1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ca dao dân tộc Choang - Quảng Tây (so sánh với ca dao dân tộc Tày Nùng - Lạng Sơn

120 880 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Nghiên cứu những nét đặc sắc ca dao dân tộc Choang có sự so sánh với ca dao dân tộc Tày – Nùng, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé tìm hiểu mảng văn học dân tộc thiểu số vốn chưa được c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 6

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 11

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 13

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 13

Chương 1: NGUỒN GỐC VĂN HÓA CA DAO DÂN TỘC CHOANG 14

1.1 Ca dao – một thể loại trữ tình dân gian 14

1.2 Những yếu tố văn hóa dân gian tác động tới sự hình thành và phát triển của ca dao dân tộc Choang 16

1.2.1 Văn hóa vật thể 18

1.2.2 Văn hóa phi vật thể 22

Chương 2: CA DAO DÂN TỘC CHOANG - NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN 33

2.1 Khát vọng chinh phục thiên nhiên 33

2.2 Thể hiện quan niệm đạo đức và trật tự xã hội 40

2.3 Ca ngợi cuộc sống lao động và phản ánh tâm tư tình cảm của con người lao động 48

2.3.1 Ca ngợi cuộc sống lao động 48

2.3.2 Ca ngợi những tình cảm tốt đẹp của con người lao động 54

2.3.3 Những bài ca dao than thân 64

2.4 Phản ánh hiện thực lịch sử của dân tộc 71

Chương 3: CA DAO DÂN TỘC CHOANG - NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 82

3.1 Hình thức phong phú, đa dạng 82

3.1.1 Đoản thức 82

3.1.2 Thể “cần giảo” 89

3.2 Nghệ thuật xây dựng hình tượng sinh động 96

3.3 Nghệ thuật sử dụng lối nói khoa trương 103

3.4 Nghệ thuật sử dụng linh hoạt các hình thức biểu đạt phú, tỉ, hứng 106

KẾT LUẬN 115

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trung Quốc có một nền văn học phát triển đa dạng, phong phú Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, để có một nền văn học thành văn, Trung Quốc đã trải qua một thời kì văn học truyền miệng hay còn được gọi là văn học dân gian với những đặc sắc của riêng mình Những thành tựu mà văn học dân gian đã đạt được

có tác động không nhỏ tới những sáng tác nghệ thuật của các tác giả sau này, trở thành điển phạm cho văn học viết, văn chương bác học Bên cạnh sự lớn mạnh của

bộ phận văn học dân gian của dân tộc Hán, văn học dân gian của các dân tộc thiểu

số Trung Quốc cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn học dân gian Trung Quốc Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng đã và đang dành được sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài đất nước Trung Hoa

Là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, dân tộc Choang có một lịch sử phát triển và nền văn hóa, văn học lâu đời, đậm đà bản sắc Điều đó đã gợi cho chúng tôi suy nghĩ về việc tìm hiểu đặc sắc ca dao dân tộc Choang – một trong những bộ phận quan trọng cấu thành văn học dân gian thiểu số dân tộc Choang Trung Quốc Mặt khác, vốn có quan hệ về mặt dân tộc

và lịch sử lâu đời với dân tộc Choang, dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam có nét tương đồng và khác biệt nhất định trong văn học nói riêng cũng như văn hóa nói chung Nghiên cứu những nét đặc sắc ca dao dân tộc Choang (có sự so sánh với ca dao dân tộc Tày – Nùng), chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ bé tìm hiểu mảng văn học dân tộc thiểu số vốn chưa được các nhà nghiên cứu Việt Nam dành cho sự quan tâm thỏa đáng Đồng thời góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Không khó để giải thích cho việc nghiên cứu ca dao dân tộc Choang thu hút được nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc, đặc biệt là các nhà nghiên cứu xuất thân là người dân tộc Choang Bởi hơn ai hết, chính họ là người muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về dân tộc mình, khám phá những đặc sắc văn hóa của dân tộc mình, qua

Trang 5

đó góp phần giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa quý báu cho các thế hệ sau Một trong những nhà nghiên cứu có đóng góp hàng đầu và tiên phong là Huỳnh Hiện Phan - nhà nhân học, sử học, dân tộc học và nhà hoạt động xã hội Trung Quốc, người được mệnh danh là “cha đẻ” của nhân học dân tộc Choang, “cha đẻ” của môn Choang học Kế đó không thể không kể đến sự đóng góp của các nhà nghiên cứu của Học viện dân tộc Quảng Tây trong việc phát triển, nghiên cứu văn học dân tộc Choang thời kì mới trên cơ sở các thành tựu đã đạt được Bên cạnh đó, ca dao dân tộc Choang cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nước ngoài, như Jeffrey G.Barlow, Izui Hisanosuke, Anne Birrell.v.v

Trong điều kiện còn hạn hẹp, chúng tôi tập hợp được trên 70 tài liệu (có liên quan tới đề tài đang nghiên cứu) Tuy rằng con số này còn rất khiêm tốn so với số công trình nghiên cứu về ca dao dân tộc Choang của các học giả trong và ngoài Trung Quốc trong mấy chục năm trở lại đây nhưng chúng tôi tin rằng, số tài liệu chúng tôi có được có đủ căn cứ cung cấp những bình diện nghiên cứu, cũng như các hướng nghiên cứu của những người đi trước Chúng tôi chủ yếu khai thác, thu thập

tài liệu từ nguồn website http://www.cnki.net (China National Knowledge

Infrastructure – CNKI) Đây là thư viện số hóa lớn nhất của Trung Quốc, còn được

gọi với tên đầy đủ Công trình xây dựng nền tảng tri thức của Trung Quốc (gọi tắt là Mạng tri thức Trung Quốc) Theo sự tổng hợp của chúng tôi, các hướng nghiên cứu

của các học giả nói trên có thể chia làm mấy nhóm sau đây:

1 Nhóm nghiên cứu về lịch sử, nguồn gốc, đặc trưng thẩm mĩ và hiện trạng bảo tồn của ca dao Choang: Nhóm công trình nghiên cứu này chiếm số lượng khá lớn

Nghiên cứu về một nền văn học và khẳng định những giá trị của nó đòi hỏi sự nghiên cứu về nguồn gốc ra đời, những bài ca dao mang tính chất “thủy tổ” đầu tiên

và tiêu biểu nhất Ca dao dân tộc Choang có lịch sử phát triển lâu dài, được các nhà

nghiên cứu đánh giá ngang với lịch sử phát triển của Thi Kinh, lại được sáng tác

bởi người dân tộc thiểu số, với hệ ngôn ngữ, chữ viết riêng, nên việc truy nguyên về nguồn gốc phát triển của dân ca Choang đòi hỏi sự vào cuộc của cả các nhà sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học chứ không riêng gì giới nghiên cứu văn học Bài ca dao

Trang 6

cổ nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong giới học thuật là bài Việt nhân ca

Nghiên cứu bài ca dao này có các học giả như Chúc Chú Tiên (Viện KHXH Quảng

Tây), Đàm Bình (Nghiên cứu Dân tộc Quý Châu), Kutsuki Jiro (Nghiên cứu dân tộc

Quý Châu), Nguyễn Ngọc Thơ (ĐHQG TP Hồ Chí Minh – Việt Nam).v.v Một số công trình đã tập trung làm nổi bật các đặc trưng thẩm mỹ của ca dao Choang, sự manh nha của triết học trong ca dao Choang, hiện trạng và sự bảo tồn di sản văn học dân ca Choang Nhóm tài liệu này, chúng tôi có khoảng 30 công trình Tài liệu xuất hiện sớm nhất là vào năm 1982 và gần đây nhất là năm 2011 Các nhà nghiên cứu trong các công trình của mình đưa ra những quan điểm riêng về nguồn gốc, đặc trưng thẩm mĩ, các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của

ca dao Choang Trong đó, sự ảnh hưởng của ca dao Choang tới các sáng tác văn chương thời kì hiện đại, sức sống của ca dao Choang trong đời sống văn học đương đại cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm Bài toán bảo tồn và phát huy

ca dao Choang nói riêng cũng như văn hóa dân tộc Choang nói chung cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm và đặt thành một vấn đề cấp thiết, nhất là khi văn hóa Choang đang nằm trong xu thế chung là hội nhập quốc tế với sự xâm nhập không thể khước từ của văn hóa ngoại lai

2 Nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa ca dao Choang với các hình thức phong tục, nghi lễ và diễn xướng cũng như các mặt của đời sống xã hội: Ca dao là

một trong những thể loại văn học dân gian mang tính nguyên hợp rất rõ rệt Chính

vì vậy nó có mối quan hệ sâu sắc với đời sống xã hội, sinh hoạt thường ngày của người dân, phục vụ trực tiếp các phong tục nghi lễ của người dân tộc thiểu số Một

số bài ca dao phản ánh thế giới quan, đời sống tín ngưỡng của bà con đồng bào dân tộc, gắn liền với hình thức diễn xướng như hát đối, hát then.v.v Nổi bật trong nhóm nghiên cứu này là công trình của các học giả như Lục Hiểu Cần (Học viện dân tộc Quảng Tây), Trần Nhất Dung (Nghiên cứu dân tộc Quảng Tây), Marcel Granet (Pháp).v.v Chúng tôi nhận thấy nhóm tài liệu nghiên cứu này bao gồm 20 tài liệu (với khoảng thời gian từ năm 1986 tới năm 2011), chủ yếu bàn về tính ứng dụng của ca dao Choang trong đời sống của người dân tộc Choang Từ đó, họ muốn

Trang 7

chứng tỏ rằng ca dao Choang thể hiện được rất nhiều phương diện trong đời sống của người Choang: trong lao động (làm nông nghiệp), trong các bài thuốc dân gian, thể hiện phong tục tập quán, trong các nghi lễ tang ma, cưới hỏi và là phần không thể thiếu trong lễ hội ca hát mùng 3 tháng 3 truyền thống Đặc biệt, các tác giả của các công trình nghiên cứu này lại đến từ các học viện âm nhạc, dân tộc học, ngành y dược, kiến trúc… Điều này chứng tỏ các bộ môn nghệ thuật khác, các ngành chuyên môn khác ngoài văn học cũng dành sự quan tâm đáng ghi nhận cho ca dao Choang, giúp chúng ta thấy được phần nào tính ứng dụng, sự gắn bó của ca dao Choang đối với đời sống người Choang, cũng như dân cư khu vực Quảng Tây – một khu vực rộng lớn miền Nam Trung Quốc

