ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- HOÀNG ĐINH LINH LOẠI HÌNH TẠP CHÍ VÀ CHUYÊN SAN DÀNH CHO PHỤ NỮ VÀ VĂN HOÁ ĐỌC CỦA ĐỘC GIẢ NỮ HIỆN NAY LUẬN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG ĐINH LINH
LOẠI HÌNH TẠP CHÍ VÀ CHUYÊN SAN
DÀNH CHO PHỤ NỮ VÀ VĂN HOÁ ĐỌC CỦA ĐỘC
GIẢ NỮ HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội - 2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG ĐINH LINH
LOẠI HÌNH TẠP CHÍ VÀ CHUYÊN SAN
DÀNH CHO PHỤ NỮ VÀ VĂN HOÁ ĐỌC CỦA ĐỘC
GIẢ NỮ HIỆN NAY
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN SỸ ĐẠI
Hà Nội – 2009
Trang 31.3 Sự hình thành và phát triển loại hình tạp chí dành cho phụ nữ ở
Việt Nam
24
Chương 2: Hiệu quả báo chí của loại hình tạp chí và chuyên san
dành cho phụ nữ và Văn hóa đọc của độc giả nữ hiện nay
2.3.3 Thể loại báo chí được sử dụng trên các tạp chí, chuyên san 77 2.4 Tạp chí gắn liền với tổ chức sự kiện, quảng cáo và phát hành 69
2.5.2 Văn hoá đọc tạp chí, chuyên san của độc giả nữ hiện nay 92 2.5.2.1 Sự tiếp nhận của độc giả nữ đối với loại hình tạp chí,
chuyên san dành cho nữ giới
92
2.5.2.2 Ảnh hưởng của tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ
đối với độc giả nữ hiện nay
100
Trang 4Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ
104
3.1 Từ thực tế đời sống báo chí dành cho phụ nữ hiện nay 104
Phụ lục
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHKHXH và NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Biểu giá quảng cáo trên tạp chí “Đẹp”
Bảng 2.2: Biểu giá quảng cáo trên tạp chí “Thế giới Phụ nữ”
Bảng 2.3: Biểu giá quảng cáo trên chuyên san “Người đẹp Việt Nam”
Bảng 2.4: Biểu giá quảng cáo trên chuyên san “Hạnh phúc gia đình”
Bảng 2.5: Việc lựa chọn đọc báo, tạp chí của một số nhóm đối tượng độc giả nữ Bảng 2.6: Tỉ lệ quan tâm của các nhóm độc giả đối với những lĩnh vực chính được đề cập trên tạp chí, chuyên san
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài và lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của báo chí thế giới, loại hình tạp chí xuất hiện tương đối sớm, chỉ sau báo in Tại Việt Nam, tạp chí cũng ra đời ngay từ những năm đầu thế kỷ XX Trong bối cảnh hiện nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn Và đó cũng chính là
cơ sở hình thành và mở rộng dần hệ thống các sản phẩm của báo chí Tạp chí là một trong những sản phẩm của báo chí nên như một lẽ tất yếu, sự tồn tại và phát triển của nó không nằm ngoài nhu cầu đáp ứng thông tin sâu rộng cho công chúng
Nếu thời kỳ đầu của lịch sử phát triển, tạp chí thường được coi là cơ quan ngôn luận của những ngành khoa học, góp phần vào sự phát triển của lý luận và thực tiễn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội… thì theo thời gian, cùng với xu hướng đa dạng hoá của các loại hình báo chí, tạp chí cũng trở nên đa dạng về đề tài, thể loại Bên cạnh những tạp chí của các ngành nghề, lĩnh vực thì đã xuất hiện cả những tạp chí, chuyên san dành cho từng bộ phận công chúng chuyên biệt, mà phụ nữ là một đối tượng được nhiều tạp chí quan tâm, với nội dung thông tin thiết thực, gắn bó mật thiết tới cuộc sống và hình thức trình bày đẹp, bắt mắt
Trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chúng ta không ngừng đẩy mạnh giao lưu về hợp tác quốc tế Trong quá trình này, báo chí nói chung, tạp chí nói riêng có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, kiến thức về chính trị, luật pháp, kinh tế, quốc tế… Riêng loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ
Trang 8còn mang đến những thông tin hết sức đa dạng, đã và đang có ảnh hưởng đáng kể đến văn hoá đọc, thị hiếu, quan điểm, lối sống của giới nữ Mà tác động tới phụ nữ là tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội, vì người phụ nữ có những liên hệ chi phối trực tiếp từ trong ra tới ngoài cánh cửa mỗi gia đình Đáng tiếc là đến nay chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về tác động này, trong khi trên thực tế, ngoài những tạp chí quốc tế, ở Việt Nam các tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ đang có những sự phát triển sôi động trong thị trường báo chí nước ta hiện nay
“Chúng ta biết rằng, hiệu quả của báo chí phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề, khả năng tư duy lý luận, lượng tri thức sâu rộng, vốn sống thực tế và khả năng nắm bắt nhanh nhạy những biến động của xã hội trong từng thời kỳ lịch sử của nhà báo Một trong những điề u kiện quan trọng và cần thiết để giải quyết các vấn đề đó là tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí ” [17] Xuất phát từ quan điểm trên, có thể thấy hiệu quả hoạt động của tạp chí sẽ không cao, các vấn đề của tạp chí sẽ không được giải quyết nếu thiếu sự sáng rõ về phương pháp luận và một nền lý luận khoa học thiết thực
Và vì số lượng tạp chí nói chung, tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ nói riêng ở Việt Nam ngày càng tăng nên đã có không ít vấn đề của tạp chí cần được thảo luận Chẳng hạn như: tạp chí theo
lý luận là khác báo in, vậy nội dung và hình thức, phong cách ngôn ngữ của tạp chí khác báo in như thế nào? Loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ có những đặc điểm gì, sự tồn tại và phát triển của loại hình ấy trong thị trường báo chí Việt Nam ra sao và ảnh
Trang 9hưởng của loại hình này tới văn hoá đọc của độc giả nữ như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng của các tạp chí đó?
