6. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nhân vật kể chuyện
Y Ban để nhân vật tự kể chuyện của mình, tự chiêm nghiệm, tự nhận thức. Người phụ nữ kể về cuộc sống của mình bên cạnh người đàn ông nghệ sĩ và đứa con trai của anh ta (Tôi và anh –thằng bé và con rắn). Tâm sự của nhân vật khiến người đọc xúc động: “Lần đầu tiên anh gọi tôi là chó cái. Chỉ một chút tự ái còn sót lại cũng đủ tôi từ bỏ anh mà ra đi. Nhưng tôi chỉ lặng lẽ đến bệnh viện để tháo bỏ cái thai, một bức tượng mà anh đã tặng cho tôi. Tôi dường như đã thấm nhuần cái triết lý của anh: - Cái đẹp không đồng hành với cái thiện. Muốn có cái đẹp đôi khi phải biết hy sinh cái thiện. Tôi là nghệ sĩ tôi làm ra cái đẹp thì đừng có đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm làm người với cuộc đời này.Anh làm hai bức tượng. Một bức thằng con trai với đầy đủ hình hài. Anh bảo đấy là bức tượng thằng bé. Một bức tượng nữa chỉ có cái đầu, anh tặng nó cho tôi. Cả hai bức tượng đều rất đẹp. Đêm nào không có anh bên cạnh tôi mang bức tượng ra ấp vào ngực và khóc. Tôi bắt đầu biết thương thân.”
Trong truyện Tại sao tình yêu Y Ban dẫn người đọc đến với thế giới ảo của Quân qua ngôn ngữ chat. Từ thế giới ảo Quân đã yêu Vân Anh trong thế giới thực. Nhưng anh đã lỡ hẹn với cô: “Vân Anh hẹn với anh vào lúc Giao thừa ở vườn hoa Tập Kèn. Bây giờ đến Giao thừa là còn 4 tiếng nữa. Mình sẽ
66
con đường có cái tên Văn Miếu. Những ý nghĩ lộn xộn trong đầu Quân.” Và cuối cùng Quân “đã hiểu ra rằng tình yêu giữa anh và Vân Anh bắt đầu từ lí trí và con tim. Vì rằng anh đã quên không hỏi đến sự đụng chạm của bàn tay và da thịt”.
Chuyến xe đêm là câu chuyện của Trân và một cô gái trẻ đi nhờ xe. Họ
trò chuyện với nhau rất vui vẻ và Trân còn cho cô gái mượn chiếc áo bu – dông cho đỡ lạnh. Hình ảnh cô gái ấy ám ảnh Trân khiến anh phải tìm đến nhà cô. Nhưng thật bất ngờ đó lại là một cô gái đã chết và nơi cô xuống xe chính là mộ của cô. “Sau đấy Trân còn gặp Phương nhiều lần. Cho đến khi bà già mất, anh đã chăm sóc cho bà như mẹ anh”. Câu chuyện mang tính kì ảo này được thể hiện qua lời kể của nhân vật thật chân thực và sinh động.
Để nhân vật tự kể chuyện mình, bộc lộ những nỗi niềm tâm sự, những suy tư xúc cảm của mình Y Ban đã khiến người đọc tin hơn vào các câu chuyện của mình. Các truyện sử dụng hình thức này đã bộc lộ một xu hướng viết như một nhu cầu để trình bày những trải nghiệm của bản thân. Người kể chuyện lúc này xóa bỏ khoảng cách trần thuật của mình để đối thoại với độc giả. Nhân vật tự kể cuộc đời mình, tự bộc bạch nỗi lòng của mình. Cũng có khi, người đọc có cảm giác như nhà văn “tự đưa mình vào tác phẩm” bộc lộ nhu cầu được giãi bày, tâm sự qua nhân vật.