Trước đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Khảo sát sự hoạt động của các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật trong bố
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO THỊ HỒNG HẠNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI:
CÂU CÓ CHỨA ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN TRONG TIẾNG NHẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 5.04.08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS NGUYỄN THỊ VIỆT THANH
HÀ NỘI – 2003
Trang 2Mục lục
Mở đầu 1
Chương 1: Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đến đối tượng nghiên cứu 6
1.1.Động từ trong tiếng Nhật 6
1.2 Phân loại động từ trong tiếng Nhật 8
1.2.1 Phân loại động từ theo nghĩa 8
1.2.2 Phân loại động từ theo đặc điểm biến đổi 11
1.2.3 Phân loại động từ theo cấu tạo 12
1.2.4 Phân loại động từ theo khả năng tạo câu 14
1.2.5 Phân loại động từ theo chức năng 14
1.3 Động từ trao - nhận trong mối liên hệ với các động từ nói chung trong tiếng Nhật 18
1.4 Sự ảnh hưởng của yếu tố văn hoá trong việc sử dụng các động từ trao - nhận 22
1.4.1 Quan niệm về cấp bậc trên - dưới 23
1.4.2 Quan niệm về sự đối lập thân - sơ 24
Chương 2: Hoạt động của các động từ trao - nhận trong câu 26
2.1 Vai trò của vị trí quan sát khi sử dụng các động từ trao - nhận 26
2.1.1 Vai trò của vị trí quan sát khi sử dụng các động từ chuyển dịch 26
2.1.2 Động từ trao - nhận và mối quan hệ giữa người nói, người trao và người nhận 29
2.2 Hoạt động của các câu có chứa động từ trao - nhận 37
2.2.1 Hoạt động của các câu có chứa động từ mang nghĩa trao 37
Trang 32.2.3 Mối quan hệ giữa dạng câu biểu thị hoạt động trao và hoạt động
nhận 72
Chương 3: Sự tương đồng và khác biệt giữa dạng câu có chứa các động từ trao - nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt 78
3.1 Dạng câu có chứa các động từ mang nghĩa trao 79
3.1.1 Dạng câu biểu thị hoạt động trao trực tiếp 81
3.1.2 Dạng câu biểu thị hoạt động trao gián tiếp 87
3.2 Dạng câu có chứa các động từ mang nghĩa nhận 99
3.2.1 Dạng câu biểu thị hoạt động nhận trực tiếp 100
3.2.2 Dạng câu biểu thị hoạt động nhận gián tiếp 104
3.3 Một số ứng dụng trong dịch thuật và giảng dạy 109
3.3.1 Ứng dụng trong dịch thuật 109
3.3.2 Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp và trung cấp 114
Kếtluận 122
Tài liệu tham khảo 124
Trang 4Mở đầu
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Mối giao lưu Việt Nhật ngày càng được mở rộng trên nhiều phương diện, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật Để mối giao lưu ấy thêm bền vững
và sâu sắc, việc tìm hiểu tiếng Nhật với tư cách là một ngoại ngữ đối với người Việt Nam là nhu cầu thiết yếu
Tiếng Nhật được coi là một ngôn ngữ giàu tính văn hóa Dạng câu có chức các động từ trao - nhận là một biểu hiện của đặc điểm này Các yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức cấu tạo cũng như cách sử dụng dạng câu này Đây là một trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Nhật Bản cũng như những người nước ngoài học tiếng Nhật quan tâm
Teramura là một trong những nhà ngữ pháp hiện đại của Nhật bản, đã dành một sự quan tâm đáng kể đến nhóm động từ mang nghĩa trao - nhận Theo ông thì các động từ biểu thị ý nghĩa trao - nhận được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm động từ biểu thị ý nghĩa trao bao gồm các động từ như:与える
[ataeru] (cho); 教える[oshieru] (dạy); 見©せる[miseru] (cho xem); 売?る[uru] (bán); 貸Ư?·[kasu] (cho vay, cho mượn); 預aける[azukeru] (giữ)
- Nhóm các động từ biểu thị ý nghĩa nhận bao gồm các động từ như:
受ける[ukeru] (nhận); 教わる[oshowaru] (học); 買ƒ?¤[kau] (mua); 借りる[kariru] (vay, mượn); 預aかる[azukaru] (gửi)
- Nhóm các động từ biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh bao gồm các động từ
như: 命じる[meiziru] (ra lệnh); 要v求する[yokyusuru] (yêu cầu);
説明する[setsumeisuru] (thuyết minh)
- Nhóm các động từやる[yaru] (cho), もらう[morau] (nhận), くれる[kureru] (cho tôi) Nhóm này bao gồm 7 động từ:やる[yaru],
Trang 5あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], くださる[kudasaru], くれる[kureru], もらう[morau] và いただく[itadaku]
Sỡ dĩ ông tách các động từ này thành nhóm riêng bởi ngoài ý nghĩa chuyển dịch, những động từ này còn là những động từ có khả năng thể hiện phương hướng của sự chuyển dịch Hơn nữa, việc sử dụng các động từ này chịu sự quy định của các mối quan hệ giữa người nói, người trao và người nhận Ông chỉ nghiên cứu tính chất và cấu trúc của nhóm động từ này chứ không đi vào nghiên cứu ý nghĩa của loại câu có sử dụng các động từ mang nghĩa trao - nhận
Ngoài ra một số tác giả khác như Miyazi (1965), Kuno (1978) lại tìm hiểu cách biểu hiện của các động từ trao - nhận Hay Okuda (1983) thì nghiên cứu các động từ trao nhận trên bình diện ý nghĩa luận
Ở Việt Nam, số lượng các công trình khoa học nghiên cứu về tiếng Nhật vẫn còn là một con số ít ỏi so với các ngoại ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc Những năm gần đây, một vài cuốn sách về ngữ pháp tiếng Nhật của các tác giả người Việt Nam đã giới thiệu khái quát về ngữ pháp căn bản trong tiếng Nhật Chẳng hạn như: Cuốn ―Ngữ pháp tiếng Nhật hiện đại‖ của tiến sĩ Trần Sơn(1993) ; Cuốn ―Ngữ pháp tiếng Nhật‖ của PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh(2000) Một số luận án tiến sĩ và thạc sĩ đã thực hiện so sánh, đối chiếu về một số lĩnh vực như: ―So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại‖ (Nguyễn Thị Bích Hà - 2000); ―Động từ phức với các biểu thức tương đương trong tiếng Việt‖ (Trần Thị Chung Toàn - 2001); ― Bước đầu khảo sát trợ từ cách trong tiếng Nhật‖ (Ngô Hương Lan -1997); ―Phạm trù kính ngữ của tiếng Nhật‖ (Nguyễn Thu Hương 1997)
Câu có chứa các động từ trao - nhận là một trong những dạng câu khó đối với người nước ngoài học tiếng Nhật Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình khoa học chính thức nào nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này Đây đó rải rác một vài bài tham luận mang tính chất giới thiệu cách sử dụng của dạng câu này mà thôi Do vậy, chúng tôi rất mong muốn với những kết quả và kinh nghiệm đã thu thập được trong quá trình học tập và công tác sẽ
Trang 6được thể hiện trong luận văn, mặc dù chưa thực sự đi sâu vào những vấn đề mang tính lý luận, nhưng sẽ giúp những người học, cũng như làm công tác giảng dạy tiếng Nhật có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về dạng câu này, đồng thời, có thể hiểu đúng và sử dụng đúng dạng câu này trong quá trình giao tiếp và giảng dạy Hơn nữa, chúng tôi cũng mong muốn rằng những kết quả của luận văn có thể đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu các phương pháp phân tích nghĩa đối với động từ tiếng Nhật
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Dạng câu có chứa các động từ trao - nhận trong tiếng Nhật và thực hiện so sánh, đối chiếu với tiếng Việt
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
+ Tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng tới việc sử dụng các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật
+ Mô tả các dạng cấu trúc câu thể hiện hoạt động trao- nhận trong tiếng Nhật
+ Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa dạng câu biểu thị hoạt động trao -nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát sự hoạt động của các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật trong bối cảnh cụ thể của các văn bản, lập thành các file dữ liệu về bối cảnh xuất hiện của các động từ nhóm này
- Tiến hành phân tích ý nghĩa của các động từ mang nghĩa trao - nhận trong các kết hợp với động từ mang nghĩa đứng trước để phân nhóm các cấu trúc của dạng câu biểu thị hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật
- Phương pháp thống kê, lấy tần số sử dụng của các động từ trao - nhận được áp dụng để góp phần khẳng định thêm cho các nhận định của luận văn trong các bước mô tả
Trang 7- Luận văn áp dụng phương pháp mô tả đồng đai để mô tả các hình thức sử dụng, các dạng cấu trúc biểu thị hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt
-Phương pháp so sánh, đối chiếu được thực hiện như sau:
Thực hiện so sánh, đối chiếu câu trao - nhận trong hai ngôn ngữ trên các phương diện:
+ Tính chất, ý nghĩa của hoạt động trao - nhận
+ Cấu trúc ngữ pháp thể hiện hoạt động trao - nhận
+ Khả năng kết hợp của các động từ mang nghĩa trao - nhận
- Luận văn áp dụng phương pháp chuyển dịch dựa vào cấu trúc nhằm thể hiện được các quan hệ ngữ pháp cũng như trật tự các yếu tố tham gia cấu tạo câu trong tiếng Nhật Tuy nhiên phương pháp dịch này dẫn đến một số cách nói không tự nhiên trong tiếng Việt Nhưng tiếng Nhật và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau về đặc điểm loại hình nên chúng tôi đã chọn cách chuyển dịch này trong một số trường hợp cần phân biệt sự giống và khác nhau
về mặt cấu trúc câu giữa hai ngôn ngữ để tiện theo dõi
TƢ LIỆU
Nguồn tư liệu của luận văn gồm:
- 20 cuốn giáo trình đang được dùng để giảng dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài ở Việt Nam và Nhật Bản
- 5 cuốn từ điển về từ, mẫu câu, cách hành văn
- Một số băn bản khác như: sách,báo, tiểu thuyết, tạp chí được viết bằng tiếng Nhật và tiếng Việt
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số tư liệu của các nhà nghiên cứu
đi trước về các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Trong luận văn chúng tôi có sử dụng thuật ngữ ―trợ từ‖( 助?詞? ), tuy nhiên khái niệm ―trợ từ‖ trong tiếng Nhật và tiếng Việt không hoàn toàn giống nhau
Trang 8Theo Nguyễn Kim Thản thì trợ từ trong tiếng Việt ―là một loại ngữ thái phục vụ cho việc tỏ rõ hơi câu (nghi vấn, mệnh lệnh, cảm thán) hoặc việc tỏ thái độ của người nói‖
―Trợ từ‖ trong tiếng Nhật không hoàn toàn trùng với khái niệm về từ loại này trong tiếng Việt mà có chức năng rộng hơn nhiều Đây là một từ loại đặc biệt, có tính đặc trưng của một ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính như tiếng Nhật ―Trợ từ‖ giữ vai trò là những phân từ đánh dấu chức năng ngữ pháp, hay biểu thị các kiểu quan hệ ngữ nghĩa của những từ mà chúng đi kèm trong câu Trong câu, trợ từ không có khả năng đứng độc lập mà luôn tồn tại bên cạnh một từ nào đó và trở thành một cái ―nhãn‖ của từ đó Sau khi được
―dán nhãn‖, mỗi từ ngoài ý nghĩa từ vựng của bản thân nó, còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa tình thái mà chúng đảm nhiệm trong câu
Khái niệm ―trợ từ‖ được sử dụng trong luận văn là khái niệm ―trợ từ‖ trong tiếng Nhật
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Câu có chứa các động từ trao-nhận trong tiếng Nhật là một hiện tượng ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu Nhật bản quan tâm và đề cập đến khá nhiều trong các sách ngữ pháp tiếng Nhật Loại câu này được xếp ngang hàng với một số dạng câu quan trọng, cần được lưu ý như: câu bị động, câu giả định Trong khi đó ở Việt Nam mới chỉ có những nghiên cứu mang tính chất giới thiệu về nhóm động từ mang nghĩa trao - nhận mà chưa có một công trình khoa học nào thực hiện việc nghiên cứu, tìm hiểu về dạng câu này cũng như
so sánh sự giống và khác nhau giữa dạng câu biểu thị hoạt động trao-nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt Trước tình hình nghiên cứu tiếng Nhật còn lẻ tẻ,chưa sâu, chưa trở thành hệ thống như các ngoại ngữ khác ở Việt Nam, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu tiếng Nhật trên lĩnh vực lý thuyết và thực hành:
- Thông qua việc tìm hiểu các câu có chứa động từ trao-nhận về mặt tính chất, ý nghĩa, cách sử dụng và mối quan hệ với các loại câu khác trong tiếng Nhật có thể rút ra đặc điểm của nhóm động trao - nhận từ nói riêng trong sự so sánh với các động từ khác trong tiếng Nhật
Trang 9- Sự giống nhau và khác nhau giữa dạng câu có chứa các động từ nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt được thực hiện so sánh trong luận văn sẽ góp phần vào việc tìm hiểu sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ có đặc điểm loại hình khác nhau
trao Việc khảo sát và tìm hiểu những yếu tố ngoài ngôn ngữ quy định việc
sử dụng các động từ trao - nhận trong câu là cơ sở để nghiên cứu bình diện ngữ dụng học trong ngôn ngữ
- Việc sắp xếp, hệ thống và liệt kê những cấu trúc và cách sử dụng của từng loại cấu trúc câu có chứa các động từ trao - nhận phần nào giúp người học và người giảng dạy tiếng Nhật sử dụng dễ dàng hơn loại câu này trong giao tiếp
Trang 10CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Động từ trong tiếng Nhật
Trong bất kỳ ngôn ngữ nào, động từ luôn đóng vai trò quan trọng trong
hệ thống từ loại Cũng như các ngôn ngữ khác, đặc trưng của động từ trong tiếng Nhật là biểu thị ý nghĩa hành động, động tác, trạng thái của một chủ thể nào đó Khác với tiếng Việt là ngôn ngữ mà động từ được nhận diện căn
cứ vào mặt ý nghĩa và khả năng kết hợp với các yếu tố khác, trong tiếng Nhật
"Cái được coi là động từ là do đặc trưng hình thái của từ quy định" [ 52, tr 52]
Động từ nguyên thể (dạng từ điển) được cấu tạo từ một bộ phận thân từ (căn tố) mang ý nghĩa từ vựng và một bộ phận cuối từ (vĩ tố) Dưới dạng văn
tự, bộ phận thân từ được viết bằng toàn bộ chữ Hán, hoặc một phần là chữ Hán, còn bộ phận cuối từ luôn được viết bằng chữ Hiragana
VD: 食べる[taberu] - ăn
買ƒ?¤ [kau] - mua 書?く [kaku] - viết
Hình thái là tiêu chí hàng đầu, rất quan trọng để xác định và phân biệt động từ với các từ loại khác Có thể xác định một từ nào đó có phải là động từ hay không, thông qua bộ phận cuối từ Bộ phận này đều là các âm tiết thuộc hàng [u]:う [u],く [ku],す[su], つ [tsu],ぬ [Nu], ぶ[bu], む? [mu],る [ru]
Trong câu, động từ không biến đổi dạng thức theo ngôi và số của chủ thể hành động, nhưng bộ phận cuối của từ sẽ biến đổi theo các ý nghĩa ngữ pháp mà chúng thể hiện trong câu Chẳng hạn như đối với động từ 買ƒ?¤[kau]
- mua:
Trang 11Sắc thái lịch sự được diễn đạt bằng cách thêm hình vị ~ます[masu] vào căn tố của động từ
VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua (dạng nguyên thể)
買ƒ?¢ます [kaimasu] - mua (dạng lịch sự)
Ý nghĩa phủ định được tạo ra do việc chắp dính hình vị ~ない [nai] vào căn tố
VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua (dạng nguyên thể)
買ƒ?íない [kawanai] - không mua (dạng phủ định)
