1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hà Minh Đức với nghiên cứu phê bình văn học

88 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trong những bước chuyển của văn học đương đại mỗi vấn đề ông đặt ra bên cạnh tính thời sự còn được xem như kim chỉ nam, cơ sở lí luận cho những người làm công tác nghiên cứu và phê bình

Trang 1

- -

Lê Thị Thanh Thương

Hà minh đức với nghiên cứu

phê bình văn học

Luận văn thạc sĩ văn học

Hà Nội- 2009

Trang 2

Lê Thị Thanh Thương

Hà minh đức với nghiên cứu

phê bình văn học

Chuyên ngành Lý luận văn học

Mã số: 60 22 32

Luận văn thạc sĩ văn học

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS trần khánh thành

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 15

5 Cấu trúc luận văn 15

Chương 1: HÀ MINH ĐỨC VÀ DUYÊN NỢ VĂN CHƯƠNG 16

1.1 Hà Minh Đức: Từ nhà giáo đến nhà văn 16

1.1.1 Nhà giáo 16

1.1.2 Nhà văn 20

1.2 Nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc 27

1.3 Đánh giá tổng quát 29

Chương 2: SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC 30

2.1 Nghiên cứu tác gia văn học 31

2.2 Nghiên cứu thể loại văn học 38

2.3 Nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện đại 44

2.4 Tiểu kết 51

Chương 3: SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH VĂN HỌC 54

3.1 Phê bình thơ 57

3.2 Phê bình văn xuôi 66

3.3 Chân dung văn học 70

3.4 Tiểu kết 73

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… …… 81

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hà Minh Đức là một trong những người mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả và uy tín đã được khẳng định vững chắc trên văn đàn văn học Việt Nam từ những năm đầu 1960 Giới nghiên cứu biết đến ông không chỉ với vai trò một người thầy, một nhà quản lí mà hơn hết là một nhà lý luận tầm cỡ, nhà phê bình văn học sắc sảo và cũng là một cây bút sáng tác văn chương có bản sắc riêng Dù ở lĩnh vực nào ông vẫn giữ được sự hài hòa của trạng thái sóng đôi giữa chất trí tuệ của lý luận và nghiên cứu khoa học với cây đời xanh tươi trong sáng tác văn chương

Hà Minh Đức sinh năm 1935 tại Vĩnh An, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1957, ông là một trong những giảng viên đầu tiên của bộ môn Lí luận – Văn học hiện đại, khoa Văn học, cũng như của trường Đại học Tổng hợp Vừa làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, trong những năm đầu tiên ở môi trường sư phạm ông đã bộc lộ khả năng sáng tạo của mình qua những cuốn sách nghiên cứu – lí luận phê

bình Năm 1961, cuốn Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc nhất ra đời từ

một dự định đã được nung nấu từ những năm còn học đại học Cuốn sách đã được nhà văn Tô Hoài đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như sự công phu

nghiên cứu và sáng tạo của tác giả Năm 1962, hai cuốn giáo trình Tác phẩm

văn học và Loại thể văn học lần lượt ra đời trở thành tài liệu không thể thiếu

cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của nhiều thế hệ sinh viên và giảng viên và cho những độc giả quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu văn học

Tiếp sau đó, những công trình lớn của Hà Minh Đức tiếp tục được công

bố như Nguyễn Huy Tưởng (viết chung với Phan Cự Đệ, 1966), Thơ ca Việt

Trang 5

Nam – Hình thức và thể loại (viết chung với Bùi Văn Nguyên, 1968), Nhà văn

và tác phẩm (1971)… đặc biệt là sự xuất hiện của công trình công phu và bề

thế: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974) đã thể hiện sức lao

động và một trí tuệ tuyệt vời Khi viết lời tựa cho công trình này nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận định: “Đọc xong tập sách, chúng ta càng tin ở khả năng của Thơ hơn, giữa lúc ở nhiều nơi muốn báo tử nó Chúng ta cũng càng tin thêm ở những gì chúng ta làm được về thơ trong ba chục năm nay! Ba mươi năm thơ” [1, tr 250] Trong số những công trình nói trên, nhiều cuốn sách do ông viết

có giá trị và tầm ảnh hướng lớn đối với công chúng và giới chuyên môn và

được tái bản rất nhiều lần như: Thơ ca Việt Nam (1968); Thơ và mấy vấn đề

trong thơ Việt Nam hiện đại (1979); Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc (1979)

Ra đời với số lượng lớn và liên tục nhưng chất lượng của các công trình nghiên cứu, phê bình của Hà Minh Đức không hề giảm sút Mỗi cuốn sách của ông đều có những đóng góp nhất định cho nền lí luận, nghiên cứu và phê bình của văn học nước nhà Trong những bước chuyển của văn học đương đại mỗi vấn đề ông đặt ra bên cạnh tính thời sự còn được xem như kim chỉ nam, cơ sở

lí luận cho những người làm công tác nghiên cứu và phê bình lúc bấy giờ và

cả giai đoạn tiếp sau nó Cuốn Các Mác - Ph.Ăngghen – V.I Lênin và một số

vấn đề lí luận văn nghệ (1982) đã chứng minh tầm vóc của một nhà nghiên

cứu lớn, có sự nhận thức đúng đắn với đường lối văn nghệ của chủ nghĩa Mác-xít góp phần định hướng phát triển văn học theo đường lối của Đảng và

lí giải nó một cách phù hợp với tình hình phát triển của văn học nước nhà

Bên cạnh đó, cuốn Nhà văn Việt Nam tập I (1979); tập II (1983) (viết chung

với Phan Cư Đệ) cũng là những tác phẩm lớn của Hà Minh Đức tạo được tiếng vang lớn và gây được sự chú ý trong giới nghiên cứu, phê bình văn học

Trang 6

Những năm sau đó, bên cạnh vai trò của một người làm công tác quản lí ông vẫn say mê với công tác nghiên cứu phê bình văn học và đều đặn cho ra

đời những tác phẩm có giá trị như: Thời gian và trang sách (1987); Nguyễn

Bính – Thi sĩ đồng quê (1994); Một thời đại trong thi ca (1996)… Độ chín của

một cây bút từng trải và có một bề dày văn hóa đã in hằn rõ nét trong các tác phẩm của ông ở giai đoạn này Người ta bắt gặp một ngòi bút dày dặn kinh nghiệm, với một phương pháp phê bình chân xác mà không giảm đi công phu lao động và sự tâm huyết với văn chương trong từng trang viết Có lẽ, chính

sự cộng hưởng của thời gian và kinh nghiệm sống cùng với tư duy sáng tạo, ý thức sâu sắc về nghề nghiệp đã đưa ngòi bút của nhà nghiên cứu phê bình Hà Minh Đức đến được với “Những chân lý nghệ thuật” cao nhất Nơi mà tinh thần, trí tuệ và cảm xúc của ông thực sự thăng hoa trong từng trang viết

Nói đến Hà Minh Đức, người ta thường nghĩ đến một nhà lí luận văn học nhưng thực tế các công trình nghiên cứu lịch sử văn học của ông lại lớn hơn nhiều Với tri thức lý luận phong phú, với sự sắc sảo và nhạy cảm của nhà phê bình Hà Minh Đức tiếp tục có những công trình văn học sử có giá trị tiêu

biểu đi vào nhiều vấn đề của văn học: Khảo luận văn chương (1997); Văn học

Việt Nam hiện đại (1997); Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998); Văn chương tài năng và phong cách (2001) Đặc biệt, những công trình nghiên cứu của ông

về Hồ Chí Minh đã tạo được tiếng vang lớn khi tiếp cận con người vĩ đại này

ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh và chịu không ít sự ảnh hưởng của những công trình lớn đã nghiên cứu về Bác ở giai đoạn trước đó Cụm công trình nghiên

cứu về Hồ Chí Minh như: Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc;

Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh (1985); Báo chí Hồ Chí Minh

(2000); Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh (2000)… đã thể hiện

một sức lao động không mệt mỏi để đem lại những “quả ngọt” hữu ích và có giá trị bền vững đối với văn học nước nhà

Trang 7

Cùng với công tác nghiên cứu, phê bình ông còn là chủ biên của không

ít các công trình lớn được xuất bản như: Báo chí những vấn đề lý luận và thực

tiễn (1997), Nhà văn nói về tác phẩm (1997) Đặc biệt, ông còn tham gia vào

việc tuyển chọn và giới thiệu công trình của các tác giả lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại

Không chỉ là một nhà nghiên cứu, phê bình, Hà Minh Đức còn được biết đến với vai trò của một nhà văn Ông đi vào sáng tác như một niềm đam

mê, sự thăng hoa của cảm xúc và cả sự tích lũy của vốn sống Dường như óc quan sát để phê bình, sự thẩm định và tìm tòi trong nghiên cứu được hội tụ trong từng tác phẩm ông sáng tác sau này Người đọc bắt gặp một tâm hồn cảm nhận tinh tế về cuộc sống, những cung bậc muôn màu của cảm xúc, sự từng trải thấu đáo trong từng vần thơ của ông Thơ Hà Minh Đức ngập tràn những trải nghiệm nhưng không già nua mà mặn nồng sự tươi trẻ trong những

giao cảm, thức nhận về cuộc đời Hai tập thơ Đi hết một mùa thu (1999) và Ở

giữa ngày đông (2001) như một phép thử nhưng lại tạo nên phong cách của

Hà Minh Đức trong lĩnh vực sáng tác văn chương Trong thơ ông, không có những toan tính của vần điệu, nguyên lí của phối vần, phối nhịp mà chất chứa tình yêu cuộc sống, sự tha thiết gắn bó với cuộc đời và ý thức thường trực về

sự trân trọng cuộc sống trong từng khoảnh khắc

Nét tinh tế và sắc sảo trong ngòi bút của Hà Minh Đức còn được bộc lộ

trong các tác phẩm bút ký Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (1996), Ba lần đến nước

Mỹ (2000), Tản mạn đầu ô (2002), Đi một ngày đàng (2004), Người của một thời (2009) Sáng tác văn chương đến với ông ở độ tuổi “không còn trẻ nữa”

nhưng ông đã đem đến một hơi thở mới và tạo được tình cảm tốt đẹp từ bạn đọc yêu văn chương

Nhìn lại sự nghiệp của Hà Minh Đức, cho đến này ông đã có được hơn

ba mươi công trình nghiên cứu được viết trong bốn mươi năm, biểu hiện một

Trang 8

sức lao động bền bỉ và giàu tính sáng tạo Hai cụm công trình gồm sáu tác phẩm của ông đã được tặng hai Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu văn học

và lý luận phê bình văn nghệ Trong những năm gần đây Hà Minh Đức còn viết ký và làm thơ Ở mỗi thể loại ông đều có những khám phá riêng nhưng tất

cả đều là cuộc sống gần gũi và chất liệu đời thường mà ông có dịp trải nghiệm, gắn bó yêu thương

Hơn bốn mươi năm lao động và sáng tạo, Hà Minh Đức đã sống hết mình cho công việc và nghề nghiệp Những danh hiệu cao quý được dành cho ông là sự bù đắp xứng đáng với những gì ông đã cống hiến Năm 1991, ông chính thức được phong hàm giáo sư, đó là học hàm danh giá khẳng định những đóng góp của ông trong công tác nghiên cứu văn học Với cương vị một nhà giáo, danh hiệu Nhà giáo ưu tú (1994), Nhà giáo nhân dân (2000) đã nói lên những cống hiến lớn lao của ông trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Bảng thành tích ấy càng bề thế hơn bởi những tấm huy chương: Huy chương lao động hạng ba (1995), Huy chương lao động hạng nhất (2000, Giải thưởng

về nghiên cứu văn học giải thưởng về lí luận phê bình (2000)

