Tác động đến quan hệ EU-ASEAN và EU Việt Nam

Một phần của tài liệu Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 88)

3.4.1 Tác động đến quan hệ EU - ASEAN

Quan hệ giữa EU và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được xây đắp từ năm 1977 trong Hội nghị Bộ trưởng các nước ngoài ASEAN 10 (AMM), tháng 7 năm 1977 và được thể chế hoá với việc ký kết Hiệp định Hợp tác ASEAN-

89

EEC ngày 7 tháng 3 năm 1980, EU đã trở thành Đối tác Đối thoại quan trọng của SEAN.

Trong những năm gần đây, ASEAN đang trở thành một khu vực kinh tế năng động có vai trò quan trọng và tích cực đối với sự phát triển kinh tế thế giới. Thị trường ASEAN với tổng số dân trên 550 triệu người và tốc độ tăng GDP bình quân 5%/năm, thu nhập bình quân đầu nguời đạt 1.256 USD/năm (năm 2003) đã thu hút sự quan tâm và được coi là một đối tác quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều cường quốc như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật bản. Kim ngạch nội khối ASEAN tăng gấp 2 lần từ 850 tỉ USD năm 2003 lên 1.710 tỉ năm 2008. Các nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới với nhịp độ tăng hằng năm từ 5% - 10%.

Theo đánh giá của đại diện EU tại Indonesia, tới năm 2035, ASEAN sẽ là khu vực thị trường chung lớn thứ hai thế giới, với dân số 800 triệu người, luân chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, nhân công và các dòng vốn. Đồng thời, ASEAN được coi là một đối tác quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu (thay đổi khí hậu, an ninh thực phẩm, năng lượng, tội phạm đa quốc gia).

Trong khi đó, EU sẽ là thị trường chung lớn nhất thế giới, với dân số ước tính vào khoảng 600 triệu người. Tới năm 2035, EU và ASEAN được kỳ vọng sẽ có một thỏa thuận kinh tế chung, toàn diện đối với hàng hóa, dịch vụ và vốn. Việc đi lại giữa hai khối hoàn toàn tự do.

Quan hệ đối thoại đã nhanh chóng phát triển và mở rộng bao gồm một loạt các lĩnh vực, chính trị và an ninh, kinh tế và thương mại, xã hội và văn hóa, và hợp tác phát triển mặc dù vẫn gặp trục trặc bởi các bất đồng quanh vấn đề Đông Timor, mối liên hệ giữa hợp tác kinh tế và lao động, vấn đề môi trường, nhân quyền, và cả đề tài Myanmar. Với quy mô hợp tác phát triển rộng lớn, EU đã cam kết khoản ngân quỹ 1,25 tỷ Euro cho hợp tác phát triển với các nước Đông Nam Á. Tài trợ của EU cho hội nhập khu vực và tăng cường năng lực đạt mức 10 triệu Euro một năm. EU ủng hộ các nỗ lực của ASEAN hướng tới hội nhập khu vực hơn nữa bởi châu Âu đã học được từ chính lịch sử của mình rằng hội nhập mạnh mẽ hơn là sự đảm bảo tốt nhất cho ổn định và thịnh vượng.

90

Về phía EU, khối này cảm nhận được những lợi ích chính trị và kinh tế nhất định khi đặt quan hệ với ASEAN nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Các nhà lãnh

