Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm tạp chí truyền hình

6 460 5
Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm tạp chí truyền hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm tạp chí truyền hình Hoàng Ngọc Vinh Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Luận văn ThS ngành: Truyền thong đại chúng; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thoa Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu lý luận về Tạp chí công cụ và những vấn đề liên quan. Nghiên cứu thực trạng các ấn phẩm Tạp chí truyền hình – với tư cách là một Tạp chí công cụ. Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các ấn phẩm Tạp chí truyền hình (một trong những yếu tố tiền khởi cho xu thế thành lập các tập đoàn truyền thông) hiện nay. Keywords: Tạp chí công cụ; Ấn phẩm; Tạp chí truyền hình; Báo chí học Content 1. Tính thời sự và lý do lựa chọn đề tài Ngay từ khi xuất hiện, báo chí đã có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong công tác tư tưởng văn hóa nói riêng. Đặc biệt, khi kinh tế xã hội phát triển, khoa học công nghệ phát triển thì các nước tư bản còn coi báo chí là “cơ quan quyền lực thứ tư” trong đời sống xã hội. Nói về vai trò của sách và báo chí, Lênin đã đánh giá rất cao, coi đó là người tuyên truyền tập thể, người cổ động tập thể, người tổ chức tập thể của cách mạng. Nhận thức được vai trò của báo chí, cho tới ngày nay, nền báo chí Việt Nam đã ngày một trưởng thành, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như sự nghiệp đổi mới đất nước. Nằm trong hệ thống báo chí nói chung, loại hình tạp chí có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo kết quả điều tra, số lượng tạp chí ở Việt Nam nhiều gần gấp ba số lượng báo in (khoảng gần 600 loại tạp chí, trong khi chỉ có khoảng 200 tờ báo các loại – thống kê năm 2009). Sự phát triển của hệ thống tạp chí không chỉ theo diện rộng mà còn cả chiều sâu, vừa đáp ứng đòi hỏi nhu cầu khách quan của độc giả, vừa thể hiện và khẳng định vai trò của các loại hình tạp chí trong đời sống xã hội. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu phổ cập rộng rãi các loại tri thức khoa học, công nghệ là rất cần thiết và cấp bách. Có thể nói, trong số các sản phẩm báo chí thì tạp chí góp phần nâng cao dân trí rõ rệt hơn cả. Tạp chí công cụ là một nhánh nhỏ trong hệ thống tạp chí. Dù ra đời muộn và phát triển sau so với các dạng tạp chí khác nhưng lại có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu được, đặc biệt trong nền kinh tế xã hội đang có sự vận động, đổi mới và phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Mặc dù Tạp chí công cụ đã xuất hiện nhiều trên thị trường với số lượng ngày càng lớn, nhưng những định danh về dạng tạp chí này cũng như vai trò, ý nghĩa của nó chưa được khái quát một cách tổng hợp và đầy đủ. Từ trước tới nay, gần như chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập một cách sâu sắc tới dạng tạp chí mới mẻ này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những góc nhìn cụ thể về Tạp chí công cụ là một điều cần thiết. Nằm trong nhánh Tạp chí công cụ, Tạp chí truyền hình là một trong những loại hình phản ánh rõ nhất hình thức, kết cấu cũng như vai trò, ý nghĩa, chức năng của Tạp chí công cụ. Ở Việt Nam, chỉ trong mấy năm, Tạp chí truyền hình đã ra đời và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, ở miền Bắc nổi bật có ba tờ: Tạp chí truyền hình VTV (của Đài truyền hình Việt Nam), Tạp chí Truyền hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) và Tạp chí Truyền hình Hà Nội (của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội). Thông qua việc khảo sát ba tờ Tạp chí truyền hình nói trên, tác giả luận văn mong muốn đưa ra một cái nhìn cơ bản về Tạp chí công cụ dưới các góc độ: Thế nào là Tạp chí công cụ? Tạp chí công cụ có cấu trúc như thế nào? Vai trò, nhiệm vụ, chức năng và ý nghĩa của Tạp chí công cụ? Thực trạng Tạp chí công cụ ở Việt Nam? Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng của loại hình Tạp chí truyền hình nói riêng, và Tạp chí công cụ nói chung ở nước ta hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho tới nay, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực tạp chí khá ít và nói chung chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số tờ tạp chí cụ thể. Đáng kể có một số công trình như sau: Tạp chí Tiên phong – vai trò và vị trí của nó trong buổi đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam (1945-1946) của tác giả Trần Văn Quang. (Luận văn tốt nghiệp Khoa Báo chí, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – năm 1995). Tạp chí Tiếng Việt – những vấn đề cần thảo luận nhìn từ góc độ Báo chí học (Luận văn cử nhân báo chí của tác giả Nguyễn Thu Hiền – Khoa Báo chí – Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội – năm 1998). Tạp chí xây dựng Đảng với việc tuyên truyền hướng dẫn thực hiện nghị quyết Trung ương ba (Khóa VIII) (Luận văn tốt nghiệp Đại học báo chí của tác giả Trịnh Quỳnh Nga – năm 1999). Bước đầu tìm hiểu nội dung và hình thức của một số tạp chí văn hóa đời sống hiện nay (Tác giả Vũ Thị Vân Anh – năm 2000). Tạp chí Tiên Phong với cuộc vận động văn hóa mới của tác giả Nguyễn Đức Minh – năm 1998. Tập bài giảng môn “Cơ sở khoa học lao động báo chí” cho sinh viên khoa Báo chí K39 – trường ĐHKHXH – NV của Tiến sĩ Đinh Hường. Tập bài giảng chuyên đề “Quá trình phát triển và một số vấn đề lý luận về tạp chí ở Việt Nam” của Thạc sĩ Phạm Đình Lân, in năm 2003. Tuy nhiên, gần như chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập tới dạng Tạp chí công cụ. 3. Mục đích và nhiệm vụ đề ra 3.1 Mục đích: Tìm hiểu về Tạp chí công cụ với các vấn đề cơ bản: Thế nào là Tạp chí công cụ? Cấu trúc, vai trò, ý nghĩa của loại hình Tạp chí công cụ. Thực trạng loại hình Tạp chí công cụ ở Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và chức năng “công cụ” của một số tờ Tạp chí truyền hình. 3.2 Nhiệm vụ: Luận văn này thực hiện một số nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu lý luận về Tạp chí công cụ và những vấn đề liên quan. + Nghiên cứu thực trạng các ấn phẩm Tạp chí truyền hình – với tư cách là một Tạp chí công cụ. + Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các ấn phẩm Tạp chí truyền hình (một trong những yếu tố tiền khởi cho xu thế thành lập các tập đoàn truyền thông) hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tạp chí công cụ là các ấn phẩm truyền hình. - Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát trên một số ấn phẩm Tạp chí truyền hình hiện nay: Tạp chí truyền hình Việt Nam (của Đài truyền hình Việt Nam), Tạp chí Truyền hình Số (của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) và Tạp chí Truyền hình Hà Nội (của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội). 5. Ý nghĩa lý luận thực tiễn: - Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về Tạp chí công cụ, đồng thời, đưa ra được một mô hình tiền khởi cho xu thế hình thành các tập đoàn truyền thông dựa trên mối quan hệ tương trợ lẫn nhau giữa Đài truyền hình với Tạp chí truyền hình. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các ấn phẩm Tạp chí truyền hình được khảo sát nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung, tăng sức hấp dẫn đối với bạn đọc; giúp cho phóng viên có thể ứng dụng được phương thức làm báo hiện đại, phù hợp với các Tạp chí truyền hình. 6. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp công cụ như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát, thống kê, phân tích, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu với những người đang làm việc tại các tạp chí khảo sát. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm: mở đầu và kết luận, 3 chương nội dung chính: - Chương 1: Lý luận chung về Tạp chí công cụ - Chương 2: Thực trạng hoạt động của các tạp chí công cụ là các ấn phẩm tạp chí truyền hình - Chương 3: Những giải pháp nâng cao vai trò công cụ của các ấn phẩm tạp chí truyền hình ở Việt Nam hiện nay. References 1. Vũ Thị Vân Anh (2000), Bước đầu tìm hiểu nội dung và hình thức của một số tạp chí văn hoá đời sống hiện nay, Luận văn tốt nghiệp Khoa Báo chí – Trường Đại học KHXH&NV. 2. Hoa Bằng – Hoàng Thúc Trâm (1942), Tạp chí Tri Tân (số tháng 6/1932) 3. Hà Minh Đức (1994), Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục 4. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 5. Vũ Quang Hào (2005), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Thu Hiền (1998), Tạp chí Tiếng Việt – những vấn đề cần thảo luận nhìn từ góc độ báo chí học, Luận văn cử nhân báo chí, Khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. 7. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Đinh Văn Hường (2003), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Hội nhà báo Việt Nam (1992), Nghề nghiệp và công việc của nhà báo, Nhà xuất bản Hà Nội. 10. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chítruyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Phạm Đình Lân (2003), Tập bài giảng chuyên đề “Quá trình phát triển và một số vấn đề lý luận về tạp chí ở Việt Nam”. 12. Đinh Trọng Lạc (1995), Về phong cách báo 13. Nguyễn Đức Minh (1998), Tạp chí Tiên Phong với cuộc vận động văn hóa mới, Luận văn tốt nghiệp Khoa Báo chí – Trường Đại học KHXH&NV. 14. Trịnh Quỳnh Nga (1999), Tạp chí xây dựng Đảng với việc tuyên truyền hướng dẫn thực hiện nghị quyết Trung ương ba (Khoá VIII), Luận văn tốt nghiệp Đại học báo chí. 15. Trần Văn Quang (1995), Tạp chí Tiên phong – vai trò và ý nghĩa của nó trong buổi đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam (1945-1946), Luận văn tốt nghiệp Khoa Báo chí – Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. 16. Phạm Quỳnh (1932), Tạp chí Nam Phong (số tháng 10/1932) 17. Tô Huy Rứa (1999), Thư tịch báo chí Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 18. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2005), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Hữu Thọ (1988), Công việc của người viết báo, NXB Tuyên Huấn 20. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 21. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (1992), Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội. 22. Philippe Breton- Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một ý thức hệ mới, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội. 23. Lenin (1986), Công tác Tạp chí, Sách giáo khoa Mac-Lenin 24. G.V.Lazutina (2003), Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo, NXB Thông tấn 25. Claudia Mast (2003), Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản, NXB Thông tin Hà Nội. 26. E.P.Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Thông Tấn 27. Joseph Straubhaar – Robert La Rose, Media Now 28. V.V.Vôrôsilốp (2004), Nghiệp vụ báo chí – Lý luận và thực tiễn, NXB Thông tấn 29. Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, NXB Thông tấn

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan