Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 77)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1.1. Ngôn ngữ đời thường, mang đậm chất dân gian

Tư duy nghệ thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đổi mới khiến ngôn ngữ cũng phải có những đổi mới cho phù hợp. Một trong những xu hướng đổi mới ấy là việc sử dụng ngôn ngữ đời thường. Để đưa tác phẩm đến gần với bạn đọc, Y Ban đã sử dụng tiếng nói của đời sống hằng ngày với sự dung nạp nhiều khẩu ngữ vào tác phẩm như: “Ôi dào, có tiền là có tất.” (Cuộc

tình Silicon); hay lời miêu tả: “Gã lại đang ngửa cổ rít thuốc lào. Tôi chờ cho

phê xong thuốc. Phải mấy phút sau lão mới phều phào: Sức khỏe kém rồi,

phê lâu.” (Tôi và gã); hay chiêm nghiệm rất dân dã: “Cha mẹ có thành đạt đến

đâu mà con cái không học hành đến nơi đến chốn thì cũng vứt.” (Gà ấp

bóng).

Trong truyện ngắn của Y Ban chúng ta còn thấy cả sự suồng sã thậm chí bỗ bã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nhà văn đưa vào truyện của mình một cách tự nhiên như: “Mày lừa bà hơi bị ngoạn mục đấy con nhỉ” (Hành

trình của tờ tiền giả); “Mày định giở trò ăn chặn lưu manh tống tiền hả?” (Đi

câu mực ở biển Sầm Sơn); “Đi thôi ông tướng. Sao lại nghệt mặt ra vậy.”

“Thế thì tạnh ngay đi, đừng mơ viển vông nữa.” (Hàng khuyến mại); “Đêm qua mơ chó đuổi chạy té cứt ra quần.”(Đổi đời); “Mày không xùy tiền ra đây thì đi ra công an.”(Tiếng khóc thiên thần I); “Thôi bố già, đĩ non ơi, đưa nhau vào bên lề mà lau nước mắt cho nhau” (Chuyện bên barie); “Cút ngay trước khi tao bóp vụn mày thành cám.” (Cái điềm con thỏ trắng) “Vàng cộc đuôi lại bên Mực xí xớn.” (Trong khu vườn nghệ sĩ); “Cười đéo gì vậy?”, “Chém cha cái đồ gái góa là gái góa ơi.” (Đất làng Cam). Chính cái chất dân dã đời thường trong ngôn ngữ đã tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen. Nhiều câu văn đọc lên rất thú vị nhờ sự hồn nhiên của ngôn ngữ: “Thượng đế

78

chẳng qua chỉ là một gã đàn ông xỏ lá nhất chứ chẳng chơi.” (Đàn bà sinh ra

từ bóng đêm); “Con bé Thơm bị ma nó dắt đi đến chỗ lội nó định dìm chết

con bé. May lúc con ma nó buồn ỉa. Thế là con bé mới thoát.” (Đi chợ sớm). “Đúng là cu li cu leo ít học” (Đất làng Cam).

Y Ban khéo léo đưa thành ngữ vào truyện của mình để làm nên cái duyên cho trang viết của chị. Thành ngữ được dẫn ra để khẳng định chân lí: “Chị có biết câu các cụ thường nói: chơi dao có ngày đứt tay – Hay là gieo quả gì thì gặt quả ấy.” (Gà ấp bóng) Nhưng cũng có khi thành ngữ làm tăng tính cô đọng cho câu nói: “Thế là hai ông hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau xông vào cuộc đào mồ đào mả, chốc dây mơ rễ má nhà nhau lên bằng miệng lưỡi” (Chồng tôi); “chẳng phải vì cái sự một năm làm nhà, ba năm làm cửa mà vì họ không quan tâm lắm đến việc phải có một bộ cánh cửa chắc chắn”

(Làng Cò); “Tuy chưa bắt được tận tay day tận trán nhưng gã vẫn không

ngừng gầm ghè thị.” (Tôi yêu nàng đấy, thị ơi).

Với tuổi thơ yên ả nơi làng quê, Y Ban đã đưa vào truyện ngắn của mình những lời hát ru ngọt ngào, những bài dân ca đằm thắm. Ở Làng Cò yên ả, thâm u vang lên câu hát ru con: “Cái cò là cái cò quăm, mày hay đánh vợ đêm nằm với ai… Cái cò là cái cò quăm, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non…” Người chị trong Nàng thơ khi tiễn đưa cu Tũn về với đất mẹ đã không khóc mà hồi tưởng về những câu hát ru đứa em: “Cái cò đi đón cơn mưa, tối tăm mù mịt ai đưa cò về… Cái cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…”. Người đàn bà làm giúp việc nơi xứ người cũng gửi gắm nỗi nhớ chồng con, quê nhà vào những câu hát cho ông chủ nghe: “Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay qua cánh đồng. Tình tính tang là tang tính tình…” (I

am Đàn bà). Những bài hát đồng dao cũng được chị dùng để phê phán việc

nạn mại dâm không ngừng gia tăng do hạn chế trong pháp luật của nước nhà: “Từ cổ chí kim ở cái đất nước này là cái thứ vòng vo, Cứ theo bài đồng dao

79

của trẻ con mà xem nhé: Con chim sẻ nó đẻ cành chanh, tôi lấy mảnh sành tôi chanh nó chết, được ba chậu máu được sáu nong đầy, ông thày ăn một, bà cốt ăn hai, còn cái thủ cái tai đem lên biếu chú. Chú hỏi thịt gì? Thịt con chim sẻ nó đẻ cành chanh…để rồi thả đỉa ba ba, chớ bắt đàn bà, phải tội đàn ông,

cơm trắng như bong, gạo thuyền như nước…” (Thần cây đa và tôi). Chính sự

cô đọng, hàm súc của lối nói dân gian đã đem lại cho truyện ngắn Y Ban sự mềm mại, mượt mà, sâu sắc và sự gần gũi với người đọc.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)