Phạm trù dạng được tạo ra do sự kết hợp của các hình vị are/rare (dạng
bị động), hay ase/sase (dạng sai khiến) với căn tố động từ
VD: 買ƒ?íれる [kawareru] - bị mua (dạng bị động)
買ƒ?íせる [kawaseru] - bắt mua, cho phép mua (dạng sai khiến) Như vậy, khác với tiếng Việt là ngôn ngữ mà ý nghĩa ngữ pháp của động từ được biểu hiện nhờ các hư từ, ở tiếng Nhật, các ý nghĩa đó được thể hiện thông qua các hình vị ngữ pháp kết hợp với bộ phận cuối của động từ Cùng một lúc, trong một động từ có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa ngữ pháp bằng cách chắp dính các hình vị ngữ pháp lại với nhau
VD: 買ƒ?¢たい [kaitai] -muốn mua
買ƒ?íせたい [kawasetai] - muốn bắt ai đó mua
買ƒ?íせたければ [kawasetakereba] - nếu muốn bắt ai đó mua
Do hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp đều dồn vào biểu thị trong nội bộ động từ nên có sự quy định về việc phân bố vị trí của các nhóm hình vị: Bộ phận mang ý nghĩa từ vựng luôn đứng đầu tiên, tiếp sau đó là các bộ phận mang ý nghĩa ngữ pháp, cuối cùng là bộ phận biểu thị quan hệ của động từ với các động từ hay các mệnh đề khác trong câu như: Quan hệ ngang bằng, quan hệ trái ngược, quan hệ nhân quả Mỗi hình thức xuất hiện của động từ
để biểu thị một thực tế khách quan nào đó là đã được đặt trong một thể đối lập
Trang 12đa dạng, nhiều chiều với các hình thức ngữ pháp tiềm ẩn trong nhận thức của người nói và người nghe Điều quan trọng để có thể lĩnh hội được một phát ngôn là phải nắm được động từ Thái độ, mục đích, yêu cầu của người nói đều được thể hiện qua động từ Khác với một số ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Anh, hay tiếng Trung Quốc, động từ trong tiếng Nhật luôn được định vị ở cuối câu, nên nhiều trường hợp, do không hiểu đặc điểm ngôn ngữ, người học tiếng chỉ chú trọng nghe phần đầu, phần cuối câu nghe lướt qua dẫn đến việc không hiểu người nói muốn nói gì Chẳng hạn như có những sự đối lập rất tinh thế như sau:
- Đối lập về phong cách
VD: 買ƒ?¤[kau] - mua (Cách nói bình thường, dạng từ điển)
買ƒ?¢ます[kaimasu] - mua (Cách nói thể hiện thái độ lịch sự)
- Đối lập về tình thái
VD: 買ƒ?íれる[kawareru] - bị mua
(Cách nói bị động thể hiện thái độ không mong muốn của người nói)
買ƒ?Áてもらう[kattemorau] - được mua
(Cách nói hàm ơn thể hiện thái độ phấn khởi, biết ơn của người nói)
- Đối lập về cách nhận định
VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua (Cách nói thể hiện ý nghĩa khẳng định)
買ƒ?íない[kawanai] - không mua (Cách nói thể hiện ý nghĩa phủ định) 1.2. Phân loại động từ trong tiếng Nhật
Dựa vào ý nghĩa từ vựng, khả năng biến hình, khả năng kết hợp với các yếu tố khác động từ trong tiếng Nhật có thể chia làm nhiều tiểu loại khác nhau Dưới đây là một số cách phân loại động từ trong tiếng Nhật với các hướng nghiên cứu khác nhau
1.2.1 Phân loại động từ theo nghĩa
Đây là cách phân loại phổ biến nhất trong các sách giáo khoa dạy tiếng Nhật cho người Nhật Theo cách phân loại này động từ được chia làm 2 tiểu
Trang 13loại Nội động từ (tự động từ) [自動詞?] và ngoại động từ (tha động từ) [他動詞?] Suzuki Shigeyaki trong cuốn "Lý thuyết về hình thái và ngữ pháp học tiếng Nhật" đã viết: "Về ý nghĩa từ vựng có thể cho rằng ngoại động từ biểu thị các hành động hướng tới một đối tượng khác, về mặt ngữ pháp ngoại động từ kết hợp với các danh từ biểu thị đối tượng mà cách hành động này hướng tới ở dạng đối cách (okaku) Những động từ không mang đặc tính ngữ pháp này là nội động từ"
* Nội động từ:
Nội động từ là những động từ diễn tả những hành động trọn vẹn, không đòi hỏi những bổ ngữ chỉ đối tượng tác động Nội động từ được chia làm hai nhóm nhỏ:
- Nội động từ biểu thị hành động ở trạng thái tĩnh
VD: ある [aru] - có; 見©える [mieru] - nhìn thấy; 聞·こえる
[kikoeru] - nghe thấy;
- Nội động từ biểu thị hành động ở trạng thái động
VD: 行く [iku] - đi; 来?る[kuru] - đến; 泣?く[naku] - khóc;
* Ngoại động từ:
Ngoại động từ là những động từ biểu thị những hành động có chi phối tới các đối tượng khác, đòi hỏi phải có bổ ngữ trực tiếp thể hiện đối tượng của các hành động
VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua; 話b [hanasu] - nói; 食べる [taberu] - ăn;
Các bổ ngữ trực tiếp được biểu thị bằng trợ từ を?[wo]
VD: 日本語êを?教える [Nihongo wo oshieru] - Dạy tiếng Nhật
ごはんを?食べる「Gohan wo taberu] - Ăn cơm
Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất để phân biệt nội động từ
và ngoại động từ, vì cũng có một số nội động từ đi với các danh từ mang trợ
từ を?[wo]
VD: 公園?を?散歩する [Koen wo sampo suru] - Dạo chơi trong công viên
Trang 14空を?飛̣?Ô [Sora wo tobu] - Bay trên trời
Việc phân biệt nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Nhật có thể dựa trên một số tiêu chí như: hình thức, hoạt động của từ trong câu
Trong tiếng Nhật, có những nội động từ và ngoại động từ đối ứng với nhau cả về mặt nghĩa và hình thức, chúng tạo thành những nhóm đối lập có chung một gốc từ Do vậy hoàn toàn có thể căn cứ vào hình thức để nhận diện đâu là nội động từ, đâu là ngoại động từ
VD: 始まる [hajimaru] - cái gì đó bắt đầu Đối lập aru/eru
始める[hajimeru] - bắt đầu cái gì đó
残る [nokoru] - còn lại Đối lập ru/su
残す [nokosu] - để lại
Ngoài ra còn có những động từ tương ứng theo cặp nhưng không tạo
thành nhóm như: 消す [kesu] - làm tắt và 消える [kieru] - tắt đi;
乗せる [noseru] - cho lên và 乗る [noru] - lên xe
Bên cạnh đó, còn có thể phân biệt nội động từ và ngoại động từ bằng hoạt động của chúng trong câu Nội động từ cần tham tố chủ thể, còn ngoại động từ đòi hỏi tham tố đối tượng trực tiếp của hành động
VD: お金àが落?ちた [Okane ga ochita] - Tiền rơi
私?はお金àを?落?した[Watashi wa okane wo otoshita] - Tôi làm rơi
tiền
Song, không thể phân định một cách rạch ròi các tiêu chí nhận diện nội động từ và ngoại động từ, vì trong tiếng Nhật còn có những động từ không có
vế đối lập tương ứng tạo thành cặp
VD: 食べる [taberu] - ăn Không có nội động từ tương ứng
書?く[kaku] - viết
死?ぬ [shi nu] - chết Không có ngoại động từ tương ứng
歩く[aruku] - đi bộ
Trang 15Đặc biệt, còn có những động từ khi thì dùng như nội động từ khi thì dùng như ngoại động từ (còn gọi là động từ trung tính)
VD: 喜?ぶ [yorokobu] - phấn khởi
楽しむ?[tanoshimu] - vui mừng
1.2.2 Phân loại động từ theo đặc điểm biến đổi
Đây là cách phân loại dựa vào đặc điểm cấu tạo và phương thức kết hợp với các yếu tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Theo cách phân loại này, động
từ được chia làm 3 nhóm
* Động từ nhóm I
Đây là loại động từ biến hình mạnh hay còn gọi là động từ ngũ đoạn Đặc điểm chung của nhóm động từ này là khi tồn tại dưới dạng ~ます [~masu] âm tiết cuối cùng của bộ phận thân từ thuộc hàng [i]: い[[i]; き[ki]; し[shi] ; ち[chi]; に[ni]; び[bi]; み?[mi]; り[ri]
VD: 買ƒ?¤ [kau] - mua =>買ƒ?¢ます [kaimasu]
話bす [hanasu] - nói =>話bします [hanashimasu]
Khi thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, nguyên âm trong âm tiết cuối cùng của bộ phận thân từ cũng biến đổi
行く
[iku]
行かない [ikanai]
行かれる [ikareru]
行きます [ikimasu]
話bす
[hanasu]
話bさない [hanasanai]
話bされる [hanasareru]
話bします [hanashimasu]
*Động từ nhóm II
Đây là loại động từ biến hình yếu hay còn gọi là động từ nhất đoạn Đặc điểm của nhóm động từ này là khi tồn tại dưới dạng ~ます[masu], âm
Trang 16tiết cuối cùng của bộ phận thân từ thuộc hàng [e]: え[e]; け[ke]; せ[se];て[te];ね[ne];べ[be]; れ[re]
VD: 食べる [taberu] - ăn =>食べます[tabemasu]
寝る[neru] - ngủ =>寝ます[nemasu]
教える [oshieru] - dạy =>教えます [oshiemassu]
Ở dạng từ điển, tất cả các động từ nhóm này đều kết thúc bằng âm tiết [ru] Khi biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, chỉ có phần phụ tố cuối của từ biến đổi
Ngoài ra, còn một số động từ ngoại lệ có âm tiết cuối cùng thuộc hàng [i] nhưng vẫn thuộc nhóm động từ này vì có cùng đặc điểm biến đổi
VD: おきる [okiru] - ngủ dậy =>おきます [okimasu]
おちる[ochiru] - rơi =>おちます[ochimasu]
Trang 17[suru] [shi nai] [sareru] [shimasu]
1.2.3 Phân loại động từ theo cấu tạo:
Dựa vào đặc điểm cấu tạo động từ tiếng Nhật có thể chia làm các nhóm: Động từ đơn, động từ ghép, động từ phái sinh
Động từ ghép là những động từ được tạo ra bởi sự kết hợp của hai động
từ đơn Động từ đứng trước chia ở dạng liên thể, động từ đứng sau giữ nguyên dạng của nó
VD: 作?る [tsukuru] + 出す [dasu] =>作?り出す[tsukuridassu]
(chế taọ) (ra) ( chế tạo ra)
受ける[ukeru] + 入れる[ireru] =>受け入れる[ukeireru] -
(nhận) (cho vào) (tiếp nhận )
見©る [miru] + 送—?é[okuru] => 見©送—
?é[miokuru]
(nhìn ) (tiễn ) (đưa tiễn )
Sau khi được hình thành từ 2 động từ đơn, động từ ghép lại tiếp tục biến hình và hoạt động theo các phạm trù ngữ pháp giống như những động từ đơn Động từ đứng sau đảm nhận việc thể hiện các phạm trù ngữ pháp của cả khối Về mặt nghĩa, động từ đứng trước thường giữ vai trò chính, còn động từ đứng sau chỉ có tính chất phụ trợ, bổ sung nét nghĩa nào đó
* Động từ phái sinh
Đây là những động từ được cấu tạo từ danh từ Công thức cấu tạo chung của nhóm động từ này là: Danh từ chỉ hành động + する[suru] Động
Trang 18từ [suru] được sử dụng với chức năng động từ hoá danh từ Đại đa số các danh từ đều là các từ vay mượn từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là tiếng Hán Trên thực tế động từ nhóm này gồm 2 loại
- Động từ được cấu tạo từ danh từ gốc Hán
VD: 旅行する [ryokòsuru] - du lịch
見©学する [kengakusuru] - tham quan, kiến tập
利?用する [riyòsuru] - lợi dụng, tận dụng, sử dụng
Động từ được cấu tạo từ các danh từ ngoại lai gốc Ấn, Âu
ノックする [nokku sure] - khoá コピ‐する [kopì suru] - photo
1.2.4 Phân loại động từ theo khả năng tạo câu
Theo cách phân loại này, động từ được chia làm hai tiểu loại: động từ ý chí (意志動詞?)và động từ phi ý chí(無意志動詞?)
Những động từ chỉ các hành động được tạo ra bởi ý thức con người được gọi là động từ ý chí
VD: 食べる[taberu]- ăn; 飲ùむ?[nomu]- uống; 話bす[hanasu] - nói
chuyện
Những động từ chỉ những hành động không được tạo ra bởi ý thức con người như: Những động từ chỉ tác dụng vật lý, động từ trạng thái, một số động từ tâm lý được gọi là động từ phi ý chí
VD: ある[aru] -có; あきる[akiru] - chán; 降る[furu] (mưa) rơi
Sự phân loại động từ thành hai tiểu loại này là cách phân loại khá phổ biến trong các sách ngữ pháp tiếng Nhật Sự khác biệt giữa động từ ý chí và động từ phi ý chí là khá rõ nét và dễ nhận thấy khi các động từ tham gia vào hoạt động lời nói Có những trường hợp chỉ có thể sử dụng động từ ý chí mà không thể sử dụng động từ phi ý chí Cũng có những trường hợp sử dụng
Trang 19đem lại những nét nghĩa khác nhau Chẳng hạn như: chỉ có những động từ ý chí mới có thể tham gia cấu tạo cách nói mong muốn ~たい[~tai], hoặc thể khả năng Một số động từ phi ý chí khi biến đổi theo các dạng thức: mệnh lệnh, cấm đoán, nhờ vả, rủ rê thì không biểu thị các nét nghĩa này mà chuyển sang nghĩa khác
VD: (xem bảng 1)
1.2.5 Phân loại động từ theo chức năng
Dựa trên sự hoạt động trong câu và khả năng kết hợp với các động từ
khác, có thể chia động từ thành hai loại: động từ thực (本動詞?)và động
Có ăn không? (nghĩa mời, rủ rê) Có tiền không? (nghĩa nghi vấn)
Trang 20khác Nếu hoạt động riêng lẻ trong câu, những động từ này vẫn hoàn toàn mang đủ tư cách của một động từ thực
VD 1: つくえの?上?にねこがいる。
[Tsukue no ue ni neko ga iru] - Trên bàn có con mèo
Ở ví dụ này động từ いる[iru] mang tư cách của một động từ thực biểu thị nét nghĩa tồn tại"có"
VD 2: ご飯Ñを?食べている。
[Gohan wo tabeteiru] - Đang ăn cơm
Trong VD 2, động từ いる[iru] cùng với động từ đứng trước tạo thành ý nghĩa về thời hiện tại tiếp diễn
Các động từ bổ trợ luôn đứng sau các động từ thực ở dạng ~て[ ~te] tạo thành các nhóm biểu thị các ý nghĩa khác nhau Chẳng hạn như:
- Nhóm ~てある[ ~ tearu]: Biểu thị ý nghĩa về sự tồn tại của một hiện tượng nào đó vốn là kết quả của một hành động nào đó đã được thực hiện từ trước
VD: 窓?が開けてある。
[Mado ga aketearu] - Cửa sổ đã được mở
- Nhóm ~ている[ ~ teiru]: Khi động từ chính là nội động từ thì nhóm này biểu thị một hành động hay một trạng thái đang xảy ra hoặc là kết quả của một hành động được thực hiện từ trước
VD: 電d話bがついている。
[Denwa ga tsuiteiru] - Có đặt điện thoại
Khi động từ chính là ngoại động từ thì thể hiện ý nghĩa tiếp diễn VD: 日本語êを?話bしている。
[ Nihongo wo hanashiteiru] - Đang nói tiếng Nhật
- Nhóm ~てみ?る[ ~ temiru]: Biểu thị một hành động được tiến hành trước chuẩn bị cho một hành động khác sẽ được tiến hành
Trang 21VD: 車に乗る前に薬̣?đˆんでおく。
[ Kuruma ni noru mae ni kusuri o nondeoku]
Trước khi lên xe thì uống thuốc phòng
-Nhóm ~てくる[~tekuru] : Khi các động từ đứng trước là những động từ thuộc nhóm vận động thì ngoài nét nghĩa về hướng vận động còn biểu thị mối quan hệ giữa điểm đích của vận động với điểm tồn tại của người phát ngôn mà cụ thể là biểu thị hoạt động hướng tới điểm gốc
VD: 彼?はの?ぼってきました。
[ Kare wa nobottekimashita] Anh ấy leo về phía tôi
Khi động từ đứng trước không thuộc nhóm vận động thì biểu thị sự nối tiếp của hai hành động, hành động thứ hai là sự vận động về đích sau khi thực
hiện xong hành động thứ nhất
VD: たばこを?買ƒ?Áてきた。
[ Tabako wo kattekita] - Mua thuốc lá về
- Nhóm ~ていく[ ~ teiku] :Khi động từ đứng trước thuộc nhóm vận động thì biểu thị sự hoạt động tới điểm khác gốc
VD: 彼?はの?ぼっていきます。
[ Kare wa nobotte ikimasu] - Anh ấy leo đi nơi khác
Khi động từ đứng trước không thuộc nhóm vận động thì biểu thị sự nối tiếp của hai hành động, sau khi thực hiện xong hành động thứ nhất, chủ thể hành động sẽ vận động tới điểm khác gốc
VD: 私?は銀â行によって行きます。
[ Watashi wa ginkò ni yotte ikimasu]
Tôi rẽ qua ngân hàng, rồi sẽ đi đến chỗ anh
- Nhóm ~てしまう[~teshimau]: Kết cấu này được sử dụng với hai nét nghĩa:
Biểu thị một hành động hay một sự việc xảy ra ngoài ý muốn cùng với
sự luyến tiếc, hay cảm giác có lỗi của chủ thể phát ngôn
Trang 22VD: 友達Bにごちそうしようと思ったの?ですが、お金à を? 忘れてしまっ
た。
Okanewowasureteshimatta]
Tôi định chiêu đãi bạn nhưng lại quên mất tiền
Biểu thị một hành động được thực hiện trọn vẹn, hoàn toàn
VD: この?小説を?昨?日読Çんでしまった。
[ Kono shò setsu wo kinò yonde shimatta]
Hôm qua, tôi đã đọc xong cuốn tiểu thuyết này
-Nhóm ~てあげる[~teageru], ~てもらう[~temorau], ~てくれる[
~tekureru] :Biểu thị ý nghĩa hàm ơn
VD1: 田中?さんはコアさんに漢字の?読Çみ?方を?教えてあげました。
[ Tanaka san wa Koa san ni Kanji no yomikata wo oshieteagemashita]
Anh Tanaka dạy cách đọc chữ Hán cho anh Khoa
VD2: いつかとうさんの?家へ招待?してもらいましたか。
[ Itsu Katò san no ie e shòtai shite morai mashitaka]
Anh được mời đến nhà anh Kato chơi khi nào thế?
