Triển vọng của sự mở rộng EU nhìn từ góc độ địa chính trị

Một phần của tài liệu Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 61)

2.3.1Triển vọng lạc quan

Về mặt lý thuyết: Với những người tin vào việc mở rộng hơn nữa của EU

trong tương lai thì đây không phải là một niềm tin mơ hồ, mà nó dựa trên cơ sở những chính sách của EU đối với việc mở rộng hơn nữa và hội nhập hơn nữa Liên

minh này, như Hiệp ước Schengen, Chính sách láng giềng châu Âu (ENP).

Cùng với quá trình mở rộng EU, một quá trình hội nhập nữa từ bên trong tổ chức được nhiều nước thành viên ủng hộ đó là tiến trình xóa dần biên giới quốc gia

dân tộc bởi Hiệp ước Schengen25. Một chiến lược mới cho phép di chuyển tự do

giữa các nước về hàng hóa (bao gồm nông phẩm và các sản phẩm hải sản mà hiệp ước đưa vào ngân sách); nhân công, dịch vụ và vốn. Thêm vào đó hiệp ước có bổ

sung chính sách xã hội, bảo vệ người tiêu dùng, các vấn đề về môi trường, công ty luật và thống kê nhằm hoàn tất việc mở rộng thì trường khu vực.

Từ năm 2001, về mặt triển vọng ENP26 được nghiên cứu như chính sách đối ngoại cơ bản của Liên minh phục vụ như một sự mở rộng của EU sau Chiến tranh Lạnh và giai đoạn hậu 11/9, tức là thời kỳ mất ổn định hoàn toàn [58;Tr.143]. ENP

được triển khai song song với chính sách mở rộng EU và cũng được coi là một phần của quá trình mở rộng EU, với hai mục tiêu: (1) phòng ngừa sự xuất hiện của những đường biên giới căng thẳng mới giữa EU mở rộng và các quốc gia láng giềng và (2)

25

Đây là khuôn mẫu có ở châu Âu hơn nửa thế kỷ qua từ khối liên minh Belenux (1948), với 5 quốc gia sáng lập Pháp, Đức, Ý, Bỉ - Hà Lan - Luxembourg. Với Hiệp ước Schengen ngày 14/6/1985, 5 quốc gia thành viên đã thành lập khu vực phân ranh giới chính thức nhằm định nghĩa và phân định ranh giới bên ngoài; bởi việc giảm đáng kể rào cản ranh giới, các quốc gia đã thành lập một khu vực chia sẻ, trao đổi thương mại, nhân công và luật pháp giữa các quốc gia này. Tính đến 19/12 năm 2009, tổng số quốc gia tham gia ký hiệp ước này là 28 nước: Ba Lan, CH Séc,Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Síp, Macedonia, Montenegro, Serbia.

26

ENP, mà chủ yếu là một chính sách song phương giữa EU và từng quốc gia đối tác (SAA) thiết lập ra một chương trình nghị sự cải cách chính trị và kinh tế với các ưu tiên ngắn hạn và trung hạn 3-5 năm. Sau đó, có nhiều chương trình hợp tác khu vực và đa phương trong khuôn khổ ENP được đưa ra như: Quan hệ đối tác phía Đông (EAP) 26 (được đưa ra tại Prague tháng 5/2009), Liên minh Địa Trung Hải (Quan hệ đối tác Địa Trung Hải, trước đây gọi là Tiến trình Barcelona, được đưa ra tại Paris vào tháng 7/2008 là một khuôn khổ rộng của quan hệ chính trị, kinh tế và xã hội giữa các quốc gia thành viên EU và các nước Địa Trung Hải phía Nam), và Synergy Biển Đen (đưa ra tại Kiev trong tháng 02/2008).

62

nhằm phát triển quan hệ chính trị và kinh tế sâu hơn với một "vành đai bạn bè", tăng cường sự thịnh vượng, ổn định và an ninh của toàn bộ Liên minh và các vùng lân cận, đúng như mục tiêu trọng tâm của chính sách láng giềng đó là lợi ích của châu Âu mà các quốc gia thuộc khu vực biên giới đều được hưởng [58; Tr.145]

ENP cung cấp tài chính cho các nước láng giềng của EU để xây dựng và phổ biến các giá trị EU (dân chủ và nhân quyền, quy định của pháp luật, quản trị tốt, các nguyên tắc kinh tế thị trường và phát triển bền vững, cải thiện chính trị, đảm bảo an ninh). Các nước láng giềng của EU trong ENP có thể sẽ được miễn thuế quan khi xuất khẩu sang một số hoặc tất cả các thị trường EU (hàng hóa công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp, vv), được hỗ trợ tài chính hoặc kỹ thuật… Sự thành công hay thất bại của chính sách này cũng mở ra triển vọng lạc quan hay bi quan của tiến trình mở rộng EU. Bởi vậy, có thể thấy ENP như một “hàn thử biểu” đo mức độ sẵn sàng của các quốc gia láng giềng đối với chính sách mở rộng của EU. Thông qua ENP, các đối tác của EU cũng có cơ hội trải nghiệm một phần vị trí của một quốc gia ứng viên tương lai cho tư cách thành viên chính thức của tổ chức này. Và tất nhiên, với lợi ích địa chính trị lâu dài mà Liên minh hướng đến thì dường như không hề có ranh giới giữa ENP và chính sách mở rộng EU (Ví dụ: Các nước thành viên EU được gia nhập năm 2004 và 2007 trước đó đều nằm trong chính sách ENP của EU)

Như vậy, khuôn khổ ENP hướng đến là 16 nước láng giềng gần nhất của EU (10 quốc gia phía nam Địa Trung Hải, và đến sáu quốc gia ngoại vi phía đông) là Algeria, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Ai Cập, Georgia, Israel, Jordan, Lebanon, Libya, Moldova, Morocco, chiếm đóng lãnh thổ Palestine, Syria, Tunisia và Ukraine. Đây là các quốc gia láng giềng có ý nghĩa quan trọng đối với vai trò địa chính trị của EU. Một số nước còn được EU nhắm đến trong chiến lược mở rộng của mình (như Belarus, Ukraine, Moldova…)

Còn trên thực tế, hiện có 2 nước ứng cử viên chính thức cho tư cách thành

viên của EU đó là Iceland phía Tây Bắc và Croatia ở Đông Nam. Trong tháng 6/2011, EU đã kết thúc đàm phán gia nhập với Croatia. EU và Croatia sẽ ký Hiệp

63

ước gia nhập trong tháng 12/2011. Croatia dự kiến sẽ trở thành thành viên thứ 28 của Liên minh vào ngày 01/7/2013, sau khi hoàn tất quá trình phê chuẩn trong cả Croatia và 27 nước thành viên EU. Iceland trở thành nước ứng cử viên chính thức của EU trong tháng 6/2010, và bắt đầu vòng đàm phán gia nhập từ tháng 7/2010. Nhiều nhà quan sát dự kiến việc đàm phán gia nhập EU của Iceland sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng. Các chuyên gia khẳng định rằng cuối năm 2013 có lẽ sẽ là thời điểm thích hợp để nước này gia nhập EU.

EU đang đẩy mạnh chiến lược mở rộng của mình đến các quốc gia ở Đông Nam Âu thuộc không gian Nam Tư cũ. Đây là địa bàn trực tiếp giàu tiềm năng. Bởi vì không gian địa chính trị EU đang thiếu con đường tiếp cận bờ đông của Địa Trung Hải - biển Adriatic, nối liền trọng tâm lãnh thổ EU với các thành viên cực Nam là Hy Lạp và Síp. Xét trên mọi khía cạnh lỗ hổng này khó chấp nhận, đặc biệt trên phương diện quốc phòng và an ninh. Bốn nước ứng cử viên chính thức khu vực Nam Âu là Croatia, Macedonia, Montenegro, và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài Croatia, các nước này đều ở các giai đoạn khác nhau của quá trình gia nhập, và phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức trên con đường đi đến thành viên EU.

Trong một thế giới mà các cường quốc mới nổi đóng một vai trò ngày càng tăng, việc mở rộng vai trò lớn hơn của EU và tăng cường tiếng nói của mình tại các diễn đàn quốc tế là một khát vọng mạnh mẽ của tổ chức này. Hai lần mở rộng gần đây đã đưa ra một động lực mới cho quan hệ của EU với phần phía Đông của Liên minh và các nước láng giềng phía Nam, mở đường cho EU phát triển những sáng kiến liên kết trong vùng Baltic và biển Đen. Quá trình gia nhập của các nước trong khu vực Tây Balkan và Thổ Nhĩ Kỳ làm gia tăng lợi ích và tầm ảnh hưởng của EU ở Địa Trung Hải và biển Đen và lưu vực sông Danube.