đạo EU đánh giá cao vai trò của ASEAN trong thúc đẩy hòa bình thế giới và an ninh khu vực, đồng thời cho rằng căng thẳng và xung đột quân sự ở khu vực này cũng tạo nguy cơ cho lợi ích an ninh của chính mình nên đáp ứng tích cực quan hệ đối thoại với ASEAN. Mặt khác, sau khi đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển liên kết theo chiều sâu và chiều rộng. EU bắt đầu đóng vai trò tích cực hơn và chủ động hơn trong đời sống chính trị quốc tế. Trong bối cảnh đó, EU chủ trương thúc đẩy quan hệ giữa các khu vực nhằm cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế. Đánh giá Đông Nam Á là nơi hứa hẹn một tương lai tăng trưởng kinh tế cao, EU tin rằng sẽ giành được cơ hội xâm nhập thị trường đông dân này. Đồng thời EU cũng tính đến một bước đi xa hơn là sử dụng quan hệ với Đông Nam Á như là bàn đạp để đi vào cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương với tiềm năng kinh tế rất lớn. EU cũng muốn tăng cường sự có mặt để củng cố quan hệ cạnh tranh ba phía Hoa Kỳ - châu Âu - Nhật Bản ở khu vực hết sức năng động này. Cụ thể là năm 1979, một văn phòng Viễn Đông của EU đã được đặt tại Bangkok, và tiếp theo đó là Hiệp định hợp tác EU – ASEAN được ký vào tháng 3 năm 1980. Tuy nhiên mối quan hệ này vẫn chưa được EU chú trọng phát triển như đối với các khu vực khác mà vẫn ở dạng nguyên khai hoặc chỉ dừng lại ở mối quan hệ “cho - nhận”, hoặc chỉ bắt đầu chuyển sang quan hệ đối tác bình đẳng sơ khai.

Trong 10 năm từ 1993-2003, giá trị vốn đầu tư trực tiếp của EU vào các nước ASEAN đã tăng mạnh với tốc độ trung bình hàng năm là 18,3%. Năm 2003, EU đầu tư vào ASEAN trên 7 tỷ USD, vượt xa các nguồn vốn đầu tư lớn khác như Hoa Kỳ (2,9 tỷ USD), Nhật Bản (2,1 tỷ USD). Tổng giá trị đầu tư giai đoạn 1995-2003 của EU vào ASEAN là 62,5 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng số vốn FDI, đứng vị trí đầu tiên, Mỹ đứng thứ 2 với 35,7 tỷ USD [106]. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ ASEAN sang EU đạt 6,7% mỗi năm. Đáng chú ý là vị trí của EU luôn được giữ vững với tỷ trọng trong tổng xuất khẩu của ASEAN trong khoảng 14%-16%. Tính trung bình cả giai đoạn 1993-2003, thị trường EU chiếm tới 14,7% tổng xuất

91

khẩu của ASEAN, giữ vững vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ (18,5%) Nhật Bản thứ 3 (12,7%).

Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và EU đang phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. EU đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN với tổng thương mại hai chiều năm 2009 là gần 172 tỷ đô la Mỹ, chiếm 11,6% tổng thương mại giá trị thương mại của ASEAN. EU cũng là nguồn cung ứng đầu tư FDI lớn vào ASEAN với lượng vốn đầu tư chiếm gần 20% tổng mức đầu tư ASEAN nhận được [106].

EU coi ASEAN là một khu vực có tiềm năng và vị trí quan trọng, trong tương

lai sẽ là trung tâm của một mạng lưới mậu dịch tự do phát triển mạnh khi các thoả thuận thương mại khu vực được hoàn tất. Bởi vậy Liên minh này rất quan tâm đến việc thắt chặt và mở rộng hơn nữa quan hệ song phương với ASEAN, tăng cường tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư giữa hai khu vực là chiến lược lâu dài của cả EU và ASEAN, đem lại lợi ích cho cả hai khu vực và phù hợp với sự phát triển của hệ thống thương mại đa biên trong hiện tại và tương lai.

Từ thực tế đó, Sáng kiến Thương mại Liên khu vực ASEAN - EU39 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai khu vực thông qua hợp tác chính sách trong các lĩnh vực cụ thể. Trước mắt, các hoạt động của TREATI tập trung vào trao đổi thông tin, nâng cao hiểu biết lẫn nhau và hỗ trợ kỹ thuật của EU dành cho ASEAN. Hiện tại, TREATI đang dành ưu tiên cho các ngành nông nghiệp, điện tử, thuỷ sản, sản phẩm gỗ. Các chủ đề liên ngành ưu tiên là vệ sinh kiểm dịch (trong nông nghiệp và thuỷ sản), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (đối với sản phẩm gỗ và điện tử), thuận lợi hoá thương mại (hải quan) và đầu tư. Kể từ năm 2008, TREATI cũng bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật và đặt nền móng cho sự phát

39

Sáng kiến Thương mại Liên khu vực ASEAN - EU (TREATI) là thành phần chính của chính sách EU nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại với ASEAN được phát động từ năm 2003. TREATI được xem như một khuôn khổ và công cụ có mục tiêu là đạt được những cải thiện thực tế trong quan hệ thương mại EU – ASEAN thông qua việc tăng cường quan hệ kinh tế, hợp tác về pháp lý, đối thoại và xây dựng năng lực giữa hai khu vực và hỗ trợ những tham vọng hội nhập của bản thân ASEAN.