1.3. Động từ trao - nhận trong mối liên hệ với các động từ nói chung trong tiếng Nhật
Trong các loại động từ, tồn tại một nhóm động từ biểu thị ý nghĩa trao - nhận vật chất, các động từ này được gọi chung là động từ trao - nhận ( 授受動詞?)
Ở Nhật Bản, hoạt động của nhóm động từ trao-nhận đã thu hút sự chú
ý của nhiều nhà nghiên cứu Về cơ bản có thể chia các nghiên cứu về động từ trao - nhận trong tiếng Nhật từ trước tới nay thành 3 hướng chính:
-Nghiên cứu về mặt biểu hiện của câu trao - nhận: Những vấn đề được đưa ra xem xét khi nghiên cứu động từ trao - nhận theo hướng này là: cách sử
Trang 23dụng động từ bổ trợ, vị trí quan sát, giới hạn ngôi thứ, và kính ngữ trong mối quan hệ với động từ trao - nhận
- Nghiên cứu về mặt cấu tạo của động từ trao - nhận :Những nghiên cứu mang tính chất lý luận cấu tạo câu không chỉ dừng ở lại việc sử dụng động từ trao - nhận mà còn đưa ra các vấn đề về cách, đề cập nhiều đến các lĩnh vực như: các biểu đạt có thể thay thế giữa trợ từ から[kara] và trợ từ に[ni], đặc điểm cấu tạo trong các động từ trao - nhận
- Nghiên cứu về mặt ý nghĩa của động từ trao - nhận:Trong tiếng Nhật, đây là những động từ mang hai chức năng: Chức năng biểu thị nghĩa từ vựng
và chức năng biểu thị nghĩa tình thái Nghĩa tình thái mà những động từ mang nghĩa trao nhận đem đến cho phát ngôn là nghĩa hàm ơn trong mối quan hệ
ba chiều giữa người trao với người nhận và giữa người nhận với người trao và người nói
Trong tiếng Nhật hiện đại người ta thường kể ra 7 động từ được coi là động từ trao-nhận: くれる [kureru], くださる[kudasaru], やる[yaru], あげる [ageru] さしあげる [sashi ageru], もらう [morau] và いただく [itadaku] Nhưng theo Oe (1975), Okuda (1979-1983), Teramura (1982) đã
mở rộng khái niệm hoạt động trao- nhận , bao gồm cả các động từ: 貸Ư?·[kasu] (cho vay, chomượn), 借りる[kariru] (vay, mượn), 渡す[watasu]
(đưa), 受け取る[uketoru] (nhận) Tuy nhiên, theo chúng tôi đây là những
động từ thể hiện ý nghĩa trao nhận trên phương diện thuần tuý khách quan khác hẳn với 7 động từ nêu ở trên
- Xét về nghĩa từ vựng: có phần giống nhau giữa hai nhóm động từ này
Cả hai nhóm động từ đều diễn tả sự chuyển dời của vật từ đối tượng A sang đối tượng B
VD 1: ラ?ン?さんはナム?さんに本を?渡しました。
[Ran san wa Namusan ni hon wo watashimashita]
Lan đưa cho Nam quyển sách
Trang 24VD 2: ラ?ン?さんはナム?さんに本を?あげました。
[Ran san wa Namusan ni hon wo agemashita]
Lan cho Nam quyển sách
- Xét về nghĩa sắc thái: Nghĩa sắc thái mà hai nhóm động từ này bộc lộ
hoàn toàn khác nhau VD 1 và VD 2 đều miêu tả một sự tình: "Quyển
sáchđược chuyển từ Lan sang Nam" Nhưng VD 1 chỉ là sự miêu tả động tác
"đưa sách" từ Lan sang Nam, ngoài ra không thể hiện một ý tưởng nào khác
Ngược lại, ngoài việc miêu tả sự tình "quyển sách được chuyển từ Lan sang
Nam", trong VD 2 còn thể hiện được thái độ, tình cảm của Lan (người trao):
Lan đưa quyển sách cho Nam với ý nghĩa tặng Nam cuốn sách đó
Như vậy, nghĩa từ vựng giữa hai nhóm động từ này có phần giống nhau, nhưng nghĩa sắc thái thì hoàn toàn khác nhau Chỉ có nhóm 7 động từ
đã nêu ở trên mới có khả năng thể hiện được thái độ, tình cảm của người trao, người nhận và người nói, bởi đây là những động từ tính thái
- Xét về khả năng hoạt động làm động từ bổ trợ: Nhóm 7 động từ (chúng tôi tạm gọi là nhóm 1) khi hoạt động với tư cách là động từ bổ trợ thì đem lại nghĩa hàm ơn cho phát ngôn Còn những động từ ở nhóm 2 (chúng tôi tạm gọi nhóm này là nhóm động từ có nghĩa từ vựng tương tự nhóm 1) thì khả năng hoạt động làm động từ bổ trợ rất hạn chế Thông thường, những động từ này hầu như không xuất hiện với vai trò của động từ bổ trợ
Tóm lại, có sự khác nhau rất lớn giữa các động từ nhóm 1 và các động
từ nhóm 2 Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ đi vào khảo sát những động từ nhóm 1, đó là 7 động từ: くれる[kureru], くださる[kudasaru],
あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], やる[yaru] với nghĩa "trao", もらう[morau] và いただく[itadaku] với nghĩa "nhận"
Về mặt ngữ nghĩa, cũng như khả năng hoạt động, đây là những động từ
hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn là những động từ thực với ý nghĩa từ vựng là: cho,
tặng, biếu, nhận
Trang 25VD 1: 中?国?では、子供?の?誕a生日に何を?あげますか。
[Chỳugoku dewa, kodomo no tan jòbi ni nani wo agemasuka]
Ở Trung Quốc, người ta tặng trẻ con cái gì vào ngày sinh nhật ?
VD 2: 花Ô子は花Ôに水?を?やった。
[Hanako wa hana ni mizu wo yatta]
Hanako cho hoa nước (Hanako tưới nước cho hoa)
VD 3: 父?は私?に時計vを?くれました。
[Chichi wa watashi ni tokeiwo kuremashita]
Bố cho tôi chiếc đồng hồ
VD 4: 先生は私?に本を?くださいました。
[Sensei wa wa watashi ni hon wo kudasaimashita]
Thầy giáo tặng tôi cuốn sách
VD 5: 私?は先生にネクタイを?さしあげました。
[Watashi wa sensei ni nekutai wo sashiagemashita]
Tôi biếu thầy giáo chiếc caravat
VD 6: あなたはいつ給?料を?もらいますか。
[Anata wa itsu kỳuryò wo moraimasuka]
Khi nào anh được nhận lương ?
