1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế (ko kèm phụ lục)

127 951 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, BÌNH ĐỒ, SƠ ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN VẼ VÀ BẢN ẢNH BẢNG THỐNG KÊ Bảng 1: Bảng thống kê lăng tẩm các vua nhà Nguyễn ở Huế Bảng 2: Bảng thống kê các công tr

Trang 1

PHAN V¡N TIÕN

GèM Sø TR£N C¸C TRANG TRÝ KIÕN TRóC

TRONG L¡NG TÈM CñA C¸C VUA TRIÒU NGUYÔN ë HUÕ

LUËN V¡N TH¹C SÜ LÞCH Sö Chuyªn ngµnh: Kh¶o cæ häc

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN 7

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, BÌNH ĐỒ, SƠ ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN VẼ VÀ BẢN ẢNH 9

MỞ ĐẦU 20

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 32

1.1 HỆ THỐNG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 32

1.1.1 Lịch sử hình thành và tồn tại 32

1.1.1.1 Thiên Thọ Lăng (Lăng vua Gia Long) 33

1.1.1.2 Hiếu Lăng (Lăng vua Minh Mạng) 34

1.1.1.3 Xương Lăng (Lăng vua Thiệu Trị) 34

1.1.1.4 Khiêm Lăng (Lăng vua Tự Đức) 35

1.1.1.5 An Lăng (Lăng vua Dục Đức) 36

1.1.1.6 Tư Lăng (Lăng vua Đồng Khánh) 37

1.1.1.7 Ứng Lăng (Lăng vua Khải Định) 37

1.1.2 Hiện trạng hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế 39

1.1.2.1 Hiện trạng Thiên Thọ Lăng 40

1.1.2.2 Hiện trạng Hiếu Lăng 40

1.1.2.3 Hiện trạng Xương Lăng 41

1.1.2.4 Hiện trạng Khiêm Lăng 42

1.1.2.5 Hiện trạng An Lăng 43

1.1.2.6 Hiện trạng Tư Lăng 43

1.1.2.7 Hiện trạng Ứng Lăng 44

1.2 TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU

Trang 4

1.2.1 Khái niệm trang trí kiến trúc 45

1.2.1.1 Trang trí kiến trúc là gì? 45

1.2.1.2 Các dạng thức trang trí kiến trúc trong hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế 45

1.2.1.2.1 Trang trí trên gỗ 45

1.2.1.2.2 Trang trí trên đá 47

1.2.1.2.3 Trang trí trên kim loại 47

1.2.1.2.4 Trang trí bằng thủy tinh màu 48

1.2.1.2.5 Trang trí đất nung và gốm tráng men 48

1.2.1.2.6 Trang trí bằng kỹ thuật khảm sành sứ 49

1.2.1.2.7 Trang trí bích họa 49

1.2.1.2.8 Trang trí bằng kỹ thuật đắp nổi vôi vữa 49

1.2.1.2.9 Trang trí bằng pháp lam 50

1.2.2 Trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn 50

1.2.2.1 Trang trí kiến trúc trong Thiên Thọ Lăng 50

1.2.2.2 Trang trí kiến trúc trong Hiếu Lăng 51

1.2.2.3 Trang trí kiến trúc trong Xương Lăng 51

1.2.2.4 Trang trí kiến trúc trong Khiêm Lăng và Bồi Lăng 52

1.2.2.5 Trang trí kiến trúc trong An Lăng 53

1.2.2.6 Trang trí kiến trúc trong Tư Lăng 54

1.2.2.7 Trang trí kiến trúc trong Ứng Lăng 54

1.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 55

Chương 2: GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 57

2.1 LOẠI HÌNH, XUẤT XỨ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA GỐM SỨ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA NGUYỄN Ở HUẾ 57

2.1.1 Loại hình 57

Trang 5

2.1.1.1 Gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến trúc 57

2.1.1.2 Gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu cho trang trí kiến trúc 59

2.1.1.3 Gốm sứ mỹ thuật được sử dụng để trang trí kiến trúc 60

2.1.2 Xuất xứ và niên đại 60

2.1.2.1 Gốm sứ Trung Quốc 60

2.1.2.2 Gốm Việt Nam 61

2.1.2.2.1 Gốm Việt Nam làm tại Huế 61

2.1.2.2.2 Gốm Việt Nam nhập từ các địa phương khác 63

2.1.2.3 Gốm sứ Nhật Bản 64

2.1.2.4 Gốm sứ châu Âu 65

2.2 ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁC LOẠI GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 66

2.2.1 Đối với loại hình gốm sứ được sản xuất riêng cho trang trí kiến trúc 66

2.2.2 Đối với loại hình gốm sứ gia dụng được sử dụng làm vật liệu cho trang trí kiến trúc 69

2.2.3 Đối với loại hình gốm sứ mỹ thuật được sử dụng để trang trí kiến trúc 70

2.3 HÌNH THỨC VÀ KỸ THUẬT THỂ HIỆN 70

2.3.1 Hình thức thể hiện 70

2.3.1.1 Mảng trang trí 70

2.3.1.2 Phù điêu 73

2.3.1.3 Tác phẩm độc lập 73

2.3.2 Kỹ thuật thể hiện 74

2.3.2.1 Tượng hoặc phù điêu nguyên khối 74

Trang 6

2.3.2.3 Khảm cẩn mảnh gốm sứ lên các đồ án trang trí bằng chất

liệu khác 76

2.4 CÁC HỆ ĐỀ TÀI TRANG TRÍ 76

2.4.1 Hệ đề tài nhân vật 76

2.4.1.1 Bát tiên 77

2.4.1.2 Ngư - tiều - canh - mục 78

2.4.1.3 Cầm - kỳ - thi - tửu 78

2.4.1.4 Bạng duật tương trì ngư ông đắc lợi 78

2.4.2 Hệ đề tài động vật 79

2.4.2.1 Rồng (long) 79

2.4.2.2 Kỳ lân (lân, ly) 81

2.4.2.3 Rùa (quy) 82

2.4.2.4 Phượng (phụng hoàng) 83

2.4.2.5 Dơi (biên bức) 84

2.4.2.6 Cá (ngư) 85

2.4.2.7 Sư tử 86

2.4.2.8 Ngựa (mã) 86

2.4.2.9 Gà (kê) 87

2.4.2.10 Hổ 87

2.4.2.11 Hươu 88

2.4.2.12 Những con vật khác 88

2.4.3 Hệ đề tài thực vật 89

2.4.3.1 Bộ Tứ thời 89

2.4.3.1.1 Hoa mai 89

2.4.3.1.2 Hoa sen (liên) 90

2.4.3.1.3 Hoa lan 91

2.4.3.1.4 Hoa cúc 91

2.4.3.1.5 Cây liễu 92

Trang 7

2.4.3.1.6 Cây trúc 92

2.4.3.1.7 Cây tùng 92

2.4.3.2 Bộ Bát quả 93

2.4.4 Hệ đề tài đồ vật 94

2.4.4.1 Bộ bát bửu 94

2.4.4.2 Các đồ vật khác 95

2.4.5 Các đồ án trang trí khác 95

2.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 96

Chương 3: VAI TRÕ VÀ GIÁ TRỊ CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 101

3.1 VAI TRÕ CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ VÀ TRONG TRANG TRÍ KIẾN TRÖC Ở VIỆT NAM 101

3.1.1 Vai trò của gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế 101

3.1.2 Vai trò của gốm sứ trong trang trí kiến trúc ở Việt Nam 104

3.2 GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA GỐM SỨ TRÊN CÁC TRANG TRÍ KIẾN TRÖC TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 105

3.2.1 Giá trị lịch sử - văn hóa 105

3.2.2 Giá trị về kiến trúc - tạo hình 106

3.2.3 Giá trị thẩm mỹ 109

3.3 NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN, TU BỔ VÀ PHỤC HỒI NGUỒN GỐM SỨ TRANG TRÍ TRONG LĂNG TẨM CỦA CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 110

3.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 112

KẾT LUẬN 113

Trang 8

DANH MỤC BÀI VIẾT VÀ TƢ LIỆU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN VĂN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