Có thể nói, bên cạnh những cây bút nghiên cứu, phê bình uy tín như Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính… Hà Minh Đức xuất hiện muộn hơn nhưng đã tạo được một tiếng nói rất riêng và có sức

“nặng” ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn học Việt Nam hiện đại Những công trình nghiên cứu đầu tay của ông đã góp phần gợi mở và phát hiện về một khung trời mới, táo bạo nhưng đã để lại những dấu ấn có giá trị dài lâu Cùng với nó, ngòi bút phê bình của ông cũng là một hướng đi đúng đắn góp phần phát hiện kịp thời và cổ vũ những ngòi bút tài hoa Nhiều công trình nghiên cứu của ông dù đã trải qua nhiều thập kỷ nhưng cách tư duy và những vấn đề ông đặt ra vẫn không hề bị cũ, ngược lại nó vẫn là một công cụ hữu

Trang 9

dụng giúp người đọc tiếp cận văn chương Không bị lu mờ bởi những cây đa cây đề, Hà Minh Đức vẫn tạo được một bản sắc riêng trong phê bình

Hiện nay, dù tuổi đời không còn trẻ nhưng dường như tuổi tác không phải là rào cản đối với việc ông tiếp tục theo đuổi ước mơ và trả tiếp những món nợ “duyên nợ” đối với văn chương Vẫn miệt mài trên bục giảng để chia

sẻ tri thức, kể lại những câu chuyện mà ông đã trải nghiệm, về những gì ông

đã tích lũy trong suốt đời văn của mình cho học trò Ông tâm sự: “Công việc chính của tôi là làm thầy giáo Tôi dạy học đến năm nay đã là 50 năm rồi Sức khỏe tôi sút kém dần nhưng vẫn thú làm việc Tôi vẫn thích đi giảng bài, giảng về văn thơ rất thú vị, nhất là giảng trước lớp đông, vì ở trước đám đông mới có phản ứng hai chiều, mình mà giảng hay thì phản ứng trở lại rất dễ chịu

và tạo thêm cảm hứng cho mình Hiện nay, tôi vẫn đi dạy cho mấy lớp cao học Dùng cái từ sự nghiệp giáo dục thì nó có vẻ to tát quá nhưng trong nghề làm thầy thì mình cũng được tôn vinh Tôi mang đến cho các em kiến thức và các em cũng mang đến cho tôi sự tươi trẻ, tình yêu cuộc sống và đó có lẽ là cái ổn định nhất” [43] Trên những tạp chí chuyên ngành, vẫn bắt gặp những bài báo, những bài bút ký đều tay của ông, nhiều tác phẩm vẫn được xuất bản

và đem đến nhưng hơi thở, những luồng gió mới cho văn chương đương đại

Trong một cuộc trao đổi với phóng viên ông cũng tâm sự rất thật lòng mình rằng với ông mọi giới hạn dường như có sự tác động Tuổi tác không ngăn cản được đam mê được viết và được cống hiến, ông vẫn tiếp tục niềm đam mê của mình cho đến khi nào ngừng sự sống Có lẽ vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng về một công trình đang được ông ấp ủ góp phần làm giàu, làm đẹp thêm cho nền văn học và báo chí nước nhà

Bằng những gì để lại cho đời, Hà Minh Đức là tấm gương về sức lao động không mệt mỏi Chính nhờ lao động, sự đam mê với nghề nghiệp đã

Trang 10

đem đến cho ông sự minh mẫn đáng nể ở cái tuổi “xưa nay hiếm có” để tiếp tục làm việc và đóng góp cho cuộc đời

Tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu và phê bình của Hà Minh Đức một lần nữa chúng tôi muốn ghi nhận và khẳng định hơn nữa vài trò, vị trí của ông đối với nền văn học nước nhà nói chung và lĩnh vực nghiên cứu và phê bình nói riêng đồng thời khẳng định một phong cách nghiên cứu, phê bình độc đáo và

cá tính

2 Lịch sử vấn đề

Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình Hà Minh Đức có một phong cách riêng Phong cách ấy được hình thành bởi sự tâm huyết với văn chương, tấm lòng gắn bó với nghề nghiệp Nhưng hơn hết phong cách của Hà Minh Đức được tạo bởi tài năng văn chương thực thụ cả trên phương diện cảm nhận và sáng tạo; sức hiểu biết và khả năng kết hợp nhiều ngành khoa học khi nghiên cứu, phê bình Chính nền tảng kiến thức uyên thâm đó đã góp phần tạo dựng nên phong cách nghiên cứu, phê bình văn học mà như Lý Hoài Thu đã nhận xét một cách khá đầy đủ và chính xác: “Phong cách phê bình của ông là sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ và cảm xúc; giữa lí luận kinh điển và thực tiễn sinh động, vững vàng trong quan điểm học thuật nhưng uyển chuyển linh hoạt” [27, tr 249] Với hệ thống các công trình nghiên cứu có giá trị, ông thực sự là một cây bút nghiên cứu – phê bình rất đáng chú ý của nền văn học Việt Nam hiện đại Tài năng của ông cùng với các bậc tiền bối đã góp phần làm nên sự khởi sắc cho lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học nước nhà

Bên cạnh sự công phu, tài năng và tâm huyết trong nghiên cứu, phê bình, các sáng tác của ông ở thể ký, thơ còn cho thấy một phong cách riêng độc đáo – độc đáo ở văn phong, ở lối giản dị, hóm hỉnh, lắng đọng trong từng bài ký, từng vần thơ

Trang 11

Với số lượng tác phẩm khá lớn ở các thể loại khác nhau, Hà Minh Đức thực sự là một minh chứng cho một sức lao động không ngừng nghỉ và hình như chưa bao giờ có ý định ngừng nghỉ Chính vì vậy đây cũng là thách thức lớn đối với những ai thực sự muốn tìm hiểu sâu về sự nghiệp nghiên cứu phê bình của ông Các công trình của ông thực sự đã có tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng đối với nền văn học lúc bấy giờ và cho đến tận hôm nay, được xem như những công trình đi tiên phong mà “mới hôm qua thôi, còn ít lắm ngỡ như không có” Mỗi công trình đi vào những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt kịp với hiện thực và đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với sự phát triển văn học ở mỗi giai đoạn Sự nhạy cảm với thời sự văn học đã giúp cho Hà Minh Đức luôn đưa ra những luận điểm, những kiến giải tinh tế, sắc sảo, hỗ trợ kịp thời cho sự phát triển của văn học nước nhà Rất nhiều nhà nghiên cứu, bạn đọc quan tâm văn học đã khẳng định: Những tác phẩm của ông đã viết từ hơn 30 năm trước đến giờ vẫn chưa có người nào đạt tới và vẫn còn vẹn nguyên giá trị đối với những ai quan tâm đến những phạm trù của văn học

Làm thế nào để khai thác mảnh đất màu mỡ từ khu vườn các công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức? Làm thế nào một con người rất đỗi giản dị như vậy lại có thể làm nên những điều to lớn? Sự toàn diện của Hà Minh Đức trong cuộc dấn thân, trải nghiệm ở nhiều thể loại phải chăng là một sự “pha loãng” trong văn chương? Đã có không ít bài viết, chuyên luận khoa học đi vào nghiên cứu các công trình của Hà Minh Đức ở nhiều lĩnh vực Tuy vậy, một điều mà bất cứ ai muốn tìm hiểu về tác giả này đều công nhận rằng: Rất hiếm để tìm nhiều nét đa năng trong một con người, đặc biệt là một nhà thơ trong một nhà nghiên cứu lí luận và phê bình văn học Có rất nhiều điều người

ta đưa ra luận bàn Có nhiều kiến giải nhằm tìm ra câu trả lời Có khen, có chê nhưng đa phần bạn đọc đều đánh giá cao chất lượng của những công trình,

Trang 12

đánh giá cao sức lao động nghiêm túc, bền bỉ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Hà Minh Đức

Là người đương thời nên hầu hết những nhận xét, đánh giá về ông đều

là của giới chuyên môn, bạn bè hoặc học trò Tuy vậy, những ý kiến này không “duy tình”, vẫn tôn trọng yếu tố khách quan trong khi nhận xét, đánh giá về các công trình của Hà Minh Đức Có nhiều công trình viết và giới thiệu

về con người cũng như sự nghiệp của Hà Minh Đức, nhưng có thể tạm chia như sau:

Đánh giá về công trình của Hà Minh Đức: Giáo sư Hà Minh Đức với

các cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại (Bộ Khoa học và Công

nghệ), Trong một nhà phê bình có một nhà sáng tác (Hữu Thỉnh), Sự thăng

hoa trong nghệ thuật (Trần Huyền Sâm)…

Đánh giá về con người và phong cách Hà Minh Đức: GS Hà Minh

Đức, như tôi nghĩ ( Thành Duy); Cát sẽ ướt trở lại (Đinh Nam Khương), Kỷ niệm xa và gần với giáo sư Hà Minh Đức (Phong Lê), Đi mãi vẫn còn thu (Đỗ

Văn Khang), Ghi chép về một phong cách (Hà Công Tài)… cùng hàng trăm

bài viết của bạn bè, đồng nghiệp đặc biết là các thế hệ học trò thân thương của ông sau này đã thành danh trong nhiều lĩnh vực

Đánh giá có tính chất tổng quát về toàn bộ sự nghiệp Hà Minh Đức:

Giáo sư Hà Minh Đức tình yêu cuộc sống và sức sáng tạo của một đời văn

(Trần Khánh Thành), Lời giới thiệu (Hoàng Trinh - Tuyển tập Hà Minh Đức –

Tập 1)…

Các nhận xét, đánh giá kể trên đều ghi nhận những thành tựu mà nhà giáo nhân dân, Hà Minh Đức đã đạt được trong toàn bộ sự nghiệp của mình Một số bài viết đã đi vào tìm hiểu công trình nghiên cứu, phê bình và sáng tác của ông nhằm chỉ ra một vài đặc điểm nổi bật về nghệ thuật và tư tưởng tuy vậy mới dừng lại ở bước đầu nhận xét, cảm nhận và khái quát chung mà chưa

Trang 13

nghiên cứu một cách thấu đáo, có hệ thống, đặc biệt là những thành tựu trong nghiên cứu và phê bình văn học Trong những ý kiến nói trên phải kể đến các bài viết nghiên cứu của Trần Khánh Thành và Hoàng Trinh – đây được xem là hai bài viết đã thể hiện sự dày công nghiên cứu về tác giả trên cơ sở tổng hợp, khái quát một cách xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp để đưa ra những nhận định chân xác và khách quan về tác giả

Với khóa luận này, chúng tôi xác định đây là công trình đầu tiên tập trung nghiên cứu theo hướng toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống tập trung ở hai vấn đề lớn là lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học của Hà Minh Đức Qua đó, nhằm mục đích ghi nhận, tôn vinh những đóng góp lớn lao của ông – nhà giáo nhân dân, nhà khoa học đối với nền văn học nước nhà và ngành giáo dục