VD 7: 私?は高?校の?時の?先生に辞書?を?いただきました。
[Watashi wa kokò no toki no sensei ni jisho wo itadakimashita]
Tôi đượcthầy giáo thời phổ thông tặng cuốn từ điển
Trang 26VD:
山本君は毎?週の?木曜日、わざわざ私?に会いに東?京から名古?屋に 来?てくれます。
[Yamamoto kun wa maishùno mokuyòbi, waza waza watashi ni ai ni
Tò
kyò kara Nagoya ni kite kuremasu]
Anh Yamamoto thứ năm hàng tuần đều từ Tokyo đến tận Nagoya để gặp tôi
Nét nghĩa gốc "cho tôi" của động từ くれる[kureru] trong ví dụ trên đã
bị hư hoá khi động từ này kết hợp với động từ くる[kuru] Nét nghĩa mà động
từ này tạo ra cho câu trên là nghĩa hàm ơn, thể hiện thái độ, phấn khởi, vui
mừng, biết ơn của người nói đối với sự việc: "Anh Yamamoto từ Tokyo đến
VD: Có thể nói
私?はラ?ン?さんになぐさめてもらいました。(+)
[Watashi wa Ran san ni nagusamete moraimashita]
Tôi được chị Lan an ủi
Không thể nói:
私?はラ?ン?さんにあきてもらいました。(-)
[Watashi wa Ran san ni akite moraimashita]
Tôi được chị Lan chán
Trang 27Tuy nhiên, ngoại lệ cũng có một số ít động từ phi ý chí có thể kết hợp với động từ くれる[kureru] để chỉ nguyện vọng, mong muốn
VD: 花Ôよ咲いてくれ。
[Hana yo saitekure] - Mong sao hoa nở
Mặc dù ý nghĩa chung do các động từ bổ trợ này đem đến là nghĩa hàm
ơn, song khi kết hợp với các nhóm động từ khác nhau nó tạo ra các sắc thái ý nghĩa khác nhau: Có những nét nghĩa hiển ngôn, không cần căn cứ vào một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể nào người ta cũng có thể hiểu được, có những nét nghĩa hàm ẩn đòi hỏi phải có sự tham gia của ngữ cảnh, của yếu tố văn hoá thì mới có thể tường tỏ được Sự hoạt động của các động từ bổ trợ này với sự chi phối của các động từ đứng trước và các nét nghĩa mà nó đem lại sẽ được luận văn khảo sát cụ thể trong chương sau
1.4. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN
"Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền đạt ý nghĩ từ người này qua người khác, mà còn là nơi chứa đựng nội dung của các quan niệm cũng như mọi tri thức trong từng cá nhân" (26,tr 14) Quan ngôn ngữ, qua các tác phẩm văn học và nghệ thuật, chúng ta có thể cảm nhận được cuộc sống tâm lý của con người Chính vì vậy khi muốn người quan sát hiểu từ ngữ của một phát ngôn, hoặc chú giải một văn bản nào đó thì không chỉ dùng phương pháp dịch văn bản đó sang ngôn ngữ cuả người quan sát với ý nghĩa từ vựng đơn thuần
mà cần phải chú trọng đến những quan niệm về lối sống của người quan sát
Người ta thường nói tiếng Nhật là một ngôn ngữ giàu tính văn hoá Những yếu tố văn hoá đi vào trong ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đất nước, con người xứ sở Mặt trời mọc Khi nghiên cứu những động từ thể hiện hoạt động trao - nhận trong tiếng Nhật, chúng tôi nhận thấy vai trò chi phối hết sức quan trọng của quan niệm về cách ứng xử giữa con người với con người của người Nhật, đặc biệt là quan niệm về cấp bậc trên-dưới, và quan niệm về sự đối lập thân - sơ (bên trong và bên ngoài) Có hiểu được quan
Trang 28niệm về các quan hệ này, chúng ta mới hiểu được tại sao cùng một nghĩa
"trao" hoặc "nhận" mà trong trường hợp này người Nhật dùng động từ này, trong trường hợp khác sử dụng động từ kia
1.4.1 Quan niệm về cấp bậc trên- dưới (上?下関係)
Đối với người Nhật, quan hệ tầng bậc là một trong những quan hệ rất quan trọng, trong đó các quan hệ được chia làm ba bậc chính: bậc trên - bậc dưới - và cùng bậc Căn cứ vào việc đối tượng giao tiếp thuộc bậc trên hay bậc dưới so với người nói về mặt tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp mà người nói lựa chọn một cách giao tiếp thích hợp Sự phân biệt về mặt cấp bậc này có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt hoạt động trong đời sống xã hội Nhật Bản Chẳng hạn như: trật tự cấp bậc được thể hiện ở vị trí ngồi của mỗi thành viên trong một bữa tiệc hay trong bữa ăn gia đình, hay cách bố trí các phong trong một ngôi nhà Trong ngôn ngữ, quan hệ cấp bậc tạo ra những dạng thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ lịch sự, ngôn ngữ trung hoà hay ngôn ngữ suồng sã Căn cứ vào các cấp bậc khác nhau giữa người nói và đối tượng giao tiếp mà các động từ mang nghĩa trao - nhận cũng được lựa chọn khác nhau Các động từ: さしあげる[sashiageru], くださる[kudasaru], いただく[itadaku] được sử dụng đối với người bậc trên, động từ やる[yaru] được sử dụng với người bậc dưới Những động từ có tính chất trung hoà là: あげる[ageru], もらう[morau], くれる[kureru] thường được sử dụng trong quan hệ ngang bằng
1.4.2 Quan niệm về sự đối lập thân - sơ(親疎関係)
Đối lập thân - sơ hay còn gọi là đối lập trong - ngoài có cội nguồn từ
quan niệm truyền thống いえ"ie" (hộ gia đình) trong xã hội Nhật Bản Chủ
nghĩa gia đình ở Nhật không chỉ đơn thuần là mối quan hệ huyết thống mà mang một hệ thống giá trị đặc biệt khác hẳn so với các xã hội khác Mối quan
hệ này luôn được đặt trong sự đối lập Chẳng hạn như sự đối lập giữa người thuộc gia đình mình với người ngoài Trong tiềm thức của mình người Nhật
Trang 29luôn có sự đối lập giữa "người nhà mình" với "người ngoài", giữa "chúng ta"
và "họ", giữa "nhóm của chúng ta" và "nhóm của họ" Ý thức về nhóm luôn chi phối quá trình giao tiếp Nếu người đối thoại cùng nhóm thì sử dụng thức ngôn ngữ trung hoà Còn khi người đối thoại khác nhóm, nhất thiết phải sử dụng kính ngữ để biểu thị sự khiêm tốn của bản thân và sự kính trọng đối với đối tượng giao tiếp Quy tắc này được áp dụng đối với người nước ngoài, người thuộc vùng khác, công ty khác
Đối lập thân - sơ với sự phân biệt đối tượng giao tiếp cùng nhóm xã hội, cùng cộng đồng hay các nhóm, các cộng đồng khác tạo ra sự khác biệt khi lựa chọn động từ trao nhận đối với người trong gia đình và người ngoài xã hội, người cùng công ty, trường học và người khác công ty, trường học Khi có mối quan hệ gần gũi, người nói có thể sử dụng các động từ như: あげる[ageru], やる[yaru], くれる[kureru] và もらう[morau] Ngược lại, khi có mối quan hệ xa lạ, người nói có thể sử dụng các động từ: さしあげる[sashiageru], くださる[kudasaru] và いただく[itadaku]
TIỂU KẾT
-Có thể nói, động từ trong tiếng Nhật giữ một vị trí rất quan trọng trong câu Hầu hết các ý nghĩa ngữ pháp đều được biểu thị trong nội bộ động từ Ý nghĩa tình thái của câu cũng phần lớn được biểu thị thông qua động từ Có nhiều cách phân loại động từ khác nhau dựa trên những xu hướng khác nhau Song có 5 cách phân loại thường thấy trong các sách giáo khoa tiếng Nhật và sách dạy tiếng Nhật, đó là:
+ Phân loại động từ theo nghĩa
+Phân loại động từ theo đặc điểm biến đổi
+Phân loại động từ theo cấu tạo
+Phân loại động từ theo chức năng
+Phân loại động từ theo khả năng tạo câu
Trang 30- Các động từ mang nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật là những động
từ có 2 chức năng:
+Chức năng biểu thị nghĩa từ vựng
+Chức năng biểu thị nghĩa tình thái
Nếu phân loại động từ theo chức năng thì có thể xếp nhóm động từ này vào tiểu loại "động từ bổ trợ"(補â助?動詞?) Khi đóng vai trò làm động từ
bổ trợ trong câu các động từ thuộc nhóm này đem lại sắc thái hàm ơn Do vậy