92

triển của một Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và EU, khởi động từ tháng 5/2007. Bên cạnh việc thúc đẩy các nỗ lực hội nhập khu vực hướng tới một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, TREATI còn góp phần tạo ra một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề thương mại và pháp lý liên quan đến hợp tác giữa hai khu

Trong cuộc họp thượng đỉnh kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối tác EU -

ASEAN, Chủ tịch UBCÂ Jose Manuel Barroso đã khẳng định: “Trong những năm

gần đây, quan hệ giữa EU và ASEAN đã phát triển mạnh mẽ. Quan hệ thương mại và đầu tư song phương tăng trưởng mạnh. ASEAN đã và đang là một đối tác thương mại quan trọng của EU hơn cả Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Ấn Độ. EU và Trung Quốc mỗi đối tác chiếm khoảng 11% tổng thương mại của ASEAN. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của EU vào ASEAN trong những năm gần đây lớn hơn nguồn vốn của EU đầu tư vào các đối tác châu Á khác. EU hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN. Còn khối ASEAN là đối tác thương mại tổng thể lớn thứ 5 của EU. Các con số này không chỉ cho thấy sức nặng của quan hệ kinh tế hiện có của chúng tôi mà còn chỉ rõ tiềm năng phát triển quan hệ này” [103].

Ngoài ra, EU và ASEAN còn tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác như Hợp tác giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, các vấn đề môi trường và các vấn đề khác liên quan qua Tuyên bố Nuremberg giữa hai khối về Tăng cường Quan hệ đối tác EU-ASEAN trong năm 2007. Hợp tác chống khủng bố quốc tế qua Tuyên bố chung ASEAN-EU về hợp tác chống khủng bố quốc tế năm 2003. Căn cứ vào cam kết này, hai bên đang thực hiện một chương trình hợp tác ba năm về quản lý biên giới (2008-2011). Và thông qua Tuyên bố chung về kết hợp Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU 17 (AEMM) đã được tổ chức vào ngày 27-28 tháng 5/2009 tại Phnom Penh, đánh dấu sự tăng cường quan hệ đối thoại ASEAN-EU với việc ký kết Tuyên bố về gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của EU và ASEAN.

EU tích cực hỗ trợ ASEAN hội nhập và những nỗ lực xây dựng cộng đồng. Chương trình hợp tác khác nhau trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như tiêu chuẩn, chất lượng và đánh giá sự phù hợp, quyền sở hữu trí tuệ, năng lượng, môi

93

trường, xây dựng năng lực, và giáo dục đại học được phát triển và thực hiện để hỗ trợ các mục tiêu và mục tiêu của ASEAN. EU đã phân bổ một số tiền của 70 triệu Euro cho các chương trình khu vực EU-ASEAN cho giai đoạn 2007-2013.

Liên kết giữa ASEAN và EU dựa trên sự kết hợp giữa hai cấu trúc kinh tế mang tính bổ sung mạnh mẽ. ASEAN hội tụ sức mạnh của các nền kinh tế đang

phát triển, năng động bậc nhất trong khu vực Đông Nam Á trong khi EU có ưu thế về công nghệ, vốn, kinh nghiệm của những nền kinh tế phát triển có chiều sâu. Bên cạnh đó, cả ASEAN và EU dù trên cấp độ hội nhập khác nhau, đều hướng đến việc xây dựng các không gian kinh tế khu vực thống nhất với quy mô to lớn, là động lực cho phát triển thương mại và đầu tư. Thông qua những nỗ lực song phương cũng như giữa hai khu vực, ASEAN và EU đang từng bước kết nối một không gian kinh tế của 1,1 tỷ người tiêu dùng và khoảng 19 nghỉn tỷ đô la giữa hai khu vực. Yếu tố này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn khi ASEAN đang hoàn tất những bước cuối cùng để thành lập cộng đồng kinh tế vào năm 2015, trở thành một không gian sản xuất thống nhất, một thị trường chung của khu vực Đông Nam Á.

ASEAN và EU cũng đã tổ chức Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh ASEAN- EU lần đầu tiên vào ngày 05/ 5/ 2011. Đây là hoạt động đầu tiên được tổ chức thành công trong khuôn khổ Chương trình làm việc và đầu tư ASEAN – EU. Diễn đàn tạo cầu nối cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp gỡ, giao lưu, trao đổi các cơ hội kinh doanh và đầu tư, là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ trực tiếp, đối thoại với các Bộ trưởng kinh tế của ASEAN và EU đồng thời nêu lên các đề xuất của mình. Nhân dịp này, ASEAN và EU đã ủng hộ việc thành lập Hội đồng Kinh doanh ASEAN- EU, một khuyến nghị quan trọng của Diễn đàn.

Tăng cường hợp tác tông qua ASEM. Hội nghị ASEM lần đầu tiên được tổ

chức tại Bangkok, Thái Lan tháng 3/1995, với sự tham gia của các Nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc EU và 10 nước châu Á trong đó có 7 nước ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 3 nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc) được coi là nỗ lực cao trong việc

94

tăng cường đối thoại, liên kết khu vực EU và ASEAN, EU và Đông Á40. Sau hai lần mở rộng tiếp theo của EU năm 2004 và 2007, cơ chế đối thoại này được rộng mở và thắt chặt hơn, đem lại lợi ích lớn hơn cho các quốc gia thành viên cả hai phía; góp phần giải quyết một cách tích cực hơn các vấn đề khu vực và quốc tế, đóng góp vào việc củng cố hoà bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Hiện ASEM chiếm khoảng 58% dân số thế giới, gần 60% tổng kim ngạch thương mại và khoảng 50% GDP toàn cầu.

Nhiều người vẫn hoài nghi rằng mối quan hệ giữa EU và ASEAN vẫn chưa đi vào thực chất, khi mà việc hợp tác giữa hai bên phần nhiều vẫn chỉ là các chương trình hỗ trợ phát triển năng lực, các hợp tác hoàn toàn tự nguyện trong các lĩnh vực kỹ thuật và vô số các cuộc họp mang nặng tính “khích lệ”. Đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch giữa ASEAN và EU (FTA) được trông đợi sẽ mang lại những lợi ích kinh tế rất lớn, có thể tạo ra thêm tới 40% về lợi ích kinh tế, với 70% các quốc gia ASEAN bình quân có thể tăng được thêm 2,2% GDP của mình đã bị trì hoãn hơn một năm nay, và thay vào đó, EU chuyển sang ký kết FTA với từng quốc gia trong khối ASEAN. Các con số kinh tế về tổng thể tuy ấn tượng nhưng lại che phủ một thực tế khác. 120 tỉ Euro kim ngạch thương mại giữa EU và ASEAN không phải là con số trao đổi giữa thương mại giữa hai khối. Đây vẫn chỉ là trao đổi hai chiều giữa cá nhân 27 quốc gia của EU và cá nhân 10 quốc gia của ASEAN – đặc biệt là với Indonesia và Singapore.

Ở một khía cạnh khác, việc hợp tác giữa EU và ASEAN với tư cách là là hai khu vực cũng gặp rất nhiều trở ngại, bởi đây là hai khối rất khác nhau về mặt kinh tế, đối mặt với một loạt các thách thức về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Và hầu hết các thành viên của ASEAN vẫn là các quốc gia đang phát triển, và cá nhân các nước vẫn đang gặp các trở ngại rất lớn khi thâm nhập vào thị trưởng châu Âu – chẳng hạn như bởi các chính sách nông nghiệp của EU. Tuy nhiên, các khúc mắc này lại không được giải quyết thông qua đối thoại giữa EU - ASEAN (mà chỉ có thể

40

Thực chất hiện nay ASEM là một diễn đàn hợp tác, cơ chế phối hợp thông qua các nước điều phối viên và chưa có Ban thư ký điều hành. Các nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thảo luận hướng phát triển của ASEM trong thời gian tới và có nhiều khả năng ASEM sẽ được nâng lên thành một tổ chức kinh tế khu vực giải

Một phần của tài liệu Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)