Giọng trữ tình, đằm thắm

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 81)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2.1. Giọng trữ tình, đằm thắm

Đây là giọng điệu cơ bản tạo nên chất nữ tính trong truyện ngắn Y Ban. Giọng điệu này dễ tìm thấy ở dạng truyện mà người kể chuyện xưng “tôi” và tự kể về cuộc đời mình. Chẳng hạn như tâm sự của cô con gái “trót dại” một lần: “Cuộc sống ngày ngày cứ diễn ra sôi động. Ngày ngày con vẫn cứ nhập cuộc: con đi xem, đi vũ hội, đi du lịch... nhưng sau tất cả những cuộc vui, con càng cô đơn hơn. Con mong muốn tình yêu. Con đã có đầy đủ một tình yêu đầu tiên ấy rồi. Hoặc là bằng, hoặc là hơn. Mẹ và lý trí không cho con buông thả. Giá như ngày ấy mặc dù tội lỗi, mẹ cứ cho chúng con lấy nhau thì con đã trở thành người phụ nữ bình thường chứ không phải mang cảnh góa bụa trong cô thiếu nữ kén chồng thế này.” (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ). Có

82

khi nhân vật trải hồn mình ra để cảm nhận sự yên bình của cuộc sống thôn quê ấm áp, thân thương: “Những tia nắng đầu tiên của ban ngày khỏe khoắn chọc thủng lớp mây xốp màu trắng. Rồi như vỡ òa ra, ánh sáng chán chứa khắp chân trời phía đông. Ồ, trong cái nền da xanh ngắt của bầu trời và những mảng mây xốp kia tôi đã nhìn thấy một làng quê yên ả.” (Đi chợ sớm). Và cũng có thể là những khoảnh khắc rung động trong tâm hồn giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống: “Gió sông thổi rối tung tóc. Dòng sông êm đềm chảy. Vạt ngô phía bên kia sông xanh tốt lạ thường… Mùi ngai ngái của đất, của tiêu, của gió sông, say đến lạ.” (Quê nội); “nắng thủy tinh rờ rỡ ngoài trời, những cái lá trên cây xanh sạch sẽ mơn mởn sau trận mưa đêm đang làm duyên dưới nắng” (Người đàn bà đứng trước gương); “mỗi buổi chiều khi hoàng hôn khoác cho trời đất tấm áo choàng màu tím, thì tiếng sáo mục đồng ngân nga réo rắt lòng người. Một buổi sớm mai khi bình minh lên một màu hồng tươi cùng màu xanh mỡ màng của cỏ cây có hai bông hoa mọc lúng liếng giữa hai luống sắc nền ấy, đó chính là đôi mắt và đôi môi của chàng” (Câu chuyện tình yêu); “Những hàng rào ô rô xanh ngắt. Hàng rào ô rô ở gần đình làng Cam dày đến một sải tay, cao ngang mày, xén bằng. Thật đẹp quá đi mất.” (Đất làng Cam) cũng mang đậm chất trữ tình.

Chất trữ tình còn thể hiện trong những tâm sự, những cảm xúc chủ quan của nhân vật của những câu chuyện không có cốt truyện. Những sự kiện vốn đã ít lại bị nhấn chìm bởi tâm trạng nhân vật: “Tôi đọc nghiến ngấu và sung sướng đến không nắm bắt được gì cả. Đọc sách và tiểu thuyết nhiều, bây giờ mới được thật đây. Chính là bản thân mình chứ không phải nhân vật trong truyện nữa. Sự sung sướng ập đến nhanh quá làm tôi ngẩn người không kịp giấu bài thơ đi.” (Chiếc vương miện bằng cỏ); “Ả gần như tuyệt vọng vì luyến tiếc nhưng ả cần dứt khoát. Ả đưa tay kia lên sờ mái tóc bờm xờm của mình rồi cảm giác sợ hãi.” (Đàn bà sinh ra từ bóng đêm). Tâm trạng của

83

người phụ nữ ngoại tình trong mộng: “Nàng đạt tới cảm giác mạnh chưa từng thấy bao giờ. Rồi sau đó nàng chìm dần vào cõi hư vô. Một cõi có thứ ánh sáng nhờ nhờ, mênh mang. Nàng chìm dần xuống. Nàng chơi vơi định nén lại nhưng xung quanh nàng không có một thứ gì cả.” (Người đàn bà và

những giấc mơ). Hay tâm trạng của cô con gái lầm lỡ phải bỏ đi đứa con của

mình: “Con đau nỗi đau của con, và cũng là nỗi đau của người mẹ. Tháng thứ nhất con mơ hồ, tháng thứ hai lo sợ, tháng thứ ba có cái gì đó thắng nỗi lo sợ…, cái gì đó ấm áp dịu dàng… Giờ thì không còn nữa.”(Thư gửi mẹ Âu ). Đọc những dòng này ta thấy một Y Ban dịu dàng, đa cảm, bao dung và tràn đầy tình yêu thương.

Y Ban còn sử dụng hình thức nhật kí (Người đàn bà có ma lực, Chiếc

vương miện bằng cỏ), bức thư (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Con quỷ nhỏ trong

tôi) để diễn tả những khát vọng thầm kín của nhân vật. Nhà văn để người đọc cùng chìm vào dòng hồi tưởng với nhân vật: “Mười bảy tuổi bước vào trường đại học, ta là một cô gái không xinh đẹp, cũng không có duyên. Để bù lại, ta thông minh và học giỏi. Tạo hóa đã rất công bằng khi ban cho cô gái này sắc đẹp nhưng lại ít thông minh. Cô gái kia thông minh nhưng ít xinh đẹp. Nhưng tạo hóa lại không có cách nào để cho người ta hiểu ngay được rằng người ta chỉ có một hoặc vài khả năng nào đó thôi. Bởi thế người xinh đẹp cứ ngỡ mình là người thông minh. Và kẻ thông minh lại tưởng lầm mình là xinh đẹp. Điều này đôi khi cũng đúng. Bởi vì người xinh đẹp thường chinh phục điều họ muốn bằng sắc đẹp. Người thông minh dĩ nhiên là bằng trí tuệ. Nhưng, có lẽ điều này chỉ đúng với đàn bà mà thôi. Mười bảy tuổi, ngưỡng cửa của cuộc đời: sự nghiệp và tình yêu. Sự nghiệp dường như dang rộng cánh tay để đón ta. Thầy giáo, bạn bè ai cũng yêu mến và có phần khâm phục nữa. Thế nhưng ta vẫn cảm thấy chưa đủ và còn bực tức. Đó là khi đi dạo phố hoặc đến các cuộc vui ta đã không được các chàng trai

84

để ý. Trong lòng ta, ta lại muốn rằng, ở trong lĩnh vực nào ta cũng nổi lên như một người duy nhất.” (Người đàn bà có ma lực). Người đọc như được theo dõi cả quãng đời tuổi trẻ của người đàn bà qua từng trang nhật kí. Y Ban cũng dẫn dắt người đọc trở về quá khứ của nhân vật trong Con quỷ nhỏ

trong tôi: “Ngày ấy tôi vừa tốt nghiệp đại học…Một buổi chiều thu, nắng

màu tím, gió heo may nhẹ đủ làm cho đôi môi se lại mọng đỏ… Khoảng một tuần sau người ấy viết thư cho tôi… Đó là một buổi chiều u buồn, lạnh giá, tê cóng… Một tuần sau, chắc là có sự sắp xếp của người vợ mà người ấy đến gặp tôi.”

Có thể thấy giọng trữ tình, đằm thắm đã tạo cho trang viết của Y Ban mềm mại, đầy nữ tính. Tất cả được dẫn dắt bởi bản năng của nhà văn và tạo nên âm điệu nhẹ nhàng nhưng không kém phần rung động trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)