Vấn đề nội dung và hình thức của tác phẩm

Một phần của tài liệu Phê bình văn học của Lê Tràng Kiều trước Cách mạng tháng Tám 1945 (Trang 42)

THUẬT

Nội dung và hình thức là hai phƣơng diện cơ bản không thể tách rời của một tác phẩm nghệ thuật. Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống đƣợc phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố chủ quan và khách quan xuyên thấm vào nhau. Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hỡnh thức và qua hỡnh thức tỏc phẩm. Đú là cấu tạo bao gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tƣợng độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, hoàn toàn không phải là con số cộng đơn thuần của các thủ pháp và phƣơng tiện nghệ thuật. trong tình chỉnh thể, hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm.

Trong tác phẩm văn học hỡnh thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của nó, là phƣơng tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ mặt độc đáo. Do đó tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu đƣợc để hiểu đúng nội dung. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành những cái “tương đương xã hội học”.

Tác phẩm có giá trị là xét trên nhiều phƣơng diện nội dung và hình thức, những tìm tòi của có tính sáng tạo làm giàu bản sắc văn hoá tinh thần của cộng đồng dân tộc. Nhƣng từ quan niệm phiếm diện, một chiều về chức năng giải trí của văn học nghệ thuật, Lê Tràng Kiều đó xem trọng hình thức nghệ thuật hơn là ý nghĩa xã hội và nội dung tác phẩm khi ông viết: “Các ông có thể bảo rằng: “cái triết lý truyện Kiều hỏng có thể di hại lớn đến bình dân”. Vâng thì tôi cũng hãy cắn răng giả thiết như nó có một cái triết lý sai lạc thì cái triết lý ấy cũng không có ảnh hưởng gì đến bình dân mà! Bình dân mà ai cũng thế, đọc truyện Kiều là theo nhịp những lời văn êm đềm, bóng bẩy để phiêu lưu trong

giây lát trong cái đời phiêu lưu của một cô gái giang hồ bất hạnh, thế thôi. Khi người ta gập sách lại, có tốt lắm người ta rỏ vào bỡa sỏch một đôi giọt lệ, thế thôi, chứ cú ai có thì giờ như các ông mà bàn tán về triết lý của cuốn truyện

….” [21-tr.1180]. Hiểu nhƣ vậy có nghĩa là Lê Tràng Kiều không quan tâm đến triết lý của Truyện Kiều( cũng tức là cái phần nội dung của Truyện Kiều vậy), mà ụng chỉ tìm đến hình thức nghệ thuật, theo ông đó là những lời văn êm đềm bóng bảy, có sức lay động lũng ngƣời. Nhƣng một cách khách quan mà nói thì đây là một cái nhìn nhận khá mới mẻ về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức mà lý luận hiện đại gọi là tính nội dung của hình thức. Hình thức tác phẩm chủ yếu là do ngôn từ đƣa lại. Nó làm nên tính văn chƣơng của tác phẩm, giúp biểu đạt nội dung đến ngƣời đọc.

Hoài Thanh cũng đồng ý với luận điểm này của Lê Tràng Kiều, khi ông cho rằng không cần quan tâm đến tƣ tƣởng triết lý vì cho đó chỉ là cái vỏ cái khung, giá có cất đi cũng không hại gì. Cái đáng đƣợc tôn vinh là những áng thơ có một không hai:

“Triết lý của Truyện Kiều ngày nay không mấy ai tin nữa, nhưng đọc những câu thơ :

Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

thì dầu xưa dầu nay người ta cũng phải mến cảnh ấy, tình ấy và say sưa những vần điệu ấy…Vậy văn chương Truyện Kiều chính là nội dung Truyện Kiều vì nó là phần cốt yếu và vĩnh viễn. Phần ấy thiếu đi Truyện Kiều sẽ là một cái xác chết” [52-tr.21]

Trƣớc kia trong cuộc tranh luận nghệ thuật với Hải Triều, Hoài Thanh khi viết bài khen Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan trên báo Tràng An ngày 28 tháng 6 năm 1935, cũng chỉ chú trọng đến hình thức nghệ thuật, xem nhẹ ý

nghĩa xó hội và nội dung. ông cho Nguyễn Công Hoan quan sát giỏi, có tài kể chuyện. Nội dung của Kép Tư Bền chẳng có gì mới lạ, ngƣời ta thích nó vỡ nghệ thuật của tác giả: “Công chúng thích tập truyện Kép Tư Bền không phải thích xem những chuyện họ thừa biết từ bao giờ mà thích những câu văn ngộ nghĩnh có ý tứ mà Nguyễn Công Hoan đó khéo léo xếp vào trong một cốt truyện không có gì. Người ta xem một quyển truyện chứ người ta có xem một thiên phóng sự đâu?” [52- tr.16]

Phải Nghệ thuật vị nhân sinh của Hải Triều có quan niệm rõ ràng hơn trong vấn đề này. Họ công nhận cái Đẹp về hình thức nhƣng không thể tách rời khỏi nội dung, không thể chỉ quan tâm đến hình thức nghệ thuật khi đánh giá một tác phẩm nghệ thuật. Nếu nội dung tƣ tƣởng tiến bộ và hình thức nghệ thuật đẹp thì mới là một tác phẩm hay.Vì mục đích của nghệ thuật là tố cáo những bất công trong xã hội, cổ động quần chúng đấu tranh để cải tạo xã hội nên phải áp dụng “chủ nghĩa tả thực xã hội chủ nghĩa”. Hải Triều cho rằng nền văn học tôn trọng sự thực song mục đích cuối cùng của nó cũng là đạt tới cái hay của văn phẩm trong nghệ thuật bố cục, xây dựng nhân vật và cách thể hiện sao cho tự nhiên, kín đáo, đẹp đẽ mà không sa vào lộ liễu sống sƣợng, vụng về.

Sự thống nhất giữa nội dung tƣ tƣởng và phƣơng diện thể hiện nghệ thuật đƣợc Hải Triều ví nhƣ “điệu đàn đó thótt tiếng tơ” và cho đó là cái đích lý tƣởng mà nghệ thuật hiện thực phải ra sức phấn đấu đạt tới để đƣợc công chúng đón nhận.

Rừ ràng với quan niệm Macxit chân chính, Hải Triều và những ngƣời trong phái Nghệ thuật vị nhân sinh đó lý giải cặn kẽ hơn, thuyết phục hơn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của một tác phẩm nghệ thuật. Cả hai mặt ấy đều có vai trò quan trong nhƣ nhau, nếu thiếu một trong hai thì tác phẩm văn học sẽ không còn là một chỉnh thể nghệ thuật nữa.

Lý luận hiện đại cũng chỉ ra rằng trong văn học nghệ thuật một tƣ tƣởng dù có hay đến đâu tự nó cũng không phải là tác phẩm nghệ thuật nếu nó không đƣợc biểu hiện bằng những hỡnh tƣợng nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính là sự thống nhất nhịp nhàng giữa nội dung và hình thức. Trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức thì nội dung là nhân tố có tính chất quyết định. Chỉ có chiều sâu về nội dung tƣ tƣởng kết hợp với một hình thức hoàn mỹ thì mới cho ta những tác phẩm nghệ thuật ƣu tú. Nội dung tƣ tƣởng mà không có hình thức thỡ không thể tồn tại đƣợc, đồng thời ở bất cứ tỏc phẩm nào hình thức nghệ thuật cũng nhằm biểu hiện một nội dung nhất định. Đó chính là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời của nội dung và hỡnh thức trong một tỏc phẩm nghệ thuật.

Nhƣ vậy quan niệm đề cao hình thức nghệ thuật của Lê Tràng Kiều có phần bất cập và phiếm diện. Đó có lúc ông qúá chú trọng phần hình thức nghệ thuật mà coi nhẹ nội dung. ông cũng chƣa nhìn thấy mối quan hệ biện chứng giữa chúng, từ đó dẫn đến sự cực đoan thái quá khi đánh giá quá cao một mặt mà không hề chú ý đến mặt kia:

“Không những các ông đó dựng một lối văn tối tăm cầu kỳ khó hiểu để loè bình dân, các ông lại có một cái óc câu nệ hẹp hũi, chẳng khỏc gỡ bọn “đạo đức”. Ví như Truyện Kiều, tuy văn dùng đôi chỗ có vẻ đài các, nhưng vẫn là một truyện rất phổ thông ở nước ta… Xét truyện Kiều là một tác phẩm văn chương mà đứng về phương diện triết lý, chỳng tụi cũng cho là ngớ ngẩn lắm….Quyển Faust chẳng hạn, biết bao nhiờu nguời cụng kớch về cỏi triết lý của nú, mà nú cú vỡ thế mà kộm giỏ trị đâu”[21-tr.1150]

Xét đến cùng, việc đề cao hình thức nghệ thuật ấy, âu cũng là xuất phát từ cái lòng say mê chân thành đối với cái Đẹp của nhà văn. Lê Tràng Kiều đã ra sức bênh vực Truyện Kiều, bảo vệ những câu thơ hay, những hình ảnh đẹp trƣớc những luận điệu cáo buộc Truyện Kiều là một truyện dâm ô, có thể làm

bại hoại đến phong tục thẩm mỹ dân gian. Cho nên quan niệm ấy vẫn có phần đúng và đáng đƣợc trân trọng. Hơn thế nữa quan niệm của Lê Tràng Kiều và phái Nghệ thuật vị nghệ thuật cũng góp phần khiến cho Hải Triều và những thành viên trong phái Nghệ thuật vị nhân sinh dần dần nhận ra những luận điểm có phần hơi cứng nhắc của mình khi lúc nào cũng ca ngợi ý nghĩa xã hội.

4. VẤN ĐỀ TỰ DO TRONG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT.

Ngay khi đứng trong hàng ngũ của phái Nghệ thuật vị nghệ thuật, Lê Tràng Kiều đã trở thành một tín đồ trung thành của cái Đẹp thuần tuý. Một nguyên lý mỹ học duy tâm, chủ trƣơng nghệ thuật đối lập với đời sống xã hội và chính trị, khƣớc từ sứ mệnh nghệ sỹ trong đấu tranh xã hội, là cơ sở lý luận cho các trƣờng phái khuynh hƣớng văn học có thái độ bất hoà với hiện thực, tìm lối thoát trong hình thức chủ nghĩa.

Lý luận này bắt nguồn từ những luận điểm mỹ học của Căng- nhà triết học duy tâm cổ điển Đức, cho rằng cái đẹp của nghệ thuật là không vụ lợi và không có mục đích nào khác ngoài bản thân nó. Đến đầu thế kỷ 19 nhiều nhà lý luận, nhà văn, nhà thơ ở Đức và Pháp đã phát triển tƣ tƣởng này nhằm tách rời văn học nghệ thuật ra khỏi đời sống xã hội, phủ nhận ý nghĩa nhận thức, giáo dục tƣ tƣởng, phủ nhận sự phụ thuộc của nghệ thuật vào những yêu cầu thực tiễn của thời đại.

Còn lý thuyết của phái Nghệ thuật vị nhân sinh là khẳng định bản chất xã hội của nghệ thuật, chủ trƣơng nghệ thuật gắn với đời sống xã hội và chính trị, chống lại các khuynh hƣớng nghệ thuật thoát ly cuộc sống, nghệ thuật thuần tuý coi hình thức là trên hết. Nghệ thuật vị nhân sinh là khẩu hiệu đấu tranh của những ngƣời theo quan điểm văn nghệ Mácxít ở nƣớc ta chống lại phái Nghệ thuật vị nghệ thuật trong cuộc tranh luận nghệ thuật thời kỳ này. Trong cuộc tranh luận này phái Nghệ thuật vị nhân sinh đã chứng minh rằng không có nghệ thuật đứng ngoài đấu tranh giai cấp và không theo khuynh hƣớng nào. Nếu văn nghệ không làm lợi cho giai cấp này thì sẽ làm lợi cho giai cấp khác. Họ chủ

trƣơng trong xã hội có áp bức, nhà văn chân chính phải đem ngọn bút của mình lột trần cái xã hội hiện tại để cho dân chúng thấy đƣợc nguồn gốc của sự áp bức bất công mà vùng lên tranh đấu đòi quyền sống. Còn những thành viên trong phái Nghệ thuật vị nghệ thuật thì cũng nhận ra những bất công trong xã hội nhƣng họ lại không chủ trƣơng đấu tranh đánh đổ áp bức bất công, mà chỉ đòi tự do cho nghệ thuật.

Ngay trong lời nói đầu của cuốn Văn chuơng và hành động, Hoài Thanh và những thành viên trong văn phái đã khẳng định: “điều cốt yếu trong văn chương là sáng tạo và đặc tính của sáng tạo là tự do” và các ông cũng khẳng định mục đích của mình khi tham gia tranh luận là “không gì khác hơn là yêu cầu cho nhà văn được hưởng một tí tự do giữa một xã hội, một thế giới đầy rẫy những sự kiềm toả như xã hội này”[52-tr.13]

Khi Hải Triều nói đến sự lệ thuộc về mặt giá trị của tác phẩm văn chƣơng trong phạm vi giai cấp, thì đứng từ góc độ “bênh vực cho sự độc lập của văn chương và nói rõ tính chất vĩnh viễn của cái hay cái đẹp trong văn chương”, Lê Tràng Kiều và phái Nghệ thuật vị nghệ thuật cho rằng quan điểm của phái Hải Triều đã làm giới hạn tính chất tự do trong sáng tác. Điều đó cũng tức là làm giảm giá trị vốn có của một tác phẩm nghệ thuật.

Lƣu Trọng Lƣ qua lời của Hugo trong Tựa quyển lá thu cũng phủ nhận sự chi phối của chính trị tới văn học nghệ thuật:

“Trong một lúc như vậy, giữa cuộc xung đột gắt gao của mọi người và mọi vật, trước sự hội họp ồn ào của bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu tín ngưỡng, bao nhiêu sự huyễn hoặc đương công nhiên tranh luận để tìm một lối đi cho loài người ở thế kỷ 19 này, trong một lúc như vậy mà cho ra đời một tập thơ khốn khổ không liên quan gì đến thời cục, thực là một việc điên. Điên? Sao lại điên? Nghệ thuật đi theo quy luật riêng của nó cũng như mọi việc khác ở đời…Vậy thì mặc dầu những tiếng ồn ào nơi công trường, nghệ thuật cứ đứng vững mà giữa lấy cái bản tính của nó là lẽ dĩ nhiên”

Nếu văn chƣơng lúc nào cũng trong vòng kiềm toả của chính trị thì sớm hay muộn văn chƣơng cũng thành ra nghèo nàn và mất đi đặc tính vốn có của nó. Vì văn chƣơng và chính trị là hai lĩnh vực tồn tại độc lập nhau và có mối quan hệ tƣơng tác với nhau chứ không phải là lệ thuộc lẫn nhau. Nghệ thuật đi theo một quy luật riêng của nó. Hơn nữa chính trị mà các ông đề cập tới ở đây là nền chính trị phản tiến bộ của bọn thực dân đế quốc. Chính chế độ chính trị ấy đã bóp nghẹt quyền tự do của con ngƣời và cả quyền tự do sáng tác của ngƣời nghệ sĩ.

Đòi cho văn chƣơng đƣợc tự do, xem tự do là yêu cầu cốt thiết của sáng tác, điều đó không phải hoàn toàn vô lý, mà đó cũng là câu chuyện muôn đời trong lịch sử sáng tạo văn học nghệ thuật. Nhƣng phải hiểu vấn đề tự do trong sáng tạo nghệ thuật thế nào cho đúng là điều không dễ dàng, nhất là trong những thời điểm “nhạy cảm” của lịch sử dân tộc.

Những quan điểm của Lê Tràng Kiều và phái Nghệ thuật vị nghệ thuật

về tự do trong sáng tạo nghệ thuật đã buộc phía Hải Triều phải suy nghĩ lại một cách thấu đáo hơn, và dần điều chỉnh quan điểm của mình theo hƣớng hoàn thiện hơn. Chính Hải Triều sau này cũng phải công nhận rằng: “Thiết tưởng bao giờ và ở đâu cũng thế nên để cho nhà văn được tự do, không nên buộc họ phải uốn nắn theo những khuôn khổ của mình. Nhà văn cần có tự do thì mới sáng tạo ra những công trình bất hủ. Nhưng có một cái tự do cần tránh, tránh như tránh dịch là cái tự do tán dương tội ác, tán dương những sự bất công, tán dương những cái phản động hiện thời”(Bức thƣ thay lời tựa).

Sau đó trong một bài khác Hải Triều nhấn mạnh một lần nữa: “Bao giờ và chỗ nào cũng thế, nhà văn cần phải có tự do thì mới có thể tạo ra những công trình bất hủ. Vạch ra một con đường buộc họ phải theo là một sự điên cuồng. Mặc dù họ có gây dựng một, hai tác phẩm đúng theo khuôn mẫu đã định thì tác phẩm ấy phần nhiều cũng có vẻ ngượng nghịu cơ giới, không chút gì sanh sắc”( Lầm than, một tác phẩm đầu tiên của văn học tả thực)

Hơn nữa Hải Triều cũng đã nhận thấy nghệ thuật không thể là một sự áp đặt: “không thể dùng lối truyền lệnh theo kiểu nhà binh, hay lối giảng kinh của các giáo sĩ mà có thể cảm hoá được(…) Và nghệ thuật cũng không thể bó buộc trong một mục đích lộ liễu. Vì thật ra độc giả khi đọc một quyển tiểu thuyết, chỉ cốt tìm được một cảm giác mới mẻ lạ lùng, hoặc đau thương hùng dũng, chớ ai nào có nghĩ đọc tiểu tuyết để tìm một bài học nhất là bài học về luân lý hay triết lý chẳng hạn”( Đi tới chủ nghĩa tả thực trong văn chƣơng).

Trong thời kỳ ấy nhà văn phải sống bó mình trong bao nhiêu sự kiềm toả: nào là sự chuyên chế về chính trị, nào là sự ràng buộc của hoàn cảnh xã hội

Một phần của tài liệu Phê bình văn học của Lê Tràng Kiều trước Cách mạng tháng Tám 1945 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)