Việc phát triển lý luận, nghiên cứu về tạp chí nói chung, loại hình tạp chí
và chuyên san dành cho phụ nữ nói riêng là một yêu cầu khách quan, cấp thiết Bởi lẽ với tỉ lệ chiếm hơn 50% dân số của quốc gia, nữ giới được coi là lực lượng độc giả “khổng lồ” và nhu cầu của đối tượng độc giả này luôn đòi hỏi sự thay đổi theo hướng tích cực
Làm thế nào để tạp chí phát huy tác động tích cực đến sự phát triển chung của đất nước? Làm thế nào để loại hình tạp chí và chuyên san có nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức lành mạnh của độc giả mà vẫn thực hiện được đúng tôn chỉ, mục đích của mình? Mong muốn, nhu cầu và thái độ tiếp nhận của độc giả nữ đối với các tạp chí, chuyên san ra sao? Đó là những câu hỏi thường trực đặt ra với những người làm tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và cũng dấy lên yêu cầu cần thiết có những cơ sở lý luận về loại hình báo chí này để định hướng sự phát triển lành mạnh, bền vững
Như vậy, tính cấp thiết của đề tài luận văn thể hiện qua nhu cầu của các tòa soạn tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ cần được trang bị một cơ sở lý luận cụ thể, sát thực về đặc trưng, phong cách thông tin, tuyên truyền của loại hình báo chí này, từ đó thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền của mình và tạo nên ảnh hưởng tới độc giả, nhất là đối tượng độc giả nữ
Đứng trước tình hình đó, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn “Loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và văn hoá đọc của độc giả nữ hiện nay” nhằm mục đích bổ sung những thiếu hụt về phương diện lý thuyết và thực tiễn của loại hình tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ cũng như nghiên cứu văn hoá đọc tạp chí, chuyên san của độc giả nữ hiện nay Và từ việc khảo sát, nghiên cứu
Trang 10bước đầu về loại hình tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ để thấy phần nào diện mạo sôi động, sự phát triển đa dạng, phức tạp của loại hình tạp chí trong hệ thống báo chí Việt Nam hiện nay
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, những vấn đề của tạp chí nói chung còn ít được nghiên cứu Đặc biệt, loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ nói riêng và văn hoá đọc của độc giả nữ thì chưa được đề cập đến trong những công trình báo chí học ở Việt Nam Bởi vậy, các cuốn sách, công trình nghiên cứu hay bài viết đưa ra những nhận xét, phân tích về loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ tương đối hạn chế Vì vậy, với đề tài “Loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và văn hoá đọc của độc giả nữ hiện nay”, luận văn này sẽ có ý nghĩa như
là một trong những công trình khảo cứu đầu tiên và có tính bao quát về quy luật, đặc thù, phong cách làm tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của loại hình này đến văn hoá đọc của độc giả nữ
Thực hiện đề tài này, người viết sẽ tiến hành tham khảo, kế thừa những ý tưởng, sự tìm tòi của nhiều tác giả đi trước để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, góp phần làm phong phú nội dung của luận văn
Tuy nhiên, đề tài hướng đến một đối tượng khá đặc thù, đòi hỏi một quá trình khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc, lâu dài Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, lại được thực hiện trên cơ sở tài liệu và thực tế nghiên cứu còn nhiều thiếu thốn, nên những hạn chế của luận văn là điều khó tránh khỏi
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về thực trạng phát triển của loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và văn hoá đọc của độc giả nữ ở Việt Nam hiện nay Thông qua việc khảo sát 4 ấn phẩm
Trang 11“Thế giới phụ nữ”, “Hạnh phúc gia đình”, “Đẹp” và “Người đẹp Việt Nam”
trong vòng 2 năm (từ năm 2007-2008) để chứng minh loại hình tạp chí và
chuyên san dành cho phụ nữ đang là một trong những kênh thông tin quan trọng của nữ giới, có ảnh hưởng sâu rộng tới văn hoá đọc của độc giả nữ ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những đề xuất, giải pháp góp phần để loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ trở nên hấp dẫn hơn về hình thức, phong phú hơn về nội dung… từ đó làm tốt nhiệm vụ thông tin tuyên
truyền của loại hình báo chí này
Những mục tiêu nghiên cứu trên được cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu xu hướng phát triển của loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ ở Việt Nam
- Nhu cầu tiếp nhận của độc giả nữ đối với loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ
- Khảo sát thực tiễn về hoạt động của 4 tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ kể trên trong khoảng thời gian 2 năm (từ 2007 - 2008)
- Đề xuất những biện pháp thích hợp để mỗi tờ tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ áp dụng vào nội dung và hình thức, đem lại hiệu quả thông tin tuyên truyền nhất định
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhóm đối tượng nghiên và phạm vi nghiên cứu thứ nhất của luận văn là 4 tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ: “Thế giới phụ nữ”, “Hạnh phúc gia đình”, “Đẹp” và “Người đẹp Việt Nam” được phát hành trong vòng 2 năm (từ
2007 - 2008) Trong đó:
Trang 12- “Thế giới phụ nữ” ra thứ 6 hàng tuần, là tạp chí của báo “Phụ nữ Việt Nam” - Cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- “Hạnh phúc gia đình” ra thứ 3 hàng tuần, là chuyên san của báo “Phụ
nữ Việt Nam” - Cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- “Đẹp” ra hàng tháng, là tạp chí của “Báo ảnh Việt Nam” - Cơ quan của Thông Tấn Xã Việt Nam
- “Người đẹp Việt Nam” ra mỗi tháng 2 kỳ vào các ngày 1 & 15 hàng tháng, là chuyên san của báo Tiền Phong - Cơ quan của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Nhóm đối tượng thứ hai là độc giả nữ bao gồm 6 nhóm đối tượng (với 3 lứa tuổi: từ 19-25, 26-35, 36 tuổi trở nên): Nhân viên văn phòng ở TP.HCM; Tiểu thương kinh doanh tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội; Công nhân khu công nghiệp ở huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng; Nông dân tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; Sinh viên đại học tại TP.HCM; Giáo viên ở huyện Đông Anh, Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở Chủ nghĩa Duy vật biện chứng, Chủ nghĩa Duy vật lịch sử Mác-Lênin và lí luận báo chí cách mạng Việt Nam
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp thực chứng
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và so sánh
- Phương pháp điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi)
Trang 136 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn đóng góp vào phần lí luận về loại hình tạp chí nói chung và chuyên san dành cho phụ nữ ở Việt Nam nói riêng, đóng góp vào lí luận về văn hoá đọc hiện nay Với những kết quả trong luận văn, hy vọng sẽ đóng góp phần nào cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy về loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ và văn hoá đọc của nữ giới
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn sẽ tổng hợp kinh nghiệm, rút ra những kết luận mang tính quy luật về loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ, giúp cho những người trực tiếp làm tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ có cơ sở tham khảo để định hướng hoạt động thông tin, tuyên truyền có hiệu quả Những phân tích, đề xuất của luận văn sẽ là cơ sở để người trực tiếp làm báo tại toà soạn tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ tiếp nhận để có những cải tiến về nội dung
và hình thức, phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của độc giả, nhất là đối tượng độc giả nữ
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về loại hình tạp chí và chuyên san
Chương 2: Hiệu quả báo chí của loại hình tạp chí và chuyên san dành
cho phụ nữ nữ và Văn hoá đọc của độc giả nữ hiện nay
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tạp
chí và chuyên san dành cho phụ nữ
Trang 14Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG
VỀ LOẠI HÌNH TẠP CHÍ VÀ CHUYÊN SAN
Từ điển Việt Nam phổ thông, do Đào Văn Tập biên soạn, xuất bản năm
1951 (Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn) định nghĩa: “Tạp chí là tập văn ra có kỳ hạn nhất định, gồm nhiều mục”
Còn Từ điển tiếng Việt của Nxb Khoa học Xã hội năm 1994 lại định
nghĩa: “Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài, do nhiều người viết, đóng thành tập, thường có khổ nhỏ hơn báo in”
Trong khí Từ điển tiếng Việt của Nxb Giáo dục năm 1996 định nghĩa:
“Tạp chí là xuất bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài của nhiều tác giả khác nhau
về một ngành hoạt động nhất định, đóng thành tập”
Lại có ý kiến cho rằng: “Trước đây, tạp chí như một cuốn nhật ký ghi chép các sự kiện của toà án, chính phủ Ngày nay, tạp chí thường là cơ quan lí luận, học thuật, chuyên sâu về lĩnh vực nào đó nhằm phục vụ người trong ngành Tính định kỳ của tạp chí dài (tuần, tháng, quý…) Dung lượng của tạp chí lớn để truyền tải được tác phẩm lớn Tạp chí thường có hai loại: tạp chí mang tính tuyên truyền phổ biến và tạp chí mang tính chuyên ngành” [14]
Trang 15Xét về nội dung, tạp chí thường là cơ quan ngôn luận mang tính học thuật,
lí luận, khoa học của một tổ chức hay một hiệp hội nào đó để nghiên cứu, trao đổi những vấn đề mang tính chuyên môn, chủ yếu cho đối tượng có cùng chuyên môn Tạp chí có các dạng: tạp chí mang tính phổ cập rộng rãi cho mọi đối tượng Tạp chí chuyên ngành là tạp chí nghiên cứu, trao đổi, luận bàn những vấn đề chuyên môn, dành cho đối tượng chủ yếu là những người cùng chuyên môn
Xét về hình thức, tạp chí phải có 5 trang trở lên, là loại ấn phẩm nhỏ hơn báo, đóng thành tập, có bìa, chuyển tải các loại thông tin có tính tổng hợp, chuyên sâu, xuất bản định kỳ ở một địa điểm nhất định, thời gian dài nhất là nửa năm, ít nhất là định kỳ một tuần một lần
Tạp chí in truyền thống khác với báo in ở chỗ tính thời sự của tạp chí thấp hơn nhưng nội dung vấn đề và sự kiện đưa ra phân tích, bình luận lại sâu và đầy
đủ hơn Thông tin của tạp chí là thông tin có tính khái quát Tạp chí còn khác với báo ở hình thức trình bày và kỹ thuật đồ họa
1.1.2 Khái niệm chuyên san
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm
Từ điển học ấn hành năm 1997 định nghĩa ngắn gọn: “Chuyên san là tạp chí chuyên đăng những bài nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên môn hẹp” Như vậy, với định nghĩa trên thì có thể thấy chuyên san cũng là một loại hình tạp chí
Thực tế, việc phân định thế nào là tạp chí, phụ san, tập san… ở nước ta chưa theo quy ước thống nhất Nhiều tờ có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục
vụ tương tự nhau nhưng lại được gọi theo cách khác nhau như tạp chí, chuyên san, phụ san… Thậm chí, ngay trong một tờ báo khi phát hành ấn bản phụ cũng
có những cách gọi không nhất quán Đơn cử như báo “Tiền Phong”, ngoài nhật báo ra hàng ngày thì còn xuất bản 3 đầu tạp chí, song có cách gọi khác nhau: ấn
Trang 16phẩm “Người đẹp Việt Nam” được gọi là chuyên san, ấn phẩm “Tri thức Trẻ” gọi là tạp chí, còn ấn phẩm “Tiền Phong cuối tháng” thì gọi là số cuối tháng Cũng có một số ý kiến cho rằng những ấn phẩm báo chí như phụ san, chuyên san, số cuối tuần, số cuối tháng… là các sản phẩm mang tính “trung gian” giữa loại hình báo in và tạp chí
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong kết luận của Hội thảo về tạp chí do Vụ Báo chí, Ban Tuyên huấn Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức năm 1986 đã thống nhất gọi chung các loại tạp chí, tập san, chuyên san, phụ san… là “tạp chí”
1.1.3 Phân biệt tạp chí, chuyên san với báo in
Có thể nói, sự khác biệt giữa tạp chí, chuyên san và báo in (nhật báo, tuần báo) là một vấn đề chưa được quan tâm, nghiên cứu đầy đủ Trong điều kiện thực tiễn báo chí Việt Nam vận động mạnh mẽ như hiện nay thì việc xem xét vấn
đề trên trong mối quan hệ với các điều kiện mới cùng những yêu cầu, đòi hỏi mà thực tế đang đặt ra có ý nghĩa không nhỏ đối với những người đang làm báo nói chung và chủ thể sáng tạo của tạp chí nói riêng trong công tác quản lý báo, tạp chí Hơn nữa, việc nhận thức đầy đủ, khách quan về thực chất của sự khác biệt
đó sẽ là cơ sở cho việc hoàn thiện phương pháp hoạt động sáng tạo của nhà báo Đồng thời, đó cũng là cơ sở, căn cứ để hình thành các chính sách, chủ trương mới, thích hợp đối với từng sản phẩm báo chí cụ thể
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân biện giữa báo in và tạp chí Trong khuôn khổ luận văn này, người viết căn cứ vào những loại nhu cầu thông tin của xã hội để tìm ra sự khác biệt giữa hai loại hình báo chí này Cụ thể, loại nhu cầu thông tin thích ứng với công chúng rộng rãi là cơ sở dẫn tới sự ra đời của báo in Còn loại nhu cầu thông tin của công chúng hẹp hơn, có chọn lọc về
Trang 17trình độ văn hoá, định hướng nhận thức, vị trí xã hội… là lí do dẫn đến sự ra đời và tồn tại của nhiều loại tạp chí khác nhau
Thông tin trên báo in “giúp cho người ta nhận biết kịp thời những vận động, biến đổi của môi trường xã hội, tự nhiên xung quanh [18] Đó cũng là
cơ sở hình thành những thái độ, hành vi ứng xử hợp lý Đối với tạp chí, thông tin “chủ yếu nhằm tác động vào nhận thức, cho phép hình thành hệ thống các tri thức làm cơ sở cho việc tiếp nhận những tri thức mới, đảm bảo tính tự giác trong hoạt động của con người”
Sự khác biệt về nhu cầu thông tin của công chúng là nguồn gốc dẫn tới
sự khác nhau về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức chuyển tải thông tin của 2 sản phẩm: báo in và tạp chí Thật vậy, sự khác biệt này thể hiện trên tất cả các bình diện, từ chất lượng nội dung, tính thời sự đến tính định kỳ của các số báo, tạp chí; khuôn khổ ấn phẩm báo, tạp chí; cách trình bày cũng như việc tổ chức bộ máy toà soạn; cách tiến hành quảng cáo, tiếp thị; hoạt động phát hành…
Về cơ bản, các báo quan tâm đến những sự kiện, vấn đề mới xảy
ra, có tính thời sự, tác động và liên hệ gắn bó mật thiết với dư luận xã hội Những tin tức, bài viết về các sự kiện, vấn đề như thế luôn được các báo ưu tiên đề cập, phản ánh và giúp bạn đọc có được những thông tin mới, cập nhật, nóng hổi, để từ đó báo chí góp phần định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội Tương ứng với nội dung như vậy, “báo in thường có tính định kỳ mau, khuôn khổ lớn, ngôn ngữ sự kiện ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày theo mô hình thực dụng - hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm thu hút sự chú ý của người đọc” [18] Bộ máy toà soạn của các cơ
Trang 18quan báo in thường được phân công chuyên môn hoá cao với những mối quan hệ thẳng, đảm bảo giải quyết nhanh các nhiệm vụ cụ thể Tác giả những bài trên báo in chủ yếu là các nhà báo, phóng viên chiếm vị trí quan trọng, cùng với sự tham gia tích cực của đội ngũ cộng tác viên, thông tin viên đông đảo Vì đối tượng thông tin, tuyên truyền của báo in tương đối rộng rãi, trải dài trên mọi miền đất nước (với báo thuộc Trung ương) hoặc bao quát toàn
bộ vùng/miền, tỉnh/thành (với báo của địa phương) nên nhìn chung, các báo đều có số lượng phát hành lớn
Với loại hình tạp chí, trung tâm của sự chú ý là khai thác chiều sâu nhận thức của các vấn đề, sự kiện và để đáp ứng nội dung như vậy, tạp chí thường có phong cách ngôn ngữ logic, chặt chẽ “Đối với những tạp chí thông tin khoa học, lớp thuật ngữ chuyên biệt được sử dụng phổ biến và không gây ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của bạn đọc” [18] Về trình bày, tạp chí quan tâm chủ yếu đến tính chất logic của nội dung trong khuôn khổ nhỏ hơn báo in, có nhiều trang như sách, giúp người đọc tiện sử dụng Tác giả của những bài viết trên tạp chí đa phần là các chuyên gia, những người có trình độ hiểu biết cao về địa hạt mà tạp chí quan tâm Phạm vi công chúng của tạp chí thường hẹp hơn báo in, chủ yếu tập trung vào những người có trình độ chuyên môn sâu, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan hoặc có mong muốn nghiên cứu tìm hiểu về địa hạt đó Thực tế ấy cũng đã quy định số lượng phát hành của tạp chí ít hơn báo in Đáng chú ý là với những tạp chí chuyên ngành hẹp đi sâu vào một số lĩnh vực khoa học cụ thể thì số lượng phát hành mỗi kỳ có khi chỉ đạt từ vài trăm đến một nghìn cuốn
Trang 19Một điểm khác biệt nữa thể hiện ở tính chất và quy mô khách nhau của thông tin trên báo in và tạp chí đã chi phối tính đặc thù về năng lực và phương pháp hoạt động của chủ thể sáng tạo Ở các toà soạn báo in, yêu cầu đặt ra đối với những người làm báo về năng thực thể hiện chủ yếu qua 3 mặt: nhận thức chính trị, lý luận và khả năng nghiệp vụ, hệ thống các tri thức rộng về nhiều lĩnh vực trong đời sống 3 mặt trên gắn bó chặt chẽ với nhau, hình thành nên năng lực hoạt động nghề nghiệp của những người làm báo Trong khi đó, tại toà soạn tạp chí, chủ thể sáng tạo trước hết phải là người có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống hay khoa học Bên cạnh đó, hiểu biết về nghiệp vụ báo chí cũng là yếu tố cấu thành năng lực nghiệp vụ của người làm tạp chí
Khi đề cập đến phương pháp hoạt động sáng tạo của nhà báo ở các toà soạn báo in và toà soạn tạp chí, sự khác biệt cũng thể hiện tương ứng theo mức
độ, tính chất của thông tin Các toà soạn báo in là những bộ máy hoạt động khẩn trương, sôi nổi, cập nhật theo từng ngày, từng giờ Sức ép của việc định kỳ ra báo đòi hỏi tính năng động và kỷ luật chặt chẽ của bộ máy ấy Dù là đi làm phóng sự, săn tin hay làm nhiệm vụ tiếp nhận, xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau thì cũng đều đòi hỏi người làm báo phải đảm bảo đúng hẹn, tìm mọi cách
để có được thông tin mới nhất, nóng hổi nhất truyền tải tới độc giả Khác hẳn với toà soạn báo in, nhìn chung nhịp điệu công việc ở toà soạn tạp chí thưởng trải ra,
ít dồn dập hơn trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ phát hành Trước mỗi đề tài, bản thân người làm tạp chí cần thiết phải củng cố, tăng cường nhận thức, phát hiện chiều sâu thông tin từ những tầng, diện khác nhau Tính kỷ luật ở tạp chí chủ yếu liên quan đến chất lượng và hiệu quả công việc Người viết tạp chí không bị hối thúc nặng nề bởi thời hạn nộp bài Điều này là xét theo nghĩa tương đối vì trên
Trang 20thực tế, định kỳ ấn hành tạp chí không bị quá dồn ép và thông tin của các bài viết trên tạp chí cũng không đòi hỏi phải mang tính thời sự, cập nhật cao như trên báo
in Nếu bài viết trên báo in chủ yếu do đội ngũ phóng viên trong toà soạn thực hiện thì tạp chí lại sử dụng nhiều bài của các cộng tác viên, có những tạp chí bài viết của cộng tác viên còn chiếm đến 1/3 dung lượng mỗi số phát hành
Phong cách trình bày giữa báo in và tạp chí cũng có những nét khác biệt Trong khi báo in thường in trên khổ giấy A3, A2, sử dụng ít màu sắc (chủ yếu là
2 màu đen và trắng) thì tạp chí phổ biến trên khổ A4, thậm chí có những tạp chí
ấn hành với khổ nhỏ hơn Tạp chí cũng dùng rất nhiều màu sắc, tranh ảnh minh họa đa dạng, tạo hiệu ứng thẩm mỹ hấp dẫn người đọc
1.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của tạp chí
Trước hết cần khẳng định rằng, tạp chí cũng như báo in ở Việt Nam ngày nay đều là vũ khí, công cụ trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước Tạp chí cũng như báo của chúng ta có nhiệm vụ truyền đạt, phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào quần chúng, động viên, hướng dẫn và tổ chức quần chúng thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách đó; đấu tranh trên mặt trận ngôn luận chống mọi luận điệu, âm mưu và hành động phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; phản ánh trung thực nguyện vọng và kinh nghiệm của quần chúng
Tạp chí còn có những chức năng riêng biệt so với báo in như sau:
- Tạp chí chú trọng truyền bá kiến thức lý luận cần thiết cho cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các giới, các địa phương, giúp họ nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để dựa vào đó động viên, tổ chức, hướng dẫn quần chúng thực hiện
Trang 21- Trang bị kiến thức học thuật mới, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức khoa học để vận dụng ngày càng tốt hơn vào các hoạt động và nghiên cứu nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Như vậy, có thể thấy trong khi cố gắng thực hiện các chức năng chung của báo chí, tạp chí còn phải coi trọng chức năng xây dựng và tuyên truyền lý luận,
dự báo khoa học Do đó, loại thông tin có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của các loại tạp chí, đặc biệt là tạp chí nghiên cứu khoa học, chính là thông tin lý luận, thông tin khoa học
Vì những đặc điểm và chức năng riêng biệt đó nên hiệu quả của tạp chí không nhất thiết phải tính bằng số lượng độc giả Sự hấp dẫn của tạp chí chủ yếu
ở lượng thông tin và giá trị khoa học của nó, chứ không phải bằng lối văn hấp dẫn, bóng bẩy
Nhiệm vụ của tạp chí tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ khoa học của ngành, cơ quan và lĩnh vực hoạt động xã hội mà tạp chí đó tham gia Nhưng
về cơ bản, không thể không chú ý tới những nhiệm vụ cốt lõi sau:
- Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học, phổ cập tri thức và tổng kết thực tiễn; khảo sát và phản ánh thực tế, giúp làm sáng tỏ lĩnh vực và phương hướng của tạp chí đã xác định
- Hướng dẫn tư tưởng, chủ trương, nghiệp vụ thông tin bao gồm tin khoa học trong nước, nước ngoài và những hoạt động lĩnh vực, ngành
Cho dù thuộc lĩnh vực nào và có những nhiệm vụ cụ thể ra sao thì tờ tạp chí -dẫu bất cứ ở đâu và lúc nào- cũng là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng và công tác tổ chức, là “người chiến sĩ” trong “đội quân xung kích của Đảng trên mặt trận tư tưởng”
Trang 221.2 Lịch sử phát triển của tạp chí tại Việt Nam
Tạp chí ra đời vào thế kỷ XVII ở Pháp có tên gọi là “Journal” Hình thức
sơ khai của tạp chí như một dạng nhật ký, để ghi lại các phiên họp của quốc hội, nghị viện, các biên bản của toà án và biên bản của những cuộc họp khác Dần dần, theo thời gian, văn bản này phát triển thành một tờ tạp chí hoàn chỉnh với tư cách là một loại hình báo chí
Tờ tạp chí đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX tại Bắc Kỳ Điều kiện chính trị lúc này hết sức hà khắc, thực dân Pháp đã chiếm toàn bộ Việt Nam Đội ngũ Tây học ở Bắc Kỳ ít hơn so với Nam Kỳ nên ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây ít hơn Sự phát triển chậm về kinh tế cũng
đã gây ít nhiều hạn chế cho hoạt động báo chí lúc này Thực dân Pháp thấy cần thiết phải có một tờ báo bằng tiếng Việt nhằm phục vụ cho sự cai trị của mình
Và tờ “Đông Dương tạp chí” đã ra đời, do Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút “Đông Dương tạp chí” (1913-1918) được coi là phụ trương của tờ “Lục tỉnh tân văn” lúc đó, mỗi tuần ra một số vào thứ 5, gồm 16 trang Tờ này tiêu biểu cho dòng báo chí thực dân, tuy nhiên cũng có nhiều bài viết thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc “Đông Dương tạp chí” có một số cộng tác viên tên tuổi khá nổi tiếng như Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Hữu Tiến, Phạm Duy Tốn… “Đông Dương tạp chí” sử dụng nhiều thể loại, chuyên mục bàn về các vấn đề xã hội, kinh tế, thiên văn, điện báo, những bài mang tính tổng luận, tổng hợp, dịch thuật… Tờ tạp chí này đã có đóng góp vào sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn
Tiếp đó có tờ tạp chí “Nam Phong” (1917-1934) được viết bằng tiếng bản
xứ để thực thi chính sách giáo dục và tuyên truyền của thực dân Pháp Tờ này do Phạm Quỳnh làm chủ bút, dưới sự kiểm duyệt của Marty -Giám đốc Phòng an
Trang 23ninh và chính trị Đông Dương Đó là mục đích của thực dân Pháp, nhưng trên thực tế, nội dung của tạp chí không hoàn toàn phản động mà cũng tồn tại những điểm tiến bộ Tạp chí “Nam Phong” có một số chuyên mục như “Luận thuyết”,
“Văn uyển”, “Thời đàm”, “Văn học”… Các bài viết được đăng tải tương đối rộng, đề cập đến nhiều lĩnh vực mang tính khảo cứu, chuyên sâu, có nhiều công trình khảo cứu đặc sắc, giá trị Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tạp chí “Nam Phong” là cuốn bách khoa nguyệt san, đọc “Nam Phong” người ta có thể học hỏi trong đó nền văn hoá Tây phương và Đông phương
Giai đoạn 1930-1945, loại hình tạp chí ở Việt Nam khởi sắc với hai tờ tạp chí “Tri Tân” và “Thanh Nghị” “Tri Tân” (1941-1946) là tạp chí của nhóm Bùi
Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Xuân Hãn, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai… chuyên khảo cứu về văn học, sử học, nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống, “ôn cố tri tân”, ra đều đặn Tờ này đặc biệt đi sâu vào vấn đề văn hoá truyền thống, ít quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội đương thời Tạp chí “Thanh Nghị” (1941-1945) tập hợp được những cây bút chủ yếu là trí thức Tây học trẻ tuổi cấp tiến như luật sư Vũ Đình Hoè, Vũ Văn Hiến, Phan Anh, Đinh Gia Trinh…, các nhà khoa học tự nhiên Nguyễn Xiển, Nguyễn Xuân Yêm, Ngụy Như Kon Tum… Tạp chí “Thanh Nghị” dày hơn “Tri Tân”, chuyên khảo cứu những vấn đề như luật pháp, chính trị học và các bộ môn khoa học tự nhiên khác
Ngoài những tạp chí nói trên còn phải kể đến các tạp chí văn học như
“Tao Đàn” (1939-1940), xuất bản 2 kỳ/tháng, chủ bút là Vũ Đình Long; “An Nam tạp chí” (1926-1933) mỗi tháng ra 2 kỳ, chủ bút là nhà thơ Tản Đà Tạp chí của các đảng phái chính trị như “Công hội đỏ” (1929), “Tạp chí Đỏ” (1930),
“Búa” (1931), “Cộng sản” -tạp chí của tù nhân trong nhà tù Hoả Lò (1932), tạp
Trang 24chí Bôn-sê-vích (19340… các tạp chí y khoa như “Phổ biến Y học” (1934), “Bảo mệnh cẩm nang” (1939); các tạp chí tôn giáo như “Bồ Đề” (1936), “Quan Âm tạp chí” (1938)… Tóm lại, dù được ai thành lập thì tạp chí nào cũng được lợi dụng để cổ vũ cho tinh thần yêu lịch sử, văn hoá dân tộc, nội dung tạp chí mang tinh thần độc lập dân tộc, đó cũng là một nhu cầu nóng bỏng của toàn dân lúc đó
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam chuyển sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do Sau khi đánh thắng các thế lực đế quốc chủ nghĩa xâm lược và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chế độ áp bức, bóc lột đã bị xoá bỏ trong xã hội ta, nhân dân lao động là người chủ thực sự Báo chí Việt Nam bước sang chặng đường lịch sử mới Báo chí lúc này là là tiếng nói của một quốc gia có chủ quyền độc lập, là diễn đàn của nhân dân Cùng với các loại hình báo chí khác, tạp chí ở Việt Nam cũng có sự phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu và đặc biệt khởi sắc trong thời kỳ đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay)
Trong vòng 10 năm từ 1986-1996, số lượng tạp chí đã tăng tới 267,2%, cụ thể là từ 110 tạp chí lên 320 đầu tạp chí và giai đoạn từ 1996-2008, tuy chưa có
số liệu thống kê cụ thể nhưng con số ước đạt còn cao hơn nhiều, khoảng hơn 500 đầu tạp chí Cùng với sự gia tăng về đầu tạp chí thì số lượng bản in tạp chí cũng tăng nhanh chóng Nhiều tạp chí tăng kỳ, tăng trang Trước kia, thời gian giữa 2
kỳ ra của tạp chí thường là từ 2 tháng, 3 tháng, thậm chí lên tới 6 tháng thì đến nay, các tạp chí ra tháng 2 kỳ, có tạp chí ra hàng tuần Ví dụ như “Tạp chí Cộng sản” -cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam- từ chỗ ra 1 kỳ/tháng hiện nay đã ra 2 kỳ/tháng và có thêm chuyên san “Hồ sơ Sự kiện” ấn hành 2 số/tháng Nhìn một cách tổng quát, hệ thống mạng lưới tạp chí
Trang 25thuộc các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng ở nước ta hiện nay có thể tạp phân loại như sau:
- Tạp chí chính trị như các tạp chí Cộng sản, Xây dựng Đảng, Giáo
dục lý luận…
- Tạp chí quân sự như các tạp chí Quân đội Nhân dân, Lịch sử quân
sự, Huấn luyện…
- Tạp chí khoa học như các tạp chí Khoa học Tự nhiên, Khoa học
Xã hội, Toán học, Vật lý, Triết học, Dân tộc học, Luật học, Cơ khí, Xã hội học, Nghiên cứu châu Âu…
- Tạp chí kinh tế như các tạp chí Thống kê, Vật giá, Tài chính, Thị
trường và giá cả, Thương mại…
- Tạp chí văn hoá - xã hội, nghệ thuật, giải trí như các tạp chí Văn
nghệ quân đội, Điện ảnh Kịch trường, Sóng nhạc, Truyền hình, Đẹp, Thời trang Trẻ, Người đẹp Việt Nam, Thế giới Phụ nữ, Hạnh phúc Gia đình, Mỹ phẩm, Tiếp thị Gia đình, Thế giới văn hoá…
- Tạp chí khoa học kỹ thuật như các tạp chí Giao thông vận tải, Cầu
đường, Kiến trúc…
- Tạp chí y tế, giáo dục như các tạp chí Y học Việt Nam, Nội khoa,
Ngoại khoa, Thuốc và Sức khoẻ, Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Giáo dục & Thời đại cuối tuần…
- Tạp chí chỉ đạo hướng dẫn quản lí nghiệp vụ, chuyên ngành như
các tạp chí Thanh tra, Pháp lý, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, Kiểm sát, Bảo hiểm xã hội…
Trang 26- Tạp chí đối ngoại làm công tác tuyên truyền tới độc giả nước
ngoài, phát hành bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, như các tạp chí Femmes Vietnam, Women of Vietnam Review…
1.3 Sự hình thành và phát triển loại hình tạp chí dành cho phụ nữ
ở Việt Nam
1.3.1 Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đó trở thành lực lượng lao động chính Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn
bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đó sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đó tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế,
tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
Trang 27- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng-ten
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền” Đảng sớm nhận ra, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ
nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng
Chính vì vậy, ngày 20/10/1930, HLHPNVN chính thức được thành lập Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ
Trang 28Có thể nói, ở nước ta, vấn đề phụ nữ được báo chí quan tâm khá sớm Cùng với sự xuất hiện của báo chí, các vấn đề về phụ nữ được nêu lên như một
bộ phận không thể thiếu của xã hội Ngay từ năm 1907, khi báo chí tiếng Việt còn rất hiếm hoi thì trên tờ “Đăng cổ tùng báo” đã xuất hiện mục “Nhời đàn bà” với tác giả có bút danh là Đào Thị Loan
Tuy nhiên, tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam dành cho phụ nữ là tờ “Nữ giới chung”, được xuất bản ở Sài Gòn năm 1918 do một người Pháp tên là Henri Blaquière quản lí, Trần Văn Chim làm tổng lí và người phụ trách công việc biên tập là nữ thi sĩ Sương Nguyệt Ánh -con gái nhà thơ yêu nước nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu Báo gồm 18 trang và 8 trang dành cho phần quảng cáo Nội dung đăng tải những bài xã luận, thơ, tiểu thuyết, một vài tin tức và có cả một phần dạy làm bếp Như vậy, mặc
dù với danh nghĩa là tớ báo nhưng “Nữ giới chung” cũng có những điểm tương đồng với một tạp chí dành cho phụ nữ Điều này có thể thấy ở ngay trong số báo đầu tiên ra ngày 1/2/1918, bà Sương Nguyệt Ánh đã ghi rõ mục đích của “Nữ giới chung” là chú trọng đến việc truyền bá chữ quốc ngữ và nhất định không đề cập đến vấn đề chính trị, nâng cao nền luân lý, dạy cho đọc giả biết cách sống hàng ngày… Sự xuất hiện của tờ “Nữ giới chung” được đánh giá là một biến cố quan trọng đối với dân chúng lúc bấy giờ, đặc biệt là với phụ nữ Việt Nam Theo dư luận nhìn nhận, tờ bao này đã mang lại hoặc ít hoặc nhiều những biến đổi mới mẻ trong đời sống tinh thần
và vật chất của phụ nữ Việt Nam -vốn từ xưa đã bị sống ràng buộc trong những nguyễn tắc cứng nhắc của Nho giáo, nhà nước phong kiến và chế độ thực dân Pháp Đáng tiếc là chỉ sau gần 1 năm ra mắt, tờ “Nữ giới chung” đã bị
Trang 29đình bản vào cuối năm 1918 và biến thành một tờ báo khác có tên “Đèn Nhã Nam” [24]
Nhìn chung, vào giai đoạn trước năm 1930, báo và tạp chí dành riêng cho phụ nữ ở Việt Nam rất ít Hơn ngàn năm bị “tam tòng tứ đức” của giáo lí Khổng-Mạnh ràng buộc, làm sao người phụ nữ có thể thoát khỏi vòng kiềm toả để quan tâm đến những chuyện xảy ra ngoài khuôn khổ gia đình hoặc làng mạc? Thời bấy giờ, phụ nữ ở xứ ta còn thờ ơ trước thời cuộc Thế nên đó cũng là lí do khiến những tờ báo, tạp chí đầu tiên lên tiếng cổ động cho phái yếu thoát ly gia đình, tham gia những công tác ích lợi cho xã hội thì đều bị phản đối Thiếu sự ủng hộ của đồng bào, nhất là thiếu độc giả thuộc phái nữ ủng hộ nên báo chí dành cho phụ nữ chỉ lần hồi phát triển trong giai đoạn sau năm 1930 Từ mốc thời gian này trở về sau, nhờ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thêm sôi động rõ rệt nên toàn dân đều nhận thấy rằng, muốn sống còn thì cần đặt ra nhiều cải cách sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống
Một sự kiện quan trọng trong đời sống phụ nữ và xã hội là sự ra đời của tờ “Phụ nữ Tân Văn” tại Sài Gòn vào ngày 2/5/1929, trình bày khá gọn gàng, ngoài bìa vẽ 3 cô gái Bắc - Trung - Nam với câu “Phấn son tô điểm sơn hà, làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam” Ngay trong số đầu tiên,
“Phụ nữ Tân Văn” đã đặt ra mục đích là đề cập đến những vấn đề liên quan tới nữ giới, sự quan hệ và trách nhiệm của phụ nữ trong đời sống quốc gia và xã hội Chủ trương của tờ này là không làm chính trị, chỉ bênh vực quyền lợi của chị em phụ nữ Xu hướng phản ánh thiên về đại chúng, đề cập tới những vấn đề đời thường, thông qua các chuyên mục
như: Phụ nữ và gia đình, Vấn đề giải phóng phụ nữ Việt Nam, Vệ sinh,
Khoa học, Dành cho nhi đồng, Tiểu thuyết… “Phụ nữ Tân Văn” còn hấp dẫn
Trang 30hơn bởi sự cộng tác của nhiều ký giả, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ như Phan Khôi, Bửu Đình, Đào Trinh Nhất, Nguyễn Thị Khiêm (bút danh Manh Manh)… Xuất bản ngày thứ 5 hàng tuần, tờ này nhanh chóng được mọi người đón nhận và tán thưởng, không chỉ phổ biến rộng rãi ở Nam Kỳ Theo đánh giá của các học giả, “Phụ nữ Tân Văn” đã có sự thành công vẻ vang, có ý nghĩa lớn đối với nữ giới nói riêng và lịch sử báo chí Việt Nam nói chung Tuy nhiên, theo Nghị định ngày 20/12/1934, “Phụ nữ Tân Văn” đã bị chính quyền thực dân Pháp đình bản
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, cho đến trước Cách mạng tháng 8 năm
1945, ở Việt Nam có khoảng 10 tờ báo và tạp chí dành cho phụ nữ ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, chủ yếu xuất bản tại 3 thành phố là Hà Nội - Huế - Sài Gòn Tiếp sau các tờ “Nữ giới chung” (1918), “Phụ nữ Tân Văn” (1929-1934) là những tờ như “Phụ nữ thời đàm” (1930-1933) ra đời tại Hà Nội do Nguyễn Văn
Đa là chủ nhiệm; “Phụ nữ tân tiến” (1932-1934) xuất bản tại Huế do Lê Thành Tường làm chủ nhiệm; “Nữ công tạp chí” (1936-1938) tại Sài Gòn do Phạm Thị Ngọc chủ nhiệm; “Nữ lưu” (1936-1938) ra đời tại Sài Gòn, chủ nhiệm là bà Tô Thị Đệ; “Việt Nữ” (1937) là cơ quan ngôn luận của phụ nữ Việt Nam do Trịnh Thị Thục quản lí; “Phụ nữ” (1938-1939) tại Hà Nội với chủ nhiệm là Nguyễn Thị Thảo; “Nữ giới” (1938-1939) là tờ nữ công tạp chí xuất bản tại Sài Gòn;
“Đàn bà” (1939-1944) phát hành hàng tuần tại Hà Nội do bà Thụy An chủ nhiệm; tạp chí “Bạn gái” (1941) xuất bản ở Hà Nội của nhà in Mai Lĩnh…
Có thể thấy, nếu so với trước năm 1930 cả nước chỉ có 2 tờ báo dành cho phụ nữ thì giai đoạn 1929-1941 đã có tới 10 tờ báo, tạp chí dành cho giới nữ Trong khoảng thời gian này, ở Việt Nam luôn tồn tại 1 đầu báo hoặc tạp chí phụ
nữ Tờ này bị đình bản thì lại có một tờ khác ra đời Thực tế ấy không chỉ phản
Trang 31ánh vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng lên mà còn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề phụ nữ trong đời sống báo chí lúc bấy giờ Điểm chung dễ nhận thấy của các tờ báo và tạp chí dành cho phụ nữ nêu trên là đều quan tâm tới cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, các công việc làm
ăn, kinh doanh, nội trợ, gia đình, hôn nhân, đạo đức của người phụ nữ Còn vấn đề địa vị chính trị-xã hội của phụ nữ, một điểm rất cơ bản thì các báo và tạp chí vô tình hay cố ý đều né tránh và cũng chưa chỉ ra được rằng phụ nữ muốn giải phóng, muốn đòi nữ quyền hay bình đẳng nam nữ thì trước hết cần
có một tiền đề tiên quyết là nước nhà độc lập, nhân dân tự do Đó cũng chính
là sự hạn chế chung của báo, tạp chí dành cho nữ giới trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam
Phải đến năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì trên các
tờ báo, tạp chí bí mật hay công khai của Đảng, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc không những được đánh giá cao
mà còn được coi là một trong những nhân tố quan trọng cho sự thành công của Cách mạng Việt Nam Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng đã đánh giá “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được” [4]
1.3.2 Từ năm 1945 - 1975
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã giành lại độc lập, tự do cho đất nước,
mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, trong đó có phụ nữ Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trong cả nước Phụ nữ chiếm 48% tổng số cử tri đi bầu 10 đại biểu phụ nữ đã trúng cử vào Quốc hội
Trang 32khóa I (chiếm 2,4%) Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước “Diệt giặc đói”, “Diệt giặc dốt”, “Diệt giặc ngoại xâm”, góp phần xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ Từ đây, phụ nữ Việt Nam cùng đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam từ năm 1955 và đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, thu giang sơn đất nước về một mối vào mùa xuân năm 1975 Dưới sự lónh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ, tổ chức HLHPNVN đó khụng ngừng lớn mạnh Các thế hệ phụ nữ nước ta với sức mạnh đoàn kết, trí thông minh, kiên cường, truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang đó gúp phần xứng đáng làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dõn tộc Việt Nam trong thế kỷ XX
Từ khi có Đảng và Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo, tạp chí dành cho phụ nữ nói riêng đã có những bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, đa dạng về ấn phẩm Trong đó phải kể đến tờ “Phụ nữ Việt Nam” - Cơ quan ngôn luận của HLHPNVN Báo “Phụ nữ Việt Nam” phát hành số đầu tiên vào ngày 8/3/1948 tại chiến khu Việt Bắc và trở thành ấn phẩm báo chí giữ vị trí hàng đầu, đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống Trải qua mấy thập kỷ, báo chí phụ nữ đã tuyên truyền, giáo dục, vận động
và tổ chức chị em phụ nữ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng phụ nữ Việt Nam: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”
Trang 331.3.3 Từ năm 1975 đến nay
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đánh dấu sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, non sông đất nước liền một dải HLHPNVN trên cơ sở hợp nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Phụ nữ cứu quốc miền Nam Báo “Phụ nữ Việt Nam” với bề dày gần 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan ngôn luận của HLHPNVN, là tiếng nói bảo vệ quyền và lợi ích cho phụ nữ, đồng thời thực hiện chức năng tuyên truyền về các mặt hoạt động của phụ nữ cả nước, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả nữ ở nhiều lứa tuổi, ngành nghề trên khắp mọi miền Tổ quốc Từ chỗ chỉ có tờ báo “Phụ nữ Việt Nam” phát hành 2 số/tháng, kể
từ năm 1976, báo phát hành 4 số/tháng và đến năm 1993 thì báo xuất bản thêm chuyên san “Hạnh phúc gia đình” với những câu chuyện, thông tin thiết thực về những vấn đề cần thiết để xây dựng gia đình hạnh phúc
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đất nước bước vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện Đảng và Nhà nước tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển chung của xã hội Bên cạnh
tổ chức HLHPNVN, ngày 12/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 41 thành lập Uỷ ban Quốc gia về Thập kỷ của Phụ nữ Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền ý nghĩa thập kỷ phụ nữ, tổng kết và giới thiệu thành tích các phong trào hoạt động giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ; tổ chức phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra các ngành, các cấp chấp hành các chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước đối với phụ nữ Nhằm thực hiện bình đẳng giới thông qua việc không ngừng phát triển bộ máy vì sự tiến bộ của phụ
nữ, ngày 25/2/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 72/TTg chính thức thành lập Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam Đến ngày 22/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 114/2008/QĐ-TTg
Trang 34về kiện toàn Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những vấn đề liên ngành liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ trong phạm vi cả nước
Một dấu mốc quan trọng trong tiến trình giải phóng phụ nữ ở Việt Nam,
đó là vào ngày 21/11/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bình đẳng giới gồm 6 Chương, 44 Điều, quy định nguyên tắn bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, những biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới Đây là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử về giới và khoảng cách
về giới trong thực tế Cùng với sự ra đời của Luật Bình đẳng giới, việc sửa đổi,
bổ sung Luật Đất đai năm 2003 và Luật Hôn nhân Gia đình; thông qua Chiến lược Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ giai đoạn 2001-2010 và việc Việt Nam tham gia Công ước CEDAW của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Như vậy, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy tích cực vai trò trong các tổ chức kinh tế, chính trị,
xã hội… Việt Nam hiện là quốc gia dẫn đầu khu vực châu Á về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội (xấp xỉ 30%) Trên các lĩnh vực của đời sống, phụ nữ bên cạnh nhu cầu
tự khẳng định mình còn được xã hội công nhận thông qua việc tích cực tham gia các công tác xã hội, đấu tranh vì quyền bình đẳng và điều này đã phát huy ý nghĩa đối với công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như phong trào phụ nữ ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển chung của đất nước và phong trào phụ nữ, đời sống báo chí nhìn chung có bước phát triển nhanh chóng, thể hiện ở sự tăng trưởng
Trang 35mạnh mẽ số lượng các tờ báo, tạp chí, sự đa dạng, phong phú của các loại hình báo chí và sự nâng cao chất lượng, cải tiến hình thức của những sản phẩm báo chí Nằm trong “guồng quay” đó, loại hình báo và tạp chí dành cho phụ nữ cũng
có những sự phát triển trông thấy Báo “Phụ nữ Việt Nam” từ năm 1995 phát hành thêm tạp chí “Thế giới phụ nữ” và “Phụ nữ Việt Nam cuối tuần” (đều ra 1 số/tuần) Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội có báo “Phụ nữ Thủ đô” và chuyên san “Đời sống gia đình” (ra 1 số/tuần) Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM có báo “Phụ nữ” ra 2 số/tuần và tạp chí “Phụ nữ Chủ nhật” ra 1 số/tuần
Cùng trong hệ thống báo chí của các cấp Hội phụ nữ, một số địa phương
đã ấn hành tạp chí riêng nhưng trên danh nghĩa lưu hành nội bộ Ví như Ban Tuyên giáo cơ quan Trung ương HLHPNVN có tờ “Thông tin Phụ nữ” xuất bản
1 số/quý Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hoá có tạp chí “Phụ nữ xứ Thanh”… Đánh giá về báo chí của các cấp HLHPNVN, bà Lê Thị Thu -nguyên Phó chủ tịch thường trực HLHPNVN phát biểu tại “Hội nghị báo chí, xuất bản toàn quốc” (tháng 10/2001) khẳng định: “Báo chí xuất bản của HLHPNVN là cơ quan ngôn luận, là công cụ tuyên truyền chủ lực của phụ nữ Việt Nam Báo chí của Hội đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các chương trình công tác trọng tâm của Hội, truyền đạt thông tin, vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện, đồng thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ, mạnh dạn đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, bênh vực bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ, trẻ em, góp phần làm lành mạnh xã hội, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc Đặc biệt báo chí của phụ nữ đã đề cao vai trò người mẹ, phẩm chất của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, cung cấp kiến thức về pháp luật, về nuôi dạy con, về hạnh phúc gia đình, làm kinh tế,
Trang 36phòng chống các tệ nạn xã hội… hình thành bản sắc riêng của cơ quan thông tin dành cho giới nữ” [15]
Bên cạnh hệ thống báo và tạp chí dành cho phụ nữ của các cấp HLHPNVN, từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, thị trường báo chí đã và đang chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của các tờ tạp chí, chuyên san dành cho phụ
nữ Có thể kể đến một số tờ như “Phụ nữ & Thể thao” -chuyên san của báo “Thể thao Việt Nam”, “Phụ nữ Ngày nay” -ấn phẩm của Nxb Thông tấn Lại có nhiều tờ tạp chí tuy tên không nhắc đến “phụ nữ” nhưng rõ ràng nội dung thông tin hướng chủ yếu tới đối tượng độc giả nữ như “Đẹp”, “Người đẹp Việt Nam”,
“Tiếp thị Gia đình”, “Thời trang Trẻ”, “Tóc đẹp”, “Mỹ phẩm”, “Cẩm nang mua sắm”, “Làm đẹp”, “Sống mới”…
Đáng chú ý là thời gian gần đây, đã manh nha xuất hiện cả những tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ do các đơn vị tư nhân và nước ngoài thực hiện, được phát hành dưới hình thức liên kết xuất bản Như tạp chí “Thế giới Tiêu dùng” do công ty TNHH Thời đại sản xuất, lấy danh nghĩa là chuyên san của báo “Thế giới&Việt Nam”, tạp chí “Her World-Thế giới Thanh nữ Việt Nam” là một phiên bản của tạp chí cùng tên rất nổi tiếng ở Singapore được phát hành tại Việt Nam dưới danh nghĩa là ấn phẩm của Nxb Phương Đông…
Nhìn vào lịch sử báo chí Việt Nam và lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, có thể thấy báo chí dành cho phụ nữ là một bộ phận quan trọng của báo chí nước nhà, luôn gắn bó và phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc Trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay của đất nước, báo chí dành cho phụ nữ ngày càng khởi sắc và phát triển, không chỉ đáp ứng nhu
Trang 37cầu thông tin cho phụ nữ, tuyên truyền về phụ nữ ở mọi lĩnh vực của đời sống
mà còn tích cực góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ Việt Nam
1.4 Tiểu kết
Trong hệ thống tạp chí tiếng Việt hiện nay xuất hiện một số tạp chí không thuộc vào trong số những tạp chí lý luận-chính trị, tạp chí quân sự, tạp chí văn nghệ, tạp chí khoa học, tạp chí kinh tế-kỹ thuật hay tạp chí y tế-giáo dục… Chức năng nhiệm vụ của loại hình tạp chí này không phải là tuyên truyền, nghiên cứu
lý luận và hoạt động khoa học Nội dung phản ánh của loại tạp chí này thường là những tri thức tổng hợp về cuộc sống, những vấn đề văn hoá, xã hội, nghệ thuật Đối tượng phục vụ của nó cũng không bị bó hẹp trong một nhóm chuyên gia hay những người có chuyên môn mà rộng rãi hơn, vươn tới phục vụ nhiều đối tượng độc giả khác nhau
Đặc biệt là một số tạp chí có nội dung phong phú, gần gũi, hình thức trình bày sinh động, bắt mắt với số lượng bản in hàng vạn bản/kỳ phát hành như
“Đẹp”, “Thời trang Trẻ”, “Người đẹp Việt Nam”, “Thế giới phụ nữ”, “Hạnh phúc gia đình”, “Mỹ phẩm”, “Tiếp thị Gia đình”, “Thế giới văn hoá”… Có người gọi đó là “tạp chí của tạp chí”, lại có ý kiến cho rằng đây là một dạng phụ san của tạp chí Như vậy, có thể coi đây là loại tạp chí tuyên truyền phổ biến Xét về nội dung có thể xếp các tạp chí này vào loại hình tạp chí văn hoá-nghệ thuật-giải trí-thường thức gia đình (Đây là cách gọi của tác giả luận văn để giới hạn đối tượng khảo sát)
Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời, tồn tại và phát triển của loại hình tạp chí này nhưng có thế thấy nó vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống tạp chí nói riêng và các loại hình báo chí nói chung Đáng chú ý
là loại hình tạp chí và chuyên san văn hoá-nghệ thuật-giải trí-thường thức gia
Trang 38đình đã trở nên thân thiết với đối tượng độc giả nữ và có những ảnh hưởng nhất định tới văn hoá đọc của phụ nữ Việt Nam Trong số đó phải kể tới 4 ấn phẩm đang rất được ưa chuộng trên thị trường với tia-ra phát hành khá lớn là “Thế giới phụ nữ”, “Hạnh phúc gia đình”, “Đẹp” và “Người đẹp Việt Nam” Chính những tạp chí, chuyên san này đã và đang góp phần đáng kể trong việc hiện đại hoá diện mạo báo chí Việt Nam, đáp ứng nhu cầu báo chí ngày càng cao của độc giả,
từ đó phấn đấu bắt kịp và hội nhập với trình độ phát triển của các nền báo chí tiên tiến thế giới Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu thông tin trên các lĩnh vực giải trí, thư giãn, nhu cầu tiếp nhận báo chí của độc giả, nhất là độc giả nữ, các tạp chí và chuyên san kể trên cũng đang phát huy chức năng làm kinh tế, mang lại nguồn thu đáng kể cho các toà soạn báo chí, thông qua việc đăng tải quảng cáo
và tăng số lượng phát hành
Thực tế cho thấy, các tạp chí hay chuyên san như “Thế giới phụ nữ”,
“Hạnh phúc gia đình”, “Đẹp” và “Người đẹp Việt Nam” không chỉ phụ vụ độc giả nữ mà các đối tượng khác, kể cả nam giới cũng có thể tìm đọc Tuy nhiên, với những nét đặc thù thể hiện trong hiệu quả truyền thông của mình, có thể thấy đối tượng độc giả mà các tạp chí, chuyên san này hướng tới chủ yếu vẫn là nữ giới Mặt khác, việc phân định như vậy chỉ mang ý nghĩa tương đối và để phục
vụ mục đích của luận văn về khảo sát, nghiên cứu loại hình tạp chí, chuyên san dành cho phụ nữ và văn hoá đọc của độc giả nữ thể hiệu qua sự tiếp nhận, lĩnh hội và áp dụng thông tin từ loại hình báo chí này vào cuộc sống của những người đọc là nữ giới
Những nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn về loại hình tạp chí này, hy vọng sẽ như một sự đóng góp tích cực cho lí luận và thực tiễn nghiên cứu về loại hình tạp chí dành cho phụ nữ và văn hoá đọc tạp chí, chuyên san của độc giả nữ
Trang 39hiện nay; đồng thời người viết đề xuất những ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nâng cao chất lượng của tạp chí, chuyên san hiện nay, không chỉ phục vụ nhu cầu đọc của độc giả mà còn thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của báo chí cách mạng Việt Nam trong thời đại mới
Trang 40Chương 2: HIỆU QUẢ BÁO CHÍ CỦA LOẠI HÌNH TẠP CHÍ, CHUYÊN SAN DÀNH CHO PHỤ NỮ VÀ VĂN HÓA ĐỌC
CỦA ĐỘC GIẢ NỮ HIỆN NAY
Hiệu quả là một phạm trù khoa học, đồng thời cũng là mục tiêu mà con người phải tính đến trong hoạt động của mình Đặc trưng chủ yếu để phân biệt lao động của con người với hoạt động sinh tồn của các loài sinh vật khác là ở tính mục đích Con người hoạt động có mục đích tất yếu phải tính đến hiệu quả, tác dụng của công việc Do hoạt động báo chí là hình thức hoạt động thông tin chính trị - xã hội nên yêu cầu về tính hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu
Hiệu quả của báo chí cách mạng không chỉ là việc tính toán bằng đồng tiền bán báo mà quan trọng là cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… Trên cơ sở đó, hoạt động của quần chúng trên các lĩnh vực có thể được chuyển đổi bằng mức độ nhận thức cái mới, sự việc mới trong tâm tư, tình cảm
và hành động của họ trong lao động sản xuất với hiệu quả cao hơn
Bất kỳ một sản phẩm báo chí dù ở loại hình nào, thể loại nào muốn đạt được hiệu quả thì trước hết phải là một tác phẩm có chất lượng về nội dung và hấp dẫn về hình thức Với loại hình tạp chí và chuyên san dành cho phụ nữ, hiệu quả báo chí thể hiện ở nội dung thông tin phong phú, gần gũi với độc giả nữ và hình thức bắt mắt, gây được sự chú ý cũng như thiện cảm cho người đọc Trong phạm vi chương này, tác giả sẽ đi sâu vào khảo sát, tìm hiểu và phân tích nội dung cũng như hình thức của 4 tạp chí, chuyên san: “Thế giới phụ nữ”, “Hạnh phúc gia đình”, “Đẹp” và “Người đẹp Việt Nam” để minh chứng hiệu quả báo chí của loại hình tạp chí này dành cho phụ nữ