3 Nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giao lưu văn hóa – văn học (Trong đó

có dân ca Choang) giữa dân tộc Choang và các dân tộc khác (chúng tôi chỉ đặc biệt chú ý tới mối quan hệ với dân tộc Tày – Nùng (Việt Nam): Do có sự gần gũi về mặt

văn hóa, dân tộc và lãnh thổ nên các nhà nghiên cứu về dân tộc Choang ở Quảng Tây tiếp xúc nhiều với người dân tộc thiểu số Tày – Nùng ở Việt Nam Từ đó, họ đã dành mối quan tâm đến sự giao lưu văn hóa – văn học giữa hai dân tộc này Tuy nhiên số nghiên cứu so sánh như trên còn rất hiếm hoi và chỉ dừng lại ở những bài báo, những bài tham luận hay thảo luận trên các diễn đàn văn học Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự giao lưu, tác động lẫn nhau về mặt lịch sử, dân cư, phong tục, hình thức diễn xướng của hai dân tộc Nổi bật trong nhóm này có sự đóng góp của các học giả: Kim Bắc Phượng (diễn đàn giáo sư Trung Quốc) và Vương Phương (Học viện dân tộc Quảng Tây) Một số công trình khoa học học vị tiến sĩ, thạc sĩ cũng đặt vấn đề nghiên cứu về hình tượng Nùng Trí Cao – thủ lĩnh anh hùng của dân tộc Tày – Nùng qua văn thơ dân tộc ở hai bên biên giới.v.v Chúng tôi thu thập được 8 tài liệu được viết trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2010 Những tác giả này đặc biệt chú ý tới sự ảnh hưởng của ca dao Choang đối với các dân tộc khác mà đối tượng gần gũi nhất về cả mặt lãnh thổ lẫn dân cư là Việt Nam mà cụ thể là Bắc Bộ Việt Nam Các công trình chủ yếu nghiên cứu – so sánh ca dao dân tộc Choang và dân tộc Tày Nùng tập trung trên các khía

cạnh như: vần, âm luật, ngôn ngữ

Trang 8

Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số, đặc biệt là bộ phận văn học dân gian còn khá hiếm hoi và nhỏ lẻ Hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc sưu tầm các bài ca dao, truyện thơ, sử thi.v.v., có thêm lời giới thiệu, chú thích, lý giải hoặc nghiên cứu nghiêng nhiều hơn về mặt văn hóa Đối với dân tộc Tày – Nùng, có một số công trình luận văn tốt nghiệp bậc đại học, cao học tiêu biểu như “Đặc điểm dân ca đám cưới Tày – Nùng xứ Lạng” – tác giả Lộc Bích Kiệm, Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn, “Hệ thống đề tài trong Phong slư của người Tày ở Lạng Sơn” – đề tài tốt nghiệp đại học trường Đại học KHXH & NV Chúng tôi tập hợp được một số tài liệu của các tác giả Lê Chí Quế,

Vi Hồng, Đỗ Minh, Lộc Bích Kiệm Các công trình này phần lớn đi sâu nghiên cứu một số nét đặc trưng của ca dao dân tộc Tày Nùng mà chưa có sự so sánh, đối chiếu với đối tượng rất gần gũi với nó – ca dao dân tộc Choang Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này cũng là tài liệu rất quý giá để chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu ca dao dân tộc Choang, trong sự so sánh với ca dao dân tộc Tày – Nùng trên bình diện văn học

Như vậy, có thể thấy rằng, tuy đã có không ít công trình nghiên cứu về ca dao dân tộc Choang (phía các nhà nghiên cứu nước ngoài) nhưng ít có công trình tìm hiểu một cách có hệ thống những đặc sắc của nó trên bình diện văn học Mặc dù dân tộc Tày – Nùng và dân tộc Choang ở hai bên biên giới Việt – Trung có nhiều nét tương đồng về mặt lịch sử, phong tục, văn hóa và văn học, nhưng vẫn còn ít công trình đặt vấn đề tìm hiểu trên phương diện so sánh Phần lớn các công trình chỉ dừng ở khía cạnh nghiên cứu về ngôn ngữ Trong bối cảnh giao lưu văn hóa – văn học được mở rộng và khuyến khích, văn hóa phi vật thể (bao gồm cả văn học dân gian) đang được chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói riêng cũng như thế giới nói chung kêu gọi phát huy, bảo tồn như ngày nay, thì việc tìm hiểu nét đặc sắc trong ca dao dân ca dân tộc Choang (Trung Quốc) và dân tộc Tày – Nùng (Việt

Nam) là một việc làm cần thiết

Chính vì vậy, những thành quả đã đạt được của các nhà nghiên cứu đi trước

đã gợi cho chúng tôi suy nghĩ về việc cần phải nhìn nhận, nghiên cứu ca dao dân tộc

Trang 9

Choang trên bình diện văn học Không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu với ca dao dân tộc Tày – Nùng như là một trong những công trình mới mẻ cho việc nghiên cứu ca dao dân tộc Choang

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Trong luận văn này, ngoài việc tổng hợp tư liệu nghiên cứu của các học giả

đi trước, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, so sánh, làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ca dao dân tộc Choang (Trung Quốc) Từ đó, chúng tôi mong muốn đóng góp cho công việc nghiên cứu văn học Trung Quốc một công trình về văn học dân gian người dân tộc thiểu số - một trong những mảnh đất mà các học giả Việt Nam còn ít đặt chân đến Qua đó, đóng góp thêm nguồn tư liệu cho những ai quan tâm tới văn học dân gian dân tộc thiểu số của cả Việt Nam và Trung Quốc – vốn là một bộ phận góp phần làm nên sự phong phú, đặc sắc cho văn học của mỗi quốc gia Hiện nay, trong chương trình Văn học Trung Quốc được giảng

dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, ngoài Thi Kinh, chưa có tác phẩm văn học

dân gian nào, đặc biệt là văn học dân gian dân tộc thiểu số được đưa vào giảng dạy Trong tương lai, khi bộ môn văn học Trung Quốc được quan tâm, phát triển hơn nữa, chúng tôi hy vọng công trình nghiên cứu “Ca dao dân tộc Choang – Quảng Tây” sẽ góp phần hữu ích vào việc nghiên cứu – giảng dạy bộ môn này trong các trường Đại học, Cao đẳng

4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới mục đích sau: Trên cơ sở nhận diện khái quát về ca dao dân tộc Choang, cũng như ca dao dân tộc Tày – Nùng, chúng tôi muốn khẳng định ý nghĩa của nó đối với đời sống văn học và cư dân bản địa Từ đó, trên bình diện so sánh, chúng tôi sẽ tìm hiểu sự giao lưu, tương đồng cũng như khác biệt của dân ca dân tộc Choang với dân ca dân tộc Tày – Nùng, chỉ

ra những nét đặc sắc của ca dao mỗi dân tộc, ý nghĩa của việc bảo tồn dân ca dân tộc thiểu số trong đời sống văn học và dân chúng bản địa

4.2 Dân tộc Choang (Trung Quốc) và dân tộc Tày – Nùng (Việt Nam) đều là những nhóm dân tộc thiểu số có dân số đông hơn các dân tộc thiểu số còn lại Trên

Trang 10

thực tế, hai nhóm dân tộc này có dân cư sống ở nhiều địa phương khác nhau Với đặc điểm dân cư và lãnh thổ như vậy, đương nhiên với mỗi nhóm dân cư sinh sống

ở các địa phương khác nhau trên khắp đất nước sẽ có những đặc trưng riêng của nơi mình sinh sống, chịu sự chi phối của thổ cư, tập quán canh tác hay các dân tộc lân cận Vì vậy nếu lấy đối tượng nghiên cứu là ca dao dân tộc Choang sẽ rất rộng lớn

và phức tạp Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ lấy đối tượng nghiên cứu là ca dao dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (tên đầy

đủ là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – nơi tập trung đông dân cư là người dân tộc Choang)

Thứ nữa, với điều kiện giao lưu về mặt văn hóa, lịch sử, dân cư, sự gần gũi

về địa lý, chúng tôi lấy đối tượng so sánh với ca dao dân tộc Choang ở Quảng Tây

là ca dao dân tộc Tày – Nùng ở Lạng Sơn, Việt Nam Tày, Nùng tuy là hai dân tộc riêng biệt nhưng không thể phủ nhận rằng chúng gắn bó khăng khít về mặt lịch sử, văn hóa, phong tục.v.v Việc phân tách nhiều bài ca dao – dân ca của riêng người Tày hay người Nùng vẫn còn là điều khó khăn đối với các nhà nghiên cứu lâu năm

và với chính những người dân tộc Tày - Nùng Cho nên chúng tôi gộp ca dao của hai dân tộc Tày – Nùng vào cùng một nhóm để so sánh Trong kho tàng ca dao – dân ca vô cùng phong phú và đa dạng của hai dân tộc, luận văn sử dụng đối tượng khảo sát chính là hai cuốn tuyển tập sau:

Tuyển chú văn hiến cổ Tráng tự (Cổ Tráng tự văn hiến tuyển chú – 古状

字文献选注), Nxb Cổ tịch Thiên Tân, tháng 7/1992 do ba tác giả Trương Nguyên

Sinh, Lương Đình Vọng, Vi Tinh Lãng tuyển chú

Thơ ca dân gian Xứ Lạng (Nguyễn Duy Bắc – Hoàng Văn An sưu tầm,

tuyển chọn), Nxb Văn hóa dân tộc năm 2001

Ngoài ra, với mong muốn thu thập được nhiều dẫn chứng, mở rộng đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thêm một số bài ca dao Choang sưu tầm được trên các tài liệu hiện có, trên các trang web văn học dân gian của Trung Quốc mà chúng tôi tìm được

Trang 11

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tiếp cận văn hóa, xã hội học

để người đọc có thể hình dung về bộ phận văn học này trong kho tàng văn học dân tộc thiểu số Trung Quốc

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

có 3 chương:

Chương 1: Nguồn gốc văn hóa của ca dao dân tộc Choang

Chương 2: Ca dao dân tộc Choang – những phương diện nội dung cơ bản Chương 3: Ca dao dân tộc Choang – những đặc trưng nghệ thuật

Trang 12

Chương 1: NGUỒN GỐC VĂN HÓA CA DAO

DÂN TỘC CHOANG

1.1 Ca dao – một thể loại trữ tình dân gian

Ca dao dân gian là sáng tác thơ ca truyền miệng của người bình dân, là một bộ phận lớn của văn học dân gian Xưa nay, người ta thường hiểu ca dao theo nghĩa bao gồm cả dân ca và dân dao Thế nhưng, nếu nói một cách nghiêm túc thì dân ca và dân

dao có sự khác biệt: Trong cuốn Mao thi cố huấn truyện《毛诗故训传》có câu

rằng: Khúc hợp nhạc viết ca, đồ ca viết dao (曲合乐曰歌,徒歌曰谣: Nhạc khúc

hợp nhau hát chung gọi là ca, hát một mình gọi là dao); trong cuốn Hàn thi chương

cú《韩诗章句》lại viết: Hữu chương khúc viết ca, vô chương khúc viết dao (有章曲

曰歌﹐无章曲曰谣: Có chương khúc (lời hát và khúc điệu) gọi là ca, không chương khúc gọi là dao) Như vậy, “Ca” là bài hát có chương khúc, giai điệu tương đối ổn định nên ca từ thường phụ thuộc vào chương khúc, phải làm sao phù hợp với chương khúc Cùng một chương khúc, ca từ của một bài dân ca có số câu, số chữ và