PHỤ LỤC 125

PHỤ LỤC 1 126

PHỤ LỤC 2 161

PHỤ LỤC 3 176

PHỤ LỤC 4 179

PHỤ LỤC 5 205

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

BA Bản ảnh

BAVH Tập san Những người bạn của cố đô Huế

BTLS&CM Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng

BTLSVN Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

BTCVCĐ Huế Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

KĐĐNHĐSL Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ

KĐĐNHĐSLTB Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên

KTS Kiến trúc sư

KH&CN Khoa học và Công nghệ

KHCN&MT Khoa học, Công nghệ và Môi trường

NC&PT Nghiên cứu và Phát triển

NCKH Nghiên cứu Khoa học

NCMT Nghiên cứu mỹ thuật

NPHMVKCH Những phát hiện mới về Khảo cổ học

Nxb Nhà xuất bản

PL Phụ lục

Trang 10

QTDTCĐ Huế Quần thể di tích cố đô Huế

SH Sông Hương

TS Tiến sĩ

tr Trang

TTBTDTCĐ Huế Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

TTKH&CN Thông tin Khoa học và Công nghệ

UBND Ủy ban nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc

VHNT Văn hóa nghệ thuật

VHTT Văn hóa thông tin

VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, BÌNH ĐỒ,

SƠ ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN VẼ VÀ BẢN ẢNH

BẢNG THỐNG KÊ

Bảng 1: Bảng thống kê lăng tẩm các vua nhà Nguyễn ở Huế

Bảng 2: Bảng thống kê các công trình kiến trúc lăng tẩm có khảm sành sứ

Bảng 3: Bảng thống kê gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tráng men

trang trí ở Thiên Thọ Lăng Bảng 4: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở Thiên Thọ Lăng

Bảng 5: Bảng thống kê gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tráng men

trang trí ở Hiếu Lăng Bảng 6: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở Hiếu Lăng

Bảng 7: Bảng thống kê gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tráng men

trang trí ở Xương Lăng Bảng 8: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở Xương Lăng

Bảng 9: Bảng thống kê gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tráng men

trang trí ở Khiêm Lăng Bảng 10: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở Khiêm Lăng

Bảng 11: Bảng thống kê gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tráng men

trang trí ở An Lăng Bảng 12: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở An Lăng

Bảng 13: Bảng thống kê gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tráng men

trang trí ở Tư Lăng Bảng 14: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở Tư Lăng

Bảng 15: Bảng thống kê các công trình trang trí phù điêu và tượng gốm

tráng men ở Tư Lăng Bảng 16: Bảng thống kê các công trình có khảm sành sứ ở Ứng Lăng Bảng 17: Bảng phân loại gốm sứ trên các công trình kiến trúc lăng tẩm

Huế

Trang 12

BẢN ĐỒ

Bản đồ 1: Bản đồ phân bố các di tích lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn Bản đồ 2: Bản đồ Huế và khu vực lăng tẩm

Bản đồ 3: Bản đồ Thiên Thọ Lăng do bộ Công vẽ

Bản đồ 4: Bản đồ địa cục Hiếu Lăng của bộ Công

Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí lăng tẩm các vua Nguyễn

Sơ đồ 2: Sơ đồ quần thể Thiên Thọ Lăng

Sơ đồ 3: Sơ đồ Hiếu Lăng

Sơ đồ 4: Sơ đồ Xương Lăng

Sơ đồ 5: Sơ đồ Khiêm Lăng

Sơ đồ 6: Sơ đồ An Lăng

Sơ đồ 7: Sơ đồ Tư Lăng

Sơ đồ 8: Sơ đồ Ứng Lăng

Trang 13

KHÔNG ẢNH

Không ảnh 1: Khu vực lăng - tẩm của Thiên Thọ Lăng

Không ảnh 2: Không ảnh Hiếu Lăng đầu thế kỷ 20

Không ảnh 3: Không ảnh Xương Lăng

Không ảnh 4: Không ảnh Khiêm Lăng

BẢN VẼ

Bản vẽ 1:

1 Gạch tráng men lò Long Thọ trang trí trên đầu hồi nhà ở Khiêm Lăng; 2 Gạch tráng men lò Long Thọ trên tấm vách của Bi Đình ở Khiêm Lăng

Bản vẽ 2:

1 Gạch tráng men lò Long Thọ trang trí trên trụ biểu của Khiêm Lăng; 2 Chi tiết trụ biểu ở Khiêm Lăng từ dưới chân lên đỉnh; 3 Gạch trang trí tráng men của lò Long Thọ trong kiến trúc trước cửa Ngọ Môn; 4 Tượng sư tử bằng gốm tráng men lò Long Thọ; 3 Gạch tráng men lò Long Thọ trang trí trên đầu hồi nhà ở Khiêm Lăng

Bản vẽ 3:

1 Bản vẽ hiện trạng mặt đứng - mặt bên Tả Hồng Môn ở Hiếu Lăng; 2 Bản vẽ hiện trạng mặt đứng - mặt bên Hữu Hồng Môn ở Hiếu Lăng

Bản vẽ 4: 1 Bản vẽ hiện trạng tường chắn sân chầu ở Hiếu Lăng;

2 Bản vẽ hiện trạng mặt cắt dọc Hiển Đức Môn ở Hiếu Lăng

Bản vẽ 5:

1 Mặt cắt hiện trạng Hữu Tùng Viện ở Hiếu Lăng;

2 Bản vẽ mặt đứng phục hồi trục A - D và D - A Tả Tùng Viện ở Xương Lăng

Bản vẽ 6:

1 Bản vẽ mặt đứng phục hồi trục 1-6 Tả Tùng Viện ở Xương Lăng; 2 Bản vẽ mặt đứng phục hồi trục A - D và D - A Hữu Tùng Viện ở Xương Lăng

Trang 14

Bản vẽ 7:

1 Bản vẽ mặt đứng phục hồi trục 1-6 Hữu Tùng Viện ở Xương Lăng; 2 Bản vẽ mặt đứng phục hồi trục 1-8 và trục H -

A Biểu Đức Điện ở Xương Lăng

Bản vẽ 8: 1 Mặt bên hiện trạng Cung Môn ở Tư Lăng;

2 Mặt đứng hiện trạng Cung Môn ở Tư Lăng

Bản vẽ 9: 1 Mặt bên hiện trạng Công Nghĩa Đường ở Tư Lăng;

2 Mặt đứng hiện trạng Công Nghĩa Đường ở Tư Lăng

Bản vẽ 10: 1 Mặt bên hiện trạng Minh Ân Viện ở Tư Lăng;

2 Mặt đứng hiện trạng Minh Ân Viện ở Tư Lăng

Bản vẽ 11: 1 Mặt đứng hiện trạng Tả Môn ở Tư Lăng;

2 Mặt đứng hiện trạng Hữu Môn ở Tư Lăng

Bản vẽ 12: 1 Mặt đứng hiện trạng Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng;

2 Mặt đứng hiện trạng Thiên Định Cung ở Ứng Lăng Bản vẽ 13: Trang trí lườn nóc

Bản vẽ 14: 1 Bát tiên;2 Con rồng

Bản vẽ 15: 1 Hoa lá hóa rồng; 2 Rồng trang trí trên mái

Bản vẽ 16: 1 Con kỳ lân; 2 Kỳ lân trên bình phong

Bản vẽ 17: 1 Con rùa; 2 Con phượng

Bản vẽ 18: 1 Con dơi ; 2 Hoa lá hóa dơi

Bản vẽ 19: 1 Con sư tử ; 2 Sư tử hý cầu

Bản vẽ 20: Con hổ

Bản vẽ 21: 1 Cá ở máng xối của công trình kiến trúc; 2 Cá bằng gốm

tráng men Bản vẽ 22: 1 Quả lê, na, bí và quả lựu; 2 Tùng lộc

Bản vẽ 23: Bộ Bát bửu

Bản vẽ 24: 1 Cao đê kỷ; 2 Hình hai vòng tròn

Bản vẽ 25: 1 Kiểu chữ Phúc - Lộc - Thọ; 2 Kiểu chữ Thọ hình bát giác

Trang 15

BẢN ẢNH

Bản ảnh 1: 1 Gạch Bát Tràng lát nền Sùng Ân Điện ở Hiếu Lăng;

2 Gạch Bát Tràng lát nền Hòa Khiêm Điện ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 2:

1 Gạch đúc liền khối trang trí lan can tường bao quanh hồ Lưu Khiêm (Khiêm Lăng); 2 Gạch đúc liền khối và gạch thống phong trang trí lan can tường bao quanh hồ Lưu Khiêm (Khiêm Lăng)

Bản ảnh 3:

1 Gạch thống phong không tráng men trang trí ở lan can tường bao trước mộ Kiến Phúc (Khiêm Lăng); 2 Gạch thống phong trang trí lan can quanh hồ Lưu Khiêm ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 4:

1 Gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt tường bao quanh hồ Lưu Khiêm ở Khiêm Lăng; 2 Gạch thống phong, ngói ống, ngói liệt trên khu vực tam cấp trước tẩm điện ở Xương Lăng

Bản ảnh 5:

1, 2 Gạch thống phong, ngói ống, âm dương, câu đầu, trích thủy và khảm mảnh sành sứ trên Bình phong trước khu vựa lăng mộ ở Xương Lăng

Bản ảnh 6:

1 Gạch thống phong và khảm mảnh sành sứ trên Đại Hồng Môn ở Hiếu Lăng; 2 Gạch thống phong, khảm mảnh sành sứ trang trí tường bao quanh hồ Tiểu Khiêm ở Khiêm Lăng Bản ảnh 7:

1, 2 Gạch thống phong và khảm mảnh sành sứ trên Trụ Biểu ở Khiêm Lăng

Trang 16

trích thủy trên cổ diêm, bờ nóc, đầu hồi và mái của Sùng Ân Điện ở Hiếu Lăng

Bản ảnh 11:

1 Gạch thống phong trên đầu hồi của Ô Khiêm Đường ở Khiêm Lăng; 2 Gạch thống phong và ngói ống trên đầu hồi Minh Khiêm Đường ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 14:

1 Ngói liệt trang trí tường bao quanh hồ Lưu Khiêm ở Khiêm Lăng; 2 Ngói liệt, ngói ống, ngói câu đầu và trích thủy, khảm mảnh sành sứ trên đầu hồi Minh Thành Điện ở Thiên Thọ Lăng

Bản ảnh 15:

1 Ngói ống, câu đầu và trích thủy, khảm mảnh sành sứ đầu hồi Minh Thành Điện ở Thiên Thọ Lăng; 2 Ngói ống, ngói câu đầu và trích thủy, khảm mảnh sành sứ trên bờ nóc, cổ diêm, mái của Long Ân Điện ở An Lăng

Trang 17

Bản ảnh 16:

1 Ngói ống, câu đầu và trích thủy, khảm mảnh sành sứ trên mái, cổ diêm Minh Thành Điện ở Thiên Thọ Lăng; 2 Ngói ống, ngói câu đầu và trích thủy, khảm mảnh sành sứ trên bờ nóc, mái của Long Ân Điện ở An Lăng; 3 Khảm mảnh sành

sứ và gốm trên bờ nóc Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng Bản ảnh 17:

1,2 Gốm sứ dân dụng Trung Quốc thế kỷ XIX ở bó vỉa Long

Ân Điện ở An Lăng

Bản ảnh 18:

1 Mảnh gốm sứ trang trí trên Bình phong hậu mộ vua Dục Đức ở An Lăng; 2 Đồ sứ ký kiểu thời Thiệu Trị trang trí trên Bình phong hậu mộ vua Dục Đức ở An Lăng

Bản ảnh 19:

1 Mảnh gốm sứ trang trí bó vỉa Long Ân Điện ở An Lăng; 2 Tìm quy giáp, Minh Mạng niên chế, đồ sứ ký kiểu trang trí trên Bình phong hậu mộ vua Dục Đức ở An Lăng

Bản ảnh 20:

1 Mảnh gốm sứ trang trí bó vỉa Long Ân Điện ở An Lăng;

2 Đồ sứ Nhật Bản in đề can (nửa đầu thế kỷ XX) trang trí bó vỉa Long Ân Điện ở An Lăng

Bản ảnh 21:

1 Mảnh gốm sứ trang trí Bình phong sau mộ vua Dục Đức ở

An Lăng; 2 Đồ sứ Pháp thế kỷ XX ở An Lăng; 3 Đồ sứ Bleus De Delf (Hà Lan) thế kỷ XVIII-XIX ở An Lăng

Bản ảnh 22:

1 Mảnh gốm sứ trang trí Bình phong sau mộ vua Dục Đức ở

An Lăng; 2 Gốm Bencharong, Thái Lan, TK XIX Bình phong sau mộ vua Dục Đức ở An Lăng

Trang 18

Bản ảnh 25:

1 Khảm mảnh sành sứ và gốm trên cổng trước mộ bà Từ Minh ở An Lăng; 2 Con lân khảm mảnh sành sứ trên cổng trước mộ bà Từ Minh ở An Lăng

Bản ảnh 26:

1 Khảm mảnh sành sứ và gốm trên cổng trước Huỳnh Ốc ở

An Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ và gốm (con cá) trên cổng trước Huỳnh Ốc ở An Lăng

Bản ảnh 27:

1 Khảm mảnh sành sứ (rồng và lân) trên Bình phong trước mộ vua Dục Đức ở An Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ (rồng, lân rùa) trên Bình phong hậu Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 28:

1 Khảm mảnh sành sứ (lân, tùng - lộc) trên Bình phong hậu

mộ vua Dục Đức ở An Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ và gốm (phụng) trên Bình phong hậu mộ bà Từ Minh ở An Lăng

Bản ảnh 29:

1 Khảm mảnh sành sứ (phượng) trên Bình phong hậu Ôn Khiêm Đường ở Khiêm Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ (phượng) trên Bình phong trước mộ Lệ Thiên Anh hoàng hậu ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 30:

1 Khảm mảnh sành sứ và gồm, phù điêu gốm trên đầu hồi,

bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ

và gốm trên đầu hồi Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng

Bản ảnh 31:

1 Ngói ống, khảm mảnh sành sứ và gồm trên mái, bờ nóc và

cổ diêm Huỳnh Ốc ở An Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ trên

cổ diêm và đầu hồi Huỳnh Ốc ở An Lăng

Bản ảnh 32:

1 Ngói ống, ngói âm dương, khảm mảnh sành sứ trên mái và

bờ nóc Bi Đình ở Xương Lăng.; 2 Khảm mảnh sành sứ trên

cổ diêm và đầu hồi Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng

Trang 19

Bản ảnh 34:

1 Gạch thống phong, ngói âm dương, khảm mành sành sứ và gốm trên bờ nóc và mái Hòa Khiêm Điện ở Khiêm Lăng; 2 Khảm mảnh sành sứ, gốm và phù điêu gốm trên bờ nóc Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 3 Bát tiên khảm mảnh sành sứ trên cổ diêm Long Ân Điện ở An Lăng

Bản ảnh 35:

1 Khảm mảnh sành sứ và gốm trên cổ diêm và bờ nóc Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng; 2 Hoa sen trên ô hộc cổ diêm Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng; 3 Hoa cúc trên ô hộc cổ diêm Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 36:

1 Khảm mảnh gốm sứ trên máng xối Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 2 Hoa mai hóa rồng trên cổ diêm Long Ân Điện ở An Lăng ; 3 Cá chép vượt vũ môn trên cổ diên Minh Thành Điện ở Thiên Thọ Lăng; 4 Cây tùng trên cổ diêm Lương Khiêm Điện ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 37: 1,2 Khảm mảnh sứ nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng Bản ảnh 38:

Bộ tứ bình (mai - liên - cúc - liễu) khảm sành sứ trong nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng

Bản ảnh 41:

1 Liễu - mã, cúc - hồ lô trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung

ở Ứng Lăng; 2 Dê - cây so đũa, rùa - hạc trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng; 3 Trúc - hổ, mai - đàn trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng

Trang 20

Bản ảnh 42:

1 Lan - chuột, cúc - quạt trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng; 2 Chuột - lựu, gương trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng

Bản ảnh 43:

1 Kê - cúc, hồ lô trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng; 2 Lan - lộc, sen - đàn trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng

Bản ảnh 44:

1 Quả na trên ô hộc nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng;

2 Quả na - chữ Thọ trên bàn thờ nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng; 3 Con phượng trong nội thất Thiên Định Cung ở Ứng Lăng

Bản ảnh 45:

1 Ngói ống, câu đầu và trích thủy, tượng gốm, khảm mảnh sành sứ trên vọng lâu Khiêm Cung Môn ở Khiêm Lăng; 2 Tượng gốm (nghê), khảm mảnh sành sứ trên vọng lâu Khiêm Cung Môn ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 46:

1 Ngói ống, tượng gốm bờ nóc, mái Xung Khiêm Tạ ở Khiêm Lăng; 2 Tượng gốm (cá), trên mái Xung Khiêm Tạ ở Khiêm Lăng

Bản ảnh 47:

1 Ngói ống, tượng và phù điêu gốm bờ nóc, đầu hồi Ngưng

Hy Điện ở Tư Lăng; 2 Phù điêu gốm trên bờ quyết Ngưng

Hy Điện ở Tư Lăng

Bản ảnh 48:

1 Phù điêu gốm (mai - điểu) cổ diêm Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 2 Phù điêu gốm (liễu - mã) trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 3 Phù điêu gốm đầu hồi Ngưng Hy Điện ở

Tư Lăng

Bản ảnh 49:

1 Phù điêu gốm trên đầu hồi Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 2 Tượng và phù điêu gốm (Con nghê và quả phật thủ) trên đầu hồi Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng

Trang 21

Bản ảnh 52:

1 Phù điêu gốm (Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi) trên

bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng; 2 Phù điêu gốm (Thọ lão và cái cốc) trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng

Bản ảnh 53:

1 Phù điêu gốm (Con hổ) trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở

Tư Lăng; 2 Phù điêu gốm (Sư tử hý cầu) trên bờ quyết Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng

Trang 22

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gốm sứ là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các công trình kiến trúc thuộc quần thể di tích cố đô Huế (QTDTCĐ Huế), và được rất nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực mỹ thuật, lịch sử, văn hóa học quan tâm, nghiên cứu Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về gốm sứ được sử dụng trong các trang trí kiến trúc tại lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế, cho dù, đây là một đề tài nghiên cứu rất lý thú và bổ ích, mà nếu nghiên cứu thành công sẽ đóng góp rất nhiều cho công cuộc bảo tồn, trùng tu các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế

Nhận thức được vấn đề trên, tôi mạnh chọn đề tài này để thực hiện luận văn cao học, vì những lý do sau đây:

1.1 Phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy

Bản thân tôi hiện là giảng viên môn Khảo cổ học của khoa Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Phú Xuân (Huế) Phần lớn các giảng viên môn Khảo cổ học tham gia giảng dạy tại trường Đại học Phú Xuân nói riêng và các trường thành viên của Đại học Huế nói chung đều là chuyên gia trong lĩnh vực khảo cổ học tiền - sơ sử, vì thế, tôi đã chọn lựa khảo cổ học lịch sử làm chuyên môn chính để nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên Huế, nơi trường Đại học Phú Xuân tọa lạc, là nơi có QTDTCĐ Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại Quần thể di tích này chính là đối tượng nghiên cứu mà tôi rất quan tâm Vì thế, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về gốm sứ trong trang trí kiến trúc ở lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế là

cơ hội để tôi đào sâu nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cổ học lịch sử ở Huế, vừa để phục vụ cho công tác giảng dạy của tôi, vừa tạo hướng nghiên cứu lâu dài cho bản thân tôi trong tương lai

Trang 23

1.2 Góp phần vào việc bảo vệ, trùng tu và tôn tạo các di tích hiện tồn tại cố đô Huế

Trên các công trình kiến trúc ở lăng tẩm Huế nói riêng và QTDTCĐ Huế nói chung, gốm sứ hiện diện ở khắp nơi, đóng vai trò quan trọng trong trang trí các công trình kiến trúc Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là, do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan, các công trình kiến trúc

ở lăng tẩm Huế cũng như nguồn vật liệu gốm sứ trang trí trên các công trình này hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng và bị hư hỏng nhiều Các cơ quan chức năng, ban ngành liên quan ở địa phương và trung ương đã có những phương án trùng tu, tôn tạo và tu bổ các công trình kiến trúc này Nhưng trong những đề án này, vấn đề nghiên cứu gốm sứ trên các trang trí kiến trúc chưa được nghiên cứu thấu đáo, do đó chưa có những phương án trùng tu, phục hồi gốm sứ trang trí cho hiệu quả Vì vậy, lựa chọn đề tài nghiên cứu này, tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc cung cấp tư liệu, kiến giải nguồn gốc, xuất xứ và làm rõ vai trò, chức năng của gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn nói riêng, trong các công trình kiến trúc triều Nguyễn ở Huế nói chung, từ đó góp phần vào việc trùng tu, tôn tạo các công trình kiến trúc ở QTDTCĐ Huế

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Gốm sứ trên các trang trí kiến

trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế” để viết luận văn cao

học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Trước năm 1975

Từ thời Nguyễn (1802 - 1945), trong các thư tịch chính thống do triều

Nguyễn biên soạn như Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) [47], Khâm định

Đại Nam hội điển sử lệ (KĐĐNHĐSL) [39], Đại Nam thực lục (ĐNTL) [48]

Trang 24

đã viết về các quy chế, quy thức xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế, trong đó, có đề cập vấn đề sử dụng gốm sứ trong xây dựng và trang trí trong công trình kiến trúc này

Năm 1915, trên Bulletin des Amis du Vieux Hué (BAVH), tác giả P Albrecht có bài viết “Les motifs de l‟art ornamental annamite à Hué: Le

Dragon”, đã trình bày một cách tổng quát các họa tiết về chủ đề con rồng

trong trang trí Huế, được thể hiện bởi nhiều chất liệu, trong đó có gốm sứ [78, tr 1-13]

Năm 1917, Rigaux, giám đốc Nhà máy vôi Long Thọ trong bài “Le

Long Tho: ses poteries anciennes et modernes” in trên BAVH, viết về các sản

phẩm của lò gốm Long Thọ, đã đề cập đến các loại gạch ngói và gốm tráng men dùng trong cung điện và các lăng tẩm ở Huế [80, tr 21-32]

Năm 1919, L Cadière trong bài “L‟ Art à Hué” in trên BAVH đã trình

bày một số motif thể hiện trên đồ gốm sứ, gỗ, đồng, pháp lam… hiện diện trên các công trình kiến trúc cung điện và lăng tẩm Huế [79]

Năm 1954, trong tác phẩm L‟ Art Vietnamien, Bezacier đã đề cập đến

kiến trúc và trang trí trong lăng của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức ở Huế [29]

2.2 Từ năm 1975 đến nay

Năm 1985, Đặng Hữu Tuyền có viết bài “Ghi chép về gốm sứ trang trí

kiến trúc Kinh Thành Huế” trên tạp chí Khảo cổ học (KCH) có đề cập đến

gốm sứ trên các trang trí kiến trúc ở Kinh Thành Huế mà các loại này cũng hiện diện trên các lăng tẩm [69, tr 42-45]

Năm 1992, trên Thông tin Khoa học và Công nghệ (TTKH&CN), Đỗ

Kỳ Huy có viết bài “Một vài loại thể gốm thế kỷ XIX tại Huế” có đề cập đến

các loại hình gốm sứ được sản xuất ở lò Long Thọ dùng trong xây dựng và trang trí ở Đại Nội và các lăng tẩm [27, tr 33-39]

Trang 25

Hai cuốn sách về đề tài mỹ thuật Huế của Nguyễn Hữu Thông (Cb) [65] và Nguyễn Tiến Cảnh (Cb) [13] đã trình bày về nghệ thuật trang trí, kiến trúc, hội họa và điêu khắc trên các công trình kiến trúc thời Nguyễn ở Huế, đều có đề cập nghệ thuật khảm sành sứ và phù điêu trong các cung điện và lăng tẩm Huế

Cũng trong năm này, trên báo Thừa Thiên Huế, Trần Đức Anh Sơn và Nhã Ý đăng bài “Những bức phù điêu bằng đất nung trên lăng Đồng

Khánh”, giới thiệu các bức phù điêu bằng đất nung được sử dụng trang trí

trên Ngưng Hy Điện ở Tư Lăng (Lăng Đồng Khánh) và các chủ đề trang trí bằng đất nung trang trí trên công trình này

Năm 1993, cũng trên tạp chí Sông Hương (SH), Lê Đình Phúc công

bố bài “Di tích gốm Long Thọ”, giới thiệu quá trình hình thành, phát triển

của lò Long Thọ và kết quả điều tra, thám sát di tích này do tác giả cùng đồng nghiệp của ông vừa thực hiện tại di tích Long Thọ [45, tr 86-90]

Cũng trong năm này, trong Những phát hiện mới về khảo cổ học

(NPHMVKCH) năm 1993, một số nhà nghiên cứu có đề cập đến khu lò gốm Long Thọ (Huế) [67, tr 222-223]

Năm 1994, trong bài viết “Mấy nhận xét về trang trí nội thất lăng Khải

Định” in trên tạp chí SH, Trần Đức Anh Sơn đã có những phát hiện tinh tế về

nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trong nội thất Ứng Lăng (Lăng Khải Định) với sự phong phú về đề tài, cách tân trong phong cách thể hiện, sự dung hòa của nhiều hệ tư tưởng [51, tr 89-94]

Năm 1995, Vĩnh Phối, trong bài viết “Nghệ thuật trang trí Huế” công

bố tại Hội thảo khoa học Nghệ thuật tạo hình Huế [43, tr 2-24] và trong báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Nghệ thuật trang trí Huế [44],

đã đề cập tới nguồn gốc, kiểu thức, chất liệu của nghệ thuật trang trí Huế

Trang 26

trí như một loại hình đặc thù của nghệ thuật tạo hình Huế nói chung, nghệ thuật trang trí Huế nói riêng

Năm 1998, trên TTKH&CN, trong bài “Hệ thống ký hiệu trên gạch vồ

thời Nguyễn”, tác giả Lê Phan đã trình bày khái quát nguồn gốc, các chủng

loại gạch, ngói thời Nguyễn cũng như các loại ký hiệu trên gạch vồ góp mặt trên các di tích Huế [42, tr 196-203]

Năm 2001, trong bài viết “Gạch ngói và gốm tráng men ở di tích Huế”

in trên tạp chí Huế Xưa và Nay (HX&N), Trần Đức Anh Sơn đã trình bày

tổng quát về tình hình sản xuất và các loại hình gốm tráng men trang trí trên các di tích triều Nguyễn ở Huế [52, tr 236-251]

Cùng năm này, Nguyễn Hữu Thông xuất bản cuốn sách Mỹ thuật Huế

nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí, trong đó có đề cập các loại

chất liệu, kiểu thức trong trang trí cung đình Huế, bao gồm cả trang trí bằng gốm sứ [64]

Năm 2004, với tham luận “Vật liệu gạch ngói trong kiến trúc cung đình

Huế và hệ thống ký hiệu trên gạch ngói thời Nguyễn trong cái nhìn liên hệ về Thăng Long” in trong kỷ yếu Hội thảo Khảo cổ học và bảo tồn di tích, tác giả

Phan Thanh Hải đã trình bày khái quát nguồn gốc, các chủng loại gạch ngói cũng như hệ thống ký tự trên các loại gạch ngói thời Nguyễn [21, tr 131-140]

Năm 2005, Đặng Văn Thắng trong bài viết “Gốm thời Nguyễn” in trong sách Nam Bộ đất và người (tập 3), khi đề cập đến nguồn gốm xây dựng

Kinh Thành Huế, đã chỉ rõ hai trung tâm sản xuất gạch, ngói và gốm tráng men dùng trong kiến trúc cung đình Huế là Ngõa Tượng - Nam Thanh và Long Thọ [61, tr 525-548]

Năm 2005, trong mục Di sản - Du lịch của website netcodo.com.vn, Đỗ

Thanh Mai và Đoàn Sĩ Lạng công bố bài viết “Nghệ thuật khảm sành sứ thời

Trang 27

Nguyễn nhìn từ một chiếc cửa”, đã đề cập tới kỹ thuật khảm sành sứ ở

Chương Đức Môn của Hoàng Thành Huế [87]

Viết về mảng đề tài này còn có Phan Thanh Bình với bài viết “Nghệ

thuật khảm sành sứ trang trí kiến trúc cung đình Huế” [8, tr 325-328]

Năm 2007, trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Trần Đức Anh Sơn công bố bài viết “Màu ngói xưa” đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về các loại ngói

tráng men trang trí trong kiến trúc cung đình Huế và lý giải nguồn gốc, tên gọi của các loại ngói tráng men này [53, tr 34-37]

Năm 2008, trong cuốn sách Huế - Triều Nguyễn Một cái nhìn, Trần Đức Anh Sơn trở lại vấn đề này với bài viết “Gạch ngói và gốm trang trí

trong kiến trúc cung điện ở Huế” [55, tr 196-204] Đến năm 2010, với nhan

đề “Gốm Việt Nam trong quần thể di tích cố đô Huế: xuất xứ, loại hình, chức

năng” [59, tr 304-318], một lần nữa, tác giả lại đề cập tới loại hình gốm sứ

trên các trang trí kiến trúc trong QTDTCĐ Huế, trong đó có hệ thống lăng tẩm của các vua triều Nguyễn

Năm 2010, trong luận án tiến sĩ Nghiên cứu nghệ thuật khảm sành sứ

trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn [10], Phan Thanh Bình đã khảo cứu khá

tỉ mỉ và chi tiết về loại hình nghệ thuật khảm sành sứ, một loại hình trang trí kiến trúc sử dụng gốm sứ, trong các công trình kiến trúc thời Nguyễn ở Huế

Ngoài những bài báo, bài nghiên cứu và những công trình nghiên cứu

đã được công bố như đã trình bày trên đây, còn nhiều bài viết khác của các tác giả: Phan Thanh Hải [22, tr 18-30], [23, tr 43-61], Phan Thuận An [4], [3], [1], Mai Khắc Ứng [74], [75], Trương Nguyễn Ánh Nga [38, tr 35-44]… đã

đề cập đến nghệ thuật kiến trúc và trang trí tại các lăng tẩm Huế, trong đó có những vấn đề liên quan đến việc sử dụng gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn ở Huế

Trang 28

Những bài viết, công trình nghiên cứu trên đây đã khảo cứu công phu và chi tiết về các thể loại trang trí kiến trúc có sử dụng gốm sứ trong các công trình kiến trúc thời Nguyễn ở Huế, có giá trị học thuật và có tính khái quát cao

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ mới đề cập hay quan tâm đến từng vấn đề cụ thể trong nghệ thuật trang trí kiến trúc có sử dụng gốm sứ trên các công trình kiến trúc ở Huế, mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu tổng thể về gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong

lăng tẩm phục vụ cho công tác bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di tích này

3.2 Làm rõ các giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật

kiến trúc - tạo hình do loại hình vật liệu này mang lại

3.3 Khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của loại vật liệu này trong việc

kiến tạo QTDTCĐ Huế nói chung và các lăng tẩm nói riêng Từ đó, giới thiệu các giá trị của gốm sứ trên các phương diện tạo hình, kiến trúc và mỹ thuật cho những ai quan tâm tìm hiểu nó

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Toàn bộ nguồn gốm sứ hiện diện trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế

Ngoài ra, để làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của các loại gốm sứ được sử dụng trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế, cũng như quá trình phát triển, vai trò và chức năng của gốm sứ trong loại hình trang trí kiến trúc này ở Huế, đề tài cũng quan tâm nghiên cứu các dòng gốm Việt Nam được sử dụng trên các công trình kiến trúc của các triều đại Lý - Trần - Lê ở một số địa phương khác

Trang 29

5.1 Nguồn tư liệu chữ viết

Các bài nghiên cứu in trên sách, báo, tạp chí liên quan đến lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật… từ thời Lý - Trần - Lê đến thời Nguyễn

Các tài liệu thư tịch do triều Nguyễn biên soạn như: ĐNNTC, ĐNTL,

KĐĐNHĐSL (Chính biên và Tục biên), ĐKĐDC… có liên quan đến việc xây

dựng, trùng tu, tôn tạo lăng tẩm các vua nhà Nguyễn ở Huế và các loại hình gốm sứ sử dụng để trang trí trên các công trình kiến trúc này

5.2 Nguồn tư liệu thực địa

Tư liệu thu thập trong quá trình quan sát và mô tả trực tiếp trên các công trình kiến trúc lăng tẩm

5.3 Nguồn tư liệu hình ảnh

Hình ảnh được thu thập thông qua những tài liệu của các học giả đi trước cùng những hình ảnh do chính tác giả luận văn chụp tại các di tích

5.4 Nguồn tư liệu từ internet

Tư liệu thu thập từ những website về gốm sứ nói chung và gốm sứ dùng trong trang trí kiến trúc truyền thống nói riêng

6 Các phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

Trang 30

6.1 Phương pháp khảo cổ học

Khảo sát trực tiếp trên các di tích, từ đó mô tả, ghi chép và lấy tư liệu ngay tại hiện trường Nghiên cứu trực tiếp các loại hình gốm sứ trên các trang trí kiến trúc lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế để giám định niên đại, xác định nguồn gốc, tìm hiểu vai trò và chức năng của các loại hình gốm sứ này Chụp ảnh và xử lý ảnh bằng các chương trình đồ họa

6.2 Phương pháp thống kê

Tôi đã áp dụng phương pháp này để thống kê, phân loại loại hình, đặc điểm phân bố của nguồn gốm sứ dùng trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế Đồng thời, phương pháp này cũng được

sử dụng trong việc tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ và niên đại của các loại hình gốm sứ tiêu biểu hiện diện trên các công trình kiến trúc lăng tẩm Huế trên cơ

sở loại suy những hiện vật gốm sứ không mang chức năng trang trí ở những công trình kiến trúc này

6.3 Phương pháp so sánh - đối chiếu

So sánh, đối chiếu các loại hình gốm sứ được sử dụng trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế với các loại hình gốm sứ đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế (BTLS&CM Thừa Thiên Huế), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (BTCVCĐ Huế) và nguồn tư liệu thành văn để tìm hiểu về nguồn gốc, niên đại của những loại hình gốm sứ này

