1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phê bình văn học của Lê Tràng Kiều trước Cách mạng tháng Tám 1945

109 2,8K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 642,97 KB

Nội dung

Năm 2004 nhà xuất bản Thế giới phát hành Từ điển văn học bộ mới trong đó Bùi Thị Thiên Thai viết mục về Lê Tràng Kiều đã sưu tập được khá đầy đủ về tiểu sử của Lê Tràng Kiều và các tác

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn ngọc thiện

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

2.1 Ở miền Nam 8

2.2 Ở miền Bắc 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Cấu trúc của luận văn 13

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÊ TRÀNG KIỀU - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

1 Bối cảnh thời đại 14

2 Vài nét về sự phát triển của lý luận phê bình văn học Việt Nam 16

3 Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Tràng Kiều 19

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA LÊ TRÀNG KIỀU

1.Vấn đề chức năng của văn học và thiên chức của nhà văn 25

2.Vấn đề tài năng và phong cách của người nghệ sĩ 33

3 Vấn đề nội dung và hình thức của tác phẩm 43

Trang 3

4.Vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật 47

CHƯƠNG III: LÊ TRÀNG KIỀU - NHÀ PHÊ BÌNH THƠ MỚI

ĐẦU TIÊN

1 Quan niệm của Lê Tràng Kiều về phê bình văn học 50

2 Người có công đầu tiên khẳng định sự thắng lợi của phong trào thơ Mới 56 3.Khám phá phong cách độc đáo của nhiều nhà thơ mới 62 4.Vài nét về phương pháp phê bình văn học của Lê Tràng Kiều 83

PHẦN KẾT LUẬN

THƯ MỤC THAM KHẢO

Trang 4

Tràng Kiều là thành viên của Văn phái phương Đông, đã tham gia chấp bút

Văn chương và hành động và ông cũng là một trong những người tích cực đi

đầu tham gia vào cuộc tranh luận thơ mới, thơ cũ (1932 - 1941) để lên tiếng ủng hộ cho thơ mới Tuy rằng ông chưa có một tác phẩm nào chuyên về phê bình văn học như Hoài Thanh nhưng nếu các bài nghiên cứu phê bình văn học của ông được tập hợp lại cũng dễ có được một cuốn sách đến mấy trăm trang Tất nhiên vấn đề không nằm ở số lượng nhiều hay ít mà chính là ở những đóng góp của ông trong tiến trình phê bình văn học Việt Nam Vậy mà dường như

Lê Tràng Kiều đã bị lãng quên, chìm lấp theo dòng thời gian, bởi trong Tổng

tập văn học Việt Nam (bộ cũ) dày hàng mét phần về Lê Tràng Kiều cũng chỉ có

dăm ba dòng mà còn chưa rõ năm sinh năm mất, cũng không ghi về quê quán Chính vì vậy việc nghiên cứu những di sản lý luận phê bình văn học của ông cũng không được chú ý đến Người ta có thể biết đến tên tuổi của Hoài Thành

với bài tổng kết hoành tráng Một thời đại trong thi ca cho phong trào Thơ Mới

nhưng người ta lại không biết rằng trước đó Lê Tràng Kiều đã ca ngợi Thơ Mới một cách toàn vẹn góp phần mở ra thời kỳ thắng thế của Thơ Mới mà một số kết luận có tính gợi mở của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đi sau (trong đó

có Hoài Thanh) trân trọng tiếp thu

Trong khoảng 10 năm trở lại đây với sự nỗ lực của giới nghiên cứu trong

đó có Nguyễn Ngọc Thiện, Mã Giang Lân, Nguyễn Xuân Sanh, Anh Chi thì những tác phẩm của Lê Tràng Kiều trước cách mạng tháng Tám mới được xuất

Trang 5

hiện trước công chúng Các nhà nghiên cứu này đã sưu tập và công bố khá đầy

đủ các tác phẩm phê bình văn học của Lê Tràng Kiều và đưa ra những đánh giá tích cực về ông

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những công trình dưới dạng sưu tập tư liệu Những nghiên cứu bước đầu nếu có thì cũng chỉ là các bài viết lẻ trên các báo

và tạp chí Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận ra những đóng góp

và công lao của Lê Tràng Kiều đối với nền phê bình văn học nước nhà

Chính vì thế khi đã có đầy đủ tư liệu tác phẩm của Lê Tràng Kiều trong tay chúng tôi muốn có một công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện trên tinh thần khoa học nghiêm túc phê bình văn học của Lê Tràng Kiều trước Cách mạng tháng Tám Từ đó nhằm đưa ra những đánh giá đúng mực về những đóng góp của Lê Tràng Kiều đối với phê bình văn học Việt Nam những năm trước cách mạng

2.2- Ở MIỀN BẮC

Ở miền Bắc trước thời kỳ đổi mới (1986) do sự chi phối của nhãn quan

chính trị nên các nhà phê bình thuộc trường phái Nghệ thuật vị nghệ thuật

không được chú ý, thậm chí còn bị coi là tiêu cực Các tác phẩm của họ vì thế

Trang 6

bị cấm lưu hành hoặc bị tịch thu nên việc sưu tập và nghiên cứu về họ hầu như không có Lê Tràng Kiều là một trong số những nhà phê bình như thế Những tác phẩm của ông bị chìm lấp bởi lớp bụi thời gian cho nên ở miền Bắc những năm trước đổi mới tên tuổi của Lê Tràng Kiều hầu như không được nhắc đến Khi đã có độ lùi thời gian cần thiết để có cái nhìn chuẩn xác hơn, vị tha hơn về

phái Nghệ thuật vị nghệ thuật thì tên tuổi của Lê Tràng Kiều mới được chú ý

Tuy nhiên mãi tới khoảng 10 năm trở lại đây các tác phẩm của Lê Tràng Kiều mới được xuất hiện và công bố đầy đủ

Người đầu tiên chú ý và tâm huyết với sự nghiệp phê bình văn học của

Lê Tràng Kiều chính là PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện Là một trong những nhà

nghiên cứu lý luận phê bình văn học, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã cho ra

đời tác phẩm Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935 - 1939 vào năm 1996

Trong đó có công bố một số bài viết của Lê Tràng Kiều và một phần tác phẩm

Văn chương và hành động- tác phẩm có tính chất tuyên ngôn nghệ thuật của Văn phái phương Đông mà Lê Tràng Kiều tham gia chấp bút cùng Hoài Thanh

và Lưu Trọng Lư Sau này các bài viết đó của Lê Tràng Kiều được tuyển vào

cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ 20 một cách đầy đủ hơn

Năm 1997 Tuyển tập phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam 1900 –

1945 gồm 5 tập được nhà xuất bản bản Văn học ấn hành, trong đó ở tập 3 có

sưu tập các tác phẩm phê bình văn học của Lê Tràng Kiều

Cũng trong năm 1997, tác giả Mã Giang Lân trong Tổng tập văn học

Việt Nam (tập 24B) cũng đã tuyển chọn một số bài phê bình của Lê Tràng Kiều

nhưng cũng chỉ là các bài phê bình về thơ Mới

Năm 1999, cuốn Văn chương và hành động được nhà nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Thiện cho xuất bản toàn văn Đây là cuốn sách duy nhất được

coi là tuyên ngôn nghệ thuật của Văn phái phương Đông trong đó Lê Tràng

Trang 7

phương Đông hầu như không được nhắc đến và Văn chương và hành động thì

chỉ còn là một cái tên sách được điểm qua khi thống kê danh mục tác phẩm của Hoài Thanh Bởi tác phẩm này vừa in xong chưa kịp phát hành thì đã bị nhà

cầm quyền thực dân thu hồi Như một sự đền bù của lịch sử vào năm 1996 Văn

chương và hành động đã từ nước Pháp xa xôi trở về với bạn đọc Việt Nam và

năm 1999 nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện đã công bố toàn văn tác phẩm này Đây là cuốn sách duy nhất có gắn tên tuổi của Lê Tràng Kiều nhưng vai trò của ông trong đó có phần bị mờ nhạt trước Hoài Thanh và Lưu Trọng Lư

Cùng năm 1999, Nguyễn Ngọc Thiện và Lữ Huy Nguyên công bố sưu

tập các bài phê bình văn học trên tạp chí Tao Đàn trong đó có các tác phẩm của

Lê Tràng Kiều đăng trên tạp chí này

Năm 2000 trong cuốn: Vũ Trọng Phụng - về tác giả tác phẩm, NXB

Giáo dục có sưu tầm 1 bài của Lê Tràng Kiều về Vũ Trọng Phụng viết năm

1935

Năm 2002 trong Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (số 3 + 4) Nguyễn Xuân

Sanh viết hồi ký về Lê Tràng Kiều đã ca ngợi “Nhà văn - nhà báo Lê Tràng

Kiều, con người cương trực”, tinh thần yêu nước và những đóng góp cho công

cuộc kháng chiến cứu nước của Lê Tràng Kiều: Nguyễn Xuân Sanh viết: “Tấm

lòng yêu nước của anh (Lê Tràng Kiều) tính cương trực và tình đoàn kết hoà nhã của anh, thu hút được bạn bè nhà báo nhà văn gần gũi với anh mà bà con trong Nam thường gọi là “nhóm ký giả kháng chiến” riêng Lê Tràng Kiều đáng quý trọng là có khá nhiều bài vun đắp cho tinh thần chiến đấu của nhân dân và đất nước vì độc lập tự do thống nhất”

Năm 2002 Nguyễn Anh Chi là người sưu tập các bài phê bình in trong

Tiểu thuyết thứ 5, trong đó có các bài phê bình của Lê Tràng Kiều

Trang 8

Năm 2003 trong cuốn Tranh luận văn nghệ thế kỷ 20 do nhà xuất bản

Lao động ấn hành trình bày cuộc tranh luận về thơ cũ - thơ mới có trích các bài

phê bình về thơ mới của Lê Tràng Kiều tham gia tranh luận với tư cách là

thành viên của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật

Năm 2004 trên Tạp chí văn học số 3, Nguyễn Anh Chi trong mục “Chân

dung văn học” có viết bài về Lê Tràng Kiều Anh Chi đã tóm tắt cuộc đời sự

nghiệp của Lê Tràng Kiều và những đóng góp của ông cho văn học cũng như

cho kháng chiến Anh Chi viết :“Và, chúng tôi bỗng muốn nói với Lê Tràng

Kiều, một câu thôi, rằng, những gì ông làm được trong suốt cuộc đời rong ruổi ngoài Bắc trong Nam, một cuộc đời hành động đâu có chết được, và những ý nghĩa của nó càng không thể chìm vào hư vô”