có thể gọi dạng câu có chứa các động từ mang nghĩa trao - nhận là "câu hàm ơn"
- Việc sử dụng các động từ mang ý nghĩa trao - nhận trong tiếng Nhật chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố văn hoá, xã hội Trong đó, hai quan niệm có tính chất chi phối quan trọng nhất là: quan niệm về cấp bậc trên - dưới (dựa vào mối quan hệ về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội) và quan niệm thân - sơ (dựa vào mối quan hệ bên trong và bên ngoài, giữa người trong nhà và người ngoài xã hội, người thuộc nhóm của mình và người thuộc nhóm khác)
Trang 31CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÂU CÓ CHỨA
ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN
2.1 VAI TRÕ CỦA VỊ TRÍ QUAN SÁT KHI SỬ DỤNG CÁC ĐỘNG TỪ TRAO - NHẬN
2.1.1 Vai trò của vị trí quan sát khi sử dụng các động từ chuyển dịch
Trong tiếng Nhật, có những động từ mặc dù hình thức thể hiện khác nhau, nhưng lại biểu thị cùng một sự việc, cùng một nội dung thông tin Đây
là kết quả của sự khác nhau về vị trí quan sát của người nói trước một sự việc, một sự tình nào đó Trong quá trình sử dụng, những động từ này được chia làm hai loại động từ đối cực và tạo thành cặp Những động từ này tạo nên những phát ngôn có sự khác nhau về vai trò cú pháp giữa các từ tham gia cấu tạo câu nhưng lại chứa đựng một nội dung thông tin giống nhau
Trong tiếng nhật, có một số ngoại động từ biểu thị sự chuyển dịch của đối tượng hành động tạo thành cặp như: 貸Ư?·[kasu] (cho vay) và 借りる[kariru] (vay); 預aける[azukeru] (gửi) và 預aける[azukaru] (giữ); 買ƒ?¤[kau] (mua) và 売?る[uru](bán); 教える[oshieru] (dạy) và 教わる[osowaru] (học) Chúng tôi tạm gọi tắt những ngoại động từ biểu thị
sự chuyển dịch của đối tượng hành động này là những "động từ chuyển dịch"
Hãy xem các ví dụ sau:
VD 1: a 太郎Yは花Ô子に本を?貸Ư?µた。
[Taro wa Hanako ni hon wo kasita]
Taro cho Hanako mượn sách
b 花Ô子は太郎Yに/から本を?借りた。
[Hanako wa taro ni/kara hon wo karita]
Hanako mượn sách của Taro
Trang 32Ở 2 ví dụ trên, mối quan hệ giữa cuốn sách với Taro và Hanako là giống nhau Mối quan hệ đó được minh hoạ như sau:
Bảng 2
Theo như bảng 2 thì việc sử dụng động từ 貸Ư?·[kasu] (cho mượn) hay động từ 借りる[kariru] (mượn) đều diễn tả sự chuyển dịch cuốn sách từ Taro đến Hanako Tuy nhiên, nếu người nói nhìn sự việc này từ phía Taro thì phải
sử dụng động từ 貸Ư?·[kasu], ngược lại nếu nhìn từ vị trí của Hanako thì phải dùng động từ 借りる[kariru] Do vị trí quan sát khác nhau nên cấu tạo của câu cũng khác nhau Sự khác nhau này được thể hiện như sau:
Trang 33sự chuyển dịch này nên dùng với trợ từ に[ni] “Cuốn sách” là từ chỉ đối
tượng chuyển dịch nên sử dụng trợ từ を?[wo]
Ngược lại, nếu sử dụng động từ 借りる[kariru] thì có sự hoán vị giữa chủ ngữ của hành động 貸Ư?·[kasu] với từ chỉ tân ngữ gián tiếp Tức là: [Hanako] trở thành chủ ngữ, còn chủ thể của hành động 貸Ư?·[kasu] sẽ được biểu thị qua trợ từ に[ni] hoặc から[kara] để thay đổi vai trò của mình Mặc
dù có sự hoán vị về chức năng cú pháp như trên nhưng [Taro] vẫn là khởi điểm của sự chuyển dịch [Hanako] trở thành chủ ngữ, đồng thời là chủ thể
của hành động 借りる[kariru] nhưng vẫn là đích của sự chuyển dịch "cuốn
sách" Vai trò của "cuốn sách" với tư cách là đối tượng trực tiếp của hành
động không thay đổi ở cả 2 câu
Cũng có thể phân tích theo những cách tương tự đối với những cặp câu
có chứa những cặp động từ như: 買ƒ?¤[kau] (mua) và 売?る[uru]
(bán)教える[oshieru] (dạy) và 教わる[osowaru] (học), 預aける[azukerru] (gửi) và 預aかる[azukaru] (giữ)
VD 2: 田中?さんは山田さんに車を?売?った。
[Tanaka san wa Yamada san ni kurama wo utta]
Anh Tanak bán ô tô cho anh Yamada
山田さんは田中?さんから車を?買ƒ?Áた。
[Yamada san wa Tanaka san kara kuruma wo katta]
Anh Yamada mua ô tô của anh Tanaka
VD 3: 田中?さんは銀â行にお金àを?預aけた。
[Tanaka san wa ginkò ni okane wo azuketa]
Anh Tanaka gửi tiền vào ngân hàng
銀â行は田中?さんに/からお金àを?預aかった。
[Ginkò wa Tanaka san ni/kara okane wo azukatta]
Ngân hàng giữ tiền của anh Tanaka
Trang 34VD 4: 和田先生は学生に日本語êを?教える。
[Wada sensei wa gakusei ni Nihongo wo oshieru]
Thầy Wada dạy tiếng Nhật cho sinh viên
学生は和田先生に/から日本語êを?教わります。
[Gaku sei wa Wada sensei ni/kara nihongo wo osowarimasu]
Sinh viên học tiếng Nhật thầy Wada
Trong số những động từ chuyển dịch tạo thành từng cặp đối ứng như đã phân tích ở trên, cũng có những cặp động từ mang nghĩa trao - nhận Những cặp động từ này được gọi là động từ trao nhận (giving and receiving verbs)
VD 5: A大学は田中?氏に名誉_博士の?学位を?与えた。
[A daigaku wa Tanakashi ni meiyo hakase no gakui wo ataeta]
Trường đại học A tặng ông Tanaka học vị tiến sĩ danh dự
田中?氏は A大学から名誉_博士の?学位を?受けた。
[Tanakashi wa A daigaku kara meiyo hakase no gakui wo uketa]
Ông Tanaka nhận từ trường đại học A học vị tiến sĩ danh dự
Căn cứ vào mối quan hệ giữa người nói, người trao và người nhận các cặp đối ứng trao - nhận cũng có thể được phân tích như những cặp động từ chuyển dịch ở trên
2.1.2 Động từ trao - nhận và mối quan hệ giữa người nói, người trao và người nhận
Trong tiếng Nhật có những cặp động từ biểu thị ý nghĩa trao - nhận như:
与える[ataeru] - 受ける[ukeru] Thế nhưng cặp động từ này được dùng trong văn viết nên ít gặp trong giao tiếp thông thường Trong ngôn ngữ nói thường bắt gặp cặp động từ: やる[yaru] - もらう[morau]
VD 1: a.太郎Yは花Ô子にチョ?コレ?‐トを?やった。
[Taro wa Hanako ni chokorèto wo yatta]
Taro cho Hanako sôkôla
Trang 35b 花Ô子は太郎Yに/からチョ?コレ?‐トを?もらった。
[Hanako wa Taro ni/ kara chokorèto wo moratta]
Hanako nhận được sôkôla từ Taro
Có lẽ ở hầu hết các ngôn ngữ đều có cặp từ mang nghĩa tương tự như cặp động từ やる[yaru] - もらう[morau] nói trên Thế nhưng trong tiếng Nhật, không chỉ tồn tại một cặp động từ này với nghĩa trao nhận mà tồn tại đồng thời 7 động từ biểu thị ý nghĩa này với các sắc thái khác nhau Đó là 7 động từ
mà chúng tôi đã nêu ở phần trước: くださる [kudasaru], くれる[kureru], さしあげる [sashiageru], あげる [ageru], やる [yaru], いただく「itadaku], もらう[morau] Việc lựa chọn sử dụng động từ nào phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa người nói (話bし手) với người trao ( 与え手) và người nhận (受け手)
Sự khác biệt trong việc sử dụng 7 động từ này có thể minh hoạ như sau: (xem bảng 4)
*Động từ いただく [itadaku] và くださる [kudasaru]
VD 1: a.先生は私?に本を?くださった。
[Sensei wa watashi ni hon wo kuda satta]
Thầy giáo tặng tôi cuốn sách
b 私?は先生に/から本を?いただいた。
[Watashi wa sensei ni/kara hon wo itadaita]
Tôi nhận được cuốn sách từ thầy giáo
Theo như bảng 4 thì ở ví dụ này 先生[sensei] (thầy giáo) là người thực hiện hoạt động trao, đồng thời là người bậc trên và thuộc vùng よそもの?[yosomono]( những người không có mối quan hệ gần gũi với người nói ) Người nói chính là người nhận, là người bậc dưới và đương nhiên thuộc vùng 身内[miuchi] ( là bản thân người nói hoặc những người có quan
hệ gần gũi với người nói ) Đối với những trường hợp như thế này, khi người
Trang 36thực hiện hành động trao làm chủ ngữ của câu thì sử dụng động từ くださる[kudasaru].Ngược lại khi người nhận được chọn làm chủ ngữ thì sử dụng động từ いただく[kudasaru]
与え手 (Người trao)
受け手 (Người nhận)
与え手 (Người trao)
受け手 (Người nhận)
目上?
(người trên)
いただく [itadaku]
くださる [kudasaru]
さしあげる [sashiageru]
目下
(người dưới)
あげる [ageru]
くれる[kureru]
もらう [morau]
Trang 37Động từ くださる[kudasaru] mang nghĩa tương đương với động từ 与える[ataeru], nhưng khi sử dụng động từ này, người nói sẽ thể hiện được
sự tôn kính đối với người trao là 先生[sensei] Cách nói này được gọi là dạng tôn kính 尊敬[sonkei] Trái lại, động từ いただく[itadaku] được sử dụng khi chủ ngữ là người nói (tức là 私?) nhằm hạ thấp mình và đề cao đối tượng thực hiện hoạt động trao 先生[sensei] Cách nói này được gọi là dạng khiêm nhường( 謙ª譲 ) Có thể quan sát thêm hoạt động của cặp động từ này qua một số ví dụ khác:
VD 2: a.先生は (私?の?)弟にペン?を?くださった。
[Sensei wa (watashino) otòto ni pen wo kudasatta]
Thầy giáo cho em trai tôi cái bút
b (私?の?)弟は先生に/からペン?を?いただいた。
[(Watashino) otò to wa sensei ni/kara pen wo itadaita]
Em trai tôi nhận được chiếc bút từ thầy giáo
VD 3: a.社?長·は田中?君に時計vを?くださった。
[Shachò wa Tanaka kun ni tokei wo kudasatta]
Ông giám đốc cho cậu Tanaka chiếc đồng hồ
b 田中?君が社?長·に/から時計vを?いただいた。
[Tanaka kun wa shachò ni/kara tokei wo itadaita]
Cậu Tanaka nhận được chiếc đồng hồ từ ông giám đốc
Trong VD 3 cả ông giám đốc và Tanaka đều là ngôi thứ 3 Thế nhưng người nói trong trường hợp này có quan hệ gần gũi hơn với nhân vật Tanaka, hay nói cách khác là người nói đứng về phía người nhận (Tanaka) Do vậy, ông giám đốc vẫn là người thuộc vùng よそもの?[yosomono] nên khi 社?長·[shachò] làm chủ ngữ thì vẫn dùng động từ くださる[kudasaru] và khi [Tanakakun] làm chủ ngữ thì vẫn dùng động từ いただく[itadaku]
* Động từ くれる [kureru] và もらう [morau]
Trang 38VD 1: a 太郎Yはぼくに本を?くれた。
[Taro wa boku ni hon wo kureta]
Taro cho tôi cuốn sách
b 僕は太郎Yに/から本を?もらった。
[Boku wa Taro ni/kara hon wo moratta]
Tôi nhận được cuốn sách từ Taro
Động từ くれる[kureru] được sử dụng trong trường hợp người trao (Taro) là chủ ngữ và là người bề dưới hoặc có cùng cấp bậc với người nói, đồng thời thuộc vùng よそもの?[yosomono], còn người nhận (僕)[boku] là người trên hoặc cùng cấp bậc, và thuộc vùng 身内[miuchi] Ở VD 1 僕[boku] (tôi) có quan hệ bạn bè với [Taro], hoặc cũng có thể là quan hệ trên dưới, chẳng hạn là giáo viên của [Taro] Nếu như sử dụng động từ くださる[kudasaru] là cách nói tôn kính, thì động từ くれる[kureru] sẽ mang lại sắc thái trung hoà cho câu nói
Ngược lại, động từ もらう[morau] được sử dụng khi người nhận (僕)[boku] đóng vai trò chủ ngữ Chúng ta hãy xem một số ví dụ khác:
VD 2: a 友達Bは僕にチョ?コレ?‐トを?くれた。
[Tomodachi wa boku ni chokorèto wo kureta]
Bạn tôi cho tôi sôkôla
b 僕は友達Bに/からチョ?コレ?‐トを?もらった。
[Boku wa tomodachi ni/kara chokorèto wo moratta]
Tôi nhận được sôkôla từ bạn
VD 3: a.子供?たちは田中?先生に絵を?くれた。
[Kodomo tachi wa Tanaka sensei ni e wo kureta]
Các em nhỏ tặng thầy Tanaka bức tranh
b 田中?先生は子供?たちに/から絵を?もらった。
[Tanaka sensei wa kodomotachi ni/kara e wo moratta]
Trang 39Thầy Tanaka nhận được bức tranh từ các em nhỏ
Trong VD 3, đối với người nói thì cả [Tanaka sensei] (thầy Tanaka) và các em nhỏ đều là ngôi thứ 3 Thế nhưng nhìn từ góc độ người nói thì
[Tanaka sensei] thuộc vùng 身内[miuchi], còn các em nhỏ thuộc vùng
よそもの?[yosomono] Có nghĩa là: người nói có quan hệ gần gũi hơn đối với [Tanaka sensei] Mối quan hệ giữa người nói với [Tanaka sensei] thì là mối quan hệ cùng bậc hoặc bề trên về mặt tuổi tác, hoặc về địa vị xã hội
Như vậy, theo như sơ đồ 4, các động từ くださる[kudasaru ]- いただく[itadaku], くれる[kureru] - もらう[morau] được sử dụng trong các trường hợp chuyển dịch một vật gì đó từ vùng よそもの?[yosomono] đến
vùng 身内[miuchi] Hay nói cách khác là chuyển dịch một vật gì đó từ người
có quan hệ xa, hoặc không có quan hệ với người nói tới người nói hoặc những người có quan hệ gần gũi với người nói Cách sử dụng của các động từ này đã nói lên sự ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm về cấp bậc trên dưới, về người thân và người ngoài, đến ngôn ngữ Ngược lại với cách sử dụng của các động
từ này, khi có sự chuyển dịch sự vật từ vùng 身内[miuchi] đến vùng よそもの?[yosomono] thì sẽ sử dụng các động từ: さしあげる [sashiageru], あげる [ageru], và やる [yaru]
* Động từ さしあげる [sashiageru]
VD : 私?は先生に本を?さしあげました。
[Watashi wa sensei ni hon wo sashiagemashita]
Tôi tặng thầy giáo cuốn sách
Trong trường hợp này, chủ ngữ 私?[watashi] (tôi), là người trao và là
người bề dưới, thuộc vùng身内 [miuchi], còn người nhận là 先生[sensei]
(thầy giáo) là người bề trên và thuộc vùng よそもの?[yosomono] Động từ さしあげる[sashiageru] là một từ thuộc nhóm khiêm tôn ngữ, có tác dụng hạ thấp mình, cụ thể là 私?[watashi] và đề cao người nhận là 先生[sensei]
Trang 40Trong tiếng Nhật không có động từ mang nghĩa nhận đối ứng với động từ này
là một cách nói có phần suồng sã và hạ thấp vị thế của người nhận
VD 1: 僕は太郎Yに本を?やった。
[Boku wa Taro ni hon wo yatta]
Tôi cho Taro cuốn sách
VD 2: 僕は犬にパン?を?やります。
[Boku wa inu ni pan wo yarimasu]
Tôi cho chó bánh mỳ
VD 3: 花Ô子は木に水?を?やっている。
[Hanako wa ki ni mizu wo yatteiru]
Hanako cho cây nước (tưới nước cho cây)
Trong VD 2 đối tượng nhận là động vật - 犬[inu] (chó), trong VD 3 đối tượng nhận là thực vật - 木[ki] (cây), cả động vật và thực vật đương nhiên không phải là những đối tượng cần được tôn kính Do vậy trong 2 ví dụ này, việc sử dụng động từ やる[yaru] là dễ hiểu
Người trao trong VD 1 và VD 2 là 僕[boku] (tôi), nên tất nhiên là thuộc vùng 身内[miuchi], còn người trao trong VD 3 là [Hanako] là ngôi thứ 3, nhưng khi so sánh với đối tượng nhận 木[ki] (cây) thì [Hanako] vẫn được coi
là thuộc vùng 身内[miuchi] Tuy nhiên, có những trường hợp mà động vật,