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Có thể nói, số lượng các công trình nghiên cứu – phê bình của Hà Minh Đức rất lớn, lại rất đa dạng với nhiều đề tài, thể loại và hướng tiếp cận Trong khi đó với khuôn khổ của một luận văn chúng tôi chỉ có thể đi vào nghiên cứu những nội dung mang tính chất trọng điểm thuộc các công trình nghiên cứu, phê bình của ông

Để thực hiện công trình này chúng tôi sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu

bộ 3 tuyển tập các công trình tiêu biểu của Hà Minh Đức

Bộ sách gồm 3 tập, ngót 3000 trang, tuyển chọn hầu hết những công trình tiêu biểu nhất của Hà Minh Đức trong suốt 40 năm qua Mỗi tập đều có sắc thái riêng, thể hiện những định hướng nghiên cứu của tác giả: Tập 1- Lý luận văn học và báo chí, Tập 2 – Nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, Tập 3- Phê bình và tiểu luận văn học

Trang 14

Mở đầu Tập 1 là lời giới thiệu đầy trân trọng của Hoàng Trinh, tổng quát hành trình sáng tạo của Hà Minh Đức trên cả hai phương diện, nghiên cứu và sáng tác văn học Hoàng Trinh cho rằng: “Hà Minh Đức giữ được sự hài hoà của trạng thái song đôi giữa chất xanh tươi của lý luận và nghiên cứu khoa học với cây đời tươi xanh trong sáng tác văn chương” [1, tr 14] Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, đóng góp của Hà Minh Đức được thể hiện ở ba hướng chính: Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại, Sự nghiệp văn

chương và báo chí của Hồ Chí Minh Ngoài những giáo trình Tác phẩm văn

học và Loại thể văn học ông viết nhiều chuyên đề về thể loại: Thơ và mấy vấn

đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974), Ký về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1980), Cơ sở lý luận báo chí (2000) Nhờ những công

trình chuyên sâu ấy mà ông được coi là một chuyên gia về lý luận thể loại văn học Một trong những công trình lý luận quan trọng của ông là chuyên luận

C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ (1982)

Công trình này đã giúp người đọc vừa tiếp nhận được tư tưởng văn nghệ của

C Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin vừa thấy được sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong đường lối văn hoá nghệ thuật, góp phần soi sáng những vấn đề nảy sinh trong đời sống văn nghệ

Tập 2 tuyển những công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về văn học Việt Nam hiện đại Với tri thức lý luận phong phú, với sự sắc sảo và nhạy cảm ông đã đóng góp nhiều công trình văn học sử có giá trị, tiêu biểu là các tập

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc (1979), Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1985), Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê (1994), Nam Cao đời văn và tác phẩm (1996), Một thời đại trong thi ca (1996), Khảo luận văn chương (1997) Tác gia văn học thu hút niềm say mê và tâm huyết của Hà

Minh Đức nhiều nhất là Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá xuất sắc của nhân loại, nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc Việt Nam Viết về Bác, về văn chương

Trang 15

của Bác là vinh dự to lớn, là sự thôi thúc của tình cảm và cũng là khát vọng khám phá một thế giới tinh thần cao đẹp mà nhân loại ngưỡng mộ Đầu tiên

Hà Minh Đức đến với thế giới thơ ca phong phú của Hồ Chí Minh, khám phá

vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, ý chí, nghị lực của vị lãnh tụ kính yêu Sau khi viết

chuyên luận về thơ Bác, Hà Minh Đức viết chuyên luận Tác phẩm văn của

Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên năm 1985

với lời đề tựa trân trọng của Nguyễn Khánh Toàn Từ khi sang giảng dạy và làm Chủ nhiệm Khoa Báo chí, Hà Minh Đức lại nghiên cứu về sự nghiệp báo

chí của Hồ Chí Minh và đến năm 2000, cuốn sách Hồ Chí Minh – nhà báo ra

mắt bạn đọc Cả ba chuyên luận đó mới đây được in chung trong một cuốn

sách khá đồ sộ: Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh

Những tác phẩm phê bình và tiểu luận của Hà Minh Đức được tuyển chọn in trong Tập 3 Tập này chủ yếu được tuyển từ 5 tập sách xuất hiện khá

đều đặn trong suốt mấy chục năm qua: Nhà văn và tác phẩm (1971), Thực tiễn

cách mạng và sáng tạo thi ca (1977), Thời gian và trang sách (1998), Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998), Văn chương tài năng và phong cách (2001) Hà

Minh Đức viết phê bình về hầu hết các thể loại nhưng sở trường của ông là phê bình thơ Với một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm Hà Minh Đức phát hiện được nhiều ý thơ, tứ thơ hay, kịp thời động viên khẳng định những hướng sáng tạo đúng đắn

Kết hợp giữa nghiên cứu phê bình với sáng tác Hà Minh Đức đã thực sự

tạo nên chiều sâu của lý luận và những rung động của tâm hồn trong sáng tác

văn chương Bên cạnh việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, phê bình,

chúng tôi cũng khảo sát thêm các sáng tác văn chương của ông để hiểu rõ hơn

về một cây bút tài hoa cũng như sự nghiệp của Hà Minh Đức như: Vị giáo sư

và ẩn sĩ đường (bút ký), Ba lần đến nước Mĩ (bút ký), Tản mạn đầu ô (bút

ký), Đi một ngày đàng (bút ký), NXB, Đi hết một mùa thu (thơ), Ở giữa ngày

Trang 16

mùa đông (thơ), Những giọt nghĩ trong đêm (thơ), Khoảng trời gió cát bay

(thơ), Người của một thời (bút ký)

Một vấn đề mà chúng tôi quan tâm trong quá làm luận văn này đó là nét đặc thù trong công tác nghiên cứu và phê bình văn học Bản thân những người làm công tác nghiên cứu, phê bình cũng chịu sự đòi hỏi khắt khe từ công chúng và chính đối tượng mà họ nghiên cứu Xuất phát từ đặc thù này mà công trình của chúng tôi cũng nhìn nhận một cách khách quan đối với những người làm công việc này Rõ ràng, trong văn hiện đại, nghiên cứu – phê bình

có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của văn học “Thực chất công việc của nhà phê bình trong đời sống văn học hiện đại là làm việc với chương trình đương thời mình, quan sát, ghi nhận các động thái của nó và tìm cách tác động vào nó Độ rộng, sự pha tạp linh tinh của các loại công việc mà ngòi bút một nhà phê bình cần có thể và phải động đến cho thấy độ rộng và sự pha tạp của đời sống văn học ở thời hiện đại của nó” [16, tr 5] Nhưng cái khó của công việc này là ở chỗ nó còn là một hình thức đấu tranh tư tưởng trên mặt trận văn nghệ nói riêng, trên lĩnh vực hình thái, ý thức nói chung Do đó đòi hỏi người làm lĩnh vực này phải có một nền tảng lí luận thực sự phong phú

và vững chắc Cũng bàn về vấn đề này, Hoàng Trinh cho rằng “Có sáng tác

văn học là có phê bình văn học, đó là một quy luật Sáng tác là nói lên, nói với, là công bố ra Có phê bình là có người tiếp nhận sáng tác Tiếp nhận sáng tác vừa là thưởng thức, vừa là đánh giá: thưởng thức để đánh giá và đánh giá

để thưởng thức Phê bình văn học là công việc có ý nghĩa định giá văn học trong khi tiếp nhận văn học Tiếp nhận văn học đã gắn liền với xây dựng văn

học, góp vào hướng đi cho văn học bằng chính công việc phê bình” [30, tr 7]

Như thế “Phê bình văn học thực hiện chức năng cao đẹp của nó là một mặt đánh giá đúng các giá trị văn học, phát hiện được các giá trị và tài năng,

Trang 17

góp phần phổ biến các giá trị đó, mặt khác góp phần phê phán và ngăn ngừa

các sáng tác xấu, phản động” [30, tr 179]

Hiểu được vai trò to lớn nhưng đầy khó khăn phức tạp của công tác nghiên cứu – phê bình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, công bằng hơn đối với những người đảm nhiệm công việc này Phải thừa nhận rằng: Bước chân vào địa hạt này là nhà nghiên cứu - phê bình đã vô tình “dấn thân” vào một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai thái cực tốt và xấu Để

có thể đứng vững trên lập trường tư tưởng của giai cấp mình, người chiến binh

ấy cần có một bản lĩnh vững vàng, một con mắt sắc sảo, một óc quan sát tinh

tế, một trí tuệ sáng suốt… Cũng phải khẳng định rằng nghiên cứu phê bình là một địa hạt không dễ chen chân cho bất cứ ai Đó là một công việc tưởng như đơn thuần là “chỉ tay” nhưng thực tế lại đầy chông gai mà đòi hỏi người bước chân vào địa hạt này phải có tầm văn hóa và bản lĩnh trong nghiên cứu, phê bình Bằng chứng là chúng ta có không ít những công trình nghiên cứu, phê bình văn học nhưng số lượng những nhà nghiên cứu – phê bình văn học thực

sự có tên tuổi không phải là nhiều Trong khi đó đội ngũ các nhà văn nhà thơ đang phát triển ngày càng rầm rộ Điều này có thể lí giải bởi giá trị của tác phẩm nghiên cứu – phê bình thường tồn tại trong từng thời điểm, nó phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá của dư luận xã hội trong những khoảng thời gian nhất định Bởi vậy sức sống của một tác phẩm nghiên cứu – phê bình thường không bền Tuy nhiên không phải thế mà văn học của chúng ta không

có những công trình nghiên cứu có giá trị bền vững Cho đến bây giờ Thi

nhân Việt Nam vẫn là một mẫu mực cho văn chương phê bình về Thơ mới; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan còn giữ được những giá trị của một bức

tranh tổng hợp một thời kỳ văn học… Và trong giới nghiên cứu – phê bình văn học chúng ta thường tự hào nhắc đến những tên tuổi của những cây bút tài năng như Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính… ở thời điểm hiện nay, nghiên cứu phê bình cũng xuất hiện những tác phẩm có

Trang 18

chỗ đứng rất vững trong văn đàn Những công trình đó đã phục vụ thiết thực cho sự phát triển của văn học nước nhà Trong số đó có không ít công trình

nghiên cứu – phê bình của Hà Minh Đức

Trong quá trình phát triển luận văn, chúng tôi cũng có sự so sánh và liên hệ với những tác phẩm của các tác giả khác cùng lĩnh vực, tham khảo thêm các bài nghiên cứu, những đánh giá, nhận định về tác giả như là một kho

tư liệu để học hỏi và làm phong phú thêm cho luận văn cả về mặt tư liệu lẫn nội dung

Trong khuôn khổ đề tài và thời gian có hạn chúng tôi chỉ mới bước đầu đưa ra những nhận định riêng về tác giả trên cơ sở tìm hiểu ở hai lĩnh vực chính là Nghiên cứu văn học và Phê bình văn học tập trung đi vào những tác phẩm tiêu biểu, chọn lựa những luận điểm mang tính chất tổng quát để khảo sát và phân tích Đồng thời do yêu cầu dung lượng luận văn nên chúng tôi chỉ

có thể đưa ra một số dẫn chứng tiêu biểu nhằm làm nổi bật cho những luận điểm nêu lên trong luận văn Trong quá trình phát triển luận văn chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô cũng như sự chia sẻ của bạn bè để luận văn thực sự hoàn thiện

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp và đánh giá

5 Cấu trúc luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, bao gồm ba chương:

Chương 1: Hà Minh Đức và duyên nợ văn chương

Chương 2: Sự nghiệp nghiên cứu văn học

Chương 3: Sự nghiệp phê bình văn học

Trang 19

Chương 1: HÀ MINH ĐỨC VÀ DUYÊN NỢ VĂN CHƯƠNG

1.1 Hà Minh Đức: Từ nhà giáo đến nhà văn

1.1.1 Nhà giáo

Nếu phải đi trở lại, tôi vẫn đi đường này – Có lẽ đây là câu trả lời chắc chắn sẽ nhận được, dù có ngàn lần lặp đi lặp lại một câu hỏi với Hà Minh Đức: Nếu được lựa chọn lại nghề nghiệp của mình, liệu ông có chọn nghề giáo viên?

