2.2.1 Đặc điểm địa chính trị của việc mở rộng EU trong Chiến tranh Lạnh
Với ý tưởng ĐCT như trên, đến năm 1957, ECSC được phát triển thành Cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC)15 trên cơ sở Hiệp ước Rome năm 1956 (cùng với sự ra đời của Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu - EURATOM). Theo Hiệp ước
Roma (1957) thì bất cứ nước châu Âu nào cũng có thể nộp đơn xin gia nhập EEC.
Như vậy, đây có thể được coi là Hiệp ước đầu tiên của EU về chiến lược mở rộng
liên minh này. Trong Hiệp ước Rome, mục tiêu liên kết kinh tế được đặt lên hàng
15
Việc hình thành thị trường chung châu Âu dự kiến trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 4 năm. Ở mỗi giai đoạn các nước thành viện sẽ giảm mức thuế quan với nhau 3 lần, mỗi lần 10%. Sẽ thiết lập một mức thuế quan chung đối với bên ngoài. Biên giới quốc gia các nước thành viên sẽ được mở dần dần cho sự giao lưu nội bộ về lao động và vốn. Việc thực hiện Hiệp ước về thị trường chung với tính siêu quốc gia được thể hiện từ từ qua từng giai đoạn sẽ tạo ra một liên minh hải quan có mức độ siêu quốc gia tương đối thấp được coi là bước đầu của việc hình thành liên minh chính trị
48
đầu nhằm hướng tới một thị trường thống nhất. Trong thập niên 60 thế kỷ XX, EEC hoạt động tương đối suôn sẻ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Thành công này của EEC đã tác động mạnh đến các nước Tây Âu khác.
Năm 1967, để tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa các chức năng và hoạt
động của các thể chế của những cộng đồng trên, Cộng đồng châu Âu (EC: European
Community) ra đời dựa trên sự hợp nhất ECSC, EURATOM, EEC và ngày
01/7/1968, EC đã thành lập Liên minh thuế quan. Đây là bước đi đầu tiên, đã tạo
nền tảng mới cho quá trình liên kết Tây Âu hướng đến một thị trường thống nhất và sự ra đời của đồng tiền chung sau này. Biên giới quốc gia các nước thành viên sẽ được mở dần dần cho sự giao lưu nội bộ về lao động và vốn. Việc thực hiện Hiệp ước về thị trường chung với tính siêu quốc gia được thể hiện từ từ qua từng giai đoạn sẽ tạo ra một liên minh hải quan có mức độ siêu quốc gia tương đối thấp được coi là bước đầu của việc hình thành liên minh chính trị.
Những thành tựu đạt được đã có tác động đến các nước Tây Âu khác. Thậm chí năm 1959, các nước Tây Bắc Âu: Anh, Nauy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Áo, Bồ
Đào Nha, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, và Ailen còn lập ra một tổ chức đối trọng là “Khu
vực mậu dịch tự do châu Âu” (EFTA)16. Việc cắt giảm thuế quan của EFTA đạt hiệu quả không cao và trên thực tế nhiều thành viên của EFTA làm ăn kinh tế với EEC hơn là với nhau. Chính vì thế, chỉ sau 15 tháng thành lập EFTA, tháng 8/1961, Anh, Ailen và Đan Mạch và Nauy làm đơn xin gia nhập EEC nhưng sau đó Nauy rút đơn vì không được nhân dân nước này tán thành.
Động cơ của Đan Mạch muốn tham gia EEC là mong muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông nghiệp của mình trong thị trường EEC rộng lớn và nền công nghiệp của mình cũng sẽ được phát triển. Còn Ireland lại nhìn thấy EEC sẽ phát triển được các tiềm năng các nhà máy công nghiệp của mình và mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc về nông nghiệp với Anh.
16
Tổ chức này đã chết yểu không lâu sau đó, vì là một tổ chức liên chính phủ hoạt động lỏng lẻo, không hiệu quả và mục đích chỉ là thuần tuý tự do thương mại.
49
Đến năm 1970, EC lúc ấy đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế TBCN. Tỷ trọng GNP của nó chiếm 30,5% trong kinh tế thế giới [35; Tr.25]. Quan hệ kinh tế Tây Âu - Mỹ ở thế cạnh tranh bình đẳng đã làm thay đổi tính chất phụ thuộc trong quan hệ chính trị. Tây Âu trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ, có vai trò rất lớn trong đời sống chính trị thế giới. Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng cơ cấu và khủng hoảng tiền tệ thế giới đã đẩy nhanh yêu cầu liên kết tiền tệ ở châu Âu. Tiến trình này tiến triển chậm do các nước có xu hướng tìm những giải pháp quốc gia cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, bằng việc Pháp tích cực thúc đẩy các cuộc họp cấp cao, tiến trình liên kết châu Âu đã đạt được thành tựu đáng kể, năm 1973, Anh, Ailen và Đan Mạch được gia nhập EC, đưa tổng số thành viên từ 6 lên 9 nước. Không có những vấn đề khó khăn đối với 3 nước thành viên mới trong điều chỉnh các chính sách kinh tế cũng như pháp luật vì ở đây có sự tương đồng của họ với các nước EC.
Và đến cuối thập niên 1970, khi Chiến tranh Lạnh đang đi vào giai đoạn cuối với sự có mặt của nước Nga ở Afganistan, cách mạng Hồi giáo ở Iran…, mâu thuẫn trong lòng châu Âu gia tăng cùng với sự phát triển đối nghịch nhau giữa Tây Âu và Đông Âu - nơi đây cũng diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mỹ. Vấn đề
anh ninh ở châu Âu được các nước EC quan tâm nhiều hơn. Năm 1974, Hội đồng
châu Âu được thành lập đã tạo tiền đề để các quốc gia thảo luận về mọi vấn đề, đặc
biệt là chính trị. Năm 1975, Hội nghị An ninh và hợp tác châu Âu nhóm họp đã thể
hiện sự thống nhất hơn trong hành động và các nước thành viên được yêu cầu phải từ bỏ một phần chính sách đối ngoại của mình.
Lần mở rộng thứ 2 và thứ 3 vào thập niên 1980 dành cho các nước Nam Âu.
Năm 1975, Hy lạp đệ đơn gia nhập và năm 1977 là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đến lúc này, vấn đề dân chủ, nhân quyền và chính sách kinh tế theo hướng thị trường tự do là những điều kiện tiên quyết để gia nhập EC. Tuy nhiên cả 3 nước ứng cử viên đều có vấn đề về dân chủ và nhân quyền. Mặc dù ý thức được những nguy cơ về dân chủ của họ, nhưng EC vẫn có những tính toán cân nhắc riêng để xúc tiến việc kết nạp thành viên cho ba quốc gia vùng Địa Trung Hải này. Năm 1981, Hy Lạp trở thành thành viên chính thức thứ 10 của EC và cho đến năm 1986 hai
50
quốc gia còn lại (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) đã trở thành thành viên của EC, nâng tổng số thành viên lên 12 nước.
Ba lần mở rộng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh thể hiện những tính toán lợi
ích của cả hai bên. Về phía EC, họ tính toán rằng việc tăng số lượng thành viên lên 12 nước sẽ khiến cho tổ chức này trở thành một khối liên minh có ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế và chính trị, nâng cao địa vị của EC trên trường quốc tế. Trong lần mở rộng thứ nhất, về lý thuyết, những ứng cử viên khá tương đồng với các nước EC về kinh tế và xã hội, hoàn toàn không gặp những trở ngại nào cho việc gia nhập; nhưng do tính toán lợi ích, Pháp đã nhiều lần gây trở ngại cho việc gia nhập của 3 nước ứng viên. Pháp muốn xây dựng EC quanh trục Pháp Đức, cho rằng nếu Anh trở thành thành viên thì Anh sẽ cạnh tranh vai trò với Pháp trong EC. Ngoài ra, quan hệ đặc biệt Anh - Mỹ sẽ làm cho Mỹ càng có thêm nhiều ảnh hưởng ở châu Âu. Đó là điều mà Pháp không muốn có. Nước Pháp dưới thời chính quyền của De Gaulle đã thuyết phục Đức phủ quyết Anh đến lần thứ hai (năm 1961và 1967)17. Chỉ sau khi De Gaulle từ chức năm 1969, các nước này nộp đơn lần thứ ba mới được xem xét.
Lần mở rộng thứ 2 và thứ 3 đến các nước Nam Âu cho thấy "tiêu chuẩn chính
trị" đã được đề cao hơn. Khi các nước đã đáp ứng được đòi hỏi về nhân quyền, dân chủ thì tình trạng kinh tế yếu kém không phải là sự cản trở lớn. Mặc dù ý thức được những nguy cơ từ các nước ứng viên do cả ba nước này đều có vấn đề về dân chủ và có nền kinh tế nghèo hơn EC, nhưng EC vẫn có những tính toán cân nhắc riêng để xúc tiến việc kết nạp thành viên cho ba quốc gia vùng Địa Trung Hải. Kết nạp 3 nước ứng viên vào EC sẽ khuyến khích được nền dân chủ ở bán đảo Hy Lạp và bán
17
Sau một giai đoạn khủng hoảng được quy lỗi do ý chí dân tộc của De Gaulle, thời kỳ tiến triển mới của quá trình thống nhất châu Âu bắt đầu với việc Tổng thống mới của Pháp George Pompidou nêu sang kiến triệu tập cuộc họp cấp cao ở La Hay (12/1969) bàn về vấn đề thu nhận nước Anh vào Thị trường chung. Các cuộc đàm phán tiến triển chậm. Đến tháng 10-1971, sau khi được sự đồng ý của Hạ viện Anh, chính phủ Anh mới được phép ký gia nhập thị trường chung cùng với Đan Mạch, Ailen và Nauy ngày 21-1-1972. Việc gia nhập của Anh đã củng cố them quan điểm về một châu Âu hợp bang, mà lúc này đã được Pháp ủng hộ
51
đảo Iberia18; bên cạnh đó sẽ giúp cho sự liên kết của các nước này gần gũi hơn với Tây Âu và NATO.
Việc tăng thành viên lên gấp đôi đã có những hiệu quả không những về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, nó giúp tăng cường ảnh hưởng của EC vì lúc này EC là khối kinh tế rộng lớn nhất thế giới. Nó cũng làm giảm ảnh hưởng bao trùm của Pháp và Đức. Nhưng trong nội bộ EC, tiến trình ra quyết định cũng có những phức tạp hơn19.
Về phía các nước ứng cử viên, họ được lợi nhiều khi tham gia EC. Nước Anh tính toán rằng tham gia EC để thâm nhập vào thị trường giàu có của châu Âu, thúc đẩy phát triển công nghiệp nước mình còn Đan Mạch thì mong muốn tiêu thụ nhiều sản phẩm nông nghiệp của mình trong EC và thúc đẩy phát triển nền công nghiệp trong nước. Ireland thì nhận thấy việc tham gia vào EC có thể phát triển được các tiềm năng các nhà máy công nghiệp của mình và mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc về nông nghiệp với Anh. Cũng phải kể đến một nguyên nhân nữa là cùng với sự lớn mạnh dần của EC, các nước này lo sợ sẽ bị gạt ra bên lề châu Âu về mặt chính trị. Riêng nước Áo - một quốc gia “vùng đệm” nằm gần trung tâm châu Âu còn lo ngại sự mất ổn định ở Nam Âu khi mà cuộc xung đột dai dẳng ở Nam Tư ngày nào còn chưa chấm dứt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh của nước này. Một bước tiến quan trọng nữa trong sự hợp tác giữa EEC và EFTA trước khi các thành viên EFTA
được gia nhập EC là hai bên phối hợp thiết lập Khu vực kinh tế châu Âu (Europe
Economic Area - EEA).