đến các cường quốc trong hai cuộc Thế chiến cũng như thời kỳ Chiến tranh Lạnh và kéo dài đến tận ngày nay Người ta cho rằng lý thuyết của ông đứng ở vị trí hàng đầu trong tư tưởng quân sự của phương Tây và vẫn được các nhà chiến lược cuối thế kỷ XX vận

dụng trong các lý luận của mình Trong cuốn sách Bàn cờ lớn (The Grand

Chessboard) của Zbigniew Brzezinski đã trình bày cái nhìn toàn cầu gần như hoàn

toàn dựa trên các khái niệm của Mackinder Ở Việt Nam, trong bài “Tư duy địa

chính trị thế giới thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh” trên Tạp chí Cộng sản, Tiến sỹ

Nguyễn Viết Thảo cũng cho rằng lý thuyết của Mackinder cho đến nay “vẫn còn

nguyên ý nghĩa thực tiễn”[46] và thậm chí nhiều người còn cho rằng chính

Mackinder là “cha đẻ” của thuật ngữ ĐCT trong khi đây là sản phẩm do Kjellén

phát minh ra

Học thuyết về miền đất trái tim (Heartland Theory) của H.Mackinder cho rằng vùng đất trái tim chính là trung tâm của lục địa Á-Âu Về cơ bản, thời gian đầu, ông xác định Trung Á là vùng trục giữa của lịch sử mà từ đó những kỵ sỹ đã thống trị lịch sử Á - Âu bởi do có sự cơ động hơn hẳn của họ Tuy nhiên, với thời đại

thám hiểm đại dương từ năm 1492, chúng ta đã đi vào Kỷ nguyên Colombur khi cán

cân quyền lực đã dịch chuyển hẳn sang các cường quốc ven biển, nhất là Anh Nhưng ông cũng cho rằng kỷ nguyên Colombur đang đi đến giai đoạn chấm dứt và

chuyển sang kỷ nguyên hậu Colombur với một công nghệ vận tải mới, đặc biệt là

đường sắt sẽ chấn chỉnh cán cân trở lại có lợi cho cường quốc đất liền và vùng trục

giữa sẽ tự khẳng định lại bản thân mình Vùng trục giữa được xác định là một vùng

mà “các cường quốc biển” không đi vào được và bị bao vây bởi vùng lưỡi liềm ở phía trong, trên đất liền của châu Âu và châu Á và xa hơn là một vùng hình lưỡi

Trang 36

liềm ở phía ngoài trên những hòn đảo và những lục địa nằm ngoài châu Âu và châu

Á [4;Tr.21] Trong thời điểm xuất hiện quan điểm này của Makinder, mô hình của

ông đưa ra có thể được hiểu như một sự hợp lý hóa về lịch sử địa lý đối với chính sách truyền thống của nước Anh về duy trì cán cân quyền lực ở châu Âu để chẳng

có một cường quốc lục địa nào có thể đe dọa được nước Anh, với hàm ý ngăn cản nước Đức liên minh với nước Nga để kiểm soát vùng trục giữa, và sử dụng nguồn tài nguyên khổng lồ đó để chống lại nước Anh

Đến năm 1919, H.Mackinder xác định lại khu vực trung tâm là Trung Á như một khu vực rộng lớn hơn vùng trục ban đầu, điều này căn cứ vào việc khẳng định lại những năng lực thâm nhập của những cường quốc biển vào đất liền Ông mô tả châu Âu, châu Á và châu Phi như một lục địa lớn, là “hòn đảo thế giới”, “Vùng đất trái tim” nằm ở trung tâm của hòn đảo trên thế giới, trải dài từ sông Volga đến sông

Dương Tử và từ dãy Hymalaya đến Bắc Cực [28] Như vậy, thuyết miền đất trái tim

của Mackinder xác định ranh giới cho vùng đất này chính là khu vực cai trị của Đế quốc Nga và sau đó là Liên Xô, trừ khu vực xung quanh Vladivostok (gồm Biển Baltic, khu vực trung và hạ lưu sông Danube, Biển Đen, một phần nhỏ ở châu Á, Armenia, Vịnh Péc xích, Tây Tạng và Mông Cổ) Châu Âu, Tây - Nam Á, Trung Quốc, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản được coi là “khu vực ngoại vi” Các nước Đức, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc - những miền đất cận kề với khu vực trục trong một “vành đai trong” Các quốc gia biển đảo như Anh, Mỹ, Úc, Nam