Hà Minh Đức, sinh ngày 3/5/1935 tại Vĩnh Lộc, Thanh Hóa Từ năm

1941 đến năm 1953 ông theo học phổ thông sau đó thi đỗ đại học Khoảng

thời gian từ năm 1954 đến năm 1957 ông là sinh viên khoa Ngữ văn, Trường

Đại học Sư phạm Hà Nội Bước chân vào môi trường đại học với đặc thù của

ngành nghề theo đuổi ông đã biến lý thuyết thành thực tế bằng việc tham gia viết bài cho các tạp chí sinh viên, tạp chí khoa học Sớm bắt tay vào thực tiễn sáng tác đã cho ông kinh nghiệm và nhận thực rõ hơn về định hướng công việc lâu dài Sau khi được giữ lại trường, ông đóng vai trò là trợ giảng cho Đặng Thai Mai và nhiều thầy giáo khác, và bước đầu đi vào tìm hiểu một vấn

đề tương đối khó lúc bấy giờ là lí luận văn học Việt Nam Từ năm 1957 đến

năm 1960 Hà Minh Đức chính thức đảm nhiệm vai trò giảng viên khoa Ngữ

văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Và từ năm 1960 đến nay ông tiếp tục

công tác giảng dạy tại khoa Văn, khoa Báo chí Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội)

Trong quá trình giảng dạy, Hà Minh Đức còn tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn trong và ngoài nước Ông là người thích kết hợp giảng dạy và nghiên cứu nên lúc nào trong bài giảng của ông cũng có những

Trang 20

tư liệu và suy nghĩ mới, sinh động để truyền đạt cho sinh viên Những tri thức ngoài sách vở những vốn sống thực tế sinh động trong các bài giảng luôn trở thành những bài học bổ ích, những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc đầy ý nghĩa cho bao lớp học trò, khiến những buổi học luôn trở nên thú vị Với ông sự hứng thú trên mỗi khuôn mặt học sinh trong từng giờ học hơn hết

là niềm vui, là động lực thôi thúc ông nguyện gắn bó trọn đời với cái nghề nhọc nhằn vinh quang này, mà như có lần ai đó từng hỏi: Nếu được chọn lại một nghề khác ông chọn nghề gì, ông vẫn tự hào khẳng định ý nghĩ đầu tiên:

nghề dạy học

Giai đoạn về sau Hà Minh Đức tham gia nhiều vào công tác quản lý:

Chủ nhiệm khoa Báo chí (1990-2000), Viện trưởng Viện Văn học (6/1995 –

2/2003), Tổng biên tập Tạp chí Văn học (6/1995-11/2003) Dù bận bịu với

công tác quản lí, tổ chức nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia vào công tác giảng dạy Ông nói: Nghề dạy gắn bó với tôi gần trọn đời rồi, không sao bỏ được Có lẽ lòng yêu nghề đó khiến cho 52 năm qua đứng trên bục giảng, với ông bài giảng nào cũng đầy hào hứng, sôi nổi mặc dù có thời kì ông phải đi dạy bằng xe ôm, bằng sự đưa đón của học trò Mặc dù, tuổi cao nhưng Hà Minh Đức chưa bao giờ bỏ một giờ dạy nào Mỗi bài giảng của ông luôn là sự chờ đợi của sinh viên Bởi ở đó không có kiến thức sách vở, không có những giờ đọc chép mà là sự chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, văn chương của người thầy với học trò Những thông điệp ông mang đến cho sinh viên ngoài tri thức còn là niềm tin, sự lạc quan vào cuộc sống Sau này trong một bài ký của mình ông có kể về câu chuyện bác xe ôm bình luận về người thầy giáo: “Các thầy quyền chức chẳng có, tiền của chẳng nhiều Nhưng cái quý là không ai dám gọi các thầy là “thằng” Đấy thầy xem, bây giờ trừ bề trên ra, con người

ta có thể gọi là thằng tuốt nếu họ không ưng ý, hoặc có chuyện gì chẳng hay Còn ai dám, nỡ gọi thầy là thằng” [27, tr 60] Phải chăng, với ông dù nghề

Trang 21

giáo có vất vả trăm bề, cay đắng nhưng nghe câu nói ấy cũng mát lòng mát dạ

và cũng như sự an ủi với chính mình về nghề đã theo đuổi

Có thể nói từ khi ra trường cho đến nay, mặc dù ở nhiều vị trí công việc khác nhau nhưng với 52 năm gắn bó với công tác giảng dạy, ông đã thực sự dành trọn tâm huyết cho nghề nghiệp cao quý này Với ông nhiệt huyết lao động chưa bao giờ nguội tắt, nó chứa sức bền của niềm đam mê và cả khát khao được cống hiến cho cái nghiệp mà ông đã bén duyên Bao khóa học với hàng nghìn sinh viên được ông giảng dạy, truyền thụ kiến thức Ông đã hướng dẫn hàng trăm khóa luận cử nhân, vài chục luận văn cao học, hướng dẫn thành công 15 luận án tiến sĩ… Bao thế hệ học trò của thầy Hà Minh Đức đã thành danh trong các công việc của xã hội góp phần làm rạng danh thêm cho người Thầy hết mực gần gũi và thân quen ấy Những câu chuyện, những kỷ niệm về Thầy vẫn được những người học trò nay cũng đã là ông, là bà ghi nhớ mãi:

“Thầy của chúng ta – Người Thầy chí hiếu, chí tình, đa tài và cũng rất

đa cảm” [27, tr 60]

“Hơn 30 năm … Dù mái tóc của thầy có bạc và tóc chúng tôi không còn xanh như xưa nhưng cả Thầy và chúng tôi vẫn giữ được cái trẻ trung cần có của nghề nghiệp … Trên 45 năm đứng ở giảng đường đại học, và trên 30 tập sách đóng góp cho đời, trong đó có những cuốn sách, mà theo tôi, dù Thầy đã viết từ hơn 30 năm trước đến giờ vẫn chưa có người nào đạt tới Những danh hiệu cao nhất của một đời nghề Thầy đã đạt được cả Vinh quang như Thầy,

có lẽ không mấy ai có được Mọi vui buồn của một đời người Thầy cũng đã

Trang 22

nghiêm trọng, khả năng “xì hơi” làm dịu bầu không khí quá căng thẳng của những cuộc họp hành, bầu bán” [27, tr 72]

“Ông là thầy dạy ở bậc đại học của ngót trăm nhà văn, nhà thơ, nhà báo

và Tiến sĩ khoa học ngữ văn Ông từng xuất bản hàng chục công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học Có thể đánh giá các công trình của ông theo những cách khác nhau nhưng phải nói rằng, ông là người duyên dáng, ý nhị,

hiền lành, rất ngại làm người khác phật ý” [43]

Có lẽ những tình cảm của học trò là món quà lớn nhất, món quà vô giá

dành tặng những người làm nghề giáo như ông Trong quyển Làm thầy và

duyên nợ văn chương những bài viết của học trò về thầy giáo Hà Minh Đức

chân thành và mộc mạc với những kỷ niệm từ xa xưa ùa về Bao nhiêu con người, qua bao nhiêu thời gian nhưng ở những thế hệ học trò hình ảnh ấy đều

có những kỷ niệm, những dấu ấn riêng, rõ nét và không bị phai mờ qua năm tháng về người thầy của mình

Như một niềm đam mê không tắt, dù ở tuổi 75 ông vẫn tiếp tục tham gia công tác giảng dạy “vẫn thấy say mê như một quán tính, một tình yêu và

sự giải tỏa” [27, tr 7] Có lẽ nghề giáo đối với Hà Minh Đức là nghiệp, nghiệp

ấy có cỗi rễ từ tình yêu Song có lẽ nói theo cách của thầy đó còn là “sự giải tỏa” Động lực để người thầy ấy tiếp tục đứng trên bục giảng chính là tình yêu nghề, là khát khao được cống hiến, được gieo tri thức và cũng mong nhận lại một niềm vui sống như thầy tâm sự “Say mê truyền giảng đối thoại trước đám đông trước tuổi trẻ ham học và yêu đời và tôi cũng đã tiếp nhận được ở các

em tình yêu cuộc sống” [27, tr 7] Phải chăng đấy là một sự trao đổi đầy toan

tính nhưng công bằng mà ông vẫn thường hóm hỉnh nói đùa mỗi khi có người hỏi đến

Một đời dằng dặc "thất thập cổ lai hy" trên bục giảng mà vẫn không mỏi mệt, vẫn không thay giọng hay đổi điệu bất chấp mọi biến thiên thời

Trang 23

cuộc Khi nghĩ về thầy giáo của mình người học trò tác giả của bài viết Giáo

sư Hà Minh Đức - Người của thời đang sống đã hồi ức lại những kỷ niệm đẹp

đẽ: Đã bao nhiêu thế hệ sinh viên từng ngồi nghe những bài giảng ấy, họ trưởng thành trong đời sống, giống nhau và khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, tranh cãi nhau kịch liệt, có khi đến mức như cãi cọ quan niệm với nhau, nhưng tất cả, khi nhắc về Hà Minh Đức, đều một niềm trân trọng Người ngưỡng vọng thầy ở những thành tựu Người xót xa thầy ở những điều chưa làm được hay ở những việc làm có thể chỉ đắc dụng một thời Nhưng ai cũng trân trọng thầy ở tình thân ái "đồng hội đồng thuyền" mà dường như thầy đã dành cho tất cả! Ai cũng thương cảm thầy khi đọc câu thơ bất chợt hiện trong chiều: "Khoảng trời nào cũng có cát bay, Cuộc đời nào cũng dính vào với cát"

Với những đóng góp to lớn, không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục –

sự nghiệp trồng người, năm 2000 Hà Minh Đức được vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao cho: Danh hiệu – Nhà giáo Nhân dân

1.1.2 Nhà văn

Trong một lần trò chuyện với học trò Hà Minh Đức đã nói: “Tôi cũng

đã gắn cuộc đời người thầy với văn chương, một nghề nhiều âu lo và thử thách Hoạt động nghiên cứu văn học đã thực sự giúp cho việc dạy học Giờ giảng thầy phải đem lại cho các em những tri thức bổ ích, cái mới và sự hứng khởi Tôi luôn cố gắng làm theo điều đó” [27, tr 8] Có thể nói thực tế sáng tác văn chương không hề độc lập với công tác giảng dạy mà chính là đòn bẩy cho sự nghiệp giảng dạy của Hà Minh Đức