Năm 2004 nhà xuất bản Thế giới phát hành Từ điển văn học (bộ mới)

trong đó Bùi Thị Thiên Thai viết mục về Lê Tràng Kiều đã sưu tập được khá

đầy đủ về tiểu sử của Lê Tràng Kiều và các tác phẩm của ông đồng thời cũng

có những nhận xét đánh giá đúng mực hơn về tác giả này

Năm 2004 luận văn của Phùng Gia Thế với đề tài: Cuộc tranh luận thơ

mới - thơ cũ - những vấn đề lịch sử và lý luận bảo vệ tại khoa Ngữ văn Đại

học Sư phạm Hà Nội cũng đã có những bước đầu đề cập đến vai trò của Lê Tràng Kiều trong cuộc tranh luận thơ mới - thơ cũ qua việc phân tích một số bài tham gia tranh luận của ông

Năm 2005 nhà xuất bản khoa học xã hội cho phát hành cuốn Lý luận phê

bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 của PGS.TS Nguyễn

Ngọc Thiện Trong đó có nghiên cứu về hai cuộc tranh luận nghệ thuật, đều đề

cập đến vai trò của Lê Tràng Kiều

Trang 9

Tiếp đó cùng năm 2005 Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên cuốn Văn học Việt

Nam thế kỷ 20 - Lý luận phê bình nửa đầu thế kỷ (Quyển 5 - tập 3) công bố gần

như toàn vẹn các bài phê bình của Lê Tràng Kiều

Năm 2006 trong cuốn Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX

của nhà xuất bản Văn hoá thông tin do Mã Giang Lân viết cũng công bố một

số bài phê bình của Lê Tràng Kiều về thơ mới, góp phần tham gia vào cuộc tranh luận thơ mới - thơ cũ

Như vậy qua việc tìm hiểu và khảo sát các công trình nghiên cứu về Lê Tràng Kiều, người viết nhận thấy rằng chưa có một luận văn thạc sỹ nào nghiên cứu về đề tài này Một mặt có thể do việc công bố đầy đủ tác phẩm của

Lê Tràng Kiều cũng mới chỉ hoàn thành cách đây không lâu Mặt khác Lê Tràng Kiều lại đứng bên cạnh những tác giả nổi tiếng như Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư nên tên tuổi của ông phần nào bị khuất lấp hơn

Trong quá trình nghiên cứu vấn đề người viết đã kế thừa những luận điểm khả thủ trong kết luận của các nhà nghiên cứu đi trước Với bộ sưu tập đầy đủ các tác phẩm của Lê Tràng Kiều người viết sẽ làm sáng tỏ trên mọi phương diện những đóng góp của Lê Tràng Kiều đối với phê bình văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu là toàn bộ các tác phẩm của Lê Tràng

Kiều đã được hệ thống một cách đầy đủ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ

XX do PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên, người viết sẽ đi sâu nghiên cứu

quan niệm văn học của Lê Tràng Kiều và phê bình thơ của ông trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật

Về cơ bản, toàn bộ các tác phẩm nghiên cứu phê bình văn học của Lê Tràng Kiều bao gồm 32 bài Chúng tôi sẽ thống kê trong phần phụ lục của luận

Trang 10

văn Khi nghiên cứu về phê bình văn học của Lê Tràng Kiều người viết sẽ đặt vào bối cảnh lịch thời đại trong tiến trình phát triển của nền phê bình lý luận văn học nước nhà Bởi chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra rằng không một cá nhân nào tồn tại ngoài thời đại Hơn nữa các tác phẩm của Lê Tràng Kiều ra đời một bối cảnh khá đặc biệt trong lịch sử văn học Đó chính là giai đoạn của

các cuộc tranh luận nghệ thuật đang diễn ra sôi nổi trên văn đàn: Tranh luận về

Truyện Kiều (1924 - 1925), Tranh luận về quốc học (1925 - 1941), Tranh luận

về thơ mới, thơ cũ (1935 - 1942), Tranh luận về Duy tâm hay duy vật (1933 -

1939), tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (1935 - 1939),Ttranh luận dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

(1936 - 1939)

Chính vì thế người viết sẽ phân tích các tác phẩm của Lê Tràng Kiều trong sự đối sánh với những người cùng quan điểm như Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư và cả với những người có quan điểm đối lập như Hải Triều để làm sáng tỏ tư tưởng và những đóng góp của ông

4- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu một cách khoa học, nghiêm túc toàn bộ tác phẩm phê bình văn học của Lê Trọng Kiều không gì khác ngoài mục đích đánh giá một cách toàn diện, công bằng và khách quan về những đóng góp của Lê Tràng Kiều cho nền lý luận phê bình văn học Việt Nam

Với mục đích như vậy, hệ thống lý luận triết học Mác- Lê nin, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng sẽ là cơ sở phương pháp luận chung cho toàn bộ luận văn của chúng tôi

Nghiên cứu một tác gia phê bình văn học, người viết đã kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: phương pháp hệ thống và phương pháp

Trang 11

lịch sử, phương pháp thống kê, phân loại kết hợp với so sánh, phân tích và tổng hợp

5- CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, Luận văn

được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Lê Tràng Kiều - Cuộc đời và sự nghiệp

Chương II: Quan niệm văn học của Lê Tràng Kiều

Chương III: Lê Tràng Kiều - nhà phê bình thơ mới đầu tiên

Trang 12

CHƯƠNG I

LÊ TRÀNG KIỀU – CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

1 BỐI CẢNH THỜI ĐẠI

Cuộc đời văn chương của Lê Tràng Kiều gắn với một bối cảnh lịch sử văn hoá khá đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc nói chung và tiến trình văn học nói riêng Đó chính là giai đoạn 1930-1945

Về mặt chính trị xã hội đây là thời kỳ đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt,

là thời kỳ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ sắp đến ngày cáo chung trên bán đảo Đông Dương Thực dân Pháp ngày càng phơi trần bộ mặt thâm hiểm và tàn bạo Còn phát xít Nhật thì nuôi tham vọng làm bá chủ vùng Châu Á- Thái Bình Dương Nhưng từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương phong trào công nhân và phong trào yêu nước khác như những đợt sóng thần ngày một dâng cao lên liên tiếp đập vào thành luỹ của bọn cướp nước và bán nước Khủng bố trắng 1930-1931 chỉ có thể làm cho phong trào tạm thời lắng xuống chứ chưa thể dập tắt được phong trào cách mạng ngày càng bùng nổ dữ dội

Về mặt văn hoá, phải kể đến vai trò của báo chí đối với sự phát triển của

xã hội nói chung và văn học nói riêng

Từ năm 1865 báo chí bắt đầu du nhập vào Việt Nam Hình thức đầu tiên của báo chí là công báo, phục vụ cho công cuộc viễn chinh của người Pháp Phải đến đầu thế kỷ XX, sau phong trào Đông Kinh nghĩa thục vào phong trào

Trang 13

Duy Tân thì người Việt mới chính thức chấp nhận báo chí như một phần thiết yếu trong đời sống văn hoá xã hội

Từ năm 1905 trở đi bắt đầu xuất hiện các tờ báo của người Việt phục vụ nhu cầu văn hoá của người Việt Báo chí trở thành cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng

và đỡ đầu cho một nền văn học mới

Nhưng nếu trước năm 1930 báo chí chủ yếu giúp độc giả làm quen với chữ Quốc ngữ và văn hoá phuơng Tây thì sau đó báo chí đã góp phần to lớn trong việc kích thích không khí sáng tác và không khí tiếp nhận dòng văn học mới Theo Phạm Thế Ngũ, từ năm 1932 đến năm 1935 có đến 27 tờ báo được phép ra đời Hơn nữa do phong trào đấu tranh của quần chúng trong nước và

dư luận tiến bộ Pháp, bọn thực dân ở Đông Dương phải ra lệnh bãi bỏ Ty kiểm duyệt Nam báo ở Trung kỳ từ ngày1 tháng 1 năm 1935

Vào năm 1936, ở Pháp, mặt trận Bình dân thắng thế nên chính sách cai trị của thực dân Pháp ở thuộc địa có phần được nới lỏng hơn trước Báo chí được tự do phát triển và cũng không ngừng ra tăng về số lượng, đổi mới về chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng Hầu như trên các báo đều có mục giới thiệu văn học thường xuyên như văn tuyển, điểm sách, tin văn, giới thiệu sách mới, sưu tầm văn học, giới thiệu truyện ngắn và tiểu thuyết đăng nhiều kỳ

Báo chí chính là diễn đàn để các trí thức Việt Nam trao đổi các vấn đề văn hoá, ngôn ngữ, nghệ thuật, văn chương Đồng thời là nơi tạo ra không khí kích thích sự sáng tạo, sự thể nghiệm và những tìm tòi học hỏi của nhà văn trên con đường cầm bút Như thế báo chí đã dần dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của quần chúng ở đô thị và những người có học ở nông thôn

Trang 14

Việc ra đời và phát triển rầm rộ của báo chí kéo theo việc xuất hiện hàng loạt các nhóm phái Họ tập hợp nhau lại và dùng báo chí làm cơ quan ngôn

luận cho mình như Tự lực văn đoàn có báo Phong hoá, Ngày nay, nhóm Tân

dân có Tạp chí Tao đàn và Tiểu thuyết thứ bảy Văn phái Phương Đông của

Hoài Thanh, Lưu Trọng Lưu và Lê Tràng Kiều tuy không có một tờ báo riêng làm cơ quan ngôn luận cho mình nhưng họ đã rất nhiều bài đăng trên các báo

như Hà Nội báo, Phụ nữ tân văn, Tạp chí Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy

Báo chí trở thành diễn đàn cho nhiều hoạt động xã hội, văn hoá và nghệ thuật Liên tục từ đầu những năm 30 đến cuối thập kỷ này, nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra trên báo chí, lôi cuốn sự tham gia của nhiều cây bút lý luận, có

tiếng vang rộng rãi và thu hút sự quan tâm chú ý của bạn đọc như Tranh luận

về Quốc học(1924-1941), Tranh luận về Truyện Kiều( 1924-1944), Tranh luận

về duy tâm duy vật( 1933-1939), Tranh luận về thơ cũ thơ mới(1932-1942), Tranh luận về nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh(1933- 1939), Tranh luận về dâm hay không dâm trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng( 1935-1939)

