Thông qua nghiên cứu trường hợp việc chuyển thể điện ảnh như là một phương án thông diễn tác phẩm văn học ta có thể: một mặt, hình dung được những đặc điểm và cơ chế tương tác giữa hai l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ THỊ HƯƠNG
ANNA KARENINA TỪ TIỂU THUYẾT SANG PHIM
QUA CÁCH NHÌN THÔNG DIỄN HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
HÀ NỘI-2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VŨ THỊ HƯƠNG
ANNA KARENINA TỪ TIỂU THUYẾT SANG PHIM
QUA CÁCH NHÌN THÔNG DIỄN HỌC
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số: 60.22.30
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm
HÀ NỘI-2013
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 9
5 Cấu trúc của luận văn 10
Chương 1: CƠ SỞ THÔNG DIỄN TIỂU THUYẾT ANNA KARENINA TRONG ĐIỆN ẢNH 11
1.1 Tư tưởng gia đình – trung tâm “mê cung bất tận của những móc nối” trong kết cấu 11
1.1.1 Anna Karenina: đa chủ đề và nguyên tắc phản đề 11
1.1.2 Gia đình – trung tâm của các mối quan hệ “mê cung bất tận” 16
1.2 Nguyên tắc montage trong kết cấu 19
1.2.1 Nguyên tắc montage 19
1.2.2 Các cấp độ montage trong kết cấu 20
1.3 Các phương tiện tạo hình phi ngôn từ 25
1.3.1 Ngôn ngữ thân thể 25
1.3.2 Ngôn ngữ vật thể 33
1.3.3 Ngôn ngữ môi trường 40
Tiểu kết 46
Chương 2: PHIM ANNA KARENINA (1967) CỦA A.ZARKHI - KIỂU THÔNG DIỄN TÁI NHẬN 48
2.1 Đạo diễn A.Zarkhi và phim Anna Karenina 48
2.1.1 Đạo diễn A.Zarkhi và khuynh hướng làm phim nghệ thuật 48
2.1.2 Vài nét về phim “Anna Karenina” (1967) 49
2.2 Phương thức giải thích Anna Karenina của A.Zarkhi: nguyên tắc và hiệu quả của thông diễn tái nhận 51
2.2.1 Thông diễn tái nhận: nguyên tắc diễn giải cốt truyện và kết cấu tiểu thuyết của A.Zarkhi 51
Trang 42.2.2 Thông hiểu L.Tolstoy - cốt lõi thành công của A.Zarkhi 67
2.2.3 “Anna Karenina” (1967) và những thành công khác 69
Tiểu kết 75
Chương 3: PHIM ANNA KARENINA (1997) CỦA B.ROSE – KIỂU THÔNG DIỄN TÁI SẢN SINH 76
3.1 Về đạo diễn B.Rose và phim Anna Karenina (1997) 76
3.1.1 Đạo diễn Rose và khuynh hướng làm phim truyền hình 76
3.1.2 Vài nét về phim “Anna Karenina” (1997) 77
3.2 Phương thức giải thích Anna Karenina của B.Rose: nguyên tắc và hiệu quả của thông diễn tái sản sinh 79
3.2.1 Thông diễn tái sản sinh: nguyên tắc diễn giải cốt truyện và kết cấu tiểu thuyết của B.Rose 79
3.2.2 Phim “Anna Karenina” (1997) và nỗ lực chưa chạm đến thành công 99
Tiểu kết 113
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 123
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
L.Tolstoy là nhà văn vĩ đại của nền văn học nhân loại Sự nghiệp sáng tạo của ông để lại cho di sản văn học thế giới nhiều tác phẩm đồ sộ Việc tiếp nhận các tác phẩm của nhà văn diễn ra rất sớm Bên cạnh việc đọc rộng rãi, nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ văn học, tác phẩm của L.Tolstoy còn trở thành đối tượng thông diễn của nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như âm nhạc, sân khấu và điện ảnh Trong nghiên cứu phê bình văn học, trên thế giới, trước hết ở Nga, đã xuất
hiện phân khúc Tolstoy học chuyên nghiên cứu về tiểu sử và sáng tác của ông
Cũng như nhiều tác gia khác, việc tiếp tục nghiên cứu về đại văn hào này chưa bao giờ hoàn tất, đặc biệt là với các tác phẩm chứa nhiều giá trị, những vấn
đề cách đây hơn một thế kỷ nhưng không hề cũ ở thời đại chúng ta Nhà nghiên cứu Nguyễn Trường Lịch – người luôn say mê và dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về thiên tài L.Tolstoy thừa nhận: “Lev Tônxtôi là một đỉnh cao chưa thể vươn tới Lev Tônxtôi không bao giờ cổ cả” [43] “Hành trình đi tìm Tolstoy” có nhiều hướng, phương pháp nghiên cứu khác nhau Trong sự đọc không bao giờ ngừng lại ấy, chúng tôi cũng nằm trong số những người mong muốn tham gia vào cuộc “hành trình” Năm 2010, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu cái vô thức
trong Anna Karenina của chúng tôi đã đưa ra cách đọc từ góc độ phân tâm học
Và Anna Karenina vẫn là “sự quyến rũ vĩnh cửu” [29] Trong luận văn này,
chúng tôi muốn tiếp cận cuốn tiểu thuyết ở một góc độ khác: Anna Karenina từ
tiểu thuyết sang phim qua cách nhìn thông diễn học
Thông qua nghiên cứu trường hợp việc chuyển thể điện ảnh như là một phương án thông diễn tác phẩm văn học ta có thể: một mặt, hình dung được những đặc điểm và cơ chế tương tác giữa hai loại hình nghệ thuật văn học và điện ảnh, quyền sáng tạo của nhà làm phim cũng như tác động của bối cảnh xã hội – lịch sử, văn hóa – nghệ thuật đối với việc chuyển thể điện ảnh trong từng thời kì lịch sử khác nhau; mặt khác, thấy được những hiện tượng và phương diện của thực tiễn văn hóa hiện đại Thêm vào đó là việc mở rộng và bổ sung tư liệu
cho việc giảng dạy và nghiên cứu về L.Tolstoy nói chung, Anna Karenina nói riêng
Trang 6Ngay từ khi điện ảnh xuất hiện, giữa văn học và điện ảnh đã có mối quan
hệ cộng sinh Văn học trở thành kho tư liệu phong phú cho kịch bản điện ảnh Ngược lại, âm thanh, hình ảnh sống động cũng mang lại cho các trang sách một diện mạo, một cuộc sống mới Theo số liệu thống kê năm 1992, có tới “85% các tác phẩm đoạt giải Oscar phim hay nhất là các tác phẩm chuyển thể Các tác phẩm chuyển thể chiếm 95% các phim truyền hình ít tập và 70% các phim phát sóng trên truyền hình theo từng tuần đã thắng giải Emmy” [12, tr.10] Cũng theo thống kê của tạp chí Nga Ogonick, tính đến tháng 2/2010, danh sách 10 nhà văn
có tác phẩm chuyển thể nhiều nhất như sau: “Đứng đầu là William Shakespeare (1564 – 1646) với 768 bộ phim các loại, tiếp đó cũng là một văn hào Anh – Charles Dickens với 287 lần sách của ông được dựng thành phim Tiếp theo là các nhà văn: Anton Chekhov (1860 - 1904); văn hào Pháp Alexandre Dumas (cha, 1802 – 1870), nhà văn Mỹ Edgar Poe (1809 – 1849); Andersen (1805 – 1975); hai anh em Grim, Jacob (1785 – 1863); H.Henry (1862 – 1910)” [55]
Hơn một trăm năm qua, hầu hết các tác phẩm văn học nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim Đến nay, xu thế chuyển thể các tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh vẫn là lựa chọn hàng đầu của các nhà làm phim Vấn đề chuyển thể điện ảnh, mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh vẫn là đề tài thu hút
sự quan tâm của giới nghiên cứu Cuốn Bàn về cải biên tiểu thuyết thành phim
(1964) của Hạ Diễn và Mao Thuẫn trình bày về quá trình cải biên tiểu thuyết thành phim, vai trò của người chuyển thể cũng như mối quan hệ giữa các khâu
trong sản xuất phim Ở Nga, cuốn sách sớm nhất là Văn học với điện ảnh (1964)
của nhóm tác giả I.Vaishep, M.Rom, I.Khaypitxo (Mai Hồng dịch, NXB Văn học) trình bày một số vấn đề lí luận của văn học với điện ảnh, tác giả Gorki với các sáng tác viết truyện phim, phương pháp biểu hiện, chất văn xuôi trong truyện
phim Tiếp đó là cuốn Tiết diện vàng màn ảnh (1986) của X.Freilich (Phạm Huy
Trang 7Bích, Vũ Nguyệt Ánh dịch, NXB Văn hóa) Ở Mỹ, những cuốn sách thực sự có
giá trị lý luận và thực tiễn đã được xuất bản như Nghệ thuật viết kịch bản phim
truyện (1996) của John W.Block, William Fadiman, Lois Reyser, Hướng dẫn viết kịch bản của Tom Holden, Nghệ thuật điện ảnh (1997) của David Bordwell
và Kristin Thompson, Nghiên cứu phim của Warren Buckland và Hướng dẫn viết
về phim của Timothy Corrigan
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh chưa thực sự hệ thống Chủ yếu là các bản dịch sách nước ngoài, còn lại là các bài viết mang tính chất giới thuyết về yêu cầu, thuận lợi, khó khăn trong quá trình
chuyển thể được đăng trên các tạp chí Chẳng hạn như: Về cái được gọi là tính
văn học trong điện ảnh (Lê Châu – Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật số 6/1984);
Từ văn học đến điện ảnh (Lưu Ly, Hoàng Nguyên – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
số 2/2001); Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Minh Trí – Tạp chí Văn học Nghệ thuật số 12/2012), Tác phẩm chuyển thể - những mặt mạnh và mặt yếu (Huyền Thanh – Tạp chí Điện ảnh ngày nay số 113/2004), Các cấp độ chuyển
thể (Nguyễn Mai Loan - Tạp chí Điện ảnh ngày nay số 124/2005) Một số bài
viết áp dụng vào nghiên cứu trường hợp như: Điện ảnh trong tiểu thuyết của
Macgơrit Duyra (Trần Hinh – Tạp chí văn học số 6/1991); Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo – Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh (Nguyễn Nam – Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 12/2006); Trăng nơi đáy giếng – Tính đa nghĩa và nghệ
thuật biểu hiện (Đặng Mai Liên – Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 302/2009)
Ngoài ra còn có một số luận văn cao học, khóa luận, báo cáo khoa học
ứng dụng vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể như: Từ tiểu thuyết Lụa của
Nessando Banricco chuyển thể sang bộ phim cùng tên của đạo diễn Francois Girand (Đồng Phương Thảo – Khóa luận 2006); Mật mã Da Vinci – Từ tiểu thuyết đến điện ảnh (so sánh tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh) (Hà Thị
Phượng – Khóa luận 2007); Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh (Từ góc nhìn tự sự), (Đỗ Thị Ngọc Diệp - Luận văn cao học 2010)
Như vậy, mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học thể hiện ở một số điểm sau: Quá trình biến đổi tác phẩm văn học vào điện ảnh được gọi chung là
“chuyển thể” Có hai hình thức chuyển thể: chuyển thể sát với nguyên bản và
Trang 8chuyển thể cải biên không sát với văn bản Tuy nhiên, chuyển thể là sản phẩm của lao động có tính sáng tạo, là “hồi đáp cuối cùng của nguyên tác văn học, và cũng là một cách đọc mới trong một hoàn cảnh xã hội văn hóa mới” [51] Bài
nghiên cứu Adaption: from novel to film đã chỉ ra có tới 1/3 bộ phim được
chuyển thể từ tiểu thuyết, và nếu tính chung tất cả các thể loại liên quan đến văn học thì con số phải lên đến 65% hoặc hơn Trong đó một tác phẩm lại có thể chuyển thể dưới nhiều hình thức khác nhau Nếu cùng một hình thức cũng có thể chuyển thể nhiều lần, ở nhiều quốc gia, nhiều đạo diễn/ tác giả khác nhau
Bên cạnh những thuận lợi về mặt đề tài, ý tưởng, cốt truyện việc chuyển
thể sang điện ảnh cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức Bài viết From
Novel to Screenplay: The Challenges of Adaptation của hai tác giả Lynne
Pembroke và Jim Kalergis đã chỉ ra 4 khó khăn trong việc chuyển thể từ tiểu thuyết sang kịch bản Đó là sự chênh lệch của độ dài kịch bản và các sáng tác văn học, giọng nhân vật, đời sống tâm lí nhân vật và hướng tiếp cận [57]
Liên quan đến đề tài của chúng tôi, bài viết Sự tiếp nhận tiểu thuyết
“Lolita” của V Nabokov: Những khía cạnh văn hóa của PGS.TS Phạm Gia Lâm
cũng đã đề cập đến một số luận điểm quan trọng Tác giả đã chỉ ra các hình thức