6.4 Phương pháp hệ thống cấu trúc

Phương pháp này được dùng để hệ thống hóa các hệ đề tài trang trí bằng gốm sứ, cũng như làm nổi bật các giá trị kiến trúc, thẩm mỹ, lịch sử - văn hóa của kiểu thức trang trí này dựa vào loại hình gốm sứ, đặc điểm phân

bố, hình thức và kỹ thuật thể hiện…

Trang 31

7 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài

7.1 Thuận lợi

Bản thân tôi hiện đang công tác tại Huế, vì vậy tôi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với những di sản vật chất do triều Nguyễn để lại, trong đó có nguồn vật liệu gốm sứ Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc thu thập tư liệu

và nghiên cứu thực địa trong quá trình thực hiện đề tài

Ngoài ra, sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của các thầy cô giáo, của các

cơ quan hữu quan, của gia đình và bạn bè là nguồn động lực lớn lao để tác giả thực hiện đề tài này

Thứ hai, đa phần gốm sứ thường bị đập vỡ thành nhiều mảnh và được trang trí ở những vị trí khá cao trên các công trình kiến trúc, nên rất khó để khảo sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng cũng như đo vẽ và chụp ảnh với thước tỷ lệ

Sau cùng, gốm sứ được dùng trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm

có nguồn gốc đa dạng, được sử dụng với các mức độ khác nhau, ở những vị trí khác nhau và những thời điểm không giống nhau nên đã gây khó khăn cho tôi trong việc xác định nguồn gốc và niên đại của các loại hình gốm sứ này

Trang 32

8 Kết quả và đóng góp của luận văn

8.1 Luận văn đã tập hợp và hệ thống hóa nguồn vật liệu gốm sứ trên

các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế trên các phương diện: loại hình, đặc điểm phân bố, hình thức và kỹ thuật thể hiện, các

hệ đề tài trang trí

8.2 Luận văn đã làm nổi bật vị trí, chứng minh vai trò của gốm sứ

trong việc tham gia xây dựng, trang trí các công trình kiến trúc trong hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn nói riêng và QTDTCĐ Huế nói chung

8.3 Những nghiên cứu, kiến giải về gốm sứ và vai trò của nó trong việc

xây dựng, trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở trong luận văn này là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy, phục vụ cho công tác bảo tồn, phục hồi các đồ án trang trí bằng gốm sứ trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn nói riêng và QTDTCĐ Huế nói chung

9 Bố cục của luận văn

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,

luận văn có các nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về trang trí kiến trúc trong lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế

Chương 2: Gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế

Chương 3: Vai trò và giá trị của gốm sứ trên các trang trí kiến trúc trong lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế

*

* *

Trang 33

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã không ngừng nỗ lực trau dồi năng lực chuyên môn, sưu tầm tư liệu và thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế tại các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn ở Huế để thu thập thông tin và kiến thức liên quan đến đề tài Ngoài việc tham cứu nguồn tư liệu thành văn và các công trình nghiên cứu của những người đi trước, tôi đã cố gắng so sánh và đối chiếu những nguồn tư liệu này với tư liệu hiện vật tại hiện trường nhằm đảm bảo tính khoa học cao nhất cho công trình nghiên cứu của mình

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với TS Trần Đức Anh Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này Tôi cũng xin cảm ơn tới các thầy, cô giáo ở Bộ môn Khảo cổ học, khoa Lịch

sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), khoa Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Phú Xuân (Huế); các cán bộ chuyên môn ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (BTLSVN), BTCVCĐ Huế, và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế); các cán bộ nghiệp

vụ ở Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện trường Đại học Nghệ thuật Huế…

Tuy nhiên, bản thân tôi cũng tự nhận thấy dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định Nguyên nhân là do tôi không có điều kiện khảo sát trực tiếp một số hiện vật gốm sứ trong những công trình kiến trúc đang trong quá trình trùng tu, tôn tạo và tu bổ; hoặc các nguồn gốm sứ được trang trí ở những vị trí khó tiếp cận do độ cao nên chưa thống kê được đầy đủ và toàn diện tất cả các loại hình gốm sứ hiện diện trong trang trí kiến trúc ở lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế Vì thế, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của những ai quan tâm tới đề tài để luận văn được hoàn thiện hơn

Trang 34

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ TRANG TRÍ KIẾN TRÚC

TRONG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 1.1 HỆ THỐNG LĂNG TẨM CÁC VUA TRIỀU NGUYỄN Ở HUẾ 1.1.1 Lịch sử hình thành và tồn tại

Trong thời gian trị vì ở Huế (1802 - 1945), các vua nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế những di sản kiến trúc phong phú và đồ sộ có giá trị trên vùng đất này Đó là hệ thống các công trình kiến trúc cung điện, đền, miếu, lăng tẩm… phân bố dọc hai bên bờ sông Hương Nếu như ở phía bắc sông Hương

là các cung điện lộng lẫy và đền miếu uy nghi, là nơi ăn ở của vua và hoàng gia, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của triều đình, thì ở phía tây nam sông Hương, các vua nhà Nguyễn đã xây dựng cho mình những lăng tẩm

nguy nga, vốn được coi là những “ngôi nhà vĩnh cửu ở thế giới bên kia”

Lăng tẩm Huế là những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ

cao, mà có người đã đánh giá “chỉ riêng lăng tẩm các vua nhà Nguyễn không

thôi cũng đã đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi, theo ý kiến chung, lăng tẩm Huế đẹp hơn lăng tẩm các vua nhà Minh ở Trung Quốc” [4, tr 5] Với quan

niệm, sống trên dương thế chỉ là tạm thời, ngắn ngủi, còn ở thế giới bên kia mới là vĩnh viễn, lâu dài Sau khi lên ngôi không lâu, các vua nhà Nguyễn đều tiến hành xây dựng lăng tẩm cho mình

Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì những lý do phức tạp của lịch sử mà triều đại này chỉ để lại cho Huế 7 khu lăng tẩm của các vị vua1: Gia Long (Thiên Thọ Lăng), Minh Mạng (Hiếu Lăng), Thiệu Trị (Xương Lăng), Tự Đức (Khiêm Lăng, trong lăng này còn có Bồi Lăng của vua Kiến Phúc), Dục Đức (An Lăng), Đồng Khánh (Tư Lăng) và Khải Định (Ứng Lăng) Lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn tọa lạc về phía tây2 của Kinh Thành Huế, dọc hai bên

bờ thượng nguồn sông Hương (Bảng 1; Bản đồ 1, 2; Sơ đồ 1)

Trang 35

Khi xây dựng, tất cả các lăng tẩm đều tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc của Dịch lý và thuật phong thủy trên cơ sở tôn trọng cảnh quan thiên nhiên sẵn có của từng khu vực Tuy nhiên, do ý đồ riêng của các kiến trúc sư và tùy vào địa hình cụ thể của mỗi nơi, nên các lăng tẩm này có những sắc thái đặc trưng khác biệt

1.1.1.1 Thiên Thọ Lăng (Lăng vua Gia Long)

Năm 1814, sau 6 năm ở ngôi, vua Gia Long (1802 - 1820) cho khởi công xây dựng Thiên Thọ Lăng, đến năm 1820 thì lăng hoàn thành Thiên Thọ Lăng nằm trong dãy núi Thiên Thọ, nay thuộc địa phận làng Định Môn,

xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách trung tâm thành phố Huế 16 km

Thiên Thọ Lăng là một quần thể gồm 7 lăng tẩm của các thành viên trong gia đình và dòng họ nhà vua (Bản đồ 3; Bình đồ 1; Sơ đồ 2, Không ảnh 1) Toàn bộ khu lăng được bao bọc bởi 42 ngọn núi đồi lớn nhỏ với tên gọi riêng, trong đó, Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất Đại Thiên Thọ có vai trò làm tiền án cho Thiên Thọ Lăng, phía sau có 7 ngọn núi khác làm hậu chẩm Bên phải và bên trái có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ Tổng thể

lăng được “bố cục thành 3 phần nằm song song với nhau: điện Minh Thành,

sân chầu và Bửu thành, nhà bia” [9, tr 21] Chính giữa là khu mộ của vua

Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu; bên phải là khu vực tẩm điện với Minh Thành Điện là kiến trúc chính; bên trái là Bi Đình Trong tổng số 7 khu lăng mộ trong Thiên Thọ Lăng, ngoài lăng của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu, đáng chú ý nhất là lăng Thiên Thọ Hữu của bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu (thứ phi của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng) Lăng

