Khảo sát loại từ tiếng việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng inđônêxia

34 566 1
Khảo sát loại từ tiếng việt và các phương thức chuyển dịch sang tiếng inđônêxia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát loại từ tiếng Việt các phương thức chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia Phạm Thị Thúy Hồng Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn; Khoa Ngôn ngữ học Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ; Mã số: 62 22 01 01 Tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn 2. PG.TS Lê Quang Thiêm Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới loại từ tiếng Việt. Xác lập bộ tiêu chí để nhận diện loại từ tiếng Việt. Mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt các đơn vị tương đương trong tiếng Inđônêxia. Khảo sát các phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Keywords. Lý luận ngôn ngữ; Tiếng Việt; Tiếng Inđônêxia; Từ tiếng Việt Content. MỞ ĐẦU 0.1. Lý do lựa chọn đề tài Với sự phát triển của lý luận ngôn ngữ học những năm gần đây, với việc phát hiện những liệu mới của các ngôn ngữ còn ít được biết đến ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ vấn đề "loại từ" càng ngày càng thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu, trước hết chủ yếu là các nhà ngôn ngữ học, cả các nhà tâm lý học, triết học. Bởi vì trong ngữ nghĩa của loại từ, ở bề sâu của nó, ẩn chứa một cách nhìn, cách nghĩ về sự vật, hiện tượng về thế giới khách quan của cộng đồng bản ngữ, của dân tộc nói thứ tiếng đó. Nhưng không chỉ ở bình diện ngữ nghĩa mà ở những bình diện khác như ngữ pháp, ngữ dụng, loại từ cũng là một mảnh đất chưa được nghiên cứu đủ sâu, đủ kĩ, do đó còn rất nhiều công việc cho các nhà ngôn ngữ học tiếp tục nghiên cứu. Bởi lẽ loại từ là một địa hạt rất tinh tế, độc đáo, khó nắm bắt của một ngôn ngữ, cho nên, cần có sự khảo sát toàn diện về tất cả các mặt thì mới có được cái nhìn hợp lý về nó. Trong tiếng Việt, cùng một sự vật, hiện tượng như "nhà", "thư", "thuyền" nhưng có rất nhiều cách gọi khác nhau. Với đối tượng "nhà" có thể nói "cái nhà", "ngôi nhà", "toà nhà" với đối tượng "thư" có thể nói "bức thư", "lá thư', "tờ thư" Sự khác nhau giữa các cách gọi cái, con, chiếc, cuộc, sự, mối, không chỉ thuần tuý là sự khác nhau về mặt ngữ pháp mà còn là sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa, thậm chí cả ý nghĩa tình thái - biểu cảm (theo Phan Ngọc). Điều đó cho thấy trong tiếng Việt có một lớp từ mà sự xuất hiện của nó đã tạo nên một phạm trù, trong đó các yếu tố không chỉ thuần tuý diễn đạt mặt hình thức ngữ pháp mà còn là một tham tố tạo nghĩa của cấu trúc mở rộng danh từ. Lớp từ này được hầu hết các nhà Việt ngữ học gọi là loại từ (classifiers). Loại từ là một hiện tượng ngôn ngữ, một vấn đề rất thú vị nhưng cũng hết sức phức tạp, nơi tập trung ý kiến khác nhau của nhiều nhà Việt ngữ học, chẳng hạn như: - Loại từ là một từ loại riêng hay thực chất đó chỉ là một loại danh từ? - Nếu loại từ là một từ loại riêng thì những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của nó là gì? - Có bao nhiêu loại từ trong tiếng Việt? Trả lời tất cả những câu hỏi trên đây không phải là việc đơn giản. Chúng tôi tán thành ý kiến của Lý Toàn Thắng là để giải quyết vấn đề này còn phải làm rất nhiều việc, nhưng trước hết có thể tập trung vào mấy vấn đề: a. Xác lập tiêu chí đưa ra một danh sách tương đối đầy đủ về loại từ (không thể chỉ đưa ra một vài ví dụ đã quá quen thuộc bằng lòng với sự lập luận trên cơ sở mấy ví dụ đó). b.Tham khảo thêm những nghiên cứu về loại từ (và những vấn đề khác có liên quan đến loại từ) trên thế giới những năm gần đây (mà rõ ràng là có nhiều thay đổi so với những quan niệm của ngữ pháp miêu tả luận phân bố luận trong thời kì hoàng kim những năm 60-70). c.Nhìn rộng ra ngoài tiếng Việt, tới những ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta và các ngôn ngữ khác trong khu vực (ở đây có những cứ liệu rất đáng lưu ý về nguồn gốc sự tiến hoá của hệ thống loại từ trong tiếng Việt cổ trước đây). d. Ngoài ra, cần phải có cái nhìn ra bên ngoài, tới các ngôn ngữ trên thế giới để có cái nhìn toàn cục về các ngôn ngữ có loại từ trên thế giới, có cái nhìn so sánh với các ngôn ngữ khác loại hình. e. Tiến tới xem xét loại từ như một cơ sở để phân chia loại hình ngôn ngữ trên thế giới. 0.2. Đối tƣợng mục đích của luận án Luận án chọn đối tượng khảo sátloại từ (classifiers), tiến tới xem xét một cái nhìn ổn định về loại từ trong tiếng Việt, khảo sát các đơn vị tương ứng trong tiếng Inđônêxia, đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia, góp phần vào việc biên soạn từ điển Việt – Inđônêxia. Giải quyết các vấn đề ngữ nghĩa, ngữ pháp ngữ dụng của loại từ cũng chính là để soi sáng những vấn đề về duy văn hoá của người Việt cũng như người Inđônêxia. Đây là vấn đề có giá trị không nhỏ đối với việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá. Cho đến nay, số lượng loại từ có mặt trong hệ thống chưa được các nhà Việt ngữ thống nhất, nhưng dựa trên các đặc điểm ngữ nghĩa ngữ pháp của loại từ nói riêng của danh ngữ nói chung, luận án sẽ sơ bộ nhận diện bằng các tiêu chí hình thức nội dung, sau đó, tiến hành phân loại hệ thống loại từ tiếng Việt. Việc mô tả, phân tích đặc điểm của loại từ tiếng Việt các biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng Inđônêxia được thực hiện trên ngữ liệu là các tác phẩm văn học, giáo trình thực hành tiếng Việt tiếng Inđônêxia, từ điển Inđônêxia – Việt, Inđônêxia – Anh Anh – Inđônêxia. Với đề tài "Khảo sát loại từ tiếng Việt các phương thức chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia” luận án đặt ra những mục đích sau: - Tìm hiểu đặc trưng ngữ pháp của loại từ - Phân tích ngữ nghĩa của loại từ - So sánh, đối chiếu loại từ tiếng Việt với đơn vị tương đương trong tiếng Inđônêxia. - Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Luận án coi đối chiếu tương đồng khác biệt là cơ sở để tiến hành đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Bởi lẽ, đối tượng của luận án là một kiểu từ loại nên phương pháp làm việc của chúng tôi ở đây là đối dịch, tức là đối chiếu dịch, dịch trên cơ sở đối chiếu nghiêm ngặt sử dụng một cách triệt để kết quả đối chiếu để dịch. Phạm vi của phương pháp đối dịch ở đây có thể hiểu theo một cách khác nữa, đó là có thể coi đối dịch là một dạng, một kiểu của dịch kết quả của nó là ứng dụng cho việc biên soạn từ điển, mà cụ thể là biên soạn từ điển Việt – Inđônêxia, Inđônêxia – Việt, biên soạn sách học tiếng Inđônêxia cũng như tiếng Việt. 0.3. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, một số nhà Việt ngữ học cho rằng loại từ là một tiểu loại của danh từ, hoặc có tác giả thì cho nó là hư từ, không có ý nghĩa từ vựng, chỉ có ý nghĩa ngữ pháp hay còn gọi là rỗng nghĩa. Nói cách khác là hầu hết các tác giả xuất phát từ cái nhìn cấu trúc luận, xếp loại từ vào những khuôn cấu trúc khác nhau, trong cái khuôn đó, loại từ được xem là một đơn vị rỗng nghĩa, là từ chứng cho danh từ. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, bất cứ một sự phân loại nào nếu không chú ý đến nghĩa thì đều là một sự phân loại thiếu toàn diện, đặc biệt là đối với loại từ, một đơn vị mà ranh giới về ngữ nghĩa của nó còn rất nhập nhằng. Do vậy, đề tài của chúng tôi chú trọng đến cả hai hướng: bên cạnh việc đưa ra các tiêu chí hình thức để phân loại loại từ thì chúng tôi còn chú trọng đến ngữ nghĩa của lớp từ này. Ngữ nghĩa ở đây không chỉ đơn thuần là ngữ nghĩa ngữ pháp mà còn là ngữ nghĩa của một lớp từ vựng ngữ nghĩa ngữ dụng. Đây là hướng mà ngôn ngữ học hiện đại thường hướng tới, bởi lẽ ngôn ngữ phản ánh duy, là những đơn vị mang nghĩa, không thể là những khuôn cấu trúc đơn thuần, khô cứng được. Từ hướng nghiên cứu cả cấu trúc lẫn ngữ nghĩa như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có thể xác định được một tiểu loại từ loại trong tiếng Việt, đó là loại từ, cái đơn vị mà lâu nay chưa có sự thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học. Về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh luận: - Loại từ là một từ loại riêng của các ngôn ngữ có loại từ hay chỉ là một tiểu loại danh từ? - Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của loại từ tiếng Việt những tương đồng, khác biệt của nó với loại từ tiếng Inđônêxia. - Khả năng chuyển dịch loại từ tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập – sang tiếng Inđônêxia – một ngôn ngữ chắp dính. Ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, việc nghiên cứu tổ hợp có chứa loại từ các phương thức dịch sang tiếng Inđônêxia còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đối với người Việt, tiếng Việt là bản ngữ, do đó ít ai dùng sai tổ hợp loại từ + danh từ, về mặt cấu trúc và nghĩa. Nhưng hiểu cho thấu đáo dùng cho hay loại từ trong tổ hợp với danh từ thì không phải là chuyện đơn giản. Đối với việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thì ý nghĩa thực tiễn của nó càng lớn lao. Thứ nhất, cùng với công trình của các tác giả đi trước, một phần trong luận án (chương II), sẽ giúp cho người nước ngoài học tiếng Việt, những người mà bản ngữ của họ không có loại từ như người Nga, người Anh, người Pháp … học tiếng Việt tốt hơn. Đối với người nước ngoài thì cái khó không chỉ ở chỗ biết trường hợp nào dùng được hay không dùng được loại từ mà khó hơn nữa là dùng đúng loại từ, loại từ nào được dùng với danh từ nào cần phải có sự hiểu biết về nghĩa của loại từ mới có thể dùng được. Thứ hai, đối với việc giảng dạy cho người nước ngoài hoặc người thuộc dân tộc thiểu số ở Việt Nam mà bản ngữ của họ có loại từ thì đề tài của luận án cũng có những ý nghĩa thiết thực. Bởi loại từ tiếng Việt có những đặc điểm riêng cần phải nắm vững thì mới sử dụng chính xác được. Thứ ba, đối với người Inđônêxia học tiếng Việt cũng như người Việt học tiếng Inđônêxia thì luận án có ý nghĩa quan trọng. Đó là sự tương ứng hay không tương ứng giữa loại từ của hai ngôn ngữ, cách chuyển dịch chúng như thế nào. Bởi đây là hai ngôn ngữ khác loại hình. Phần chương IV sẽ như là một tài liệu có tính chất công cụ hữu ích cho người học. 0.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Việc tranh luận có hay không có loại từ đã được nhiều công trình trong nước cũng như trên thế giới nói đến lý giải. Cho nên, trong luận án này, chúng tôi không đi vào tranh luận mà chỉ thừa nhận có một đơn vị hiển nhiên trong tiếng Việt luôn đứng trước danh từ đứng sau số từ trong danh ngữ, chúng tôi tạm gọi nó là loại từ (classifiers). Với lý do như vậy, luận án chỉ đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về loại từ trên thế giới loại từ tiếng Việt. (2) Xác lập bộ tiêu chí để nhận diện loại từ tiếng Việt. (3) Mô tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt các đơn vị tương đương trong tiếng Inđônêxia. (4) Khảo sát các phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. 0.