Phi, Canada và Nhật Bản được đặt ở “vành đai ngoài” Như vậy, miền đất trái tim

theo học thuyết của Mackinder được che chắn xung quanh, ngăn cách với biển cả,

có khả năng tự cung tự cấp và con đường bộ duy nhất có khả năng tiếp cận với nó là

khu vực Đông Âu, để từ đó tiến tới làm chủ thế giới

Với những nhận định của mình về vùng đất “chìa khóa” chiến lược Đông Âu, Mackinder đã tiên đoán trước được cuộc CTTGI và sau đó là sự tiếp tục nổ ra của Chiến tranh Thế giới thứ hai (CTTGII) Ông cũng dự đoán rằng hoặc khối liên minh Nga - Đức hoặc đế quốc Trung - Nhật (sau khi chiếm lãnh thổ Nga) đều có thể giành được bá chủ thế giới Trong cả hai trường hợp, “mặt tiền trông ra đại dương

sẽ được bổ sung cho nguồn lực của lục địa lớn”, tạo ra những điều kiện ĐCT cần

Trang 37

thiết để sản sinh ra một thế lực lớn áp đảo cả trên đất liền lẫn trên biển Ông cũng cho rằng nếu Liên Xô đánh thắng nước Đức thì nó sẽ trở thành cường quốc đất liền

lớn nhất thế giới và miền đất trái tim của Liên Xô sẽ trở thành pháo đài tự nhiên lớn

nhất trên trái đất

Chính vì vậy, những lý thuyết của ông về vùng đất trái tim đã nhận được sự

quan tâm đặc biệt của trí thức - các nhà ĐCT Đức, những người mở đường và là linh hồn chiến lược cho Đức Quốc Xã trong việc châm ngòi hai cuộc Thế chiến tàn khốc hướng đến vùng đất trung tâm Và nó cũng là lý do để tồn tại một loạt các nước Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh như một “vùng đệm” quan trọng để ngăn chặn âm mưu tái thôn tính miền đất trái tim từ nước Đức

Và thực tế cuộc CTTGII đã cho thấy những “kịch bản” Mackinder nghĩ đến được phát xít Đức hiện thực hóa (đặc biệt với sự ký kết Hiệp ước Xô - Đức tháng 8/1939 để nước Đức rảnh tay thâu tóm Tây Âu và quay trở lại hướng mũi nhọn

chiến tranh sang Nga và miền đất trái tim và việc thành lập liên minh Đức - Nhật

được coi là một cách hiện thực hóa học thuyết của Mackinder về ý tưởng và khả năng bá chủ thế giới, khiến cho các nước Anh, Pháp phải giật mình mà chú ý một cách nghiêm túc hơn đến các công trình của ông

Đặc điểm địa lý thứ hai mà Mackinder nhấn mạnh đó là “vùng đại dương

trung phần” (Midland Ocean) bao gồm phía Đông Canada, Mỹ, lòng chảo Bắc Đại

Tây Dương cùng bốn vùng biển phụ cận là Địa Trung Hải, Baltic, biển Bắc và biển Caribee, đồng thời bao gồm cả nước Anh và Pháp Đây là một sự mô tả đáng chú ý

về sự ra đời tương lai của khối liên minh quân sự NATO sáu năm sau Mackinder

hy vọng nước Nga với miền đất trái tim sẽ hợp tác với cường quốc ở vành đai đại dương trung phần để ngăn chặn sự xâm lược của nước Đức trong trương lai Nhưng

lý thuyết của ông lại được áp dụng để làm xuất hiện Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô Các nhà địa chiến lược Mỹ trong Chiến tranh Lạnh đã vận dụng quan điểm của Mackinder để kiềm chế Liên Xô thay vì hợp tác

Như vậy, các ứng dụng học thuyết ĐCT (thường chịu ảnh hưởng của học thuyết Mackinder) có một vị trí quan trọng trong chính sách QHQT của các quốc

Trang 38

gia Khi mới ra đời, các lý thuyết về ĐCT đã nhận được sự quan tâm rất lớn của những cường quốc châu Âu và Mỹ Và trên thực tế, khoa học ĐCT đã được sử dụng chủ yếu cho việc bành trướng lãnh thổ mà minh chứng rõ nét nhất là thuyết không gian sinh tồn của Đức Quốc Xã và cuộc CTTGII, hay sự can thiệp quân sự diễn ra phổ biến sau Chiến tranh Lạnh Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong tiến trình hội nhập EU thì ĐCT đang được vận dụng một cách hòa bình và hiệu quả, thể hiện tính tích cực của bộ môn khoa học này và phù hợp với xu thế phát triển hiện đại

Trang 39

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ MỞ RỘNG EU TRIỂN VỌNG MỞ RỘNG EU TRONG TƯƠNG LAI

2.1 Đặc điểm địa lý và sự hình thành EU nhìn từ góc độ địa chính trị 2.1.1 Vị trí địa chính trị của khu vực châu Âu

Trong khoa học địa lý, ban đầu khái niệm “khu vực” (region) chỉ bao hàm các yếu tố tự nhiên như địa hình, sông ngòi, khí hậu, động thực vật; sau này khái niệm

“khu vực” được bổ sung thêm các đặc điểm xã hội - nhân văn theo cảm quan về bản

sắc khu vực của các chủ thể tiếp cận Cho nên, khái niệm ‘khu vực’ mang tính

tương đối cả về không gian và thời gian Trong khoa nghiên cứu về các khu vực (khu vực học/ Area Studies), khái niệm này bao hàm nhiều cấp độ không gian khác

nhau Trong đó hai cấp độ cơ bản của khu vực là cấp quốc gia và cấp khu vực liên

quốc gia (Transnational Region) [26, tr.12-15] EU là một khu vực liên quốc gia

như vậy Nhưng EU chỉ là một phần phía tây của châu Âu theo đường kinh tuyến,

và châu Âu đến lượt nó lại cũng chỉ là một phần của đại lục địa Á - Âu Do vậy khi xem xét địa lý châu Âu không thể không đặt nó trước hết trong toàn cảnh Châu Âu nói chung

Lãnh thổ EU chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu, với diện tích 4.422.773 km2,

ba mặt giáp hai đại dương lớn (Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương) và biển Địa Trung Hải, phía Đông giáp Đông Âu và Liên bang Nga Giới hạn của EU kéo dài từ Phần Lan ở phía đông bắc đến Ireland ở tây bắc, và đông nam từ Cộng hòa Síp đến tây nam ở bán đảo Iberia, là lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới và có đường bờ biển dài thứ 2 thế giới sau Canada Như vậy, nhìn chung lãnh thổ EU đã gần như phủ kín toàn bộ lãnh thổ của châu Âu từ trung tâm đến ngoại vi và nó đồng thời cũng bao gồm toàn bộ ý nghĩa địa chiến lược của châu Âu8

8

Lãnh thổ của EU là tập hợp lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên nhưng cũng có những ngoại lệ Chẳng hạn như quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch là một bộ phận lãnh thổ của châu Âu nhưng không nằm trong lãnh thổ của EU hay đảo Síp và một vài vùng lãnh thổ khác nằm ngoài châu Âu và cũng không thuộc lãnh thổ của EU như trường hợp của Iceland, Greenland hay Aruba

Trang 40

Châu Âu có một vị trí địa lý rất đặc biệt so với các châu lục khác: sự khác biệt

về hệ sinh thái so với châu Á nhờ được phân tách bởi dãy Ural; được bao bọc bởi các biển bên trong (Địa Trung Hải, Baltic, Biển Bắc, Biển Đen, Caspean) và bên ngoài (Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương) cùng với hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao thông; các đồng bằng và thảo nguyên mênh mông ở trung và đông Âu; khí hậu ôn hòa với lượng mưa cao; nguồn khoáng sản khổng lồ và phong phú thuận lợi cho phát triển công nghiệp v.v Sự kết hợp của những yếu tố địa lý này tạo cho châu lục điều kiện phát triển và liên kết mạnh mẽ cả về kinh tế, giao thông, văn hóa

và chính trị Ngoài ra, với tỷ lệ bờ biển so với đất liền cao và các dải bờ biển châu

Âu lại cắt xẻ mạnh tạo ra các hải cảng tự nhiên và các quần đảo lớn ngoài khơi, có

thể nói, địa hình châu Âu thực sự có tác dụng cả hai mặt công và thủ: dễ dàng tiến

chiếm các khu vực khác trên thế giới, thuận lợi cho xây dựng phát triển bên trong và phòng thủ đối với bên ngoài Vì thế, đặc điểm địa lý của châu Âu đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều nền kinh tế và văn hoá khác nhau và duy trì kết nối giữa chúng Nói riêng về điều kiện cho phát triển nông nghiệp, thì châu Âu không cần những hệ thống thuỷ lợi khổng lồ (kênh đào, đê đập) tốn kém và những tổ chức chính trị nặng

nề để duy trì nó - một kiểu tổ chức nhà nước chuyên quyền chuyên chế như ở các quốc gia phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập) và Trung Mỹ Địa hình châu Âu trên bản đồ cho thấy sự phân biệt thành hai khu vực rõ rệt

là khu vực châu Âu bên trong lục địa (nội Âu) và khu vực ngoài rìa tiếp giáp đại

dương (ngoại Âu) Trong đó khu vực rìa châu Âu tương ứng với không gian vành

đai (Rimland) mà nhà địa chính trị Anh nổi tiếng H.Mackinder đã nêu ra năm 1904

Đặc điểm nổi bật của không gian hải - lục là nó đã tạo ra những quốc gia giàu mạnh nhất của châu Âu như Pháp, Hà Lan, Tây Đức và Italia Thêm vào đó quần đảo Anh quốc ở ngoại vi cũng đã nhiều thế kỷ là một thế lực toàn cầu và châu lục Núi non và biển cả đã chia cắt bán đảo Iberia, Scandinavia và Balkan khỏi khu vực trung tâm châu Âu Và bán đảo Italia đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của châu Âu Khu vực đồng bằng Đông Âu bao gồm Ba Lan, Nga và Ukraina làm thành miền đất ranh giới giữa châu Âu và châu Á Các nhà nghiên cứu địa chính trị nhận thấy tình trạng căng thẳng khác nhau giữa các khu vực vành đai này đã định

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w