âm tiết về cơ bản là giống nhau; còn “dao” là bài hát ngắn, không có chương khúc, tương đối tự do Dân dao thường không để hát xướng mà chỉ để ngâm vịnh

Có thể nói, đặc trưng rõ ràng nhất của ca dao là tính âm nhạc Tuy rằng đối tượng mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu là ca dao, không bao gồm khúc điệu nhưng do kết cấu, từ ngữ và khúc điệu có quan hệ chặt chẽ với nhau nên nói tới ca dao, tất phải bàn tới sự nhịp nhàng trong âm vận và tiết tấu của nó Phần lớn ca dao đều gieo vần, một bài ca dao có số câu nhất định, mỗi câu có số từ nhất định, có những bài có cách luật rất nghiêm ngặt Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của ca dao là chất trữ tình Ca dao là sự bộc lộ một cách trực tiếp nhất tình cảm, tư tưởng, thế giới nội tâm của con người lao động Ca dao không đòi hỏi miêu tả nhân vật, trần thuật sự việc Tuy nhiên, có một số lời ca dao cũng bao hàm yếu tố trần thuật, như một số bài ca về “thời lệnh”, trần thuật mỗi thời vụ, người nông dân phải làm những công việc gì, nhưng trong đó đồng thời bộc lộ tình cảm của con người

Trang 13

Theo các nhà nghiên cứu, ca dao bắt nguồn từ những tiếng hò hét khi đi săn bắn thú rừng của người nguyên thủy Tuy tiếng hò hét không phải là ca dao nhưng

đó cũng là một nhân tố quan trọng để hoài thai nên ca dao Choang Hình thức “ca” xuất hiện sớm nhất có lẽ bắt đầu từ hoạt động lao động và hoạt động tế lễ của con người nguyên thủy Dân tộc Choang vốn được tôn xưng là một dân tộc “giỏi ca hát 善歌”, miền đất sinh sống của người Choang được xưng là “biển ca hát 歌海” Trải qua lịch sử phát triển lâu dài cả về mặt lịch sử lẫn văn hóa, người Choang đạt đến trình độ “lấy lời ca thay lời nói” (以歌代言)

Cho đến nay, thể loại ca dao được người Choang gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau, tùy mỗi vùng miền: Hoan 欢, Tây 西, Tỉ 比, Gia 加 Tuy nhiên, đại đa số các dân tộc sinh sống ở các huyện thị, các chi nhánh dân tộc Choang đều gọi ca dao là

“hoan 欢” Người dân các huyện thị lưu vực sông Tả Giang, sông Long Giang, sông Hồng Thủy, sông Liễu Giang đến lưu vực sông Ly Giang đều gọi chung là “hoan” Trong các biểu điều tra phân loại về tên gọi của ca dao Choang, nghiên cứu trên các đối tượng là các huyện thị có người Choang sinh sống như Long Châu, Ninh Minh, Đại Tân.v.v thì cơ bản, ca dao Choang còn được hình dung bằng những cái tên là

“thi” 诗 và “ca” 歌 Tuy nhiên, khi được dịch âm ra tiếng Hán, “thi 诗” , “ca 歌” ,

“hoan 欢” đều là ca dao 歌谣 Những tên gọi “Tây 西”, “Tỉ 比”, “Gia 加” chiếm rất ít, chỉ tồn tại ở một số huyện như Đông Lan, Ba Mã (tỉnh Quảng Tây) Có thể thấy rằng, “Hoan 欢”, “Tây 西”, “Tỉ 比”, “Gia 加” là các tên gọi khác nhau chứ không phải là phân loại của ca dao Choang Khái niệm “ca dao Choang” nhìn chung được thống nhất bởi tên gọi là “Tráng ca” 壮歌, “hoan 欢”

Liên hệ với thơ ca dân gian dân tộc Tày – Nùng, chúng ta cũng thấy sự đa dạng về thể loại, hình thức Người Tày Nùng cũng không có khái niệm “ca dao” như người dân tộc Kinh, hay “sơn ca”, “Choang ca” như người Choang, nhưng có

Trang 14

thể dựa vào cách giải thích sau để nhận định sự hình thành của ca dao dân tộc Tày –

Nùng Lạng Sơn: “Với người Nùng, họ làm thơ là để ca (hát) và vì để ca (hát) mà họ làm thơ Loại thơ – ca hát ấy chính là điệu sli (hát thơ)‖ [1, tr.6] ―Lượn (lời yêu lưu luyến trong nhà) là hình thức thơ ca giao duyên phổ biến của dân tộc Tày, là bản tình ca của người Tày (cũng như sli của người Nùng)‖ [1, tr.12] Tuy nhiên,

những định nghĩa trên về Sli, Lượn của người Tày, Nùng trong cuốn Thơ ca dân

gian Xứ Lạng chỉ là những định nghĩa chung nhất để độc giả dễ hình dung về thơ

ca dân gian Xứ Lạng chứ chưa bao quát hết hai thể loại này Là tiếng nói trữ tình, hai thể loại này không chỉ là lời giao duyên, thể hiện tình cảm nam nữ, mà còn thể hiện tình cảm đối với thiên nhiên, niềm vui lao động, cuộc sống của con người trong chế độ thổ ty xưa.v.v Nhà nghiên cứu Vi Hồng cũng định nghĩa trong cuốn

Sli, lƣợn dân ca trữ tình Tày – Nùng (Nxb Văn hoá, Hà Nội): “Sli có nghĩa là thơ

Người Nùng dùng từ sli để chỉ toàn bộ ca dao mang tính trữ tình của họ cũng như người Tày dùng từ lượn để chỉ hầu như toàn bộ ca dao của mình” Dân tộc Tày –

Nùng cũng là một dân tộc yêu ca dao, dân ca, yêu lời ăn tiếng nói của dân tộc mình

Người Tày có câu: Già qua đường nghe tiếng lượn than/ Về nhà thấy tự nhiên trẻ lại (Kẻ quá tàng dày tỉnh lượn than/ Mưa rườn tàng piến vần báo ơn); người Nùng thì lại hát: Đêm ốm dài/ Đêm sli ngắn (Cừn khẩy sli/ Cừn sli tén), đủ thấy người

Tày – Nùng Lạng Sơn cũng sớm coi Sli, Lượn – hình thức ca dao của dân tộc mình

là một thể loại trữ tình để gửi gắm thế giới tinh thần phong phú Ngoài Sli, người Nùng còn có thể loại Cỏ lảu, người Tày có thể loại Quan lang, Phong slư, then…

1.2 Những yếu tố văn hóa dân gian tác động tới sự hình thành và phát triển

của ca dao dân tộc Choang

Dân tộc Choang vốn là hậu duệ của một bộ phận người Lạc Việt 骆越, vốn là

một nhánh của Bách Việt 百越 Thiên Thị quân 恃君篇 trong sách Lã Thị Xuân

Thu có chép: “Phía Nam của Dương Hán, có giao lưu với vùng Bách Việt” Có thể

thấy phía Nam của Trường Giang Trung Quốc đã bao gồm vùng Bắc Bộ của Việt

Trang 15

nhau nên gọi là Bách Việt Lạc Việt ban đầu là do hai dân tộc khác nhau kết hợp lại

mà thành, chính là sau khi người tộc Lạc từ phía Nam sông Hoàng Hà di chuyển đến Giang Nam đã kết hợp với một nhánh của cộng đồng người Việt vốn đã di chuyển từ phía Nam sông Hoàng Hà tới Giang Nam từ sớm hơn rồi dần hình thành nên Lạc Việt Văn hóa đặc trưng của người Lạc Việt là văn hóa lưỡi cày đá lớn, vẽ lên vách đá; văn hóa xua thần bệnh dịch ở vùng Khâm Châu; văn hóa vu sư, vu bà, hoa thần bà ở Quế Nam; văn hóa tô tem ếch, tô tem rắn, tô tem chim phượng Đây

là vùng có sự thể hiện rõ ràng đặc trưng văn hóa, trong đó có một nhánh người dân tộc cổ đại nói các thứ tiếng Choang, Động và Việt

Trên phương diện địa lý, phía Bắc tới Liễu Châu, phía Tây tới Bách Sắc, Na Pha, phía Nam tới Hà Nội, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam, khu vực Tượng Quận cổ đại (ngày nay lấy thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây làm trung tâm) cho tới khu vực nằm trong bán kính 300 km xung quanh, trong một phạm vi lớn như vậy đã hình thành một quần thể phân bố của dân tộc Lạc Việt chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc, thần kỳ Văn hóa dân gian là một thực thể, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động Vì vậy, khi nhận thức, lý giải các hiện tượng văn hóa dân gian phải gắn liền với môi trường sinh hoạt văn hóa của nó, tức là các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng Ca dao dân gian Choang nằm trong tổng hòa văn hóa dân gian nói chung của dân tộc Choang Do đó, nó cũng gắn liền và chịu tác động của yếu tố dân tộc, lịch sử, văn hóa nói chung

Về mặt hình thành, dân tộc Tày – Nùng cũng là hai dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Việt Nam, sau dân tộc Kinh Tày là một trong những dân tộc lâu đời nhất trên đất nước ta Dân tộc Nùng cũng xuất hiện từ sớm nhưng sau người Tày

Về sau, những người dân tộc Nùng đã sống trước đó sát nhập vào dân tộc Tày, còn những người Nùng hiện nay đang sinh sống mới di chuyển vào Việt Nam cách đây khoảng 200 năm Dựa vào một số gia phả và truyện kể của một số dòng họ thì Lạng Sơn là một trong những địa bàn mà dân tộc Nùng được di cư vào sớm nhất Phần trình bày dưới đây, trong khi phân tích một số đặc trưng văn hóa dân tộc Choang,

Trang 16

chúng tôi sẽ kết hợp trình bày những đặc trưng văn hóa dân tộc Tày - Nùng (Lạng Sơn) có tác động đến ca dao hai dân tộc này

Để nghiên cứu ca dao dân tộc Choang, chúng tôi muốn mở rộng ra bối cảnh văn hóa – môi trường hoài thai và nuôi dưỡng nên kho tàng ca dao Choang đặc sắc Chúng tôi chọn ra những đặc trưng văn hóa nổi bật, từ đó nhằm tái hiện môi trường văn hóa, hoàn cảnh văn hóa của người Choang từ thời thượng cổ Ca dao dân gian chính là một trong những hình thức văn nghệ đầu tiên của loài người Nó lưu giữ những dấu vết của văn hóa cổ, cũng là bức tranh đa dạng, phong phú về đời sống xã hội, lịch sử cũng như bản sắc tộc người Choang

