Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 67)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu

3.3.1. Tình huống truyện:

Trong một truyện ngắn, việc tạo ra tình huống như thế nào cho độc đáo là một yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách

68

riêng của một nhà văn. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì: “quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi

một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”. Ngoài ra, việc

xây dựng và tổ chức tình huống trong một truyện ngắn không chỉ làm “bật

nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng” mà còn cho

thấy một quan niệm, một tư tưởng nào đó của nhà văn trong cái nhìn phản ánh hiện thực đời sống. Khảo sát truyện ngắn Y Ban chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và tổ chức những tình huống trong truyện ngắn của chị đã thể hiện rõ vấn đề này. Và nhìn chung truyện ngắn của Y Ban chủ yếu xoay quanh các dạng tình huống sau:

3.3.1.1. Tình huống tâm trạng:

Đây là kiểu tình huống đánh thức quá khứ, gợi lại những kỉ niệm, biểu hiện sâu sắc nhất đời sống tình cảm của một con người. Tình huống này được Nguyễn Minh Châu định nghĩa là “các tình thế xảy ra lại nằm trong tâm trạng, tính cách nhân vật”. Việc gặp lại hai người bạn: Leng và Sơn trong cùng chuyến xe đi du lịch là tình huống đưa Miên trở về những ngày tháng còn là sinh viên với tình yêu đầu đầy tiếc nuối: “Leng, Sơn – hai cái tên ấy đập vào trí nhớ nàng làm tóe bung ra những kỉ niệm đã quá xa xôi nhưng lại tràn đầy trinh nguyên thuở ban đầu” (Thượng đế bảo rằng…). Tình huống buộc phải bỏ đi đứa con bé bỏng trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ hay cái chết của người đàn ông bán su hào trong buổi chiều mưa của Sợi dây nối những cánh diều

đều khiến câu chuyện phải ngưng lại bởi những suy tư hoặc dẫn suy nghĩ trở về quá khứ. “Ngày hôm nay con được chứng kiến nỗi đau của những người mẹ. Nỗi đau của con lại bùng lên và biết bao nhiêu bà mẹ cũng có nỗi đau như con.” – lời mở đầu truyện Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Cô con gái trong truyện luôn day dứt: “Từ ấy đến nay mẹ đau nỗi đau của mẹ, con đau nỗi đau của con. Nhưng có đêm nào mẹ tỉnh dậy vì nỗi đau của mẹ không? Đêm đêm cha

69

mẹ vẫn bên nhau còn con thức tỉnh với nỗi đau của mình. Mẹ, mẹ có hiểu con không?” Khi kết thúc câu chuyện Y Ban đưa ra một lời khẩn cầu: “Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ”. Trong Sau chớp là dông bão, tình huống tâm trạng xuất hiện khi người phụ nữ bắt gặp một “gương mặt tử tế”. Chị đã chìm trong những băn khoăn thầm kín, những xét đoán, những so sánh người đàn ông kia với chồng mình để cuối cùng đưa ra một quyết định sáng suốt: “Ta sẽ là bạn tốt của nhau chứ.” Trong Phút dành cho tình yêu dòng suy nghĩ của nhân vật đã tạo nên tình huống truyện: “Ngày mai tôi đi lấy chồng. Đêm trằn trọc với bao suy nghĩ về tương lai, cả một trời sao hạnh phúc hay một biển khổ đau? Làm sao mà biết trước được…”

Với các tình huống tâm trạng Y Ban tập trung khai thác những biểu hiện tâm trạng điển hình của nhân vật quanh tình huống đó. Nhờ vậy tâm trạng của nhân vật được đẩy lên tận cùng tạo cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đời sống tinh thần của người phụ nữ. Điều này đã tạo nên lối viết riêng cho chị mà nhiều bạn đọc yêu thích.

3.3.1.2. Tình huống tự nhận thức:

Để tạo được những biến đổi trong nhận thức nhân vật Y Ban đã đặt họ vào những tình huống để nhân vật nhận ra sai lầm, nhận ra chân lí của cuộc đời. Chính “lời thóa mạ con cái, kêu rên cuộc sống” và ánh bình minh đã khiến cô gái trong Thiên đường và địa ngục cay đắng nhận ra thiên đường ấy chỉ là một hiện tượng úi sùi đầy chua xót, nhận ra mình quá cả tin, nhẹ dạ để đến nỗi lạc lối xuống địa ngục rồi mới hay. Một tiếng gọi của con thơ đã làm cho người phụ nữ dứt mình khỏi những cơn mơ và dứt luôn những cuộc ngoại tình trong mộng mị (Người đàn bà và những giấc mơ). Nằm trên giường bệnh thì người phụ nữ mới có thời gian để nhận thấy những khát vọng thẳm sau trong con người mình, để thức tỉnh trước những mối tình phù du: “Ngẫm lại

70

cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những người đàn ông. Nhưng mình đã không có một bông hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực cả.”(Cuộc tình Silicon).

Tình huống đó có thể là khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải thích hay dằn vặt với những giằng xé nội tâm để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Trong Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường Y Ban để cho cô gái nhận ra người đàn ông mà mình ngưỡng mộ là một kẻ chơi bời phóng đãng , ý nghĩ quay cuồng khổ sở đã thức tỉnh giấc mơ thiên đường của cô và để cô nhận ra mình vẫn còn may mắn vì “thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi”. Người đàn bà có ma lực trong hiện tại cô đơn trống trải than thở: “Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy?” Y Ban để người đàn bà thức tỉnh một điều: những cuộc tình không phải là trò chơi để người ta thử nghiệm, đó là nơi thể hiện tình yêu, sự sẻ chia và lòng bao dung. Vì vậy nó không phải là nơi để kiếm tìm sự hoàn hảo. Người đàn bà sinh ra

từ bóng đêm chợt giật mình thức tỉnh và thấy xấu hổ, nhục nhã với chính

mình “thằng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác thâu chuỗi dài dài”. Những khoảnh khắc ấy đã khiến người đàn bà có ý thức sâu sắc hơn về thân phận bất hạnh của mình. Người đàn bà đứng

trước gương nhận ra văn chương hay những người đàn ông khác đều không

thay thế được những đứa con trong lòng nàng. Nàng đã hiểu và đã thức tỉnh rằng nàng cần chúng và chúng “cần một người mẹ làm con thỏ sứt môi hơn là một người mẹ danh giá nhiều”. Để nhân vật vào tình huống tự nhận thức, Y Ban có điều kiện đào sâu tâm trạng của nhân vật, khám phá chiều sâu cảm xúc của con người. Tự ý thức là điều cẩn thiết để con người tránh bớt những lầm lỡ, sai sót trong cuộc đời.

71

3.3.1.3. Tình huống mang tính kịch:

Y Ban còn đẩy nhân vật của mình vào các tình huống mang tính kịch để họ bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình. Chính tình huống nhân vật tôi nhặt được tờ giấy gọi ra tòa li hôn rơi ra từ túi người đàn ông đã giúp cả nhân vật tôi và người đọc hiểu: “Phút dành cho tình yêu ít ỏi quá!” (Phút dành cho tình

yêu). Chuyện bên barie cũng tạo nên một tình huống kịch tính. Có thể coi câu

chuyện là một vở kịch được dàn dựng từ sự dối trá của hai cha con. Con gái nói dối cha là công đoàn tổ chức cho đi nghỉ mát kì thực là cô đi với một gã đàn ông già bằng tuổi bố mình. Còn người cha từ chối việc vợ lên thăm với lí do tiếp một phái đoàn đặc biệt nhưng kì thực là ông đi với một cô gái trẻ. Vở kịch được hạ màn khi hai cha con chạm trán bên barie cùng những người tình của họ. Cha giật mình khi thấy con, con bối rối khi nhìn thấy cha. Sau “cú sốc” đó họ đều đau đớn và thất vọng. Người cha bàng hoàng khi biết đứa con gái mà ông hết lòng yêu thương giờ đây không còn ngoan ngoãn thuần chất nữa. Với cô con gái hình ảnh người cha và lòng tôn trọng dành cho ông cũng mất đi. Sự suy thoái về đạo đức nhân cách đang có nguy cơ làm tổn hại đến những tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Bi kịch ấy tất yếu sẽ xảy ra nếu những thành viên trong gia đình không thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành động của họ. Trong truyện Thằng bé có phép tàng hình Y Ban lại đứng ở vị trí của một đứa trẻ để đánh giá những hành vi của người lớn. Tâm hồn con trẻ chưa đủ sâu sắc để có thể hiểu những việc người lớn làm. Nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn có quyền lừa dối và thực hiện những hành vi tội lỗi trước chúng. Tình huống cậu bé lấy được cái móng hổ trong lần “trinh thám” là bằng chứng rõ ràng cho việc mẹ em đã làm với người đàn ông trong công viên hôm ấy. Người mẹ đã không thành thật chuyện đó với con mình. Sự đổ vỡ niềm tin, lòng hận thù đã làm cậu bé không thể tha thứ cho ai và

72

chọn cái chết làm cách giải thoát. Cái chết của cậu là lời thức tỉnh đối với bậc làm cha làm mẹ.

3.3.2. Kết cấu tâm lí:

Kết cấu là phương diện được coi là cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Một sáng tác cần phải có kết cấu để tạo cho văn bản nghệ thuật của mình trở thành một chỉnh thể. Khi nói đến kết cấu, chúng ta thường xem tác phẩm giống như một công trình kiến trúc. Công trình ấy đòi hỏi người nghệ sĩ ngôn từ phải biết nhào nặn vốn sống của mình, phải tổ chức các chất liệu sống trong khoảng thời gian và không gian nhất định để tạo nên một chỉnh thể mang giá trị cao nhất. Để có được điều đó, việc định hình tổ chức nên một kết cấu độc đáo, đòi hỏi người viết phải không ngừng học hỏi và sáng tạo.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kết cấu là sự toàn bộphức tạp và sinh động của tác phẩm” [4;131].

Còn cuốn Lí luận văn học của Hà Minh Đức (chủ biên) nêu: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [2;143]. Theo khái niệm này thì kết cấu chính là một yếu tố của hình thức.

Lê Tiến Dũng trong cuốn Tìm hiểu tác phẩm văn học cũng nêu: “Kết cấu là cách tổ chức, sắp xếp liên kết các nhân vật, sự kiện, các cảm xúc, các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất theo ý đồ nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật nhằm làm cho tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhất” [1;93].

Với khái niệm về kết cấu dường như đã có sự mở rộng biên độ. Bởi theo thời gian, nhiều nhà lí luận khoa học hiện đại đã làm mới và sâu sắc thêm

73

khái niệm kết cấu. Họ xét khái niệm xoay quanh bốn nội dung cơ bản như sau: kết cấu là thực thể; kết cấu là quan hệ; kết cấu là quy tắc, trật tự, lôgic; kết cấu là phương pháp và mô hình.

Với bốn nội dung trên, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã tổng hợp và đưa ra khái niệm: “Kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc, phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực thể không thể bỏ qua trong quá trình sáng tác và đọc hiểu văn bản. Bất cứ văn bản thuộc thể loại nào, trong quá trình sáng tác hay đọc đều không thể không xử lí quan hệ tổ hợp giữa các bộ phận. Văn bản trong quá trình tổ hợp không tuân thủ theo một quy tắc, trật tự nhất định. Kết cấu là bản thân tổ chức của văn bản, không thể có văn bản vô kết cấu” [8;156].

Vì vậy, nhà văn khi muốn lựa chọn một kết cấu nào đó cần phải tính toán làm sao cho kết cấu mà mình lựa chọn đạt được kết quả tối ưu nhất. Kết cấu ấy nâng cao được sức biểu hiện của đề tài, chủ đề, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện và tăng cường tác động vào tất cả những yếu tố liên quan đến nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm.

Đây là kiểu kết cấu khá mới mẻ trong văn học Việt Nam giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX. Đó là lối kết cấu dựa theo sự phát triển của các yếu tố tâm lí với những bức xúc, dằn vặt nội tâm, những dòng cảm xúc vui buồn, hờn giận, ghen tuông, nhớ nhung, hạnh phúc... của con người được nhà văn dàn trải trên trang giấy. Thường lối kết cấu này lựa chọn một trạng thái tâm lí có ý nghĩa để trình bày toàn bộ sự kiện, nhân vật, cốt truyện. Với típ truyện ngắn này, nhà văn không đi sâu vào nhiều sự kiện, chỉ cần vài sự kiện tiêu biểu - đóng vai trò khơi gợi vấn đề, còn lại là những cảm giác, những suy nghĩ mang chiều sâu nội tâm của nhân vật. Chính những yếu tố đặc trưng của lối kết cấu này mà độc giả sau khi đọc xong thường khó kể lại một cách rạch

74

ròi về nội dung truyện. Vả lại, nếu có kể lại thì chỉ là sự tóm lược ý chính nhưng sâu sắc hơn, nó tạo được những cảm xúc, nỗi niềm trăn trở của độc giả khi đồng hành, nhập cuộc cùng nhân vật. Điều đó khiến cho truyện ngắn thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình mà không phải tác phẩm văn xuôi tự sự nào cũng có được.

Truyện ngắn của Y Ban theo lối kết cấu này đã đạt được những thành công đáng kể khi để nhân vật của mình tự xoay sở, tự phân thân giãi bày những tâm lí phức tạp trong tâm hồn. Ý thức được hạn chế của thể loại truyện ngắn, Y Ban đã phát hiện và chớp những khúc đoạn đời sống khác của con người. Đó là đời sống tâm lí - một thế giới vô hình tinh tế và phức tạp bên trong mỗi con người, từ cảm giác, những rung động đến những dằn vặt nội tâm. Truyện ngắn của chị không chỉ khai thác sự éo le của số phận nhân vật mà còn là dòng tâm sự dàn trải tâm trạng đau buồn triền miên của nhân vật. Đó là những xung đột, giữa lí trí và tình cảm, giữa hạnh phúc cá nhân và sự trăn trở bên trong mỗi cá nhân.

Theo dòng tâm trạng của nhân vật, những câu chuyện của Y Ban dường như không tuân thủ một cách chặt chẽ các thành phần của cốt truyện, đôi khi nó không đầu, không cuối. Nhân vật cứ theo đuổi dòng suy nghĩ miên man của mình: “Định mệnh hay là sự lựa chọn? Đâu là ranh giới? Người đàn bà không thể tìm được câu trả lời… Còn ước mơ? ... Ngay cả giấc mơ cũng là một giấc mơ silicon rồi thì còn đâu là giấc mơ bình thường được nữa”(Cuộc

tình Silicon). Cô gái bị phụ tình trong Ai chọn dùm tôi chìm trong suy nghĩ:

“Rời nhà thầy cúng, tôi cũng không biết chọn nẻo nào cho mình. Tôi đang sống thành mà có nhận được quả phúc đâu…” Cách kết thúc này khiến người đọc có cảm giác như mạch truyện vẫn còn tiếp diễn. Truyện ngắn Bức thư gửi

75

khứ. Bằng việc trả lời câu hỏi của người mẹ “Ai dạy mày như thế cơ chứ?” truyện được phát triển nhờ sự lồng ghép những diễn biến tâm trạng của cô gái qua hai quãng thời gian ấy. Sử dụng thời điểm có tính chất tâm lí nhà văn đã đánh thức cả một quãng thời gian trong quá khứ: một bộ phim ngoài rạp khiến người phụ nữ nghĩ về quãng đời lầm lỡ của mình (Người đàn bà sinh ra từ

bóng đêm), tiếng nô đùa của trẻ nhỏ, tiếng dao thớt lách cách, mùi thức ăn

khiến “chị” hồi tưởng về “những chồng kỉ niệm của cả một quãng đời”

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 67)