Các nhóm phái đã công khai bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình trên báo chí và đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quan niệm ấy

Lê Tràng Kiều là người viết văn, làm báo nên không thể bỏ qua không khí học thuật đang diễn ra sôi nổi trên khắp văn đàn lúc bấy giờ Ông cũng bắt

đầu cho đăng các bài báo lẻ trên báo Văn học tạp chí từ những năm 1930, 1931

và thực sự có những đóng góp đáng kể cho văn học nước nhà là từ những năm

1935, 1936 khi ông làm chủ bút tờ Hà Nội báo

2.VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 15

Do hoàn cảnh lịch sử và đặc thù về tư duy, trong quá khứ của nền văn hoá văn nghệ dân tộc, Việt Nam chưa có bề dày truyền thống trước tác, lập thuyết về mỹ học, lý luận văn học nghệ thuật Do đó Việt Nam có một nền thơ

ca khá phong phú song lại chưa có một nền lý luận phê bình văn học có bề dày Điều này càng đúng hơn với thời kỳ văn học trung đại của nước ta Trong suốt

10 thế kỷ của văn học Việt Nam Trung đại, các văn nhân chỉ chú trọng sáng tác thơ văn bằng chữ Hán, chữ Nôm, thảng hoặc mới để tâm phát biểu qua thư từ trao đổi, đề từ và lời dẫn tác phẩm, thể lệ biên tập, lời tựa, lời bàn, lời bạt…Trong đó đột xuất có những hạt nhân tư tưởng lý luận sâu sắc thể hiện sự minh triết của tư duy, sự am tường về lao động nghề viết Nhưng chưa thể nói

đó là những công trình lý luận có tính hệ thống Bởi sự thật lý luận văn học là

từ thực tiễn sáng tác văn học mà ra, nhưng là hai chuyện khác nhau Chỉ khi nào cái sau dần tự ý thức thì mới thành ra cái trước Từ thực tế phong phú và phức tạp của văn học, muốn nâng lên thành lý luận, phải có một bước chuyển hoá- nếu không muốn nói là nhảy vọt trong tư duy Lịch sử sáng tác văn học và

lịch sử lý luận (hay quan niệm văn học) do đó là hai việc khác nhau

Sang đầu thế kỷ XX song song với cuộc vận động do các sĩ phu yêu nước chủ xướng nhằm đổi mới tư duy và canh tân đất nước, chấn hưng các mặt của đời sống văn hoá xã hội, đưa Việt Nam tiến kịp cùng trào lưu của thế giới hiện đại, thì yêu cầu xây dựng một nền quốc học, một nền văn học Việt Nam hiện đại được đặt ra một cách bức thiết Một thể tài mới của văn chương hiện đại đó là văn nghị luận, văn lý luận phê bình đã ra đời cùng với sự nảy nở của các thể tài sáng tác mới ( như thơ mới, tiểu thuyết hiện đại, kịch nói) và dịch

văn học Nói như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì “kể từ ngày tiếp xúc với

văn minh, học thuật Pháp, tư tưởng phái trí thức nước ta thay đổi nhiều, các học thuyết mới, các tư trào mới dần dần tràn vào xứ ta Các phương pháp mới cũng được các độc giả ứng dụng Các thể văn cũ biến đi, các thể văn mới (tiểu thuyết, phê bình, kịch) được các nhà trước tác viết theo Dân tộc ta cũng sẽ

Trang 16

biết tìm thấy trong nền văn học nước Pháp những điều sở trường để bổ khuyết cho những thiếu thốn của mình mà làm cho cái tinh thần của dân tộc mình được mạnh lên để gây lấy một nền văn học vừa hợp với cái hoàn cảnh hiện thời vừa giữ được cái cốt cách cổ truyền”

Có thể nói so với trung đại thì đây rõ ràng là một thời kỳ thay da đổi thịt

có tích chất cách mạng của lý luận, phê bình Theo nhiều khuynh hướng và cách thức khác nhau, những bài viết, công trình đã xuất hiện, lực lượng tham gia ngày một đông đảo (bao gồm các cả các nhà tân học và cựu học) và ngày càng phong phú hơn về quan điểm Hoạt động lý luận phê bình ngày càng được dân chủ hoá và hiện đại hoá, gắn liền với các tên tuổi nổi bật như Phan Kế Bính, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Bùi Kỷ, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Thiếu Sơn, Hải Triều, Hoài Thanh Các bài viết, các công trình hướng về xây dựng một nền văn hoá văn nghệ có tính cách dân tộc và hiện đại Mặc dù chưa có những thành tựu thật xuất sắc song qua đây bước khởi động của tiến trình hiện đại hoá ở phương diện này đã thể hiện

rõ nét, góp phần tạo ra một không khí học thuật sôi nổi chưa từng có so với các thời kỳ trước

Văn lý luận phê bình ra đời đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển đồng

bộ của quá trình hiện đại hoá văn học Nó nhằm định hướng những cơ sở tư tưởng, lý thuyết cho thực tiễn sáng tác vận động theo khuynh hướng mới, đấu tranh, khẳng định và ghi nhận những thành tựu sáng tác tiêu biểu trên con đường xây dựng nền văn hoá dân tộc trong thời đại lịch sử mới

Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn nở rộ của lý luận phê bình báo chí Từ năm 1933 trong sinh hoạt văn học xuất hiện một loạt các bài viết mang rõ tính chất luận chiến với nhiều quan điểm mới lạ Đặc biệt vào đầu năm 1935, khi

cuộc tranh luận Nghệ thuật vị nghệ và Nghệ thuật vị nhân sinh khởi tranh, Hoài Thanh nhanh chóng trở thành vị thủ lĩnh của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật

Trang 17

Ông cùng với Lưu Trọng Lưu và Lê Tràng Kiều nhóm họp trong Văn phái

Phương Đông đã cho ra đời Văn chương và hành động Đây là tập chuyên luận

chứa đầy những tư tưởng lý luận phê bình văn nghệ với lời đề từ “Thay lời

tuyên ngôn của văn phái Phương Đông” Tác phẩm này được nhà xuất bản

Phương Đông- Hà Nội in xong ngày 10 tháng 5 năm 1936 với số lượng 2000 bản, nhưng chưa kịp phát hành thì bị nhà cầm quyền thực dân ra lệnh thu hồi

Tiếp đó hàng loạt các cuộc tranh luận học thuật khác đã nổ ra thu hút sự tham gia của nhiều cây bút lý luận có tên tuổi Các cuộc tranh luận này phản ánh sự đối thoại, cọ xát công khai giữa các khuynh hướng, tư tưởng mỹ học

Từ các cuộc tranh luận này đã xuất hiện những tác gia và tác phẩm tiêu biểu ghi nhận bước trưởng thành, phát triển của tư duy lý luận văn học nước ta Các tác phẩm lý luận văn học ra đời và vẫn còn có ảnh hưởng lớn đến tận ngày nay như các tác phẩm của Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn

Đổng Chi, đặc biệt là Đề cương văn hoá Việt Nam do đồng chí Trường Chinh

khởi thảo

3 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA LÊ TRÀNG KIỀU

Lê Tràng Kiều tên thật là Lê Tài Phúng Ông sinh năm 1912 tại quê hương Nam Định và sống thời niên thiếu ở đó Ông theo học trường Thành Chung một vài năm cho đến năm 16 tuổi thì gia đình chuyển cư lên Hà Nội ở tại làng Mọc, Quan Nhân nay thuộc phường Nhân Chính quận Thanh Xuân Hà Nội Tại đây ông theo học trường Thăng Long, Hà Nội

Lê Tràng Kiều bắt đầu theo đuổi sự nghiệp viết văn làm báo từ những

năm 1930-1931 và đã có những bài phê bình văn học đăng trên Văn học tạp

chí Ông hoà nhập rất nhanh vào đời sống văn chương đương thời và có ảnh

hưởng khá sâu sắc đến nhiều nhà văn nhà thơ

Trang 18

Từ năm 1935 đến năm 1936 Lê Tràng Kiều có những đóng góp đáng kể

cho văn học nước nhà, nhất là từ khi ông làm chủ bút tờ Hà Nội báo Ông

cùng các bạn thân hữu đã làm cho phần văn học của báo tạo được ấn tượng rất mạnh mẽ trong đời sống xã hội lúc bấy giờ Là một người luôn luôn ủng hộ cái mới, Lê Tràng Kiều đã có công lớn trong việc nâng đỡ và phát triển tài năng văn học Lê Tràng Kiều chủ trương xuất bản các tiểu thuyết của Vũ Trọng

Phụng, các vở kịch thơ Anh Nga, Tần Ngọc của Phạm Huy Thông Đặc biệt ông cho đăng giới thiệu và in liền 13 kỳ tác phẩm đầu tay Trường ca lạc loài

của Nguyễn Xuân Sanh, lúc đó mới chưa đầy 15 tuổi

Lê Tràng Kiều đã từng viết bài ca ngợi tài năng độc đáo của Vũ Trọng

Phụng trong thể loại phóng sự, đồng thời kích lệ tác giả : hãy viết những truyện

ngắn hay những truyện dài về xã hội Tôi dám chắc sự nghiệp văn chương của ông sẽ rạng rỡ vô cùng

Kết quả là tiểu thuyết Thị Mịch ra đời và ngay lập tức được đăng trên Hà

Nội báo Nhưng do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thực dân nên Lê

Tràng Kiều và Vũ Trọng Phụng đã quyết định đổi tên tác phẩm thành Giông Tố

và tái đăng trọn vẹn tác phẩm

Tên tuổi của Lê Tràng Kiều thực sự được biết đến nhiều là bắt đầu từ những cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 Ông là người có công đầu trong việc cổ vũ cho sự thắng lợi của phong trào thơ mới

Đầu năm 1936 khi cuộc tranh luận về thơ cũ thơ mới còn đang rất sôi

động thì Lê Tràng Kiều đã có bài viết quan trọng in trên Hà Nội báo số 14 Bài

Thơ mới của ông đã khẳng định giá trị của phong trào thơ mới và chúc mừng

chiến thắng toàn vẹn của nó Chính bài viết này đã gây nên một cuộc bút chiến quyết liệt khắp trong Nam ngoài Bắc :