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu đối tượng theo hướng nội dung hình thức kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Từ định hướng có tính chất phương pháp luận đó người viết chủ yếu sử dụng một số phương pháp ngôn ngữ học trong quá trình viết luận án, đó là: Phương pháp thống kê, phương pháp miêu tả. Thống kê số lượng loại từ tiếng Việt tiếng Inđônêxia, số lượng loại từ trong mỗi nhóm miêu tả các nét nghĩa của chúng. Một số thủ pháp được chúng tôi sử dụng trong luận án là: thủ pháp phân tích phân bố thủ pháp phân tích nghĩa tố. Chúng tôi xem đây là các thủ pháp đắc lực cho việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng các ngôn ngữ có cùng loại hình như tiếng Việt nói chung, những ngôn ngữ không có đặc trưng hình thái học thực sự. Phương pháp so sánh đối chiếu loại từ tiếng Việt với loại từ tiếng Inđônêxia được luận án sử dụng triệt để nhằm tìm hiểu sự giống khác nhau của cùng một đơn vị từ loại trong hai ngôn ngữ khác loại hình như thế nào, từ đó làm cơ sở cho việc đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Một cơ sở lý thuyết nữa mà luận án sử dụng cho việc xác định nghĩa cũng như cấu trúc của loại từ, đó là lý thuyết điển mẫu (người khởi xướng là Eleanor Rosch). 0.6. Những đóng góp của luận án Xuất phát từ mục đích, tính cấp thiết của đề tài nội dung phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dự kiến luận án sẽ có những đóng góp như sau: a) Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới, từ đó rút ra được những đặc điểm chung về cấu trúc, ngữ nghĩa của loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới rút ra được các đặc điểm phổ quát của loại từ trong các ngôn ngữ. Kết quả nghiên cứu này phục vụ cho việc nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện đa ngữ luận, cung cấp liệu phục vụ cho việc nghiên cứu loại từ các ngôn ngữ trên thế giới dựa trên nghiên cứu cấu trúc có chứa loại từ. b) Cung cấp một bộ tiêu chí để xác định loại từ, lập danh sách tương đối đầy đủ loại từ tiếng Việt tiếng Inđônêxia. c) Cung cấp một cái nhìn toàn diện về nghĩa của loại từ trong cả hai ngôn ngữ. d) Phát hiện những đặc điểm giống khác nhau của loại từ trong hai ngôn ngữ Việt – Inđônêxia. Dịch loại từ tiếng Việt ra loại từ hoặc các biểu thức tương đương trong tiếng Inđônêxia phục vụ cho công tác biên soạn từ điển loại từ + danh từ Việt – Inđônêxia trong tương lai. 0.7. Bố cục của luận án Ngoài mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 phần chính: mở đầu, nội dung, kết luận. Trong đó, phần Nội dung gồm có 4 chương: Chương I. Cơ sở lý thuyết về loại từ Chương II. Khảo sát loại từ tiếng Việt. Chương III. Các đơn vị tương ứng với loại từ tiếng Việt trong tiếng Inđônêxia Chương IV. Đối dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia Chƣơng 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LOẠI TỪ 1.1. Loại từ các phổ quát về loại từ 1.1.1. Khái niệm về loại từ Có nhiều quan điểm khác nhau về loại từ: Theo “Từ điển các vấn đề ngôn ngữ học trên thế giới”: “Loại từ số là kiểu loại từ phổ biến nhất. Chúng được gọi là "số" bởi chúng luôn xuất hiện trong ngữ cảnh chỉ lượng, luôn là đơn vị kế tiếp ràng buộc với một số từ hoặc từ định lượng. Trường hợp thứ hai là chúng xuất trong ngữ cảnh có đại từ chỉ định đôi khi xuất hiện với tính từ”. 1.1.1.1.Quan điểm của Allan Theo ông, các ngôn ngữ có loại từ được phân biệt với các ngôn ngữ không có loại từ bằng 2 tiêu chí sau đây: a) Chúng có loại từ, ít nhất là một vài loại từ được giới hạn trong cấu trúc loại từ, mặc dầu loại từ tồn tại các chức năng trong các môi trường khác giống như danh từ. b) Chúng thuộc vào một trong 4 kiểu: loại từ số, loại từ tương hợp, loại từ vị ngữ loại từ nội vị (intra-locative). Allan đã chia các ngôn ngữ trên thế giới thành 4 loại dựa vào sự xuất hiện của các kiểu loại từ. 1- Các ngôn ngữ có loại từ số (numeral classifier languages). 2- Các ngôn ngữ có loại từ tương hợp (concordial classifier languages). 3- Các ngôn ngữ có loại từ vị ngữ (predicate classifier languages). 4- Các ngôn ngữ có loại từ nội vị (intra-locative classifier languages). 