tiếp nhận tiểu thuyết Lolita của V.Nabokov trong văn hóa đại chúng Mĩ ngày
nay và văn hóa đọc thời Xô Viết Điều này chịu sự chi phối của một số yếu tố như: quan điểm chủ quan của đạo diễn, thị hiếu văn hóa người tiêu dùng, bối
cảnh xã hội Dẫn chứng là việc chuyển thể Lolita thành phim của những năm
1960 và 1990 cũng mang hai khuynh hướng khác nhau Ngoài hình thức điện ảnh hóa, việc tiếp nhận văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng còn có các hình thức tường giải khác nhau như truyện tranh, tiểu thuyết phỏng nhại, âm nhạc Trong nền văn hóa đương đại, chúng ta cũng đang “trải nghiệm quá trình tái cấu trúc văn hóa trên quy mô toàn cầu nên cũng phải tái cấu trúc tầm đón đợi của mình cho phù hợp” [38]
Trong số những tác phẩm nổi tiếng, tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết kinh điển nói riêng luôn là chất liệu quý giá cho điện ảnh Bởi nó có số lượng độc giả lớn Sau khi đọc tiểu thuyết, họ rất hồi hộp mong chờ sự màn ảnh hóa của bộ phim Giới phê bình cũng quan tâm và đặt nhiều kì vọng Bàn về việc
Trang 9chuyển thể tiểu thuyết thành phim, nhà phê bình điện ảnh Pháp – Jean Miltry đã nói: “Tiểu thuyết là một truyện kể tự cấu tạo mình trong thế giới, còn điện ảnh là một thế giới tự cấu tạo mình thành chuyện kể” [75]
Từ góc độ một nhà tiểu thuyết, Willam Kennedy đã đưa ra nhận xét: “Tiểu thuyết đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, sự gần gũi với trí tuệ và tư duy của độc giả Tiểu thuyết cho phép ngôn từ được dài trải phóng túng và do đó có thể xâm nhập vào chiều sâu Nhưng điện ảnh là sự bộc lộ trực tiếp và cuộc sống sinh động được cảm nhận trong khoảnh khắc xảy ra” [20, tr.25] Khi xem phim, độc giả thường tỏ ra không hài lòng với bộ phim chuyển thể vì họ mang lên “cân” và cho rằng bộ phim không bám sát nguyên tác Thực tế cho thấy, khán giả thường đòi
hỏi sự trung thành nhiều hơn Chẳng hạn như Kiêu hãnh và định kiến, Đồi gió
hú, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai Tiểu thuyết Anna Karenina mà chúng tôi sẽ phân tích dưới đây cũng là một ví dụ điển hình Từ
năm 1911 đến 2012, Anna Karenina đã có 14 lần được dựng thành phim (phụ
lục B trang 125) Trong đó có 4 phim của Nga/Liên Xô và 10 phim của nước ngoài (Anh, Mĩ, Đức, Tây Ban Nha ) Bộ phim gần đây nhất được hoàn thành năm 2012 của Anh
Như đã trình bày ở lí do chọn đền tài, số lượng bài viết, nghiên cứu về
L.Tolstoy và các sáng tác của ông là rất lớn Năm 1988, Tolstoy Studies Journal (Tạp chí Nghiên cứu Tolstoy) được thành lập tại Bắc Mĩ bởi Kathleen Parthe
nhằm tập hợp, biên soạn lại tất cả các tác phẩm của nhà văn và giới thiệu một số hình ảnh, bài báo, bình luận, khảo luận về con người, sự nghiệp của tác giả cũng như việc chuyển thể các sáng tác của Tolstoy sang phim [72] Riêng tiểu
thuyết Anna Karenina từ 1928 đến 2013 trong Thư viện điện tử JSTORE danh
mục các công trình (sách, bài nghiên cứu, tiểu luận,…) đã có tới 2041 đầu mục Trên phạm vi thế giới, gần nhất với đề tài của chúng tôi là ba tài liệu: Một là, bài
viết với tựa đề Themes, Motifs & Symbols Bài viết nêu bật được tính đa chủ đề
(cuộc đụng độ giữa mới và cũ, mâu thuẫn xã hội, số phận cá nhân và số phận dân tộc Nga, chế độ nông nô và chủ nghĩa duy lí, vấn đề nữ quyền, vấn đề ruộng đất, nông dân ) và gia đình là chủ đề trung tâm Ba motif mà bài viết nhấn mạnh là ngoại tình, sự tha thứ và cái chết Các biểu tượng gồm có xe lửa, con ngựa đua
Trang 10của Vronsky và cuộc hôn nhân của Levin – Kitty Hai là, bài điểm sách Limits to
Interpretation: The Meanings of Anna Karenina của Alexandrov V.A Bài viết
đã tổng thuật hai phương pháp tiếp nhận của hai tác giả: Alexandrov và V.Slivitskaya Ngoài lí thuyết của Bakhtine và Genette, Alexandrov đã mở rộng thêm vai trò của độc giả trong việc tạo ra những giá trị mới cho tác phẩm Theo ông, những nhận định, tranh luận của người đọc là những cách họ tường giải về tác phẩm Khi bàn đến lí thuyết chung, ở chương 1 và chương 2, ông đã đưa ra khái niệm của thông diễn học và các chỉ số thông diễn có ý nghĩa đối với việc xác định quỹ tích, nội dung, tác động đến quá trình tường giải Đến chương 3,
tác giả đã áp dụng lí thuyết trên vào tiểu thuyết cụ thể - Anna Karenina của
L.Tolstoy Bên cạnh nghiên cứu của Alexandrov, V.Slivitskaya đã bổ sung thêm
cách đọc tiểu thuyết Anna Karenina từ việc so sánh nhịp và dòng chảy của câu
chuyện, chỉ ra những điểm không thực sự đối xứng trong tác phẩm của L.Tolstoy Từ đó, bà cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của người đọc trong quá trình tường giải: Hãy để cho người đọc tương tác với tính cách bên trong và bên ngoài của nhân vật trong tiểu thuyết” [57] Ba là, bài nghiên cứu của Irina
Makoveeva: Cinematic Adaptations of Anna Karenina trên Studies in Slavic
Cultures, Issue II (January 2001) số II (tháng Giêng năm 2001) Tài liệu bàn trực
tiếp đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu Bài viết với độ dài 24 trang so
sánh các phương pháp tiếp cận tiểu thuyết Anna Karenina khác nhau của sáu bộ
phim chuyển thể: 1935, 1948, 1967, 1975, 1985 và 1997 Tác giả thành các nhóm sau: Phim năm 1935: sự hoán đổi (kinolubok); 1948: sự minh họa (illustration), 1967, 1985 là trường hợp tường giải - bình luận/chuyển thể (interpretation-commentary), 1975, 1997 là trường hợp phỏng theo (interpretation-analogy) Sau đó, tác giả bài viết đi vào điểm qua một số chi tiết nổi bật, thành công/không thành công của các bộ phim [48] Tuy dừng lại ở mức
độ chung chung, chỉ nhắc đến một số chi tiết nhưng nghiên cứu trên có nhiều gợi
mở thú vị cho chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn
Tại Việt Nam, việc tiếp nhận tiểu thuyết Anna Karenina cũng diễn ra từ
sớm Một số bài viết in chung trong nghiên cứu về tác giả và các sáng tác khác
của L.Tolstoy như Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi của Nguyễn Hải Hà, Tiểu
Trang 11thuyết hiện thực Nga thế kỷ 19 của Trần Thị Phương Phương, chuyên luận: Tiểu thuyết Lev.Tônxtôi của Nguyễn Trường Lịch Bên cạnh đó, các vấn đề cụ thể như
bức tranh hiện thực rộng lớn, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, vấn đề độc thoại nội tâm, vấn đề kết cấu tiểu thuyết được nhiều khóa luận, luận văn, luận
án chọn làm đề tài nghiên cứu Gần với đề tài của chúng tôi là luận án của Phạm
Xuân Hoàng: Nghệ thuật kết cấu tiểu thuyết Anna Karenina của L.Tolstoy Khi nghiên cứu đặc điểm kết cấu của Anna Karenina, luận án đã đề cập đến một số
vấn đề giao tiếp phi ngôn từ như qua ánh mắt, nét mặt, nụ cười
Bên cạnh đó là khóa luận của của sinh viên Đỗ Thị Thu (Văn K54) với đề
tài: Những hình thức giao tiếp phi ngôn từ của Anna Karenina trong tiểu thuyết
cùng tên của L.Tolstoy Bằng việc phân tích các biểu hiện, đặc điểm, chức năng
của ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, tư thế, hành vi động chạm, các đặc tính của âm thanh phát ra từ lời nói cho đến những tín hiệu bên ngoài thuộc về môi trường giao tiếp như không gian, thời gian, các yếu tố vật thể như trang phục, cách trang điểm, trang sức…người viết đã chỉ ra ba hình thức giao tiếp phi
ngôn từ trong Anna Karenina: ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ
môi trường Kết quả của khảo sát trên một mặt làm sáng tỏ vai trò của chúng trong việc khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật, đặc sắc nghệ thuật tâm lý của L.Tolstoy, mặt khác giúp chúng ta hình dung phần nào văn hóa thời đại được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết này
Cuối cùng là khóa luận của của sinh viên Lê Thị Huế (Văn K54): Biểu
tượng và motif trong tiểu thuyết Anna Karenina của L Tolstoy Từ việc khảo sát
các biểu tượng, motif gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận tính cách nhân vật, không gian của tiểu thuyết và giải thích các biểu tượng, motif ở góc độ văn hóa, bối cảnh tác phẩm, người viết chỉ ra vai trò của chúng trong việc tạo ra mạng lưới liên kết ngầm trong kết cấu tiểu thuyết
Trên đây là những tài liệu đã tập trung phân tích những vấn đề giao tiếp phi ngôn từ (kí hiệu, biểu tượng, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ mỗi trường, ngôn ngữ vật thể ) rất gần với ngôn ngữ điện ảnh Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo chúng tôi được biết, chưa có công trình nào trực tiếp và chuyên sâu nghiên cứu về đề tài chuyển
thể tiểu thuyết Anna Karenina sang phim Do vậy tiếp tục thử nghiệm cách đọc
Trang 12mới ở Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn đề tài mang tính liên ngành giữa văn học
và điện ảnh thông qua phương pháp tiếp cận từ góc độ thông diễn học
3 Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi mang tính chất liên ngành do vậy đối tượng nghiên
cứu gồm: tiểu thuyết Anna Karenina với vai trò là văn bản nguồn, tiền đề của
việc chuyển thể sang phim Chúng tôi chọn tiểu thuyết được Nhà xuất bản văn học in lại năm 2003 do dịch giả Dương Tường và Nhị Ca dịch và hai tác phẩm điện ảnh với vai trò là văn bản đích trong số nhiều lần màn ảnh hóa tiểu thuyết của L.Tolstoy từ năm 1911 đến nay Cụ thể là tìm hiểu và lý giải hai phương
thức thông diễn tiểu thuyết Anna Karenina trong hai phim khác nhau về đạo diễn, văn hóa, thời đại: Đó là phim Anna Karenina (1967) do Nga sản xuất của đạo diễn Aleksandr Zarkhi và Anna Karenina (1997) do Anh - Mỹ phối hợp sản
xuất của đạo diễn Bernard Rose
Thông qua khảo sát việc chuyển thể từ tiểu thuyết Anna Karenina của
L.Tolstoy thành hai bộ phim cùng tên, chúng tôi giải quyết ba nhiệm vụ cơ bản:
Một là, trình bày đặc điểm cơ bản của tư tưởng - nghệ thuật trong tiểu thuyết
Anna Karenina với tư cách là văn bản nguồn của việc chuyển thể điện ảnh
Hai là, làm rõ phương thức thông diễn của mỗi đạo diễn thông qua việc so sánh những điểm giống/ khác, bảo tồn/ sáng tạo và ý nghĩa của các chi tiết trong phim so với tiểu thuyết ban đầu
Ba là, lí giải sự thành công/ không thành công của hai bộ phim dựa trên
những yếu tố ảnh hưởng đến việc thông diễn Anna Karenina của từng bộ phim Trong số 14 phim chuyển thể từ tiểu thuyết Anna Karenina (Phụ lục B trang 125), chúng tôi chọn hai bộ phim khác nhau về quốc gia sản xuất (Nga/Anh -
Mĩ), về thời đại lịch sử (cách nhau 30 năm) và về phong cách làm phim còn vì chúng được xem là những trường hợp điển hình về phương thức và hiệu quả
thông diễn cuốn tiểu thuyết này Nếu phim Anna Karenina (1967) điển hình cho
kiểu thông diễn theo hướng giải thích, diễn dịch tác phẩm nguồn thì phim năm
1997 như một sự “tạo nghĩa” mới cho cuốn tiểu thuyết Kết quả: khán giả và giới phê bình đều đánh giá cao phim của A.Zarkhi - thành công nhất cho việc thông
Trang 13diễn tiểu thuyết Anna Karenina từ trước đến nay [5]; ngược lại phim của
Bernard Rose được đánh giá giống như phim quảng cáo du lịch St.Peterburg (chỉ
có cảnh đẹp, diễn viên đẹp), nhưng không lột tả hết cái “hồn” của tiểu thuyết (đặc biệt là diễn xuất) [32]
Tuy nhiên, chúng tôi không có tham vọng sẽ khai thác hết tất cả các vấn đề được nói đến trong cả tiểu thuyết và hai bộ phim trên Hạn chế trong dung lượng
của luận văn cao học, chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Anna Karenina
của L.Tolstoy được thông diễn (giải thích – giải nghĩa – chuyển nghĩa) trong điện ảnh (qua trường hợp 2 bộ phim của Nga và Anh - Mỹ ) Mặc dù cả hai bộ phim đều dựa trên cùng nội dung cốt truyện – tính đa chủ đề và kiểu kết cấu móc xích thành một mê cung nhưng từ quan điểm khác nhau mỗi nhà đạo diễn lại có cách nhìn và nghệ thuật thể hiện không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau
Để nghiên cứu thuyết phục hơn, trong trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng đi
vào so sánh hai bộ phim trên với một số phim khác như Anna Karenina năm
1935, 1948 và 2012
4 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài trên, chúng tôi sử dụng chủ yếu là phương pháp thông diễn học
- phép tường giải chung của khoa học nhân văn Theo Trần Văn Đoàn [19], thông diễn học (Hermeneutics) là “sự hiểu biết về chính cuộc sống, về thế giới sống, về tất cả những yếu tố liên quan tới sự sống” Trong đó mối quan tâm chính của Thông diễn học là giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể thông diễn và đối tượng được thông diễn Từ khi thuật ngữ này xuất hiện (thế kỉ 17) cho đến nay đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau: “là một nền khoa học về hiểu biết (Gadamer), phương cách hiểu biết (Betti), điều kiện hiểu biết (Habermas), phương thế giúp hiểu biết (Schleiermacher, Hirsch), bản thể của hiểu biết (Heidegger)” Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận: Thông diễn/Tường giải (Interpretation) là phương pháp của Thông diễn học với các hình thức giải thích/ giải nghĩa/ chuyển nghĩa Thông diễn học chia làm hai loại:
Thông diễn tái nhận (recognitive interpretation) – là kiểu “thông hiểu nhằm đến chính thông hiểu”
Trang 14Thông diễn tái sản sinh (reproductive interpretation) – là kiểu “nhằm đến câu thông, phân sẻ kinh nghiệm”
Bên cạnh đó, liên quan đến hình thức thông diễn với tư cách là hình thức giải thích, giải nghĩa và chuyển nghĩa còn có khái niệm điện ảnh hóa/ chuyển thể
điện ảnh (tiếng Anh: Screen Adaptation/Film Adaptation /Filming) Đây là hình
thức dùng phương tiện điện ảnh để thông diễn các tác phẩm thuộc những loại hình nghệ thuật khác, thường là tác phẩm văn học Cụ thể là quá trình biến đổi văn học vào điện ảnh, là sản phẩm của một quá trình sáng tạo, chuyển thể từ ngôn ngữ văn học sang sự liên kết đa chiều của ngôn ngữ điện ảnh Giống như thông diễn học, chuyển thể điện ảnh cũng có hai hình thức: chuyển thể sát với nguyên bản - chuyển thể trực tiếp (transposition) và chuyển thể cải biên không sát với văn bản (commentary by motif – theo motif và analogy - phỏng theo) Trường hợp thứ nhất là hình thức bám sát và trung thành tuyệt đối với cốt truyện, tôn trọng cả nội dung và hình thức của tác phẩm Trong trường hợp thứ hai, đạo diễn chọn lọc một số chi tiết từ tác phẩm văn học, sáng tạo thêm các chi tiết khác hoặc đảo lộn trật tự sắp xếp hoặc có một số thay đổi để phù hợp với ý
5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm Mở đầu, ba chương, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung chính của ba chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ THÔNG DIỄN TIỂU THUYẾT ANNA KARENINA TRONG ĐIỆN ẢNH
Chương 2: PHIM ANNA KARENINA (1967) CỦA A.ZARKHI - KIỂU
THÔNG DIỄN TÁI NHẬN
Chương 3: PHIM ANNA KARENINA (1997) CỦA B.ROSE - KIỂU
THÔNG DIỄN TÁI SẢN SINH
Trang 15Chương 1: CƠ SỞ THÔNG DIỄN TIỂU THUYẾT ANNA KARENINA
TRONG ĐIỆN ẢNH
1.1.Tư tưởng gia đình – trung tâm “mê cung bất tận của những móc nối” trong kết cấu
1.1.1.Anna Karenina: đa chủ đề và nguyên tắc phản đề
Anna Karenina là tiểu thuyết đa chủ đề Điều này được thể hiện ngay ở ý
định ban đầu sáng tạo tác phẩm và các lần sữa chữa bản thảo Ý định viết Anna
Karenina được gợi hứng từ hai yếu tố khách quan: khi nhà văn đọc Tập truyện của ông Ivan Petrovich Belkin và câu chuyện có thật L.Tolstoy tận mắt chứng
kiến năm 1872 Anna Stepanovna Zykova - con gái một trung tá tự sát vì chồng
bà ta - A.N.Bibikov cầu hôn với cô gia sư Nhà văn trông thấy hình ảnh người đàn bà bị mổ xác với hộp sọ đã lột da, hoàn toàn không có quần áo và người đứt
ra làm mấy mảnh ở trại lính Yasenky Sofya Andreevna đã viết về truyện đó
dưới nhan đề Tại sao Karenina là Anna và cái gì đã dẫn đến ý định tự vẫn như
vậy? Cảnh tượng này đã gợi nên cho Tolstoy suy nghĩ: “Nhưng câu chuyện này
quá riêng tư, phải nâng nó lên cao hơn, phải làm cho lịch sử của cả thời đại gần lại với mình hơn” [73, tr.552]
So với Chiến tranh và hòa bình, Phục sinh, Anna Karenina là tác phẩm
làm Tolstoy trăn trở nhất Bản thảo được sửa đi, sửa lại nhiều lần Phạm Xuân Hoàng đã có thống kê đầy đủ về sự thay đổi tên tác phẩm, tên và số lượng nhân vật, nội dung chính, phần mở đầu, kết luận, số chương, số phần…qua năm bản thảo và một lần hoàn thiện cuối cùng [31] Chủ đề, tư tưởng sai lệch hoàn toàn
so với những dự định ban đầu Từ ý định chỉ tả “một người vợ phụ bạc” qua nhiều lần bỏ dở, sửa chữa, thay đổi hoàn toàn so với bản thảo thứ nhất, cuốn truyện viết xong vào tháng 7 năm 1877, vượt ra ngoài khuôn khổ một tấn thảm kịch ngoại tình và trở thành tấm gương phản chiếu một giai đoạn lịch sử – nước Nga sau cải cách nông nô giữa những năm 70 của thế kỉ XIX với mọi mâu thuẫn
xã hội nóng bỏng và phức tạp nhất” [65, tr.9] Mỗi trang viết của L.Tolstoy đều
“day dứt những hoài niệm, ấp ủ những khát vọng lớn lao, lí tưởng cao đẹp đấu
Trang 16tranh giải phóng nhân dân, ước mơ xây dựng cuộc sống tốt đẹp luôn sống dậy trong tâm hồn nhà văn” [59, tr.42]
Đánh giá về L.Tolstoy, M.Khravchenko viết: “Tolstoy lại khai thác mối liên hệ phức tạp và mối quan hệ tồn tại giữa hình thức bên ngoài của con người với bản chất tâm hồn của nó, giữa ngôn từ và cảm xúc Điều đó không chỉ là phương pháp sáng tác mới để tiếp cận quá trình hiện thực mà còn là một cách nhìn hiện thực bằng những khía cạnh mới (…) điểm nổi bật là nhà văn không dừng lại miêu tả sự thật trần trụi bên ngoài mà bao giờ cũng gắn liền với sự thật bên trong của tâm hồn con người (…) thi pháp độc đáo của nhà văn hào Nga là ở chỗ đã khám phá ra được những “tính cách đang chuyển động” theo một quá trình phát triển logic như chính bản thân cuộc sống vận động không ngừng” [23, tr.39] Ở một bài viết khác, nhà nghiên cứu tổng kết công lao to lớn của L.Tolstoy: “Công lao lịch sử vĩ đại của L.Tolstoy là ở sự kết hợp hữu cơ giữa cách phân tích tâm lí vô cùng tinh tế với lối tự sự anh hùng ca có quy mô rộng lớn” [41, tr.40] Thấy được tính hai mặt của mỗi vấn đề nên tất cả chủ đề đều được nhà văn đặt trong sự song chiếu theo nguyên tắc phản đề Đó là tình yêu - dục vọng, ảo tưởng - bừng ngộ, cảm giác tội lỗi - vô tội, trừng phạt - tha thứ, quen thuộc - khác lạ, lý trí - vô thức, hạnh phúc - bất hạnh, sống - chết, nông dân
- địa chủ…
Tình yêu là đề tài muôn thuở trong văn chương nghệ thuật Tiểu thuyết
Anna Karenina cũng không nằm ngoài quy luật đó Anna đến Moskva với mong
muốn giảng hòa cho mâu thuẫn gia đình anh trai Chuyến đi ấy trở thành bước ngoặt lớn trong cuộc đời nàng Sự xuất hiện của Vronsky và cuộc gặp gỡ định mệnh ở nhà ga chính là động lực và điểm tựa cho sự trỗi dậy của Anna Nó là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước vốn đang sóng sánh và trực trào ra ngoài Trốn chạy bằng việc trở về Peterburg sớm hơn so với dự định, dùng lý trí để gạt
đi những cảm xúc nhưng cuối cùng tiếng gọi của tình yêu chiến thắng, nàng đã hành động theo tiếng gọi đó
Anna là người mẹ yêu thương con, từng lấy tình yêu con làm cứu cánh của cuộc sống, nhưng vì tình yêu Anna quyết định chọn Vronsky Điều này chỉ
có thể lý giải từ thôi thúc của bản năng, của những dục vọng: “nhưng mình là
Trang 17một người đàn bà đang sống, mình cần có tình yêu (…) mình cần sống và yêu, mình muốn được yêu” [73, tr.110] Đôi khi Anna ân hận về tội lỗi của mình nhưng nàng đã xác định: “Rằng sống không phải là một tội ác, rằng Chúa đã tạo
ra mình là người như vậy, mình cần sống và cần yêu” [73, tr.466] Xét cho cùng, hành động của Anna là một sự quẫy đạp nhằm vươn lên và thoát ra khỏi đời sống ngột ngạt, đè nén, là sự sống dậy của những bản năng tự nhiên
Tâm lý Anna không phải giản đơn, một chiều Nàng vẫn khôn nguôi nhớ về con trai và cảm giác tội lỗi luôn bủa vây: “Ngắm chân dung con trai Xerioja, Anna
vô cùng xúc động, tình yêu thương và nỗi nhớ trào lên khi ngắm từng nét nhỏ nhắn
dễ thương và khi chợt thấy bức ảnh chụp Vronsky bao nhiêu cay đắng lại kéo đến che lấp mất niềm hạnh phúc mới đến” [73, tr.68] Có lúc, Anna nghĩ: “Mình là một con đàn bà xấu xa, là đồ bỏ đi Nàng nghĩ, nhưng mình không thích nói dối, không chịu được sự nói dối, còn lão ta thì sống bằng dối trá” [73, tr.344]
Chi tiết Anna đến nhà hát kịch là cách trả thù và thách thức của nàng đối với xã hội thượng lưu: “chỉ cần làm sao cho Vronsky chiếm được chỗ ngồi bên cạnh nàng trong xã hội thượng lưu” [73, tr.578] Khi L.Tolstoy không thể viết tiếp, ngồi làm mẫu để họa sĩ Luovusca vẽ, nhà văn cũng không thôi nói về cuốn tiểu thuyết dở dang này: “Tôi không biết Nhưng có điều chắc chắn rằng Anna sẽ chết – cô ấy trả thù” [73, tr.764]
Vì tình yêu, Anna đã phải dối trá, phải hy sinh, nơi bám víu cuối cùng là Vronsky cũng không thể tựa nương, hóa ra anh ta cũng chỉ là con người “hiểu được những vấn đề vật chất mà thôi” [73, tr.1105] Anna đã nói với Vronsky: hỏi tôi có hối hận về những việc tôi đã làm không? Không, không, và không Nếu phải làm lại thì tôi sẽ làm như cũ Đối với tôi và đối với anh, chỉ có độc một chuyện quan trọng thôi Chúng ta có yêu nhau không? Cứ như vậy, tâm lý Anna rơi vào những thái cực đối lập nhau Dần dần nàng không làm chủ được hành động và rơi vào sự khủng hoảng trầm trọng: “trạng thái mất tri giác và Anna có cảm giác như rơi xuống vực thẳm” [73, tr.186] Càng về cuối Anna càng rơi vào sảng loạn, mọi thứ đều trở nên mờ nhòe Ý thức không còn đủ khả năng để dẫn dắt hành động Đến phút cuối cùng Anna kịp bừng ngộ Nàng nhận ra: “mình đã đánh mất những thứ mình yêu quý nhất đời: Thanh danh người đàn bà đoan
Trang 18chính và con trai mình” [73, tr.834] Anna đi đến cái chết trong lúc tỉnh táo nhất:
