Mục đích nghiên cứu Mục đích mà luận văn hướng tới chính là việc khẳng định những đặc trưng của lần mở rộng Liên minh châu Âu lần thứ 5; chứng minh EU đang thực sự thay đổi sau lần mở rộ
Trang 1NGUYỄN THÙY LINH
MỞ RỘNG LIÊN MINH CHÂU ÂU LẦN 5 – TIẾN
TRÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: TS Chu Đức Dũng
Hà nội - 2005
Trang 32.2 Tác động của tiến trình mở rộng Liên minh châu Âu lần 5 68
2.3 Đánh giá chung về tiến trình mở rộng lần 5 của Liên minh châu Âu 92
Chương 3: EU mở rộng và tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam - EU 108
3.1 Quan hệ Việt Nam – EU-15 và các nước ứng cử viên trước mở rộng lần
5
109
3.1.2 Quan hệ Việt Nam với 10 quốc gia Trung, Đông và Nam Âu 126 3.2 Định hướng của Việt Nam về phát triển kinh tế đối ngoại và quan hệ
kinh tế Việt Nam - EU
130
3.3 EU mở rộng và những ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế Việt Nam - EU 133 3.3.1 Tác động tới mô hình kinh tế xã hội Việt Nam 133 3.3.2 Tác động tới hợp tác kinh tế của Việt Nam - EU 140 3.4 Những giải pháp đẩy mạnh quan hệ kinh tế Việt Nam với EU mở rộng 146
Trang 4PHỤ LỤC 176
Trang 5AFD Cơ quan phát triển Pháp
APEC Asian – Pacific Economic Co-operation – Diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN The Association of South East Asian Nations – Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á
ASEM Asian – Europe Summit Meeting – Diễn đàn hợp tác Á - Âu CEECs Central Eastern European Countries - Các nước Trung, Đông và
Nam Âu CET Common External Tariff – Biểu thuế quan ngoại khối chung
ESCB European System Central Banks – Hệ thống ngân hàng trung
ương châu Âu ESDP European Security and Defence Policy – Chính sách phòng thủ
và an ninh chung châu Âu
Trang 6FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT General Agreement on Tariff and Trade – Hiệp định chung về
thuế quan và mậu dịch
GSP Generalised System Preference – Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ
cập
NAFTA Northern America Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ
ODA Official Development Aid – Viện trợ phát triển chính thức OECD Organization for Economic Co-operation and Development –
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
RIAs Regional Intergration Agreements – Thoả ước hội nhập khu vực
Trang 7UNDP United Nations Development Programe – Chương trình phát
triển Liên hợp quốc
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
“Một nguyên nhân: hoà bình Một con đường: kinh tế Một tầm nhìn: chủ nghĩa Liên bang châu Âu”
Khác với những người đi trước như Napoleon hay Condenhove Karleg, Jean Monnet – cha đẻ của hành trình liên kết châu Âu ngày nay đã thiết kế con đường tiến tới thống nhất châu lục như thế Theo một lịch trình đã đặt sẵn, con tàu Liên minh châu
Âu (EEC/EU) tiến về đích với một tốc độ ngày càng nhanh Chỉ khởi đầu bằng việc liên kết sản xuất – tiêu thụ hai sản phẩm quan trọng của nền kinh tế vào năm 1951, ngày nay, Liên minh châu Âu đã và đang tiến hành liên kết trên mọi lĩnh vực: từ kinh
tế cho tới văn hoá, an ninh, quốc phòng Cùng với một tốc độ liên kết ngày càng nhanh
và mạnh, con tàu của liên minh đang ngày càng được nối dài Và lần gần đây nhất chính là sự kiện Liên minh châu Âu tiến hành mở cửa lần thứ 5, kết nạp thêm 10 thành viên nữa thuộc khu vực Trung, Đông và Nam Âu bao gồm: Ba Lan, Hungary, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Síp, Séc, Slovakia và Slovenia, nâng tổng số thành viên của mình lên con số 25 Và không dừng lại ở đó, Liên minh châu Âu còn đang có tham vọng liên kết cả chính trị trên toàn châu lục
Đối với Liên minh châu Âu, ngày 01/05/2004 đã đi vào lịch sử khi đây là lần mở cửa lớn nhất và cũng đồng thời là mốc son đặt dấu chấm hết cho sự phân chia châu lục theo trật tự Yalta sau Đại chiến thế giới lần thứ hai Với lần mở rộng thứ 5 này, Liên minh đang thực sự thay đổi cả về lượng và chất bởi đầu tàu lúc này phải kéo theo sau nhiều toa với sức nặng lớn hơn; độ gắn kết giữa các toa vì thế mà cũng cần bền chặt hơn
Trang 9Đối với thế giới, thị trường của Liên minh châu Âu đang là một thị trường chung lớn nhất với 455 triệu người tiêu dùng Với sức mạnh của 25 quốc gia hợp thành, EU đang là một cực kinh tế mạnh, cạnh tranh với vị thế siêu cường của Mỹ Còn riêng đối với Việt Nam, EU mở rộng và quá trình mở rộng của EU có một ý nghĩa quan trọng bởi họ vốn là bạn hàng lớn, nhất là khi những thành viên mới hay những nước ứng cử viên đều là những người bạn truyền thống của Việt Nam Hơn nữa, việc Liên minh tiếp tục đổi mới, phát triển mô hình kinh tế xã hội sẽ trở thành một cơ sở thực tiễn quan trọng để Việt Nam quan sát, học tập trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa của mình
Chính bởi những lý do như vậy mà việc nghiên cứu tiến trình mở rộng Liên minh châu Âu lần thứ 5 và những vấn đề có liên quan trở nên vô cùng cần thiết
2 Tình hình nghiên cứu
Vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, quá trình mở rộng EU đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới
và ngay tại Việt Nam (xem mục Tài liệu tham khảo) Bên cạnh những bài viết trên các
tạp chí lớn như The Economist, Intereconomies… còn có những ấn phẩm được lưu hành tại Việt Nam trong đó đáng chú ý là những cuốn sách như: Mở rộng EU và các
tác động đối với Việt Nam; Kinh tế và chính sách EU mở rộng…Nhiều nhà nghiên cứu
Việt Nam cũng đã đăng tải những bài viết của mình trên các tạp chí như: Tạp chí
nghiên cứu kinh tế; Những vấn đề kinh tế thế giới; Nghiên cứu châu Âu… Đây là
những tài liệu có giá trị trong việc tìm hiểu tiến trình, đặc điểm cũng như triển vọng của quá trình mở rộng EU, song những tài liệu này chủ yếu mới đi vào các khía cạnh riêng lẻ và trong từng giai đoạn nhất định Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể và có hệ thống tiến trình mở rộng lần 5 của Liên minh châu Âu, rút ra những đặc điểm cũng như phân tích những tác động có thể có sẽ đóng góp một vai trò rất quan trọng
Trang 103 Mục đích nghiên cứu
Mục đích mà luận văn hướng tới chính là việc khẳng định những đặc trưng của lần
mở rộng Liên minh châu Âu lần thứ 5; chứng minh EU đang thực sự thay đổi sau lần
mở rộng này: thay đổi về thể chế chính trị, thay đổi về mô hình liên kết, thay đổi về các mối quan hệ đối ngoại… Điều này sẽ làm sáng tỏ hơn mô hình liên kết mang tính đặc thù của Liên minh châu Âu Và với sự thay đổi như vậy, EU chắc chắn sẽ tạo ra những ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, trong đó bao gồm cả những ảnh hưởng đối với Việt Nam Để đạt được mục đích đề ra, luận văn sẽ tập trung việc giải quyết một số vấn đề:
Thứ nhất, tìm hiểu một cách có hệ thống các lý thuyết và các cơ sở thực tiễn để
giải thích cho quá trình mở rộng của châu Âu
Thứ hai, rút ra những đặc trưng cơ bản ở lần mở rộng thứ 5 của Liên minh châu
Âu; tìm hiểu mục đích của lần mở rộng thứ 5 khi phần lớn những quốc gia được kết nạp lần này lại vốn đã từng nằm trong hệ thống các nước XHCN và chịu sự chi phối chặt chẽ của Liên Xô cũ
Thứ ba, đánh giá và dự báo những tác động có thể có đối với nội bộ EU và thế giới Thứ tư, đánh giá và dự báo những tác động của EU mở rộng đối với quan hệ kinh
tế Việt Nam - EU
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu quá trình mở rộng lần thứ 5 của Liên minh châu
Âu, tức là bắt đầu tính từ năm 1989 (thời điểm bức tường Berlin sụp đổ, EU thiết lập quan hệ và hợp tác với các quốc gia khu vực Trung, Đông và Nam Âu) Tuy nhiên để làm rõ được vấn đề, luận văn sẽ tiến hành lật lại lịch sử EU kể từ khi thành lập cho tới nay; đồng thời để có thể dự báo được về triển vọng mở rộng của Liên minh châu Âu, luận văn cũng đưa ra giới hạn trần về mặt thời gian là năm 2020
Trang 11Mặt khác, vấn đề mở rộng EU là một đề tài rất rộng mà khuôn khổ của một luận văn cao học không thể có khả năng đề cập được tất cả Chính vì vậy, luận văn sẽ chủ yếu nghiên cứu và phân tích những điểm chung nhất, mang tính tổng thể, liên quan đến mức độ, cách thức và hiệu quả tác động của quá trình mở rộng đối với nội bộ EU và thế giới
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp…Đồng thời, luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh kết hợp với phân tích để làm rõ đặc điểm của lần mở rộng này Để hoàn thành được luận văn, tác giả đã chú trọng tới việc sử dụng các nguồn tư liệu tin cậy, cụ thể là các số liệu thống kê của Uỷ ban châu Âu, của các tổ chức quốc tế như
WB, UNDP,OECD…, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong, ngoài Liên minh châu Âu Và do đặc thù của mô hình liên kết châu Âu, luận văn sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, nhìn nhận vấn đề không chỉ riêng dưới góc độ kinh tế
mà cả chính trị, văn hoá
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Với việc hoàn tất những nghiên cứu về quá trình mở rộng của Liên minh châu Âu,
dự kiến, luận văn sẽ có những đóng góp mới sau:
Thứ nhất, tìm ra những đặc trưng của lần mở cửa thứ 5, phân tích những nỗ lực của
bản thân EU lẫn các nước ứng cử viên cũng như những cải cách sau lần mở rộng này
Thứ hai, đánh giá những tác động có thể có đối với nội bộ EU và đối với kinh tế thế
giới
Thứ ba, đánh giá và dự báo những tác động của EU mở rộng đối với quan hệ kinh
tế Việt Nam – EU; từ đó kiến nghị một số giải pháp tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao hơn nữa mối quan hệ kinh tế Việt Nam - EU
Trang 127 Bố cục của luận văn
Để đạt được những muc tiêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình mở rộng Liên minh châu
Âu
Chương 2: Tiến trình mở rộng EU lần 5 và những tác động
Chương 3: EU mở rộng và tác động tới quan hệ kinh tế Việt Nam - EU
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
1.1 Cơ sở lý luận của quá trình mở rộng Liên minh châu Âu 1
Liên minh châu Âu – EU là một điển hình của quá trình liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới hiện nay Đây là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tế được sắp xếp theo một trật
tự nhất định trên cơ sở thoả thuận giữa các nước thành viên Phải khẳng định rằng: việc các quốc gia, các chính phủ tham gia khối liên kết kinh tế quốc tế là một hoạt động tự giác trên cơ sở nhận thức được những lợi ích do quá trình này mang lại Và đây được coi là một giải pháp hợp lý để xử lý mối quan hệ có tính chất đối lập nhau giữa xu hướng tự do hoá thương mại với bảo hộ mậu dịch, tạo điều kiện cho các quốc gia khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế phát triển trong khu vực, nâng cao hiệu quả của từng nền kinh tế và của cả khối Về mặt xã hội, quá trình liên kết kinh tế sẽ góp phần loại bỏ tính biệt lập và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia; mở rộng, giao lưu về mọi mặt giữa các cộng đồng người; làm cho các quốc gia trở nên gần gũi nhau hơn trong các mối quan hệ; giảm bớt những xung đột cục bộ, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới
Mở rộng các khối liên kết nói chung và quá trình mở rộng Liên minh châu Âu nói riêng là một phần trong liên kết kinh tế quốc tế Dù chỉ là một phần nhưng thực tiễn về vấn đề mở rộng lại rất phức tạp và hiện nay, chưa có một lý thuyết nào được xây dựng
để giải thích riêng cho vấn đề này Xuất phát từ những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã
1 Phần này có tham khảo Kinh tế và chính sách của EU mở rộng do GS Carlo Alto monte và GS Mario Nava là m chủ biên
Trang 14hội…mà EU hướng tới, luận văn đưa vào một số lý thuyết theo quan điểm ủng hộ thương mại tự do, khuyến khích các quốc gia tạo nên một khu vực (lãnh thổ) mà ở đó không có những rào cản thương mại (hiểu theo nghĩa rộng) để làm căn cứ luận, giải thích cho tiến trình hình thành, phát triển và mở rộng của Liên minh châu Âu
1.1.1 Lý thuyết chính thống về hội nhập kinh tế
Lý thuyết chính thống về hội nhập kinh tế quốc tế được hai nhà kinh tế học J
Vinner (The Customs Union Issue-1950) và W M Corden (The theory of
protection-1971) đưa ra để chứng minh những lợi ích các quốc gia sẽ đạt được nếu chuyển từ chủ nghĩa bảo hộ hoàn toàn, tức là đóng cửa quốc gia với các dòng hàng hoá nói chung sang thương mại tự do, tức là một nền tảng thể chế mà hàng hoá có thể lưu chuyển tự
do từ quốc gia này sang quốc gia khác Không những thế, họ còn nghiên cứu việc làm thế nào và với chi phí ra sao để các quốc gia có thể thực hiện được sự chuyển đổi này
Để đơn giản hoá lý thuyết của mình, J Vinner và W M Corden đã đưa ra một loạt các giả định: chỉ nghiên cứu thương mại hàng hoá và giới hạn ở một số ít quốc gia; thị trường hàng hoá và yếu tố sản xuất là cạnh tranh hoàn hảo; các yếu tố sản xuất có thể lưu chuyển giữa các quốc gia và không tính tới chi phí vận chuyển; các quốc gia đều đạt cân đối thương mại (xuất khẩu = nhập khẩu) và các nguồn lực được sử dụng hoàn toàn Các giả định này đã giúp cho lý thuyết trở nên rõ ràng hơn nhưng chính nó đã làm cho lý thuyết bị hạn chế bởi chỉ có khả năng phân tích mô hình tĩnh mà thôi Thực
tế phức tạp hơn rất nhiều trong khi lý thuyết lại bỏ qua một loạt những yếu tố rất quan trọng như: tiến bộ công nghệ, tăng trưởng kinh tế hay phân phối thu nhập Dù bị hạn chế như vậy nhưng về bản chất, lý thuyết vẫn được xây dựng trên cơ sở các mô hình tiêu chuẩn về thương mại quốc tế và có thể được sử dụng để rút ra những nhìn nhận cơ bản về các mô hình hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau giữa các nước
Để đánh giá động thái của quá trình hội nhập, chúng ta sẽ xét 2 quốc gia: một quốc gia đơn nhất H (quốc gia gốc) và quốc gia W đại diện cho phần còn lại của thế
Trang 15giới Tại quốc gia H, sở thích của khách hàng đại diện và khả năng sản xuất một hàng hoá cụ thể được thể hiện ở đường cầu DH
và SH Đây là quốc gia nhỏ nên bất cứ sự thay đổi nào về khối lượng cân bằng của hàng hoá đều không có ảnh hưởng tới giá cả
và khả năng sản xuất của hàng hoá đó trên thế giới Kết quả là đường cung về hàng hoá trên thế giới tại quốc gia H là đường nằm ngang Nó co giãn hoàn toàn, có nghĩa là thị trường thế giới có khả năng cung cấp hàng hoá đó cho quốc gia H với khối lượng bất
kỳ với mức giá cụ thể pW
(pW<pH)
Nếu không có hạn chế thương mại nào, người tiêu dùng sẽ sử dụng khối lượng hàng là OB với mức giá pW, trong đó, OA được sản xuất trong nước; AB nhập từ thị trường thế giới (xem biểu đồ 1.1) Nếu quốc gia H quyết định bảo hộ để khuyến khích sản xuất trong nước, họ sẽ hạn chế lượng hàng nhập khẩu bằng nhiều cách (phổ biến nhất là sử dụng hàng rào thuế quan) Nếu quốc gia này bảo hộ hoàn toàn, họ sẽ đánh thuế sao cho mức giá mới của hàng nhập khẩu bằng giá cả của hàng hoá đó được sản xuất trong nước Khi qui các mức giá này về số liệu cụ thể, ta có thể dễ dàng tính được Biểu đồ 1.1
Trang 16phần thiệt hại mà quốc gia H phải chịu do bảo hộ hoàn toàn (phần thiệt hại của người tiêu dùng trong nước khi giá tăng từ pW
lên pw’ và tổng cầu giảm từ OB xuống còn
OQH)
Kể từ sau khi Đại chiến II kết thúc, các nước bắt đầu nhận thấy rõ những tổn thất
do Chủ nghĩa bảo hộ gây nên và dần chuyển sang sử dụng chính sách thương mại tự
do, tức là bắt đầu tự do hoá một số lĩnh vực thương mại trong quan hệ đối với một số
quốc gia đối tác, tạo nên các Thoả ước hội nhập khu vực (Regional Intergration
Agreements - RIAs) Cơ chế được các nước sử dụng để cắt giảm các rào cản thương
mại đối với đối tác của mình chính là Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area - FTA)
và Liên minh thuế quan (Custom Union - CU)
Trong các Khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia xoá bỏ hàng rào thương mại với đối tác nhưng vẫn duy trì những rào cản này đối với phần còn lại của thế giới Quyền
tự quyết của các quốc gia thành viên trong FTA về rào cản thuế quan của mình với các quốc gia không phải là thành viên sẽ bị bãi bỏ trong liên minh thuế quan Trong trường hợp này, không chỉ các quốc gia tham gia xoá bỏ rào cản thương mại với đối tác của
mình mà còn quyết định về một biểu thuế quan ngoại khối chung (CET) để mỗi thành
viên áp dụng đối với phần còn lại của thế giới Minh chứng đáng chú ý nhất chính là Liên minh châu Âu Thực tế ngay từ năm 1957, Hiệp ước Rome đã đặt ra các điều khoản qui định về một chính sách thương mại chung cho phép 6 quốc gia sáng lập thống nhất về một biểu thuế quan ngoại khối chung Tới 1968, Liên minh thuế quan của Cộng đồng châu Âu có hiệu lực và biểu thuế quan chung ra đời, thay thế cho biểu thuế quan riêng của mỗi quốc gia thành viên trong quá trình giao lưu thương mại với các nước ngoài khối Biểu thuế quan ngày nay của EU cũng bắt nguồn từ đó
Để hiểu thêm về FTA và CU, chúng ta mở rộng ví dụ về hai quốc gia ban đầu sang quốc gia thứ 3 (quốc gia P) là đối tác của H trong FTA Giả định quốc gia này sản xuất hiệu quả hơn quốc gia H với mức giá cân bằng pP
thấp hơn pH nhưng vẫn cao hơn pW
Trang 17Biểu đồ 1.2
Giả sử, hai quốc gia H và P sử dụng hàng rào ngăn cản đối với phần còn lại của thế giới và vì vậy không có hàng hoá nào có thể nhập khẩu vào Khi hai quốc gia này thiết lập FTA thì người tiêu dùng ở H có thể sử dụng hàng hoá của P với mức giá thấp hơn
pW’ Như vậy, đường cung tương ứng của H sẽ là tổng hai đường cung: SH+P
và xác định được mức giá pFT A
Nếu cầu hàng hoá phụ trội của người tiêu dùng tại H được đáp ứng bằng hàng hoá sản xuất ở P thì pFT A
=pP (xem hình 1.2) Với mức giá rẻ hơn, họ sẽ tăng khối lượng tiêu dùng từ OQH
lên OD, trong đó: OC được sản xuất trong nước; CD nhập khẩu từ P Lợi ích thương mại tạo thêm do tham gia FTA của quốc gia H chính là pHCD; còn lợi ích của quốc gia P chính là tam giác (*) (do họ xuất khẩu hàng hoá sang H và nhập khẩu trở lại từ thị trường thế giới với mức giá rẻ: pW
Trang 18Trong trường hợp lượng cầu về hàng hoá này của nước H cao hơn mức sản xuất
mà P có thể cung cấp thì pH
>pFT A>pP Tác động của mô hình này cũng tương tự như
mô hình trên song lợi ích thương mại tạo thêm của quốc gia H sẽ thấp hơn do phải nhập khẩu hàng hoá với mức giá pFT A
>pP; lợi ích của quốc gia P tăng lên do họ có mức sản xuất phụ trội để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của H và bán hàng hoá với mức giá cao hơn giá nội địa2
Giả sử hai quốc gia H và P thiết lập một liên minh thuế quan thì kết quả của mô hình hội nhập này sẽ ra sao?
Khi thiết lập liên minh thuế quan, H và P ngoài việc bãi bỏ hàng rào thương mại giữa hai nước, họ còn phải hi sinh quyền tự chủ trong việc xác định thuế quan đối với thế giới bên ngoài để cùng thiết lập một Biểu thuế quan ngoại khối chung (Common External Tariff – CET) Tất nhiên, H và P sẽ phải cùng nhau đi tới thoả thuận về mức CET cho phù hợp Điều khác biệt so với FTA là lúc này, quốc gia P không thể cung cấp toàn bộ hàng hoá cho H và sau đó thì nhập lại từ thế giới bên ngoài nữa vì họ không còn tự do quyết định biểu thuế quan của mình Kết quả là sau khi liên minh thuế quan được tạo ra thì quốc gia P chỉ có thể cung cấp cho quốc gia H phần cung vượt quá của mình là MP Mức cung này rõ ràng sẽ phụ thuộc vào CET và nó sẽ có giá trị dương khi CET>pP
O C QH D q O F QP E q
Trang 19lên mức CET nên người tiêu dùng phải chịu phần lớn thiệt hại (họ phải tiêu dùng ít đi: từ OQP
xuống còn OF với mức giá cao hơn: CET) Nhưng người sản xuất lại thu được nhiều lợi ích bằng việc xuất khẩu lượng hàng (E F) sang quốc gia H với mức giá cao Tổng hợp lại hai tác động nghịch chiều này, P vẫn có lợi ích thương mại tạo thêm thể hiện bằng tam giác (*) trên biểu đồ 1.3
Như vậy, bằng việc đưa ra hai minh chứng về khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan, lý thuyết của J Viner và W M Corden đã chứng minh những lợi ích mà các quốc gia đạt được khi hội nhập kinh tế với nhau Mặc dù còn rất nhiều hạn chế, chẳng hạn như việc giả định H và P là hai quốc gia nhỏ nên thế giới hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ hàng hoá cho họ với mức giá không đổi (trên thực tế, Liên minh thuế quan của Liên minh châu Âu chiếm tới 26% GDP thế giới và khoảng 20-22% các dòng thương mại toàn cầu 1, Tr 88 nên đường cung của thế giới bên ngoài không thể là đường nằm ngang) nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích của việc liên kết kinh tế giữa các quốc gia Và cũng chính bởi vậy, lý thuyết này không chỉ là một căn
cứ luận cơ bản cho việc thành lập các FTA hay CU của các khối liên kết kinh tế trên
Trang 20thế giới mà nó cũng tạo ra nền tảng cho việc mở rộng chính những khối liên kết đó
(càng mở rộng thì càng tận dụng được hiệu quả các nguồn lực ngoài quốc gia và do
đó, lợi ích thương mại tạo thêm càng lớn), đặc biệt là với Liên minh châu Âu
1.1.2 Lý thuyết về thị trường chung
Như trình bày ở trên, lý thuyết chính thống về hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ rõ những lợi ích cho các quốc gia tham gia trên cơ sở lợi thế so sánh: khi tự do hoá lưu thông hàng hoá, các quốc gia có thể tiếp cận những nhà sản xuất có hiệu quả nhất trong khu vực, hợp lý hoá sản xuất của mình và cải thiện việc phân bổ các nguồn lực, cuối cùng có thể tối đa hoá phúc lợi đạt được Tuy nhiên, các dạng thức hội nhập kinh tế như khu vực mậu dịch tự do hay liên minh thuế quan vẫn chưa đủ để đạt được những lợi ích động đáng kể3
do cuối cùng FTA hay CU vẫn không làm cho thị trường gắn kết một cách hoàn hảo Thị trường sẽ chỉ tồn tại khi các dòng lưu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia được thực hiện với các điều kiện như trong nội tại quốc gia mình Lợi thế của qui mô kinh tế chỉ có thể đạt được khi các quốc gia tham gia liên minh cùng phối hợp thực hiện các chính sách kinh tế chung Và sự khác biệt về giá cả giữa các quốc gia sẽ chỉ là sự khác biệt về chi phí vận chuyển cộng với những chi phí giao dịch liên quan Để tối đa hoá lợi ích từ hội nhập, việc phân mảng thị trường và khuôn khổ điều tiết cũ cần phải được loại bỏ Trên thực tế, các thị trường bị phân mảng là do sự hiện hữu của các rào cản phi thuế quan (none tariff barriers – NTBs), tức là những hạn chế thương mại không phải bằng thuế quan mà nó tồn tại dưới dạng các tiêu chuẩn sản xuất khác nhau hoặc các cơ chế cấp phép khác nhau dể bảo hộ thị trường trong nước Các rào cản này cơ bản phải được xoá bỏ để đạt được tất cả các lợi ích tiềm tàng của việc thống nhất thị trường Bên cạnh đó, một khuôn khổ điều tiết phù hợp cũng phải được đặt ra để đảm bảo tất cả các quốc gia thành viên có thể thực hiện hoạt động kinh tế của mình ở một quốc gia thành viên khác, tạo ra một sân chơi công bằng cho tất cả các đơn
3 Lý thuyết chính thống về hội nhập kinh tế được xây dựng dựa trên cơ sở những giả định nhất định nên nó chỉ có
ý nghĩa lớn đối với việc phân tích mô h ình tĩnh
Trang 21vị kinh tế hoạt động trong một thị trường chung Lúc này, sự gia tăng về qui mô thị trường có được nhờ giảm các hàng rào thương mại sẽ dẫn tới các tác động hỗ trợ cho cạnh tranh: cạnh tranh mạnh hơn, tính độc quyền giảm, sự phân đoạn thị trường giảm, phân biệt về giá cả được xoá bỏ và chuyển giao công nghệ nhanh hơn Hầu hết các loại chi phí sẽ giảm do lợi thế về qui mô kinh tế tăng lên Các sản phẩm đưa ra thị trường cũng vì thế mà đa dạng hơn, thoả mãn nhu cầu và gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng Bản thân Hiệp ước Rome (1957) cùng với việc tạo dựng Liên minh thuế quan cho
6 quốc gia sáng lập EEC cũng đã có vai trò lớn trong việc thành lập một thị trường
“chung” (thị trường “nội khối” hay thị trường “đơn nhất” theo cách gọi của Liên minh châu Âu), tức là một khu vực dựa trên 4 quyền tự do căn bản: tự do lưu chuyển h àng hoá, dịch vụ, vốn và con người4 Tuy nhiên các tiến triển trong lĩnh vực này đã diễn ra với tốc độ rất chậm vì các quốc gia thành viên vẫn muốn giữ một số thị trường được phân đoạn nhằm duy trì một sức mạnh thị trường nhất định Chỉ từ những năm 1970 tới giữa những năm 1980, ngày càng có nhiều nước công nghiệp lớn ở châu Âu tin rằng sự phân mảng thị trường nội địa là một trở ngại lớn đối với khả năng cạnh tranh của châu
Âu Kết quả của sự đồng thuận chính trị này là các thể chế châu Âu bắt đầu xoá bỏ những sai lệch và chi phí tiềm tàng hiện có trong cộng đồng Đặc biệt, vào năm 1979, khi Toà án châu Âu đã có phán quyết về vụ kiện Cassis de Dijon5
thì “nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau” đã có hiệu lực Cùng với “nguyên tắc không phân biệt đối xử” được đề
ra trong điều 12 của Hiệp ước, nguyên tắc công nhận lẫn nhau được coi là hòn đá tảng cho việc xây dựng thị trường nội khối Trên thực tế, việc mở rộng những nguyên tắc này sang lĩnh vực dịch vụ và những qui định về quyền tạo lập hoạt động kinh tế tại các
4
Điều khoản 14 2 của Hiệp ước qui định: “Thị trường nội khối sẽ bao gồm một khu vực không có biên giới bên trong mà ở đó có sự lưu chuyển tự do hàng hoá, con người, dịch vụ và vốn được đảm bảo theo qui định của Hiệp ước này”
5
Vụ kiện có liên quan tới v iệc nhập khẩu mặt hàng rượu hoa quả nhãn hiệu “Cassis de Dijon” xuất xứ từ Pháp tại Đức Cơ quan chống độc quyền Đức đã từ chối cấp phép nhập khẩu sản phẩm này với lý do: nồng độ cồn chỉ ở mức 15 – 20% so với nồng độ tối thiểu qui định là 25% Toà án đã phán quyết qui định này sẽ gây trở ngại cho việc lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia thành viên Và v ì vậy nó cần được bãi bỏ
Trang 22quốc gia thành viên trong những năm tiếp theo đã góp phần làm giảm đáng kể mức độ phân đoạn của thị trường châu Âu Cùng với nó, những trở ngại chính đối với sự hoàn thiện của thị trường nội khối cũng được dỡ bỏ như các rào cản về tăng chi phí (bao gồm tất cả các biện pháp trì hoãn quá trình vận chuyển hàng hoá tại biên giới vì lý do kiểm soát biên giới và quản lý hải quan hoặc các biện pháp liên quan tới yêu cầu đáp ứng các qui định kỹ thuật hay tiêu chuẩn quốc gia) cũng như các hạn chế về thâm nhập thị trường (bao gồm tất cả các biện pháp cản trở quyền thành lập hoặc giao dịch thương mại qua biên giới trong một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, sự thâm nhập vào một số thị trường được điều tiết như hàng không dân dụng, mua bán hàng hoá công cộng…) Một khuôn khổ điều tiết cùng tập hợp các nguyên tắc được các quốc gia thành viên trực tiếp thực thi cũng đã tạo ra một sân chơi thực sự bình đẳng cho mọi đơn vị kinh tế
ở khu vực này Những năm sau đó, quá trình hoàn thiện thị trường nội khối liên tục được thúc đẩy và Uỷ ban châu Âu ngay từ 1988 đã bắt đầu xúc tiến việc đánh giá những lợi ích kinh tế có được từ thị trường đơn nhất
Bảng 1.1 Lợi ích của việc hoàn thiện thị trường nội khối (báo cáo Cecchini)
1985
Lợi ích từ việc giảm các rào cản làm tăng chi phí 2,7
Lợi ích từ giảm các hạn chế thâm nhập thị trường 2,1
Tổng lợi ích theo tính toán độc lập về tác động thúc
đẩy tăng trưởng
6,4
Trang 23Nguồn: Kinh tế và chính sách của EU mở rộng, Tr 131
Như vậy có thể thấy, lý thuyết về thị trường chung là một bước phát triển cao hơn của lý thuyết hội nhập kinh tế quốc tế Nếu như J Vinner và W M Corden mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những lợi ích các quốc gia có được do chuyển từ chủ nghĩa bảo hộ sang trạng thái thương mại tự do đối với phần lớn hàng hoá và dịch vụ, thì với thị trường chung, ngay cả những hàng hoá đặc biệt như vốn hay sức lao động cũng có thể tự do di chuyển mà không gặp bất kỳ một rào cản thương mại nào, kể cả các biện pháp thuế và phi thuế Chính vì vậy, khi tạo lập một thị trường chung, các quốc gia thành viên hoàn toàn có thể tối đa hơn lợi ích của mình, tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ qui mô Hơn thế nữa, họ còn có thể thực hiện mọi hoạt động kinh tế của mình một cách công bằng và bình đẳng ở một quốc gia thành viên khác dựa trên khuôn khổ điều
tiết phù hợp Rõ ràng thị trường chung càng được mở rộng thì những lợi ích đạt được
sẽ càng cao vì họ sẽ hợp lý hoá sản xuất hơn và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn
1.1.3 Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu
Những ý tưởng về một đồng tiền chung đã có từ lâu trong lịch sử hội nhập kinh tế châu Âu Tuy nhiên mãi tới năm 1986, những ý tưởng này mới bắt đầu được thực hiện Trên thực tế, việc thành lập một Liên minh tiền tệ không phải là mới trong lịch sử kinh
tế Trên thế giới đã xuất hiện một số mô hình liên kết về tiền tệ theo những sắc thái khác nhau như mô hình của Liên bang Hoa Kỳ hoặc Canada: liên minh tiền tệ đi đôi với tập trung hoá chính sách tài chính của Chính phủ trung ương; hay liên kết của các quốc gia theo kiểu “đôla hoá tiền tệ”, tức là việc các quốc gia gắn tỷ giá hối đoái của mình vào đồng tiền nước ngoài thông qua một thoả thuận về tiền tệ như trường hợp của Argentina những năm 1990 hoặc gần đây có Estonia, Bungari gắn đồng nội tệ của mình với EURO6 Nhưng liên minh tiền tệ của EU lại là một dạng ở giữa hai thái cực trên với một chính sách tiền tệ tập trung còn chính sách tài chính phi tập trung nhưng
6 Thực tế chính sách tiền tệ của những quốc gia này mang tính hướng ngoại và phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách tiền tệ của nước ngoài
Trang 24phải chịu một mức độ điều phối nhất định Chính bởi sự khác biệt như vậy mà các lý thuyết kinh tế vĩ mô đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ tại châu Âu Thực tế, Liên minh tiền tệ của châu Âu chịu ảnh hưởng của 3 lý thuyết: thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu”, thuyết về lạm phát và lý thuyết về chính sách tài chính, trong đó thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu” của hai nhà kinh tế học người Mỹ R.Mundell và R Mc Kinnon được coi là nền tảng
Lý thuyết được công bố tại Mỹ năm 1961 và đã gây được tiếng vang lớn bởi nó được xuất phát từ chính định hướng khi đó của Cộng đồng kinh tế châu Âu – EEC là nhằm đạt được sự tự do hoàn toàn trong lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và sức lao
động Lý thuyết bao gồm 3 nội dung chính Thứ nhất, theo R Mundell và R Mc
Kinnon “khu vực tiền tệ tối ưu” là lãnh thổ của những nước cùng chung những điều kiện, khả năng để sử dụng một đồng tiền thống nhất, hoặc cùng chung nhữ ng khả năng
để thiết lập một đồng giá vững chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình Và khu vực tiền tệ sẽ là “tối ưu” nếu trong lãnh thổ của nó tồn tại một khả năng cơ động (càng tự
do càng tốt) của các yếu tố sản xuất Ở đây, tiêu chí quan trọng nhất chính là sự sẵn lòng hi sinh tính độc lập của các nước tham gia trong việc giải quyết những vấn đề tiền
tệ – tín dụng Thứ hai, một trong những điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của khu vực
này là tốc độ lạm phát giữa các nước thành viên ít nhiều phải đồng đều để có thể đảm bảo cho việc thực thi các chính sách về ngân sách, kinh tế và tiền tệ có hiệu quả Đồng thời, các quốc gia cũng phải đạt được các mục tiêu như ổn định giá cả, có việc làm đầy
đủ và có sự cân bằng trong cán cân thanh toán (cân đối cả bên trong lẫn bên ngoài)
Thứ ba, đồng tiền chung phải dựa trên cơ sở của mọi đồng tiền ở các nước thành viên
và phải tính tới sự thay đổi tỷ giá của các đồng tiền chứ không phải chỉ với đồng tiền mạnh nhất Đây phải là một đơn vị tiền tệ được lưu thông đồng thời với các đơn vị tiền
tệ châu Âu khác, được phép có những dao động của tỷ giá tiền tệ Khi các qui chế về tiền tệ đã thống nhất thì các dao động này sẽ được xoá bỏ Lúc đó một liên minh kinh
tế cũng sẽ được thành lập và một đồng tiền thống nhất ra đời, thay thế cho đồng tiền
Trang 25các quốc gia thành viên Có thể thấy thực chất của quan điểm này là sự biểu hiện cách tiếp cận thiết chế đối với vấn đề thống nhất tiền tệ Cách tiếp cận này chú trọng tới việc tăng cường các biện pháp điều tiết liên quốc gia và siêu quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ, đến sự phối hợp chính sách kinh tế của các nước thành viên, hạn chế chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ Quan điểm này trên thực tế đã được các quốc gia trong liên minh vận dụng Đó chính là sự thiết lập hệ thống tiền tệ châu Âu – EMS và đồng ECU Mặc dù lý thuyết được công bố từ năm 1961 nhưng vào thời điểm đó, ít có chính khách châu Âu nào chú ý tới việc tạo lập riêng một khu vực tiền tệ bởi lúc này, hệ thống tiền tệ Bretton Woods đang trong giai đoạn vận hành khá tốt Sức ép đẩy các nước châu Âu xích lại gần nhau trong lĩnh vực này chỉ thực sự tăng lên vào cuối những năm 1960 đầu 1970 khi mà hệ thống tỷ giá chuyển đổi cố định Bretton Woods bắt đầu rạn nứt và sụp đổ Bản thân nội khối cuối những năm 1970 cũng bắt đầu phải đối mặt với một loạt vấn đề: các khả năng tiếp tục phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ
sở Liên minh thuế quan bị hạn chế; giữa các khu vực trong cộng đồng nảy sinh tình trạng mất cân đối; việc xây dựng thị trường chung mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng lại làm giảm hiệu quả điều chỉnh của Nhà nước đối với nền kinh tế… Tất
cả những điều này đã đặt ra cho các nước thành viên trong cộng đồng yêu cầu phải phát triển mạnh mẽ quá trình thống nhất tiền tệ nhằm mục đích duy trì sự ổn định tỷ giá tiền tệ và phục hồi lại cân bằng kinh tế
Năm 1970, “Báo cáo Werner” đã đề xuất một kế hoạch đầy tham vọng là lập ra
một Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU- Economic and monetary union) trong vòng 10
năm Sau thời hạn này, Cộng đồng châu Âu sẽ là một thực thể tiền tệ riêng biệt trong
hệ thống tiền tệ quốc tế và cũng sẽ được trao cho những quyền hành cần thiết để ra các quyết sách kinh tế Nhưng do thời điểm tăng cường hơn nữa quá trình hội nhập chưa
đủ chín muồi mà kế hoạch này mãi tới 1986 mới được lật lại và người chịu trách nhiệm nghiên cứu cũng như đề xuất những bước đi cụ thể là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu - ông