1.1.1.2. Quan điểm của Aikhenvald Aikhenvald phân chia loại từ thành các kiểu: 1. Loại từ danh từ; 2. Loại từ số; 3. Loại từ động từ xuất hiện với động từ, nhưng chúng phân lớp danh từ, rất điển hình trong chức năng S (chủ ngữ nội động) hoặc O (bổ ngữ trực tiếp), qua thuật ngữ hình dáng, độ chắc, tính động vật (animacy); 4. Loại từ định vị; 5. Loại từ chỉ định. 1.1.1.3. Quan điểm của Karen L.Adam Ông đã đưa ra các phương diện ngữ nghĩa mà loại từ trong các ngôn ngữ Nam Á ngầm chỉ: chỉ sinh vật, vô sinh vật (hình tròn, dài rắn, dài mỏng hoặc mềm, phẳng và các phạm vi mở rộng khác như là hoa quả, rau, hạt…) 1.1.1.4. Quan điểm của Greenberg Trong bài viết của mình, Greenberg không gợi ý một cách công khai bất cứ phương pháp phân loại danh từ nào, nhưng hiện tượng phân loại thay đổi được đề cập bên cạnh loại từ số (ví dụ loại từ quan hệ trong các ngôn ngữ Đại Dương loại từ động từ); ông cũng gợi ý về mối tương quan giữa sự tồn tại của loại từ số trong một ngôn ngữ và các phạm trù ngữ pháp khác như sự thể hiện bắt buộc của số từ. Ông khẳng định rằng loại từ số là những đơn vị thừa ra khi dịch sang các ngôn ngữ không có loại từ như tiếng Anh. 1.1.2. Các phổ quát về loại từ 1.1.2.1. Phổ quát về đặc điểm hình thái cấu trúc có chứa loại từ Về mặt hình thái học, loại từ thuộc vào một trong 3 dạng sau: 1. Loại từ có thể là các đơn vị từ vựng độc lập. Đây là đặc điểm điển hình trong các ngôn ngữ đơn lập. Chúng thường có cấu trúc là số từ + loại từ + danh từ hoặc danh từ + số từ + loại từ. Danh từ có chứa loại từ thường có 4 kiểu cấu trúc thường gặp như sau: a) ST + LT + DT: thuộc kiểu này thường có các ngôn ngữ Amerindian, Bengali, Trung quốc, các ngôn ngữ Malayu, các ngôn ngữ Semitic, tiếng Việt. b) DT + ST + LT: : thuộc kiểu này thường có các ngôn ngữ Miến điện, Nhật, Thái c) LT + ST + DT: tiếng Kiriwina (ngôn ngữ đại dương) d) DT + LT + ST: tiếng Louisiade Archipelago (ngôn ngữ đại dương) Không bao giờ có trường hợp danh từ nằm xen giữa loại từ từ số từ. 2. Loại từ có thể là phụ tố, hoặc là các yếu tố gắn với số từ (clitic), hoặc hoà tan với số từ. 3. Chúng có thể được gắn với, hoặc hoà tan với danh từ chính. Trường hợp này rất hiếm, xin xem thêm ở Cross River, Benue- Congo, Ikoro 1994. 1.1.2.2. Phổ quát về đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ Phổ quát về đặc điểm của loại từ 1- Loại từ có thể là một lớp từ loại mở trong các ngôn ngữ. 2- Trong một số ngôn ngữ có loại từ thì không phải mỗi danh từ đều có thể kết hợp với loại từ. Một số danh từ không thể đi kèm với một loại từ nào, điều này tuỳ thuộc vào đặc điểm của danh từ là gì. 3- Phạm vi đối lập về ngữ nghĩa được sử dụng trong các biến thể của loại từ, hầu hết chúng thường liên quan đến động vật hay bất động vật, liên quan đến giới tính, tuổi tác, hình dáng, kích cỡ cấu trúc của danh từ mà nó kết hợp. 4- Loại từ thường là các đơn vị từ vựng độc lập, nhưng trong một số ngôn ngữ loại từ cũng có thể là các phụ tố cho số từ hoặc đại từ chỉ định. Phổ quát về nghĩa các phạm trù ngữ nghĩa: Hầu hết các nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về loại từ đều khẳng định: phần lớn loại từ đều có nghĩa. Sau khi tham khảo các tài liệu nói về loại từ trong các ngôn ngữ chúng tôi có thể rút ra nhận xét: số lượng loại từ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mỗi ngôn ngữ, nhưng chung quy lại có các phạm trù mà loại từ phân loại là (tuy nhiên không phải loại từ trong ngôn ngữ nào cũng có đầy đủ các nghĩa này): 1. Chất liệu 5. Vị trí 2. Hình dáng 6. Cá thể >< tập hợp 3. Tính bền vững (consistency) 7. Động vật >< bất động vật 4. Kích cỡ 8. Động vật >< người 1.1.2.3. Phổ quát về sự phân biệt giữa loại từ từ chỉ đơn vị đo lường Sự lựa chọn từ chỉ đơn vị đo lường được quyết định bởi 2 yếu tố: + Số lượng hay đơn vị đo lường của thực thể + Đặc điểm vật lý của thực thể (như là tính lâu dài, hay thường xuyên hay là chỉ trong một giai đoạn tạm thời). 