Thiên Thọ Hữu “nằm bên hữu lăng Thiên Thọ, trên núi Thuận Sơn, chia

thành 2 khu vực: lăng và tẩm, cách nhau 50m Khu lăng có 2 lớp tường thành bao bọc, tường ngoài chu vi 130m, cao 2,9m; tường trong chu vi 82m, cao

Trang 36

đá Thanh Khu điện thờ có công trình kiến trúc chính là điện Gia Thành, làm nơi thờ bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu, kiến trúc nhà kép, nay đã bị đổ nát”

[23, tr 44] Thiên Thọ Lăng được đánh giá là “một bức tranh tuyệt tác về sự

phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc” [85]

1.1.1.2 Hiếu Lăng (Lăng vua Minh Mạng)

Năm 1820, vua Minh Mạng (1820 - 1841) lên ngôi Nhưng phải đến 14 năm sau (năm 1840), nhà vua mới tìm được vị trí thích hợp để xây dựng lăng

Đó là vùng núi Cẩm Kê, gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp lưu của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch, nay thuộc địa phận thôn An Bằng, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, cách thành phố Huế khoảng 12 km Đích thân vua Minh Mạng đi thị sát địa cuộc, xem xét và phê chuẩn họa đồ kiến trúc do các đại thần Trương Đăng Quế, Bùi Công Nguyên dâng lên Vua đã đổi tên núi Cẩm Kê thành Hiếu Sơn và lấy tên núi làm tên của lăng (Hiếu Lăng) Hiếu Lăng bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 1840, hoàn tất vào năm 1843

Hiếu Lăng là một tổng thể kiến trúc bao gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ bố trí đối xứng nhau qua trục thần đạo từ ngoài vào trong (mở đầu là Đại Hồng Môn, qua sân chầu, Bi Đình tới Hiển Đức Môn, Sùng Ân Điện, vượt qua Hoằng Trạch Môn, Trung Đạo Kiều đến Minh Lâu cùng một số công trình khác để cuối cùng kết thúc bởi Bửu Thành, nơi chôn cất nhà vua) (Bản

đồ 4; Bình đồ 2; Sơ đồ 3; Không ảnh 2) Có người ví Hiếu Lăng giống như

“cơ thể con người nằm gối đầu lên một ngọn đồi cao, tứ chi xuôi duỗi ra phía ngã ba sông ấy” [3, tr 229]

1.1.1.3 Xương Lăng (Lăng vua Thiệu Trị)

Năm 1847, vua Thiệu Trị (1841 - 1847) thăng hà sau 7 năm làm vua Vua Tự Đức lên kế vị ngai vàng, ngay lập tức cử người tìm đất xây lăng cho cha mình Các thầy địa lý đã chọn được một thế đất tốt tại chân một dãy núi

Trang 37

thấp thuộc làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, nay thuộc thị xã Hương Thủy, cách Kinh Thành Huế khoảng 8 km Núi ấy được đặt tên là Thuận Đạo Sơn và lăng

có tên là Xương Lăng Xương Lăng được khởi công xây dựng vào đầu năm

1848, và trong chưa đầy 10 tháng thì hoàn thành

Xương Lăng quay mặt về hướng tây bắc, lấy ngọn núi Chằm làm tiền án, dòng sông Hương chảy qua trước mặt đóng vai trò yếu tố minh đường, đồi Vọng Cảnh và núi Ngọc Trản làm “tả thanh long, hữu bạch hổ”, núi Kim Ngọc làm hậu chẩm Cấu trúc của Xương Lăng (Bình đồ 3; Sơ đồ 4; Không ảnh 3) gồm hai phần rõ rệt, tách rời nhau, một bên là khu vực tẩm điện, bên kia là khu vực lăng (bao gồm mộ vua và các công trình có liên quan) Xương Lăng được một nhà

nghiên cứu người Pháp là G.Langland đánh giá “là một trong những thành tựu

độc đáo nhất của nền mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIX” [4, tr 48]

1.1.1.4 Khiêm Lăng (Lăng vua Tự Đức)

Cũng như các vua tiền nhiệm, vua Tự Đức (1848 - 1883) sớm nghĩ đến hậu sự cho mình Năm 1864, Khiêm Lăng được khởi công xây dựng sau khi tìm được địa thế tốt thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, nay thuộc thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế Lăng được hoàn thành vào năm 1867 sau 3 năm thi công Ban đầu công trình này có tên Vạn Niên

Cơ, nhưng sau cuộc binh biến “Chày vôi” vào năm 1866, công trình được đổi tên là Khiêm Cung, cho đến khi vua Tự Đức thăng hà (1883) và được an táng nơi đây thì mới được gọi là Khiêm Lăng Tự Đức là ông vua duy nhất trong các vị vua triều Nguyễn may mắn được chứng kiến lăng của mình hoàn thành khi còn sống

Khiêm Lăng (Bình đồ 4; Sơ đồ 5; Không ảnh 4) là một quần thể kiến trúc gồm khoảng 50 công trình lớn nhỏ phân bố trong 2 khu vực chính là tẩm điện và lăng mộ Lăng lấy núi Dẫn Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi

Trang 38

đường Tên của các công trình trong lăng đều được bắt đầu bằng chữ Khiêm Trong khu vực lăng còn có thêm Bồi Lăng an táng vua Kiến Phúc (con nuôi vua Tự Đức) được xây dựng năm 1884 Óc thẩm mỹ tinh tế của một nhà văn, nhà thơ và nhà nho được áp dụng triệt để trong thiết kế, quy hoạch kiến trúc

khiến cho Khiêm Lăng như “một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy

hữu tình, một kết hợp hoàn chỉnh giữa kiến trúc và thiên nhiên” [3, tr 235]

1.1.1.5 An Lăng (Lăng vua Dục Đức)

Sau khi vua Tự Đức qua đời, con nuôi của vua là hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Ưng Chân được đưa lên ngai vàng (19/07/1883) Tuy nhiên, do những mâu thuẫn giữa phái chủ chiến (do Tôn Thất Thuyết cầm đầu) với phái chủ hòa (do Trần Tiễn Thành cầm đầu) trong nội bộ triều Nguyễn, Ưng Chân

đã bị phế truất ngay trong ngày đăng quang bởi một sự sắp xếp của phái chủ chiến khi họ khép tội ông và Trần Tiễn Thành thông đồng với nhau để lược

bỏ một đoạn trong di chiếu truyền ngôi của vua Tự Đức Ngay sau đó, Ưng Chân bị tống giam và bị chết đói ở trong ngục Do chưa kịp đặt niên hiệu, nên triều đình đã lấy tên ngôi điện mà Ưng Chân đã ở trước khi lên ngôi vua để gọi ông là vua Dục Đức

Trong một hoàn cảnh éo le của lịch sử, 6 năm sau (năm 1889), con trai của vua Dục Đức là Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi vua, lấy niên hiệu Thành Thái (1889 - 1907) Sau khi lên ngôi, vua Thành Thái đã tiến hành xây lăng mộ cho cha mình và đặt tên là An Lăng An Lăng ngày nay tọa lạc tại địa phận phường An Cựu, thành phố Huế, cách Kinh Thành Huế khoảng 3 km về phía nam

An Lăng (Sơ đồ 6) là một quần thể kiến trúc gồm lăng mộ vua Dục Đức

và hoàng hậu Từ Minh, mộ vua Thành Thái (từ năm 1954), mộ vua Duy Tân (cải táng năm 1987) cùng mộ của các thành viên thuộc Đệ tứ chánh hệ Nguyễn Phước tộc (hệ phái của vua Dục Đức) Ngoài ra là khu tẩm điện có tên là Long

Ân Điện, hiện là nơi thờ các vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân

Trang 39

An Lăng quay mặt về hướng tây bắc, lấy đồi Phước Quả làm tiền án, núi Tam Thai sau lưng làm hậu chẩm; khe Mụ Niệm chảy vòng qua trước mặt làm yếu tố minh đường