Trang 26Jacques Delors Đây là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện liên kết tiền tệ bởi ngoài những yếu tố thôi thúc ở bên ngoài, việc tạo lập một khu vực tiền tệ của riêng châu Âu
và sử dụng một đồng tiên chung còn là điều hết sức cần thiết với châu lục này Thứ
nhất, một đồng tiền duy nhất hiện hữu sẽ cho phép Thị trường đơn nhất vận hành tốt
hơn Lúc này, thị trường châu Âu thực sự là một thị trường ”nội địa”, không có rủi ro
về tỷ giá hối đoái (cùng các chi phí gián tiếp kèm theo) hoặc chi phí giao dịch để chuyển đổi từ đồng tiền quốc gia này sang đồng tiền quốc gia khác Do vậy mà lợi ích
các quốc gia thu được từ Thị trường đơn nhất cũng cao hơn Thứ hai, việc cùng một lúc
đạt được cả hai mục tiêu: nhất thể hoá thị trường hàng hoá và giữ tỷ giá hối đoái ở mức
cố định (khi lưu chuyển vốn chưa hoàn hảo) trong điều kiện không cân đối của các chính sách tiền tệ là một bài toán không lời giải Các Chính phủ buộc phải lựa chọn giải pháp đánh đổi Nhưng khi tính độc lập của các chính sách tiền tệ bị loại bỏ thì các Chính phủ không những đạt được cả hai mục tiêu trên mà chúng còn có vai trò hỗ trợ
cho nhau Thứ ba, việc sử dụng một đồng tiền chung được coi như một “liệu pháp sốc”
được thiết kế để thúc đẩy cạnh tranh và đầu tư tại châu Âu; giúp châu Âu trở lại tốc độ tăng trưởng đã từng có trong 25 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai Ngoài ra, đồng tiền chung còn là một công cụ lý tưởng để khôi phục lại sức sống của mô hình xã hội châu Âu: tăng trưởng bền vững, ổn định và gắn kết xã hội
Dựa trên những vấn đề cơ bản mà lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu đã nêu ra, tháng 2/1992, Hiệp ước Maastricht, khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập một liên minh kinh
tế và tiền tệ châu Âu được ký kết chính thức Hiệp ước cũng đã đặt ra các tiêu chuẩn đảm bảo cho sự thành công của liên minh (còn gọi là Tiêu chuẩn Maastricht):
1 Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Chính phủ trong GDP không vượt quá 3%
2 Tỷ lệ nợ của Chính phủ trong trong GDP không vượt quá 60%
3 Mức độ ổn định giá cả bền vững và tỷ lệ lạm phát trung bình không vượt quá 1,5% mức của 3 quốc gia có thành tích ổn định giá cả tốt nhất
Trang 274 Lãi suất danh nghĩa dài hạn không vượt quá 2% mức của quốc gia có thành tíc h
ổn định giá cả tốt nhất
5 Biên độ dao động danh nghĩa đối với cơ chế tỷ giá hối đoái của Hệ thống tiền tệ châu Âu phải được tôn trọng mà không gây căng thẳng trong ít nhất hai năm trước khi xem xét ra nhập (không phá giá nội tệ trong 2 năm)
Trên cơ sở này, 12 quốc gia trong Liên minh châu Âu có mong muốn tham gia EMU đã nỗ lực để hội tụ đủ 5 điều kiện Và tháng 2/1998, danh sách các quốc gia có thể tham gia Liên minh kinh tế và tiền tệ đã được công bố Chỉ trừ Hi Lạp, 11 nước thành viên EU có nguyện vọ ng tham gia EMU đợt đầu tiên đều đạt chỉ tiêu về thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP; lạm phát không quá 2,7% GDP; lãi suất dài hạn ở mức xấp xỉ 7,1% Đối với tiêu chuẩn về nợ công cộng, chỉ có Luxambua, Phần Lan và Pháp đạt đủ điều kiện; các nước còn lại ở mức gần chuẩn nhưng sẽ đạt được chỉ tiêu này đầu
Mặc dù có nhiều bước đi thăng trầm nhưng cho tới thời điểm hiện nay, đồng EURO đang thể hiện vai trò là một đồng tiền mạnh và chủ chốt trên thế giới Đối với riêng khu vực châu Âu sử dụng đồng EURO, mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng những tác động của đồng tiền chung đã đúng như dự đoán của các nhà kinh tế Đó là việc thúc đẩy hoàn thiện thị trường nội địa; tạo điều kiện cho thị trường vốn của các nước trong
khối xích lại gần nhau hơn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu… Và
Trang 28cũng chính từ những thành công này của Liên minh kinh tế và tiền tệ, mong muốn mở rộng hơn nữa khối liên kết nhằm tối đa hoá lợi ích của EU trở nên lớn hơn bao giờ hết
1.1.4 Lý thuyết điều tiết
Ra đời từ thế kỷ XV, chủ nghĩa tư bản (CNTB) vận hành theo sự điều tiết của thị trường Trong quá trình phát triển của mình, dù rất thành công nhưng nguy cơ bất ổn
và khủng hoảng luôn là vấn đề mà kinh tế TBCN phải đối mặt Dường như những mầm mống của khủng hoảng chính là một trong những nhân tố cấu thành nên CNTB vậy Trước tình hình đó, các học thuyết chính thống, đặc biệt là những học giả bênh vực quan điểm “cân bằng chung bao trùm toàn bộ và mang tính cực quyền” đã không thể lý giải nổi Họ đã “bất lực khi phân tích chuyển động kinh tế; bất lực khi thể hiện nội dung xã hội của các quan hệ kinh tế và do vậy cũng bất lực khi diễn tả quyền năng và xung đột xảy ra trong lĩnh vực mà kinh tế là đầu mối” 10, Tr 655 Đây là lúc rất cần
có một lý thuyết không chỉ giải thích rõ nhân tố đã làm nảy sinh khủng hoảng mà còn phải làm rõ cơ chế và tính chất cơ cấu của nó nữa Thuyết điều tiết đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy7
Thông qua những nội dung của mình, Thuyết điều tiết thể hiện quan điểm không tin tưởng vào một mình tác động của thị trường Mầm mống khủng hoảng đã có sẵn trong lòng CNTB, do vậy thuyết đã nghiên cứu cơ chế vận hành của xã hội, xem xét những cách thức và thể chế làm cho các quyết định của cá nhân mang đến một sự hợp
lý xã hội, tránh được hoặc vượt qua được khủng hoảng Theo lý thuyết này, phương thức phát triển của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định là tổng thể của c hế độ tích luỹ và khuôn khổ thể chế (hay là phương thức điều tiết) Ở đây, tích luỹ là đặc trưng đối với tăng trưởng, tái sản xuất mở rộng và mỗi nền kinh tế có một chế độ tích luỹ theo một kiểu cách riêng Còn khuôn khổ thể chế bao gồm những thể chế khách quan
7 Thuyết điều tiết xuất hiện đầu tiên ở Pháp từ g iữa những năm 1970, gắn với tên tuổi của M Aglietta, M Boyer… nên còn gọi là trường phái Pháp về điều tiết
Trang 29của nền kinh tế thị trường và thể chế do con người đặt ra Khuôn khổ thể chế của một nền kinh tế thị trường TBCN ở một thời kỳ nhất định có 3 đặc tính: (1) tái sản xuất các mối quan hệ xã hội cơ bản; (2) tạo điều kiện, đặt khuôn khổ, hướng dẫn, kích thích và vận hành chế độ tích luỹ đương thời để cho chế độ tích luỹ đó tồn tại được, tự tái sản xuất được; (3) đảm bảo cho các quyết định phi tập trung, thậm chí quyết định của từng
cá nhân có thể hợp lại thành một sự hợp lý xã hội, một sự nhất quán xã hội Chúng giữ
vị trí trung tâm trong các tình huống được ổn định hoá trong một thời gian và trong quá trình phát triển Có 5 hình thức thể chế quan trọng: (1) Chế độ tiền tệ; (2) Quan hệ lao động; (3) Quan hệ cạnh tranh; (4) Bản chất và hình thức nhà nước; (5) Phương thức hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế
Tại thời điểm Thuyết điều tiết ra đời và phát triển, Mỹ là quốc gia bá quyền cả về kinh tế lẫn chính trị trên thế giới8 Riêng trong lĩnh vực tiền tệ, khi Mỹ trở thành người
“đánh nhịp” cho nền kinh tế thế giới theo phương thức tích luỹ kiểu Ford thì đồng Đôla của Mỹ cũng trở thành đồng tiền chuẩn của thế giới Các hiệp định Bretton Woods chính là hình thức thiết chế cho sự thống trị đó Lúc này, tất cả các quốc gia trên thế giới và kể cả các nước châu Âu cũng đều phải chịu sức ép áp đặt từ phía nền kinh tế thống trị Nhưng khi sức mạnh của các nước Tây Âu được tăng cường, tương quan lực lượng trong thế giới tư bản có sự thay đổi theo hướng có lợi cho các nước này, nhất là khi hệ thống tiền tệ quốc tế lấy USD làm đồng tiền chuẩn bị sụp đổ thì vấn đề đặt ra là cần xem xét lại chế độ bá quyền của Mỹ Những quan điểm của Thuyết điều tiết trở nên quan trọng đối với EC hơn bao giờ hết khi M Aglietta tiến hành khảo sát các phương tiện nhằm tạo lập một chế độ quốc tế để áp đặt sức mạnh điều tiết của mình vào các nền kinh tế quốc gia mà vẫn để lại cho các quốc gia ấy một phạm vi xoay trở nhất định nào đấy Trên cơ sở lý thuyết đó, các nước châu Âu sẽ phải tập trung sức mạnh của nhiều nước trong khu vực để tạo thành một khối nhằm kiềm chế những ảnh
8
Theo thuyết điều tiết, đây phải là quốc gia đóng vai trò tiên phong trong phát triển lực lượng sản xuất; đảo lộn, lật đổ các quan hệ xã hội; nó cũng có thể phán quyết những chuẩn mực ở qui mô thế giới do trình độ tiên t iến về phương thức điều tiết
Trang 30hưởng từ kinh tế Mỹ và dần trở thành một “khối bá quyền” của thế giới Về vấn đề này, các nhà lý luận điều tiết đưa ra những giải pháp kiến nghị khác nhau: Aglietta và Boyer
đề xuất một tổ chức châu Âu với việc thành lập Nhà nước siêu quốc gia kèm theo sự chuyển giao chủ quyền cộng với việc thành lập đồng tiền chung đích thực của châu Âu Ngược lại, A Lipietz lại suy nghĩ về khả năng xây dựng một châu Âu thống nhất về chính trị Mặc dù quan điểm khác xa nhau như vậy nhưng trên thực tế sau này, các tư tưởng của cả Aglietta, Boyer hay Lipietz đều tác động trưc tiếp tới quá trình thống nhất
và mở rộng châu Âu
1.1.5 Lý thuyết thể chế quốc tế
Cùng với Thuyết điều tiết, Thuyết thể chế quốc tế cũng được coi là một trong những lý thuyết mới có ảnh hưởng lớn tới Liên minh châu Âu Đây là lý thuyết được bắt nguồn từ chủ nghĩa thể chế, xuất hiện ở Mỹ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và được phát triển rộng rãi từ những năm 70 và 80 với các đại biểu quan trọng như Haas Earnst, Richard Ashley, Homann Stanley, Harrison Wayner
Lý luận về thể chế quốc tế ra đời nhằm mô tả sự vận động của quan hệ (kinh tế) quốc tế theo xu hướng các nước cùng hợp tác, chấp nhận thoả hiệp, thậm chí nhân nhượng theo một qui tắc nào đó do các bên đặt ra để đạt được những lợi ích nhất định
Lý thuyết cho rằng các nước không nhất thiết phải giành về mình những lợi ích và gây thiệt hại cho các nước khác bằng mọi cách bởi vì bên thua thiệt sẽ từ chối hợp tác về những vấn đề khác Về lâu dài, những t hiệt hại này đôi khi còn lớn hơn nhiều so với những lợi ích trước mắt Và trong đa số các trường hợp, việc tính toán tới những triển vọng làm cho sự hợp tác trở thành lựa chọn hợp lý nhất
Sự lựa chọn nhằm đạt được lợi ích tối đa trong dài hạn đã thúc đẩy các nước đi tới xây dựng một hệ thống các thể chế quốc tế chính thức và không chính thức Những thể chế này điều tiết sự tác động qua lại trong những lĩnh vực mà các nước có chung những lợi ích hoặc mâu thuẫn với nhau về lợi ích Hoàn chỉnh nhất hiện nay của các
Trang 31thể chế quốc tế là các tổ chức quốc tế; tiếp theo là các hiệp định song phương và đa phương, những thoả thuận chính thức và không chính thức, cuối cùng là những hợp tác liên quan tới việc kiềm chế hành động của một nước
Cho tới nay có hai quan điểm chính, lý giải nguồn gốc các thể chế quốc tế Quan
điểm thứ nhất xem xét các thể chế thông qua các vấn đề của hoạt động chung và dựa
trên những thực nghiệm trong nhóm ít thành viên Theo quan điểm này, các nước tự đưa ra và điều chỉnh các qui tắc hành động nhằm đạt lợi ích tối đa trong những điều kiện cụ thể Khả năng này có thể thực hiện trong điều kiện đa số những quốc gia tham gia có sức mạnh kinh tế tương đương nhau Tuy nhiên trên thực tế, ngay cả một nhóm
ít thành viên vẫn có thể tồn tại một hoặc một số thành viên lớn hơn các thành viên khác, có khả năng chèn ép hoặc điều phối việc cùng sử dụng các nguồn lực để đạt được lợi ích lớn hơn (chẳng hạn trường hợp của Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ – NAFTA bao gồm: Mỹ – Canada – Mexico)
Quan điểm thứ hai lại nhìn vào vai trò của nước giữ vị trí lãnh đạo nhóm để giải
thích nguồn gốc của thể chế quốc tế Theo quan điểm này, nước có khả năng chi phối thế giới sẽ qui định các tiêu chí và nguyên tắc hành động, quan hệ sao cho có thể thu được lợi ích tối đa cho nước lãnh đạo Tuy nhiên, các nước thành viên còn lại cũng thu được những lợi ích nhất định Những nguyên tắc nào đưa ra càng được nhiều nước chấp nhận thì các thể chế được tạo ra càng bền vững hơn và “nước lãnh đạo” càng phải bỏ ra ít chi phí hơn để duy trì thể chế đó Ngoài ra, các thể chế do “nước lãnh đạo” thiết lập chắc chắn sẽ bền vững hơn so với những thể chế được hình thành trong điều kiện có nhiều sự lãnh đạo Do việc tìm kiếm sự đồng thuận giữa các thành viên ngang nhau thường khó khăn và phức tạp hơn nên không phải tất cả những lĩnh vực hợp tác có tiềm năng đều được đưa ra để xem xét Khi có sự thay đổi về “nước lãnh đạo”, các nguyên tắc và tiêu chí của thể chế cũng thay đổi Tuy nhiên sau khi “nước lãnh đạo” không còn giữ địa vị thống trị nữa thì thể chế do nó đưa vào vận hành vẫn
Trang 32có thể còn hiệu lực khi xuất hiện một “nước lãnh đạo” mới nếu như nó vẫn còn thích hợp với đa số các nước còn lại
Liên minh châu Âu-EU là một thể chế như vậy Cao hơn tất cả các hình thức thể chế khác, EU là một liên kết Nhà nước theo kiểu “siêu quốc gia”, đặt các vấn đề quan trọng dưới một cơ quan quyền lực chung; tất cả các nước thành viên có quyền lựa chọn lĩnh vực tham gia nhưng khi đã tham gia rồi thì đều phải vận hành theo những qui định nghiêm ngặt và mang tính bắt buộc Như vậy, dù EU có liên kết sâu hay mở rộng hơn đi chăng nữa thì EU vẫn trong quá trình nhất thể hoá chứ không phải thống nhất Điều này hàm nghĩa rằng, EU không thể trở thành một “hợp chủng quốc” như
Mỹ nhưng chắc chắn cũng không phải là một “liên minh lỏng lẻo kiểu phường hội để rồi mỗi thành viên hành động theo cách riêng của mình mà phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định chung và được đảm bảo quyền lợi nhưng cũng phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ” 14, Tr 77
Ban đầu, EU được xây dựng trên cơ sở 6 thành viên: : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua Các quốc gia này đều nằm ở trung tâm châu Âu, có mối liên hệ mật thiết với nhau trong lịch sử, trình độ phát triển không quá cách biệt Họ đã đặt việc sản xuất 2 nguồn nguyên liệu cơ bản cho nền kinh tế là than và thép dưới một sự quản lý chung, phục vụ cho việc khôi phục, xây dựng kinh tế sau chiến tranh, lại vừa đạt được mục tiêu tạo ra lợi ích kinh tế cụ thể và thiết thực Từ sự thành công của lĩnh vực liên kết đầu tiên, EU đã liên tục mở rộng và họ cũng đã tiến hành liên kết sâu trên nhiều lĩnh vực khác, kể cả chính trị, xã hội Nhưng dù liên kết ở lĩnh vực nào thì khởi đầu gần như đều có sự tham gia của 6 quốc gia sáng lập nên Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) như một quá trình thử nghiệm Điều này đã được Tổng thống Pháp G Sirac khẳng định trong bản tuyên bố ngày 09/02/2001:”xây dựng một liên minh châu Âu trên cở sở các Nhà nước-dân tộc, dựa trên một nhóm nước hạt nhân làm động lực cho phát triển” 14, Tr77
Trang 33Trên cơ sở nhóm quốc gia hạt nhân như vậy, EU vẫn luôn duy trì và tăng cường được sức mạnh của mình mặc cho những biến đổi của thế giới bằng việc hoạt động theo những chuẩn mực và liên tục mở rộng Dù là EU-6, EU-15, EU-25 hay là EU-28
đi chăng nữa thì bao giờ trong nội bộ khối cũng cần có một trật tự nhất định và ít nhất
có một quốc gia giữ vai trò lãnh đạo Đây phải là quốc gia có nhiều ảnh hưởng nhất tới các thành viên khác trong liên minh và do vậy, họ mới có khả năng dẫn dắt liên minh trên con đường phát triển Khi thành lập, EU chịu nhiều sự chi phối của Pháp bởi ngay
từ ban đầu, ECSC được xây dựng trên ý tưởng của người Pháp Kể từ đó cho tới năm
1989, thời điểm bức tường Berlin sụp đổ, Pháp và Đức là hai quốc gia thay nhau nắm giữ vị trí quan trọng này Nhưng việc nước Đức thống nhất đã phá vỡ thế quân bình giữa Pháp và Đức, làm cho trục Pháp-Đức vốn là nước chủ đạo của Liên minh châu
Âu nghiêng về phía Đức nhiều hơn Tình hình như vậy đã buộc Pháp phải tìm đồng minh để cân bằng quyền lực Và đối tượng mà Pháp tìm đến chính là Anh, quốc gia đã từng bị Pháp bác bỏ đơn gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu-EEC Về phía Anh – quốc gia thân Mỹ trong EU đã bắt đầu cải biến dần lập trường của mình là bất hợp tác trong vấn đề xây dựng châu Âu và trở nên gần gũi, thân thiết với Pháp hơn Những toan tính này đã đặt quá trình nhất thể hoá châu Âu dưới quan hệ lãnh đạo tay ba: trên vấn đề kinh tế-tiền tệ thì Pháp-Đức liên minh; còn trên lĩnh vực ngoại giao và phòng thủ thì Anh-Pháp liên minh
Theo lý luận về thể chế quốc tế, độ bền vững của các thể chế và những đặc điểm của chúng sẽ có ảnh hưởng tích cực tới chính sách đối ngoại của các nước và các quan
hệ quốc tế Chính nhờ các thể chế và cơ chế thông qua quyết định mà các nước lớn (tư bản) thường tránh được những xung đột gay gắt có khả năng dẫn tới chiến tranh Đây
là đặc trưng nổi bật nhất của lý luận và trường hợp của EU là một điển hình Khi Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman đưa ra sáng kiến khởi đầu cho tiến trình liên kết châu Âu: thành lập ECSC thì bên cạnh ý nghĩa to lớn về kinh tế, đề nghị này còn bao hàm cả sự hoà giải giữa Pháp và Đức, vốn là hai “kẻ thù truyền kiếp” sau các cuộc đại
Trang 34chiến (Đức đã từng 3 lần xâm chiếm Pháp kể từ 1870 và bản tuyên bố Schuman nổi tiếng được phát biểu chỉ 5 năm sau khi chiếc xe tăng của Đức quốc xã cuối cùng rời khỏi Điện Champs Elysées) Với lần mở cửa thứ 5 này của EU cũng vậy, những lo ngại cho hoà bình trên đất châu Âu gần như đã chấm dứt Đây là lần kết nạp 10 thành viên khu vực Trung, Đông và Nam Âu, trong đó phần lớn các quốc gia này sau Đại chiến II đã thuộc phe chính trị đối đầu với EU-phe xã hội chủ nghĩa (XHCN) và chịu
sự chi phối chặt chẽ của Liên Xô cũ
1.2 Cơ sở thực tiễn của quá trình mở rộng Liên minh châu Âu
Quá trình hình thành, phát triển cũng như mở rộng của Liên minh châu Âu không chỉ được được xây dựng trên cơ sở những lý thuyết, mà nó còn có một nền tảng quan trọng và vững chắc: đó chính là những cơ sở mang tính thực tiễn được nhìn nhận từ 4
góc độ Thứ nhất, luận văn sẽ xuất phát từ cách nhìn tổng thể, bao quát về bối cảnh
chung của nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn toàn cầu hoá cùng sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghệ mới với sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị, văn hoá
và sự xuất hiện của một loạt các liên kết tầm khu vực mà EU là một điển hình mẫu
mực Thứ hai, luận văn đề cập tới nền tảng về văn hoá và lịch sử của các quốc gia châu
Âu Đây là một động lực quan trọng lôi kéo các quốc gia này xích lại gần nhau hơn và cũng là một nhân tố đảm bảo cho tính bền vững của Liên minh châu Âu mà không một
khối liên kết kinh tế khu vực nào có được Thứ ba, luận văn xem xét từ nhu cầu mở rộng của chính nội bộ liên minh châu Âu Và thứ tư là từ những mong muốn mạnh mẽ
của bản thân các quốc gia ngoài liên minh Chính từ những cơ sở như vậy mà quá trình
mở rộng Liên minh châu Âu được thực hiện như một tất yếu và là một đảm bảo lớn cho
sự bền vững của EU sau này
1.2.1 Tác động của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới
Toàn cầu hoá mà trước hết là toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan trên thế giới ngày nay Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham
Trang 35gia vào quá trình này Nó đang biến thế giới thành một chỉnh thể t hống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận và giữa chúng có sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau
Khái niệm “toàn cầu hoá” (globalization) được George Modelsski lần đầu tiên nêu ra năm 1972 trong tác phẩm “Principle of the world politics” khi nói tới vấn đề Liên minh châu Âu lôi kéo các nước vào một hệ thống thương mại toàn cầu Tuy vậy cho tới nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau về toàn cầu hoá Theo UNDP, toàn cầu hoá biểu hiện ở sự thu hẹp lại của không gian và sự biến mất của các đường biên giới
Nó đang gắn kết cuộc sống của con người với nhau một cách sâu sắc, chặt chẽ và trực tiếp hơn bao giờ hết Theo OECD, toàn cầu hoá là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu Ngay ở Việt Nam cũng có những quan niệm khác nhau về toàn cầu hoá Mỗi quan niệm đều có những hạt nhân hợp lý riêng tuỳ theo cách tiếp cận vấn đề, song dường như mỗi quan niệm mới chỉ phản ánh được phần nào bản chất của toàn cầu hoá Tuy nhiên, tựu chung lại, các quan niệm đều có sự thống nhất về những biểu hiện tập trung của toàn cầu hoá Đó là: toàn cầu hoá là một tiến trình lịch sử đi từ thấp tới cao, từ cục bộ tới tổng thể để đạt một mục đích thống nhất, với sự gia tăng các quan hệ kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, công nghệ, lao động, các vấn đề toàn cầu và mức độ phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nước, các dân tộc trên toàn thế giới
Đây không phải là lần đầu tiên thế giới chứng kiến hiện tượng toàn cầu hoá Song có một sự khác biệt lớn so với những lần trước: quá trình toàn cầu hoá hiện nay nhận được sự hỗ trợ tích cực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư (còn gọi
là cuộc cách mạng công nghệ mới) với 4 trụ cột chính:
Thứ nhất, công nghệ sinh học (khoa học về bản thân con người, sinh thái và sinh
vật như công nghệ gen, tế bào, vi sinh) là khoa học công nghệ quan trọng nhất đối với
sự sống và sự phát triển
Trang 36Thứ hai, công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu tạo ra theo công nghệ nano
có kích thước nhỏ, tiêu tốn ít năng lượng, độ bền cao… thể hiện trình độ sản xuất đã đạt được mức độ cao
Thứ ba, công nghệ về phát triển năng lượng an toàn và sạch: hướng vào năng
lượng mặt trời và pin ắc qui chạy bằng hidro
Thứ tư, công nghệ thông tin giữ vai trò tổng hợp trong sự tác động của con
người đối với quá trình sản xuất và các hoạt động khác
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với một tốc độ như vũ bão đã làm biến đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, đưa nền kinh tế thế giới đạt tới một cơ sở công nghệ cao và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá Và cũng chính bởi vậy mà toàn cầu hoá hiện nay được coi là một sản phẩm của văn minh nhân loại Tới lượt nó lại tác động trở lại thế giới văn minh và làm biến đổi đời sống mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
Với quá trình toàn cầu hoá, từ tính tương thuộc chặt chẽ giữa các nền kinh tế quốc gia, các hoạt động thương mại, đầu tư, tài chính đều gia tăng mạnh mẽ và bắt buộc các nền kinh tế đều tham gia vào một kiểu thị trường thế giới thống nhất Đây là một thị trường mở và các nền kinh tế quốc gia tự nguyện mở cửa nền kinh tế của mình
để trên cơ sở những lợi thế so sánh vốn có sẽ hội nhập hiệu quả vào các thị trường khu vực và thế giới, khai thác những lợi thế do qui mô kinh tế gia tăng Đặc biệt, trong nền kinh tế toàn cầu hoá, xu hướng khu vực hoá được đẩy mạnh hơn bao giờ hết Đây là sự liên kết giữa các nước trong một khu vực trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, được thể chế hoá bằng các định chế, qui tắc và có cơ chế điều chỉnh các hoạt động kinh tế đã được ký kết theo những mục tiêu chung, thống nhất nhằm phát huy sự tương đồng, đem lại lợi ích lớn hơn cho các nước thành viên trong cạnh tranh và hợp tác quốc tế Cùng với toàn cầu hoá, hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế dưới nhiều cấp
độ và mang tính thể chế ngày càng cao đã ra đời Chúng là hiện thân của xu hướng tự
Trang 37do hoá về thương mại, đầu tư với nhiều hình thức phong phú và đa dạng: Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA), Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)… Và Liên minh châu Âu cũng là một minh chứng cụ thể cho khuynh hướng liên kết kinh tế thống nhất toàn khu vực
Về chính trị, ngay từ khi hình thành châu Âu đã là một châu lục bị chia rẽ sâu sắc Các cuộc chiến tranh và xung đột triền miên trở thành nét thường trực ở châu Âu trước đây Tình trạng này đã gây những tổn thất lớn cho châu Âu Nhưng phải đến cuộc Đại chiến II thì những thiệt hại to lớn về cả vật chất và tinh thần mới khiến châu
Âu nhận thức lại Đặc biệt, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở các nước Đông Âu vào những năm 1990 và chiến tranh lạnh kết thúc thì đây được coi là thời điểm hiếm hoi mà phần lớn các quốc gia châu Âu có sự tương đồng về chính trị Riêng về lĩnh vực kinh tế, châu Âu đã từng có những cường quốc với thời kỳ phát triển vàng son như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhưng chiến tranh đã làm cho các nền kinh tế này trở nên suy yếu Và ở châu Âu vẫn tồn tại những quốc gia có trình độ phát triển thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực, ví như các quốc gia trong hệ thống XHCN trước đây như Cộng hoà Séc, Hungary, Rumani Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế dường như sẽ trở thành nhân tố cản trở cho khối liên kết châu Âu Song theo suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, dưới tác động của xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, việc EU hình thành, phát triển và mở rộng với sự biến mất của các đường biên giới quốc gia, với sự vận động tự do của các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, với việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên một thị trường mang tính thống nhất
sẽ làm cho các quốc gia thành viên khai thác được các lợi thế của nhau trong phát triển Chính quá trình này về mặt dài hạn sẽ giúp châu Âu thu hẹp được khoảng cách còn lại
về kinh tế; tạo ra một tiếng nói có trọng lượng; trở thành một “vòng tròn đồng tâm” của nền kinh tế thế giới (khôi phục vị thế trước đây của châu lục), cạnh tranh với các khối
Trang 38liên kết kinh tế khu vực khác Và quan trọng hơn, chính bản thân khối liên kết khu vực này sẽ là một chủ thể lớn tác động trở lại quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá
1.2.2 Ảnh hưởng của nền văn minh châu Âu tới quá trình mở rộng EU
Yếu tố văn hoá lần đầu tiên được đề cập trong một hiệp ước của Liên minh châu Âu: Hiệp ước Maastricht đã thể hiện quan điểm của liên minh: chính thức được thừa nhận tầm ảnh hưởng của nhân tố phi kinh tế và phi chính trị này tới tiến trình liên kết châu Âu
Trong tác phẩm “Sự va chạm của các nền văn minh”, tác giả Samuel Hungtington đã đưa ra một loạt minh chứng về vai trò của văn hoá trong việc thống nhất cũng như chia rẽ của các quốc gia Đã có nhiều quốc gia đến với nhau do gắn kết
về hệ tư tưởng nhưng sau đó lại xung đột do không đồng nhất văn hoá (trường hợp của Liên bang Xô viết cũ, Liên bang Nam Tư…); nhưng ngược lại, nhiều quốc gia lại tìm đến nhau dù bị chia rẽ về ý thức hệ nhưng lại tương đồng văn hoá (trường hợp hai nước Đức, Triều Tiên…) Và Hungtington hoàn toàn có cơ sở để đưa ra kết luận rằng: “Các
tổ chức quốc tế dựa trên cơ sở các quốc gia có điểm chung về văn hoá như Liên minh châu Âu chắc chắn sẽ thành công”
Vậy thì điểm chung về văn hoá của Liên minh châu Âu ở đây là gì?
Xuất hiện muộn hơn các nền văn hoá khác, văn hoá châu Âu (hay còn gọi là nền văn minh phương Tây) mang nhiều đặc trưng cơ bản và những đặc trưng này đều ít nhiều có ảnh hưởng tới tiến trình liên kết của châu lục
Thứ nhất, nền văn minh châu Âu được kế thừa di sản cổ điển, phong phú của
văn minh Hi Lạp và La Mã bao gồm triết học Hi Lạp, luật La Mã, tiếng Latinh Chính bởi vậy mà khó có nền văn minh nào đạt được trình độ như văn minh châu Âu cho tới thời điểm này
Trang 39Thứ hai, nền văn minh châu Âu chịu sự chi phối mạnh mẽ của hai tôn giáo
chính: Thiên chúa giáo và đạo Tin lành Hai đạo giáo này đã góp phần phát triển ý thức cộng đồng bền chặt, gắn bó trong xã hội phương Tây
Thứ ba, sự chia tách quyền lực tinh thần với quyền lực chính quyền là nét đặc
trưng cơ bản của văn hoá châu Âu Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, nhà thờ luôn tồn tại bên cạnh chính quyền Chúa và Xêda, nhà thờ và nhà nước, quyền lực tinh thần
và quyền lực chính quyền luôn là nhị nguyên bao trùm toàn bộ nền văn hoá
Thứ tư, con người châu Âu rất tôn trọng qui luật Khái niệm qui luật và sự tôn
trọng qui luật được truyền lại từ người La Mã Truyền thống này đã đặt nền móng cho việc xây dựng hiến pháp và bảo vệ nhân quyền, kể cả quyền về tài sản, chống lại việc
sử dụng sức mạnh tuỳ tiện
Thứ năm, văn minh châu Âu mang tính đa nguyên xã hội Tính chất này có
truyền thống lâu đời trong lịch sử phương Tây Chủ nghĩa tuyệt đối không được phép cắm rễ trên đất châu Âu Vua phải dùng sức mạnh của mình để bảo vệ quyền lợi không chỉ riêng mình mà còn của toàn bộ giai cấp quí tộc Thể chế này sau này được phát triển thành các thể chế dân chủ hiện đại mà không một nền văn minh đương thời nào được thừa kế một di sản thể chế dân chủ có lịch sử cả ngàn năm như vậy Chính giá trị nhân văn ấy đã được gìn giữ cho đến ngày nay và làm cho mô hình liên kết của châu
Âu trở nên khác biệt so với những mô hình liên kết khu vực khác (mô hình xã hội)
Thứ sáu, văn minh phương Tây đặc biệt đề cao chủ nghĩa cá nhân Nhiều người
coi đây là đặc điểm trung tâm của nền văn minh này Trẻ em phương Tây được giáo dục tính độc lập từ bé và không dựa dẫm vào người khác Mỗi cá nhân là cả một thế giới riêng biệt và phải hoàn toàn c hịu trách nhiệm về chính bản thân mình
Cùng với những đặc điểm riêng này, văn minh phương Tây còn được kế thừa và
bổ sung những nguồn lực vật chất, tinh thần to lớn từ thành tựu của các nền văn minh khác trong các cuộc tập tự chinh Châu Âu đã có những bước phát triển vượt bậc và
Trang 40bước vào giai đoạn phát triển CNTB sớm hơn rất nhiều so với các trung tâm văn minh khác trên thế giới Và châu Âu trở thành trung tâm của thế giới; còn Tây Âu được coi
là trung tâm của trung tâm thế giới này
Xuất phát từ sự tương đồng về văn hoá, các quốc gia châu Âu đanng tìm về với nhau (thể hiện ở những lần mở cửa liên tục của EU) Bởi được xây dựng và phát triển trên cùng một nền tảng văn hoá, các quốc gia này sẽ dễ dàng hợp tác, chia sẻ lợi ích với nhau hơn Khi đã tìm về được cội nguồn rồi thì sự gắn kết và tính bền chặt của liên minh sẽ cao hơn bất kỳ một khối liên kết khu vực nào khác Và tiến trình mở rộng lần 5 của Liên minh châu Âu cũng chỉ là “sự trở lại với lịch sử và địa lý giống như được trở
về căn nhà xưa của nó”9
1.2.3 Nhu cầu mở rộng biên giới ra bên ngoài của EU- 15
Nhu cầu mở rộng biên giới của EU ở 4 lần trước đó và cả lần thứ 5 này đều nhằm hướng tới những mục tiêu mà liên minh đã theo đuổi ngay từ buổi đầu thành lập Đó là những mong muốn cho một nền hoà bình trên toàn châu lục, mong muốn về sự thịnh vượng, xã hội gắn kết và sau này là mục tiêu tạo lập một tiếng nói có trọng lượng trên trường quốc tế
Hoà bình
Hoà bình là một ước vọng xa xỉ của người dân châu Âu suốt từ những năm 60 trước Công nguyên cho tới khi Đại chiến thế giới II kết thúc năm 1945 Trong khoảng thời gian đó đã có ít nhất 60 triệu người chết vì chiến tranh trên đất châu Âu 23, Tr 10-11 Hòa bình chỉ như một giấc mơ khó thành hiện thực của nhiều bậc vĩ nhân Tại Hội nghị hoà bình tháng 8/1849, Đại văn hào Victor Hugo đã phát biểu:” Sẽ đến một ngày mà các bạn nước Pháp, Nga, Italia, Anh hay Đức, các bạn ở tất cả các quốc gia của lục địa sẽ hoà quyện trong một châu Âu thống nhất, hoà bình và xây dựng tình anh
9 Lời phát biểu của Cựu Tổng thống Pháp Francois Mitterrand