7 bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”, ông cho rằng: “Truyện
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ NỘI 2012
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO THU TRANG
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN Y BAN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức
Hà Nội - 2012
Trang 33
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN……….……….………….1
MỤC LỤC……….………2
PHẦN MỞ ĐẦU………… ……….……….….4
1 Lí do chọn đề tài……….……….…….4
2 Lịch sử vấn đề……… 5
2.1 Các bài viết về truyện ngắn Y Ban trên các báo và tạp chí…….…… 5
2.2 Các bài viết, trao đổi về truyện ngắn của Y Ban trên các diễn đàn và báo mạng……….7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….……….10
4 Đóng góp của luận văn……….……… 12
5 Phương pháp nghiên cứu……….……… 12
6 Cấu trúc luận văn………12
PHẦN NỘI DUNG……… ……….13
Chương 1: Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kì đổi mới… ……… ……… 13
1.1.Vài nét về văn xuôi nữ thời kì đổi mới:……….……13
1.2.Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới… … 20
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban……… ….25
2.1 Nhân vật tự nhận thức……… 25
2.2 Nhân vật cô đơn………31
2.3.Nhân vật bi kịch……… ….38
2.4.Nhân vật kì ảo……… ….45
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban… ……… 50
Trang 44
3.1 Điểm nhìn trần thuật……….………50
3.1.1 Điểm nhìn trần thuật bên trong……….……….57
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật bên ngoài……….59
3.2 Người kể chuyện……… ………62
3.2.1 Nhân vật kể chuyện……… ……64
3.2.2 Người kể chuyện ở ngoài câu chuyện……… …………65
3.3 Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu………66
3.3.1 Tình huống truyện……….…………66
3.3.1.1 Tình huống tâm trạng……….67
3.3.1.2 Tình huống tự nhận thức……… 68
3.3.1.3 Tình huống mang tính kịch………70
3.3.2 Kết cấu tâm lí……… … 71
3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu……… ….75
3.3.1 Ngôn ngữ……… …….75
3.3.1.1 Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian………76
3.3.1.2 Ngôn ngữ mang tính phiếm chỉ……… 78
3.3.2 Giọng điệu……….79
3.3.2.1 Giọng trữ tình, đằm thắm……… ……….80
3.3.2.2 Giọng chiêm nghiệm triết lí……… ……….83
3.3.2.3 Giọng hài hước, châm biếm……… ……….85
PHẦN KẾT LUẬN……… ……… 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 89
Trang 55
PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Văn học Việt Nam sau năm 1975 được gọi là “văn học của thời kì
đổi mới” Để tạo nên những “đổi mới” của văn học thời kì này không thể không nhắc đến những đóng góp của đông đảo các nhà văn nữ Họ là những cây bút trẻ rất giàu nội lực sáng tạo Hình như
do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn nam giới Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của cuộc sống Đội ngũ nhà văn nữ khá đa dạng, mỗi người có một giọng điệu riêng Cùng với Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo,
Lý Lan… Y Ban là nhà văn đã tạo nên những dấu ấn riêng trong dòng chảy văn học đương đại nói chung và truyện ngắn nói riêng 1.2 Y Ban tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 01 tháng 07 năm
1961tại Ninh Bình Chị tốt nghiệp trường Đại học Y và đã từng giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Nam Định Nhưng theo Y Ban nghề văn đã chọn chị, cô giáo Ban bỏ nghề y đi viết văn và trở thành
Y Ban (tức Ban trường y) Hiện nay chị là phó ban biên tập Báo Giáo dục và Thời đại Y Ban được bạn đọc biết đến bởi nhiều tác phẩm của chị đã đạt giải cao Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp
chí Văn nghệ quân đội (1989-1990) với truyện ngắn Bức thư gửi mẹ
Âu Cơ và Truyện một người đàn bà Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội
của Nhà xuất bản Hà Nội năm 1993 với tập truyện ngắn Người đàn
bà có ma lực Giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội nhà văn
Trang 66
Việt Nam với tập truyện ngắn Miếu hoang (2000) Giải nhất cuộc
thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên và nhi đồng do
Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức với truyện ngắn Ngôi nhà thân thiện Các tác phẩm này đã gây được tiếng vang và giúpY Ban tự tin
hơn trên hành trình sáng tác của mình
1.3 Sau những thành công ấy Y Ban vẫn miệt mài sáng tác “Gia tài”
của chị có tám tập truyện ngắn, một tập truyện vừa, hai tiểu thuyết
và một tập truyện mini Nhiều tác phẩm của Y Ban khi mới ra đời
đã thu hút được sự quan tâm của cả độc giả và giới phê bình văn học thậm chí tạo nên một làn sóng dư luận văn học trong nước và nước ngoài Đã có không ít những cuộc phỏng vấn, những bài viết trên các báo, tạp chí và những cuộc trao đổi trên các diễn đàn và báo mạng về các sáng tác của Y Ban
1.4 Tuy nhiên, sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình mới chỉ dừng
lại ở những bài viết trên các báo và tạp chí Cũng đã có một số luận văn nghiên cứu về sáng tác của chị nhưng lại kết hợp nghiên cứu với các nhà văn nữ khác hoặc nghiên cứu đặc điểm văn xuôi của chị Với số lượng tác phẩm đáng kể và các giải thưởng cao với thể loại truyện ngắn, đã đến lúc phải có những khảo cứu riêng về toàn bộ truyện ngắn của Y Ban một cách hệ thống và đầy đủ
Đó là những lí do khiến tôi chọn đề tài : “Thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Y Ban”
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Các bài viết về truyện ngắn Y Ban trên các báo và tạp chí
Y Ban được bạn đọc và giới phê bình chú ý khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989- 1990) Trong bài Một giọng nữ trầm trong văn chương nhà nghiên cứu phê
Trang 77
bình Bùi Việt Thắng đã nhận định: “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú
ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”, ông cho rằng: “Truyện của Y Ban có thể được xếp vào dạng truyện
tâm tình – không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng
đọng trong người đọc bởi chiều sâu tâm lí của tính cách da diết của tình đời,
tình người” [14] Trong bài Khi người ta trẻ trên báo Văn nghệ số 43 năm
1993 Bùi Việt Thắng viết: “Y Ban quan tâm đến yếu tố thời gian nghệ thuật
nên truyện của chị đậm chất chiêm nghiệm, triết lí”.Trên báo Văn nghệ số 25 năm 2003 có đăng bài Y Ban và những thân phận đàn bà của Xuân Cang Tác
giả đã phân tích và lí giải về cách xây dựng nhân vật nữ của Y Ban Ông đưa
ra nhận xét: “Y Ban là một người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm và chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người”
Trong bài Đọc truyện ngắn Y Ban tác giả Lê Thị Hương Thủy đã có
những nhận xét cơ bản về đặc điểm của những tác phẩm thuộc “thể loại nhỏ” của Y Ban như: “sự trở đi trở lại của những nhân vật nữ”, “xu hướng khai thác những xung đột bên trong”, “những không gian sáng” trong tác phẩm… Chị đưa ra một nhận định chung: “Đọc truyện ngắn Y Ban người đọc như bị
ám ảnh không dứt về những thân phận, những cuộc đời qua từng câu chuyện
kể Những câu chuyện có lúc tưởng như không đầu không cuối nhưng lại có sức neo giữ trong tâm trí người đọc Tựa vào cảm giác, tâm trạng… ngòi bút
Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn cảm xúc, vào thế giới tâm linh của con người để rồi lại đem đến cho người đọc những cảm nhận, những nỗi niềm trước từng cảnh ngộ” [18]
Tại hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo Văn nghệ 1998 do
Đại học Hồng Đức tổ chức, giảng viên Vũ Thị Oanh đã đưa ra nhận định:
“Sáng tác của Y Ban không đặt ra những vấn đề to tát, cũng không đại ngôn
mà thường chỉ là những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhưng thường để
Trang 88
lại những ám ảnh có lúc xa xót như những nhát cứa, có lúc bồi hồi dịu ngọt
Đã gặp một lần – những người có trái tim nhạy cảm không dễ mấy ai quên”
Trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 3 năm 2010 nhà nghiên cứu Phong
Lê viết: “Từ sau 1995 sẽ là sự xuất hiện và khẳng định vị trí của một thế hệ mới, nhìn chung là từ lứa tuổi 5X đến 7X trở đi như Lê Minh Khuê, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đức Tiến, Trần Thị Trường, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh cho đến Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Triều Hải, Văn Cầm Hải, Vũ Đình Giang, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Tiến Thụy, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thế Hoàng Linh Có lẽ sự đông đúc của đội ngũ thì chưa có giai đoạn nào trước đây sánh bằng bây giờ Và do quá đông đúc trong một thời kỳ đất nước mở rộng giao lưu và hội nhập, trong kỷ nguyên của Cách mạng thông tin và Toàn
cầu hóa nên những tìm kiếm cho cái riêng của họ là rất đa dạng.” [7]
Có thể thấy những bài viết về sáng tác của Y Ban trên các báo và tạp chí chưa thực sự phong phú về số lượng và khảo sát chưa sâu Các tác giả chỉ dừng lại tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chưa nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm hoặc hệ thống hóa tác phẩm Nhưng trên các báo mạng và các diễn đàn văn nghệ ta sẽ thấy một không khí sôi nổi, thẳng thắn, tự do khi trao đổi về những tập truyện ngắn của Y Ban
2.2 Các bài viết, trao đổi về truyện ngắn của Y Ban trên các diễn
đàn và báo mạng
Trong bài phỏng vấn do Hoàng Thu Phố thực hiện khi cuốn Hành trình
của tờ tiền giả ra mắt Y Ban bày tỏ việc chị “đánh giá cao độc giả hơn các
nhà phê bình văn học” là “điều hiển nhiên”.Vì chị cho rằng: “Bạn đọc là người thông minh nhất” và chị “hoàn toàn tôn trọng ý kiến của độc giả” Các bài viết về tác phẩm của Y Ban trên mạng internet rất phong phú thể hiện