1.1.1.6 Tư Lăng (Lăng vua Đồng Khánh)

Năm 1885, vua Đồng Khánh lên ngôi, sau khi triều đình xảy ra nhiều biến cố Ông chưa kịp nghĩ đến chuyện xây lăng cho mình, thì đột ngột ra đi khi mới 25 tuổi (năm 1889) Vua Thành Thái kế vị (năm 1889) trong điều kiện đất nước khó khăn, kinh tế eo hẹp Vì thế, triều đình đã sử dụng Truy Tư Điện (ngôi điện do vua Đồng Khánh cho xây dựng để thờ cha của ông là Kiên Thái Vương), nay được đổi tên thành Ngưng Hy Điện để làm nơi thờ vua Đồng Khánh Đồng thời an táng ông trên một quả đồi thấp, cách ngôi điện khoảng 100m về phía tây nam Năm 1916, vua Khải Định (1916 - 1925) lên nối ngôi Là con trai của vua Đồng Khánh, vua Khải Định đã tiếp tục cho xây dựng và tu sửa Tư Lăng, đến năm 1917 mới hoàn chỉnh Vì thế, Tư Lăng là một khu lăng có quá trình xây dựng trải qua 4 đời vua Nguyễn: Đồng Khánh - Thành Thái - Duy Tân - Khải Định

Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước, nay thuộc thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế Tư lăng (Sơ đồ 7) bao gồm hai khu vực chính nằm tách rời nhau là tẩm điện và lăng mộ với khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ Khu vực tẩm điện quay về hướng nam, đào hồ bán nguyệt làm yếu tố minh đường và lấy đồi Thiên An làm tiền án Khu vực lăng mộ quay về hướng đông - đông nam, lấy núi Thiên Thai làm tiền án Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, nên Tư Lăng vừa khoác trên mình phong cách kiến trúc cổ truyền vừa pha lẫn phong cách hiện đại

1.1.1.7 Ứng Lăng (Lăng vua Khải Định)

Năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định,

Trang 40

Châu Chữ làm địa điểm xây cất lăng mộ Ứng lăng (Bình đồ 5; Sơ đồ 8) nay thuộc địa phận thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy Lăng lấy một ngọn đồi trước mặt làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và núi Kim Sơn làm

“tả thanh long, hữu bạch hổ”, khe Châu Ê đóng vai trò yếu tố minh đường, núi Châu Chữ (đổi tên thành Ứng Sơn) làm hậu chẩm Tên của lăng được gọi theo tên của núi là Ứng Lăng So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm, quy mô của Ứng Lăng không đồ sộ bằng nhưng lại tiêu tốn nhiều thời gian, tiền của

và công sức Ứng Lăng xây dựng trong vòng 11 năm mới xong (1920 - 1931) Vật liệu xây dựng là gạch, đá, xi măng, sắt, thép, gốm sứ và thủy tinh màu hầu hết được nhập từ nước ngoài về

Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật bao gồm khoảng 10 công trình kiến trúc chính phân bố trong khuôn viên rộng khoảng 5.600m2 Các công trình kiến trúc được bố trí theo từng cặp đối xứng nhau qua trục “thần đạo” xuyên suốt kiến trúc của lăng, mở đầu bằng các bậc cấp ở dưới cùng và kết thúc ở nơi cao nhất là Thiên Định Cung

Ứng Lăng là một công trình kiến trúc phản ánh đậm nét sự giao thoa văn hóa Đông - Tây Tuy bị người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống bởi những điều khác lạ so với dòng kiến trúc truyền thống ở

Huế, nhưng Ứng Lăng lại có vai trò “đánh dấu giai đoạn tân cổ điển của lịch

sử mỹ thuật triều Nguyễn nói riêng và của sự hội nhập văn hóa ở Việt Nam nói chung vào những thập niên đầu của thế kỷ XX” [3, tr 246]

Có thể nói, 7 lăng tẩm được xây dựng trong những khoảng thời gian không giống nhau, phong cách cùng quy mô kiến trúc cũng khác nhau Tuy nhiên, quy trình xây dựng các lăng tẩm lại khá đồng nhất và thường

tuân theo các bước sau: “tìm đất - vẽ bản đồ địa cuộc, xác định vị trí đặt

huyệt, quy hoạch các khu vực - tiến hành xây dựng - tổ chức lễ tạ Sơn thần/Thổ thần” [22, tr 21]

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Thuận An (1994), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cố đô Huế
Tác giả: Phan Thuận An
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1994
2. Phan Thuận An (1999), Lịch sử xây dựng lăng Minh Mạng và đôi điều về Hữu Tùng Tự, HX&N, Số 32, tr. 26-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HX&N
Tác giả: Phan Thuận An
Năm: 1999
3. Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay, di tích - danh thắng, Nxb VHTT. 4. Phan Thuận An (2008), Lăng tẩm Huế một kỳ quan, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế xưa và nay, di tích - danh thắng", Nxb VHTT. 4. Phan Thuận An (2008), "Lăng tẩm Huế một kỳ quan
Tác giả: Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay, di tích - danh thắng, Nxb VHTT. 4. Phan Thuận An
Nhà XB: Nxb VHTT. 4. Phan Thuận An (2008)
Năm: 2008
5. Thái Dịch An (2003), Tổng tập hoa văn rồng phượng, Nxb VHTT, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng tập hoa văn rồng phượng
Tác giả: Thái Dịch An
Nhà XB: Nxb VHTT
Năm: 2003
6. Nguyễn Văn Anh (2010), Di tích Thái Lăng (Đông Triều - Quảng Ninh), Luận văn Thạc sỹ, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Thái Lăng (Đông Triều - Quảng Ninh)
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Năm: 2010
7. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TTBTDTCĐ Huế (2003), Khảo cổ học tại di tích cố đô Huế 1999 - 2002, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo cổ học tại di tích cố đô Huế 1999 - 2002
Tác giả: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TTBTDTCĐ Huế
Năm: 2003
8. Phan Thanh Bình (1993), Nghệ thuật khảm sành sứ trang trí kiến trúc cung đình Huế, Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, sở KHCN&MT Thừa Thiên Huế (2002), tr. 325-328 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn
Tác giả: Phan Thanh Bình (1993), Nghệ thuật khảm sành sứ trang trí kiến trúc cung đình Huế, Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, sở KHCN&MT Thừa Thiên Huế
Năm: 2002
9. Phan Thanh Bình (1995), Lăng Gia Long, giá trị nghệ thuật, điểm du lịch hấp dẫn, HX&N, số 11, tr. 19-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HX&N
Tác giả: Phan Thanh Bình
Năm: 1995
10. Phan Thanh Bình (2010), Nghiên cứu nghệ thuật khảm sành sứ trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn, Luận án tiến sĩ, Viện VHNT, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nghệ thuật khảm sành sứ trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn
Tác giả: Phan Thanh Bình
Năm: 2010
11. BS.Gaide và H. Peyssonneaux (2002), Những lăng tẩm ở Huế - Lăng hoàng tử Kiên Thái Vương, BAVH, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 5-88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BAVH
Tác giả: BS.Gaide và H. Peyssonneaux
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2002
12. Nguyễn Tiến Cảnh (1993), Mỹ thuật Huế, trung tâm mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XIX, TTKH&CN, Số 2, tr. 30-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TTKH&CN
Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh
Năm: 1993
13. Nguyễn Tiến Cảnh (cb) (1992), Mỹ thuật Huế, Viện Mỹ Thuật - TTBTDTCĐ Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật Huế
Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh (cb)
Năm: 1992
14. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Nguyễn Bá Vân (1993), Mỹ thuật thời Mạc, Viện Mỹ thuật, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật thời Mạc
Tác giả: Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm Biền, Nguyễn Bá Vân
Năm: 1993
15. Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Xuân Phượng (1993), Hiện vật khảo cổ nói gì với du khách tới Huế, HX&N, Số 3, tr. 61-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: HX&N
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Xuân Phượng
Năm: 1993
16. Nguyễn Văn Đăng (2002), Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884, Luận án tiến sĩ Lịch sử, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884
Tác giả: Nguyễn Văn Đăng
Năm: 2002
17. Phan Tiến Dũng (2005), Vai trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884), Luận án tiến sĩ Lịch sử, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của bộ Công trong việc xây dựng kinh đô Huế dưới triều Nguyễn (giai đoạn 1802 - 1884)
Tác giả: Phan Tiến Dũng
Năm: 2005
18. Phan Thanh Hải (2002), Các loại hình cổng, cửa trong kiến trúc cung đình Huế, NC&PT, Số 4 (38), tr. 37-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NC&PT
Tác giả: Phan Thanh Hải
Năm: 2002
19. Phan Thanh Hải (2003), Hệ thống ký hiệu trên gạch vồ thời Nguyễn, Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr.236-251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân
Tác giả: Phan Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2003
20. Phan Thanh Hải (2003), Rồng trong trang trí mỹ thuật cung đình Nguyễn, Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân, Nxb Thuận Hóa, tr. 224-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân
Tác giả: Phan Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 2003
22. Phan Thanh Hải (2010), Lăng mộ hoàng gia thời Nguyễn, NC&PT, Số 5 (82), tr. 18-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: NC&PT
Tác giả: Phan Thanh Hải
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w