6. Cấu trúc luận văn
3.3.2.2. Giọng chiêm nghiệm triết lí
Y Ban hay để cho nhân vật chiêm nghiệm về hạnh phúc trong tương quan với những cay đắng họ phải nếm trải: “Nhưng sự đời suy thịnh, thịnh suy, hạnh phúc rồi bất hạnh, nó chỉ cách nhau gang tấc mà thôi. Khi hạnh phúc người ta hướng về miền đất hứa, khi bất hạnh người ta nhớ về bến đò xưa.” (Cái Tý). Họ nhận ra chân lí của cuộc sống: “ở đời chẳng có phân giới nào rõ ràng cho hạnh phúc hay bất hạnh, sung sướng và khổ đau. Những cảm giác đó có một vòng giao thoa rất rộng. Hạnh phúc ư? Rồi thì bất hạnh đấy. Sung sướng ư? Thì sẽ khổ đau ngay.” (Sau chớp là dông bão). Họ thường nghiệm ra nhiều điều từ những gì làm cho họ đau khổ. Người đàn bà bán hoa triết lí: “thượng đế chẳng qua chỉ là một gã đàn ông xỏ lá nhất chứ chẳng chơi. Món quà của hắn chẳng qua chỉ là những đồng tiền xu có lỗ.” (Người
đàn bà sinh ra từ bóng đêm). Người đàn bà thành đạt cũng có cái lí của mình:
85
đấy.” (Gà ấp bóng). Khi trải qua những đớn đau họ thường triết lí về chính những thiệt thòi mà chỉ có đàn bà mới thấu hiểu và sẻ chia cho nhau. Người đàn bà trong Tự cho rằng: “Ừ thì số mệnh con người phải thế. Đàn bà không khổ cửa phụ mẫu, thì cũng khổ cửa chồng con, có mấy ai vẹn toàn.” Còn người đàn bà trong Gà ấp bóng lại cho rằng: “phụ nữ chúng tôi có những giai đoạn chẳng khác nào con gà ấp bóng kia. Còn lại là một tình yêu đích thực.”
Từ những trang triết lí về sự từng trải của con người, Y Ban bày tỏ quan điểm về cuộc sống. Thằng em nghịch tử trong Cõi thù hận nói với chị: “Ở đời chẳng mấy kẻ khốn nạn mà tồn tại bền lâu đâu chị. Làm người tử tế sướng hơn chị ạ. Người tử tế thì hay chịu thiệt thòi, dẫu có thiệt thòi vẫn là người tử tế.” Cuộc sống của mỗi người là do chính họ tạo dựng và duy trì: “Ở dương gian có sáng có tối. Sáng chưa chắc đã nhìn rõ mọi sự, mà tối đâu phải là không nhìn thấy gì. Người dương gian ắt sẽ tìm thấy sự tồn tại ở đời.” (Mắt ma). Bà nội trong Vùng sáng kí ức dạy cháu: “kiếp người ngắn ngủi lắm nhưng cái chết chưa phải là hết. Kiếp người mà chân tu, chết đi được sang kiếp con vật…Trải qua mỗi kiếp làm con vật, cũng phải chân tu mới sang được kiếp khác. Nếu không thì linh hồn sẽ bơ vơ không nơi trú ngụ, rồi mãi mãi chẳng bao giờ được trở lại kiếp người đâu cháu ạ… Sống ở kiếp nào cũng phải chân tu mới mong thanh thoát được.” Hay một đoạn văn cô giáo đã dạy ngày xưa: “Ai biết sám hối người đó sẽ vươn lên được.” trong Người đàn bà
Việt bên bờ sông Đa-nuyp mà cô học sinh gửi tặng cho cô giáo cũ sau một
cuộc viếng thăm. Cũng có khi nhà văn nêu ra quy luật của cuộc sống như trong Chuyện ở rừng: “Rằng nó ở đâu ra thì phải trả nó về đấy. Nó sinh ra từ lòng mẹ thì hãy trả nó về lòng đất. Ai làm trái đi sẽ phải trừng phạt như thế đó.”
Với giọng điệu triết lí, nhân vật của Y Ban được soi chiếu từ nhiều bình diện, tầng bậc. Họ khác nhau nhưng cùng chung một điểm là đã trải qua
86
những nỗi đau. Triết lí của họ có thể không hoàn toàn phù hợp với số đông nhưng là một phần có thực của cuộc đời. Trước mỗi triết lí là những nếm trải những khó khăn trong cuộc sống. Sau mỗi triết lí lại là những suy nghĩ, trăn trở nghiêm túc về cuộc sống. Bằng giọng điệu này nhà văn đã bộc lộ thế giới quan, nhân sinh quan của mình và làm tăng sức khái quát cho hình tượng nghệ thuật.