1.1.2.4. Phổ quát về chức năng của loại từ - Chức năng định lượng chức năng cá thể hoá. - Chức năng phân loại chức năng phân lớp của loại từ. 1.1.2.5. Tính phổ quát về góc độ tri nhận của con người phản chiếu qua loại từ Các tham số ngữ nghĩa của loại từ phản ánh cách tri nhận thế giới của các cộng đồng người trên thế giới. 1.1.2.6. Phổ quát về nguồn gốc của loại từ a. Loại từ có nguồn gốc từ danh từ. b. Loại từ có nguồn gốc từ động từ. c. Sự thay đổi nghĩa khi danh từ, động từ chuyển thành loại từ. 1.4. Sự phân bố loại từ số trong các ngôn ngữ trên thế giới. 1.2. Loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới 1.2.1. Loại từ trong các ngôn ngữ Châu Âu 1.2.2. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Phi, châu Mĩ 1.2.3. Loại từ trong các ngôn ngữ châu Á Đông Nam Á 1.2.3.1. Sự tồn tại loại từ trong hầu hết các ngôn ngữ Châu Á 1.2.3.2. Đặc điểm hình thái của loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á 1.2.3.3. Cấu trúc có chứa loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á 1.2.3.4. Số lượng nguồn gốc loại từ trong các ngôn ngữ Châu Á 1.3. Khái quát về loại từ tiếng Việt 1.3.1. Các quan niệm về loại từ trong tiếng Việt Từ những sự phức tạp trên về khái niệm, về ý nghĩa cũng như là chức năng, đồng thời cũng có những ảnh hưởng nhất định từ phía Hán học, trên đại thể có thể nhận thấy hai khuynh hướng nghiên cứu loại từ tiếng Việt như sau: 1.3.1.1. Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ như một từ loại riêng. 1.3.1.2. Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm trù từ loại danh từ, coi chúng là một nhóm từ khá đặc biệt trong từ loại danh từ. 1.3.2. Quan niệm của luận án về loại từ trong tiếng Việt Từ những nghiên cứu về loại từ trên thế giới, những phổ quát về đặc điểm của loại từ, chiếu theo các đặc điểm trong tiếng Việt, chúng tôi khẳng định trong tiếng Việt có loại từ. Loại từ trong tiếng Việtcác hình vị độc lập, có vị trí cố định trong danh ngữ, có nội dung nghĩa phong phú. Tiểu kết: - Từ ý kiến của các nhà ngôn ngữ học đi trước những ngữ liệu mà luận án thu thập được, có thể kết luận rằng hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có loại từ nhưng trong một số ngôn ngữ sự thể hiện của loại từ điển hình hơn một số ngôn ngữ khác. Do vậy, các ngôn ngữ có loại từ điển hình hơn, phong phú hơn có thể gọi là các ngôn ngữ có loại từ (classifier languages) đối lập với các ngôn ngữ không có loại từ (non- classifier languages). - Loại từ trong các ngôn ngữ từ Châu Á đến Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ đều đã được phát hiện nghiên cứu tương đối đầy đủ từ chức năng của loại từ cho đến các tham tố nghĩa. Các nhà ngôn ngữ không chỉ nghiên cứu loại từ trong các ngôn ngữ riêng lẻ mà các công trình nghiên cứu đối chiếu loại từ trong các ngôn ngữ xa lạ cũng đã được tiến hành trên một diện rộng. Từ đó các phổ quát của loại từ trên thế giới cũng đã được phát hiện. Thậm chí, các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành phân loại các ngôn ngữ trên thế giới ra thành các loại hình ngôn ngữ dựa trên cơ sở loại từ. - Trong tiếng Việt loại từ cũng đã được nghiên cứu khá kỹ. Các nhà nghiên cứu Việt ngữ thường đặt ra hai vấn đề liên quan đến loại từ: thứ nhất là bản chất đặc trưng của chúng; thứ hai là vai trò công dụng của chúng. Có hai khuynh hướng nghiên cứu loại từ trong tiếng Việt: 1-Khuynh hướng tách loại từ ra khỏi phạm trù danh từ, xem loại từ như một từ loại riêng; 2- Khuynh hướng xem loại từ thuộc phạm trù từ loại danh từ. Chƣơng II KHẢO SÁT LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT 2.1. Nhận diện loại từ tiếng Việt 2.1.1. Tiêu chí nhận diện loại từ 1) Loại từcác từ chỉ đơn vị tự nhiên (từng sự vật được tri nhận một cách tự nhiên do nhu cầu muốn đánh dấu sự vật mà không cần đo lường hay tính toán), có khả năng phân lập sự vật thành những đơn thể (đơn vị) có thể đếm được, không kết hợp được với “một loại”, “một hạng”. 2) Là các đơn vị có khả năng đo lường sự vật một cách ước lượng, chỉ ra hình thức chia cắt sự vật theo quan điểm, cách hình dung của người bản ngữ. 3) Trong danh ngữ loại từ luôn trực tiếp đứng sau số từ đứng trước danh từ chỉ người, chỉ động thực vật, đồ đạc, hiện tượng tự nhiên có thể đứng trước danh từ trừu tượng hoặc đứng trước động từ hành động, tính từ chỉ tính chất, trạng thái, cảm xúc, giữa chúng không thể chêm xen vào bất cứ từ nào, nếu giữa chúng có thể xen, chêm một từ chỉ loại hoặc một từ nào khác (trừ yếu tố cái chỉ xuất, nhấn mạnh) thì đó không phải là loại từ. 4) Loại từcác đơn vị có nghĩa hoặc có khả năng danh hóa vị từ mà nó kết hợp. - Trường hợp có nghĩa được chia ra làm 2 loại: a) Loại từ đã bị hư hóa về nghĩa, hoặc có nghĩa độc lập không liên quan đến danh từ gốc; b) Loại từ vẫn còn giữ lại một số nghĩa của danh từ. 5) Có khả năng đứng làm thành phần của mệnh đề, của câu nếu được chuẩn bị trước ngữ cảnh. 2.1.2 Danh sách loại từ tiếng Việt Danh sách loại từ mà chúng tôi đưa ra ở đây là danh sách mở, chúng chưa phải là toàn bộ loại từ tiếng Việt, bởi lẽ trong quá trình khảo sát chúng tôi có thể bỏ sót một số đơn vị. Danh sách này được lập trên cơ sở 5 tiêu chí mà chúng tôi đưa ra ở trên được xét trên tinh thần lý thuyết điển mẫu. Thực tế, để có được danh sách này chúng tôi đã tiến hành theo 2 bước: Bước 1- Đưa tất cả các từ, hình vị thu thập được trong quá trình làm liệu có vị trí đứng trước danh từ đứng sau số từ mà chúng tôi nghi ngờ đó là loại từ hoặc gần giống loại từ vào danh sách lần lượt xét theo 5 tiêu chí. Bước 2: Các từ/ hình vị đáp ứng được từ 3 tiêu chí trở lên được chúng tôi giữ lại và gọi chúng là loại từ, còn những đơn vị đáp ứng được 1, 2 tiêu chí chúng tôi đưa ra khỏi danh sách không gọi chúng là loại từ. Qua các bước làm việc như vậy chúng tôi đã thu thập được một danh sách loại từ với 219 đơn vị. 2.2. Đặc điểm loại từ tiếng Việt 2.2.1. Đặc điểm ngữ pháp 1. Loại từ không nhận được chức vụ thành phần câu một cách độc lập. 2. Loại từ một mình không làm được thành phần câu. Song, nếu được ngữ cảnh chuẩn bị nó có thể thực hiện được cả 4 chức năng chính của danh từ. Về chức vụ cú pháp, chúng cũng có đầy đủ khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ … Theo các nhà Việt ngữ học thì loại từ trong tiếng Việt được biểu hiện bằng các hình thức ngữ pháp sau: 1. Thường không độc lập làm danh ngữ 2. Có khả năng kết hợp với số từ 3. Có khả năng kết hợp với từ ngữ chỉ xuất 4. Có khả năng mang mọi loại định ngữ 2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa 1. Động vật/ bất động vật 7. Công dụng 2. Chỉ người, giới tính, tuổi tác, địa vị, cấp bậc xã hội 8. Cá thể 3. Chất liệu 9. Số lượng 4. Hình dáng 10. Đo lường ước lượng 5. Độ đặc loãng, thể chất 11. Biểu thị sắc thái tình cảm của người nói 6. Kích cỡ 12. Chỉ đồ chứa đựng 2.2.3. Chức năng của loại từ - Thay thế - Chỉ trỏ - Cấu tạo những từ cú pháp - Chức năng biểu cảm 2.3. Các kiểu loại từ trong tiếng Việt Luận án chia loại từ tiếng Việt thành 4 kiểu (việc phân chia các kiểu loại từ ở đây chỉ có tính chất tương đối, đôi khi một loại từ có thể nằm trong hai ba nhóm). 2.3.1. Loại từ chỉ người Đối với nhóm loại từ chỉ người có thể có nhiều cách phân loại dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa, chức năng của loại từ. Dựa vào chức năng, có thể chia loại từ thành loại từ chuyên dụng loại từ lâm thời. Loại từ chỉ người chuyên dụng có thể kể đến các đơn vị như: thằng, đứa, con, tên, kẻ, vị, đấng…, loại từ lâm thời chỉ người là các đơn vị có nguồn gốc từ danh từ chỉ quan hệ họ hàng. [...]