Về mặt địa chính trị, các quốc gia vùng Tây Balkan hoàn toàn được bao quanh bởi các quốc gia thành viên còn Thổ Nhĩ Kỳ giáp EU bằng cả đường bộ và biển. Những nước này nằm trong chiến lược xây dựng hành lang giao thông xuyên châu Âu, đa dạng hóa các nguồn năng lượng, giảm nhẹ và thích ứng với sự thay đổi khí hậu và giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước xuyên biên giới của

64

EU. Các nước này cũng được hưởng lợi nhiều trong quá trình cải tổ các lĩnh vực từ những sự hỗ trợ ưu đãi của EU để đáp ứng được những tiêu chuẩn thành viên EU:

Những nguồn tài trợ khổng lồ từ Chương trình hỗ trợ trước gia nhập (IPA -

PreAccession Assistance)27 và các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB -

European Investment Bank) cùng các các tổ chức tài chính quốc tế khác, IPA giúp tận dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ thực tế cho các nước ứng cử viên gần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực được gia tăng như là một bổ sung cho quá trình gia nhập của nước này và khi phối hợp với EU, có thể làm tăng thêm vai trò của cả hai trên thế giới, nhất là ở Trung Đông và Nam Kavkaz. Bằng cách cùng hành động với nhau, EU và Thổ Nhĩ Kỳ có thể tăng cường an ninh năng lượng, điều chỉnh các cuộc xung đột khu vực, và ngăn chặn bạo lực và xung đột tôn giáo phát triển giữa các dân tộc thiểu số. Còn với Iceland, Iceland là một thành viên của Khu vực Schengen, cho phép công dân Iceland tự do làm việc và đi lại trên toàn bộ lãnh thổ các nước thành viên EU và các nước ký kết hiệp định này, và tham gia trong một số cơ quan và các chương trình của EU trong các lĩnh vực như doanh nghiệp, môi trường, giáo dục, và nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự gia nhập của nước này vào EU có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề năng lượng, môi trường, hàng hải và vấn đề an ninh ở Bắc Cực. Để chắc chắn, sự phối hợp đầy tiềm năng như vậy chỉ có thể được thực hiện thông qua cam kết lẫn nhau một chiến lược mở rộng đáng tin cậy.

Ngoài 5 nước tiềm năng cho việc mở rộng EU lần tới kể trên, còn một số nước trong khu vực phía Tây Balkan được coi là rất có triển vọng đó là Albani, Bosnia-Herzegovina, Serbia và Kossovo. Tuy nhiên, triển vọng gia nhập và thời

27

Hỗ trợ tài chính trong chính sách trước mở rộng (IPA) được thiết kế để giúp các nước ứng cử viên và ứng viên tiềm năng trong các nỗ lực của họ để đáp ứng các tiêu chuẩn gia nhập, phù hợp với chính sách và tiêu chuẩn của EU và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 11,6 tỷ USD được phát hành theo IPA 2007-2013. Sự tham gia của cơ quan các nước vào IPA cũng nhằm mục đích để tăng cường hợp tác với các quốc gia thành viên và các nước có điều kiện làm quen với các chính sách của EU và làm việc phương pháp của EU. Các nước ứng cử viên và các ứng cử viên tiềm năng có thể tham gia vào các chương trình EU trên cơ sở các hiệp định khung và có thể tham gia trong các cơ quan của EU tùy theo từng trường hợp.

65

gian biểu của họ khác nhau28 bởi mỗi nước đều có những vấn đề về chính trị - kinh tế, xã hội, nạn tham nhũng, tội phạm có tổ chức, vấn đề dân chủ và tự do ngôn luận, xung đột sắc tộc... Hầu hết các chuyên gia đánh giá rằng có thể sẽ phải mất nhiều năm hơn trước khi bất kỳ nước nào trong bốn quốc gia này có thể gia nhập EU. Tuy nhiên, EU hy vọng rằng khả năng được là thành viên EU sẽ giúp thúc đẩy cải cách và thúc đẩy sự ổn định lớn hơn trong những quốc gia này và các quốc gia khác quan tâm đến việc gia nhập EU. Hiện mới có Serbia được EU trao cho tư cách ứng của viên chính thức.

Các nước như Ukraine và Gzuria cũng đã bày tỏ nguyện vọng gia nhập EU trong dài hạn. Tuy nhiên, mối quan tâm tới châu Âu rộng lớn hơn hay giới hạn nào cho sự mở rộng của EU, vấn đề về bản sắc văn hóa của EU… đã khiến nhiều người EU đặt câu hỏi liệu các nước như Ukraine hay những quốc gia phía nam Kavkaz có nên được xem xét như là một phần của "châu Âu" hay không. Nhiều chuyên gia tin rằng việc mở rộng sẽ tiệm cận đến giới hạn của nó và rằng EU là không bao gồm các nước trong ENP trong tương lai gần.

Chính vì vậy, mặc dù EU đang chuyển động về phía trước với tiến trình mở rộng để bao gồm Croatia, Iceland và có lẽ một số các nước vùng Tây Balkan, các nhà phân tích khẳng định một số lãnh đạo châu Âu và nhiều công dân EU vẫn còn thận trọng hơn với dự án EU mở rộng. Điều này đặc biệt đúng đối với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc các nước ở phần "châu Âu rộng lớn hơn" với chính sách ENP của EU. Các quan chức EU ngày càng nhấn mạnh rằng quá trình mở rộng phải tính đến "năng lực hội nhập" của Liên minh. Nói cách khác, các nước gia nhập phải được sẵn sàng và có thể đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ của thành viên EU và mở rộng EU không gây nguy hiểm cho khả năng của các tổ chức của EU hoạt động hiệu quả hoặc làm cho việc dàn xếp tài chính EU không bền vững.

28

Trong nhiều năm, EU đã chính thức xem xét tất cả các nước vùng Balkans phương Tây trong tư cách là ứng viên tiềm năng trong tương lai thông qua Tiến trình Liên kết và ổn định của (SAP). Trung tâm của SAP là Hiệp định về Liên kết và Ổn định (SAA), đại diện cho mối quan hệ hợp đồng giữa EU và mỗi nước Tây Balkan; SAA cũng quy định việc EU hỗ trợ tài chính và kỹ thuật nhằm giúp mỗi quốc gia đáp ứng được tiêu chuẩn thành viên của EU. Từ năm 2006, các nước tây Balkan đã lần lượt ký với EU những hiệp định SPA, SAA và nhận được nguồn tài chính hỗ trợ trước gia nhập từ EU.

66

Khi xem xét việc gia nhập của các nước lớn và lại tương đối ít giàu có như Thổ Nhĩ Kỳ và có thể là Ukraine trong dài hạn có thể đưa đến những hậu quả cho ngân sách của Liên minh và các chương trình hỗ trợ khu vực, cũng như tác động tới chức năng hoạt động của một số tổ chức của EU. Một số quốc gia thành viên quan trọng của EU lo sợ rằng một Liên minh mở rộng cuối cùng có thể làm suy yếu khả năng của họ để thiết lập các chương trình nghị sự trong EU và điều khiển các chính sách EU.

Hơn nữa, sóng gió từ năm 2008 đến nay trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro đã lan rộng ra nhiều nước, kể cả các nước lớn như Italia, Tây Ban Nha, Pháp đòi hỏi EU phải tập trung vào khắc phục khủng hoảng và củng cố tổ chức bên trong của mình, chấn hưng lại EU như một thế lực hùng cường và có sức hấp dẫn mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tất cả những điều đó đang ngăn cản tiến trình mở rộng không gian lãnh thổ EU.

2.3.2 Triển vọng bi quan

Đầu thế kỷ XXI, các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu chính trị, khu vực học có xu hướng tin vào sự mở rộng hơn nữa của EU như một “xu hướng không thể đảo ngược” bởi nó “không chỉ đơn thuần là sự bành trướng về lãnh thổ của một tổ chức khu vực” mà căn bản hơn, nó là “tiến trình phổ biến một mô hình liên kết đã được thử thách, một mô hình CNTB đã thắng thế ở phạm vi toàn châu Âu” [37;Tr 288- 289]. Kịch bản lạc quan như đã trình bày ở trên cho chứng minh rằng mở rộng EU đã nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của Liên minh này và quá trình thống nhất châu Âu tiếp tục diễn ra trên thực tế. Nhiều người còn cho rằng sau Chiến

tranh Lạnh thì châu Âu “dường như đã liền một khối”. Tuy nhiên,“Xét về tiềm năng

Một phần của tài liệu Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 61)