Không chỉ cặm cụi trong kiến thức sách vở, ngay từ khi còn là sinh viên của Trường Đại học Sư phạm, Hà Minh Đức đã tích cực hoạt động văn

Trang 24

chương, báo chí, là chủ bút của tờ Sinh viên Việt Nam và cũng thường xuyên viết bài cho tờ báo này với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, nghị luận… như một sự thể nghiệm giữa lý thuyết và thực tiễn Những năm tháng sinh viên ấy

là bước đi đầu tiên của ông trên hành trình nghiên cứu và sáng tạo văn chương

Khi đã làm công tác giảng dạy thì tình yêu văn chương và tình yêu nghề dạy của thầy lại gặp gỡ nhau trong từng bài giảng Văn chương không đứng độc lập, riêng lẻ mà xen kẻ, lồng ghép, hòa quyện trong từng bài giảng Trong từng vấn đề mà ông đưa đến cho sinh viên đều gắn với thực tiễn nghiên cứu, tìm tòi và sáng tác của Hà Minh Đức Những công trình nghiên cứu, những sáng tác văn chương đó đã đem đến những luồng sinh khí mới mẻ cho học sinh khi tiếp nhận bài giảng của ông

Nhiều năm sau, khi đã làm Viện trưởng Viện Văn học kiêm chủ nhiệm khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, công việc bộn bề nhưng ông vẫn dành thời gian cho sáng tác thơ văn Có thể nói, Hà Minh Đức

là một hiện tượng ít thấy và hiếm có giới văn nghệ sĩ cùng thời Bởi không dễ

gì có được một nhà văn, nhà thơ trong một nhà nghiên cứu khoa học đã thành danh Ở mỗi lĩnh vực, dù sớm đi vào nghiên cứu hoặc muộn màng mới dấn thân khám phá ông cũng đều để lại dấu ấn của riêng mình

Điều đáng nói là trong những năm gần đây ông cho ra đời bốn tập bút

ký và bốn tập thơ mang bản sắc sáng tạo riêng: Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba

lần đến nước Mỹ, Tản mạn đầu ô, Đi một ngày đàng, Đi hết một mùa thu, Ở giữa ngày mùa đông, Những giọt nghĩ trong đêm, Khoảng trời gió cát bay và

gần đây nhất là tập bút ký Người của một thời Ông quan niệm viết ký là viết

về những điều gần gũi, thân tình với cuộc sống của mình chính vì vậy trong các bài ký của mình ông cũng không đi tìm những đề tài quá xa xôi để viết

Ông tâm sự: Trong cuộc sống, cái đời thường gần mình nhất có một sức hấp

Trang 25

dẫn riêng Không đột xuất nhưng có thể nói được bản chất Ngay từ phẩm ký

đầu tiên Vị giáo sư và ẩn sĩ đường Hà Minh Đức đã tâm sự "cho dù là những

mảnh nhỏ, mảnh vỡ của cuộc sống nhưng biết chắp nối lại theo dòng kỷ niệm

và mạch tình cảm gắn bó vẫn có thể tìm thấy trong những góc lãng quên hình bóng chân thực của cuộc đời" Tư tưởng và quan niệm đó không hề thay đổi theo thời gian và thể hiện rõ nét trong các tác phẩm ông đã cho ra mắt trong thời gian gần đây Có lẽ điều ông lo lắng nhất là những hạn chế của đời sống

cá nhân có đủ cung cấp cho những trang viết để khỏi tẻ nhạt và đơn điệu Chỉ khi cuộc sống cá nhân dừng lại và vô nghĩa thì mới là điều đáng sợ, bởi bất kì một tác phẩm văn chương nào không riêng gì ký sẽ trở thành giấy lộn khi ở đó không tồn tại cuộc sống và không có mối dây liên hệ nào đến thực tại: Không

ai chọn lựa được trước những gì sẽ xẩy ra trong cuộc sống chung và riêng Vì vậy ký không khỏi bị ràng buộc nhiều từ cuộc sống Rất chân thành ông bộc

lộ niềm đam mê viết ký của mình như là một việc làm nhằm thỏa mãn thú viết lách, sự tò mò về cuộc sống của ông:

“Tôi viết ký lúc "về già" Vì vậy, các trang viết về cuộc đời vừa già dặn vừa như ngơ ngác Tuổi tôi bây giờ, "lực hút vào rồi lại đẩy ra" Nhiều

chuyện mới bắt gặp thấy thích thú, hăm hở muốn viết nhưng sau lại thấy ngại ngùng Nhiều sự việc, con người tôi bắt gặp rất hấp dẫn, nhiều màu vẻ, nhưng ống kinh nghệ thuật của mình quá hẹp không ôm nổi sự phong phú của cuộc đời nên đành chừng mực và cũng dần lãng quên Đó là thực trạng của tuổi già,

cái bất lực của người có tuổi trước cuộc sống Cái chính là tôi yêu cuộc sống,

yêu đất nước Ngoài ra, tôi cũng có một vài "ưu điểm nhỏ" khác: tôi ham hiểu biết về cuộc sống, con người và những năm gần đây tôi lại được đi nhiều, kể

cả trong và ngoài nước Chính vì vậy mà tác phẩm của tôi có nhiều địa danh như Sa Pa, Tam Đảo, Sầm Sơn, Cúc Phương, đất nước chùa Tháp (Campuchia), Tôrôntô (Canađa), St.Pêtécbua Vừa qua tôi đi dọc miền trung

Trang 26

từ Nghệ An, Huế, Quy Nhơn, rồi lên Tây Nguyên qua Plây-cu, Buôn mê thuột Tuổi cao, phải cố gắng nhiều vì không dễ có nhiều dịp khác Đi qua nhiều miền đất nước, xứ sở khác nhau, tôi thấy đất nước mình tươi đẹp, được thiên nhiên ưu đãi Càng đi càng thấy cái gì cũng có thể khai thác, gửi gắm

Cũng xin nói thêm là tôi viết ký và không dám có ý "khoe" mình đi những

đâu, gặp những ai, mà cái chính là để miêu tả, ca ngợi đối tượng và để bộc lộ mình” [45]

Những tập bút ký của ông rất đa dạng về đề tài, cung cấp cho độc giả

nhiều thông tin bổ ích, nhất là những trang viết về một số nhà văn, nhà thơ đã qua đời Đây là những tư liệu quý đối với những ai yêu thích văn học và muốn tìm hiểu sâu hơn về các tác giả ở khía cạnh cuộc sống đời thường Những trang viết về cuộc sống giản dị hàng ngày của ông bao giờ cũng gần gũi, hóm hỉnh nhưng xúc động và đầy ắp kỷ niệm Ông vẫn hay đùa hóm hỉnh: “Và ở chặng cuối đời lại khơi dậy niềm say mê sáng tác Qua những vần thơ, những trang ghi chép, những bông hoa nở muộn mang những suy nghĩ chân tình của tôi trước cuộc đời Những trang văn thơ đã nhận được sự khích lệ của các nhà văn lớp trước, bạn bè và gần gũi hơn là ý kiến của các anh chị em sinh viên đã cảm nhận với tâm hồn của tuổi trẻ đằm thắm, vô tư Văn chương là chuyện muôn đời, cũng là chuyện của hôm nay và riêng ai nhưng không dễ là của mình Nói như nhà thơ Tế Hanh cái khó trong một đời thơ là tình yêu và nghệ thuật” [27, tr 8]

Bên cạnh các tác phẩm ký, thơ của Hà Minh Đức cũng được bạn bè và công chúng yêu thích Hà Minh Đức đến với thơ vì nhiều lẽ nhưng trước hết

là vì tình yêu thơ Nếu không bắt nguồn từ tình yêu, sự đam mê với thơ ca thì

làm sao ông có được công trình nghiên cứu thơ Thơ và mấy vấn đề trong thơ

Việt Nam hiện đại Cuốn sách dày dặn đó đã trở thành cẩm nang không thể

thiếu đối với các thế hệ sinh viên Ông làm thơ còn bởi vì một lẽ, những ký

Trang 27

ức, những kỷ niệm không dễ gì tìm được lối ra trên dòng chính luận Lần đầu tiên ông trực tiếp đưa ra quan niệm thơ để làm định hướng cho sự sáng tạo của chính mình Hà Minh Đức viết: J.W Goethe xem thơ là một hành động tự giải toả với mỗi người Tôi cho rằng mình cũng ở vào trường hợp ấy Những tình cảm dồn nén, những hình ảnh lưu giữ trong ký ức, những kỷ niệm chập chờn

từ quá khứ trở về với hiện tại… tất cả không dễ tìm thấy lối ra trên dòng chính luận Và ông đã tìm đến với thơ Như là phương cách tốt hơn cả để tỏ bày, để

sẻ chia, và để tìm sự giao cảm nơi tâm hồn của những người tri âm, tri kỷ Thơ là nơi mà những cung bậc bí ẩn nhất của cảm xúc có thể giãi bày Chính

về thế tình cảm trong thơ Hà Minh Đức bao giờ cũng chân thật, điềm đạm nhưng cũng sôi nổi như chính con người ông vậy Nhà thơ Tố Hữu đã từng nhận xét: “Đọc thơ anh tôi có cảm giác anh thuộc phái ấn tượng Có thể anh không chủ trương về trường phái mà tự nhiên toát ra từ thơ Thơ anh đi giữa hai bờ hư và thực Thực đó rồi hư đó nhưng vẫn dựa chủ yếu vào cái thực của đời” [27, tr 280]

Đọc thơ Hà Minh Đức, có người khen, có người chê nhưng dù sao đi nữa đó vẫn là sự thăng hoa của tâm hồn không màng đến tuổi tác Có những câu thơ lấp lánh sắc màu triết luận như là một sự tổng kết từ những trải nghiệm của chính cuộc đời ông “Hạnh phúc một đời Cũng ở mỗi ngày yêu”

Thơ ông nhiều hoài niệm và chiêm nghiệm, có niềm vui và nỗi buồn

nhưng nỗi buồn là chủ đạo – “Trong đêm sâu có bao điều ghi nhớ - Nỗi buồn

không dễ nguôi quên”:

Ai đã đốt cháy giấc mơ

Giã từ chân trời tuổi nhỏ

Để một đời bồng bềnh sóng gió,

Anh vẫn là người ra đi

[27, tr 378]

Trang 28

Hoặc đan xen những khổ đau trong nỗi nhớ: “Nơi ấy anh cùng em đi tới Mùa

thu vẫn thoảng hương sen” và rồi sẽ nhường chỗ cho niềm vui lại sinh sôi trên đất lành: “Tôi lại chắt chiu từng hạt phù sa Thương giọt mồ hôi mặn chát của

mẹ già Thương những mảnh hồn quê xơ xác.Tôi lại nghĩ về phía trước” Và

niềm tin và hy vọng vào ngày mai vẫn thường trực trong mỗi vần thơ ông:

Khoảng trời nào cũng có cát bay

Cuộc đời nào cũng dính vào cát

Cơn mưa chiều đưa cát về cùng đất

Đón đợi những mầm cây

[27, tr 375]

“Không ồn ào, không làm dáng điểm trang; trái lại sự chừng mực, lặng

lẽ và nhu cầu được chân thực đã làm nên giọng thơ giàu bản sắc và giàu phẩm chất “sự sống thật” Đó là sự chân thành rung động trong tình cảm; bứt phá trong ký ức nội tâm, dâng tràn trong thể hiện hình ảnh, ngôn ngữ, tâm trạng… Những điều đó đã lặng lẽ đi vào lòng người, đánh thức trong họ những dư âm,

dư vang thẳm sâu nguồn cội, những khát vọng tình yêu đang lên ngôi và những bọt bóng ngày đông vỡ tan mang theo bóng hình ngũ sắc [27, tr 339] Giáo sư Hoàng Trinh khi đọc thơ của Hà Minh Đức đã từng nhận xét: “Thơ

Hà Minh Đức giàu trải nghiệm và hoài niệm Hoài niệm về quá khứ và những suy nghĩ về cuộc đời in dấu trong thơ Hà Minh Đức đã kết hợp được tư duy khoa học khi làm nghiên cứu lí luận với những cảm hứng sáng tạo văn chương luôn được nuôi dưỡng, trân trọng nhờ đó mà trong khi viết văn, làm thơ dường như ông đã thấy mà “không đi tìm” như Picatxo đã nói Thấy cái hay cái đẹp trong đời và văn thơ trước hết phải cảm tính, cảm quan, sự rung động Ông trau dồi trình độ suy tư khoa học, coi trọng tư liệu đời sống và văn thơ để nghiên cứu nhưng ông vẫn nâng cao, khơi sâu được thế giới cảm xúc, tính yêu nghệ thuật, sự “nội soi” thẩm mỹ nếu có thể nói như vậy Đọc công trình

Trang 29

nghiên cứu của Hà Minh Đức rồi đọc văn thơ của ông, người ta không thấy những nguyên lí, lí luận lấn át sự thôi thúc nội tâm và cái đẹp giàu hình ảnh của cuộc sống con người qua văn chương.” [27, tr 254]

Đến với nàng thơ ở độ tuổi “toan về già” nhưng dường như trong thơ ông luôn ẩn hiện mạch ngầm của một tâm hồn phức tạp Lúc mang trái tim nồng nàn yêu của một chàng trai trẻ và cũng chẳng ngần ngại dấu đi nếp nhăn của một ông già với những hồi ức đầy chiêm nghiệm Niềm vui và nỗi buồn đan xen nhau, vui đấy mà vẫn có một điều gì đó cứ đau đáu ẩn hiện sau mỗi vần thơ Đó là sự chân thành rung động trong tình cảm; bứt phá trong ký ức nội tâm, dâng tràn trong thể hiện hình ảnh, ngôn ngữ, tâm trạng và giàu chất

“sự sống thật” Trái tim của ông luôn khao khát được chia sẻ, được giãi bày và hành trình đến với thơ dường như là một điều tất yếu, là định mệnh

Thơ Hà Minh Đức là vậy, thường ít đi vòng mà ưa theo lối đi thẳng Như bản tính ông, xa lạ với cái bóng bẩy, gần gũi với cái chất thực, gần gũi, nhưng lại ám ảnh, gợi nhiều Khoảng trời càng rộng lớn, con người càng nhỏ nhoi, nỗi buồn càng tràn ngập, giữa đêm tối vạn vật đều im ắng, chỉ còn nỗi cô đơn đối diện Nỗi buồn cứ bao bọc và đi suốt chiều dài của những trang thơ

Hà Minh Đức Mơ hồ đấy nhưng lắng đọng cơ hồ tựa một lúc nào đó nỗi buồn

có thể sờ thấy và chạm được rõ nét Bao ý nghĩ dồn dập ập đến xoay quanh thân phận con người, chiều sâu của ý nghĩ và của tâm hồn

Rõ ràng, đọc thơ Hà Minh Đức là một cơ hội tốt để thêm thấm thía quan niệm thơ của ông Đúng như ông nghĩ, nắng trong thơ gắn nhiều với sự

hồn nhiên, trong trẻo, đắm say và thăng hoa của tâm hồn Điều đó chủ yếu

thuộc về tuổi trẻ Ông là thế khi đón nhận mùa thu của cuộc đời mình Điều

mà nhiều người ao ước được như ông chính là sự trẻ trung ấy trong tâm hồn, trong cảm nhận – sự trẻ trung do trải đời chứ không phải do tuổi đời đem lại Danh họa Picasso đã từng nói: Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ

Trang 30

Để cảm nhận mùa thu, để yêu thương và thấy thổn thức, để tơ tưởng và ngóng đợi, ở một người già như ông thì chắc hẳn phải có một trái tim nóng và rất trẻ

Rất dễ đồng cảm trước những vần thơ của Hà Minh Đức Đúng như con người ông giữa cuộc đời Ai có dịp gặp ông, đều dễ thấy sức cảm hóa toả

ra từ nơi ông thật là đặc biệt Gần ông, ta thấy kính trọng bởi nhân cách, cảm phục bởi tài năng, mà không hề thấy cách xa Ông biết xóa nhòa các khoảng cách, rất tự nhiên, khi thì bằng một cái nhìn, khi lại bằng một cử chỉ, một lời nói mà bao giờ cũng tinh tế và phù hợp Ông là thế giữa đời thực và cũng là thế trong văn chương Đọc những sáng tác văn chương của ông có lẽ ít ai nghĩ

đó lại là một nhà nhà nghiên cứu phê bình văn học rắn rỏi vì những tác phẩm của ông mang nhựa sống cuộc đời và mạch ngầm của niềm đam mê sáng tạo

Trong quyển Làm thầy và duyên nợ văn chương, Hà Minh Đức đã tâm

sự rất chân tình với những người học trò của mình: “Tôi như người cày ruộng cần mẫn khiêm nhường từ lúc nắng lên cho đến khi mặt trời đã xuống vẫn

chưa mệt mỏi Người ta gọi đó là duyên nợ văn chương” [27, tr 7] Chính

niềm đam mê và sáng tạo không ngừng, tình yêu cuộc sống, tình yêu con người và tình yêu văn chương tha thiết đã làm nên một Hà Minh Đức nhà văn, nhà giáo với nhiều thành tựu: Giải thưởng về lí luận phê bình – Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998, Giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu khoa học năm

2000, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001

1.2 Nhà nghiên cứu và phê bình văn học xuất sắc

Bên cạnh công tác giảng dạy, Hà Minh Đức sớm bắt tay vào việc nghiên cứu nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác giảng dạy Ông xác định một quan điểm ngay từ đầu đó là đem lại cho học sinh những chân trời kiến thức mới và nghiên cứu khoa học sẽ giúp ông thực hiện điều đó

Ngay khi công trình nghiên cứu đầu tay Nam Cao nhà văn hiện thực

Trang 31

công của công trình đầu tiên này là động lực thôi thúc ông đi vào những vấn

đề khó hơn và có tính thời sự phục vụ thiết thực nhu cầu lí luận thể loại lúc

bấy giờ Với sự xuất hiện của hàng loạt công trình nối tiếp nhau: Thơ và mấy

vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, C.Mac-Ph.Anghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lí luận văn nghệ Hà Minh Đức đã trở thành chuyên gia hàng đầu về lí

luận thể loại văn học Ông tập trung đi vào những vấn đề có tính chất lí luận, khai thác nhiều góc độ khó trong nghiên cứu và phê bình nhằm tìm ra một

hướng đi mới cho phê bình Công trình C.Mac-Ph.Anghen - V.I.Lênin và một

số vấn đề lí luận văn nghệ là một bước đi dài tìm tòi và soi chiếu những vấn

đề lí luận kinh điển vào thực tiễn văn học Việt Nam Ông không tách rời hoặc

cố gò ép hệ thống lí luận kinh điển và quy kết nó với nền văn học Việt Nam, ngược lại tìm thấy điểm giao thoa, những vấn đề mang tính chất nền tảng cho

sự phát triển của văn học dân tộc Thâm nhập vào địa hạt của nghiên cứu phê bình là một việc làm không dễ Nó cần thời gian và một kiến thức uyên thâm cùng với thái độ làm việc khoa học để có thể có được những công trình có giá trị, phục vụ thiết thực cho văn học nước nhà Sớm đi vào công tác nghiên cứu

và nhanh chóng cho ra mắt bạn đọc hàng loạt các công trình nghiên cứu về các tác gia lớn, các thể loại văn học, lịch sử văn học trên cơ sở kế thừa thành tựu của người đi trước cùng với sự tìm tòi và phát hiện Hà Minh Đức được xem như một nhà nghiên cứu phê bình tầm cỡ lúc bấy giờ Các công trình của ông được ứng dụng vào nghiên cứu và giảng dạy cho học sinh, sinh viên tại các trường đại học lớn cũng như là tư liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm đến những vấn đề lí luận văn học

Bên cạnh việc đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề có tính chất lí luận, phê bình văn học cũng là một trong những niềm đam mê của Hà Minh Đức, đặc biệt là phê bình thơ Những công trình công phu, những tiểu luận phê bình của ông đã góp phần không nhỏ trong việc phát hiện, động viên cổ vũ kịp thời

sự phát triển của những cây bút tài hoa lúc bấy giờ Các công trình của ông

Trang 32

đứng đắn, chỉn chu, mô phạm, nhiều trích dẫn điển tích Đông Tây Phải chăng nghề "gõ đầu sinh viên" nhiều năm đã tạo nên cho ông một văn phong luôn hàn lâm mực thước Bằng một trí tuệ sắc sảo cộng với sự tài hoa trong cảm nhận văn chương ông đã góp phần không nhỏ trong việc khám phá những nét sắc, nét thanh của các nhà thơ lớn, nhà thơ trẻ lúc bấy giờ Sự linh hoạt và mềm dẻo khi kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa trí tuệ sắc bén và cảm xúc văn chương cộng với một thái độ phê bình khách quan đã tạo nên một phong cách phê bình rất riêng trong nghiên cứu, phê bình của Hà Minh Đức

1.3 Đánh giá tổng quát

Có một nhà thơ, nhà văn bên cạnh một Hà Minh Đức - nhà phê bình, nghiên cứu văn học danh tiếng, một nhà giáo nhân dân có uy tín trong nghề Ở mỗi lĩnh vực, mỗi vị trí đảm nhiệm ông đều khẳng định được tên tuổi và tài năng của mình Khi nhận xét về người thầy của mình, Trần Khánh Thành đã khẳng định: “Có một Hà Minh Đức nhà thơ, nhà văn bên cạnh một Hà Minh Đức nhà phê bình nghiên cứu văn học danh tiếng, một nhà giáo nhân dân có

uy tín trong nghề Đó là kết quả của một đời lao động miệt mài bền bỉ, là tình yêu cuộc sống, là tài năng nhiệt huyết đã thăng hoa.”[27, tr 271]

Với sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học mà không phải bất kì một tác gia nào cũng có được Hà Minh Đức đã chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trên văn đàn văn học Việt Nam ngay từ những bước đi đầu tiên của nền Văn học Việt Nam hiện đại Tham vọng được nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp văn chương của Hà Minh Đức đòi hỏi một quá trình lâu dài và công phu Mặc dù vậy, với phạm vi cho phép trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung đi vào hai lĩnh vực tiêu biểu nhất là: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Hà Minh Đức