... cn, cỏi, tũa thnh ngụi nh, cn nh, cỏi nh, tũa nh V vic la chn loi t no l da vo ngha, hay núi cỏch khỏc l da vo c tớnh ni tri ca vt th (danh t) ang c núi n Do vy, cú th núi một danh từ có thể đ-ợc sử dụng với các loại từ khác nhau nh-ng có sự thay đổi nghĩa - Vic mt danh t cú th c s dng vi mt s loi t khỏc nhau khụng ch ph thuc vo ngha m ụi khi cũn liờn quan n phong cỏch vn bn, mc ớch ca ngi vit -... chỳng tụi c gng a ra c cng nhiu n v cng tt nhm phc v cho mc ớch i dch ca lun ỏn - Vi mc tiờu i dch loi t ting Vit sang ting Inụnờxia lun ỏn ó cú c nhng kt qu c th, ú l c im loi t ca mi ngụn ng, danh sỏch loi t ting Vit cú chuyn dch sang ting Inụnờxia v ngc li Khi mt loi t ting Vit c dch sang ting Inụnờxia cú th cú n v tng ng hon ton, cú th cú n v khụng tng ng, nhng trng hp tng ng b phn l chim a s S... din tng ng trong dch thut Tng ng dch thut thng cn c trờn bn bỡnh din: - Tng ng ng õm - Tng ng ng ngha - Tng ng ng phỏp - Tng ng ng dng 4.1.4 Cỏc phng thc dch loi t ting Vit sang ting Inụnờxia Theo lý thuyt dch thỡ vic dch t ng ngun sang ng ớch gúc t thng xy ra ba kh nng: a) Tng ng hon ton: A=B b) Tng ng b phn: A x B, A < B, A > B c) Khụng tng ng: A B Vi vic xỏc nh i tng dch ca chỳng tụi trong lun ỏn... pp.17-31 154 Blankenship, B (1996), Classificatory Verbs in Cherokee, in Munroe (ed.), cherokee Papers from UCLA, California: UCLA, pp 61-74 155 Bisang, W (1993), Classifiers, Quantifiers and Class Nouns in Hmong, Studies in Language (20), pp 519-598 156 Bisang, W (1999), Classifiers in East and Southeast Asian languages counting and beyond, Numeral Types and Changes Worldwide, Gvozdanovic Javanka (ed.),... lng c lng g) Nhúm loi t ch cha ng 4.3.3 Dch khụng tng ng õy l trng hp mt loi t ting Vit khụng tỡm thy n v tng ng trong ting Inụnờxia v mt t vng cú 4 trng hp sau: 1 Trong ting Vit l loi t nhng khi dch sang ting Vit l mt danh t 2 Ting Vit cú s dng loi t nhng ting Inụnờxia khụng cú loi t tng ng, do vy loi t khụng c dch 3 Mt loi t trong ting Vit nhng c dch nhiu danh t hoc ng danh t trong ting Inụnờxia... ngha thit thc c v mt lý lun ln thc tin Cụng trỡnh ca chỳng tụi c coi l cụng trỡnh u tiờn nghiờn cu chuyn dch loi t gia hai ngụn ng Vit, Inụnờxia Qua nghiờn cu miờu t, i chiu, chuyn dch loi t ting Vit sang ting Inụnờxia chỳng tụi rỳt ra nhng kt lun sau: 1 Loi t ting Vit v ting Inụnờxia l yu t c s dng bt buc trong danh ng 2 Loi t ting Vit v ting Inụnờxia u l cỏc hỡnh v c lp, khụng cú trng hp l ph t nh... l cỏc hỡnh v c lp, khụng cú kiu loi t ph t v cng khụng kt hp vi bt c ph t no, ngoi tr trng hp kt hp vi se(satu) (mt) Trong trng hp ny loi t ging nh mt hu t gn kt vi s t mt Chng IV I DCH LOI T TING VIT SANG TING INễNấXIA 4.1 Tng quan v dch thut 4.1.1 Khỏi nim dch, i dch, mi quan h gia dch thut v ngụn ng i chiu Khỏi nim i dch c hiu l i chiu v dch thut i chiu tỡm ra cỏc nột tng ng, khỏc bit, trờn c s... ng dng thc tin, ú l úng gúp cho cụng tỏc lm t in Vit Inụnờxia m hin nay Vit Nam cha cú V ng thi cng cú th kim tra li mt ln na s xỏc tớn ca t in Inụnờxia Vit ó xut bn trc õy v vic dch loi t Inụnờxia sang ting Vit - Trờn c s nhng kt qu thu c cng nh nhng vn cũn tn ng, chỳng tụi thy cn phi tip tc nghiờn cu miờu t, i chiu, i dch loi t ting Vit v ting Inụnờxia sõu rng hn na vi cỏc hng nghiờn cu sau õy:... vi ting Vit - Khụng h cú s ging nhau 100% gia cỏc loi t ca hai ngụn ng vi nhau Cỏc tham t ngha ca loi t trong hai ngụn ng l ging nhau, nhng ni hm ngha ca mi loi t li khỏc nhau 4.3 i dch loi t ting Vit sang ting Inụnờxia 4.3.1 Dch tng ng hon ton (A=B) Trng hp loi t ting Vit tng ng hon ton vi loi t ting Inụnờxia nhiu nht l nm nhúm loi t chung trong ting Vit v ting Inụnờxia 4.3.2 Dch tng ng b phn (A . loại từ tiếng Việt và các đơn vị tương đương trong tiếng Inđônêxia. Khảo sát các phương thức chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Inđônêxia. Keywords ngôn ngữ, danh sách loại từ tiếng Việt có chuyển dịch sang tiếng Inđônêxia và ngược lại. Khi một loại từ tiếng Việt được dịch sang tiếng Inđônêxia có thể

Ngày đăng: 17/01/2014, 14:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan