Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 51)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trong văn bản bao giờ cũng là tâm điểm được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và bàn luận. Điểm nhìn là vấn đề then chốt của kết cấu văn bản trần thuật, là “vấn đề quan hệ giữa người sáng tạo và cái được sáng tạo” (Iu. Lốtman). Vào đầu thế kỉ XIX, nhà văn Anna Barbauld là người đề xuất đầu tiên, đó là “khi nhận thấy mọi sự đều thay đổi, nếu người ta kể theo ngôi thứ nhất”. Đến cuối thế kỉ XIX, vấn đề này được Henry James và F. Schlegel trình bày cụ thể hơn. Họ đã xác nhận được điểm nhìn chính là việc “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ sự can thiệp của tác giả vào sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn. Sang đầu thế kỉ XX, K. Friedeman (1910) rồi Percy Lubbock (1921) và E. M. Foster (1927) lại tiếp tục đề cập tới điểm nhìn trong tiểu thuyết. Từ những năm bốn mươi trở đi, vấn đề được nghiên cứu sâu với M. Scholer, Tz. Tôđôrốp, G. Genette. Từ những năm hai mươi trở đi, điểm nhìn trở thành một trong những tiêu điểm của nghiên cứu văn học. Các tác giả như: B. Tômasépxki, M. Bakhtin, V. Vinôgrađốp... trong quá trình nghiên cứu cũng bàn về điểm nhìn văn bản nói chung.

Về vấn đề điểm nhìn trần thuật, giới nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nước đã đề cập tới khá nhiều. Nhưng cho tới nay, xung quanh thuật ngữ này vẫn còn nhiều tranh cãi. Riêng về tên gọi cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng, khái niệm điểm nhìn ở đây quá rộng, quá chung chung nên đề xuất với khái niệm hẹp hơn là “nhãn quan” (vision), có người đề xuất khái niệm “điểm quan sát” (pots of observation), có người đề nghị dùng tiêu cự trần thuật (focus of narrative). Cuối cùng các nhà nghiên cứu nhận thấy,

52

khái niệm “điểm nhìn” là dễ hiểu hơn và nội dung của nó phong phú hơn cả. Cho nên, trong cuốn luận văn này, chúng tôi vẫn sử dụng thuật ngữ “điểm nhìn” (point of view) quen thuộc để trình bày.

Nhà nghiên cứu Pospelop trong Dẫn luận nghiên cứu văn học coi điểm

nhìn là vấn đề quan trọng trong tác phẩm tự sự khi “điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [9;90]. Các nhà lí luận văn học cũng khẳng định: “Người nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời sống được, nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với các sự vật, hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra hay từ bên ngoài vào... Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật”. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa trong

Những vấn đề thi pháp của truyện cũng đã chú trọng đến vấn đề điểm nhìn,

đó là “điểm nhìn không phải chỉ là lập trường chính trị xã hội mà tọa độ thời gian được lựa chọn cho hoạt động kể chuyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện” [5;122].

Xuất phát từ nhiều quan điểm, cách hiểu trên suy cho cùng mọi người đều mong muốn tìm ra một cách hiểu tối ưu nhất để giúp những người thực hiện những công trình nghiên cứu của những tác phẩm tự sự có liên quan trực tiếp đến vấn đề này sẽ không phải băn khoăn lựa chọn cách gọi. Cuối cùng nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học đã đưa ra một định nghĩa có thể coi là toàn diện về điểm nhìn trần thuật: “Nó không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học mà còn mang nội dung quan điểm, lập trường, tư tưởng, tâm lí của con người” [11;182]. Có nghĩa là trần thuật được đặt ở vị trí nào thì đối với tác phẩm nghệ thuật cũng không thể thiếu vắng điểm nhìn ở vị trí ấy.

Như vậy về cơ bản các ý kiến nói trên của các nhà nghiên cứu đều chỉ ra đặc điểm, tính chất chức năng chung của điểm nhìn trong việc nó biểu hiện vị

53

trí, quan điểm và cả thái độ của chủ thể trần thuật đối với việc trần thuật. Nói một cách cụ thể hơn thì điểm nhìn chính là phương thức miêu tả, trình bày, là cách nhìn, cách cảm thụ của người trần thuật về câu chuyện được kể. Khái niệm này sẽ được nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu hơn khi nó ứng với ngôi trần thuật (hay ngôi kể) của người trần thuật (hay người kể chuyện).

Có rất nhiều điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, điểm nhìn không gian, điểm nhìn di động, điểm nhìn thời gian, điểm nhìn tâm lí, điểm nhìn của nhân vật được kể. Theo M. Bakhtin, điểm nhìn còn mang nội dung tư tưởng, ý thức hệ nên có “điểm nhìn tư tưởng và ý thức hệ” để tuyên bố một chiều mà không cần phải giải thích. Thông thường, điểm nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể, do ngôi kể quy định. Căn cứ vào ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba của người trần thuật, các nhà nghiên cứu đã chia điểm nhìn trần thuật thành hai loại: Điểm nhìn trần thuật bên ngoài, điểm nhìn trần thuật bên trong. Tuy nhiên, trong thực tế sáng tác của các nhà văn thì không thể áp đặt sự quan sát với điểm nhìn một chiều như thế được, đặc biệt các nhà sáng tác hậu hiện đại. Cho nên, thay vì điểm nhìn cố định một chiều từ đầu đến cuối tác phẩm thì các nhà văn đã linh hoạt tiến tới sử dụng nhiều điểm nhìn. Điều đó tạo nên tính chất đa thanh, phức điệu cho tác phẩm. Với loại điểm nhìn này, nhà văn nhất thiết phải vận dụng đến nhiều ngôi kể.

Khi khảo sát tám tập truyện ngắn của Y Ban, chúng tôi nhận thấy những câu chuyện kể của chị thường có sự đan xen, nhập nhòa giữa chủ thể sáng tạo là tác giả với người trần thuật. Đó là cội nguồn của sự nhận thức, phán đoán, kiến giải chủ quan mà nhà văn hiện hình nó trên văn bản của mình. Người trần thuật trong truyện ngắn của chị luôn truyền tải được đầy đủ và sắc nét những yêu thương, tâm tình, những khát khao cháy bỏng của người phụ nữ.

Để tiện cho việc theo dõi và tìm hiểu tất cả những điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Y Ban, chúng tôi lập bảng thống kê, phân loại như sau:

54 STT Tên truyện ngắn Trần thuật từ ngôi thứ ba Trần thuật từ ngôi thứ nhất 1. Người đàn bà có ma lực X

2. Bức thư gửi mẹ Âu Cơ X

3. Chiếc vương miện bằng cỏ X 4. Những nghịch lí của thần Ai rét X 5. Ước mơ của cô bán hàng rong X

6. Con quỷ nhỏ trong tôi X

7. Mùa đến rồi đấy X

8. Phút dành cho tình yêu X

9. Thằng bé có phép tàng hình X

10. Quê nội X

11. Câu chuyện tình yêu X

12. Chuyện bên barie X

13. Thiên đường và địa ngục X 14. Sợi dây nối những cánh diều X 15. Cái điềm con thỏ trắng X 16. Thiếu phụ và những đôi cò X 17. Đứa con và người đàn bà tàn tật X 18. Sự vô tội của Ađam và Êva X

19. Điều ấy bây giờ con mới hiểu ra X 20. Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm X

21. Cái tức, cái bực, cái nực cười X

22. Biển và người đàn bà xấu xí X 23. Khách mua biển và dân làng chài X

55

25. Thầy giáo lớp một X

26. Bản lí lịch tự thuật X

27. Bệnh dại X

28. Chú Nghoẹo X

29. Người đàn bà và những giấc mơ X 30. Thượng đế bảo rằng: Mỗi người đàn

ông chỉ của riêng một người đàn bà

X

31. Vùng sáng kí ức X

32. Con gái mang cuộc đời của mẹ X

33. Đôi găng tay da màu nâu X

34. X

35. Và anh, một phần ba cuộc đời em X

36. Nơi cha sinh ra X

37. Đi câu X

38. Cái Tý X

39. Ước mơ của chị Tĩn X

40. Đổi đời X

41. Sau chớp là bão dông X

42. Bài thơ viết cho mực X

43. Người đàn bà đứng trước gương X 44. Tiếng khóc thiên thần I X 45. Tiếng khóc thiên thần II X 46. Mắt ma X 47. Miếu hoang X 48. Đất mặn vùng đồi X 49. Chuyện ở rừng X

56

50. Chuyện trong căn nhà nhỏ X

51. Bạn bà Phúc X

52. Một lần và mãi mãi X

53. Người đàn bà Việt bên bờ sông Đa- nuýp

X

54. “Ôn lột tử” X

55. Tôi yêu nàng đấy, thị ơi X

56. Món nợ văn chương X

57. Đi chợ sớm X

58. Cẩm cù X

59. Tôi đánh đề X

60. Ngoái đầu nhìn lại X

61. Cưới chợ X

62. Cuộc tình Silicon X

63. Tôi và anh; thằng bé và con rắn X

64. Nàng Thơ X

65. Nhân tình X

66. Chồng tôi X

67. Ai chọn giùm tôi X

68. Tại sao?Tình yêu! X

69. Chợ Rằm dưới gốc dâu cổ thụ X 70. Chuyến xe đêm X 71. Tay thiêng X 72. Gà ấp bóng X 73. Làng Cò X 74. Sự sống diệu kì X

57

75. I am Đàn bà X

76. Tự X

77. Tôi và gã X

78. Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa

X

79. Hàng khuyến mại X

80. Hai bảy bước chân là lên thiên đường

X

81. Danh dự X

82. Hành trình của tờ tiền giả X

83. Trong khu vườn nghệ sĩ X

84. Chị Quy X

85. Cõi thù hận X

86. Hoa gạo rụng X

87. Tò he X

88. Cú sang đường cuối cùng X

89. Đi câu mực ở biển Sầm Sơn X

90. Đất thiêng X

91. Dây tơ hồng X

92. Mẹ không thể xin lỗi con X

93. Chạy xuyên qua cơn mưa trên dải đê X

94. Đất làng Cam X

Theo thống kê phân loại ở trên, chúng ta thấy truyện ngắn của Y Ban trần thuật từ ngôi thứ ba (người trần thuật hàm ẩn) là 54/94 truyện ngắn (chiếm 57%), trần thuật từ ngôi thứ nhất (người trần thuật tường minh) là 40/94 truyện ngắn (chiếm 43%) nên chúng tôi chỉ chuyên sâu đi vào khảo sát kĩ hai

58

điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn trần thuật bên trong, điểm nhìn trần thuật bên ngoài.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)