Trang 33

Chương 2: SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU VĂN HỌC

Đối với nền văn học của một dân tộc không thể thiếu hoạt động nghiên cứu văn học và các công trình nghiên cứu văn học Nhìn lại một chặng đường

đã qua, trong khoảng mười năm cuối thế kỷ XX và vài năm đầu thế kỷ XXI đã

có một sự chuyển mình đáng khích lệ trong lý luận văn học ở Việt Nam mà một trong những nguyên nhân có tính chất đóng góp tích cực là việc giới thiệu các thành quả lý luận văn học nước ngoài Sự xâm nhập của hệ thống lý luận phương Tây là cơ hội để các văn học trong nước có cơ hội được giao lưu và tiếp nhận với những thành tựu lý luận thế giới Chính quá trình này đã tạo nên một luồng gió mới cho văn học lúc này Tuy vậy, sự cố gắng bước đầu ấy chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Để góp phần mình vào sự nghiệp chung, bất kỳ ai yêu mến lý luận văn học, tâm huyết với ngành chuyên môn vất vả cực nhọc này đều thấy yêu cầu đổi mới là vô cùng cấp thiết, và phải rất khẩn trương vì chúng ta đang chậm trễ trên nhiều lĩnh vực

Cho đến trước thời điểm năm 1945, đã có hàng loạt công trình nghiên cứu, lý luận văn học ra đời Trải qua hơn một nửa thế kỷ, cho đến nay các công trình đó vẫn là những tư liệu quý báu cho những ai theo đuổi sự nghiệp

văn chương nói chung, sự nghiệp nghiên cứu lý luận văn học nói riêng: Thi

nhân Việt Nam (1942), Nhà văn hiện đại (1942-1943), Việt Nam Văn học sử yếu (1944), Văn học khái luận (1944) Những công trình này, ở một khía

cạnh đã góp phần đem lại một bức tranh khái quát về thực tiễn văn học ở giai đoạn này một mặt đưa ra những nhận định chân xác về giai đoạn văn học trước đó và chỉ ra những vấn đề, hiện trạng của văn học lúc bấy giờ

Trang 34

2.1 Nghiên cứu tác gia văn học

Trước những yêu cầu của văn học dân tộc, làm thế nào để không đi lại vết xe của người đi trước, làm thế nào để có những công trình thực sự hữu ích đối với văn học nước nhà Thực tế văn học giai đoạn này, vấn đề lí luận được đặt ra đối với những người cầm bút vì không thể sáng tác theo lối “bạ đâu sáng tác đấy, nghĩ gì viết nấy” Văn học dân tộc chỉ thực sự phát triển khi nó

có một nền tảng lí luận vững chắc Đây là một vấn đề không dễ đối với những người làm công tác nghiên cứu văn học Trước thực tế của văn học dân tộc, trước đòi hỏi của thực tiễn Hà Minh Đức đã sớm quan tâm và bước đầu “dũng cảm” khám phá những cái mới trong những điều tưởng chừng như đã cũ Tuy vậy những quan điểm mà Hà Minh Đức đưa ra không bị rời rạc, giáo điều mà nổi bật là chất trí tuệ luôn vươn tới cái đẹp trong sáng mang tính thời đại, xuyên suốt các công trình, chuyên luận của ông

Nghiên cứu tìm hiểu về các vấn đề lí luận văn nghệ Hà Minh Đức không dừng lại ở những nguyên lí chung chung ở phạm vi hẹp mà ông còn cố gắng nêu bật được những suy nghĩ, quan điểm thẩm mĩ của các nhà kinh điển

từ đó tìm mối liên hệ với thực tiễn văn học dân tộc giúp người đọc soi sáng nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tế sáng của cuộc sống hôm nay Ở nhiều công trình nghiên cứu nhà nghiên cứu cũng cố gắng vận dụng lý luận vào việc nghiên cứu thực tiễn văn học mỗi thời kỳ nhằm tìm ra bản chất của các giai đoạn, trào lưu văn học Cũng từ đó ông có sự liên hệ giữa vấn đề mang tính thời đại với thực tiễn văn học nước nhà, ông chỉ ra quy luật bên cạnh những nét đặc thù trong các sáng tác của nhà văn lúc bấy giờ đồng thời đưa ra những nhận định khiến không ít những nhà nghiên cứu lúc đó “hoài nghi” nhưng ngay sau đó nó lại được công nhận và có giá trị bền vững đến tận hôm nay

Ngay từ khi mới cầm bút bắt tay vào công tác nghiên cứu, Hà Minh

Trang 35

đánh giá trong các công trình nghiên cứu của ông không chỉ mang tính chất nghiên cứu, khảo sát mà nó còn thể hiện quan điểm riêng của người viết cùng những phát hiện tinh tế

Đối với những công trình nghiên cứu về tác giả Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Vũ Trọng Phụng… những nhà văn, nhà thơ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những nhà văn nhà thơ hiện đại chúng ta dễ thấy toát lên cái tình của người viết khi ông luôn cố gắng đi tìm chủ yếu vẻ đẹp trong tình người, tình cảm quê hương đất nước thể hiện trong quan điểm của từng nhà văn nhà thơ Nếu như một đời cầm bút của Hoài Thanh đã đem về

quả chín cho ông là sự ra đời của Thi nhân Việt Nam thì tác phẩm đầu tay được xem như con tinh thần của Hà Minh Đức chính là công trình Nam Cao

nhà văn hiện thực xuất sắc Chính công trình này đã đưa tên tuổi của một nhà

nghiên cứu trẻ như ông lúc bấy giờ bước lên một tầm cao mới Công trình thể hiện một quan điểm và một phong cách nghiên cứu mới mẻ có tính chất đổi mới phát hiện và có cả sự táo bạo khi nhìn nhận và tiếp cận vấn đề với tác gia như Nam Cao lúc bấy giờ Khi nhận định về Nam Cao ông khẳng định: “Nam Cao đã miêu tả con người như bản chất xã hội vốn có của nó… Cách nhìn nhận của Nam Cao là thực tế, nhất là trong hoàn cảnh xã hội cũ khi con người không có một lý tưởng chính trị làm đích, một lẽ sống cao đẹp làm chuẩn mực cho cuộc sống” [2, tr 639].Từ việc đi vào phân tích đối tượng trong từng tác phẩm của Nam Cao, Hà Minh Đức đã đưa ra hàng loạt những nhận định:

“Nam Cao khai thác tính tương phản đối lập của cuộc sống”, “Nam Cao không rơi vào lối viết luận đề”, “Nam Cao đã mở rộng sự phê phán đời sống

xã hội bên ngoài vào thế giới của nội tâm từ sự phê phán cái khách quan sang hình thức tự phê phán” [2, tr 640]… từ đó ông đi đến kết luận chắc chắn: Nam Cao là một trong những đại biểu ưu tú nhất, nhà văn có nhiều khám phá

và sáng tạo mới lạ Nhận định này của ông là một sự mở màn “choáng ngợp”

Trang 36

đối với giới nghiên cứu cũng như bạn đọc lúc bấy giờ Song thời gian càng trôi đi, những nhận định của ông về tác giả này vẫn luôn có sức thuyết phục

và được thừa nhận trong các nghiên cứu khác khi nghiên cứu về Nam Cao

Mặc dù viết về những tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại – những tác giả mà tưởng như những tác phẩm của họ đã được tìm hiểu đến cạn kiệt, Hà Minh Đức vẫn chứng tỏ được khả năng tìm tòi sáng tạo của mình bằng những phát hiện có giá trị với một bản sắc riêng, độc đáo Trên cơ sở tiếp thu thành quả sáng tạo của những người đi trước ông luôn cố gắng hướng tới sự khái quát hóa mang tính lâu dài từ những vấn đề thực tiễn văn học Bên cạnh Nam Cao ông cũng đi vào tìm hiểu và nghiên cứu nhiều tác gia đã có tên tuổi hoặc những cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới: Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… Thách thức đối với Hà Minh Đức lúc này là những thành công lớn của những người đi trước khi nghiên cứu về Thơ mới Làm thế nào có thể bứt phá và tìm được cái mới trong một phạm vi tưởng như không còn đất cho những người đi sau Tuy vậy, ông vẫn mạnh dạn đi đến với Thơ mới Dựa trên một nguyên tắc là dùng thực tiễn để soi sáng các sáng tác thơ ca đã giúp ông lý giải các vấn đề chính trị, xã hội trong thơ một cách thấu đáo Xuất phát từ quan điểm này mà khi nghiên cứu về Thơ cách mạng hay Thơ mới nhà nghiên cứu không hề tỏ ra phân biệt, đối lập mà ở khuynh hướng nào ông cũng trân trọng, lý giải bằng chân lý khách quan Ông đề cao những thành tựu mà Thơ mới đã đóng góp cho thơ ca dân tộc trong giai đoạn chuyển giao và tiếp nhận cái mới đồng thời nhận rõ sự đổi thay kì diệu mà cách mạng mang đến cho thơ ca

Trong số những tác giả của phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính là một trong những tác giả được Hà Minh Đức đặc biệt quan tâm Những trang viết của ông về Nguyễn Bính là một sự đồng cảm, tâm đắc và chia sẻ Ông tìm thấy trong thơ Nguyễn Bính dòng chảy của văn học truyền thống, sự nối tiếp,

Trang 37

kế thừa nhưng vẫn tạo được phong cách riêng khi viết quê hương, về một thứ

“văn hóa làng quê”: đó là những nề nếp, phong tục tập quán, thế giới tâm linh qua tín ngưỡng tôn giáo, và cách xử sự trong quan hệ giữ người với người Đó cũng là nếp thẩm mỹ đượm màu dân tộc, giản dị chân quê trong sinh hoạt hàng ngày… [2, tr 521] Đặc biệt, ông đi vào những khía cạnh như cách thức vận dùng thể loại truyền thống, tư liệu văn hóa dân gian, phong tục tập quán, cách phối âm vần điệu… để từ đó có những nhận định khái quát về nhà thơ này Với vốn hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực ông đã đưa ra những kiến giải độc đáo về bút pháp của mỗi tác gia mà nghiên cứu

Mặc dù vậy, có lẽ công trình khiến ông phải đổ nhiều công sức nhưng cũng là nơi tột cùng ông thể hiện tâm huyết của mình đó chính là việc đi sâu nghiên cứu tác gia lớn, vĩ đại của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy vậy vấn đề đặt ra cho ông lúc này là trước đó đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Bác của các nhà nghiên cứu uy tín như Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Hoài Thanh… Làm sao có thể có thể tìm ra con đường mới và có những khám phá mới về tác phẩm thơ Hồ Chí Minh Bằng sự nỗ lực sau nhiều năm nghiên

cứu, ông đã cho ra đời tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân

tộc (1979) và sáu năm sau ông tiếp tục ra mắt bạn đọc công trình Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1985) Những trang viết về văn, thơ và báo

chí Hồ Chí Minh ông đã khai thác được vẻ đẹp tinh tế, trong sáng, cao đẹp trong thơ văn của Người Với những lí lẽ của một nhà nghiên cứu dày dặn kinh nghiệm ông chỉ ra rằng ở con người và sự nghiệp Hồ Chí Minh còn rất nhiều vấn đề cần mở rộng, nghiên cứu trên nhiều bình diện Bởi vậy Hồ Chí Minh trở thành một đối tượng có sức thu hút lớn và thơ Người là đề tài được