“chỗ kia kìa! Đúng giữa chỗ ấy, ta sẽ trừng phạt anh ta và sẽ thoát khỏi mọi người, thoát khỏi bản thân ta” [73, tr.1145] Cái chết trong trạng thái ấy tạo cho tác phẩm có tính bi kịch hơn là thảm kịch Lựa chọn của nàng là lời khẳng định khát khao muốn có cuộc sống đúng nghĩa, đặc biệt hơn khi đặt trong bối cảnh của xã hội Nga cuối thế kỉ XIX - cái mới đang lên, đang sắp xếp lại Hình ảnh đường sắt - “dấu hiệu của cái đã xông vào cuộc sống và tháo gỡ những niềm say
mê đang giấu kín” [73, tr.587] Sắt và hình ảnh con đường sắt là biểu trưng của
xã hội tư bản đang lên Ngay trong lúc hấp hối, Nikolai vẫn còn cố nói với Levin: “Chú thấy không? Ông chỉ tay vào đống sắt buộc bằng những sợi dây nhôm để ở góc phòng…nó bắt đầu một sự nghiệp mới mà chúng tôi mới bắt đầu làm Trong giấc mơ của Vronsky, lão già Mugic lẩm bẩm: “phải rèn sắt, phải nghiền ra, phải tán nhỏ (…) lão già Mugic cầm cây gậy sắt, nói lảm nhảm, bằng tiếng Pháp” [73, tr.605] Bủa vây cuộc đời Anna, bên cạnh một gia đình giả hợp
là một xã hội thượng lưu giả dối, xã hội phong kiến già nua với Karenin, Betsy, Lidya và xã hội tư sản đang lên với Vronsky, Levin
Trong Anna Karenina có ba lần sự tha thứ được nhắc đến Lần thứ nhất
mở đầu tác phẩm Anna xuất hiện trong vai trò sứ giả hòa bình, thuyết phục Doly tha thứ cho Oblonsky Ban đầu Doly rất quả quyết, không chấp nhận người chồng phụ bạc nhưng vì các con, cuối cùng nàng đã bỏ qua tất cả Lần thứ hai là khi Anna sinh con, tưởng sẽ chết, nàng cầu xin sự tha thứ của Karenin Với bản tính dễ bối rối trước đau đớn của người khác, chứng kiến tình cảnh của Anna, tâm hồn cằn cỗi của Karenin trở nên tràn ngập tình yêu thương và khoan dung Ông tha thứ cho vợ và “thương hại cho những đau khổ cùng ăn năn của nàng (…) thương hại Vronsky, nhất là từ khi nghe kể những hành động tuyệt vọng của chàng” [73, tr.446] Lần cuối cùng là sự cầu xin Chúa tha thứ của Anna ở cuối tác phẩm: Lạy chúa hãy tha thứ tất cả cho con Anna đã bất lực trên đường đời, nàng tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho bản thân mình Chết cũng là một tội Nàng đã bừng ngộ và nhận ra tội lỗi của mình, lời cầu xin vừa như một lời thú tội vừa như một lời sám hối, một lời trăng trối Ở hai lần trên, người cầu xin tha thứ đã được người đối diện chấp nhận Điều quan trọng là sau khi được tha
Trang 19thứ, họ lại tái phạm Oblonsky tiếp tục hẹn hò với những cô gái trẻ đẹp Sau khi khỏe lại, Anna tiếp tục lao vào cuộc tình với Vronsky, thậm chí công khai hơn khi hai người ra nước ngoài, về nông thôn Sự tái phạm này là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của cốt truyện: nhân vật tiếp tục sa ngã và đi đến cái chết
Cái chết của Anna còn bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa hơn Đó là thói đạo đức giả trong lối sống của xã hội thượng lưu, là trật tự xã hội mới với đường
ga, tàu hỏa đang giao tranh với cái cũ, là lối sống sùng đạo, hà khắc Tất cả đều được nhà văn miêu tả như đại diện của cái ác, là nguyên nhân dẫn đến bi kịch cuộc đời nữ nhân vật chính Nàng có nỗ lực tìm kiếm và bảo vệ hạnh phúc nhưng cuối cùng rơi vào tuyệt vọng Sự thức tỉnh trước khi lao đầu vào tàu không đủ để nàng có thêm hi vọng mới, làm lại cuộc đời
Ngoài cái chết của Anna, cái chết trong ý nghĩ của Levin, tác phẩm còn có hai cái chết khác đều rất đáng thương Đó là cái chết của người công nhân bị tàu cán ở đầu tác phẩm Không biết vì anh ta say rượu hay vì trời mưa mà không nghe thấy tiếng còi Cái chết diễn ra nhanh chóng, không có thời gian dài quằn quại trong bệnh tật nhưng là cái chết “không toàn thây” Cái chết thứ hai là cái chết của Nikolai – một con người đạo đức, hiểu biết nhưng lạc lõng trước xã hội
Nếu Anna là nhân vật quan trọng trong tuyến Anna – Karenin – Vronsky thì Levin lại là nhân vật góp phần mở rộng phạm vi cốt truyện cho tiểu thuyết Dường như qua nhân vật này, nhà văn nói được “nhiều hơn”, đi xa hơn đề tài
“một người vợ phụ bạc” ban đầu Nó chạm đến mọi mâu thuẫn xã hội nóng bỏng
và phức tạp nhất xã hội Nga sau cải cách nông nô Tuyến Levin cũng bắt đầu bằng câu chuyện tình yêu Chàng lên Moskva để cầu hôn Kitty nhưng bị từ chối Ngay lập tức, Levin quay về nông thôn Chàng trở lại công việc quản lý điền trang và “loay hoay” với những suy nghĩ đầy mâu thuẫn Nhiều lần chàng còn nghĩ đến cái chết Nhờ lao động, chàng tìm thấy sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những người nông dân Tình cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về, Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty Chàng nhận ra tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định đi Moskva để cầu hôn lần thứ hai Lần này, chàng đã thành công Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, họ về nông thôn Kitty lập tức thích ứng với vai trò người
Trang 20vợ của mình khiến cho Levin hết sức bất ngờ Cuộc sống sau hôn nhân đã thổi những khác lạ vào cuộc sống của Levin và Kitty Kitty từ một tiểu thư khuê các nhanh chóng đảm nhận vai trò của người phụ nữ trong gia đình Giữa hai vợ chồng cũng xảy những cuộc cãi cọ, hiểu lầm Như vậy, không riêng gì Anna, ngay cả Levin, Karenin, Vronsky cũng rơi vào bi kịch Chỉ có điều cách họ thoát
ra mỗi người một cách khác nhau Karenin tìm thấy sự an ủi trong tôn giáo Sau khi Anna chết, Vronsky gia nhập đội quân tình nguyện giúp Secbia chống Thổ Nhĩ Kì Chỉ riêng Levin, sau những thất bại, ảo tưởng, chàng tìm thấy niềm vui trong lao động
Sinh thời, L.Tolstoy thừa nhận: “Nghệ sĩ là nghệ sĩ chẳng qua vì anh ta nhìn sự vật không phải như mình muốn mà như chúng tồn tại trong thực tế” [65, tr.79] Nhà văn phản ánh đời sống như nó vốn có nên tác phẩm của ông đa chiều kích
1.1.2.Gia đình – trung tâm của các mối quan hệ “mê cung bất tận”
Như đã phân tích ở trên, Anna Karenina có nhiều chủ đề được đưa vào:
Tình yêu, hôn nhân, bệnh tật, cái chết, hạnh phúc, bất hạnh, tìm đường, nhận đường Chính điều đó làm cho cốt truyện của tiểu thuyết dường như rời rạc, không có mối liên hệ với nhau Trong đó tư tưởng chủ đề gia đình chính là nền tảng, cốt lõi để gắn kết các chủ đề trên Đối với tất cả nhân vật, công việc, lý
tưởng, tình yêu đều hướng tới đích chung là hạnh phúc gia đình
L.Tolstoy mở đầu tiểu thuyết bằng lục đục trong gia đình Doly – Stiva:
“Trong gia đình Oblonsky, mọi việc đều rối bét Bà vợ khám phá ra việc chồng tằng tịu với cô nữ gia sư người Pháp dạy trẻ trước đây và nói thẳng với chồng là mình không thể sống chung với ông nữa” [73, tr.43] Cuộc sống hôn nhân nhàm chán vắt kiệt sinh lực và tuổi thanh xuân của Doly Việc tất bật với nội trợ, quản
lý gia đình và nuôi dạy con cái đã làm nhan sắc nàng sớm phai tàn Cũng có lúc không tránh khỏi chạnh lòng, ân hận nhưng Doly mẫu hình phụ nữ hy sinh vì con cái Bà đem hết tâm sức ra nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương chúng Bà không hiểu nổi, thậm chí còn kinh ngạc, khiếp sợ khi thấy Anna không tự mình nuôi con và không dám đẻ nữa để gìn giữ sắc đẹp hay có thời giờ chiều chuộng người tình Mong mỏi gặp Anna, các con ở nhà đã có người chăm sóc nhưng Doly vẫn không yên tâm khi xa chúng quá hai ngày
Trang 21Sỡ dĩ Anna ngoại tình và đi theo tiếng gọi của tình yêu bởi tám năm ròng nàng bị kìm nén trong một gia đình ngẫu hợp Anna lấy Karenin theo sự sắp xếp của bà cô theo “môn đăng hộ đối” Cuộc hôn nhân không có tình yêu, người chồng già, thô lỗ: “một viên chức Peterburg, một người quan liêu thành đạt, một ông cơ quan mật xa lạ, thậm chí không phải là sách vở, mà là một con người giấy tờ, một người bị bệnh xơ cứng của thời đại (…) Karenin không phải là người xấu – ông là người hỏng, ông là một con người văn phòng, một kiểu người quan liêu đặc biệt ( ) lão bơi trong dối trá” [73, tr.466 - 583] Nói chuyện với
vợ, ông sắp xếp thành một bản báo cáo “sáng sủa và chính xác”: “Thứ nhất giải thích về sự quan trọng của dư luận công chúng và lễ nghi, thứ hai giải thích về ý nghĩa tôn giáo của hôn nhân, thứ ba chỉ dẫn về những tai họa có thể xảy đến cho con trai nàng, thứ tư ám chỉ tai họa của chính bản thân nàng” [73, tr.276] Nàng phải sống với bổn phận và sự kìm nén triền miên đó Khi biết Anna ngoại tình, Karenin không dám thừa nhận sự thật vì nó khủng khiếp, quái gở quá Ông luôn
để người thứ ba tham dự vào các cuộc gặp gỡ giữa ông với vợ Ông còn tìm mọi cách không phải để cứu vãn hạnh phúc mà giữ lấy danh dự cho bản thân mình:
“Alechxây tự đề ra bổn phận hàng ngày phải vào thăm nom Anna để đầy tớ không thể đặt điều dị nghị (…) mục đích của ta là bảo toàn thanh danh cần thiết cho tiếp tục sự nghiệp không bị trở ngại, việc duy nhất ông lo lắng là tìm cách tốt nhất, thích hợp nhất, tiện lợi nhất và do đó, đúng đắn nhất để rửa vết bùn nhơ do người vợ sa ngã vấy lên và để tiếp tục cuộc sống hữu ích, hoạt động và lương thiện” [73, tr.449] Càng ngày Karenin càng trở nên ích kỉ: “ông muốn chẳng những vợ không giành được phần thắng mà còn phải đền tội (…) tội phá hoại yên ổn và danh dự của ông, giữ vợ ở lại, giấu không cho mọi người biết chuyện xảy ra” [73, tr.449 – 453] Anna tìm đến tình yêu với Vronsky cũng xuất phát từ mong muốn xây dựng hạnh phúc Nàng từ bỏ cuộc sống ở nông thôn lên Moskva chờ ly dị để hợp pháp hóa cuộc sống với Vronsky là minh chứng Sự áp lực của
dư luận xã hội và tàn nhẫn của Karenin đã đẩy Anna nhanh chóng đi đến cái chết Cuộc sống gia đình của bộ ba Karenin – Anna - Vronsky cuối cùng rơi vào
bế tắc, bất hạnh Quan hệ của họ chỉ là giả hợp, một gia đình gán ghép, một tình
Trang 22yêu không tương xứng Đổ vỡ, chia lìa như một tất yếu, trật tự gia đình sụp đổ
trong tuyến nhân vật này
Levin – Kitty vừa là chuẩn mực gia đình mà L.Tlostoy muốn xây dựng vừa chứa đựng tính xã hội trong tư tưởng gia đình của L.Tolstoy Hạnh phúc được vun đắp từ sự chân thành, yêu thương và những cố gắng từ bỏ cái tôi quá lớn của mỗi người Họ vừa không ngừng tìm hiểu nhau vừa lo lắng đến bổn phận mỗi người Gia đình ấy có được cũng không phải dễ dàng Levin phải đấu tranh
tư tưởng khi dẹp bỏ tự ái, quyết định cầu hôn Kitty lần thứ hai Kitty - một cô gái dịu dàng, ngây thơ tin vào một hạnh phúc gia đình tốt đẹp khi đem lòng yêu Vronsky Anh ta đã phá hoại lòng tin đó khiến nàng nhìn đời chỉ thấy toàn xấu
xa Kitty phải trải qua thời kỳ bệnh tật Sau khi dưỡng bệnh ở suối nước nóng
Thời gian sau hôn nhân là thử thách lớn đối với cả Levin và Kitty Levin thầm trách Kitty nông nổi, hèn mọn, ngoài chuyện nhà cửa, bếp núc, may vá ra thì không biết để ý đến một công việc gì đứng đắn, như quản lý trại ấp, xem xét nông dân, chơi nhạc, đọc sách Chàng không hiểu vợ mình đang cho phép hưởng chút sung sướng, an nhàn để sửa soạn gánh vác những nhiệm vụ nặng nề: làm
vợ, làm mẹ Sau tuần trăng mật, Kitty bắt đầu làm quen với lối sống của chồng Nàng hết lòng săn sóc người anh chồng ốm nặng Nàng hiểu thấu tâm hồn chồng