Trang 19

“Ba năm qua…với thơ ca văn học ta đã bước một bước dài Một sự may mắn không ngờ! Chỉ trong vòng ba năm mà lần lượt đua nhau xuất hện không biết bao nhiêu tác phẩm có giá trị mà trong cái dĩ vãng phẳng lặng mấy ngàn

Không chỉ viết các bài mang tính chất luận chiến mà Lê Tràng Kiều còn nhiệt thành giới thiệu nhiều nhà thơ mới như Thao Thao, Thái Can, Nguyễn Nhược Pháp, Đông Hồ, Nguyễn Vỹ, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư Ông đã nhấn mạnh quan điểm của mình về thơ mới như sau:

“Những bài thơ như Tiếng Thu, Bao la sầu, Một chiều thu không phải

là di sản của một gia đình nào, một phe phái nào, một thời đại nào, nó đáng cho mọi người trong nước ngâm nga, đáng dịch ra tiếng nước ngoài cho người

ta thấy rằng dân tộc ta không phải là không có người hiểu cái hay cái đẹp ở đời” [63- tr.1075]

Sau đó trong một khoảng thời gian không dài Lê Tràng Kiều đã cho ra đời một loạt mười bài viết cổ động cho cả phong trào và từng bước đi sâu vào một số gương mặt tác giả tiêu biểu: nhấn mạnh nét cổ điển phương đông trong thơ Thái Can, sự bình dị trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, tính mới mẻ của thơ Nguyễn Vỹ, hồn thơ mộng ảo của Thế Lữ, những chiêm nghiệm và suy tư quá vãng của Vũ Đình Liên và vai trò nổi bật của tính nhạc trong thơ của Lưu Trọng Lư

Có thể nói tất cả sự đa dạng phong phú muôn màu muôn vẻ của các nhà thơ mới mà Lê Tràng Kiều đã trình bày trong các bài viết của mình đã có sức thuyết phục rất lớn trong đời sống văn học nước nhà những năm đó Lê Tràng

Kiều đã giúp độc giả hình dung một quy mô thu nhỏ của Thi nhân Việt Nam

đương đại, góp phần quan trọng vào sự thành công rực rỡ của phong trào thơ mới và rất có thể là những khơi gợi bước đầu cho công trình tổng kết kinh điển

của Hoài Thanh, Hoài Chân về Một thời đại trong thi ca sau này(1942)

Trang 20

Những năm giữa và cuối thập kỷ 30 của thế kỷ XX Lê Tràng Kiều đã có những cống hiến thực sự cho văn học nước nhà nhưng đồng thời ông cũng gặp không ít những khó khăn Thời đó trong đời sống văn chương báo chí, một số

người nêu vấn đề Truyện Kiều của Nguyễn Du, coi đó là sách dâm ô có thể làm

bại hoại đến phong tục thẩm mỹ dân gian Lê Tràng Kiều đã phải viết bài bênh

vực Truyện Kiều trên Hà Nội báo số 2 năm 1936 Lê Tràng Kiều còn là một

trong số những cây bút tiêu biểu trong cuộc tranh luận học thuật và chính trị lý

thú diễn ra vào những năm 1935-1939 Với tư cách là thành viên của Văn phái

Phương Đông, ông cùng Lưu Trọng Lưu trợ giúp cho Hoài Thanh nhằm đối

phó với phái Nghệ thuật vị nhân sinh do Hải Triều làm chủ soái

Cũng trong thời gian này tác phẩm Văn chương và hành động mà ông

đồng tác giả với Hoài Thanh và Lưu Trọng Lưu đã bị chính quyền thực dân

cấm lưu hành khi vừa mới in xong Tiếp đó tờ Hà Nội báo của ông bị đình bản

Mặc dù vậy ông và các bạn văn cùng chí hướng vẫn tâm huyết kiên định Lê

Tràng Kiều đã gây dựng một tờ báo mới thay thế tờ Hà Nội báo vừa bị đình bản Đó là tờ Tiểu thuyết thứ Năm Nhưng vừa mới ra được 13 số thì tờ báo này

lại bị đình bản Lê Tràng Kiều và các bạn văn lại phải lao đao vất vả, mãi đến

tháng 10 năm 1938 thì tờ Tiểu thuyết thứ Năm mới được xuất bản trở lại Trong

thời gian này Lê Tràng Kiều vừa phải làm chủ bút, chạy quảng cáo vừa cho ra đời 20 bài phê bình văn học, bình luận xã hội, kí sự điều tra

Giai đoạn từ năm 1936 đến năm 1940 Lê Tràng Kiều viết rất nhiều và sống tận tâm với văn học nước nhà Cũng thời kỳ này ông cùng với Chu Ngọc,

Bùi Nguyên Cát, Vũ Trọng Can lập ra Ban kịch Hà Nội, được đông đảo khán

giả Hà Nội rất ưa chuộng

Ngay khi tờ Tiểu thuyết thứ Năm bị đình bản hẳn, Lê Tràng Kiều đó vào Nam và năm 1940 ông lại chủ trương một tờ bỏo khỏc ở Sài Gũn là bỏo Lá lúa

Những năm này đất nước trải qua bao nhiêu đau thương biến động khôn lường,

Trang 21

nghề văn chương báo chí thực sự vô cùng khó khăn Rồi Cách mạng tháng Tám, rồi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp

Ngay thời điểm cuối năm 1946 Lê Tràng Kiều lại tập hợp được một nhóm bạn cùng chí hướng gồm Thiết Can, Lý Hải Chõu, Thờ Hỳc Phan Văn

Hạnh, Mai Văn Bộ, Vũ Tùng… ra tờ báo Dân quyền với khẩu hiệu in ngay

trên đầu báo :

“Một dân tộc Việt Nam, một lực lượng đoàn kết, một phương pháp tranh đấu, một tinh thần - dân chủ, một mục đích - độc lập”

-Báo Dân quyền theo đường hướng chống đế quốc thực dõn và chớnh phủ

tay sai bự nhỡn nờn bị cấm lưu hành

Từ cuối năm 1946, trước những biến động lớn lao của cả xó hội, chịu rất nhiều những o ộp của chớnh quyền thực dõn, Lờ Tràng Kiều vẫn kiờn trỡ tổ chức những nhà văn cùng chí hướng gây dựng nên nhiều tờ báo Các tờ báo mới ra đều bị cấm nhưng rồi lại có một tờ báo mới khác ra đời thay thế…

Thực chất toà soạn các tờ báo Ngày nay rồi Việt báo rồi Lẽ sống rồi Phụ nữ…

đều do nhóm của Lê Tràng Kiều làm

Vậy là từ khi vào Nam, Lê Tràng Kỉều đó từ lĩnh vực văn học chuyển sang lĩnh vực chớnh trị xó hội Cả đời ông đó viết rất nhiều nhưng có lẽ tên tuổi của ông chỉ gắn với một tác phẩm được xuất bản thành sách Đó là cuốn

Văn chương và hành động ông viết chung với Hoài Thanh và Lưu Trọng Lưu,

mà ngay khi vừa in ra đó bị chớnh quyền thực dõn bắt đỡnh bản và tịch thu hết Bởi trong tác phẩm này, Lê Tràng Kiều và nhóm của ông đó kờu gọi khỏt vọng

“thành thực” khát vọng “hành động” khi chứng kiến cảnh “Một dân tộc đó từng là một quốc gia trong khoảng non nghỡn năm Thế mà ngày nay chẳng những chịu thua người Tây người Nhật đến nỗi bước chân sang dóy nỳi Giăng Màn cũng phải cúi đầu trước một anh chaumong, một anh tasseng, một anh

Trang 22

phoban” và “một đám người non hai ngàn vạn hoặc chen chúc trong những xó nhà ẩm thấp tối tăm, bẩn thỉu nơi thành thị, hoặc ẩn náu dưới những túp lều tranh khốn khổ rải rác nơi thôn quê, ăn bữa no bữa đói, kéo dài một cuộc đời

dở sống dở chết, vất vả đau thương”

Các ông cho rằng nhà văn không thể vin vào quan niệm “văn chương

cũng như khoa học có tính cách chung vĩnh viễn, ở ngoài phạm vi quốc gia và thời đại” để “lạnh lùng với nghĩa vụ làm dân”, hơn ai hết nhà văn phải là

người đi đầu hành động và kêu gọi mọi người cùng hành động theo, không

những thế “nhà văn ngoài việc làm ra cũn cú một cỏch hành động gián tiếp,

hành động bằng ngũi bỳt”

Chính tư tưởng bị coi là phản động này mà cuốn sách bị chế độ thực dõn dỡm chết khi vừa mới ra đời Tất nhiên công đầu tiờn trong việc hỡnh thành cuốn sỏch này vẫn thuộc về Hoài Thanh song Lờ Tràng Kiều cũng cú những đóng góp không nhỏ trong việc thai nghén và đề xuất ý tưởng, đặc biệt là trong việc in ấn và xuất bản Sau năm 1975 Lê Tràng Kiều tham gia sinh hoạt tại Hội văn nghệ giải phóng miền Nam Năm 1977 ông qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh nặng

Đó gần nửa thế kỷ trôi qua từ khi ông qua đời, những người hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của ông ngày một thêm thưa vắng Có lẽ so với hai thành

viên trong Văn phái Phương Đông là Hoài Thanh và Lưu Trọng Lưu thỡ Lờ Tràng Kiều ớt được chỳ ý hơn cả Trong bộ sách đồ sộ Tổng tập văn học Việt

Nam dày hàng mét, phần về Lê Tràng Kiều cũng chỉ có dăm ba dũng mà cũn

chưa rừ năm sinh, năm mất, cũng không ghi về quê quán Sự thiếu sót có lẽ do hoàn cảnh lịch sử ấy đó và đang được hoàn thiện

Chính vì vậy, với đề tài này, người viết cũng mong muốn góp một phần nhỏ bộ của mỡnh để làm sáng tỏ hơn sự nghiệp phờ bỡnh văn học của ông nói

Trang 23

Việt Nam nói chung, đồng thời đưa lại vị trí xứng đáng vốn có của ông trong

lịch sử văn học Việt Nam

CHƯƠNG II

QUAN NIỆM VĂN HỌC CỦA LÊ TRÀNG KIỀU

Quan niệm văn học là cơ sở của phương pháp phá bĩnh văn học

Trong cảc cuộc đời viết văn làm báo của mình, mặc dự Lê Tràng Kiều

chưa có một tác phẩm nào xuất bản thành sách hoàn chỉnh nhưng số lượng

trang viết mà ông để lại qua những bài viết lẻ được công bố trên các báo và tạp

chí lại không phải là nhỏ Nhưng cũng giống như Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều

là người không ưa núi lý thuyết và cũng khụng hề phỏt biểu trực tiếp quan

niệm văn học của mỡnh Những tư tưởng về văn học của ông chỉ được thể hiện

trong một số bài viết ông tham gia tranh luận đăng trên Tiểu thuyết thứ Năm và

Hà Nội báo

1 VẤN ĐỀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

VÀ THIÊN CHỨC CỦA NHÀ VĂN

Khi nói đến những chức năng cơ bản của văn học nghệ thuật, từ xưa đến

nay hầu hết mọi người đều thừa nhận là chức năng nhận thức, chức năng giáo

dục và chức năng thẩm mỹ (hay nói cách khác văn nghệ hướng con người tới

Chân- Thiện -Mỹ), là những phẩm chất đồng bộ chỉnh thể nhằm phát huy tác

Trang 24

động tích cực của văn nghệ đối với đời sống xót hội và cuộc sống tinh thần của con người

Trong khi tranh luận với phái Nghệ thuật vị nghệ thuật, Hải Triều và những thành viên trong phái Nghệ thuật vị nhân sinh đó thấy được nguồn gốc

của nghệ thuật là lao động Nghệ thuật sinh ra là để phục vụ lao động của con người, nghệ thuật là một sản phẩm của sự sinh hoạt xó hội và là thượng tầng của kiến trúc nên có tính giai cấp Ngay trong bài viết đầu tiên của cuộc tranh luận Hải Triều đó thử định nghĩa nghệ thuật:

“Nghệ thuật là một cái sản vật của sự sinh hoạt xó hội(…) Nghệ thuật là một phương pháp để truyền nhiễm về tỡnh cảm(…) Nghệ thuật xó hội hoỏ tỡnh cảm của loài nguời, như thế cái phát ngôn của nghệ thuật là ở trong xã hội mà quang cảnh của nó cũng ở trong xã hội(…) Nghệ thuật là cả hệ thống của tình cảm được diễn ra thành hỡnh ảnh….”

Tính đúng đắn của Hải Triều khi xem xét gốc gác của văn chương nghệ thuật là ở trong xã hội mà cứu cỏnh của nú là phụng sự nhõn dõn là điều khụng thể phủ nhận Hải Triều cho rằng trong hoàn cảnh xó hội khi đó, văn chương

không muốn “trái mùa” “phản tiến hoá ” thỡ nú phải phụng sự cho quyền lợi

của giai cấp bình dân tức là lực lượng tiến bộ trong xã hội Không thể có thứ văn chương siêu hình đứng trên hoặc đứng ngoài đời sống con người, tự ru ngủ mỡnh, huyễn hoặc quần chỳng ễng nhấn mạnh tới ý nghĩa tương tác của giữa văn chương và xã hội để qua đó khẳng định chức năng của văn chương là

“thay đổi căn nguyên trạng xã hội”, văn chương can dự, gắn bó với đời sống

nhân dân và lúc này đây nó phải phơi bày hiện thực thối nát của tỡnh trạng người bóc lột người, chỉ ra cho bình dân một con đường tự cứu để đến với một tương lai tươi sáng:

“Văn chương phải là những lời hiệu triệu ra tranh đấu để mưu cầu sự

Trang 25

Từ đó Hải Triều và những người cùng phái với ông đó vạch ra cho người nghệ sĩ những yêu cầu và nhiệm vụ:

“Tình thế xã hội ngày nay đó nhằm vào thời kỳ khủng hoảng nguy ngập, chế độ tư bản gần đổ nát, quần chúng ta bị thất nghiệp đói rét, sắp bị nạn đế quốc, chiến tranh… Các nhà văn phải góp sức vào công cuộc cứu chữa sự nguy cơ ấy của xã hội chứ không thể ngồi yên trong đám mây xanh chót vót ở ngang trời mà ngâm nga và bảo quần chúng ngâm nga theo mấy câu thơ mơ

mộng như thời bình khi no ấm” (Lâm Mậu Quang, báo Tiến bộ số 3 ngày

8/3/1936)

Lê Tràng Kiều và những người thuộc phái Nghệ thuật vị nghệ thuật đó kịch liệt bỏc bỏ quan niệm này của phỏi Hải Triều Qua việc bờnh vực Truyện

Kiều, Lê Tràng Kiều đó đề cao chức năng giải trí của văn học nghệ thuật:

“Bình dân sau những giờ cần lao hay là trong những giờ cần lao, họ ngâm nga những câu thơ như:

“Lơ thơ tơ liễu buông mành

Con oanh học nói trên cành mỉa mai”

để cho họ hả hờ lũng, để cho quên mệt nhọc, quên trong giây lát cái đời vật chất lam lũ, để hưởng một chút khoái lạc tinh thần, như thế các ông bảo là

là không nên à? Như thế là có hại à?” [21-tr.1177]

Như vậy Lê Tràng Kiều đó khẳng định chức năng chủ yếu của văn chương nghệ thuật là gây được khoái cảm thẩm mỹ, đem đến cho người thưởng thức những cảm giác mới lạ mà quên đi những mệt nhọc toan tính của cuộc sống đời thường

Đó cú lúc Lê Tràng Kiều đề cao quá mức chức năng giải trí của văn học :

Trang 26

“Bình dân nước ta đó lao khổ nhiều rồi, họ đó lam lũ nhiều rồi trong những giờ nghỉ ngơi ta đừng bắt tõm t họ phải buâng khuâng suy nghĩ gì nữa với những vấn đề khó khăn và khúc triết

Nhà văn của họ phải như một bà tiên có phép màu nhiệm đi vào, lẻn vào trong đời họ một cách nhẹ nhàng êm thấm để khuây khoả họ, để vỗ về họ, để khờu gợi cỏi tỡnh cảm của họ, trau dồi cỏi đức dục của họ- và nếu khôn khéo hơn truyền bá những tư tưởng thiết thực để nâng cao về mọi phương diện cái địa vị của họ trong xó hội và trong nhõn loại ” [21- tr.1179]

Quan niệm này của ông cũng gần giống với quan niệm của Hoài Thanh:

“Một tí hương man mác lúc canh trường, những màu tươi xanh rung rinh dưới ánh trời khi ban sớm khiến cho khách giang hồ quên những nỗi nhọc nhằn mà trong chốc lát hưởng những phút say sưa Như vậy chẳng đáng cho một đời hoa hay sao?(….) Người ta sau bao nhiêu nỗi chật vật trong một ngày được ớt thỡ giờ nhàn rỗi, mở một tập thơ, một quyển truyện ra xem làm sao lại bắt người ta nghe hoài một bài học về luõn lý” [55- tr.26]

Nói như vậy không có nghĩa là văn chương ru ngủ quần chúng để họ quên đi bổn phận và trách nhiệm của mình đối với xó hội như một số người đó lầm hiểu nên cho rằng quan niệm này của Lê Tràng Kiều là phản động và đáng

bị lên án Mà cái sai của ông ở đây là đó đề cao một chiều và có phần tuyệt đối hoá chức năng giải trí của nghệ thuật mà thôi

Nhưng văn chương xét đến cùng nó phải là văn chương, là cái Đẹp, nó

có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ, phát triển năng lực và thị hiếu thẩm

mỹ của con người Bởi nhu cầu về cái Đẹp là nhu cầu chính đáng và rất quan trọng trong cuộc sống, là nhu cầu có tính bản chất của con người Dù ở đâu, làm gì, khi nào, con người cũng luôn luôn có xu hướng vươn tới cái Đẹp Nói

như nhà phê bình Nga Bờlinxki: “Cái Đẹp là điều kiện không thể thiếu được

Trang 27

của nghệ thuật, nếu thiếu cái Đẹp thỡ khụng cú và khụng thể cú nghệ thuật Đó

là một định lý” Nghệ thuật chân chính, trong khi bồi đắp cho cảm xúc thẩm

mỹ thêm phong phú đồng thời cũng làm cho nó trở nên lành mạnh và cao đẹp Một tác phẩm tốt thường cú tỏc dụng cải tạo và nõng cao lý tưởng thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ cho người đọc, người xem, hướng dẫn uốn nắn những quan niệm và sở thích riêng của họ

Là những tín đồ của cái Đẹp, phái Nghệ thuật vị nghệ thuật của Lê Tràng

Kiều đó công khai bảo vệ cái Đẹp, khẳng định và nhấn mạnh chức năng giải trí của văn học nghệ thuật Các ông cho rằng văn chương giúp con người thoát tục vươn lên khỏi cuộc sống đầy rẫy những nỗi nhọc nhằn vật chất mà hướng tới cái Đạo, cái Thâm chân huyền diệu- cái đớch của cuộc sống vĩnh hằng Bởi vỡ

“Cuộc sinh hoạt vật chất như một tấm màn đen ngăn tri giác người ta với thâm chân” cho nên nhiệm vụ của văn chương nghệ thuật là “vén tấm màn đen ấy, tỡm những cỏi hay, cỏi đẹp, cái lạ trong cảnh trí thiên nhiên và trong tâm linh người ta rồi mượn những câu văn, tiếng hát, tấm đá, bức tranh làm cho người

ta cùng nghe thấy cùng cảm” Văn chương phải gắn liền với cái Đẹp, ý nghĩa

của văn chương lùn gắn với ý nghĩa của đời người, cái Đẹp trong văn chương

là những tình cảm mới lạ cú sức tụ điểm cho đời người, để trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu rộng

Đây chính là tinh thần nhân bản của văn chương, là bản chất của cuộc sống được nhà văn khắc họa và tạo ra cái Đẹp Danh nhân Ngô Thì Nhậm xưa

kia đó từng viết: “Chỉ cú thuần hậu giản dị thẳng thắn, không giả dối, không

xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chỳ trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay mới chính là những đặc sản của thơ…Dù lời văn óng ả, câu văn mượt mà song chỗ thần diệu là cốt ở tấm lũng để hiểu lũng mà thụi”(Từ trong

di sản,nxb Tác phẩm mới, 1978)

Trang 28

Muốn thực hiện được chức năng ấy văn chương phải dễ hiểu, không cầu

kỳ, rắc rối Lê Tràng Kỉều đó phê phán lối văn chương cầu kỳ, tối tăm khó hiểu

để lòe bình dân của phỏi đối lập:

“Các ông đó đua nhau đẻ ra một tràng lý thuyết vu vơ, khô khan và khúc triết những danh từ lôi thôi lếch thếch, các ông đó làm tội Bu-ca-rinh, Quách Mạt Nhược, và như thế các ông đó reo sự rối loạn vào trong đầu úc rất giản dị của bình dân đương cần một lời an ủi êm dịu và chân thật, một lời tự lòng dạ đưa ra” [21- tr.1170]

Nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, đề cao sự tỡm tũi nghệ thuật đơn thuần của văn học nghệ thuật- sự phiến diện này không thể bị xem là thái

độ trốn lánh thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hiện tại, đi tìm sự ru ngủ trong tháp ngà nghệ thuật khi chưa tìm ra lối thoát Đây chính là tâm thế chung của

cả một thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản thời ấy Khi mà xã hội đầy rẫy những sự thối nát bất công mà họ đành phải khoanh tay đứng nhỡn vỡ khụng

đủ sức phá tan gông cùm Khi ấy nhà văn Hoài Thanh đó từng tõm sự “Học

văn không phải chỉ để viết văn, mà trước tiên là để làm người, để biết sống, để xây dựng đời sống” Nhưng xó hội Việt Nam những năm 30 trước Cách mạng

đâu có phải là mảnh đất lý tưởng để cho người nghệ sĩ thực hiện giấc mơ hoài bóo của mỡnh Bởi khi thực dõn Phỏp xõm lược tiến hành những cuộc vơ vét của cải và ra tay đàn áp phong trào cách mạng (phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

bị dập tắt) đó đưa đến sự hoang mạng dao động trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản Một số người sớm giác ngộ đi theo lý tưởng cộng sản, đấu tranh trong hàng ngũ cách mạng Ít người đó quay lưng lại phản bội Tổ quốc, phục vụ cho bọn cướp nước và một số người có tinh thần dân tộc nhưng lại không lấy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc làm mục đích cho cuộc đời mỡnh Bi quan và tuyệt vọng, các nghệ sĩ thu mình vào hoạt động văn chương thuần tuý, trốn chạy trong tình yêu và nghệ thuật Do đó sự bất cập trong quan niệm này của

Trang 29

Lê Tràng Kiều cũng như những người cùng phái với ông xét đến cùng là bởi hoàn cảnh lịch sử đương thời

Tuy nhiên quan niệm của Lê Tràng Kiều không phải là hoàn toàn sai lầm

mà chỉ thiếu toàn diện Bởi giải trí cũng được coi là một trong những chức năng quan trọng của văn học nghệ thuật, cùng với giáo dục, nhận thức Thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật có lẽ trước hết chúng ta mong muốn có được sự vui vẻ thoải mái, hoá giải được những căng thẳng phiền nóo do mưu sinh, qua

đó lấy lại được cõn bằng về sinh lý, duy trỡ một sức khoẻ tõm thần cần thiết để tiếp tục tồn tại, lao động và sáng tạo Ngày nay khi cuộc sống vật chất của con người với qúa nhiều những toan tính mệt mỏi thì chức năng giải trí của văn chương nghệ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng

Quan trọng nhưng không phải là duy nhất, chính vì thế khi xem văn chương nghệ thuật chỉ là trò giải trí tiêu khiển thì quả thực là cực đoan Khi nghiên cứu chức năng thẩm mỹ của nghệ thuật nên đề phòng cách xem nhẹ nó, nhưng đồng thời cũng tránh khuynh hướng khuyếch đại hoặc tuyệt đối hoá nó, xem nó như là toàn bộ mục đích sáng tạo của nghệ thuật Quan niệm này sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy mỹ Đối lập chức năng thẩm mỹ với các chức năng khác, tuyệt đối hoá nó sẽ làm cho tác phẩm nghệ thuật rơi vào chủ nghĩa hình thức,

từ chối phản ảnh hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của con người, do đó

mà dần dần trở nên mất ý nghĩa xã hội

Nhận thức được điều đó nên những người cùng phái Nghệ thuật vị nghệ

thuật với Lê Tràng Kiều đó dần dần điều chỉnh nhận thức của mỡnh theo

hướng tích cực hơn Đó phải chăng là sự chín muồi của tư duy nghệ thuật trên con đường tiếp cận chân lý

Nhưng cũng chính từ quan niệm này của Lê Tràng Kiều đó giúp Hải Triều và những người thuộc phái đối lập nhận ra sự cứng nhắc của mỡnh khi có lúc chỉ một mực đề cao chức năng xó hội của văn học Phạm Quỳnh trong khi

Trang 30

đề cập đến vai trò của tiểu thuyết ông cho rằng chức năng xã hội của thể loại này là góp phần vào việc thúc đẩy tiến bộ xã hội nhưng cũng không quên vai

trò giải trí của nó Theo ông cần có tiểu thuyết hay, làm cho “người đọc trong

lúc đọc tưởng mình không phải là mình nữa, mà tức là một người khác trong truyện vậy….làm một cách tiêu khiển cho người ta trong khi nghỉ ngơi nhàn

hạ, một đôi khi có thể gián tiếp giúp cho người ta tập suy xét việc đời, thêm mở mang sự học”

Nếu xem chức năng của một sự vật nào đó như là xem xột lý do tồn tại của nú thỡ việc thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ cho con người chính là lý do trực tiếp nhất của sự tồn tại văn học Với tư cách là một hoạt động sáng tạo, hoạt động đồng hoá thẩm mỹ thế giới khách quan, văn học nghệ thuật đảm nhiệm một chức năng thẩm mỹ tích cực mà không một lĩnh vực hoạt động nào có thể thay thế được Văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống Nắm bắt và thể hiện mọi góc cạnh cảm xúc của cuộc sống một cách cụ thể sinh động, văn học khơi gợi ở con người những cảm xúc xã hội tích cực, thoả mãn người đọc nhu cầu nếm trải sự sống

Là sản phẩm của hình thức sáng tạo tuân theo quy luật của cái Đẹp, văn học không những thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái Đẹp của con người mà còn phát triển ở họ khả năng hành động, sáng tạo theo quy luật ấy Secnưxepxki rất

đúng khi cho rằng mục đích và ý nghĩa của nghệ thuật là “giúp cho những ai

không có khả năng cảm thụ được cái Đẹp có thể tìm hiểu và làm quen với cái Đẹp”

Trong những khoái cảm mà nghệ thuật đem lại cho con nguời cũng có khoái cảm thưởng thức, tiếp nhận một cách vô tư Vì vậy cú thể khẳng định tác dụng giải trí như một chức năng độc lập của văn học nghệ thuật Sự e ngại bấy lâu nay về chức năng này có nguyên nhân thực tế của nó Trong những thời điểm cao trào của đấu tranh giai cấp, dân tộc, khi đời sống cũn đang nổi lên

Trang 31

những vấn đề chính trị cấp bách, thì yếu tố giải trí trong nghệ thuật thường ở bình diện thứ yếu, hoặc giữ vai trũ như một phương tiện hỗ trợ cho các chức năng khác

Giải trí là một nhu cầu tự nhiên của con người trước nghệ thuật Tuyệt đối hoá chức năng giải trí thường dẫn dến sự tước bỏ ý nghĩa xó hội tích cực của văn học Giải trớ trong ý nghĩa lành mạnh nhất, cú tỏc dụng phỏt triển trỡnh độ và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng bao giờ cũng gắn với chức năng thẩm mỹ Tách biệt chức năng giải trí, đẩy nó lên như một chức năng cơ bản là

hạ thấp vai trũ của nú trong đời sống Ngược lại không quan tâm đến khía cạnh giải trí là bỏ sót một khả năng tác dộng và tự giới hạn tầm ảnh huởng của văn học trong đời sống thực tiễn

Từ quan niệm về chức năng của văn học như vậy, Lê Tràng Kiều khẳng định thiên chức của nhà văn là sáng tạo ra cái Đẹp và bảo vệ cái Đẹp:

“Ở đây tôi cũng không nói đến nhiệm vụ thiêng liêng của nhà văn, người

có thiên chức phải làm thế nào cho cái đời mỡnh, đời những người xung quanh mỡnh ngày một đầy đủ thêm, dồi dào thêm, đẹp đẽ thêm, làm cho mọi người hiểu những điều họ chưa hiểu, hãy cho họ những tình cảm họ không có, luyện cho họ những tình cảm họ sẵn có, giúp cho họ sống, một đời sống đầy đủ, rộng rãi và thâm trầm hơn” [ 21- tr.1168 ]

Với một quan niệm đúng đắn về thiên chức của nhà văn như thế, Lê Tràng Kiều đó hết mực tụn vinh nghề viết văn:

“Những người kia có óc kinh doanh, với họ nhiều cơ hội để phát một cái

mà lên bậc phú hào Nhưng mỗi một ngày qua đi là mỗi một cơ hội cho nhà văn giầu sự nghiệp Mỗi một ngày qua đi là đời mình già đi, nhưng mỗi ngày qua đi thời trong sự nghiệp văn chương của mình lại thêm được một trang hay, một dòng sách nữa, còn mạnh ngày nào còn viết ngày ấy Khoan khoái biết bao

Trang 32

nhiêu! Cho nên Marcel Proust đó thành thực mà núi rằng, khụng cú nghề nào

ở đời mà được sung sướng như nghề văn sĩ” [21- tr.1168 ]

Chính với tấm lòng tha thiết với văn chương “còn mạnh ngày nào còn

viết này ấy”, Lê Tràng Kiều đó cống hiến cả cuộc đời cho nghề văn Ông viết

và sống rất tận tâm với văn học nước nhà cho dù đó là thời kỳ đen tối và khó

khăn nhất, thời kỳ mà có người phải thốt lên “nhà văn An Nam khổ như chó”

Nhưng cho dù khó khăn đến đâu, cực khổ đến đâu nếu có kiếp sau Lê Tràng

Kiều cũng vẫn nguyện làm văn sĩ: “Người làm ruộng kia mùa sau gieo hạt thỡ

cỏi cụng mựa trước cũn gỡ nữa khụng? Chứ nhà văn thời ngày tháng qua đi bao nhiêu là sự nghiệp tăng lên bấy nhiêu Cứ một cái khoái lạc đó ta tưởng cũng đủ khiến cho ta tái sinh thêm một kiếp nữa, cũng chỉ nguyện xin làm một

kẻ văn sĩ mà thôi”[ 21-tr.1168 ]

Quan niệm về thiên chức nhà văn của Lê Tràng Kiều đó chạm tới một vài khớa cạnh trong lý luận hiện đại, đó là vấn đề chức năng nhiệm vụ của nhà văn Nhà văn chính là chiếc cầu nối để cái Đẹp đến với cuộc sống con người, là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần bất hủ làm cho cuộc sống của con người ngày một đẹp thêm

`2 VẤN ĐỀ TÀI NĂNG VÀ PHONG CÁCH CỦA NGƯỜI NGHỆ

là một lớp mong manh không có đủ sức kiềm chế cái bồng bột của tâm hồn”

Nói như vậy có nghĩa là cuộc mưu sinh vật chất trờn cừi đời này đối với người nghệ sĩ chỉ là một sự tầm thường vô nghĩa không thể trói buộc được tâm hồn

Trang 33

họ Hơn thế nữa người nghệ sĩ phải là người có tâm hồn hết sức nhạy cảm, ngay cả đối với những rung động tinh vi nhất của sự vật:

“….Đối với thi sĩ thì những cái gì trong mơ mới là đẹp, đẹp hơn cả Cho nên thi sĩ thường hay mê sắc đẹp quá và lịm đi trong mơ…thi sĩ là một tâm hồn đầy âm nhạc, đầy mộng ảnh Người ấy khi thấy một chòm lá phập phồng, một làn nắng mới rung rinh, nghe một tiếng suối rúc rích, tâm hồn người ấy đó cú một thứ cảm giác khác với người thường, biết bao những cảnh, những tiếng trước mắt, bên tai, không gợi cho chúng ta thứ cảm giác gì mà đối với nhà thi

sĩ lại là chứa chan thi vị” [21-tr.1066 ]

Hay như cách nói của Hoài Thanh: “Hơi gió thoảng,tiếng chim kêu, một

người rách rưới lê gót bên vệ đường, bao nhiêu điều người đời không để ý đến đều để lại trong tâm trí nó(người nghệ sĩ) những tiếng vang không dứt” [52-

tr.19 ]

Người nghệ sĩ cũng phải có một tâm hồn giàu cảm xúc, tấm lòng của họ luôn rộng mở để đón nhận những âm vang của cuộc sống Một đôi khi lại đa sầu, đa cảm vỡ cỏi những cỏi khụng đâu, những cái tưởng chừng như vô nghĩa

: “Thi sĩ bao giờ cũng sống trong một thế giới mông lung, huyền ảo luôn luôn,

chập chùng lo sợ, nghe một tiếng gió thổi, một tiếng tre kẽo kẹt cũng giật mỡnh, mà tưởng đến những chuyện không đâu” [21-tr.1121 ]

Hay trong những cái tầm thường nhỏ nhặt của cuộc sống, thi sĩ lại cảm nhận được những cái to lớn, linh thiêng như khi thấy một cành hoa mọc ở bên

đưũng, người thường cho là một cái hoa hoang không để ý nhưng “thi sĩ thì

bảo đây là một cành hoa do đống xương lạnh của một người thiếu nữ bạc mệnh

mà đâm chồi lên” [21-tr.1122 ]

Rồi chúng ta có thể bắt gặp hàng loạt những cái vụ lý nhưng trở thành

cái lý, chỉ bởi vỡ họ là nghệ sĩ, là thi nhân Có những lúc “nhà thi sĩ đương

Trang 34

ngồi trước mắt ta cười cười nói nói vui vẻ, hai giọt nước mắt luôn tuôn trên đôi mắt nhà thi sĩ…Nhà thi sĩ vẫn thấy mình sống ở đời như một đứa trẻ con, khocc những cái biết không còn có nữa, mà vẫn cứ khóc, yêu những cái mỏng manh, biết rằng sẽ tan như bọt xà phòng, mà vẫn cứ yêu”

Mang cái Đẹp của tự nhiên vào cuộc sống, mang cái Đẹp của cuộc sống đến với con người, đó là nhiệm vụ của người nghệ sĩ Để làm được nhiệm vụ cao cả thiêng liêng ấy Lê Tràng Kiều cho rằng nghệ sĩ phải là người có tài và khác người Đó là tài năng thiên bẩm mà không phải người nào cũng có được:

“…Hiện nay đó cú những nhà tiểu thuyết được hàng vạn người biết tới

và mến tài Sở dĩ có được cái thành tích tốt đẹp như thế là vỡ nhà tiểu thuyết của nước ta ngày nay đó hiểu được cỏi trọng trách của mình, đó biết trọng cái nghệ thuật của mình, đó biết sử dụng một cách thích đáng cái thiên tài: cái năng lực mà “trời” tặng riờng cho mỡnh

“Cái mà người ta gọi là cái tài đó- cái phần thiêng mà trời riêng phú cho những người con cưng của mình là các nhà thi sĩ đó- cái ấy nhất định không thể thay đổi, có thể chịu ảnh hưởng của một sức mạnh nào thay đổi được ư? Như vậy tức là tự mình tạo cho mình một cái tài được ư?Như vậy là không có cái quyền nào là cái quyền của tạo hoá nữa ư? Thật là một điều không thể tin được” [21-tr.1058 ]

Cái tài của người nghệ sĩ là cái tài thiên bẩm, không phải cứ tập luyện nhiều, viết văn nhiều là trở thành nhà thơ nhà văn Như Lê Tràng Kiều núi thơ

“Nhà thi sĩ đẻ ra đó là thi sĩ rồi” Chính vì vậy khi phê bình quyển Thuyền mơ

của Thao Thao, Lê Tràng Kiều đó phải tách ông ấy làm hai phần: nhà thi sĩ và người làm thơ, và nhận thấy Thao Thao chỉ là người làm thơ chứ không phải là thi sĩ

Trang 35

Đây phải chăng là lời cảnh báo cho tỡnh trạng thiếu chuyờn nghiệp hoỏ của văn học khi mà giờ đây ta nghe nhiều lời kêu ca phàn nàn rằng người viết thơ thỡ nhiều mà nhà thơ thỡ ớt, sỏch ra nhiều mà ớt tỏc phẩm Rừ ràng khụng phải cứ làm thơ, viết một vài bài thơ là trở thành thi sĩ Nghệ sĩ phải có những phẩm chất, năng lực đặc biệt Ta hãy nghe nhà phê bình văn học họ Lê định nghĩa về nghệ sĩ:

“Chao ôi! Đõy là sự say mờ của kẻ si tình đi hàng ngày đường để nhìn

một nụ cười yêu dấu Nguời khách ấy đó hoài huỷ cả ngày tháng, hoài huỷ cả trí lực, phiêu diêu cả một đời giang hồ để tìm ra những cái mới, những cái chưa từng ai tìm ra, những cái ở những nơi bờ xa bến lạ mà người tầm thuờng không bao giờ đến được, theo được thơ người ấy lại bỏ cho họ, nhường cho họ

mà đi ngay Ta hãy hiểu người khách giang hồ hơn tí nữa Người khách giang

hồ ấy cũng là một nghệ sĩ” [21-tr.1160]

Và “ở đời chỉ có các thi sĩ, chỉ có các nhà văn mới là những người hiểu

được thơ, hiểu được những tiếng thổn thức của lũng mới biết mến yờu những hương vị tài hoa ấy, chứ ngoài ra…dường như không ai biết đến cả, mà cũng chẳng ai thèm biết đến” [21-tr.1161 ]

Phải là người thực sự cú tài thơ mới có những tác phẩm văn chương có

giá trị, “bằng như không có tài riêng mà cũng miễn cưỡng thì không có ích gì

cho mục đích mình theo đuổi nữa” Nhưng tài năng là gỡ ? thỡ Lờ Tràng Kiều

khụng hề lý giải cạn kẽ ễng cho rằng người nghệ sĩ có tài là do trời phú, “thiên

bẩm”, “nhà thi sĩ đẻ ra đó là thi sĩ rồi” Quan niệm ấy có phần thiếu toàn diện

vỡ tài năng không phải là tất cả Song không phải là không có lý khi đề cao cái tài Bởi vấn đề gốc, then chốt của chủ thể sáng tạo làm văn nghệ là phải có năng khiếu, có tài năng Mà tài chủ yếu có được là do trời cho như người ta vẫn thường nói Năng khiếu bẩm sinh là một tiền đề không thể thiểu được để hỡnh thành một tài năng văn học Chẳng thế mà Bicaxiô mới lên sáu tuổi đó sỏng tỏc

Trang 36

được những dũng thơ, bảy tuổi Xtăngđan đó viết được những vở hài kịch, Nhêcraxốp đó ứng tỏc được một bài thơ châm biếm lúc mới bảy tuổi Ở nước ta

Lờ Quý Đôn, Cao Bá Quát lúc sáu tuổi đó biết làm thơ Tất nhiên tài năng được nảy nở một phần cũng do công phu rèn luyện và phải có một quá trỡnh nuụi

dưỡng, đúng như Gioocgiơ Xăng từng nói: “Nghệ thuật không phải là một

năng khiếu có thể phát triển mà không cần kiến thức về mọi mặt Cần phải sống, phải tỡm tũi, phải xào nấu lại rất nhiều, phải yêu rất nhiều và chịu nhiều đau khổ, đồng thời không ngừng kiên trì làm việc”

Tài năng văn nghệ thực sự là của hiếm mà cuộc đời đó chung đúc và kết tinh lại ở không nhiều người, nó trở thành tài sản đặc biệt vụ giỏ của xó hội Nếu không có tài năng thực sự thì không nên theo đuổi sự nghiệp văn nghệ, bởi không thì cũng tốn công vô ích mà thụi Chính sau này đồng chí Phạm Văn Đồng trong một lần nói chuyện với giới văn nghệ sĩ đó hết sức thẳng thắn trao

đổi thực tình rằng: “Tôi nghĩ chúng ta hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt này,

lĩnh vực văn học nghệ thuật mà không có tài, cú khiếu thì khó lắm Làm cái nghề không cú tài năng có thể làm được việc Nhưng làm văn học nghệ thuật

mà không có tài thì khó làm nên việc lắm….Theo tôi nếu không cú tài năng gì đặc biệt thì anh nên làm việc khỏc chứ làm văn nghệ thì khổ lắm”

Như vậy ý kiến trước kia của Lê Tràng Kiều chẳng đó mở cho chỳng ta một hướng tiếp khoa học hơn về vấn đề tài năng của người nghệ sĩ hay sao?

Cũng trên vấn đề tài năng, Lê Tràng Kiều nhấn mạnh nhà văn bình dân phải là người có thiên tài, phải là người có tâm tính hơn người, phải có sức đồng cảm mãnh liệt, phải là người biết phát triển hết cái phần sâu sắc dồi dào,

cao quý ở trong tâm linh giản dị của người bình dân “Một nhà văn bình dân

phải là người dưới da thịt rạo rực máu bình dân, trong tâm hồn tha thiết bình dân, đó từng sống những ngày mưa gió vô hồi, đó từng lăn lóc trong những cuộc vật lộn điêu đứng” Như thế làm sao người ta lại cho rằng Nghệ thuật vị

Trang 37

nghệ thuật là xa rời quần chúng, trong khi Lê Tràng Kiều kêu gọi nhà văn bình

dân phải lao mình vào cuộc sống Tài năng thôi chưa đủ, nhà phê bình ý thức được rằng những trải nghiệm cuộc sống bằng chính máu thịt của mình đó giúp cho nhà văn gần với quần chúng hơn, thấu hiểu họ hơn, để rồi cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật bất hủ

Nói đến vấn đề tài năng thỡ khụng thể khụng nhắc đến vấn đề phong cách hay cá tính sáng tạo của nhà văn Tuy ở phương diện này, Lê Tràng Kiều mới chỉ đề cập bước đầu, nhưng chúng ta cũng phần nào nhận ra vấn đề cốt lừi của lý luận về phong cách trong lý luận hiện đại Ông viết:

“Trong cái rừng tiểu thuyết, mỗi nhà tiểu thuyết của ta đó biết tuỳ theo cỏi sở trường và lịch duyệt của mình để tự vạch ra cho mình một con đường mà

đi, không thèm đi lối mòn và đạp gót người khác Nói một cách khác nhà tiểu thuyết của ta đó cú một tinh thần sáng tạo vậy”[21-tr.1058 ]

Văn học là nghệ thuật của sự sáng tạo vì vậy nó đòi hỏi chấp nhận sự đa dạng phong phú của cách tiếp cận đời sống và thể hiện tỡm tũi nghệ thuật mang bản sắc cỏ nhõn Rập khuôn, độc tôn, đề cao một kiểu nào đó là làm nghèo văn học, thu hẹp tính đa dạng của các kiểu sáng tác, các phong cách, bút pháp, cũng tức là làm suy giảm thậm chí mất đi đặc trưng nghệ thuật của văn

học Tác phẩm văn học lúc đó chỉ thuộc loại văn “đối trướng” không có giá trị

nghệ thuật Cái đặc sắc trong văn chương vừa là bản tính vừa là giá trị của văn chương Văn chương là sản phẩm tinh thần của con người, mà con người là

“một tiểu vũ trụ”, một thế giới riêng biệt, không lại như “cây trên rừng muôn lá

không có hai lá giống nhau” Con người sáng tạo văn chương với toàn bộ

những cảm nhận riêng của nhà văn Chớnh vỡ thế văn chương là sản phẩm độc

đáo, “nhà văn không thể có phép thần thông để vuợt ra ngoài thế giới này,

nhưng thế giới này trong con mắt của nhà văn phải cú một hỡnh sắc riờng” Là

sản phẩm của “tiểu hoá công”, có khả năng tạo ra những cảnh tượng mang đậm

Trang 38

dấu ấn cá nhân, văn chương càng có giá trị khi là sản phẩm của một tinh thần sỏng tạo cú ý thức về cỏ tớnh

Lê Tràng Kiều đó từng đũi hỏi người nghệ sĩ phải là người có tài năng sáng tạo, khám phá và tạo ra cái mới khi ông định nghĩa về người nghệ sĩ:

“Người khách ấy đó hoài huỷ cả ngày thỏng, hoài huý cả trớ lực, phiêu diêu

cả một đời giang hồ để tỡm ra những cỏi mới, những cái chưa từng ai tỡm ra, những cỏi ở những nơi bờ xa, bến lạ mà người tầm thường không bao giờ đến được” Quan niệm này của ông gần với quan niệm của nhà văn Nam Cao: Văn

chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sõu, tỡm tũi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sỏng tạo những gỡ chưa có

Bằng sự tinh nhạy của một nhà phê bình, Lê Tràng Kiều đã tìm ra phong cách của từng nhà văn, ngay cả ở những nhà văn được cho là cùng trường phái

sáng tác như Nhất Linh và Khái Hưng Ông cho rằng sở dĩ “Khái Hưng khỏc

với Nhất Linh là vỡ Khỏi Hưng với những quyển như Nửa chừng xuân, Hồn

bướm tiên đó biết đưa ra một lớp màn huyền ảo phủ lên trên sự thực gay gắt

và cọc cằn, làm cho những cảnh tượng trước mắt thêm dịu dàng và êm ái, khiến cho người đọc có được cái thú vị say sưa dầu bị tác gỉả dẫn vào chốn xấu xa ụ uế mà khụng hề thấy bực mỡnh, khó chịu” cũn “Nhất Linh với quyển

Đoạn tuyệt, cũng như Khải Hưng tả những cảnh cay nghiệt, điêu đứng trong

xó hội nhưng ông đó đạt được mục đích của ông : nhờ một cái nghệ thuật chắc chắn và hiếm có, Nhất Linh đó khộo làm cho người đọc phải tức giận, phải cả quyết và mạnh bạo trước những nỗi bất bỡnh mà ụng muốn đánh đổ” [21-

Trang 39

là ở chỗ biết cách tả Trái lại một quyển sách không tả nỗi khổ của kẻ lao động, khụng cú tớnh chất xó hội như ngươi ta thường nói, nếu nó hay cũng phải thừa nhận cái hay của nó và cái tài của người viết ra nó Cái đẹp của trăm hoa quý ở chỗ hương sắc khác nhau Nhà văn nào cũng vậy, nếu vô luận nhà văn nào cũng phải viết lối văn có tính cách xã hội, cho dầu những người không có biệt tài về lối văn ấy cũng vậy, thỡ đó không có ích cho ai mà lại còn

có hại Kho tinh thần của loài người sẽ mất đi những tác phẩm vô giá ”

[52-tr.137]

Rập khuôn, mô phỏng, đi theo những khuôn mẫu sẵn có,“nhai đi nhai

lại những cái mà người ta đó nhả ra từ bao giờ” sẽ làm cho văn chương trở

nờn nghốo nàn thậm chớ sẽ mất hết ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó và đó thật là điều nhục vô cùng cho kẻ cầm bút:

“Bọn họ là một bọn tầm thường chỉ biết nhai đi nhai lại những cái mà

người ta đó nhả ra từ bao giờ Và đó là cái nhục vô cùng cho kẻ cầm bút! Và

nó là sự rất không hay cho nền học giới của nước ta, đương lúc cần gây lên một cái đặc sắc riêng, một cái tinh thần sáng tạo chắc chắn” [21-tr.1064]

Trong quan niệm của Lê Tràng Kiều thỡ một nhà văn gọi là có tài phải là

người biết tạo ra cho mình một phong cách riêng hoặc “ít nhất các ông cũng

phải sáng tạo ra một cái gì mới mẻ, nắm trong tay một cái đặc sắc, khắc lên trán một dấu hiệu riêng” Nếu không “bọn bình dân ngày nay, sau này mới không bao giờ hiểu và phục các ông được”

Văn học là sự sáng tạo, nhưng sáng tạo không có nghĩa là bắt buộc phải tỡm ra một cỏi gỡ hoàn toàn mới, một cỏi chưa từng có Sáng tạo có thể dựa trên cái cũ, cái sẵn có để làm mới nó, hoặc thay đổi nó cho phù hợp với khuynh hướng của thời đại, ví như người viết tiểu thuyết có thể dựa trên cùng một đề tài sẵn có nhưng có những cách khắc họa, diễn tả khác nhau tạo ra những nét phong cách khác nhau Lê Tràng Kiều đó từng viết bài bênh vực Nguyễn Công

Trang 40

Hoan trước những lời vu cáo cho rằng Nguyễn Công Hoan đó “ăn cắp văn” của Nhất Linh để viết tác phẩm Cô giáo Minh giống hệt Đoạn tuyệt Ông viết:

“Trừ khi nguời ta cũng lấy chung một đầu đề với mỡnh để mà giải quyết một cách khác đi, nếu không phải là giải quyết một cách hay hơn nhưng như thế đâu có gọi là ăn cắp văn Cái vấn đề mẹ chồng nàng dâu là vấn đề chung của

xó hội, có quan thiết đến mọi người, đến mọi nhà văn, ông Nguyễn Công Hoan cũng như ông Nhất Linh cũng có quyền giải quyết , mỗi người theo cỏch của mỡnh” [21-tr1064]

Như quyển Lá ngọc cành vàng và quyển Nửa chừng xuân cũng vậy, có người cho rằng Nguyễn Công Hoan đó sưu tầm để viết Lá ngọc cành vàng giống hệt Nửa chừng xuân Lê Tràng Kiều lại phải lên tiếng : “Giống hệt đầu

đề? Không! Giống hệt cốt truyện? Không! Giống hệt những câu văn? Cũng khụng! Thế thỡ ăn cắp cỏi gỡ? Giống hệt cỏi gỡ? Cú lẽ giống hệt ở chỗ quyển

Nửa chừng xuân là một quyển tiểu thuyết mà quyển Lá ngọc cành vàng cũng

là một quyển tiểu thuyết! Nhưng như thế có gọi là “giống” được không?”

[21-tr.1065 ]

Không chấp nhận những thói xấu trong sáng tác văn chương, đặc biệt là

thói “đạo văn”, Lê Tràng Kiều cực lực phản đối , thậm chí là lên án những

hành vi ăn cắp văn trong văn giới Ông cho rằng một nhà văn có chút ít danh

dự có lẽ nào lại hạ thấp mỡnh làm một việc như thế, “một nhà văn ăn cắp của

một nhà văn khác cùng thời với mình , cùng xứ với mình là một điều nhục”

Nếu như Hoài Thanh trong khi trao cho nhà văn một sứ mệnh cao quý nhưng lại có phần hạ thấp vai trò của nhà báo vì cho rằng nhà báo chỉ có thể tạo ra những tác phẩm nhất thời và không có giá trị nghệ thuật, chỉ có khả năng cải tạo xã hội hiện thời chứ không thể có ảnh hưởng muôn đời như văn chương; thỡ Lê Tràng Kiều đó nhận ra vai trò không thể thiếu của văn chương

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w