Trang 99
quan điểm và cảm nhận của độc giả nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp Dưới đây tôi đưa ra một số bài viết của các nhà báo và độc giả là thành viên của những diễn đàn có uy tín
Bài viết Y Ban – hành trình đến tận cùng thế tục trên Viettimes tác giả
Hoàng Tố Mai nhận xét: “…tác phẩm của Y Ban tràn ngập những tình tiết cực kỳ ấn tượng thể hiện một vốn sống vô cùng phong phú và đặc biệt Quan trọng hơn cả là thế giới quan độc đáo của tác giả, nó thật khác thường, tuyệt đối độc lập, có khuynh hướng triệt hạ tất cả những gì tỏ ra cải lương, rởm, nửa mùa Gu thẩm mỹ của Y Ban cũng khác lạ Có lẽ với tác giả này cái Đẹp không chỉ là cái mĩ miều, đôi khi nó là sự khơi gợi, ám ảnh khiến con người
ta hưng phấn, lặng đi, sững sờ thậm chí là sốc nữa” Bài viết đã hệ thống lại
những sự kiện đặc biệt của truyện ngắn Cẩm cù và đưa ra những chiêm
nghiệm cùng tác giả Y Ban
Có thể nói tập truyện I am đàn bà đã tạo nên một làn sóng tranh luận
trên các diễn đàn Trong đó có những lời khen và cả những phản hồi trái
chiều Bài viết Đọc sách I am đàn bà của Phạm Hồ Thu có đoạn: “Mỗi truyện
là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp đàn bà, hoặc là nói về nỗi đau đớn đàn bà… Đó là bài ca bi lụy và ngạo nghễ về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hoàn hảo hơn để mỗi người đàn bà đều xứng đáng là người của phái đẹp” [23] Trên diễn đàn văn học trẻ đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có chứa sex của Y Ban Ngọc Diệp cho rằng:
“Nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban vẫn rất nữ tính và đằng sau tất cả có
lòng yêu thương con người, ao ước vươn tới những cảm xúc xứng đáng với con người” [21] Độc giả Mỹ Linh lại viết: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục như Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi người, chỉ
có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc
lâu nay không quen nói ra” [21] Riêng về truyện ngắn I am đàn bà, nhà văn
Trang 1010
Dạ Ngân cho rằng: “Thị là một thân phận phụ nữ nông dân điển hình trong thời đại Qua truyện ngắn ấy, Y Ban đã vượt lên chính mình, đã thoát khỏi chuyện tình cảm đàn ông, đàn bà để hướng vào thân phận đàn bà chung hơn, lớn lao hơn” Bên cạnh những lời khen, tác phẩm của Y Ban cũng nhận được những ý kiến trái chiều Trên diễn đàn văn học trẻ anh Hoàng Thành Nam đã
thể hiện sự phẫn nộ khi nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành cuốn I am đàn bà:
“Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản những cuốn sách có nội dung phản tác dụng như thế này…” [22] Độc giả Nguyên Nguyên lại có nhận xét với giọng châm biếm: “Nếu gom hết những nhà thơ nhà văn Hoàng Diệu, Y Ban… đến một thế giới mà chỉ có họ với nhau, tôi nghĩ rằng họ sẽ nude trong thế giới của họ cả ngày lẫn đêm bởi còn
gì ngoài sự trần trụi được phô ra một cách tỉ mỉ hết.” [20] Tuy nhiên ta thấy
xu hướng nhìn nhận tác phẩn của Y Ban một cách khách quan, tìm thấy nhiều giá trị tốt đẹp vẫn chiếm ưu thế hơn Những ý kiến trái chiều cũng có lí lẽ của
họ nhưng nên chăng họ cần đặt nó trong hệ thống những sự kiện khác để thấy được toàn bộ giá trị của tác phẩm để tránh cái nhìn chủ quan, phiến diện theo khía cạnh dung tục tầm thường
Bên cạnh những bài viết nói trên, các bài nhà văn Y Ban trả lời phỏng vấn của các phóng viên trên các báo cũng gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài Tiêu biểu là các bài:
Xuân Anh – vietimes.vietnamnet.vn: Buồn ơi! Y Ban chào mi; Nhà văn
Y ban – văn chương vẫn cần trời cho
Hòa Bình – tienphong.vn: Y Ban: Bốp chát & nữ tính
Tú Cầu – giadinh.net.vn: Y Ban không thấy nhục cảm là phi đạo đức
Lê Hà – dep.com.net: Đối thoại Y Ban – Nguyễn Khắc Phục
Nguyễn Hằng – dantri.com: Nhà văn Y Ban bị sốc khi “I am đàn bà” bị
thu hồi
Trang 1111
Hoàng Hường – tuanvietnam.vietnamnet.vn: Nhà văn Y Ban: “Chúng
ta đang quay cuồng trong bức xúc”
Hà Linh – vnexpress.net: Y Ban: “Cũng có lúc khóc rú lên một mình” Cao Minh – sggp.org.vn: “Lát cắt” Y Ban
Hoài Phố - vietbao.vn: Y Ban: “Muốn bị đập một cái vào mặt”
Vân Quế - phapluattp.vn: Nhà văn Y Ban: “Chỉ cầu mong hai chữ bình
an”
Vũ Quỳnh – cand.com: Nhà văn Y Ban: “Kinh nghiệm của tôi: Hạ thấp
mình xuống”
…
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Luận văn khảo sát toàn bộ tám tập truyện ngắn của nhà văn Y Ban đã được xuất bản:
Trang 1212
Bảng thống kê số lượng truyện ngắn trong từng tập:
TT Tập truyện Số lượng
truyện ngắn
Số lượng truyện trùng lặp với tập trước
in trong tập Miếu
hoang)
08 Hành trình tờ tiền giả 14 0
Trang 1313
4 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Y Ban
Bước đầu ghi nhận những thành tựu và đóng góp quan trọng của nhà văn Y Ban trong dòng văn xuôi đương đại Việt Nam
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thống kê:
Với số lượng tác phẩm khá lớn phương pháp này sẽ giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật và một số phương thức nghệ thuật trong truyện ngắn của Y Ban
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn của chúng tôi gồm có ba chương:
Chương 1 Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi thời kì đổi mới
Chương 2 Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban
Chương 3 Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Y Ban
Trang 1414
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Truyện ngắn của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi
nữ thời kì đổi mới
1.1 Vài nét về văn xuôi nữ thời kì đổi mới:
Từ năm 1986 đến năm nay, xã hội ta có những biến chuyển sâu sắc trên mọi phương diện: sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã và đang được đẩy nhanh tốc độ phát triển, việc giao lưu, hội nhập đa phương với thế giới cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong xu thế mở cửa Trong thời gian đầu, những hạn chế cơ bản sẽ không thể tránh khỏi đối với một quốc gia mới giành được độc lập, tự do như Việt Nam Đổi mới vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với mỗi nhà văn Trong bối cảnh xã hội được dân chủ hoá, đời sống văn học dần mang một sắc diện mới trong quan niệm và cách đánh giá Sự đa dạng về nhu cầu và thị hiếu của người đọc được tôn trọng, thị trường văn học được hình thành theo đúng quy luật vừa rộng rãi vừa khắc nghiệt của cung - cầu Lịch sử xã hội luôn tác động và chi phối đến văn học Đó là một quy luật Văn học Việt Nam sau năm 1975 cũng không nằm ngoài quy luật đó Với một tiền đề xã hội - thẩm mỹ như thế, sự đổi mới của văn học Việt Nam sau năm 1975 là tất yếu Tuy vậy, chính nội lực của mỗi cá nhân, của các thế hệ nhà văn sẽ quyết định thành công của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực văn học nghệ thuật
Từ nửa sau thập kỉ 80 nhờ công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam văn học thực sự có bước chuyển đổi lớn Từ năm 1986 văn học bước vào công cuộc “cởi trói” cho mình Sự cởi mở nhiều chiều đã mang đến những chuyển biến lớn lao về tư duy văn học Văn học thời kì này phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới và những cách nhìn hoàn toàn mới Đề tài được mở rộng theo hướng tiếp cận với hiện thực đời sống Quan điểm của nhà văn cũng mang những sắc thái thẩm mĩ mới Cảm hứng sử thi được thay
Trang 1515
thế bởi cảm hứng đời tư – thế sự Xu hướng ngợi ca được thay bằng xu hướng phê phán hiện thực Cách nhìn cuộc sống ở góc độ lạc quan, tốt đẹp được thay bằng cách nhìn trực diện những vấn đề của đời sống xã hội Chính vì vậy văn học thời kì này đa dạng hơn về giọng điệu, phong phú hơn về thể loại và cũng gây nhiều tranh cãi hơn Bước chuyển mình của văn học được thể hiện ở cả
ba thể loại là: thơ, kịch, văn xuôi Ở văn xuôi, thể loại truyện ngắn ghi lại dấu
ấn rõ rệt nhất Với lợi thế nhỏ gọn và cơ động truyện ngắn bắt nhịp một cách nhạy bén và linh hoạt với những biến chuyển của đời sống Truyện ngắn đi sâu phản ánh cái hàng ngày, cái thường nhật Sự vận động của thể loại này từ
1995 – 1999 được Bùi Việt Thắng nhấn mạnh đến sự phong phú về tác phẩm
và tác giả trong sự kế tục của các thế hệ cũng như các khuynh hướng tìm tòi
thể hiện trong sáng tác truyện ngắn (Một bước đi của truyện ngắn) [15] Về
thi pháp, truyện ngắn trở nên phong phú về hình thức, phong cách và bút pháp Có thể thấy phong cách cổ điển trong sáng tác của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải; phong cách trữ tình trong sáng tác của Đỗ Chu, Nguyễn Quang Thiều, Võ Thị Hảo; phong cách hiện thực trong sáng tác của Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ Hình thức của truyện ngắn cũng đa dạng hơn với truyền kì hiện đại, giả
cổ tích, truyện ngắn – kịch, truyện cực ngắn, truyện ngắn triết luận… Về ngôn ngữ và phương thức trần thuật cũng có nhiều thủ pháp mới như: tăng cường đối thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả theo dòng ý thức, đồng hiện Tất cả những điều đó đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho truyện ngắn
Mười năm đầu đổi mới văn đàn đã chứng kiến sự được mùa của truyện ngắn Trong đó có sự đóng góp của các cây bút nữ Người ta nói nhiều đến một nền văn học “mang gương mặt nữ” “Đã hình thành một tỉ lệ giữa phái yếu và đấng mày râu là 2/3 – một tỉ lệ đáng gờm bởi nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ hôm nay và văn chương nói chung mang gương mặt nữ.”
Trang 1616
(theo Bùi Việt Thắng) Mười năm sau đó chúng ta có thể kiểm nghiệm sự sung sức và bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ những nhà văn nữ Giai đoạn này có rất nhiều bài đánh giá, bình luận, phỏng vấn về các cây bút
nữ: Văn xuôi phái đẹp – Bích Thu; Khi người ta trẻ I,II – Bùi Việt Thắng; Suy
nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ – Phương Lựu; Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ - Lê Thị Hương Thủy Thành tựu và đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam- Nguyễn Thị Như Trang, Truyện ngắn nữ và xu hướng
tự nghiệm –Hoàng Thị Hồng Hà, Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời – Huỳnh Như Phương… Đó là chưa kể những bài viết riêng về một tác
giả Điều đó chứng tỏ những cây bút nữ đang trong thời kì “khởi sắc”
Bên cạnh thế hệ nhà văn đã trưởng thành trong chiến tranh như: Lê Minh, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Lê Minh Khuê…, thế
hệ nhà văn mới phát lộ tài năng Đây là đội ngũ nhà văn đông đảo, trẻ tuổi, sung sức, tự tin và đầy nhiệt huyết Có thể kể đến những gương mặt quen thuộc với bạn đọc như: Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phạm Thị Hoài, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Ngọc
Tư, Đỗ Bích Thúy… Với nhiệt huyết và sáng tạo không ngừng họ xứng đáng
là đội ngũ kế cận thế hệ đàn chị của mình Họ đã thể hiện khả năng sáng tạo của mình bằng các ngôi vị quán quân trong các cuộc thi viết truyện ngắn, tiểu
thuyết do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức Giải nhất năm 1989 – 1990 thuộc về Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một người đàn bà; năm
1992 – 1994 là Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên đường và Mùa đông ấm
áp; năm 1995 – 1996 giải thuộc về Trần Thanh Hà với chùm truyện ngắn: Miền cỏ hoang, Bà Thỏm, Sông có dài; năm 1998 – 1999 là Đỗ Bích Thúy với
chùm truyện: Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng và gần đây năm 2001 – 2002 Thùy Linh được giải nhất với tập truyện ngắn Gió mưa
gửi lại Năm 1996 – 1997 các nhà văn: Dương Nữ Khánh Thương, Viên Lan
Trang 1717
Anh, Đào Phong Lan cũng đạt giải trong cuộc thi viết truyện ngắn do báo Văn
nghệ trẻ tổ chức Nguyễn Ngọc Tư đạt giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 lần
thứ II do Nhà xuất bản trẻ, Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ tổ
chức Hồ Thị Ngọc Hoài – một tác giả không chuyên – đã đạt giải nhất cuộc
thi truyện ngắn lần thứ 13 năm 2006 -2007 do Báo Văn nghệ tổ chức với tác phẩm Thung Lam
Không chỉ dừng ở những giải thưởng đó, các nhà văn nữ vẫn tiếp tục sáng tác với đam mê của mình Họ tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm sau những lần được xướng danh tại các lễ trao giải Họ làm việc với thái độ nghiêm túc và đầy nhiệt huyết Truyện ngắn chính là thể loại sở trường, phù hợp với sức “rướn” của các nhà văn nữ Nhiều tác phẩm đã khiến dư luận chú
ý và tạo ấn tượng trong đời sống văn học: Bi kịch nhỏ - Lê Minh Khuê, Giấc
ngủ nơi trần thế - Nguyễn Thị Ấm, Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh, Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông bão – Y Ban, Minu xinh đẹp – Nguyễn Thị Thu Huệ, Hạnh – Nguyễn Thị Minh Dậu… Không chỉ
thành công ở thể loại truyện ngắn sở trường, họ cũng có những thành công
nhất định ở thể loại tiểu thuyết: Giàn thiêu – Võ Thị Hảo, Ngụ cư – Thùy Dương, Tường thành – Võ Thị Xuân Hà, Xuân từ chiều – Y Ban và truyện vừa như: Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ, Tiệm may Sài Gòn – Phạm Thị Hoài, Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư, Thần cây đa và tôi - Y
Ban…
Có thể giải thích sự “lên ngôi” của các nhà văn nữ bởi hai nguyên nhân Thứ nhất là do cơ chế đổi mới của đất nước từ năm 1986 Sự đổi mới của đời sống xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà văn nói chung và các nhà văn nữ nói riêng Họ có thể thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống
xã hội và đời sống tinh thần của con người Theo Bùi Việt Thắng “làm nên đặc trưng riêng của những cây bút nữ trẻ là cái nhu cầu đến như là mê say
Trang 1818
được tham dự, được hòa nhập vào nỗi niềm đau khổ và hi vọng của con người” Và đặc biệt là họ khai thác vào những vùng đất cấm kị mà văn học trước đây phải né tránh Sự giao lưu và hội nhập văn hóa đã giúp họ tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin thúc đẩy họ tìm tòi, khám phá Nguyên nhân thứ hai là do thiên hướng nghệ thuật của giới tính Các nhà văn nữ đã dần thoát khỏi những ràng buộc khắt khe của quan điểm Nho giáo tồn tại hàng nghìn năm trong đời sống để hướng đến khung trời tự do riêng của mình Và thật đáng ngạc nhiên, dường như những cây bút nữ bắt kịp với cuộc sống thời đổi mới và hội nhập nhanh hơn nam giới Đặc biệt, bằng lợi thế về giới mình, các nhà văn nữ đã mạnh dạn viết về những vấn đề nhạy cảm của giới mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn bí ẩn của người phụ nữ Theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn “Hình như do sự nhạy cảm của riêng mình, phụ nữ bắt mạch với thời đại nhanh hơn nam giới Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống Mặt khác với cái cực đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng – từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [3] Lợi thế của họ là
sự đa cảm, tài quan sát tinh tế và năng lực ngôn ngữ Họ viết nhiều và thành công ở thể loại truyện ngắn có lẽ bởi “cảm xúc sáng tạo truyện ngắn có chung tần số với cảm xúc nữ tính: sự lóe sáng, sự bất thường, tính thời khắc và sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng” [10]
Những sáng tác của các nhà văn nữ mang âm hưởng của cuộc sống
thời đại Họ chuyển tải mọi vấn đề của cuộc sống đa chiều kích vào tác phẩm
một cách tự nhiên Chúng ta có thể thấy sự tha hóa nhân cách con người, ma
lực của đồng tiền trong Đường về trần - Võ Thị Hảo, Đồng đô la vĩ đại – Lê Minh Khuê, Hành trình của tờ tiền giả, Cưới chợ, Tôi đánh đề - Y Ban; những vận lộn để mưu sinh trong Nhà trọ - Nguyễn Thị Châu Giang, Ước mơ
của chị bán hàng rong, Mùa đến rồi đấy, Chuyện ở rừng – Y Ban, Vũ điệu
Trang 1919
địa ngục – Võ Thị Hảo; lối sống lai căng, thực dụng trong Công tử vườn –Lý
Lan, Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa, Bản lí lịch tự thuật – Y Ban…
Nhưng có lẽ với bản năng của phụ nữ các nhà văn thường đi sâu vào đề tài
tình yêu, “đem toàn bộ đời sống hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu
và triển khai ra cũng thành tình yêu” (theo Phương Lựu) Vì vậy đề tài tình
yêu chiếm vị trí khá lớn trong sáng tác của họ: Chiếc lá xanh hạnh phúc,
Những kẻ ra đi – Nguyễn Thị Ấm, Cát đợi, Tình yêu ơi ở đâu – Nguyễn Thị
Thu Huệ, Gà ấp bóng, Và anh, một phần ba của cuộc đời em, Thiên đường và
địa ngục – Y Ban, Si tình – Phan Thị Vàng Anh… “Truyện ngắn nào cũng
chan chứa hoài niệm và mơ ước về một tình yêu, một hạnh phúc đích thực, khó nắm giữ, mong manh dễ bị thời gian khỏa lấp” [13] Các sáng tác của
những cây bút nữ cũng hướng về kí ức Họ viết về kỉ niệm thời thơ ấu Đi câu,
Đi chợ sớm – Y Ban, Bến đợi – Đỗ Bích Thúy; nỗi nhớ người thân Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra – Y Ban; kí ức về quê hương Vùng sáng kí ức – Y
Ban… Nhưng thẳm sâu và da diết nhất vẫn là kí ức về tình yêu: Và anh, một
phần ba của cuộc đời em, Gà ấp bóng, Cưới chợ – Y Ban, Xin hãy tin em –
Nguyễn Thị Thu Huệ… Tình yêu mang đến những khoảnh khắc đẹp đẽ rồi ra
đi để lại những vết thương suốt cuộc đời không lành nổi Tất cả đều được cất dấu vào nơi bí mật nhất trong tâm hồn họ để cân bằng cuộc sống của họ
Trong thế giới nhân vật phong phú của văn xuôi các cây bút nữ là
những người phụ nữ với những thân phận và tính cách cá biệt nhưng lại
có chung những miền khát vọng, ước mơ Họ là những người phụ nữ quyết
liệt đầy bản lĩnh dám yêu và dám lên tiếng đòi sự bình đẳng trong tình yêu
(Vũ điệu địa ngục – Võ Thị Hảo, Cát đợi – Nguyễn Thị Thu Huệ), là những phụ nữ sống trong cô đơn và tiếc nuối quá khứ (Người đàn bà có ma lực – Y Ban), là những người thất thường, hòa trộn cả thật thà và giả dối (Tôi yêu
nàng đấy thị ơi – Y Ban, Những đêm thắp sáng – Y Ban)… và còn nhiều
Trang 2020
người đàn bà khác với đủ mọi tầng lớp, đủ mọi tính cách Đa số họ là những người đàn bà bất hạnh, phải gánh chịu nhiều nỗi đau của số phận Chính vì vậy họ luôn khát khao một tình yêu đích thực, một hanh phúc giản đơn, họ “là những người lữ hành đi tìm tình yêu, một tình yêu theo đúng nghĩa của nó nhưng khi tưởng đến đích thì họ như bước lạc vào khoảng trống vô vọng”
[17] (Người sót lại của rừng cười – Võ Thị Hảo, Mười ngày – Phan Thị Vàng Anh, Thiếu phụ và những đôi cò, Ôn lột tử - Y Ban) Mỗi tác giả có một cách
viết riêng song ẩn dưới những trang viết của họ là niềm yêu thương, sự trân trọng, sự cảm thông với số phận của những người phụ nữ Các chị đã thể hiện được lợi thế của giới tính khi xây dựng một thế giới nhân vật nữ có nội tâm phong phú và phức tạp và đào sâu khai thác những bí ẩn trong tâm hồn người phụ nữ
Các nhà văn nữ có lối viết phá cách và giọng điệu đa dạng Nguyễn
Thị Thu Huệ chao chát và từng trải trong Phù thủy, Hậu thiên đường nhưng cũng không kém phần dịu dàng trong Biển ấm Võ Thị Hảo ngọt ngào trong
Hồn trinh nữ, Tình yêu mây trắng.Nguyễn Thị Thu Huệ chao chát, từng trải
trong Phù thủy, Hậu thiên đường nhưng lại đằm thắm, dịu dàng trong Biển
ấm, Y Ban táo bạo và khắc khoải trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Ước mơ của chị bán hàng rong, Thiên đường và địa ngục, Làng Cò, Cưới chợ Phan Thị
Vàng Anh với lối viết lạnh lùng, trí tuệ và hóm hỉnh trong Khi người ta trẻ, Si
tình Lý Lan hồn hậu và sắc sảo trong Công tử vườn Nguyễn Ngọc Tư sâu
lắng và mượt mà trong giọng điệu Nam bộ với Cải ơi, Cánh đồng bất tận làm
thức tỉnh bao trái tim người đọc
Bên cạnh những mặt mạnh, văn xuôi nữ giới cũng còn những hạn chế
như: “chưa tìm được sự cân đối hài hòa” giữa lí trí và trí tuệ (theo Phương Lựu), quan tâm đến “chuyện” nhiều hơn “văn” (theo Bùi Việt Thắng) và
nguy cơ lặp lại mình khá rõ Những hạn chế trong bất kì trào lưu văn học
Trang 211.2 Truyện ngắn của Y Ban trong dòng văn xuôi nữ thời kì đổi mới
Y Ban được bạn đọc chú ý từ khi truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ
đạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho tạp chí Văn nghệ quân đội năm
1990 Chị tiếp tục sáng tác và nhận được giải thưởng cho tập truyện Người
đàn bà có ma lực (1993) Năm 2006 truyện I am đàn bà của chị được trao giải
nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn của Báo Văn nghệ nhưng sau đó giải
thưởng bất ngờ bị rút lại vì lí do phạm quy (Nhà văn Nguyễn Trí Huân hội đồng chung khảo giải thích: “… bạn đọc đã phát hiện tác phẩm này đã vi
phạm thể lệ cuộc thi… Thể lệ cuộc thi có ghi rõ: Trong thời gian cuộc thi, tác
phẩm dự thi không được gửi in sách, báo hay tạp chí nào khác Trong phiên
họp bổ sung của ban chung khảo cuộc thi, I am đàn bà không còn nằm trong
danh sách các giải thưởng vì tác giả đã tập hợp in thành sách.”) Tuy giải thưởng đã bị rút lại nhưng tác phẩm đã được cả hội đồng giám khảo có trình
độ và uy tín đánh giá cao
Ngoài những truyện được giải thì nhiều tác phẩm của chị được bạn đọc
đón nhận nhiệt thành Chị liên tục ra những tập truyện ngắn mới: Vùng sáng
kí ức (NXB Hội nhà văn – 1996), Miếu hoang (NXB Thanh niên – 2000), Cẩm Cù (NXB Hà Nội – 2001), Cưới chợ và những chuyện ngắn mới (NXB
Văn học – 2005), I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) và gần đây nhất là tập:
Hành trình tờ tiền giả (NXB Hội nhà văn – 2009) Trong số những tập truyện
Trang 2222
này tập I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) đã thực sự làm chị “khổ sở” với
việc bị rút giải thưởng, bị thu hồi và cả những lời đồn thất thiệt Đến nay dư luận đã tạm lắng xuống và theo những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu thì lời khen vẫn nhiều hơn tiếng chê bởi Y Ban đã viết về thứ sex có văn hóa và chiều sâu nhân bản Viết về sex chị quan niệm đây là phương tiện giải trí và văn hóa Viết sex không dễ bởi nó tục hay không tục là do câu chữ “nếu tác giả khéo léo, thay thế những khái niệm về các bộ phận, các hành vi của con người bằng nhiều cách diễn đạt văn chương hơn, phủ lên chi tiết tục những ý nghĩa rất Người, đưa trí tưởng tượng của độc giả đến các vấn đề nhân văn thì
người đọc sẽ không lăn tăn đến chuyện đề tài nữa.” (Lưu Hà - Y Ban với “I
đời những tác phẩm thu hút được nhiều độc giả Trong bài viết Một giọng
trầm trong văn chương nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã nhận định về sáng tác
của Y Ban: “Trong những gương mặt nữ viết văn gần đây, người đọc vẫn giành cho Y Ban những cảm tình đặc biệt” Ông nhấn mạnh về lối viết của chị: “Y Ban có một lối viết của riêng mình, chị có ý khai thác thể hiện những tâm trạng điển hình của nhân vật trong những trạng huống tiêu biểu” [14] Y Ban luôn có ý thức bộc lộ một cách thẳng thắn những quan điểm sáng tác của mình Để có được một tác phẩm hay chị tâm niệm: “Tôi gieo chữ như cầm một nắm thóc trên tay rồi tung ra Quan điểm sáng tác của tôi là trăm bó đuốc bắt được một con ếch chứ không mơ con gà đẻ trứng vàng”[24] Chính vì vậy chị rất mạnh mẽ khi bảo vệ những đứa con tinh thần của mình: “Nhiều người
Trang 2323
phê văn tôi vụn vặt, yêu đương với dưa cà mắm muối chẳng có ý tưởng cao siêu gì, tôi nghĩ ý tưởng cao siêu bằng giời mà không ai muốn đọc thì trắng tay Tôi viết văn cho độc giả, không viết văn cho nhà phê bình, tôi không thích loại văn chương cầu kì hình thức”[24] Chị tự nhận mình đánh giá cao độc giả hơn nhà phê bình vì “Không phải chỉ tôi mà nhiều nhà văn hiện nay đều như vậy Ai? Hãy chỉ cho tôi ai là những nhà phê bình văn học chân chính hiện nay?”[25] Quả đúng như vậy, có độc giả dễ tính, có độc giả khó tính nên khi họ tiếp cận một tác phẩm văn học thì tác phẩm đó sẽ được đánh giá trên nhiều góc độ, nhiều bình diện khác nhau Và có lẽ bạn đọc cũng là những người công minh nhất trong việc đánh giá các tác phẩm văn học Đó là
lí do mà văn của chị rất dễ đọc, dễ nhớ và không kén độc giả Đọc các tác phẩm của chị người ta thấy gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần thấm thía, sâu sắc
Thế mạnh của Y Ban là viết về nỗi đau, thân phận đàn bà và kí ức Trong mảng đề tài nào chị cũng coi trọng tính nhân bản bởi “Cách hành văn, các chi tiết nhiều khi rất bạo liệt, nhưng đọng lại là sự nhân ái Tôi viết về cái xấu, cái ác là để người ta căm ghét nó và muốn sống đẹp hơn, viết về sự đổ vỡ
là để gợi lại niềm tin yêu cuộc sống”[24] Cảm hứng sự thật về đời sống có liên quan đến nhân cách con người Nói đến cái ác, cái xấu suy cho cùng để hướng đến sự khẳng định phẩm chất, nhân cách con người Bằng trách nhiệm
và lương tâm của mình, Y Ban không thể làm ngơ với những nỗi đau của đồng loại, với thực trạng xã hội Y Ban chắt chiu tìm kiếm để đưa lên trang viết của mình cả những mảng sáng và những góc khuất của cuộc sống để soi rọi những giá trị nhân bản Chị luôn tôn trọng cuộc sống riêng tư của con người cùng những rung động cảm tính, bản năng của họ Hầu hết những người phụ nữ trong truyện ngắn của chị đều bất hạnh Họ không khổ vì vật chất thì cũng khổ về tinh thần Họ khổ trong tình yêu, trong gia đình, khổ vì
Trang 2424
đàn ông và cũng vì sự cầu toàn của bản thân họ Họ chống chếnh, chơi vơi bởi
sự lựa chọn giữa trách nhiệm, bổn phận và khao khát bản năng Cuối cùng họ thường chìm ngập trong những đau đớn, mất mát và thiệt thòi Viết về nỗi đau, về bi kịch bằng sự cảm thông sâu sắc, Y Ban đã làm rung động trái tim người đọc và tìm được sự đồng cảm của độc giả cùng giới từ những trang viết theo sát diễn biến tâm lí của nhân vật
Trong những sáng tác của mình, Y Ban đề cao yếu tố hư cấu Chị quan niệm “cái hay của nhà văn chính là ở sự hư cấu” Chị dùng ngôi kể thứ ba với những tác phẩm cần cái nhìn tỉnh táo, khách quan Còn những truyện nghiêng
về tâm lí thì chị chọn ngôi kể thứ nhất để đặt mình vào vị trí của nhân vật và khai thác nội tâm nhận vật triệt để và sâu sắc Chính vì vậy nhân vật của chị được đánh giá là rất thực và có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống thường ngày
Chị thử sức với nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa (Thần cây đa và
tôi, Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ), tiểu thuyết (Xuân Từ Chiều, Đàn bà xấu thì không có quà) Y Ban là nhà văn đa giọng điệu: dịu dàng mà bén ngọt
khi nói về tình yêu đẹp của người con gái, đồng cảm hay xót xa khi sẻ chia với những người đàn bà bất hạnh, riết róng và gay gắt bạo liệt khi bảo vệ người phụ nữ Chị luôn đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ bởi chị cho rằng:
“Người phụ nữ Việt Nam hôm nay vẫn bị giắng xé giữa cái tam tòng tứ đức
và cái quyền con người, quyền của người phụ nữ hiện đại Vì vậy mà trong hoàn cảnh này nhân vật của tôi vin vào tam tòng tứ đức, trong hoàn cảnh khác lại vin vào cái quyền con người hiện đại, và tôi nghiêng về bên người phụ nữ phải sống như cái quyền họ được sống” [19] Với chị chân dung người phụ nữ
phần nào được khắc họa ở tên truyện: Người đàn bà có ma lực, Bức thư gửi
mẹ Âu Cơ, Ước mơ của cô bán hàng rong, Thiếu phụ và những đôi cò, Đứa con và người đàn bà tàn tật, Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Biển và
Trang 2525
người đàn bà xấu xí, Người đàn bà và những giấc mơ, Thượng đế bảo rằng: Mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà, Con gái mang cuộc đời của mẹ, Cái Tý, Ước mơ của chị Tĩn, Người đàn bà đứng trước gương, Bạn
bà Phúc, Người đàn bà Việt bên bờ sông Đa-nuýp, Tôi yêu nàng đấy, thị ơi, Nàng Thơ, I am Đàn bà, Chị Quy, Mẹ không thể xin lỗi con Cách đặt tên ấy
đã trở thành motif quen thuộc trong các sáng tác của chị Xuân Cang trong bài
viết Y Ban và những thân phận đàn bà đã phân tích và lí giải những đặc điểm
trong sáng tác của Y Ban khi xây dựng các nhân vật nữ Ông cho rằng Y Ban
là người phụ nữ viết văn đầy nhạy cảm, chị cảm nhận được những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người Với khao khát hạnh phúc và sự bình yên trong tâm hồn đến cháy bỏng các tác phẩm của chị đã tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả
Trang 2626
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Y Ban
Nghiên cứu nhân vật chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt
nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình Bởi lẽ, “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời
sống trong một thời kì lịch sử nhất định” Xét từ góc độ trần thuật: nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự Chất liệu đó có thể được soi
chiếu từ nhiều góc độ khác nhau (như một thực thể sống, có số phận riêng tư
và đời sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả
hoặc của đời sống xã hội…) - song dù ở góc độ nào, đó vẫn là một hệ thống
có quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc với cấu trúc tự sự của tác phẩm
Khảo sát hệ thống nhận vật của Y Ban, cách tiếp cận của chúng tôi là đi vào những kiểu dạng nhân vật nổi bật, những thủ pháp nghệ thuật đặc thù, tìm hiểu những đặc trưng của nhân vật, qua đó hiểu thêm về quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, về cuộc sống Con người trong văn học trước 1975
là con người sử thi đại diện cho lí tưởng cao cả Tương ứng với nó là kiểu nhân vật đơn nhất, dễ phân biệt chính diện – phản diện Con người trong văn học sau 1975 xét trên cấp độ tổng thể là con người cá nhân, khi được nhà văn
cụ thể hóa trong tác phẩm nó sẽ trở thành một thế giới nhân vật đa dạng: nhân vật kì ảo, nhân vật dị hình, nhân vật tính cách, nhân vật khát vọng, nhân vật tha hóa, nhân vật thức tỉnh… Ta có thể gặp trong sáng tác của Y Ban hầu hết các loại nhân vật kể trên Nhưng căn cứ vào tính lặp lại của các mô hình nhân vật, chúng tôi khu biệt thành những kiểu nhân vật sau đây:
2.1 Nhân vật tự nhận thức:
Nhân vật tự nhận thức là kiểu nhân vật chủ đạo trong truyện ngắn sau
1975 Từ nhận thức thế giới bên ngoài đến nhận thức thế giới tâm hồn mình
Trang 2727
là bước phát triển mới của tư duy nghệ thuật về con người, gắn với sự thức tỉnh ngày càng cao của nhà văn về giá trị con người cá nhân Kiểu nhân vật này thường gắn với chủ đề tự thú hay sám hối Nhân vật tự nhận thức đã góp phần phát hiện một bình diện mới về nhân cách con người Kiểu nhân vật này “tự phán xét hành động của mình, tự đối thoại, lục vấn và cảnh tỉnh chính mình với những biến động của nội tâm trước sự dồn đẩy âm thầm mà quyết liệt của lương tâm, của bổn phận làm người” [16] Để tạo được những biến đổi trong nhận thức của nhân vật Y Ban đã đặt chúng vào những tình huống, những biến cố để nhân vật không còn suy nghĩ theo lối mòn nữa mà bắt đầu chiêm nghiệm, phân tích lại bản thân để nhận ra sai
lầm, nhận ra chân lí cuộc đời Người con gái trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ
khao khát được yêu, được làm mẹ nhưng mơ ước ấy đã bị phá bỏ bởi những quan niệm luân lí của thế hệ cũ Sau cái đêm đầy đau đớn nhục nhã
ở bệnh viện cô đã ý thức rõ hơn về quyền cá nhân của mình: “Con mong muốn tình yêu Con đã có đầy đủ một tình yêu đầu tiên ấy rồi Hoặc là bằng, hoặc là hơn Mẹ và lý trí không cho con buông thả Giá như ngày ấy mặc dù tội lỗi, mẹ cứ cho chúng con lấy nhau thì con đã trở thành người phụ nữ bình thường chứ không phải mang cảnh góa bụa trong cô thiếu nữ kén chồng thế này.” Mất đi đứa con và mất luôn cả tình yêu là cú sốc quá lớn đối với một cô gái tuổi đời còn trẻ Cô là người của thế hệ khác với thế
hệ của mẹ cô – thế hệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Thế hệ của cô sống bằng lựa chọn của cá nhân nên cô mạnh dạn chất vấn thế hệ trước: “Cái giống lạc loài, con và hài nhi của con là cái giống lạc loài Con và các con của con là thế nào hả mẹ? Con là đứa con lạc loài Các em con không lạc loài Ngày ấy khi mẹ mắng con như thế, anh ấy vẫn bên con như cha vẫn bên mẹ kia mà Vậy khác nhau như thế nào? Cái gì làm thước Tình yêu hay hôn nhân? Con sẽ không lạc loài nếu như không bao gi?pờ xảy ra
Trang 28là một thái độ dũng cảm của người phụ nữ hiện đại Đó là biểu hiện sâu sắc nhận của việc ý thức được cái tôi cá nhân của con người
”Trong Sợi dây nối những cánh diều cái chết của người bán su hào –
người tình cũ năm xưa đã thức tỉnh người đàn bà thành đạt Nàng nhận ra sự tàn nhẫn và vô tình của mình, nhận ra sự chới với của một tâm hồn khi tự nó cắt đi dây neo với quá khứ: “Sợi dây neo nàng với quá khứ tuổi thơ êm đềm huyền thoại nàng dứt đứt rồi Giữa hạnh phúc vợ chồng con cái danh giá và
sự thành đạt, nàng chỉ như một cánh diều không dây mà thôi” Sau những
phút giây lên thiên đường, cô gái trong Thiên đường và địa ngục tỉnh giấc bởi
lời “thóa mạ con cái, kêu rên cuộc sống”, bởi ánh bình minh soi rọi một chái nhà chật hẹp Cô cay đắng nhận ra cái thiên đường ấy chỉ là một hiện thực úi sùi đầy chua xót, nhận ra mình đã quá cả tin và nhẹ dạ để đến nỗi lạc lối
xuống địa ngục rồi mới hay Sự hối hận của người đàn bà trong Phút dành
cho tình yêu trước một ngày tòa gọi ra giải quyết ly hôn khiến người đọc cảm
động vì đó là thời điểm một đêm trước lúc chị phải lìa xa cuộc đời – một đêm
Trang 2929
ngắn ngủi để hai vợ chồng vừa xin lỗi, vừa yêu thương, vừa nhận ra cuộc đời cần có nhau biết mấy và cũng vừa là để chia ly vĩnh viễn Nằm trên giường
bệnh rồi người phụ nữ trong Cuộc tình Silicon mới có nhiều thời gian để nhận
thấy những khát vọng thẳm sâu trong con người mình, để thức tỉnh một cuộc đời trôi nổi với những mối tình phù du: “Ngẫm lại cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những người đàn ông Nhưng mình đã không có một bông hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực cả Lúc nào cũng nóng bỏng, vội vàng trong guồng quay vô định”
Sau khi tạo ra những biến cố xảy ra với nhân vật Y Ban thường dành những khoảng lặng để nhân vật đối diện với chính mình Đó là khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải thích hay dằn vặt với những giằng xé nội tâm
để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách Có thể thấy trong Hai mươi bảy
bước chân là lên thiên đường Y Ban để cho cô gái nhận ra người đàn ông mà
mình ngưỡng mộ là một kẻ chơi bời phóng đãng sau cuộc ân ái của họ hai mươi bốn giờ Cô chờ đợi một lời hỏi thăm dịu dàng, một lời ngọt ngào yêu thương nhưng đáp lại là sự thờ ơ của gã phong tình Chính ý nghĩ quay cuồng khổ sở đã thức tỉnh giấc mơ thiên đường của cô và để cô nhận ra mình vẫn còn may mắn vì “thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục
rồi” Cả quãng thời gian còn lại của Người đàn bà có ma lực sẽ là quãng thời
gian rất dài để người đàn bà lật dở những trang nhật kí và tìm về với quá khứ một thời phù phiếm Trong hiện tại cô đơn trống trải, người đàn bà than thở:
“Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy?” Người đàn bà ấy quá cầu toàn, đi suốt cuộc đời không tìm thấy tổ ấm hay một nơi trú ngụ bình yên cho mình Nhân vô thập toàn, đã yêu đôi khi phải chấp nhận nếu không sẽ không
có được hạnh phúc Người đàn bà trong truyện tin vào ma lực của mình nên
Trang 3030
đòi hỏi cao ở những người đàn ông đến với mình Vì thế mà nàng thất bại
Và trên hết Y Ban để người đàn bà thức tỉnh một điều: những cuộc tình không phải là trò chơi để người ta thử nghiệm, đó là nơi thể hiện tình yêu, sự sẻ chia
và lòng bao dung Vì vậy nó không phải là nơi để kiếm tìm sự hoàn hảo
Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm có cuộc đời đầy nhục nhã với những dằn
vặt suy tư của người đàn bà phải đem thân xác để nuôi mình và nuôi con Có những lúc người đàn bà chợt giật mình thức tỉnh Cô giận mình và thấy xấu
hổ, nhục nhã với chính mình “thằng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác thâu chuỗi dài dài” Chính những khoảnh khắc
ấy đã khiến người đàn bà có ý thức sâu sắc hơn về thân phận bất hạnh của mình Cuộc đời của cô gái điếm trong truyện của Y Ban không khiến bạn đọc khinh thị mà ngược lại làm cho ta thương và cảm thông Đọc truyện của Y
Ban ta liên tưởng đến Tối ba mươi của Thạch Lam với hai cô gái Huệ và
Liên Trong “căn phòng bẩn thỉu Dưới ánh ngọn đèn mờ, lổng chổng các đồ đạc quen thuộc: cái giường Hồng Kông cũ, đồng han và gỉ xạm, cái bàn gỗ
ẩm ướt ở góc tường, hai cái ghế long chân” chỉ còn hai cô gái với nỗi niềm tha hương và những dòng lệ chua xót tủi hổ cho tấm thân lạc loài của mình
“Chỉ có hai chị em nàng xa cửa, xa nhà Nhưng nàng còn nhà đâu nữa mà về?
Mẹ chết rồi, cha đi lấy vợ khác không biết ở đâu Đã bảy, tám năm nay, nàng không về đến làng Những người quen thuộc còn ai không? Huệ nghĩ đến lại thương hại cho Liên, em họ nàng Liên còn cha mẹ, nhưng Liên không dám
về Hai người sống cái đời trụy lạc ở Hà Nội từ lúc bỏ nhà ra đi Hôm nay, ngày cuối năm sum họp hai người ở căn buồng này, trong một cảnh ăn Tết lạnh lẽo.”
Người đàn bà đứng trước gương lại kể về một phụ nữ đã bỏ gia đình và
những đứa con thân yêu để theo đuổi niềm đam mê văn chương của mình Cuối cùng nàng cũng nhận ra văn chương hay những người đàn ông khác đều
Trang 3131
không thay thế được những đứa con trong lòng nàng Sau một cuộc tình nữa
bị thất bại người đàn bà có nhiều khoảnh khắc để tự soi ngắm mình trước gương, để đau đớn nhận ra mình không phải là một người đàn bà đẹp, nhận ra
sự trống trải của hiện tại Nàng đã ảo vọng vào sự danh giá để mất đi những gì quý giá nhất của cuộc đời “Trong ý nghĩ toang tuếch đến cực độ, nàng cố bắt
óc phải suy nghĩ đến một điều gì đó Phải rồi, nàng có hai đứa con gái Chúng đẹp lắm! Nàng thương con nát ruột, nỗi thương con gấp đôi mọi lần vì các con nàng là con gái” Lúc ấy nàng chỉ cần có con, nó sẽ ngồi trên lòng nàng
để vén môi nàng làm con thỏ sứt môi Nàng đã hiểu và đã thức tỉnh rằng nàng cần chúng và chúng “cần một người mẹ làm con thỏ sứt môi hơn là một người
mẹ danh giá nhiều” Trái tim của người phụ nữ trong Sau chớp là dông bão bị
rung động bởi một người đàn ông không phải chồng mình Nàng đã trải qua một cơn xáo trộn tình cảm với nhiều trăn trở, tội lỗi Đã có những lúc bằng giấc mơ, bằng tưởng tượng nàng thường xuyên chìm đắm trong những phút giây của “sự dịu ngọt” với người đàn ông kia nhưng sau đó nàng luôn ở trong tình trạng dằn vặt vì không biết rằng như thế có phải là mình đã ngoại tình không Đó là điều nàng không hề muốn Nàng lục vấn bản thân, phân tích cảm xúc của chính mình và nhận ra đó là “sự dịu ngọt chết người”, là một ánh chớp tình cảm sẽ đem đến nhiều dông bão cho gia đình nàng Y Ban đã để cho nhân vật của mình đi trên ranh giới của sự lựa chọn Quyết định làm bạn
là một quyết định đúng và kịp thời giúp nàng vượt qua sóng gió
Trong những tình huống nhân vật tự nhận thức, Y Ban để cho nhân vật của mình tự đối thoại, tự đẩy mình đến tận cùng những cảm xúc, để tự thức tỉnh và điều tiết hành động của chính mình sao cho có sực cân bằng giữa lương tâm và trách nhiệm Tuy nhiên cũng như trong cuộc sống thực không phải sự thức tỉnh nào cũng kịp thời như trường hợp của người phụ nữ trong
Sau chớp là dông bão Đa số nhân vật nữ thức tỉnh một điều gì đó cũng có ít
Trang 3232
cơ hội để làm lại như trong Gà ấp bóng, Đôi găng tay da màu nâu, Sợi dây
nối những cánh diều, Thượng đế bảo rằng mỗi người đàn ông chỉ của riêng một người đàn bà Sự xót xa tiếc nuối sau những khoảng lặng để thức tỉnh là
cảm giác khó tránh khỏi của hầu hết các nhân vật Chính những câu hỏi đặt ra với những trăn trở chiêm nghiệm từ chính cuộc đời nhân vật cũng là những câu hỏi gián tiếp để người đọc tự soi sáng bản thân mình Điều này đã tạo nên tính nhân văn trong sáng tác của Y Ban
Để nhân vật “thức tỉnh” nhà văn đã chú ý nhiều đến việc xây dựng tình huống, miêu tả nội tâm nhân vật Khắc họa nhân vật trong trạng thái đột biến của nhận thức, Y Ban đã mở rộng biên độ khám phá con người ở chiều sâu cảm thức Mỗi con người có một số phận riêng, một tính cách riêng, một cuộc đời riêng và chịu tác động khác nhau của các yếu tố trong cuộc sống, nhưng
tự ý thức luôn là điều cần thiết cho tất cả mọi người để tránh sai lầm và để cuộc sống tốt đẹp hơn
2.2 Nhân vật cô đơn:
Sau năm 1975 với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn về con người nhu cầu tự ý thức trước sự đổi thay của đời sống, các nhà văn đã quan tâm đến nhu cầu tự ý thức, đến sự thức tỉnh của cá nhân, đến trạng thái tâm lí cô đơn của con người “Cô đơn trở thành chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều cây bút văn xuôi, bởi bản chất của tâm trạng cô đơn là khao khát cái đẹp, cái thiên lương của con người Cô đơn là vấn đề của mỗi bản thể, cá nhân nhưng nó không hẳn là vấn đề riêng tư, nhỏ bé Có thể nói từng cuộc đời riêng của mỗi cá nhân gộp lại thành vấn đề của cộng đồng, của xã hội, một khía cạnh của chủ nghĩa nhân đạo hôm nay Trong không khí dân chủ hóa của nền văn học, các nhà văn đã có dịp đi sâu khám phá các phương diện và sắc thái khác nhau về trạng thái cô đơn của con người.” [16] Vì vậy không ít nhà văn đi vào khám phá những sắc diện khác nhau của trạng thái này trong con
Trang 3333
người như Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Con gái thủy thần, Ma Văn Kháng với Thắp một tuần hương, Nguyễn Quang Thiều với Người đàn bà
xóm trại, Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên đường, Giai nhân… Y Ban đã
khai thác trạng thái cô đơn của con người một cách tinh tế, sâu sắc nhờ khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi của đời sống con người Nhiều nhân vật của chị cô đơn như một nỗi ám ảnh thường xuyên truy đuổi, dồn nén cuộc sống của họ Để khắc họa sự cô đơn của nhân vật, mỗi nhà văn có một cách riêng Bảo Ninh, Nguyễn Minh Châu, Võ Thị Hảo sử dụng độc thoại nội tâm, độc thoại với người vắng mặt hay độc thoại dưới dạng viết nhật kí, đan xen giữa ý thức và tiềm thức Y Ban lại đào sâu vào tâm trạng, cảm giác, suy nghĩ của họ Nỗi cô đơn biểu hiện bằng sự im lặng Người đàn ông bước ra từ cuộc
chiến trong Bản lí lịch tự thuật luôn bị bủa vây bởi sự cô đơn Nỗi đau của
ông bị dồn nén bởi thất vọng vì những đứa con, bởi lạc lõng vì không tìm được sự chia sẻ của những người sống xung quanh Bốn đứa con ông coi thường ông bởi ông chỉ có tình yêu thương mà không thể cho chúng một chỗ làm tốt, một địa vị cao trong xã hội Chúng chẳng bao giờ muốn nghe lại cái bản lí lịch của ông Chúng không muốn ông nhắc tới, chúng không quan tâm, chúng quay lưng lại và lãng quên Ông sống buồn rầu, lặng lẽ và bắt đầu có thói quen nằm quay mặt vào tường Người ta kết luận ông mắc bệnh hội chứng chiến tranh Thực tế là ông cô đơn và không thể hòa nhập được vào cuộc sống thực dụng đầy bon chen Ông Thông trút những bi kịch của cuộc đời mình bằng những tiếng thở dài, vào những ngày tháng “úp mặt vào tường
và mở mắt thật to” Chúng ta cũng có thể gặp cảm nhận “thất thế, lạc loài, cô
đơn giữa mạch đời” ở nhân vật ông Tương Bằng trong Thắp một tuần hương
của Ma Văn Kháng Họ là những con người hiến dâng cuộc đời cho cách mạng nhưng đều lạc lõng trong cuộc sống hậu chiến bởi họ không thích nghi kịp với sự hối hả, ích kỉ và đầy toan tính của lối sống hiện đại Chính vì vậy
Trang 3434
họ luôn bị bủa vây bởi sự cô đơn Nỗi cô đơn của con người sau chiến tranh còn là khoảng trống trong tâm hồn một thiếu phụ khắc khoải chờ chồng đi chiến đấu được cảm nhận qua suy nghĩ của đứa con “mẹ còn trẻ quá, nỗi cô
quạnh trùm lên mẹ trong quãng đời còn lại” (Điều ấy bây giờ con mới hiểu)
Y Ban đã để cho nỗi đau của một góa phụ được cảm nhận đến tận cùng từ nhân vật đứa con gái: “Ngày mai, khi tôi chui ra khỏi kén, tôi thành ngài, sinh con đẻ trứng, mẹ sẽ chỉ còn lại một mình với căn phòng trống vắng Mẹ còn trẻ quá, nỗi cô quạnh trùm lên mẹ trong quãng đời còn lại Ai sẽ làm thay đổi được điều đó?” Sẽ chẳng ai làm được điều đó trừ khi chiến tranh không xảy
ra Chính chiến tranh đã đánh cắp bố và đánh cắp luôn cả tuổi xuân của mẹ Y Ban đã xoáy sâu vào tâm trạng, vào nỗi khắc khoải đợi chờ và niềm khao khát đoàn tụ của những người vợ trong và sau chiến tranh Nó làm ta nhớ tới tâm
tư sầu muộn của người thiếu phụ ngóng trông chồng đi chinh chiến trong
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn:
“Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Trở lại với truyện của Y Ban, nhiều năm sau khi cô con gái lớn khôn cô mới hiểu được sự khờ khạo của mình khi ấy Chiến tranh không có ngoại lệ
và bố cô đã vĩnh viễn ra đi “Sẽ trọn mười lần, hai mươi lần năm năm nữa,
bố mãi mãi không bao giờ trở về để lại mẹ suốt đời với một niềm khao khát thiếu phụ dở dang.”
“Thế giới nội tâm của mỗi cá nhân chứa đầy những yếu tố bất ngờ và bí
ẩn Không phải chỉ khi tồn tại đơn thân, một hình một bóng con người mới
Trang 3535
cảm thấy cô đơn mà con người mang tâm trạng cô đơn ngay chính trong ngôi nhà, trong gia đình của mình, khi không tìm thấy sự đồng cảm, một tiếng nói chung.”[16]Trong sáng tác của Y Ban ta còn bắt gặp những nhân vật nữ cô đơn ngay trong chính ngôi nhà mình, cô đơn ngay giữa chốn đông người:
“Ngày ngày con vẫn nhập cuộc, con đi xem, đi vũ hội, đi du lịch nhưng sau tất cả những cuộc vui con càng cô đơn hơn” Đó là nỗi cô đơn nặng nề thẳm
sâu trong tâm hồn cô thiếu nữ, của người mẹ mất con trong Bức thư gửi mẹ
Âu Cơ Đó là hậu quả của sự mất mát đổ vỡ tình yêu hạnh phúc, vừa là hậu
quả của sự khác biệt thế hệ và cả sự thờ ơ lạnh lùng đến tàn nhẫn của con người Y Ban đã đặt nhân vật của mình và hệ thống thời gian đối lập nhau qua những trang thư của cô con gái viết gửi mẹ để thể hiện tâm trạng cô đơn Tác giả dùng thời gian hiện tại để đối lập với quá khứ khiến người đọc cảm nhận
rõ hơn nỗi đau quá khứ và sự trống rỗng hiện tại của nhận vật Nỗi đau của cô gái là một nỗi đau thầm lạng không thể chia sẻ cùng ai Câu chuyện khiến ta liên tưởng đến những trang nhật kí của cô con gái không tìm được một chỗ
dựa tinh thần, thậm chí một sự sẻ chia với người mẹ trong Hậu thiên đường – Nguyễn Thị Thu Huệ Truyện Người đàn bà có ma lực cho người đọc thấy
cảm nhận về hiện tại trống trải cô đơn của người phụ nữ khi đã sang cái dốc bên kia của tuổi thanh xuân: “Bây giờ người đàn bà ấy đã có tuổi Trên cái thân thể bắt đầu đẫy ra còn ghi lại dấu ấn của thời trẻ trung tự do phóng đãng Mặt không đẹp, các đường nét mờ nhạt Hạnh phúc được lo toan cho một gia đình riêng không hề có trên khuôn mặt ấy Một mình với cuộc sống đã ở phía dốc bên kia, người đàn bà càng có nhiều thời gian để than thở: "Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy" Người đàn bà ấy đã đi suốt cuộc đời mà vẫn không tìm thấy một tổ ấm, một nơi trú ngụ tinh thần bởi sự thất vọng về tình yêu, về người bạn trăm năm Người đàn bà ấy luôn phải đối diện với sự
Trang 3636
trống vắng của tâm hồn bởi những hụt hẫng vô cớ, thất thường của trạng thái
cô đơn Tâm trạng ấy chúng ta cũng bắt gặp ở nhân vật Sao trong Giai nhân
của Nguyễn Thị Thu Huệ: “Sao thấy hụt hẫng một cách vô cớ, lòng dạ hoang vắng, nhạt thếch.” Sao tự hỏi: “Ai đến với tôi bây giờ Chẳng lẽ, cuộc đời của tôi, một người đàn bà ba mươi tám tuổi cứ thế này sao?” rồi tự mình lí giải:
“Cứ đợi một cái gì mà chính mình cũng không biết Bên ngoài cánh cửa kia,
có thể là thiên thần, có khi là quỷ dữ, cũng không biết nữa Cái thời mà mình được chọn lựa qua rồi ư?” Những người phụ nữ ấy đã tự đánh mất đi tuổi xuân, đánh mất đi quyền chọn lựa hanh phúc cho mình bởi họ đã quá kì vọng
và đàn ông, quá kì vọng vào cuộc sống gia đình hạnh phúc trọn vẹn Cả Y Ban và Thu Huệ đều đặt nhân vật của mình trong một không gian đầy rẫy những âm thanh của cuộc sống gia đình để họ càng thấm thía hơn trạng thái
cô đơn của mình Còn “nàng” trong Đôi găng tay da màu nâu thì cô đơn trong
sự tiếc nuối khi không còn cơ hội để lựa chọn Nàng mải miết chạy theo một đôi găn tay để rồi đánh mất đi mối tình đầu đẹp đẽ Nàng chờ người đàn ông tặng mình món quà ấy nhưng anh không hiểu Anh không hiểu rằng cô gái hẹn hò với anh chỉ vì muốn sở hữu đôi găng tay kia Thậm chí cả khi họ chia tay thì anh cũng không hiểu được nguyên nhân của sự tan vỡ đó Đôi găng tay
da màu nâu ấy chỉ là một hình ảnh ước lệ của những khát khao phù phiếm, những khát vọng về một hạnh phúc xa xôi Đến một ngày nàng nhận ra cái mình chạy theo vẫn không bắt được mà cái mình có cũng đã tuột mất thì đã muộn “Người đàn bà bèn mang chiếc hộp đựng các loại găng tay ra, đeo sợi dây chuyền vào cổ, lồng tay vào đôi găng tay da màu nâu, rồi đeo chiếc nhẫn
có đính ngọc bích ra ngoài Thế là mọi cảm giác mà người đàn ông đã đưa đến khi nàng là một cô bé 23 tuổi, ào ạt tràn về Chính những cảm giác đó mà người đàn bà đã chẳng thể chấp nhận được một người đàn ông nào khác nữa.” Nàng phải trả giá cho sai lầm của mình Người phụ nữ không ý thức được đâu
Trang 3737
là tình yêu đích thực với những giá trị cần có là một trong những lí do dẫn đến
sự cô đơn của chính họ
Cũng như các nhà văn cùng thời Y Ban sử dụng không gian và thời gian nghệ thuật để khắc họa nỗi cô đơn của nhân vật Về thời gian chị thường đặt nhân vật của mình vào sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại Đa số truyện ngắn của chị được xây dựng trên cơ sở hồi tưởng Nỗi đau quá khứ và
sự trống rỗng hiện tại đã tạo ra sự giằng xé nhân vật cô đơn Chiều về khi hàng xóm lách cách tiếng dao thớt để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình là thời
gian khiến người đàn bà cô đơn trong Người đàn bà có ma lực phải hoài
niệm về quá khứ Cái “quá khứ của một thời trẻ, sống động dàn trải như một cuốn phim màu với những lời ca êm dịu ngọt ngào” luôn làm người đàn bà ý thức về hiện tại một mình trong căn nhà không có hơi ấm đàn ông và tiếng khóc cười trẻ nhỏ Và khoảnh khắc “Khi mùa xuân về” là lúc người đàn bà
trong Đôi găng tay da màu nâu cảm thấy “một nỗi buồn không sao tả xiết”
về sự khờ dại của tuổi 23 – nguyên nhân của hiện tại đơn độc đầy nuối tiếc
Thiếu nữ trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ sống bằng hai con người với hai
khoảng thời gian đêm – ngày khác nhau: ngày là con người của những cuộc chơi, cuộc vui cùng bạn bè, đêm là con người của đau đớn, dằn vặt “Từ ấy đến nay mẹ đau nỗi đau của mẹ, con đau nỗi đau của con Nhưng có đêm nào mẹ tỉnh dậy vì nỗi đau của mẹ không? Ðêm đêm cha mẹ vẫn bên nhau
và con thức tỉnh với nỗi đau của mình Mẹ, mẹ có hiểu con không?” Ngày là cuộc sống giả tạo, đêm về mới là nỗi cô đơn nặng nề không thể chia sẻ cùng
ai Sự đối lập của hai mảng thời gian ấy đã đẩy tâm trạng cô đơn của nhân vật đến tận cùng
Để tô đậm trạng thái cô đơn của nhân vật các nhà văn sử dụng nhiều khoảng không gian đậm nhạt, dồn nén, mở rộng khác nhau Riêng Y Ban thường đặt nhân vật của mình vào khoảng không gian nhỏ hẹp, không gian
Trang 3838
gia đình và cô lập nó theo nhiều cách Đó có thể là không gian tù túng, bức
bách của ngôi biệt thự “hai lần cổng khóa” (Jô) Nhờ không gian ấy mà
người đọc hiểu được sự cô đơn của người vợ của ông trưởng tàu và những đứa con cũng “ít được giao tiếp với bạn bè và cuộc sống” Đó cũng có thể là không gian văn phòng nhỏ khép kín của người đàn bà lỡ thì cô độc được đặt đối lập với không gian nhộn nhịp, ồn ào ở các gia đình trong khu tập thể
(Người đàn bà có ma lực) Chính không gian nhỏ hẹp ấy đã khiến người đàn
bà càng thêm thấm thía nỗi cô đơn do sai lầm của mình tạo ra Đó còn có thể
là “không gian khập khiễng” (chữ dùng của Lê Thị Hường) mà ở đó “nhân vật tự bộc lộ mình qua lời nói, hành động nhưng mỗi lời nói, mỗi hành động của nhân vật đều sai nhịp với cuộc sống” [6] Không gian đó đã đẩy nhân vật Thông vào trạng thái lạc lõng, không thể hòa hợp với những người xung
quanh trong Bản lí lịch tự thuật Ở bệnh viện thì “người ta không xếp cho
anh làm chuyên môn mà làm hành chính vì lúc đó bà bệnh viện trưởng không thích đàn ông làm sản”, rồi bị chuyển lên phòng y vụ; ở nhà “anh cũng ngồi một chỗ, âm thầm hút thuốc” và lạc lõng trước những toan tính
của bốn đứa con Ta cũng bắt gặp “không gian khập khiễng” ấy trong Tướng
về hưu của Nguyễn Huy Thiệp Chính sự cô đơn của nhân vật Thông và
Thuấn đã cho thấy sự tàn khốc của đời sống hậu chiến
Cô đơn là một trạng thái bi kịch, là nỗi đau tinh thần lớn nhất của con người Trạng thái cô đơn dù là trong khoảnh khắc hay là sự cô đơn triền miên đều ẩn chứa những hoài vọng và ước mơ, hạnh phúc và khổ đau của những mảnh đời, những phận người trong cuộc sống Với khả năng nhận biết và khám phá chiều sâu trong thế giới tâm hồn nhiều bí ẩn, Y Ban đã cho thấy một thực trạng tinh thần của con người trong cuộc sống hiện đại Qua những nhân vật cô đơn của mình, chị còn cho người đọc thấy sự đồng cảm
Trang 39Y Ban
Đa số nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Y Ban là phụ nữ Một trong những bi kịch của họ là không được thỏa mãn bản năng của mình
Trong I am đàn bà người phụ nữ thôn quê làm ô-sin bên Đài Loan đã giúp
người đàn ông dần hồi phục bằng tình thương và sự chăm sóc tận tình như của một người mẹ với đứa con Cùng với sự hồi phục của bộ phận nhạy cảm của ông chủ là sự thức dậy những khát khao bản năng đàn bà của thị “Nó đã như nỗi ám ảnh thị Nó ám ảnh thị ghê gớm Nó đẩy cảm giác của thị thành sự thèm khát Thị thèm khát.” Từ những khát khao cháy bỏng ấy thị đã dám làm cái việc “như trong mơ” để thỏa mãn chính mình “ Thị lật chiếc chăn mỏng đắp trên người ông chủ Con giống con má đang cất cao đầu chờ thị Như giấc
mơ đêm hôm nào, thị cầm lấy đưa vào cơ thể thị Thị đã không phải thức giấc trong sự thèm khát cháy bỏng nữa Thị đã thỏa mãn.” Nhưng khi bừng tỉnh khỏi cơn mộng mị thì “thị sợ hãi tột cùng.” Suy nghĩ về việc vừa làm thị rủa
Trang 4040
mình là “cái thứ đàn bà xấu xa” và thị ân hận vì mình đã làm “cái việc xấu xa ấy” Rồi thị “khóc mụ mị cả người” và thị tìm đến ông chủ để “trút bỏ những tâm sự” Cách giao tiếp với người bệnh bằng sex của người đàn bà không chỉ
là dục vọng mà là bản năng và tình cảm Vì thương cảm chị đã đến với thân xác tàn tạ của người đàn ông một cách hồn nhiên giống như xưa kia chị ban phát tình yêu thương cho cu Đức – một đứa trẻ chị nhặt ở trong rừng Nhưng điều làm chị hạnh phúc không phải là được thỏa mãn ham muốn mà sự hồi phục bất ngờ của người đàn ông Chính chiếc camera đã ghi lại cả niềm vui, nước mắt và những tâm sự của chị Nhưng bi kịch của chị là không ai hiểu điều đó Họ cũng không cần hiểu cảm xúc của chị mà họ chỉ quan tâm đến hành vi của chị mà thôi Chị đau đớn vì không thể thanh minh cho mình và chị cũng chẳng bao giờ có cơ hội để làm việc đó Kết thúc truyện Y Ban đã để nhân vật của mình “thanh thản thiếp đi” sau khi cố nhớ lại câu tiếng Anh “I
am đàn bà” Sự thanh thản ấy phải chăng xuất phát từ cõi lòng của người phụ
nữ đã được giải tỏa từ chính nhận thức đầy nhân bản “Thị chỉ muốn thiên hạ hiểu cho những nỗi thống khổ của đàn bà Thị chỉ muốn thiên hạ nhận ra sự tốt đẹp của đàn bà để tha thứ lỗi lầm cho họ”.Thấu hiểu những ẩn ức của người đàn bà xa xứ, Y Ban không để cho nhân vật của mình nhẫn nhịn được nữa Cuộc sống nghèo đói tha hương đã khiến họ quá thiệt thòi rồi Còn một khát vọng nhỏ nhoi chính đáng chẳng lẽ họ cũng phải kìm nén nốt sao? Sau nhiều trăn trở tác giả đã ưu tiên giải phóng cho khát vọng tự nhiên bản năng của người đàn bà Đó là một ý tưởng táo bạo và đầy tính nhân bản, thể hiện tình yêu thương trân trọng con người của Y Ban
Nhân vật người phụ nữ trong Tự tràn đầy khát khao dục tính nhưng lại
khốn khổ vì nhu cầu tình dục không được đáp ứng trọn vẹn Bản năng luôn thôi thúc cô khao khát tìm kiếm và thỏa mãn dục vọng Ba người đàn ông đi qua cuộc đời cô là người chồng, một quan chức cao cấp và một giáo sư văn