Cơ sở lý luận địa chính trị của liên kết châu Âu

Một phần của tài liệu Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 33)

Có rất nhiều trường phái nghiên cứu địa chính trị trên thế giới, nổi bật là ở Đức, Pháp, Mỹ và Anh. Trong cuốn sách về địa chính trị và ảnh hưởng của nó đến chính sách của các quốc gia, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân đã tổng hợp 5 xu

hướng lý thuyết và thực hành ĐCT trên thế giới: (1) Xu hướng ĐCT hợp nhất với

các lý thuyết lớn về ĐCT của A.Thayer Mahan, Mackinder, Ratzel, A.Haushofer; (2)

Xu hướng ĐCT phân mảnh (Yves Lacoste), (3) Xu hướng ĐCT văn hóa; (4) Xu hướng ĐCT tài nguyên và (5) Xu hướng ĐCT biển đảo. Trong đó, xu hướng ĐCT

hợp nhất được nhắc đến nhiều nhất và được coi là xu hướng vượt trội nhất trong các lý thuyết về ĐCT. Nó làm nên nét đặc trưng nhất của ĐCT và là cơ sở cho việc nghiên cứu hội nhập khu vực nói chung, cho xu hướng hợp nhất và mở rộng EU nói

7

Trong Binh pháp Tôn Tử, Tôn Tử đã đúc kết kinh nghiệm và rút ra các bài học về việc dùng binh. Ông đã đưa ra năm nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến tranh: Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp, trong đó ba nhân tố đầu đều có thể được coi là thuộc phạm vi của ĐCT. Ông nói rõ: “Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa”; “Thiên là thiên thời”, tức tình trạng về khí hậu thời tiết, “Địa là địa lợi”, nói về đường sá, địa thế, địa hình... Có thể nói Binh pháp Tôn Tử là một cuốn “cẩm nang tác chiến” và là một trong những công trình lý luận địa chiến lược đầu tiên của tư duy ĐCT.

34

riêng. Xu hướng ĐCT hợp nhất tập hợp hầu như tất cả lý thuyết ĐCT ưu việt nhất của bộ môn khoa học ĐCT và các lý thuyết này đều ít nhiều chịu ảnh hưởng từ lý thuyết của H.Mackinder, đặc biệt là học thuyết về “miền đất trái tim” nổi tiếng của ông. Ý tưởng nghiên cứu sự mở rộng của EU nhìn từ góc độ địa chính trị trong luận văn này được dựa chủ yếu trên lý thuyết về địa chính trị của H.Mackinder.

Năm 1904, Halford John Mackinder đệ trình lên Hoàng gia Anh một tác

phẩm mang tính chiến lược có tên là “The Geographical Pivot of History” (Trục

ĐCT của lịch sử) đưa ra một quan niệm rất rộng về lịch sử thế giới xét trên yếu tố địa lý mang tính chính trị. Đây là một tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chiến lươc đối ngoại của nước Anh thời bấy giờ và cũng thu hút nhiều sự chú ý của giới học giả và giới lãnh đạo các quốc gia châu Âu. Với bài viết này,

ông chia thế giới thành ba vòng cung quyền lực: Pivot area (khu trung tâm lục địa Âu - Á), Inner or Marginal Crescent (vòng cận ngoại vi kéo dài từ Tây Âu - Bắc Phi, Nam Âu đến Đông và Đông Nam Á ven Thái Bình dương), Lands of outer

Insulaf Crescent (các quốc gia ngoại vi, gồm châu Mỹ, Nam Phi và châu Úc); đồng

thời qua đó, Mackinder chia lịch sử theo khái niệm không gian, nhìn nhận các sự kiện trong toàn cảnh không gian và dự báo rằng thời của cường quốc hải quân (như nước Anh) đã hết, thế giới bắt đầu kỷ nguyên cường quốc lục địa và nước Anh cần có những chiến lược cụ thể để hướng sự quan tâm đến lục địa Á - Âu. Bài viết có ý nghĩa gợi ý định hướng chiến lược đối ngoại cho nước Anh trước Chiến tranh Thế

giới thứ nhất (CTTGI), nó cũng là tiền đề cho lý thuyết về vùng đất trái tim của

Mackinder sau này cũng như là cơ sở cho nhiều học thuyết về ĐCT của các học giả đi sau ông.

Theo Mackinder, “Nếu như ở thời trung đại, châu Âu bị bao vây bởi một sa

mạc không thể vượt qua ở phía Nam, một đại dương xa lạ ở phía Tây, một vùng nước đóng băng hoặc rừng rậm ở phía Bắc và Đông Bắc và luôn luôn bị đe dọa bởi các tộc người kỵ mã cơ động phía Đông và Đông Nam thì giờ đây nó nổi lên mạnh mẽ, mở rộng diện tích mặt biển và vùng đất duyên hải lên gấp hơn 30 lần, bao trùm ảnh hưởng lên cường quốc đất liền Á-Âu mà từ trước đến giờ vẫn đe dọa chính sự tồn tại của nó”[11,Tr.68]. Nhận định này có từ đầu thế kỷ trước, khi các quốc gia

35

châu Âu hầu như còn hoàn toàn mù mờ về ĐCT và ý tưởng thống nhất châu Âu còn rất sơ khai. Nó như một lời tiên tri về khả năng hợp tác khu vực mạnh mẽ của châu Âu mấy chục năm sau và dù ít hay nhiều, tiến trình hội nhập và mở rộng của EU khiến các nhà nghiên cứu ĐCT đánh giá rằng đó chính là chiến lược ĐCT của Liên minh này trong một tham vọng xa hơn là hướng đến “vùng đất trái tim” nhưng với một động lực tích cực là hướng đến hòa bình thịnh vượng.

Học thuyết của Mackinder về ĐCT đã có ảnh hưởng rất mạnh đến các cường quốc trong hai cuộc Thế chiến cũng như thời kỳ Chiến tranh Lạnh và kéo dài đến tận ngày nay. Người ta cho rằng lý thuyết của ông đứng ở vị trí hàng đầu trong tư tưởng quân sự của phương Tây và vẫn được các nhà chiến lược cuối thế kỷ XX vận

dụng trong các lý luận của mình. Trong cuốn sách Bàn cờ lớn (The Grand

Chessboard) của Zbigniew Brzezinski đã trình bày cái nhìn toàn cầu gần như hoàn

toàn dựa trên các khái niệm của Mackinder. Ở Việt Nam, trong bài “Tư duy địa

chính trị thế giới thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh” trên Tạp chí Cộng sản, Tiến sỹ

Nguyễn Viết Thảo cũng cho rằng lý thuyết của Mackinder cho đến nay “vẫn còn

nguyên ý nghĩa thực tiễn”[46] và thậm chí nhiều người còn cho rằng chính

Mackinder là “cha đẻ” của thuật ngữ ĐCT trong khi đây là sản phẩm do Kjellén

phát minh ra.

Học thuyết về miền đất trái tim (Heartland Theory) của H.Mackinder cho rằng vùng đất trái tim chính là trung tâm của lục địa Á-Âu. Về cơ bản, thời gian đầu, ông xác định Trung Á là vùng trục giữa của lịch sử mà từ đó những kỵ sỹ đã thống trị lịch sử Á - Âu bởi do có sự cơ động hơn hẳn của họ. Tuy nhiên, với thời đại

thám hiểm đại dương từ năm 1492, chúng ta đã đi vào Kỷ nguyên Colombur khi cán

cân quyền lực đã dịch chuyển hẳn sang các cường quốc ven biển, nhất là Anh. Nhưng ông cũng cho rằng kỷ nguyên Colombur đang đi đến giai đoạn chấm dứt và

chuyển sang kỷ nguyên hậu Colombur với một công nghệ vận tải mới, đặc biệt là

đường sắt sẽ chấn chỉnh cán cân trở lại có lợi cho cường quốc đất liền và vùng trục

giữa sẽ tự khẳng định lại bản thân mình. Vùng trục giữa được xác định là một vùng

mà “các cường quốc biển” không đi vào được và bị bao vây bởi vùng lưỡi liềm ở phía trong, trên đất liền của châu Âu và châu Á và xa hơn là một vùng hình lưỡi

36

liềm ở phía ngoài trên những hòn đảo và những lục địa nằm ngoài châu Âu và châu Á [4;Tr.21]. Trong thời điểm xuất hiện quan điểm này của Makinder, mô hình của

ông đưa ra có thể được hiểu như một sự hợp lý hóa về lịch sử địa lý đối với chính sách truyền thống của nước Anh về duy trì cán cân quyền lực ở châu Âu để chẳng có một cường quốc lục địa nào có thể đe dọa được nước Anh, với hàm ý ngăn cản nước Đức liên minh với nước Nga để kiểm soát vùng trục giữa, và sử dụng nguồn tài nguyên khổng lồ đó để chống lại nước Anh.

Đến năm 1919, H.Mackinder xác định lại khu vực trung tâm là Trung Á như một khu vực rộng lớn hơn vùng trục ban đầu, điều này căn cứ vào việc khẳng định lại những năng lực thâm nhập của những cường quốc biển vào đất liền. Ông mô tả châu Âu, châu Á và châu Phi như một lục địa lớn, là “hòn đảo thế giới”, “Vùng đất trái tim” nằm ở trung tâm của hòn đảo trên thế giới, trải dài từ sông Volga đến sông

Dương Tử và từ dãy Hymalaya đến Bắc Cực [28]. Như vậy, thuyết miền đất trái tim

của Mackinder xác định ranh giới cho vùng đất này chính là khu vực cai trị của Đế quốc Nga và sau đó là Liên Xô, trừ khu vực xung quanh Vladivostok (gồm Biển Baltic, khu vực trung và hạ lưu sông Danube, Biển Đen, một phần nhỏ ở châu Á, Armenia, Vịnh Péc xích, Tây Tạng và Mông Cổ). Châu Âu, Tây - Nam Á, Trung Quốc, Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản được coi là “khu vực ngoại vi”. Các nước Đức, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc - những miền đất cận kề với khu vực trục trong một “vành đai trong”. Các quốc gia biển đảo như Anh, Mỹ, Úc, Nam

Phi, Canada và Nhật Bản được đặt ở “vành đai ngoài”. Như vậy, miền đất trái tim

theo học thuyết của Mackinder được che chắn xung quanh, ngăn cách với biển cả, có khả năng tự cung tự cấp và con đường bộ duy nhất có khả năng tiếp cận với nó là

khu vực Đông Âu, để từ đó tiến tới làm chủ thế giới.

