Tình huống tự nhận thức

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 69)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.2. Tình huống tự nhận thức

Để tạo được những biến đổi trong nhận thức nhân vật Y Ban đã đặt họ vào những tình huống để nhân vật nhận ra sai lầm, nhận ra chân lí của cuộc đời. Chính “lời thóa mạ con cái, kêu rên cuộc sống” và ánh bình minh đã khiến cô gái trong Thiên đường và địa ngục cay đắng nhận ra thiên đường ấy chỉ là một hiện tượng úi sùi đầy chua xót, nhận ra mình quá cả tin, nhẹ dạ để đến nỗi lạc lối xuống địa ngục rồi mới hay. Một tiếng gọi của con thơ đã làm cho người phụ nữ dứt mình khỏi những cơn mơ và dứt luôn những cuộc ngoại tình trong mộng mị (Người đàn bà và những giấc mơ). Nằm trên giường bệnh thì người phụ nữ mới có thời gian để nhận thấy những khát vọng thẳm sau trong con người mình, để thức tỉnh trước những mối tình phù du: “Ngẫm lại

70

cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những người đàn ông. Nhưng mình đã không có một bông hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực cả.”(Cuộc tình Silicon).

Tình huống đó có thể là khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải thích hay dằn vặt với những giằng xé nội tâm để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Trong Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường Y Ban để cho cô gái nhận ra người đàn ông mà mình ngưỡng mộ là một kẻ chơi bời phóng đãng , ý nghĩ quay cuồng khổ sở đã thức tỉnh giấc mơ thiên đường của cô và để cô nhận ra mình vẫn còn may mắn vì “thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi”. Người đàn bà có ma lực trong hiện tại cô đơn trống trải than thở: “Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy?” Y Ban để người đàn bà thức tỉnh một điều: những cuộc tình không phải là trò chơi để người ta thử nghiệm, đó là nơi thể hiện tình yêu, sự sẻ chia và lòng bao dung. Vì vậy nó không phải là nơi để kiếm tìm sự hoàn hảo. Người đàn bà sinh ra

từ bóng đêm chợt giật mình thức tỉnh và thấy xấu hổ, nhục nhã với chính

mình “thằng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác thâu chuỗi dài dài”. Những khoảnh khắc ấy đã khiến người đàn bà có ý thức sâu sắc hơn về thân phận bất hạnh của mình. Người đàn bà đứng

trước gương nhận ra văn chương hay những người đàn ông khác đều không

thay thế được những đứa con trong lòng nàng. Nàng đã hiểu và đã thức tỉnh rằng nàng cần chúng và chúng “cần một người mẹ làm con thỏ sứt môi hơn là một người mẹ danh giá nhiều”. Để nhân vật vào tình huống tự nhận thức, Y Ban có điều kiện đào sâu tâm trạng của nhân vật, khám phá chiều sâu cảm xúc của con người. Tự ý thức là điều cẩn thiết để con người tránh bớt những lầm lỡ, sai sót trong cuộc đời.

71

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 69)