Nhắc tới dân tộc Choang, người ta không thể không nhắc tới một số đặc trưng văn hóa cơ bản: văn hóa trồng lúa nước; văn hóa trống đồng; hệ ngôn ngữ riêng; tôn giáo nguyên thủy với các thầy mo, thầy cúng và văn hóa lễ hội

1.2.1 Văn hóa vật thể

Theo các nhà nghiên cứu văn học dân gian, hình thức ca dao bắt nguồn từ lao động Ca dao Choang cũng vậy Nền nông nghiệp lúa nước mới đầu cần lợi dụng sự dâng lên hạ xuống của thủy triều tưới tiêu cho cây lúa Vào thời điểm đó, không phải lao động cá thể, đơn lẻ một hộ gia đình có thể làm được việc này, mà phải thông qua lao động tập thể, có sự phân công lao động phù hợp Trên cơ sở ngôn ngữ dần dần hoàn thiện, người nông dân bắt đầu ca hát, sáng tác những câu ca có vần vè, nghe réo rắt vui tai trong lúc lao động, lúc nghỉ ngơi để giải tỏa những mệt mỏi, tăng hứng thú trong công việc và tình đoàn kết trong cộng đồng Ca dao – lời ăn tiếng nói của người bình dân thường lấy đề tài từ ngay chính cuộc sống phong phú quanh họ

Một trong những đặc điểm văn hóa vật thể lớn nhất của người Choang là

trồng lúa nước Đặc điểm văn hóa này có tác động, ảnh hưởng tới tất cả các đặc

điểm văn hóa khác mà chúng tôi sẽ trình bày cụ thể Di chỉ Ngọc Thiềm Nham 玉蟾

岩 ở Đạo huyện, Nam Đô, tỉnh Hồ Nam và di chỉ Ngưu Lan Động 牛栏洞, thành

Trang 17

chừng một vạn năm Theo những ghi chép lịch sử, những phát hiện khảo cổ và nghiên cứu vật lý, nhân chủng học, những nơi này là nơi sinh sống của dân tộc Choang, Động nguyên thủy Các tiên dân của dân tộc Hán, Dao, Miêu mãi sau thời Tần Hán mới di cư đến đây Điều đó chứng minh được tiên dân của dân tộc Choang

là những người đã sáng tạo nên nền văn minh lúa nước Họ sinh sống ở lưu vực Châu Giang (chủ yếu chảy qua địa phận tỉnh Quảng Đông) thuộc khu vực nhiệt đới châu Á, địa lý và khí hậu thích hợp với trồng lúa nước Khi con người chưa biết canh tác, việc trồng lúa nước phải dựa vào thủy triều lên xuống Theo thời gian, họ nắm được quy luật sinh trưởng và phát triển của cây lúa nên đã dần hình thành nên tập quán canh tác lúa nước, gọi là “Lạc điền 雒田” Từ góc độ các công cụ sản xuất của Lạc điền được chế tạo ra chủ yếu bằng đá, bằng gỗ, có thể thấy, không thể dựa vào sức lao động của một gia đình riêng lẻ mà phải có sự phối hợp, hợp tác lao động trên quy mô lớn

Các tư liệu khảo cổ cho thấy, văn hóa khu vực Lạc Việt - những tiên dân của dân tộc Choang khởi nguyên rất sớm, tổ tiên Lạc Việt từng trải qua xã hội nguyên thủy lâu dài Số lượng lớn nông cụ được phát hiện, đặc biệt là công cụ sản xuất lương thực như xẻng đá, mâm cối đá, chày đá… cho thấy ba bốn nghìn năm trước,

họ đã nắm vững cách trồng lúa nước, là một trong những dân tộc đầu tiên biết trồng lúa nước ở Trung Quốc Sản xuất nông nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất chủ yếu của người đương thời Phương thức sản xuất nói lên trình độ phát triển văn minh của dân tộc đó Từ phương thức sản xuất tiên tiến so với xã hội nông nghiệp lúc ấy, cho thấy dân tộc Choang sớm đã có điều kiện để hoài thai và nuôi dưỡng một nền văn hóa, văn học dân gian đặc sắc Người Choang trồng lúa nước và gọi các ruộng lúa nước là “Na 那”, họ dùng chữ “Na” để đặt tên cho hầu hết các khu vực lưu vực sông Châu Giang cho tới cả khu Đông Nam Á Chữ “Na” này cũng bảo lưu nội hàm phong phú của văn hóa tộc người và văn hóa lúa nước của người Choang, trở thành ấn tích lịch sử chung của những cư dân sinh sống tại khu vực này Trước đây, các nhà nghiên cứu từng gọi vùng văn hóa này là “Na văn hóa 那文化”

Trang 18

(hình thức văn hóa kết hợp giữa văn hóa canh tác lúa nước với văn hóa của người miền núi) Những tên đất gắn với chữ Na nhiều vô kể Những địa danh đi kèm với chữ Na, lớn thì là đơn vị huyện, thị trấn, nhỏ hơn có thôn, tên thung lũng, tên ruộng, tạo nên những địa danh mang tính khu vực, cấu thành một hình thái văn hóa ở lưu vực sông Châu Giang Trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, dân tộc Choang với những tiên dân của họ đã tạo nên hệ thống “Na văn hóa” này Hình thức sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp canh tác, xây dựng kiến trúc nhà, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật đều lấy “Na” làm trung tâm, làm gốc rễ Trong sản xuất nông nghiệp,

“Na văn hóa” biểu hiện rõ nhất ở chiếc rìu đá hai lưỡi và xẻng đá Rìu đá hai lưỡi xuất hiện ở thời đại đồ đá mới, bắt đầu hình thức sản xuất nông nghiệp nguyên thủy, dần dần cải tạo lúa hoang thành lúa nước Tạo hình đẹp đẽ của xẻng đá chính là cải biên từ hình thức của chiếc rìu đá hai lưỡi, trở thành một sản phẩm của nghệ thuật Xẻng đá lớn nguyên là một dụng cụ để canh tác nông nghiệp, dần dần trở thành một loại thần khí dùng để tế lễ, trở thành dụng cụ được tổ tiên người Choang sùng kính

Họ gửi gắm vào đó sự cầu mong chân thành về mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ, đưa đến những mĩ cảm đối với lao động Việc tạo ra xẻng đá đánh dấu tiến bộ lớn trong sản xuất của tổ tiên dân tộc Choang trong thời đại đồ đá mới Như vậy, ta thấy rằng khi trồng lúa nước – trình độ sản xuất đã đạt đến quy mô nhất định thì quan niệm thẩm mĩ và sáng tạo nghệ thuật cũng đạt tới trình độ tương đương

Người Tày – Nùng ở Lạng Sơn cũng có điểm tương đồng, từ thuở sơ khai đến bây giờ, họ vẫn chủ yếu lấy nông nghiệp lúa nước làm nghề sản xuất chính Dân tộc Tày Lạng Sơn thường cư trú ở vùng trũng thuộc lưu vực các con sông lớn, các thung lũng và cánh đồng tương đối bằng phẳng Địa bàn thuận lợi nên trình độ canh tác lúa nước của người Tày không thua kém người Kinh Vốn là người bản địa nên dân tộc Tày cũng lập làng ở vị trí thuận lợi hơn các dân tộc khác Đồng bào Tày thạo việc ươm tơ dệt lụa Dân tộc Nùng cũng canh tác lúa nước, nhưng do địa bàn

cư trú thường là nơi chuyển tiếp giữa vùng thấp và vùng cao, không thuận lợi như người Tày nên làm nương rẫy cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp của họ Người Tày – Nùng gọi ruộng là “nà” (gần gũi về mặt ngôn ngữ

Trang 19

và nghĩa của từ với chữ “na” của người Choang) và cũng rất nhiều địa danh cho đến ngày nay vẫn gắn với chữ “nà” này Văn hóa nông nghiệp lúa nước cũng là văn hóa trung tâm, có vai trò quan trọng trong tổng hòa văn hóa dân gian Tày – Nùng Ca dao dân gian Tày – Nùng được sử dụng trong đời sống hàng ngày Ban đầu là để vơi đi sự vất vả trong lao động, sau là để giãi bày tình cảm Các hình thức giao lưu – đối đáp giữa thanh niên nam nữ được ưa chuộng hơn cả Người Tày – Nùng tuy không có lễ hội ca hát riêng như người Choang nhưng giao lưu ca dao – dân ca thường diễn ra tại các lễ hội xuân hoặc những đêm trăng sáng, dịp nông nhàn (xuân thu nhị kỳ)

Ngoài ra, trong văn hóa vật thể người Choang, không thể không nhắc tới

trống đồng Trống đồng chính là một đặc trưng tiêu biểu văn hóa đồng thau của

người Choang Nghệ thuật đúc đồng của người Choang được xác định bắt đầu vào thời kỳ Xuân Thu và tới thời Chiến Quốc đã có những bước phát triển quan trọng Những sản phẩm đồng thau thời kì đầu ngoài búa, rìu, giáo, mác còn có dao, kiếm, mâu, chuông, trống, vạc.v.v có hình dạng và hoa văn phong phú, mang đặc sắc của văn hóa địa phương Trong những đồ vật đó, trống đồng được coi là tiêu biểu, đặc sắc nhất Trống đồng người Choang xuất hiện ở vùng Tây Nam và Lĩnh Nam Trung Quốc Nó không phải là sản phẩm riêng của văn hóa Choang mà có sự phân bố lớn trong khu vực: phía Đông tới huyện Bắc Giang tỉnh Quảng Đông, phía Tây tới Miến Điện (Myama ngày nay), phía Bắc là vùng thượng du sông Đại Độ tỉnh Tứ Xuyên, phía Nam tới đảo Surabaya của Indonesia Phạm vi này tương đối trùng với các địa danh gắn với chữ “Na” trong vành đai của “Na văn hóa” Trống đồng là tượng trưng cho quyền lực, lại là đồ dùng để báo hội, đuổi tật bệnh, đuổi quỷ, cầu phúc Những họa tiết khắc trên trống đồng, thông thường là từ trung tâm tiến dần ra các phần bên ngoài là hình mặt trời, hình mây sấm, hình chim hạc, hình người chim, thân trống

có hình thuyền rồng vượt sông hoặc là hình người chim đang nhảy múa… Xét về nguồn gốc, trống đồng cũng là một loại nghệ thuật của nền nông nghiệp lúa nước Những hoa văn trang trí trên trống đồng như hình mặt trời, hình sấm, sóng nước hay hình cóc, ếch đều liên quan đến sản xuất nông nghiệp Có một số nơi, người ta còn