Với những nhận định của mình về vùng đất “chìa khóa” chiến lược Đông Âu, Mackinder đã tiên đoán trước được cuộc CTTGI và sau đó là sự tiếp tục nổ ra của Chiến tranh Thế giới thứ hai (CTTGII). Ông cũng dự đoán rằng hoặc khối liên minh Nga - Đức hoặc đế quốc Trung - Nhật (sau khi chiếm lãnh thổ Nga) đều có thể giành được bá chủ thế giới. Trong cả hai trường hợp, “mặt tiền trông ra đại dương sẽ được bổ sung cho nguồn lực của lục địa lớn”, tạo ra những điều kiện ĐCT cần

37

thiết để sản sinh ra một thế lực lớn áp đảo cả trên đất liền lẫn trên biển. Ông cũng cho rằng nếu Liên Xô đánh thắng nước Đức thì nó sẽ trở thành cường quốc đất liền

lớn nhất thế giới và miền đất trái tim của Liên Xô sẽ trở thành pháo đài tự nhiên lớn

nhất trên trái đất.

Chính vì vậy, những lý thuyết của ông về vùng đất trái tim đã nhận được sự

quan tâm đặc biệt của trí thức - các nhà ĐCT Đức, những người mở đường và là linh hồn chiến lược cho Đức Quốc Xã trong việc châm ngòi hai cuộc Thế chiến tàn khốc hướng đến vùng đất trung tâm. Và nó cũng là lý do để tồn tại một loạt các nước Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh như một “vùng đệm” quan trọng để ngăn chặn âm mưu tái thôn tính miền đất trái tim từ nước Đức.

Và thực tế cuộc CTTGII đã cho thấy những “kịch bản” Mackinder nghĩ đến được phát xít Đức hiện thực hóa (đặc biệt với sự ký kết Hiệp ước Xô - Đức tháng 8/1939 để nước Đức rảnh tay thâu tóm Tây Âu và quay trở lại hướng mũi nhọn

chiến tranh sang Nga và miền đất trái tim và việc thành lập liên minh Đức - Nhật

được coi là một cách hiện thực hóa học thuyết của Mackinder về ý tưởng và khả năng bá chủ thế giới, khiến cho các nước Anh, Pháp phải giật mình mà chú ý một cách nghiêm túc hơn đến các công trình của ông.

Đặc điểm địa lý thứ hai mà Mackinder nhấn mạnh đó là “vùng đại dương

trung phần” (Midland Ocean) bao gồm phía Đông Canada, Mỹ, lòng chảo Bắc Đại

Tây Dương cùng bốn vùng biển phụ cận là Địa Trung Hải, Baltic, biển Bắc và biển Caribee, đồng thời bao gồm cả nước Anh và Pháp. Đây là một sự mô tả đáng chú ý về sự ra đời tương lai của khối liên minh quân sự NATO sáu năm sau. Mackinder hy vọng nước Nga với miền đất trái tim sẽ hợp tác với cường quốc ở vành đai đại dương trung phần để ngăn chặn sự xâm lược của nước Đức trong trương lai. Nhưng lý thuyết của ông lại được áp dụng để làm xuất hiện Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Các nhà địa chiến lược Mỹ trong Chiến tranh Lạnh đã vận dụng quan điểm của Mackinder để kiềm chế Liên Xô thay vì hợp tác.

Như vậy, các ứng dụng học thuyết ĐCT (thường chịu ảnh hưởng của học thuyết Mackinder) có một vị trí quan trọng trong chính sách QHQT của các quốc

38

gia. Khi mới ra đời, các lý thuyết về ĐCT đã nhận được sự quan tâm rất lớn của những cường quốc châu Âu và Mỹ. Và trên thực tế, khoa học ĐCT đã được sử dụng chủ yếu cho việc bành trướng lãnh thổ mà minh chứng rõ nét nhất là thuyết không gian sinh tồn của Đức Quốc Xã và cuộc CTTGII, hay sự can thiệp quân sự diễn ra phổ biến sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong tiến trình hội nhập EU thì ĐCT đang được vận dụng một cách hòa bình và hiệu quả, thể hiện tính tích cực của bộ môn khoa học này và phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.

39

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ MỞ RỘNG EU. TRIỂN VỌNG MỞ RỘNG EU TRONG TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu Mở rộng liên minh Châu Âu ( EU) nhìn từ góc độ địa chính trị (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)