- tất cả dành cho người khác, đang băn khoăn đi tìm lẽ sống, tìm chân lý Từ một tiểu thư, Kitty nhanh chóng thích nghi trở thành một người vợ, người mẹ đảm đang như người chị Doly của nàng
Vấn đề trung tâm của cuốn truyện: tình yêu, hôn nhân, gia đình hạnh phúc hay bất hạnh là sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt cốt truyện Ngay cả Xecgay Ivanovich - một người sống xa thực tế, chuyên chúi đầu vào sách vở và Varenca
- một cô gái đức hạnh, mộ đạo, cả hai cũng phải trải qua thử thách với hôn nhân
Từ Betsy Tverxcaia, Lydia Ivanovna, đến Xerpukhovxcoe luôn bàn đến chuyện gia đình, tuy không phải là chuyện chính Các gia đình Svyazhsky, Shcherbatsky, Lov đều được miêu tả đầy đủ Dưới vẻ bề ngoài đầy đủ, êm ấm, hạnh phúc của các gia đình quý tộc đang tan vỡ vì túng thiếu, xích mích và chán ghét nhau
Trang 23Gia đình là nền tảng của xã hội Xã hội Nga đang sắp xếp lại Giai cấp quý tộc thượng lưu trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân ngày một sâu sắc, chủ nghĩa tư bản đang lên Cái cũ và cái mới đan xen vào nhau, mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh Trong mối tương quan với xã hội, mỗi người là một thành viên Tất cả những biến chuyển mạnh mẽ của xã hội đều dội vào tổ ấm của mỗi cá nhân trong cộng đồng Kết thúc của gia đình Levin cũng không hơn gia đình Anna là bao Thông qua ba gia đình Anna, Levin, Doly và một số gia đình phụ, nhà văn muốn bày tỏ quan niệm của mình về vai trò, sự suy đồi của gia đình trong đời sống xã hội Nga lúc bấy giờ Phải chăng, trong quan niệm của L.Tolstoy giữa một xã hội “bất hạnh” không có một gia đình hạnh phúc trọn vẹn
Tài năng của L.Tolstoy là lấy gia đình làm trung tâm Dù nhiều ngả rẽ nhưng mục đích cuối cùng của tất cả các nhân vật đều là kiếm tìm hạnh phúc Chính điều này làm cho các chi tiết không sa đà hay vụn vặt Truyện dài nhưng không rườm rà, nhiều chương nhưng mỗi chương đều ngắn gọn, cô đúc, mỗi hình tượng đều có căn cứ bên trong, không tuỳ tiện, mỗi chi tiết đều dùng thể hiện chủ đề, mỗi phần hòa hợp theo bố cục thống nhất Trong thư gửi nhà phê bình Strakhov ngày 23.4.1876, chính L.Tolstoy cũng đã thừa nhận: tư tưởng gia đình chính là “trung tâm mê cung bất tận của những liên kết” Gia đình trở thành mối liên hệ bên trong của tiểu thuyết là vì thế
1.2.Nguyên tắc montage trong kết cấu
1.2.1.Nguyên tắc montage
Tác phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể, giữa các yếu tố có mối quan hệ hữu
cơ với nhau Trong đó, kết cấu là yếu tố có vai trò quan trọng Nó “là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [25, tr.211] Kết cấu tạo ra sự thống nhất giữa chủ đề, tư tưởng với hệ thống nhân vật Trong các sáng tác của L.Tolstoy, kết cấu không những chiếm vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự gắn kết giữa các chủ đề mà còn góp phần tạo ra mối liên kết bên trong của tác phẩm
Việc đổi mới phương thức kết cấu trong Anna Karenina đã tạo ra “tính
chất mới lạ so với tiểu thuyết đương thời và mang dấu ấn hiện đại” [31, tr.2] Theo đó, kết cấu tạo ra mối quan hệ giữa chủ đề, cốt truyện, số phận, tính cách nhân vật trong “mê cung” và “vô vàn móc nối” mà nhà văn đã kì công xây dựng
Trang 24“Montage” có nghĩa là sự cắt – ghép các mảng rời rạc theo một quy tắc nào đó
Tiểu thuyết Anna Karenina được kết cấu theo phương thức này Rõ ràng nếu đọc
từng chương của tiểu thuyết, người đọc sẽ thấy sự không ăn nhập trong nội dung cốt truyện Đó là câu chuyện về gia đình Oblonsky, chuyện ngoại tình của Anna, chuyện tìm đường của Levin, chuyện chính trị của Karenin Các câu chuyện diễn ra song hành theo kết cấu song song nhưng lại móc xích vào nhau theo kiểu mạng sườn và zic zắc Nói cách khác, với việc lựa chọn nhiều chủ đề thì montage trở thành thủ pháp “đắc dụng” để nhà văn thể hiện tính đa chiều kích của cuộc sống Các câu chuyện dường như không liên quan gì đến nhau nhưng
sâu trong mạch ngầm văn bản, chúng lại có mối quan hệ ngầm ẩn bên trong
1.2.2.Các cấp độ montage trong kết cấu
Như trên đã nói, kết cấu trong Anna Karenina là sự sắp xếp của nhiều yếu
tố, trên nhiều cấp độ, từ kết cấu mạng sườn đến cốt truyện kép và nhân vật “cặp đôi” Sự lục đục trong gia đình Oblonsky là “mạng sườn”, “cửa phụ” cho kết cấu
tiểu thuyết Anna Karenina L.Tolstoy mở đầu tiểu thuyết bằng định đề và minh
chứng đi kèm: “Mọi gia đình sung sướng đều giống nhau nhưng mỗi gia đình lại khổ sở theo cách riêng của mình Trong gia đình Oblonsky, mọi việc đều rối bét” [73, tr.43] Bất lực, không tìm được cách để dàn hòa với vợ, Oblonsky phải viết thư nhờ Anna giúp đỡ việc này Đây lại là chuyến đi định mệnh của nữ nhân vật chính Nàng đi cùng toa với mẹ Vronsky, nghe bà kể về con trai trong suốt cuộc hành trình đó Anna gặp Vronsky đến đón mẹ Họ lướt qua nhau và quay lại nhìn nhau Cuộc gặp gỡ cộng thêm tai nạn của người đàn ông bị tàu cán là điềm báo cho cuộc sống không còn phẳng lặng của Anna Gia đình Oblonsky mở đầu với
vai trò mạng sườn cho kết cấu của Anna Karenina Kể từ đây, số phận các nhân
vật chính đều bị đảo lộn và sắp xếp lại Sau sự kiện Anna lên Moskva, kết cấu
của tác phẩm được hình thành cốt truyện “kép” và hai tuyến nhân vật song song:
Một bên là Anna – Karenin – Vronsky và bên kia là Kitty – Levin
Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống, xung đột xã hội Chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống hoặc thể hiện xung đột Có nhiều kiểu cốt truyện như: biên niên, đồng tâm, đơn tuyến, đa tuyến, song tuyến…Nó bị chi phối bởi cách nhà
Trang 25văn lựa chọn kiểu kết cấu Anna Karenina có kết cấu khá đặc biệt Nếu bao trùm
tác phẩm là kết cấu vòng tròn, mở đầu và kết thúc đều là cái chết thì trong kết cấu cốt truyện, L.Tolstoy lại sử dụng tới ba kiểu kết cấu khác: mạng sườn, song tuyến và zic zắc Trong đó kết cấu song tuyến đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo hai câu chuyện chạy dọc xuyên suốt tác phẩm Đây là nét đặc sắc của tiểu thuyết khi sử dụng thủ pháp “kết hợp nhiều câu chuyện song song làm hãm phanh diễn biến sự kiện, nới rộng sơ đồ cốt truyện truyền thống, tạo nên tính chất lắp ghép, giảm độ căng cốt truyện Sự kiện, hành động trở nên rời rạc, loãng nhạt, nhường chỗ cho dòng tâm sự nhân vật lên ngôi” [31, tr.50]
Tác phẩm chia thành 8 phần /1174 trang: phần 1: 34 chương (171 trang); phần 2: 35 chương (174 trang); phần 3: 32 chương (162 trang); phần 4: 23 chương (118 trang); phần 5: 33 chương (162 trang); phần 6: 32 chương (170 trang); phần 7: 31 chương (140 trang); phần 8: 19 chương (71 trang) Bố cục của tiểu thuyết khá cân xứng, đan xen là cốt truyện của hai tuyến nhân vật chính Khi
sự kiện tuyến này lên mức cao trào hoặc căng thẳng nhất, cốt truyện chuyển sang tuyến kia làm cho câu chuyện “giãn nở”: Khi Levin cầu hôn nhưng bị Kitty từ chối, chuyển sang cuộc sống của Anna; cuối phần 4 – Anna sinh con và suýt chết, Vronsky tự tử nhưng không thành, Karenin tha thứ cho Anna và giảng hòa với Vronsky, Anna khủng hoảng tâm lí luôn nghĩ đến cái chết…thì phần 5 lại
mở đầu bằng đám cưới của Levin và Kitty; sau khi Anna bị sỉ nhục ở rạp hát, câu chuyện chuyển sang không khí vui vẻ trong ngôi nhà của Levin
Bằng thủ pháp “gương soi” L.Tolstoy luôn đặt tuyến Anna trong thế đối sánh với tuyến nhân vật thứ hai của cốt truyện: Levin - Kitty Hành trình của hai tuyến nhân vật hoàn toàn đối lập: nếu Anna từ việc có một cuộc sống bình lặng đến cái chết ở cuối tác phẩm thì hành trình của Levin đi từ bế tắc đến hạnh phúc Trong đời sống tâm lí, nếu Anna đi từ sự ý thức đến việc chìm sâu vào vô thức, thiếu hẳn lí trí thì Levin ngược lại Sau những dằn vặt, suy tư về tình yêu, hạnh phúc, sự sống và cái chết, chàng tìm thấy niềm vui trong lao động và hạnh phúc thực sự trong đời sống gia đình Nếu như câu chuyện cuộc đời Anna là dòng chính trong kết cấu chủ đề tình yêu gia đình thì Levin cùng với những hoạt động của chàng là dòng kể chính trong chủ đề về xã hội Đến cuối tác phẩm hai nhân
Trang 26vật mới có một cuộc gặp gỡ duy nhất Chỉ có điều, trên hành trình mang tên “tìm kiếm” ấy, Anna đã “chết trong thực tế không có tình yêu Còn Levin cố tìm kiếm thấy con đường đi đến xác lập một thực tế có tình thương” [31, tr.20] Kết cấu mở rộng, tầm cỡ tiểu thuyết lớn dần và mang ý nghĩa vĩ mô hơn là vì thế
Ngoài Anna và Levin là hai vật trung tâm của hai tuyến nhân vật, số
lượng nhân vật trong Anna Karenina khá đông đảo Con số lên khoảng 170
thuộc đủ mọi tầng lớp, giai cấp và khá đa dạng về tính cách Để làm nổi bật điều này, nhà văn dùng phép so sánh và đối chiếu, các nhân vật thường được đặt thành các cặp đôi vừa gần gũi vừa tương phản Riêng cặp đôi nhân vật chính của hai tuyến cốt truyện: Anna – Levin chúng tôi đã phân tích ở trên nên không nhắc lại nữa
Anna - Karenin: Anna trẻ trung, sôi nổi, Karenin già nua Nếu Anna là người có tâm hồn, khao khát yêu thương thì Karenin lại đại diện cho lối sống xơ cứng, quan liêu, hành chính Anna hành động chủ yếu xuất phát từ sự thúc đẩy của tình cảm, tâm lí nội tại thì Karenin luôn dùng lí trí, tôn giáo để kiểm soát mọi việc theo đúng trách nhiệm, nghĩa vụ Nếu Karenin chưa bao giờ dám sống thật với chính mình thì Anna dám chống lại cả xã hội để được yêu, được sống đúng nghĩa Hai tính cách đó trái ngược nhau hoàn toàn Mối quan hệ của họ là gán ghép, giả hợp do vậy trước sau gì cũng tan vỡ
Anna – Vronsky: Với bản chất điển hình cho sự phù phiếm của lớp thanh niên quý tộc nên Vronsky cũng không mang đến hạnh phúc thực sự cho Anna
Về mọi mặt, từ tình cảm đến trí tuệ, Vronsky đều không sánh kịp Anna: “có vẻ xông xáo bề ngoài, song rất ngu si, hợm hĩnh, rất khỏe, rất sạch sẽ ngoài ra chẳng có gì khác” [73, tr.371] Trong tình yêu với Anna, ban đầu chàng yêu thực lòng, khát khao chinh phục để có được nàng nhưng khi tự do bị rằng buộc, Vronsky bắt đầu hối hận Vronsky không dám dứt khỏi thế giới của những định kiến, phán xét của xã hội, không dám xuất hiện cùng Anna trong rạp hát mà chỉ nhìn từ xa thương cảm nàng Ngay trong cách xưng hô của hai người Vronsky cũng không dám công khai: “trước mặt anh cũng như trước mặt bất cứ ai Vronsky gọi Anna bằng “chị” và đối xử như một người bạn gái thân” [73, tr.558]
Trang 27Karenin - Vronsky: Karenin thuộc típ người “cũ”, cằn cỗi, nghèo nàn trong tâm hồn Trung thành với tư tưởng tôn giáo, ông cố gắng chứng minh cũng
có thể đổi mới tâm hồn, có thể làm những điều cao thượng nhưng ông không thể
tự mình đổi mới tinh thần Ông kết thân với Lidya, tin vào tôn giáo, những trò lừa bịp của Lando và hoàn toàn phá sản về tinh thần Ngược lại, Vronsky lại là một chàng trai trẻ, nhiệt tình, sôi nổi, thông minh, đắm say và táo bạo Với những phẩm chất đó, ngay lần gặp đầu tiên, Vronsky đã đánh thức khát khao bản năng của Anna bị ngủ quên bấy lâu
Levin - Vronsky: Họ đều là những chàng trai trẻ, nhiệt huyết, giàu lí tưởng, đang phấn đấu cho con đường công danh, sự nghiệp Vronsky qua con mắt của Levin là một “chàng trai trẻ, tóc nâu, người tầm thước, rất cân đối, khuôn mặt đẹp hồn hậu, vẻ rất bình tĩnh và tự tin, chiếc cằm cạo nhẵn cho đến bộ đồng phục mới may rất chỉnh, tất cả đều vừa giản dị vừa sang trọng” [73, tr.118] Vronsky có quan điểm sống: phải rất thành thực với mọi người, trung thành với
bè bạn, trừ với đàn bà; không được lừa dối ai, nhưng có thể lừa dối người chồng
có vợ đẹp; sẵn sàng quỵt tiền công thợ may, nhưng nhất thiết phải trả nợ tiền cờ bạc bịp; có quyền làm nhục người, nhưng không chịu để người khác làm nhục mình, chàng rất hiếu thắng và có thể hy sinh cả tính mệnh, tiền tài, sự nghiệp cho tình yêu, nhưng đừng ai xâm phạm đến lối sống tự do của chàng, dù đó là mẹ hay Anna Lối sống đó khiến Vronsky nhanh chóng bị mất phương hướng Cả Levin và Vronsky đều vấp ngã trên đường đời, nhất là khi tuổi trẻ còn nhiều bồng bột, nông nổi Nhưng vấp ngã của Vronsky là vấp ngã không tự mình đứng dậy được Ngược lại, Levin biết hòa nhập vào cuộc sống của người lao động
Vronsky – hoàng thân: Để chỉ rõ bản chất và những thói xấu của Vronsky, nhà văn đã đem vị hoàng thân nước ngoài ra để anh ta tự thú nhận về mình Mỗi khi nhìn thấy hoàng thân, chàng như nhìn thấy chính mình: “đó là một con người rất ngu si, dương dương tự đắc, khỏe như voi và quần áo là lượt, ngoài ra không còn gì hơn ( ) rất khỏe, rất sạch nhưng rất ngốc và rất tự mãn, có thế thôi ( ) một khúc thịt ngu ngốc” [73, tr.555]
Levin và những kẻ sống ích kỉ, trụy lạc như Oblonsky, Petritsky, Yarsin Trong khi Doly cùng các con phải chuyển về vùng nông thôn để rút mức chi tiêu
Trang 28xuống mức tối thiểu thì Oblonsky mang gần hết số tiền chi tiêu của gia đình và sống vui thú ở trường đua ngựa hoặc những biệt thự lân cận Ông có những sở thích của “trai chưa vợ và chỉ làm theo sở thích đó thôi” [73, tr.422] Petritsky – một trung úy trẻ không có gì đặc sắc, nhà nghèo, nợ như chúa chổm Yarsin - một con người trụy lạc, sống chẳng những vô lối mà còn theo nguyên tắc vô luân Ngược lại với họ, Levin lại nổi bật ở phẩm chất giản dị, ham hiểu biết, quý trọng thành quả lao động Chàng thích sống ở nông thôn, gần gũi với nông dân thay vì thành phố hào nhoáng và những con người màu mè
Anna và Oblonsky: Dù là hai anh em nhưng tính nết họ khác nhau Oblonsky dan díu và không dám nhìn thẳng vào sự thật Khi Doly cầm lá thư trên tay Oblonsky chỉ biết cười, phải nhờ Anna đến hòa giải nhằm cứu vãn hạnh phúc gia đình Trong khi đó, Anna – một người phụ nữ dám chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình Mialceua – một người thẳng tính và sỗ sàng đã nhận xét: chị ấy làm cái điều mà tất cả những người đàn bà, trừ tôi ra, đều làm vụng trộm
Kitty và Varenco: Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của Varenco khi dưỡng bệnh ở suối nước nóng nhưng Kitty không trở thành một bản copy khô héo, cằn cỗi Kitty phát hiện ra Varenco là một cô gái còn rất trẻ nhưng không có tuổi trẻ, giống đóa hoa đẹp còn nguyên cánh nhưng sớm tàn úa và không hương thơm, thiếu niềm hăng say đậm đà, quyến rũ trước đàn ông Varenco già trước tuổi, chỉ nghĩ đến bổn phận, không có tiếng cười Cuộc sống hoàn toàn lý trí đã giết chết đời sống tình cảm bình thường Ngược lại Kitty chỉ sống bằng trái tim Sau trải nghiệm ở nước ngoài, sức khỏe của nàng bình phục, tinh thần tốt lên Bằng tình yêu chân thành, Kitty không chỉ xây dựng hạnh phúc riêng cho mình mà còn đem niềm vui cho cả đại gia đình
Lidya – Betsy: Betsy là tiêu biểu cho nhóm ăn chơi thứ ba trong quan niệm của Anna Là người đàn bà trụy lạc nhất trên đời, bà ta dan díu với Tuskievich và lừa dối chồng một cách bỉ ổi, tuyên bố không muốn đi lại với Anna chừng nào nàng hợp thức hóa mối quan hệ với Vronsky Còn Lidya, tuy bề ngoài có vẻ trái ngược với lối sống bê tha, dâm đãng của Betsy, nhưng thực chất cuộc sống bên trong cũng cùng hội cùng thuyền Bà là một góa phụ tàn xuân,
Trang 29xấu xa nhưng đeo mặt nạ đạo đức, đứng ra gìn giữ phong tục, tín ngưỡng, biến chúng thành thứ tiết hạnh giả dối, mê tín dị đoan
Ngoài những cặp nhân vật tương phản là nhóm nhân vật bổ trợ cho nhau Bên cạnh Anna là Levin, cạnh Doly là Kitty, bên cạnh Oblonsky là Petritsky, cạnh Lidya là Betsy, cạnh Vronsky là bạn bè của anh ta Ngoài cái gương thật để nhân vật tự soi, nhà văn dùng nhân vật này làm gương cho nhân vật khác soi vào Mặc dù kết cấu tác phẩm còn thể hiện ở kiểu tổ chức không – thời gian nhưng vấn đề này gần với nội dung 1.1.3 – các phương tiện tạo hình phi ngôn từ,
để tránh lặp lại, chúng tôi không đề cập ở đây nữa
Như vậy, nếu chỉ nhìn từ cốt truyện, mối liên hệ trong tác phẩm tương đối
yếu Tài năng của nhà văn là không xây dựng kết cấu tiểu thuyết Anna Karenina
dựa vào mối quan hệ giữa cốt truyện và nhân vật mà trên quan hệ bên trong của
tư tưởng, chủ đề Đó là mối quan hệ giữa kết cấu và chủ đề - tư tưởng Kết cấu
zic zắc chính là đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu của tiểu thuyết này Đây là biện
pháp đắc dụng để thể hiện tính đa chiều kích của cuộc sống Nhờ vậy, tiểu thuyết của nhà văn có cả bề rộng và chiều sâu phản ánh Lối kết cấu theo hướng montage cũng là thuận lợi cho nhà đạo diễn khi chuyển thể tác phẩm
1.3.Các phương tiện tạo hình phi ngôn từ
Có thể thấy rằng: ngoài ngôn từ con người còn giao tiếp với nhau bằng các phương tiện phi ngôn từ khác thông qua đôi mắt, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, tư thế…Các yếu tố này góp phần miêu tả nhân vật một cách sinh động hơn
L.Tolstoy đã sử dụng rất đắc địa các phương tiện tạo hình phi ngôn từ vào Anna
Karenina Khảo sát khía cạnh này trong tác phẩm, chúng tôi tìm hiểu trên ba
phương diện sau: ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể, ngôn ngữ môi trường
1.3.1.Ngôn ngữ thân thể
Ngôn ngữ thân thể (Body language/ Kenesics/ Action language) là một dạng chủ yếu nhất của giao tiếp phi ngôn từ Nó gồm một số biểu hiện sau: ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt, đặc tính thể chất, cử chỉ và chuyển động thân thể, tư thế, hành vi đụng chạm…
Trong Anna Karenina, nhà văn luôn quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt
của nét mặt, các biến thái trong diện mạo, ánh mắt, trong khóe môi, trong nụ
Trang 30cười hay từng cử chỉ của nhân vật Tuy nhiên, tác giả không miêu tả tập trung, trực tiếp mà chọn cách gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật khác và xen kẽ, rải rác giữa các chương, đoạn, những tình huống và hành động khác nhau
Đôi mắt được L.Tolstoy đặc biệt chú ý Trong Anna Karenina có 145 lần
nhà văn miêu tả đôi mắt và 172 cái nhìn Mỗi nhân vật đều có đôi mắt khác nhau Nếu cặp mắt Anna “xám long lanh, như sẫm lại dưới bóng đôi lông mi dày” thì đôi mắt Karenin “lờ đờ và bất động”, đôi mắt Kitty “chân thật, trìu mến”, đôi mắt gã Lando “khờ khạo hoặc giả dối”, đôi mắt Lidya “đen, đẹp và tư lự”, mẹ Vronsky hiện ra với “đôi mắt lim dim” Người đọc khá ấn tượng với đôi mắt của Oblonsky Nó không chỉ luôn sáng long lanh mà có thường xuyên thay đổi Sau tối Doly phát hiện ra lá thư, sáng mai thức dậy, cặp mắt bỗng ánh lên vui thích Cặp mắt ấy sẽ sáng hơn thường lệ khi nói về đàn bà Trước sự từ chối không ở lại ăn chiều của Karenin, đôi mắt Oblonsky tròn xoe, sáng long lanh Lúc trót ngủ gật trong nhà Lidya, đôi mắt ấy vừa tròn xoe vừa kinh hãi như kẻ phạm tội bị bắt quả tang Đôi mắt của Oblonsky biểu thị một con người vô lo, vô nghĩ, thích chơi bời Ngược lại là đôi mắt của Nikolai - to nhớn nhác và sợ hãi Đôi mắt đẹp chất chứa bao nỗi niềm của một con người ngay thẳng, từng trải, nhưng đơn độc và đang phải đối mặt với cái chết
Đặc biệt, L.Tolstoy đã tạo ra những đôi mắt có khả năng biết nói cười và
biểu lộ cảm xúc Đôi mắt trong Anna Karenina tạo ra nhiều cuộc đối thọai
“ngầm” Nhìn vào đôi mắt của Levin ở sân băng, Kitty nghĩ: “Không, với đôi mắt kia, nó không thể nói dối được” [73, tr.112] Khi Kitty từ chối lời cầu hôn của Levin, đôi mắt nàng như “van xin tha lỗi” còn Levin thì trả lại bằng cái nhìn như muốn nói: “Tôi căm thù mọi người, kể cả cô, cả bản thân tôi nữa” Sau tối hôm đó, Kitty “không sao ngủ được và cô bị ám ảnh bởi khuôn mặt Levin, lông mày nhíu lại, đứng nghe lão quận công nói và đăm đăm nhìn cô, nhìn Vronsky bằng con mắt tối sầm và buồn bã” [73, tr.124] Với Vronsky, lúc này, Kitty đã dành cho anh ta cái nhìn tình tứ Không được đáp lại, điều này khiến cô hổ thẹn
và đau đớn Nếu Vronsky đã yêu Anna từ cái nhìn thoáng qua, đầu tiên thì trong những cuộc cãi vả sau này, đôi lúc họ cũng nói với nhau bằng cái nhìn Anna muốn đến nhà hát, Vronsky đã trả lời qua cái nhìn nghiêm nghị, Anna đáp lại
Trang 31bằng cái nhìn khiêu khích, nửa giễu cợt nửa tuyệt vọng mà Vronsky không thể hiểu nổi Khi quyết định cắt đứt mối quan hệ với người chồng đã chung sống tám năm, Anna nghĩ: một người có đôi mắt đục lờ và vẻ bình yên thỏa mãn thế kia không thể có tình yêu gì hết Cặp mắt Anna trong bức chân dung với cái nhìn
bí ẩn và đầy vẻ nhạo báng đã khiến Karenin nổi giận, tức tối L.Tolstoy còn rất thành công trong việc tạo ra sự biến chuyển của đôi mắt cùng với sự vận động của tâm lí nhân vật Trong con mắt hạnh phúc của Levin, thế giới trở nên quá đẹp, con người, sự vật, thiên nhiên như đang mỉm cười với chàng
Sinh động nhất phải kể đến đôi mắt của Anna Nàng được miêu tả với 23 kiểu ánh mắt trong tổng số 78 lần đặc tả hình ảnh đôi mắt xuất hiện khác nhau (trân trân, chăm chú, đăm đăm, đôi mắt mỉm cười, không biết nói gì, nhìn thẳng, liếc nhìn, con mắt ngơ ngác, soi mói nhìn) ở các tình huống và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau Trong đó, các kiểu ánh mắt xuất hiện nhiều lần là: Ánh mắt long lanh, lung linh (9 lần); ánh mắt lim dim (7 lần); ánh nhìn chăm chú (7 lần); nhìn thẳng (8 lần); ánh nhìn im lặng (6 lần) Đôi mắt của nàng luôn gắn liền với cái nhìn thắng thắn, quả quyết và thay đổi theo tâm trạng Lần đầu tiên gặp Vronsky
ở ga tàu, ánh mắt của Anna đầy mê hoặc: “Cặp mắt xám long lanh như xẫm lại dưới bóng đôi hàng mi dày” [73, tr.72] Trong buổi tiếp khách tại nhà Betsy vào thứ bảy, Anna định dùng hết sức lực tinh thần để nói điều cần nói nhưng cuối cùng nàng “lại nhìn chàng bằng con mắt đầy yêu thương và không trả lời gì” [73, tr.157] Lần Anna gặp Levin, đó là một cái nhìn “đầy vẻ quyễn rũ”
Cùng một kiểu ánh mắt nhưng có khi lại chứa các ý nghĩa khác nhau Ánh mắt lim dim xuất hiện 7 lần trong tiểu thuyết Lần đầu tiên để chỉ thái độ thân mật của Anna và Kitty: “Anna lim dim mắt nhìn cô, mỉm cười và nắm tay cô” [73, tr.95] Đôi mắt ấy có khi là lúc Anna đang trong tâm trạng đầy suy tư:
“Anna nói tiếp và lim dim đôi mắt như đang đăm đăm nhìn vật gì đằng xa” [73, tr.655] hoặc là lúc nàng đang cố nhớ ra một điều gì đó: “Nàng lim dim mắt như
cố nhớ ra việc gì” [73, tr.737] Khi được tình yêu thắp sáng, đôi mắt ấy chói ngời: “ánh mắt lung linh và nụ cười của nàng như đốt cháy toàn thân chàng trong khi nàng nói câu đấy” [73, tr.96] Gặp lại chồng sau chuyến đi Moskva, khóe mắt Anna đã biến mất vẻ vui tươi, lóe lên một tia sáng nhưng vụt tắt ngay
Trang 32Những lúc giận dữ, nó trở thành ánh lửa khủng khiếp của đám cháy trong đêm tối trời và chất chứa vẻ hằn học kì lạ, sự cô đơn cực độ trong tâm hồn Anna Ngay cả lúc chết, cặp mắt Anna vẫn còn mở to và gây dằn vặt cho Vronsky suốt quãng đời còn lại
Bên cạnh đôi mắt, khuôn mặt nhân vật cũng là tiêu điểm trong miêu tả chân dung nhân vật của L.Tolstoy Khuôn mặt có nhiều hình dạng khác nhau: mặt vuông, mặt tròn, mặt bé, mặt to Qua khuôn mặt, một phần có thể đoán ra tính cách của con người Vì vậy, người Việt Nam có cách bói theo hình thức
“xem tướng” và có câu thành ngữ: “nhìn mặt mà bắt hình dong” Từ nét mặt, chúng ta cũng có thể đoán được tâm trạng của con người lúc đó đang buồn vui, tức giận, ngạc nhiên hay đau khổ
Cũng giống ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt của nhân vật trong Anna
Karenina đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau Trong những tình huống giao
tiếp cụ thể, nó thể hiện những trạng thái tình cảm khác nhau như hạnh phúc, khổ đau của nhân vật Tuy nhiên, nhà văn không miêu tả đơn thuần, ông đi sâu vào sắc diện của nó, cụ thể là các chi tiết về đôi môi, đôi má, lông mày, mái tóc, nụ cười hay nước mắt Trong tác phẩm có 151 lần những sắc thái của khuôn mặt được nhắc đến, nụ cười có 124 lần và 67 lần nhân vật khóc Đặc biệt là ở từng lần sắc thái, cũng là khóc, cười, đỏ mặt đều có những biểu hiện khác nhau như cười ngây ngất, cười nhếch mép, khóc rưng rức, khóc òa lên
Đặc điểm chung là các nhân vật hay “đỏ mặt” Levin rất thường xuyên đỏ mặt khi cảm thấy hổ thẹn hoặc nghĩ mình vừa nói sai điều gì Anna đỏ mặt khi Kitty khen, Kitty đỏ mặt sung sướng khi gặp lại Varenca Nhà văn còn miêu tả rất kĩ sắc thái của màu đỏ trong từng trường hợp Mặt Levin đỏ bừng đến tận chân tóc, Anna đỏ bừng, má, trán, cổ nàng đỏ ửng và dòng lệ hổ thẹn trào ra khóe mắt, Kitty từ tái nhợt rồi đỏ lừ, mặt Karenin thì hồng lên khi ghi lại những
ý nghĩ
Thêm vào đó, mỗi lần xuất hiện của khuôn mặt còn mang ý nghĩa biểu hiện tư tưởng tinh thần của nhân vật Nghe tiếng con khóc, vẻ mặt Doly đang tiều tụy, tái nhợt, rúm ró, tức giận vì việc chồng ngoại tình thì ngay lập tức “nét mặt đột nhiên dịu lại” Ngược lại là khuôn mặt rạng rỡ cố nén trên mặt của người
Trang 33chồng Oblonsky tiếp tục phải cố tạo ra bộ mặt buồn bã và phạm lỗi khi gặp mẹ
vợ Khuôn mặt của Levin đầy cảm xúc và luôn biểu lộ ra ngoài tất cả những nội tâm bên trong khó che đậy Nếu lúc tức giận, mặt Levin lạnh lùng, sa sầm xuống thì khi hạnh phúc, khuôn mặt ấy lại sáng ngời lên một nụ cười tưởng như sắp biến thành những giọt nước mắt xúc động Khi dằn vặt, suy tư, nét mặt hiện lên
kì lạ, u uẩn và nhớn nhác thì lúc ghen tuông, nó tái nhợt đi, lầm lì Khuôn mặt của Karenin cũng có nhiều biểu hiện Khi bình thường nhất, đó là vẻ lạnh lùng, trịnh trọng, nghiêm trang, vẻ mặt bề trên với người dưới, vẻ mặt nịnh bợ với người trên Trước biến đổi của hoàn cảnh, khuôn mặt ông cũng không còn nguyên tắc Có lúc nó nhợt nhạt và hốc hác, nhăn nheo, đau khổ
Khuôn mặt Anna là nơi nhà văn tập trung nhiều bút lực nhất Biểu cảm trên khuôn mặt của nàng được miêu tả trong 4 kiểu trạng thái: Khuôn mặt khóc, khuôn mặt cười, nét mặt và sự thay đổi sắc mặt Trong đó, khuôn mặt khóc có 9 kiểu, khuôn mặt cười được miêu tả với 17 kiểu, 22 kiểu nét mặt và 4 kiểu thay đổi sắc mặt Vẻ đẹp quyến rũ của nàng biểu lộ ngay trên khuôn mặt làm Kitty phải ghen tỵ Khi tình yêu mãn nguyện, nó ngời lên “rạng rỡ hạnh phúc” Trái hẳn ánh mắt vui sướng mãn nguyện lúc ở bên Vronsky, khi Anna đối mặt với chồng, nét vui tươi thường thấy trên nụ cười biến mất: “khuôn mặt đã mất cái vẻ phấn khởi toát ra từ đôi mắt và nụ cười” [73, tr.169] Nét mặt cũng là biểu lộ ra ngoài tâm hồn nhạy cảm, đa cảm của nàng trước mọi cảnh huống Nó là sự phản ứng lại: “mặt nàng dài thuỗn ra (…) vẻ mặt nàng thoăn thoắt đổi khác Sự sợ hãi, nỗi bồi hồi nhường chỗ cho vẻ trầm mặc, trang nghiêm và xúc động” [73, tr.162
- 676] Người đọc đặc biệt xúc động khi nàng lao đầu vào con tàu, khuôn mặt ấy vẫn rất đẹp: “khuôn mặt xinh đẹp hiện lên đờ đẫn một vẻ kỳ lạ, thiểu não với đôi môi tươi tắn hé mở, dễ sợ, với cặp mắt mở to” [73, tr.1164]
Nét mặt là nụ cười cũng là điểm nhấn các nhân vật trong tiểu thuyết Mỗi nhân vật đều cười rất khác nhau, tùy vào tâm trạng và tính cách Kitty với nụ cười “chiếu sáng tất cả những gì bao quanh”, Vronsky cười “sung sướng thoáng
nở vừa nhũn nhặn vừa đắc thắng”, Karenin với nụ cười đặc biệt, có khi chỉ nhếch mép, nụ cười châm biếm quen thuộc Anna rất hay cười Nó thể hiện tính tình vui vẻ của nàng Đó là nụ cười của một người mẹ hạnh phúc: “Nàng nói với nụ
Trang 34cười kiêu hãnh của người mẹ” [73, tr.87] Đôi khi là nụ cười của một người vợ làm tròn nghĩa vụ với chồng: “Anna mỉm cười, khoác tay chồng đưa đến tận cửa phòng làm việc [73, tr.124] Nụ cười xuất hiện nhiều nhất khi Anna có được tình yêu của Vronsky: “Nụ cười lại chiếu sáng khuôn mặt nàng Một nụ cười duyên dáng dành riêng cho Vronsky ( ) nụ cười sung sướng và đắc thắng trên môi bất giác run rẩy ( ) Anna nói, vẻ mặt rạng rỡ, hạnh phúc (…) và nhìn chàng với một
nụ cười ngây ngất” [73, tr.74 – 93 - 159]
Anna đang thực sự hạnh phúc Nhưng nàng cũng là nhân vật rơi nhiều nước mắt bởi cách sống thiên về nội tâm và nhạy cảm của nàng Lần đầu tiên Anna khóc là vì tình thương: “Nước mắt nàng long lanh trên hàng mi rậm” [73, tr.79] Khóc có lúc là giọt nước mắt của hạnh phúc, có lúc là khổ đau: “Nàng nói
và cảm thấy những giọt nước mắt vui sướng chảy trên gò má ( ) Nàng thấy rưng rưng nươc mắt” [73, tr.314 - 791] Đôi khi, đó là giọt nước mắt của hổ thẹn, bất lực: “dòng lệ hổ thẹn trào ra khóe mắt [73, tr.209] Càng về cuối, nước mắt càng nhiều và thấm đẫm các trang viết Anna trở nên cau có và dùng nước mắt làm vũ khí: “Nàng đứng dậy thét lên, giọng nghẹn ngào nước mắt, tuyệt vọng và giận dữ ( ) nàng nói và quay đi, nước mắt giàn giụa ( ) Anna khóc nức nở và rũ rượi” [73, tr.580 – 678 - 793]
Biểu hiện thứ ba của ngôn ngữ thân thể là đặc tính thể chất - đặc điểm thân thể của nhân vật mang ý nghĩa trong các tình huống giao tiếp
Mặc dù Doly đang rất tiều tụy, nàng bỏ ăn bỏ uống khi biết tin chồng tằng tịu với cô gia sư nhưng thân hình Oblonsky vẫn “roi rói tươi tắn và khỏe mạnh ( ) ông trở nghiêng cái thân hình nặng nề và phì nộn” [73, tr.44] Lúc nào bước
ra đường, anh ta cũng khăn áo chỉnh tề và “bơm nước hoa, cài khuy tai áo, hộp thuốc lá, bao diêm, chiếc đồng hồ quả quýt” [73, tr.50] Khi Oblonsky giới thiệu Levin với các bạn làm trong tòa án, ông nhấn mạnh “một lực sĩ một tay nhấc nổi
5 put” (16,38 kg) [73, tr.68] Oblonsky nhắc đến bộ đồ chàng đang mặc làm Levin đỏ mặt và ông cảm nhận được “trên bộ mặt thông minh và trai tráng ấy một vẻ quá con nít” [73, tr.70] Lúc bàn về vấn đề nông nghiệp, Oblonsky có nhắc đến “bắp thịt còn rắn chắc như bây giờ” [73, tr.72] Khi so sánh với Kitty, Levin tự nhận mình là xấu xí, nhất lại “thô sơ và tầm thường đến thế” [73, tr.76]
Trang 35Kitty trong con mắt của Levin hoàn hảo về mọi phương diện: “kiều diễm, huyền bí và xinh đẹp” [73, tr.76] Levin hình dung toàn thân nàng, đặc biệt là mái tóc vàng xinh xắn với vẻ trong trắng, trẻ thơ và hồn hậu, mái tóc vô cùng thanh lịch trên đôi vai cân đối Chính cái vẻ trẻ thơ ấy hòa với vẻ đẹp của thân hình đàn bà làm nên sức quyến rũ của Kitty, vẻ nhìn hiền dịu, bình thản và trung thực Vẻ đẹp của Kitty và Anna làm người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều với ý nghĩa dự báo về số phận của họ Kitty mang vẻ đẹp kiều diễm, kiêu sa nhưng giản dị, ngay thẳng, dự báo hạnh phúc êm đềm Số phận Anna đầy bão giông
Anna hiện lên là người đàn bà thuộc giới thượng lưu quý phái, duyên dáng
và quyến rũ Không chỉ là hấp dẫn của vẻ đẹp ngoại hình, quan trọng hơn là khí chất toát ra từ tâm hồn nàng: “Anna bước vào, như thường lệ, rất thẳng người, với bước đi nhẹ nhàng, quả quyết và nhanh nhẹn khiến nàng khác hẳn những phụ
nữ khác trong giới thượng lưu [73, tr.154] Ngay cả những lúc buồn đau nhất, tuyệt vọng, vẻ đẹp đó vẫn rất dịu dàng: “Xerioja! – Nàng khẽ gọi, bước lại gần êm
ru ( ) Nàng đứng dậy, rướn thẳng người, thở dài và nhẹ nhàng dạo quanh phòng, thỉnh thoảng lại dừng bước [73, tr.564 - 677]
Cái khí chất ấy hấp dẫn Vronsky và làm Levin ngạc nhiên ngay từ cái nhìn đầu tiên: “Vẻ thanh lịch và cái duyên thầm tỏa ra từ khắp toàn thân nàng Dáng
đi nhẹ nhàng, quả quyết ( ) Levin vui thích nhận ra cốt cách một thiếu phụ trong giới thượng lưu, bao giờ cũng bình tĩnh và tự nhiên” [73, tr.72 - 735] Bên cạnh
đó, vẻ đẹp đó còn làm cho những kẻ ghen ghét, đố kị vẫn phải nể phục: “Những
kẻ đó hẳn phải khâm phục sự bình tĩnh và vẻ duyên dáng của nàng [73, tr.578]
Tư thế của nhân vật thường có sự thay đổi, đặc biệt là nhân vật Anna Nếu trước đây nàng luôn đứng thẳng người, cái đầu kiêu kì và vui tươi thì sau khi yêu Vronsky, có lúc Anna cúi đầu xuống vì cảm giác xấu hổ và tủi nhục: “Nhưng chàng càng cao giọng thì nàng càng cúi cái đầu tủi nhục xuống, cái đầu xưa kia vốn kiêu kỳ và tươi vui, nàng gập cả người và trượt từ trên đi văng đang ngồi xuống sàn, dưới chân chàng” [73, tr.167] Khi biết đã có thai với Vronsky, Anna bối rối và lo lắng đến nỗi: “Đầu gục xuống, nàng tì trán vào cái thùng tưới để quên trên lan can, hai bàn tay xinh đẹp, ngón đeo những chiếc nhẫn rất quen
Trang 36thuộc với Vronsky, giữ lấy chiếc thùng [73, tr.206] Lúc Vronsky ngã ngựa, Anna đã không nén được xúc động, nàng “vội ngồi xuống và che mặt sau chiếc quạt” [73, tr.231] Sau mấy phút ngắn ngủi gặp lại con, Anna phải đi, nàng nói
và “nuốt nước mắt và quay mặt đi” [73, tr.565] Lúc nói chuyện với Oblonsky về cuộc đời mình, Anna cũng vừa nói vừa quay đi và khóc Ám ảnh nhất với người đọc là tư thế của Anna lúc chết: “rụt đầu vào vai và lao xuống gầm toa, tay nhoài
ra đằng trước; rồi bằng một động tác nhẹ nhàng như định đứng dậy, nàng ưỡn người quỳ gối” [73, tr.1145] Cái khí chất lạ thường ấy Anna vẫn giữ được vẹn nguyên, cái chết ám ảnh vì vừa đau đớn, tuyệt vọng nhưng cũng đầy kiêu hãnh giống như một sự giải thoát nhẹ nhàng