Trang 20

gọi trống đồng là trống ếch Dựa vào những họa tiết thường được khắc trên mặt trống đồng như ếch, cóc có thể nhận định rằng cầu mưa chính là một trong những tác dụng ban đầu của trống đồng Khi cất giữ những chiếc trống đồng, người dân tộc Choang thường dùng rơm buộc vào tai trống hoặc lật ngược trống lên, đổ đầy thóc vào đó, gọi là “nuôi trống” Điều này cho thấy trống đồng và ếch đều có quan

hệ rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp lúa nước Vì vậy, văn hóa trống đồng cũng

là một biểu hiện quan trọng của “Na văn hóa” Trống đồng được sử dụng trong các

lễ hội, đệm nhịp cho các bài ca nghi lễ, vì thế được coi như là một trong những nhạc

cụ đầu tiên của người Choang cổ Cũng từ những nhịp trống, người Choang có thể ứng khẩu thành những bài ca dao với nhiều nội dung khác nhau, tạo nên không khí nhộn nhịp cho các lễ hội

1.2.2 Văn hóa phi vật thể

Ngôn ngữ là một bộ phận quan trọng để cấu thành nên văn hóa, là bằng

chứng sống về sự đa dạng, phong phú về văn hóa của người Choang, cũng là tiêu chí quan trọng để phân biệt dân tộc Choang với các dân tộc khác Ngôn ngữ của người Choang có mối quan hệ cộng sinh với văn hóa Choang Ngôn ngữ dân tộc Choang thuộc nhánh ngữ Choang Thái, ngữ tộc Choang Động, ngữ hệ Hán Tạng Trình độ ngôn ngữ của người Choang cũng thể hiện cao nhất ở việc có riêng cho mình chữ viết Thứ chữ này đã có trên 2000 năm lịch sử Trong những mộ táng có niên đại từ cuối thời Tây Chu, được khai quật tại thị trấn Mã Đầu, huyện Vũ Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, người ta đã phát hiện ra những chữ tượng hình, là hình thức đầu tiên của chữ thổ tục sau này Để ghi chép lại ngôn ngữ của mình, người Choang đã sớm dùng ý, âm, hình của chữ Hán để sáng tạo nên chữ Choang

cổ Chữ viết của người Choang còn được gọi là “chữ thổ tục 土俗字” Loại chữ này

cũng đã được tìm thấy trên một bản khắc đá trong Đại Trạch tụng 大宅颂, khắc năm Vĩnh Hanh, đời Đường (năm 682 CN), được nhắc đến trong cuốn sách Quế

Hải ngu hành chí 桂海虞衡志 của Phạm Thành Đại đời Tống Thế nhưng do

Trang 21

một cách thống nhất nên nó không được người Choang dùng một cách chính quy, hợp nhất Ở các địa phương khác nhau, người Choang lại dùng một loại chữ viết khác nhau nên ảnh hưởng tới sự phát triển của thứ chữ này Tuy nhiên bao đời nay,

họ vẫn luôn dùng thứ chữ này để sáng tác ca dao, viết kinh thư, khắc bia.v.v, phát huy hết tác dụng của nó trong đời sống

Dân tộc Tày – Nùng ở Lạng Sơn cũng là những dân tộc có tiếng nói riêng và cùng thuộc cộng đồng các dân tộc nói tiếng Tày – Thái Tiếng Tày và tiếng Nùng gần như là tương đồng, ngữ âm và ngữ nghĩa gần nhau Người dân của hai dân tộc

có thể dễ dàng hiểu được và học tiếng nói của nhau Người Tày – Nùng có chữ viết riêng nhưng cũng mượn chữ Hán để diễn đạt hình, ý của ngôn ngữ dân tộc mình, gọi là chữ Nôm Tày và Nôm Nùng, thường dùng để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian Tuy nhiên, hiện nay rất hiếm người dân tộc Tày – Nùng còn biết đến và sử dụng thứ chữ này bởi con em dân tộc Tày – Nùng thời hiện đại đều học chữ Quốc ngữ, ngôn ngữ Tày – Nùng vẫn được duy trì trong đời sống sinh hoạt nhưng chủ yếu là khu vực ngoại thành và các huyện của tỉnh Lạng Sơn Người Tày – Nùng sáng tác ca dao bằng ngôn ngữ riêng của mình, tạo được bản sắc riêng trong nền văn học dân gian dân tộc

Một trong những nét văn hóa có ảnh hưởng tới ca dao Choang là văn hóa tôn giáo nguyên thủy với hai biểu hiện cơ bản nhất là bói xương gà và các thầy mo

Sống trong xã hội thị tộc nguyên thủy, con người bị chi phối bởi quan niệm “vạn vật hữu linh”, các hành vi tôn giáo đều là biểu hiện của quan niệm tín ngưỡng

nguyên thủy này Thuật bói toán xuất hiện sớm nhất trong “Dịch Kinh” (易经), lấy

quan sát thiên tượng làm cơ sở để phát triển thành chiêm tinh thuật, và trở nên hưng thịnh vào thời kì Ân, Chu Trong quá trình phát triển dân tộc, người Lạc Việt đã hình thành tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy của riêng mình Đối tượng để họ sùng bái là các thần như thần lửa, thần nước, thần cây, thần đất, thần núi, thần đá, thần sấm, thần mặt trời.v.v Họ tôn những sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên có liên quan mật thiết đến mình lên bậc thần thánh, hình thành những totem đặc sắc như

Trang 22

totem hoa, totem rắn, totem chim, totem ếch, totem chó, totem lúa.v.v Trên cơ sở sùng bái tự nhiên lấy quan niệm vạn vật hữu linh làm trung tâm, cùng với hệ thống thần thoại và thuật bói xương gà, các vu sư dần dần phát triển đến hình thức cũng tế thần linh bằng “mo” Thực tế, “Mo 麽” vốn là một hình thức ngâm vịnh thơ ca hoặc lời cầu khấn để thông linh với tự nhiên, trời đất Đầu tiên, hình thức “mo” là vô thần, với hình thức là các thầy phù thủy dùng xương gà để đoán cát hung Về sau,

mo giáo lấy vị thần sáng thế Bố Lạc Đà 布洛陀 làm vị thần chí thượng và là giáo tổ

(Đây là vị thần tối cao, tiêu biểu cho thần thoại dân tộc Choang Thần thoại về Bố Lạc Đà là một trong những thần thoại cổ nhất của người Choang, là nhân hóa của sức mạnh tự nhiên)

Trong toàn bộ nghi thức tế thần của mo có một loại thơ ca dân gian tế tự có hình thức câu năm chữ, gieo vần lưng sau này được ghi lại bằng tiếng Choang cổ

mang tên là “tư ma 司麽” hay là Mo giáo kinh thƣ, gọi tắt là Mo kinh Mo giáo

thuộc văn hóa tôn giáo nguyên thủy, phản ánh điều kiện sinh hoạt, sản xuất của người thượng cổ Họ gửi gắm vào đó sự giải thích mối quan hệ giữa con người với

tự nhiên, con người với xã hội, con người với con người và cầu mong sự sinh tồn và phát triển bền vững Đối với mo giáo, Bố Lạc Đà từ vị thần sáng thế đã trở thành một vị thần tôn giáo, từ một vị thần tự nhiên đã biến thành một vị thần xã hội Từ tín ngưỡng đa thần hướng tới chuyển hóa thành tín ngưỡng nhất thần, phát sinh từ những vu sư nguyên thủy và phát triển trong giai đoạn liên minh bộ lạc của những tiên dân dân tộc Choang Tuy rằng, đến thời đại Minh, Thanh mới xuất hiện các bản

sao chép của Mo kinh, nhưng từ hơn ba mươi dị bản thu thập được, cho dù trong

quá trình thu thập có lẫn một số thần tích và quan niệm của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo nhưng cơ sở chủ đạo, bao gồm cả ngôn ngữ, nội dung, quan niệm và công dụng vẫn bảo lưu được những đặc trưng, bản chất của văn hóa tôn giáo dân

tộc sơ khai Mo kinh tái hiện được quá trình phát triển từ thời kì mông muội đến

Trang 23

xã hội có giai cấp của người Choang Đây cũng là một điểm nhấn có giá trị lịch sử, văn hóa và học thuật quan trọng cho hoạt động nghiên cứu các mặt xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và quan niệm đạo đức sau này của người Choang

Người Tày – Nùng không thờ thần Bố Lạc Đà mà chủ yếu thờ tổ tiên Ngoài

ra, đồng bào Tày – Nùng thờ Phật bà Quan Âm; Bà mụ hay Mẹ Hoa, Mẹ Bjoóc (giống như mẫu Lục Giáp của người Choang); thờ thổ công và tổ sư thầy mo, then Nói tới tín ngưỡng tôn giáo của người Tày – Nùng Lạng Sơn, cần lưu ý tới những ảnh hưởng của Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) Nhưng đó không phải là sự du nhập mà

cơ bản dựa trên nền tảng của tín ngưỡng dân gian Đồng bào Tày – Nùng cũng rất kính nể và tin tưởng những thầy Mo, Tào, Pụt (tức những thầy phù thủy trong tôn giáo nguyên thủy, hành nghề cúng bái) Những việc vui, việc buồn đặc biệt là khi gặp bất trắc trong cuộc sống, họ tìm đến những ông thầy này để xem bói và tìm cách giải trừ Đây là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Tày – Nùng Xứ Lạng

Như ta đã biết, văn hóa vật thể và phi vật thể có mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết Chính vì vậy, chúng ta không thể không kể đến yếu tố văn hóa “Na” trong

đời sống tinh thần, cao hơn là đời sống văn nghệ của người Choang Văn hóa lễ tết thể hiện tính toàn dân, tính tương đồng thống nhất của một dân tộc Văn hóa lễ tết

của người Choang có liên quan mật thiết đến việc canh tác lúa nước, là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Choang, là tượng trưng của quần thể văn hóa dân tộc Choang với văn minh lúa nước Cùng với việc canh tác trồng lúa, người Choang dần dần sùng bái những sự vật, hiện tượng, con vật liên quan mật thiết tới nông nghiệp và từ đó hình thành nên những hoạt động lễ, tết để cúng bái, lấy những con vật, đồ vật được sùng bái ấy làm đối tượng tế lễ Ví như, người dân dải sông Hồng Hà ăn tết Oa bà từ mùng 1 đến 15 tháng Giêng hàng năm, có hoạt động tế Oa thần (thần ếch); đầu năm tế bò; ăn tết xong tổ chức hội xuống đồng, thực hiện các nghi thức tế hồn trâu bò, tế lúa; khi được thu hoạch lúa thì ăn tết cơm mới.v.v Họ có những lễ hội quan trọng đó là “Tết 3 tháng 3”, “Trung nguyên”, “Hồn trâu bò” Mỗi lễ hội có nghi thức nhất định và thường có những bài

Trang 24

ca dao tương ứng, phổ biến rộng rãi Trong mỗi dịp lễ hội, tiếng hát lời ca là thứ không thể thiếu, hoạt động ngày lễ tết cũng là dịp để người Choang thể hiện niềm tin, ước mơ về một cuộc sống ấm no sung túc, đầy đủ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Quảng Tây là miền đất của văn học dân gian Những nơi có người Choang sinh sống, không nơi nào không có lời ca, không lúc nào không có tiếng hát Những lời ca dao uyển chuyển, tinh tế của họ không thể nào tách rời với các hoạt động tôn giáo Tôn giáo để lại dấu ấn trong những lời ca dao, có tác dụng bảo tồn, truyền tụng, phát triển và làm phong phú các nội dung phản ánh của ca dao Với quan niệm

“vạn vật hữu linh”, tín ngưỡng đa thần, hoạt động tôn giáo của họ rất phong phú Ban đầu, những người đầu tiên biết sáng tác ca dao chính là những thầy phù thủy Người Choang thờ phụng và tin yêu các thần linh, ngâm tụng ca ngợi các vị thần này một cách thường xuyên Có nhiều bài ca dao ra đời là để ca tụng công đức của một vị thần nào đó Niềm tin tín ngưỡng, tôn thờ vạn vật, sùng bái thiên nhiên đã bồi dưỡng cho ca dao một nền tình cảm đẹp, hồn hậu, trở thành món ăn tinh thần bổ ích của người Choang, được đông đảo người dân yêu mến, truyền tụng Trong bất kì hoàn cảnh nào, dù là trong những buổi lễ trang nghiêm hay đời sống thường ngày với sinh hoạt, lao động, giao tiếp, bất luận vui hay buồn, người Choang đều có lời

ca tiếng hát Từ những động thái lớn như đấu tranh giai cấp, mâu thuẫn tầng lớp hay lao động sản xuất, phong tục tập quán đến bộc lộ tình cảm, họ cũng không thể thiếu lời ca dao Dân tộc Choang có một lễ hội dành riêng cho ca hát: Tết “ca vu” 歌圩 mùng 3 tháng 3, gắn bó mật thiết với vị thần chủ về ca hát Lưu Tam Tỉ 刘三姐 trong truyền thuyết Ca dao được coi là một vũ khí sắc bén đấu tranh giai cấp, còn là một công cụ để giáo dục con em trong xã hội người Choang Chính từ một nền văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc, ca dao Choang đã có một môi trường tốt để có nguồn đề tài phong phú Đặc biệt, những lễ hội, hội “ca vu” đã trở thành những hoạt động thiết thực, mang tính truyền thống và tạo môi trường tồn tại cho ca dao, tôn vinh ca dao Ca dao gắn liền với sự tồn tại của các lễ hội, các nghi thức dân gian, và

Trang 25

động của văn minh lúa nước, có một hệ thống tín ngưỡng, triết học riêng nên ca dao Choang mang những nét đặc trưng thể hiện các quan niệm tín ngưỡng, triết học về nhân sinh, phản ánh được bản tính hồn hậu, chất phác của cư dân nông nghiệp giữa miền sông nước, núi rừng đại ngàn

Ca dao Choang vốn có một lịch sử hình thành lâu đời Thời Xuân Thu Chiến Quốc, ca dao người Việt (tổ tiên người Choang) đã có hình thức đặc biệt Trong

thiên Thiện thuyết 善说篇, sách Thuyết uyển 说苑 của Lưu Hướng đời Hán có ghi

bài ca dao có tên Việt nhân ca 越人歌 Từ khi được phát hiện, bài ca dao này đã

được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Trung Quốc tiến hành tìm hiểu Nhiều tranh luận phức tạp về nguồn gốc cũng như ngữ nghĩa của bài đã diễn ra Nhưng qua quá trình khảo sát, quan điểm đây là một trong những bài ca dao cổ nhất của cư dân Bách Việt cổ (tổ tiên người Choang) được nhiều nhà nghiên cứu chấp

nhận hơn cả Dưới đây là bài Việt nhân ca được ghi lại trong sách của Lưu Hướng:

Lời Hán văn Lời Hán Việt Lời Việt (tạm dịch)

Mông tu bị hiếu hề, bất tử cấu

sỉ Tâm kỉ phiền nhi bất tuyệt hề, đắc tri Vương tử

Sơn hữu mộc hề mộc hữu chi, tâm duyệt quân hề quân bất tri”

Đêm nay là đêm nao, đẩy thuyền ra giữa dòng

Hôm nay là hôm nào, Việt nhân tôi lướt sóng chu du cùng Vương Tử

Phận thấp hèn, tôi nào đâu mơ ước

Tiếp Vương gia, trong lòng tôi vui sướng vô ngần

Trên núi có cây, cây có cành Vương Tử người có thấu nỗi lòng tôi (em)!

Trang 26

Theo lời dịch của nhà ngôn ngữ học người Choang Vi Khánh Ẩn 韦庆隐, câu đầu của bài ca dao trên: “今夕何夕兮,搴舟中流 今日何日兮,得与王子

同 Kim tịch hà tịch hề, khiên chu trung lưu/ Kim nhật hà nhật hề đắc dữ Vương

tử đồng chu‖ rất giống với câu khởi hứng ở đầu những bài ca dao truyền thống

của người Bắc Choang Có thể thấy quan hệ giữa người Choang với chủ nhân

của Việt nhân ca là rất gần gũi Trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc mình,

người Choang phát triển truyền thống ca dao dân gian đó và nâng lên thành lễ hội để giao lưu, ca hát, khẳng định trình độ phát triển của họ Sự xuất hiện của

bài Việt nhân ca dường như đã trở thành mốc mở đầu cho sự phát triển của ca dao

Choang ở các thời kì sau

Trong quá trình phát triển, ca dao không chỉ chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa khác để tự hoàn thiện mình, mà còn tác động tích cực trở lại các yếu tố văn hóa, làm cho các yếu tố văn hóa có một phương tiện đắc lực để lưu truyền đến các thế hệ sau Ca dao có tác dụng cổ vũ lao động, tác dụng giao tiếp xã hội, cử hành các nghi thức tế lễ, thể hiện tình yêu, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất Có những bài

ca dao về lao động sản xuất với những câu từ rất đẹp, chan chứa tình cảm chân

thành, khỏe khoắn như bài Chủng miên ca 种棉歌 (Bài ca trồng bông):

Dịch tiếng Việt (tạm dịch):

Lá phong tím biêng biếc Tiếng ve kêu râm ran Một bầy cô con gái Trồng bông trên sườn đồi

Trồng xuống tình yêu mến Trồng hoa khắp non cao

Lá phong tím biêng biếc

Trang 27

Bạch vân lạc sơn nhai

Tỉ muội lạc phu gia

Cô nương nhất quần quần Pha thượng chủng miên hoa

Mây trắng sà vách núi

Cô gái về nhà chồng Một bầy cô con gái Trên sườn đồi trồng bông

[19, tr 81]

Ca dao với những câu gieo vần dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành những bài ca dễ dàng được chọn lựa để truyền dạy: cha dạy con trai, mẹ dạy con gái, người già dạy con trẻ.v.v Người Choang thích dùng lời ca tiếng hát biểu đạt tình cảm chân thành, thể hiện ngay trong cuộc sống đời thường cũng như trong lao động sản xuất Với truyền thống ca dao dân ca độc đáo, dường như người Choang xưa có thể sáng tác

ca dao ngay từ những thứ mình nhìn thấy, mình nghĩ tới, “ứng khẩu thành chương”

Ví như khi thôn bản có khách đến mà đúng mùa hoa gạo nở, họ hát:

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Hôm nay là ngày gì

Cây gạo nở đầy bông Nhuộm đỏ nửa góc trời Quý khách từ xa tới

Trang 28

Tình em vơi đầy nước vơi đầy

Tình muội thiên minh yếu hồi khứ

Tình ca hận vô khốn nguyệt thằng

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Giai điệu “sơn ca” tình bất tận

Gà trống vỗ cánh gọi bình minh

Lời yêu chưa dứt trời đã hửng Hận không níu được ánh trăng tình!

từ ngữ biểu đạt tâm trạng, cảm xúc, đưa ngôn ngữ của họ ngày một hoàn thiện, trở thành bản sắc riêng của dân tộc Choang

Trang 29

Như vậy, trong cả tiến trình khởi sinh, phát triển, các yếu tố văn hóa Choang luôn ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau để tạo nên một tổng thể văn hóa dân gian đậm đà bản sắc Đặc biệt, đối với ca dao, sự ảnh hưởng của văn hóa càng thể hiện sâu sắc Ca dao luôn vận động, phát triển và chịu tác động hai chiều với các đặc trưng văn hóa khác để làm nên một văn hóa Choang đặc sắc

Trong nhiều năm trở lại đây, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, trong đó có bản sắc văn hóa người Choang đã được Chính phủ Trung Quốc quan tâm đầu tư và chính người Choang ở Quảng Tây cũng tích cực trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của mình Trong đó, các yếu tố của “na văn hóa” mà đặc biệt là truyền thống ca dao – hát sơn ca trong tết “ca vu” mùng 3 tháng 3 hàng năm vẫn được cử hành trọng thể tại các quê hương người Choang Xoay quanh các câu chuyện về “ca vu” và nhiều truyền thuyết Lưu Tam Tỉ 刘三姐 khác nhau, người ta bắt đầu chú ý đi tìm sự thật từ những truyền thuyết, muốn tìm bằng chứng sống của việc tồn tại “ca tiên” Lưu Tam Tỉ, như thêm một lời khẳng định về truyền thống ca dao của dân tộc mình Ngoài ra, khối lượng các công trình nghiên cứu các mặt ca dao dân gian, văn hóa dân gian Choang cứ ngày một lớn dần

đã chứng tỏ sự quan tâm của giới học thuật tới văn hóa Choang Những nỗ lực này nhằm xây dựng nền cơ sở lý luận vững chắc, có giá trị trên nhiều mặt của nền văn hóa Choang Ngoài ra, sự vào cuộc của các hình thức truyền thông như báo chí, đài Truyền hình, các Đoàn làm phim khai thác về văn hóa, con người Choang như những bộ phim nhựa: “Lưu Tam Tỉ 刘三姐” của Xưởng phim điện ảnh Trường Xuân sản xuất năm 1960 hay “Đi tìm Lưu Tam Tỉ 寻找刘三姐” do Xưởng phim

điện ảnh Quảng Tây sản xuất năm 2010; phim truyền hình dài tập “Lưu Tam Tỉ 刘三姐” do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc sản xuất năm 2010.v.v đã trở thành những tác phẩm điện ảnh, truyền hình thành công, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả Sự thành công của những tác phẩm thuộc bộ môn nghệ thuật

Trang 30

hóa và văn hóa ca dao người Choang cùng mảnh đất “ca hải” xinh đẹp đến với khắp mọi miền Trung Hoa, rộng hơn là các nước trong khu vực

Trong bối cảnh hiện đại, khi nền văn minh công nghiệp đang dần xâm lấn văn minh nông nghiệp và văn hóa truyền thống thì người Choang bên cạnh sự tiếp thu, vận động trong thời kì mới, cần phải đồng thời tích cực tìm cách gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống, không ngừng truyền bá nền văn hóa đặc sắc của dân tộc mình Đây là sự nỗ lực đáng ghi nhận của đồng bộ các liên ngành khoa học: văn hóa – lịch sử – nhân học – ngôn ngữ học – dân tộc học – văn học.v.v với nhiều hình thức phong phú

Tiểu kết:

Ca dao dân tộc Choang là một thể loại trữ tình dân gian đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian dân tộc Choang Ca dao Choang tuy có nhiều tên gọi không thống nhất (sự khác biệt do phương ngữ các địa phương không giống nhau) nhưng

có hình thức thống nhất với nội dung phong phú, phản ánh bức tranh tinh thần của con người Choang

Ca dao dân tộc Choang nằm trong tổng thể văn hóa dân gian dân tộc Choang Văn hóa dân gian Choang có một lịch sử phát triển lâu dài và có một số đặc trưng

cơ bản là: ngôn ngữ, trồng lúa nước, trống đồng, bói xương gà và mo giáo Trong

đó, văn hóa lúa nước ở miền núi “na văn hóa” là đặc trưng trung tâm, tác động và chi phối các đặc trưng khác Ca dao tồn tại một cách bền bỉ và tác động hai chiều đến các đặc trưng văn hóa xung quanh nó

Dân tộc Choang (Quảng Tây – Trung Quốc) và dân tộc Tày – Nùng (Lạng Sơn – Việt Nam) có nhiều nét tương đồng về văn hóa, tín ngưỡng, hoàn cảnh sống,

từ đó tạo nên sự đồng điệu thú vị trong các sáng tác ca dao dân gian Song bên cạnh

đó, chúng cũng có những nét riêng biệt mà chúng tôi sẽ làm rõ ở những chương sau

Trang 31

Chương 2: CA DAO DÂN TỘC CHOANG - NHỮNG

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG CƠ BẢN

Ca dao Choang, như tất cả các thể loại văn học dân gian khác đều gắn bó với nguồn gốc văn hóa Choang, mà như trên đã nói, đó là nền văn hóa được sinh ra từ văn minh lúa nước và canh tác lúa nước Vì vậy, “na văn hóa” – văn hóa lúa nước của người miền núi là văn hóa trung tâm Các đặc trưng văn hóa khác là sự phát triển, sự thể hiện cụ thể của “na văn hóa” trên các mặt, các lĩnh vực Văn hóa ca dao cũng vậy Chính vì thế, các nội dung, chủ đề, đề tài của ca dao dân tộc Choang cũng phản ánh sâu sắc các yếu tố của “na văn hóa”, văn hóa nông nghiệp, làng xóm, bản tính hiền hòa hồn hậu mà chất phác của người Choang được phản ánh hết sức rõ nét

2.1 Khát vọng chinh phục thiên nhiên

Kho tàng ca dao dân ca Choang là sản phẩm nghệ thuật quý giá, ghi lại một cách trung thực cuộc sống sinh hoạt, phản ánh sâu sắc quan điểm và thái độ, biểu đạt tình cảm và suy tư của những con người lao động Cũng như nhiều dân tộc khác, ngay từ thưở sơ khai, người Choang đã bắt đầu muốn tìm hiểu nguồn gốc của con người, của thế giới và mối quan hệ của con người với vạn vật xung quanh Những nhận thức ban đầu về thế giới ấy đã bao hàm thế giới quan của họ và dần manh nha thành những tư tưởng triết học đầu tiên

Con người tiến hóa và phát triển trong thế giới tự nhiên một thời gian khá dài Sống trong thế giới tự nhiên đó, con người có quan hệ mật thiết với thiên nhiên Để sinh tồn, họ bắt buộc phải có nhận thức, hiểu biết về tự nhiên Con người cổ đại luôn mong muốn lí giải được thế giới thiên nhiên xung quanh mình Và hầu như dân tộc nào cũng tìm được sự lí giải của riêng mình về sự hình thành vũ trụ Vào buổi ban đầu khi tư duy của con người mới phát triển ở dạng sơ khai, họ thường lí giải thế giới nghiêng về quan điểm duy tâm, người Choang cổ cũng không nằm ngoài quy luật ấy:

Trang 32

Tự chia ra nhiều thần Lại sinh núi sông biển Sinh ra bình đựng nước

Bàn Cổ sinh trời đất Sinh mặt trời, trăng, sao Nhờ ơn ông Bàn Cổ Con người có ngày mai

[63, tr 60]

Thuyết Bàn Cổ mở trời đất là một trong những thuyết sáng thế sớm nhất của

đất nước Trung Hoa, xuất hiện trong cuốn Tam Ngũ lịch kí (ghi chép lịch sử thời

Tam hoàng ngũ đế) của Từ Chỉnh thời Tam Quốc Tuy nhiên, thuyết này đã được lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian từ trước đó Có thể rằng, trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và ảnh hưởng, người Choang cũng đã sử dụng chất liệu của câu chuyện thần thoại sáng thế đó, sáng tác thành những câu ca dao dễ nghe, dễ thuộc

để lưu truyền cho con cháu Do được sáng tác bằng thể loại ca dao – một thể loại trữ tình dân gian nên nó bao hàm chất trữ tình rất rõ Họ bộc lộ niềm biết ơn đấng sáng

thế một cách trực tiếp: “Nhờ ơn ông Bàn Cổ/ con người có ngày mai” Điều đó phần

nào phản ánh được sự ngay thẳng bộc trực và niềm tri ân của họ đối với đấng sáng thế đã tạo ra loài người và muôn vật – con người thủy tổ đã tạo ra họ Tuy nhiên,

trong bài ca dao Bàn Cổ, họ thể hiện sự sáng tạo của mình trong tư duy và cách lý

giải của họ phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi họ sống:

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Thứ nhất Bàn Cổ mở trời đất Thứ nhì anh Lý tạo sườn núi Thứ ba Long Vương tạo nước

Trang 33

[63, tr 60]

Theo nhận thức của con người thời ấy, trời đất vạn vật không chỉ là kết quả của sự phát triển tất yếu của tự nhiên mà do các loại thần khác nhau tạo thành Đối với người Choang, khi đặc điểm tự nhiên nơi họ sống là miền núi, thì không thể thiếu sự hình thành của những ngọn núi, những con sông, những đồng ruộng Với

họ, chúng là do những vị thần khác nhau tạo ra chứ không riêng gì ông Bàn Cổ Họ cho rằng, nước thuộc về Long Vương, ruộng đất thuộc về sự cai quản của vua Hạ

và dường như với mỗi vật được tạo ra, mỗi vị thần đều có quyền năng riêng và tập trung vào quyền năng ấy Trong tư duy ban sơ, họ khao khát lí giải thế giới vạn vật xung quanh mình, tuy mang màu sắc duy tâm nhưng trong đó vẫn hàm chứa nhân tố duy vật: họ khẳng định vật chất chính là nguồn gốc của thế giới và cùng với đó là sự phủ định sự tồn tại của một loại “thần” nào tồn tại trước vật chất

Người Choang sống và quan hệ mật thiết với tự nhiên Sống trong điều kiện trình độ sản xuất còn lạc hậu, trình độ nhận thức chưa cao, sự nhận thức và lí giải thế giới tự nhiên của họ không tránh khỏi có sự ngây thơ Họ tưởng tượng phong phú, hình tượng hóa tự nhiên thành những vị thần mang hình dáng con người Tôn thờ vị thần như Bàn Cổ, Mẫu Lục Giáp thực ra là tôn thờ con người, mơ ước về một sức mạnh có thể chinh phục được thiên nhiên Mạnh mẽ, ngoan cường trước thiên nhiên nhưng họ đồng thời cũng có niềm tin vào thần linh, vào sự trợ giúp của thần linh, thể hiện niềm ước ao, mong cầu về mùa màng bội thu:

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Người Choang đi cày ruộng Gặp phải điều không may Ngũ cốc chẳng đủ ăn Vương mẫu xuống cứu giúp Mang tiên xuống đuổi tà

Trang 34

Thóc gạo lại đầy kho Ruộng dưới được bốn gánh Ruộng trên được năm bồ

Tuy nhiên, mặt khác của sự sùng kính thiên nhiên cũng là biểu hiện của sự bất lực trước thiên nhiên Bằng sự quan sát, phân tích các hiện tượng thiên nhiên, họ cũng bắt đầu có kinh nghiệm nhất định và bắt đầu hiểu được quy luật của những hiện tượng thiên nhiên đơn giản Về mặt nhận thức, họ đã có thái độ nhìn nhận thế giới vật chất một cách hiện thực hơn và hình thành những kinh nghiệm thiết thân trong đời sống:

Chính nguyệt tiến lập xuân

Bá điền náo phân phân

Vũ thủy nhất quá khứ Mang bả cốc chủng tẩm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Tháng Giêng đến lập xuân Cày đất ruộng xốp tơi Tiết “vũ thủy” qua đi Lại ngâm giống ngũ cốc

Trang 35

[63, tr 247]

Việc sáng tạo ra nông lịch với 24 tiết trời đánh đấu sự chuyển biến của các mùa, các hiện tượng thời tiết trong năm đã giúp người Choang nắm rõ được quy luật sản xuất nông nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi mình sinh sống Và

cứ như vậy, hết năm này đến năm khác, họ truyền dạy con cháu đời đời gieo cấy theo nông vụ Điều đó cũng phản ánh ý thức, tư duy của họ đã tiến bộ, hướng theo quy luật khách quan và tôn trọng quy luật khách quan Người Choang tuy sùng kính thiên nhiên nhưng không đặt niềm tin mù quáng vào đó mà họ đã dần nhận biết các yếu tố, các đặc điểm của tự nhiên nơi mình sống:

Phụ mẫu thiên bàn tưởng Đầu điều thị lao động Quý tiết chính đương thời Phán vọng ngữ lâm lâm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch):

“Vũ thủy” giao “kinh trập” Ngày qua như gió bay Tháng ba tiết thanh minh Mưa ngọt cứu người đời

Mẹ cha trăm điều nghĩ Lao động là trước tiên

Cứ đến mùa đến vụ Chỉ mong trời đổ mưa

ví như những giọt nước cam lộ mát rượi cứu người đời, đủ thấy nước tưới quan trọng đến thế nào với họ!

Trang 36

Trong quá trình lao động sản xuất, không ngừng đấu tranh với thiên nhiên, người Choang đã dần tạo ra một nền văn minh vật chất của riêng mình, đồng thời cũng tạo ra nền văn minh tinh thần đặc sắc Và cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, nhận thức của con người về thế giới tự nhiên luôn đi theo con đường phát triển

từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Con người từ thưở ban sơ thường bắt đầu

tư duy từ những sự vật, những đối tượng lao động gần gũi với mình nhất rồi sau đó mới phát triển tư duy ra vũ trụ rộng lớn Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, họ bắt đầu biết tách mình ra để phân biệt với xung quanh, dần dần có ý thức

về sự tác động của mình đối với thiên nhiên Điều đó được thể hiện trong các sáng tác ca dao cũng như thần thoại của họ Nếu như trước kia, đối với họ, hình ảnh thần linh là tối thượng, là bất khả xâm phạm, con người không thể phản kháng; thì về sau, trong một số thần thoại, lời ca dao, họ đã tỏ ý nghi ngờ về sức mạnh của thần linh Khi mà sức mạnh tối thượng của thần đi ngược lại ý chí, nguyện vọng về cuộc sống

an lành của nhân dân, thì họ sẵn sàng họp nhau chống trả Dù chỉ là sức lực của con người với đôi bàn tay trần thế, nhưng họ cũng dám đứng lên chiến đấu với thiên nhiên quái ác gây hạn hán, mất mùa:

[41]

Hình ảnh “người tráng sĩ”, “xạ thủ giỏi” ở đây là hình ảnh của những con

Trang 37

gian Cho dù đó là đấng thần linh tối thượng mà họ vẫn tôn thờ, chẳng hạn như

“mặt trời”, song nếu gây họa cho dân, khiến đất nứt cây khô, mùa màng thất bát thì cũng bị coi là loài yêu tinh độc ác Họ quyết không tha thứ, thẳng tay loại bỏ, chỉ để đổi lại những điều rất bình dị: nhà nông có đất cày, cây cỏ tốt tươi, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu:

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Dưới đồng cây lúa lại xanh Trên bờ người sống yên lành

an vui

[41]

Trong quá trình sản xuất và chinh phục tự nhiên, người Choang đã lí giải các hiện tượng thiên nhiên theo hướng vạn vật hữu linh, sùng kính các thế lực siêu nhiên Trong đó, nội dung cốt lõi vẫn khẳng định rằng “thiên” - trời chính là thế giới tự nhiên, và con người có thể dựa vào sức lao động của mình để chinh phục Đây là một tư tưởng tiến bộ So với niềm tin mù quáng, khiếp sợ các lực lượng tự nhiên của tôn giáo nguyên thủy, thì đây chính là sự thể hiện của tư tưởng “nhân định thắng thiên” của người Hán sau này

Trong văn học dân gian của người Tày – Nùng (Lạng Sơn), chúng ta thấy đề tài chinh phục tự nhiên được thể hiện chủ yếu ở thể loại truyền thuyết, thần thoại, sự tích các loại “phi” (ma) Tuy nhiên, không chỉ được truyền miệng dưới hình thức các câu truyện kể, chúng còn được các tác giả dân gian nhắc đến trong các hình thức ca dao dân gian dễ hiểu, dễ thuộc Trong đó bao hàm quan niệm của họ về vũ trụ, nguồn gốc của thế giới và quá trình chinh phục thiên nhiên của con người Ở đó, các nhân vật anh hùng đều là những chàng trai trần gian khỏe mạnh, tài trí Họ khát khao chinh phục tiên giới, chính là không gian “trời” mà họ tưởng tượng ra, là nơi ở của các bậc tiên thánh, những thế lực siêu nhiên có khả năng chi phối con người Bằng tài trí và sức lực, chàng trai trần gian thông minh vẫn có thể “Đoạt gậy Dả Dỉn” (Dả Dỉn là một loài yêu quái, có chiếc gậy thần thông muốn gì được nấy; đoạt

Trang 38

gậy của Dả Dỉn mang ý nghĩa to lớn, tước đoạt phép màu, phá vỡ được sự chi phối của thần quyền đối với con người) một cách chính trực:

Chàng liền tóm luôn chân mụ quỷ Khóa chặt chân quật mạnh lăn chiêng

Dả Dỉn nằm hết phương động cựa Thua vật người địa hạ dương gian Tao chịu thằng nhóc con khỏe quá Vật tao ngã ba bận không gỡ

[1, tr 433]

Họ chiến thắng các thế lực siêu nhiên bằng sức mạnh của mình Chàng Cỏ khay cũng chiến thắng thần gió thần mưa để giữ được mùa màng bội thu, lập mường mới thơ ca dân gian nói riêng và văn học dân gian của người Tày - Nùng nói chung đã ghi lại ước mơ và khát vọng chinh phục thiên nhiên, khắc phục thiên nhiên để tạo dựng một cuộc sống ấm no, ổn định, văn minh

2.2 Thể hiện quan niệm đạo đức và trật tự xã hội

Đồng thời với sự sáng tạo nên văn minh vật chất, trong quá trình lao động sản xuất, người Choang cũng xây dựng nên những giá trị văn hóa, những quy tắc đạo đức và quan niệm xã hội để điều hòa các mối quan hệ giữa người với người Những chuẩn mực ấy được họ xây dựng trong một thời gian dài, thậm chí hàng ngàn năm, là kết tinh trí tuệ của người dân lao động Họ tôn trọng chữ “lí”, và mọi việc, mọi sự trên thế gian phải “hợp tình hợp lí” Đối với người Choang cổ, “hợp tình hợp lí” chính là khái niệm “đạo đức” Điều đó có nghĩa là những phát ngôn, hành vi của con người có “hợp tình hợp lý” hay không chính là thước đo đạo đức của mỗi người

Quan niệm đạo đức của người Choang thể hiện rõ nét ở một số hành vi mang tính quy phạm: việc nào nên làm, việc làm không nên làm Những đức tính, hành vi đạo đức hay được nhắc đến chính là: yêu lao động, yêu dân tộc, chân thành, trung thực, tin tưởng, chất phác, biết giúp đỡ lẫn nhau, trọng nghĩa khí, yêu trẻ kính già.v.v Trong đó, yêu lao động là một trong những đức tính được người Choang coi

Trang 39

trọng bậc nhất Người dân lao động còn được gọi là “dân chúng cần lao” bởi họ có thể “chịu gian khổ, mặc áo mỏng, lên núi xuống núi như có cánh bay” Người Choang bất luận nam nữ đều phải lao động, đều có thể cày ruộng, trồng trọt Họ không có sự phân công “nam canh nữ chức” (nam thì cày ruộng còn nữ thì dệt vải) như người Hán Người phụ nữ Choang không những biết dệt vải, thêu thùa, mà còn

có thể trồng trọt, hái củi, xuống ruộng cày như nam giới Vì vậy, người Choang từ đời này sang đời khác đều coi “yêu lao động” là một đức tính tốt Hễ là con người yêu lao động, biết lao động, họ đều cho rằng đó là tốt, là cao quý, và ngược lại Đây

là một trong những nét đặc sắc trong quan niệm đạo đức của người Choang Yêu lao động không chỉ là chuẩn mực quy tắc đạo đức đời sống mà còn là một trong những chuẩn mực để nam nữ thanh niên tìm hiểu nhau, kết duyên tình Dù là nam hay nữ, muốn biết họ có đẹp hay không, hãy xem họ lao động thế nào, chứ cái đẹp không

nằm ở dáng vẻ, ngoại hình: “Cô gái yêu ta, ta yêu nàng/ Nàng yêu vì ta biết trồng trọt/ Ta yêu vì nàng biết dệt sợi” (妹妹爱我我爱她 妹妹爱我会种地 我爱妹妹会

纺纱) Tuy rằng, không thể nói đức tính “yêu lao động” là yếu tố quyết định tình yêu của các chàng trai cô gái, nhưng rõ ràng, sống trong một cộng đồng người yêu lao động, muốn xây dựng tổ ấm hạnh phúc bên nhau trọn đời, họ cũng coi lao động

là một trong những yếu tố đánh giá phẩm hạnh đối phương từ bước tìm hiểu đầu tiên

Điều này chúng ta thấy cũng có nét tương đồng với ca dao dân tộc Tày – Nùng Trong mỗi gia đình của người Tày – Nùng, con cháu cần phải được rèn luyện

để có những hiểu biết và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, nhất là đức tính trọng lao động, có làm thì mới có ăn Giàu có hay nghèo hèn thực ra cũng từ sức lao động

và sự cố gắng của mỗi người Họ gửi gắm bài học quý trong những câu ca dao mà đứa trẻ nào cũng có thể nhớ và thuộc:

Trâu chăm ăn trâu béo Trâu hay chạy trâu gầy

[13, tr 37]

Trang 40

Yêu lao động và làm giàu bằng chính đôi bàn tay của mình là đạo lý và cơ sở đảm bảo cho cuộc sống một cách chắc chắn Trong sinh hoạt đời thường cũng như trong sản xuất, cho dù có gặp khó khăn trở ngại cũng phải vượt qua, không được

“ngồi khóc” một cách bất lực, thụ động, hoặc làm những nghề không chân chính Cho nên, người ta cũng cất lên lời ca rằng:

- Cố gắng lên thì được/ Ngồi khóc thì không

- Ăn cắp không bao giờ có/ Ăn xin không bao giờ no

[13, tr 40]

Sự chân thành, giữ chữ tín, trung hậu chất phác cũng là một truyền thống đạo đức đẹp của người Choang Nhiều thư tịch cổ Trung Hoa đã ghi chép lại về đức tính thành thực, giữ chữ tín với nhau, trong đó có đức tính thành thực trong tình yêu, trong quan hệ với những người thân trong gia đình người Choang:

Dạng dạng sổ lai hợp muội tâm

Dịch tiếng Việt (tạm dịch): Người ta có ăn anh không có Người ta vô tình anh có tình Người ta vô nghĩa anh có nghĩa

Nghĩa tình là thứ em trọng anh

[72]

Ở đây, nhân vật trữ tình “anh” đã được đặt trong sự đối sánh với nhân vật

“người ta” vô hình, không xác định Cách nói bóng gió này nhằm làm nổi bật đức tính của nhân vật trữ tình Những hình ảnh đối sánh nhau tạo thành các cặp đối lập:

có ăn – không có ăn, vô tình – hữu tình, vô nghĩa – hữu nghĩa Có thể rằng, đây là lời tâm sự của một người con gái đối với người mình yêu thương – một chàng trai tuy nghèo nhưng có tình có nghĩa, sống có nhân cách, có đạo đức Vì vậy cho dù chàng có nghèo, “chẳng có ăn” nhưng cô gái vẫn ưng, vẫn trọng Hợp với đạo lí làm người, cũng là hợp với tâm ý của cô gái

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w