6. Cấu trúc luận văn
3.3.2.3. Giọng hài hước, châm biếm
Bên cạnh một Y Ban trữ tình, đằm thắm, chiêm nghiệm, triết lí, người đọc còn thấy một Y Ban hài hước khi phê phán những mặt tiêu cực của xã hội. Phê phán việc phân phối hàng hóa tem phiếu Y Ban để nhân vật của mình lên tiếng: “vào cái thời khốn khổ, cái gì cũng phân mà phân thì như cứt. Nhà đông con nên lúc nào cũng đói.” (Mẹ không thể xin lỗi con). Trong Cẩm cù
nhà văn khiến người đọc bị ám ảnh bởi cái nhà vệ sinh bẩn thỉu với giọng văn hài hước: “tôi phải bịt mũi kêu Thối lắm, không chịu được – Mặt con bé kia lạnh tanh: Mày nghĩ đây là giường ngủ nhà mày chắc, đã gọi là chuồng xí thì
nó phải hôi thối chứ - Tôi chẳng hiểu tại sao lại có loại nhà vệ sinh hai hố như
thế này mà người lớn có đi chung như chúng tôi không nhỉ? Đó vĩnh viễn là câu hỏi bí mật và cái sự bí mật này không hiểu có liên quan gì đến câu vè này không:
Yêu em đâu phải bạc vàng Yêu vì nhà nàng hố xí hai ngăn”
Bản thân câu vè đã rất hóm rồi và khi nó được ghép với tình huống trên thì hiệu quả tăng lên gấp bội. Chị phê phán cách dạy con giả dối, quan liêu, thờ ơ ở chốn quan trường: “Mặt anh thật thà quá, anh nghĩ làm sao nó hiện cả lên mặt anh rồi. Mà phàm người làm tổ chức thì không được thế… hãy tập cho đôi mắt trống rỗng, khuôn mặt phẳng lì. Cười đấy, nói đấy mà chả có tác dụng
87
gì… Lời nói, hành động của anh phải không biết đâu mà lần được, cứ ậm ậm, ừ ừ là tốt, nhất quyết không bao giờ được khẳng định điều gì cả” (Làng Cò) Chị phê phán cách bắt ruồi đem bán để làm cái mua vui cho người của một nhà tâm lí học: “Cánh đàn ông chúng ta có trăm nghìn cái bức bối làm ta phát điên phát dại, rồi dẫn đến chết yểu, chết non, tôi mới nghĩ ra trò giải thoát này. Cái trò chơi gì của cánh đàn ông chúng ta xem ra cũng có hai mặt… cái trò chơi của tôi chỉ mất năm trăm bạc… chỉ ngặt đầu vào. Nhất thiết phải có ruồi bác ạ. Ruồi nó là một con rất vớ vẩn, con ruồi đậu ở chuồng phân – vớ vẩn hết sức - ấy thế mà mới nực cười” (Cái tức, cái bực, cái nực cười). Chị còn phê phán cả hình thức liên doanh trong công nghiệp qua lời thằng bé chữa xe: “Cháu mà có tiền như cô cháu mua con xe Tầu, rẻ hơn nửa mà chạy tốt như ai. Nhưng cái chính là nó không tức. Liên doanh, nội địa… cái thổ tả. Con chế nó lắp xe của cô chính hãng Tầu. Mai cô mang ra cửa hàng đổi không cãi nhau đến nửa ngày con bé bằng con kiến, rồi chẳng tức hộc máu”
(Hành trình của tờ tiền giả). Giọng điệu hài hước đã đem đến cho những sáng
tác của Y Ban một âm hưởng riêng. Trong nhiều tác phẩm sự châm biếm đi kèm với tiếng cười hài hước nhưng về cơ bản nó không kín đáo mà có phần chát chúa, thâm thúy. Sau tiếng cười là cái nhìn nghiêm khắc với hiện thực, là thái độ không khoan nhượng với mặt trái của cuộc đời.