ông theo đuổi đến rất nhiều năm sau này Sau cuốn Tác phẩm văn của Chủ

tịch Hồ Chí Minh được tái bản 4 lần, chuyên luận Văn thơ Hồ Chí Minh chính

là một tập sách “phấn đấu theo chiều sâu trên đề tài hẹp và mở rộng bao quát

Trang 38

nhiều phạm vi để mong thu hoạch được những giá trị tinh thần cao đẹp của thơ văn Người” Trong hàng trăm trang viết về thơ Bác, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất kĩ từng mảng đề tài chính và lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm có tính chất chuyên sâu: “Dù viết về đề tài nào, trong hoàn cảnh bị tù đày hay khi được tự do, trong vòng hoạt động bí mật hay khi nhân dân đã làm chủ vận mệnh mình, trong nước hay ở nước ngoài, khi là người chiến sĩ hay là

vị Chủ tịch nước, thơ của người xuyên suốt một dòng chỉ đỏ của chủ nghĩa yêu nước anh hùng.” [2, tr 13] Ông phát hiện thơ ca của Người không khô cứng và khuôn mẫu, ngược lại “Thơ Hồ Chí Minh là từ cuộc đời mà ra, mỗi dòng thơ như còn mang theo hơi thở của sự sống và những gian truân, những quyết liệt của cuộc đời chiến sĩ, cuộc đời cần lao Nhưng đồng thời, thơ của Người là lời chỉ bảo ân cần, bồi đắp thêm nghị lực và lòng tin, chỉ ra phương hướng cho mọi người như một cuốn sách chỉ đường tin cậy.” [2, tr 13] Có thể nói những công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một sự lý giải mà hơn hết trong đó chứa chan tình cảm và

sự thức nhận, rung động thực sự của người viết về Bác Những kiến giải trong khi nghiên cứu thơ, văn đặc biệt là về báo chí của Bác cho thấy một năng bao quát và có hệ thống của tác giả, đứng vững trên lập trường chính trị, tìm kiếm mối liên quan giữa văn chương với cuộc sống, sự kết nối giữa chính trị và nhân dân cần lao, tư tưởng và lẽ sống của Bác… Tất cả những điều đó được

Hà Minh Đức triển khai đầy đủ, chi tiết bằng hệ thống luận điểm lí luận logic nhưng vẫn cô đọng và lôi cuốn người đọc Từ việc bám sát hệ thống những luận điểm trong văn chương Hồ Chí Mình, Hà Minh Đức một mặt khẳng định

sự xuyên suốt và kết nối trong các tác phẩm của người: “Cơ sở triết học của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử… Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng hành động, trực tiếp chỉ đạo hoạt động với tinh thần cách mạng triệt để” [2, tr 472], mặt khác ông cũng chỉ ra điều làm

Trang 39

nên sự khác biệt và giá trị của văn chương Hồ Chí Minh đó là: “Một tư duy sắc sảo, một ngòi bút tài năng và năng động, một tấm lòng trung thực và bản lĩnh vững vàng, một vốn tri thức giàu có và lòng yêu nghề sâu sắc…”[2, tr 474] Nghiên cứu về thơ Hồ Chí Minh, Hà Minh Đức đặc biệt quan tâm đến

tập Nhật ký trong tù, ông dành cho tác phẩm này số trang viết khá lớn và chất

lượng Bằng khảo sát tỉ mỉ về tác phẩm ông đưa ra những thông tin cụ thể:

“Phần lớn tập thơ được sáng tác trong bốn tháng đầu (102 bài) và tỉ lệ đó cứ ít dần về cuối (4 tháng tiếp theo 16 bài; 6 tháng cuối cùng 18 bài)” [2, tr 548]

Trong những nghiên cứu về Bác, ông không những phát hiện ra ngòi bút tài hoa mà còn tìm thấy giá trị nhân văn sâu sắc trong thơ Bác Với những dẫn chứng hùng hồn có cơ sở khoa học, ông trích dẫn Đặng Thai Mai, Quách Mạt Nhược, Trần Dân Tiên như để khẳng định thêm sự đúng đắn của nhận thức Thái độ yêu quý, trân trọng những tác phẩm của Người xuất phát từ một thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hơn hết là sự hy vọng vào lẽ phải

và cái đẹp Những trang viết về Hồ Chí Minh, Hà Minh Đức tỏ ra rất nhạy cảm khi cố gắng khai thác được vẻ đẹp tinh tế, trong sáng, cao thượng trong thơ văn Hồ Chí Minh khiến người đọc không chỉ thấy ở tác phẩm của Người khía cạnh người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà còn thấy rõ những đặc điểm cụ thể mang đậm tính nhân văn trong phong cách, cá tính sáng tạo trong thơ, văn Hồ Chí Minh, do đó càng tôn vinh thêm giá trị anh hùng và danh nhân văn hoá của Người Đọc những trang viết của Hà Minh Đức bạn đọc càng hiểu rõ hơn vị lãnh tụ kýnh yêu của cả dân tộc

Sắc sảo trong lí luận, Hà Minh Đức còn cho thấy một khả năng cảm nhận văn chương vô cùng tinh tế Không chỉ cảm nhận được thấu đáo các cung bậc nhịp điệu trong thơ ông còn khai thác và tìm hiểu chất liệu trong thơ

mà của các nhà thơ, từ đó lý giải những vấn đề mang tính đặc trưng của mỗi

Trang 40

tác giả Giới thiệu bạn đọc về thơ Tố Hữu nhà nghiên cứu không bằng lòng với công việc chỉ cho người đọc thấy cái cần đọc cái nên đọc Ông còn muốn hướng người đọc tới những giá trị thẩm mỹ mới bằng cách đi tới những điều khái quát lớn từ cả một đời thơ

Đối với những công trình nghiên cứu về tác gia, từ Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Vũ Trọng Phụng những nhà văn, nhà thơ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến những nhà văn, nhà thơ hiện đại, chúng ta dễ thấy toát lên cái tình của người viết khi ông cố gắng đi tìm chủ yếu những vẻ đẹp trong tình người, tình cảm quê hương đất nước thể hiện trong tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ: “Huy Cận đã tìm về quá khứ Trở ngược dòng thời gian tác giả có thể tìm đến những gì nguyên vẹn của hồn dân tộc và vóc dáng quê hương.” [2, tr 768]; “Xuân Diệu là nhà thơ mà lầu thơ ở giữa vườn trần vì nhà thơ hiểu rõ không nơi nào sự sống lại hội tụ, niềm vui lại đằm thắm như ở giữa cuộc đời” [2, tr 788]; “Gắn bó với quê hương Tế Hanh muốn nói lên bao lời, lời của gió, của hương, của cánh đồng,… và tác giả đã tìm được tiếng nói

ân tình, sâu sắc: lời con đường quê” [2, tr 820];

Vẫn giữ con mắt sắc sảo và sự cảm nhận tinh tế Hà Minh Đức đã đi sâu, phát hiện những phong cách độc đáo của các nhà thơ có chân tài Coi Thế Lữ

là mở đầu cho phong trào Thơ mới, nhà nghiên cứu nhìn thấy trong nhà thơ này sự khao khát được tư do sống, không tù túng ràng buộc trong cuộc đời chật hẹp Ông đánh giá cao Thế Lữ ở phương diện tư tưởng Ở điểm này, tác

giả Một thời đại trong thi ca đã có tầm nhìn rộng và sâu hơn so với tác giả của

Thi nhân Việt Nam Chính bởi không coi nghiên cứu – phê bình là một cuộc

thưởng ngoạn văn chương, ông nhận thức rằng: đây là một hoạt động tinh thần phức tạp, tinh vi nên không thể đánh giá từ một góc độ Trước mỗi vấn đề cần phải được xem xét một cách toàn diện để tìm ra những gì là bản chất nhất Bởi

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhiều tác giả (2004), Hà Minh Đức – Tuyển tập, Tập 1, NXB Giáo dục 2. Nhiều tác giả (2004), Hà Minh Đức – Tuyển tập, Tập 2, NXB Giáo dục 3. Nhiều tác giả (2004), Hà Minh Đức – Tuyển tập, Tập 3, NXB Giáo dục Thơ và bút ký Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Minh Đức – Tuyển tập, "Tập 1, NXB Giáo dục 2. Nhiều tác giả (2004), "Hà Minh Đức – Tuyển tập, "Tập 2, NXB Giáo dục 3. Nhiều tác giả (2004), "Hà Minh Đức – Tuyển tập
Tác giả: Nhiều tác giả (2004), Hà Minh Đức – Tuyển tập, Tập 1, NXB Giáo dục 2. Nhiều tác giả (2004), Hà Minh Đức – Tuyển tập, Tập 2, NXB Giáo dục 3. Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục 2. Nhiều tác giả (2004)
Năm: 2004
14. Vũ Tuấn Anh (2001), Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại – những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại – những vấn đề lý luận và lịch sử văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2001
15. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 1999
17. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học – lý luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
18. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
19. Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập, Tập 4, NXB Văn học, Hà Nội 20. Đỗ Đức Hiểu (1998), Đổi mới đọc và phê bình, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đọc và phê bình
Tác giả: Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập, Tập 4, NXB Văn học, Hà Nội 20. Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1998
21. Nguyễn Trường Lịch (2002), Con mắt tiếp nhận văn chương, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con mắt tiếp nhận văn chương
Tác giả: Nguyễn Trường Lịch
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2002
22. Phương Lựu (1996), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Phương Lựu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
23. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
24. Vương Trí Nhàn (2005), Cánh bướm và đóa hoa hướng dương, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh bướm và đóa hoa hướng dương
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2005
26. Nhiều tác giả (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1997
27. Nhiều tác giả (2005), Làm thầy và duyên nợ văn chương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thầy và duyên nợ văn chương
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2005
28. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phê bình văn học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 1996
29. Bùi Việt Thắng (2001), Văn học Việt Nam 1945-1954, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1945-1954
Tác giả: Bùi Việt Thắng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
31. Lưu An, Phê bình văn học: Về, để đi tới, http://antgct.cand.com.vn, http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/chuyende/2008/6/52284.cand,09/06/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học: Về, để đi tới
32. Bộ Khoa học và Công nghệ, Giáo sư Hà Minh Đức với các cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại, http://news.vnu.edu.vn,http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1752/C1884/2006/06/N10592/?35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo sư Hà Minh Đức với các cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại
35. Nguyễn Đăng Điệp, Phê bình văn học trước yêu cầu mới, http://dulich.tuoitre.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học trước yêu cầu mới
36. Nguyễn Khoa Điềm, Về tình hình phê bình văn học, nghệ thuật ở nước ta những năm gần đây, http://evan.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tình hình phê bình văn học, nghệ thuật ở nước ta những năm gần đây
37. Ngân Hà, Phê bình văn học: Vàng không thể lộn theo chì!, http://www.vietnamnet.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học: Vàng không thể lộn theo chì
40. Thụ Nhân, Nhà phê bình nghĩ gì về phê bình?, http://vietnamnet.vn, http://vietnamnet.vn/vanhoa/chuyende/2007/09/739303/, 11/09/2007 41. Phê bình văn học,http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%AA_b%C3%ACnh_v%C4%83n_h%E1%BB%8Dc Link

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w