Nghệ thuật miêu tả nhân vật cũng được thể hiện qua cách nhà văn miêu tả các cử chỉ, hành động của họ Bàn tay Anna nhỏ nhắn nhưng khéo léo trong từng động tác, có lúc lại “run rẩy hay mân mê” [73, tr.319] Ở Karenin là thói quen đi
đi lại lại và bẻ khục ngón tay khi ông căng thẳng trước những vấn đề ông cho là
hệ trọng: “chắp hai bàn tay vào nhau bẻ khục răng rắc (…) cau mày và gập ngón tay lại, bắt đầu bẻ khục từng khớp (…) với cách uốn giọng và thói bẻ khục tay” [73, tr.258 – 776 -1139] Với Vronsky, đáng chú ý nhất là cử chỉ anh ta lấy hai tay che mặt khi Anna sinh con và tưởng như chết, đặc biệt là hành động tự sát nhưng không thành: “chàng tì miệng súng vào sườn trái, siết mạnh tay và bóp cò” [73, tr.646] Tuyến Levin – Kitty là hành động nắm lấy tay nhau, cùng trượt băng Sau khi nghe Levin nói việc ở lại Moskva là lâu hay không tùy thuộc vào nàng, Kitty đã bước trật một cái, suýt ngã Levin nhún vai tỏ vẻ khó hiểu khi chứng kiến các hành động của các nhân viên tòa án Khi đọc xong lá thư của Nikolai, đầu Levin cúi gằm, mảnh giấy trong tay” [73, tr.82] Với Levin, hình ảnh đẹp nhất là chính những buổi “cầm lấy hái và tự tay cắt cỏ” [73, tr.405] trên cánh đồng
Để biểu đạt tình cảm, các nhân vật thường có một số đụng chạm cơ thể như: ôm, hôn, nắm tay, bắt tay Anna ôm lấy cổ Oblonsky, kéo mạnh về phía mình và “hôn rất thân thiết” [73, tr.73] Về đến nhà Oblonsky, Doly ôm và hôn Anna: “Bà đứng dậy và ôm lấy em chồng Sao, cô đã tới rồi à? Bà nói và hôn cô
em ( ) và khi ôm hôn cô em lần chót” [73, tr.142 - 189] Khi phân tích để Doly
Trang 37hiểu, tha thứ cho chồng, Anna đã “tiến đến và ôm hôn Đôly” [73, tr.143] Sau khi trở về từ Moskva, Anna “ôm hôn con, đến gần Alêcxêi Alêcxanđrôvich và chìa tay cho chồng” [73, tr.225] Khi biết vợ ngoại tình, để giữ gìn thể diện, Karenin vẫn đóng kịch trước mặt gia nhân, ông “bắt tay nàng” [73, tr.356] Tình yêu của Anna và Vronsky khi hạnh phúc mãn nguyện, đó là nụ hôn đầy đắm say:
“Nàng quàng tay ôm lấy chàng và hôn lên khắp mặt, lên cổ, lên tay chàng” [73, tr.785] Khi Anna nghĩ Vronsky không còn yêu nàng nữa, Anna bỗng cảm thấy trên người mình “những cái hôn của Vronsky và rùng mình” [73, tr.1126] Đối với Levin, là cái hôn dành cho người anh trai khốn khổ - Nikolai sau bao năm xa cách, là cái hôn mãnh liệt, cháy bỏng của chàng dành cho Kitty khi nàng chấp nhận lời cầu hôn lần thứ hai
Như vậy, ngoài tác dụng góp phần thể hiện rõ nét chân dung, những yếu tố như đôi mắt, khuôn mặt, cử chỉ, hành động…còn thể hiện khá rõ nét biến chuyển tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật
1.3.2.Ngôn ngữ vật thể
Bên cạnh những nét thuộc về chân dung nhân vật thì các vật thể cũng góp
phần tạo nghĩa trong Anna Karenina Ngôn ngữ vật thể (Object language/
Artifacts/ Artefacts language) được thể hiện qua quần áo, đồ trang sức, phụ kiện trang điểm và các đồ vật khác
Biểu hiện đầu tiên là trang phục, đồ trang sức, phụ kiện trang điểm Qua quần áo, đồ trang sức, trang điểm có thể đánh giá được một số phương diện như nghề nghiệp, tính cách, gu thẩm mỹ, phong cách, suy nghĩ…Ngoài vẻ đẹp tự nhiên, Anna biết cách ăn mặc để làm tôn lên vẻ đẹp của mình Anna xuất hiện trong buổi vũ hội với bộ váy dạ hội màu đen “nàng mặc áo nhung đen hở cổ rất nhiều (…) áo nàng đính toàn ren Vơnidơ Trên mớ tóc đen không chút cầu kì, gài dải hoa păngxe nhỏ, cũng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăng – ten trắng Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xõa xuống thái dương và gáy Chuỗi ngọc trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp” [73, tr.160] Nàng thường dùng trâm để cài tóc, trên đầu thường trùm bằng chiếc khăn len có quả tua Trong vũ hội, Kitty thầm khen:
“sắc đẹp của nàng chính là ở chỗ nó làm mờ nhạt, quên đi y phục đi, mặc dù y
Trang 38phục là cái khung để nàng nổi bật lên, giản dị, tự nhiên thanh lịch, đồng thời lại vui tươi, hồn nhiên” [73, tr.160] Qua đó chân dung Anna hiện lên không chỉ là phụ nữ đẹp hình thức bên ngoài mà còn thể hiện sự am hiểu cái đẹp Gam màu Anna thường mặc là đen kết hợp với trắng hoặc toàn màu trắng Khi ngồi trên sân thượng đợi Xerioja, Anna mặc áo dài trắng, viền ren rộng Lúc đến nhà hát, Anna chọn chiếc áo lụa dài màu tươi viền nhung, hở cổ rất rộng, hàng ren trắng quý phái: “Anna đã mặc chiếc áo lụa dài màu tươi viền nhung, hở cổ rất rộng, may ở Paris; hàng ren trắng quý giá ôm lấy khuôn mặt và đặc biệt làm tôn vẻ lộng lẫy ( ) Chàng bỗng trông thấy đầu Anna, kiêu hãnh tươi cười và đẹp mê hồn giữa đường ren cuốn quanh” [12, tr 573 – 577] Anna cũng rất đẹp trong trang phục kị sĩ: “Đôi vai tròn trặn, thân hình bó gọn trong xiêm áo nữ kỵ sĩ màu đen cùng dáng ngồi ngựa bình tĩnh và duyên dáng của nàng khiến Doly ngỡ ngàng Trong cả tư thế, y phục lẫn cử chỉ của Anna, mọi nét đều thanh lịch mà vẫn bình dị điềm đạm và đường hoàng đến mức không gì có thể tự nhiên hơn” Lúc ở nhà, Anna thường mặc quần áo khá giản dị: “mặc áo ngủ màu xám ( ) mặc áo dài vải gai nõn rất giản dị” [73, tr.449 - 653]
Ngoài Anna, Kitty cũng là nhân vật được L.Tolstoy chú ý khi miêu tả về trang phục Lúc Levin gặp Kitty ở sân băng, đôi chân nhỏ của cô lút trong giày cao cổ Trang phục của Kitty không kém phần lộng lẫy khi bước vào buổi vũ hội: “tấm áo dài tuyn cầu kì phủ ngoài lớp áo chẽn màu hồng (…) y như cô đã sinh ra trong tấm áo tuyn ấy, trong mớ đăng ten ấy, với kiểu tóc búi cài bông hồng giữa hai chiếc lá nhỏ (…) đôi giầy hồng cao gót và cong không bó chặt mà
ôm khít bàn chân xinh xắn một cách dễ chịu Mớ tóc giả dày dặn màu hung cũng bám chặt như tóc thật trên mái đầu duyên dáng Trên chiếc găng dài nịt sát cánh tay như đổ khuôn, ba chiếc khuy cài dễ dàng không hề làm nhăn nếp vải Dải nhung đen đeo mặt dây chuyền vàng hình trái tim, tao nhã quàng quanh cổ” [73, tr.157] Trong đám cưới, Kitty tuyệt đẹp trong bộ váy màu trắng Khi về nông thôn, Kitty chọn cách ăn mặc rất giản dị, phù hợp với cuộc sống ở đây Ngược lại với cách ăn mặc để tôn thêm vẻ đẹp của Anna, Kitty, thì cách ăn mặc quá diêm dúa của Betsy hay khác người của Lidya xinh đẹp, vợ Korxunxki: “mặc hở
Trang 39ngực quá lộ liễu” [73, tr.159] đã thể hiện sự đua đòi không hợp kiểu của “tinh hoa xã hội thượng lưu”
Bên cạnh con người, những vật thể vô tri vô giác cũng được xây dựng với nhiều ngụ ý Đó là cuốn album về con trai, những cuốn tiểu thuyết, thư từ, rèm cửa, cái quạt
Khi xa con, Anna luôn mang cuốn album để vẫn ngắm nhìn con Sau khi thu xếp ổn thỏa việc của gia đình anh trai, Anna bắt đầu thấy nhớ con cồn cào, nàng liền “đứng dậy và đi tìm cuốn an bom” [73, tr.155] Nàng cho mọi người xem ảnh và giới thiệu về đứa con thân yêu với niềm kiêu hãnh Khi không thể đến thăm con được nữa, cuốn album là kỉ niệm gợi cho Anna nỗi nhớ con khắc khoải mà bất lực: Nàng cầm quyển album đặt trên bàn tròn, trong đó có dán ảnh con trai ở các thời kì khác nhau Nàng muốn so sánh tất cả những ảnh đó, và lấy tất cả ảnh ra khỏi album Chỉ còn lại một cái, đó là cái đẹp nhất: Nó đang cưỡi lên ghế tựa, mặc áo choàng, lông mày nhíu lại và miệng tươi cười Bức ảnh đẹp nhất được đặt cạnh bức ảnh Vronsky càng khiến nàng đau khổ hơn Quyển album mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẫu tử thiêng liêng, đầy day dứt của Anna dành cho con trai
Anna có sở thích đọc tiểu thuyết Vừa ổn định chỗ ngồi trên tàu, Anna đã mang ngay “con dao dọc giấy và một cuốn tiểu thuyết Anh” [73, tr.190] Vừa đọc, nàng vừa dấy lên khát khao “được sống như thế Nữ nhân vật trong tiểu thuyết săn sóc người bệnh ư nàng nảy ra ý muốn được rón rén trong căn buồng
có bệnh nhân; một nghị sĩ đọc diễn văn ư…nàng cũng muốn đọc bài diễn văn ấy; tiểu thư Mêri cưỡi ngựa theo sau bầy chó săn, trêu ghẹo chị dâu, và sự táo bạo của cô khiến mọi người kinh ngạc ư, nàng cũng muốn chính mình làm tất cả những điều ấy ( ) Nhân vật chính của tiểu thuyết đã tới tuyệt đỉnh cái hạnh phúc kiểu Anh: nhậm chức nam tước cùng đất đai, và Anna đang muốn cùng Anna đi vòng quanh trại ấp” [73, tr.191] Anna còn thích viết sách, nàng đã từng viết sách cho trẻ em Anna còn tự ví cuộc đời mình như cuốn sách: “luồng ánh sáng
đã soi cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời” [73, tr.1146] Cũng giống Anna, Levin, Xecgay đều viết sách: “Levin còn bắt đầu viết một cuốn sách bàn về nông nghiệp ( ) và nhất là những ý định viết về một cuốn sách” [73, tr.257 - 279]
Trang 40Thư từ cũng là hình thức giao tiếp gián tiếp được dùng rất phổ biến và có
ý nghĩa nhất định trong các cảnh huống giao tiếp Oblonsky viết thư cho Anna khi gia đình đang rối bét Để báo trước mình sẽ đến, Anna hồi âm qua thư Nữ bá tước Vronsky viết thư cho con trai để “trách vì không đến thăm bà và mảnh giấy của ông anh cho biết cần gặp chàng nói chuyện” [73, tr.307] Thư từ có ý nghĩa nhất cho sự hẹn hò bí mật giữa Anna và Vronsky: “em ốm và buồn khổ lắm Em không ra ngoài được, nhưng cũng không thể đành lòng chịu vắng anh lâu hơn nữa Tối nay, anh lại nhé, Alêcxêi Alêcxanđrôvich từ bảy giờ đi họp đến mười giờ ( ) vì một nỗi giận hờn khiến nàng xé vụn tờ giấy mới bắt đầu viết” [73, tr.203 - 315] Từ sau khi cuộc cãi vả cuối cùng, Anna đã viết tới hai lá thư và một bức điện tín gửi cho Vronsky và yêu cầu gia nhân phải gửi và lấy ngay thư trả lời về: “Em có lỗi Anh về ngay, chúng ta cần phân giải với nhau Vì lòng kính Chúa, anh hãy quay về, em sợ lắm ( ) Em rất cần nói chuyện với anh Anh
về càng sớm vàng hay” [73, tr.1124 – 1125] Khi nhận được thư của Vronsky báo 10 giờ mới về, Anna cay đắng tự nhủ sự đợi chờ vô ích của mình Bức thư đẩy Anna đến tuyệt vọng, nghi ngờ và ghen tuông lên đỉnh điểm
Bức chân dung của Anna, Xerioja và Vronsky cũng có ý nghĩa tạo ra các cuộc giao tiếp “ngầm” Bức chân dung treo trong phòng Anna bấy lâu nay vẫn vậy nhưng Karenin trong tâm trạng tức tối, ông nghĩ rằng: Đôi mắt bí ẩn đăm đăm nhìn ông nhạo báng và hỗn xược, chiếc khăn ren đen được nghệ sĩ thể hiện tuyệt vời, mái tóc đen và bàn tay xinh đẹp trắng muốt với ngón thứ tư đeo nhẫn, mọi cái đều hỗn xược và thách thức ông Karenin liếc nhìn bức chân dung lần nữa, cau mày và khinh bỉ Cái nhìn thách thức đó sau này bị trả thù bởi những quyết định của Karenin Anna còn một bức chân dung nữa do họa sĩ Mikhailop
vẽ Đó là bức tranh tuyệt đẹp, có sức hút kì lạ giống như chính con người Anna
mà Vronsky đã thừa nhận: khám phá được vẻ duyên dáng tuyệt vời đó, nó là một phản ánh tâm hồn nàng Qua bức chân dung, Levin cảm nhận được vẻ đẹp mê hồn đang sống thực Nhà văn dùng biện pháp so sánh khi đặt cạnh chân dung Xerioja là bức ảnh Vronsky: Khi ngắm nhìn từng nét nhỏ nhắn dễ thương của Xerioja, Anna lại trào lên niềm thương con vô hạn Đặt cạnh tấm ảnh con trai là