88
PHẦN KẾT LUẬN
Y Ban gia nhập làng văn và gây được tiếng vang ngay từ tác phẩm đầu tiên Bức thư gửi mẹ Âu Cơ với một dấu ấn riêng. Trong dòng chảy của văn học đương đại ta có thể dễ dàng nhận ra một Y Ban dịu dàng mà riết róng, trào lộng mà suy tư bên cạnh Nguyễn Thị Thu Huệ già dặn, từng trải, Phan Thị Vàng Anh dí dỏm thâm trầm, Lí Lan sắc sảo, Đỗ Bích Thúy mềm mại, quyết liệt. Mỗi tập truyện của chị ra đời đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và giới phê bình. Với những thành công nhất định trên văn đàn chị vẫn tiếp tục viết bởi “Khi ta thành công, đời sẽ tha thứ cho ta mọi lỗi lầm. Đúng quá rồi! Hãy cầm bút và viết đi. Hãy viết bằng máu thịt để cứu chuộc những lỗi lầm.” (Y Ban – Những trang viết đầu tiên - Tạp chí Tác phẩm mới 1/1998)
Khảo sát tám tập truyện ngắn của Y Ban chúng ta nhận thấy một thế giới nhân vật đa dạng và nghệ thuật trần thuật độc đáo. Chị tỏ ra rất sắc sảo khi viết về cuộc sống, về con người trong cuộc sống đời thường với những tâm tư, ẩn ức của họ. Tư duy hướng nội đã chi phối thế giới nhân vật trong tác phẩm của chị. Nhân vật trong truyện ngắn Y Ban thiên về biểu hiện tâm trạng. Nhà văn hay dành một khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải thích hay dằn vặt để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Nhà văn đã khám phá phần bí ẩn trong con người đặc biệt là người phụ nữ. Qua những sáng tác của chị người đọc thấy được một thế giới đàn bà đầy bí ẩn, chênh vênh mà đầy yêu thương và đức hi sinh. Chị hay sử dụng điểm nhìn trần thuật bên ngoài cho sáng tác của mình để đem lại sự khách quan và niềm tin cho bạn đọc. Việc chị để cho nhân vật tự kể chuyện mình hay “hóa thân” thành người kể chuyện đều mang lại cho người đọc những trải nghiệm thú vị. Tình huống truyện của Y Ban hấp dẫn nhờ các kiểu tình huống: tình huống tâm trạng, tình huống tự
89
nhận thức, tình huống mang tính kịch. Mỗi kiểu tình huống lại đem đến cho người đọc những cảm nhận khác nhau. Chị thường sử dụng kết cấu tâm lí để tạo cảm xúc và nỗi niềm trăn trở cho độc giả khi dõi theo từng trang viết của chị. Y Ban có cách diễn đạt ngôn ngữ linh hoạt với nhiều giọng điệu đan xen khiến tác phẩm của chị gần gũi với đời sống, mang tính dân chủ và nhân bản sâu sắc. Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian khiến truyện của chị mềm mại, mượt mà, sâu sắc và đến gần với người đọc hơn. Chị thường gọi tên nhân vật kiểu phiếm chỉ. Điều này làm người đọc có cảm giác “bắt gặp” nhân vật của chị đâu đó trong cuộc sống đời thường. Đọc truyện ngắn của Y Ban có lúc chúng ta thấy chị dùng giọng điệu trữ tình, đằm thắm, có lúc lại thấy giọng chiêm nghiệm triết lí, cũng có lúc là giọng hài hước, châm biếm. Dù sử dụng giọng điệu gì chị cũng đều để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc, khơi gợi nhiều khả năng đối thoại và suy ngẫm. Với lối viết của riêng mình Y Ban đã góp một tiếng nói làm phong phú thêm bức tranh văn xuôi nữ đương đại.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban cho thấy chị là một nhà văn có trách nhiệm với nghề, có tìm tòi, thể nghiệm và đổi mới cảm hứng sáng tạo và bút pháp thể hiện. Những tập truyện chị viết trước năm 2000 thường phản ánh số phận con người đặc biệt là người phụ nữ. Gần đây khi chị chuyển sang lĩnh vực làm báo thì những tác phẩm của chị lại hướng ra xã hội, đề cập tới những vấn đề “nóng” của hiện thực, động chạm tới những vấn đề bức xúc, những mối quan hệ phức tạp. Bằng “gia tài” truyện ngắn của mình, chị cho thấy sự gắn bó với thể loại và một sự dẻo dai, tâm huyết trong lao động sáng tạo. Với những thành tựu của mình chị đã tạo nên một phong cách dịu dàng mà quyết liệt trong văn xuôi Việt Nam đương đại.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC IN THÀNH SÁCH HOẶC CÔNG BỐ TRÊN CÁC TẠP CHÍ, BÁO VIẾT:
1. Lê Tiến Dũng. Tìm hiểu tác phẩm văn học. NXB Tổng hợp Sông Bé 1991
2. Hà Minh Đức. Lí luận văn học. NXB Giáo dục 1992
3. Nhiều tác giả. Phụ nữ và sáng tác văn chương. Tạp chí văn học số 6/1996.
4. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên). Từ
Điển Thuật Ngữ Văn Học – NXB Giáo dục 2007
5. Nguyễn Thái Hòa. Những vấn đề thi pháp của truyện. NXB Giáo dục 2000
6. Lê Thị Hường. Quan niệm con người cô đơn trong truyện ngắn hôm
nay. Tạp chí Văn học số 2/1994.
7. Phong Lê. Vài nét tiếp cận lịch sử và giá trị văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tạp chí nghiên cứu văn học số 3/2010
8. Phương Lựu – Trần Đình Sử – Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà. Lí
luận văn học. NXB Giáo dục
9. G. N. Pospelop. Dẫn luận nghiên cứu văn học. NXB Giáo dục 1998
10.Nguyễn Đức Quang – Ngô Vĩnh Bình – Phạm Hoa. Chúng tôi phỏng
vấn bốn cây bút nữ. Tạp chí Văn nghệ quân đội số 3/1993.
11.Trần Đình Sử. Dẫn luận thi pháp học. NBX Giáo Dục 1998.
12.Trần Đình Sử. Những vấn đề thi pháp học hiện đại. Vụ Giáo viên 1993.
13.Bùi Việt Thắng. Khi người ta trẻ I (Tản mạn về truyện ngắn những cây
91
14. Bùi Việt Thắng. Một giọng nữ trầm trong văn chương. Tạp chí văn hóa số 397/1997.
15.Bùi Việt Thắng. Một bước đi của truyện ngắn. Tạp chí nhà văn số 3/2000
16.Bích Thu. Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi 1975 qua hệ thống
một chủ đề. Tạp chí Văn học số 4/1995.
17.Bích Thu. Văn xuôi phái đẹp. Tạp chí sông Hương số 145/2001. 18.Lê Thị Hương Thủy. Đọc truyện ngắn Y Ban.
II. NHỮNG BÀI VIẾT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
19. Lan Anh. Nhà văn Y Ban – Tôi không nhẫn được. www.dep.com.vn
20.Nhiều tác giả. Nghĩ về văn hóa sex. www.diendan.thotre.com
21. Nhiều tác giả. Yếu tố tình dục trong văn Y Ban từ góc nhìn văn hóa.
www.vanhoahoc.edu.vn
22.Hoàng Thành Nam. Ý kiến của độc giả về tập truyện ngắn “I am đàn
bà” bị thu hồi. www.diendan.thotre.com
23. Phạm Hồ Thu. Đọc sách “I am đàn bà”. www.vinabook.com
24.Nhà văn Y Ban và quan niệm sáng tác. www.vietbao.vn
25.Nhà văn Y Ban: Đánh giá cao độc giả hơn nhà phê bình.
www.thethaovanhoa.vn
26.Nhà văn Y Ban không muốn bình luận. www.giadinh.net.vn
27.Nhà văn Y Ban và quan niệm sáng tác. www.vietbao.vn
28.Nhà văn Y Ban – văn chương vẫn cần trời cho.
www.vietimes.vietnamnet.vn
29.Y Ban – Cái nhân tình không ai bán cả. www.vnexpress.net
30.Y Ban chấp nhận dấn thân để sáng tạo. www.vietbao.vn
31.Y Ban: Hành trình đến tận cùng thế tục. www.vietimes.vietnamnet.vn
92
33.Y Ban – sex là giải trí văn hóa. www.vnexpress.net
34.Y Ban với “I am đàn bà”. www.vnexpress.net
35.Ý kiến của độc giả về tập truyện ngắn “I am đàn bà” bị thu hồi.
www.diendan.thotre.com
III. CÁC LUẬN VĂN, KHÓA LUẬN
36.Tạ Thị Quỳnh Liên. Thiên tính nữ trong truyện ngắn của nhà văn Y Ban. Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Văn học. Trường Đại học KHXH&NV 2010.
37.Tống Thị Minh. Niên luận về vấn đề sex trong truyện ngắn của Y Ban. Trường Đại học KHXH&NV 2009.
38.Vũ Phương Thảo. Đặc điểm văn xuôi Y Ban. Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam. Trường Đại học KHXH&NV 2009
39.Lê Thị Hương Thủy. Truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kì đổi mới (Qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng
Anh, Lí Lan). Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn. Trường Đại học
KHXH&NV 2004.
40.Bùi Thanh Truyền. Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam.