Tình huống mang tính kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 71)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.3. Tình huống mang tính kịch

Y Ban còn đẩy nhân vật của mình vào các tình huống mang tính kịch để họ bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình. Chính tình huống nhân vật tôi nhặt được tờ giấy gọi ra tòa li hôn rơi ra từ túi người đàn ông đã giúp cả nhân vật tôi và người đọc hiểu: “Phút dành cho tình yêu ít ỏi quá!” (Phút dành cho tình

yêu). Chuyện bên barie cũng tạo nên một tình huống kịch tính. Có thể coi câu

chuyện là một vở kịch được dàn dựng từ sự dối trá của hai cha con. Con gái nói dối cha là công đoàn tổ chức cho đi nghỉ mát kì thực là cô đi với một gã đàn ông già bằng tuổi bố mình. Còn người cha từ chối việc vợ lên thăm với lí do tiếp một phái đoàn đặc biệt nhưng kì thực là ông đi với một cô gái trẻ. Vở kịch được hạ màn khi hai cha con chạm trán bên barie cùng những người tình của họ. Cha giật mình khi thấy con, con bối rối khi nhìn thấy cha. Sau “cú sốc” đó họ đều đau đớn và thất vọng. Người cha bàng hoàng khi biết đứa con gái mà ông hết lòng yêu thương giờ đây không còn ngoan ngoãn thuần chất nữa. Với cô con gái hình ảnh người cha và lòng tôn trọng dành cho ông cũng mất đi. Sự suy thoái về đạo đức nhân cách đang có nguy cơ làm tổn hại đến những tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Bi kịch ấy tất yếu sẽ xảy ra nếu những thành viên trong gia đình không thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành động của họ. Trong truyện Thằng bé có phép tàng hình Y Ban lại đứng ở vị trí của một đứa trẻ để đánh giá những hành vi của người lớn. Tâm hồn con trẻ chưa đủ sâu sắc để có thể hiểu những việc người lớn làm. Nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn có quyền lừa dối và thực hiện những hành vi tội lỗi trước chúng. Tình huống cậu bé lấy được cái móng hổ trong lần “trinh thám” là bằng chứng rõ ràng cho việc mẹ em đã làm với người đàn ông trong công viên hôm ấy. Người mẹ đã không thành thật chuyện đó với con mình. Sự đổ vỡ niềm tin, lòng hận thù đã làm cậu bé không thể tha thứ cho ai và

72

chọn cái chết làm cách giải thoát. Cái chết của cậu là lời thức tỉnh đối với bậc làm cha làm mẹ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 71)