Trong tiếng Việt, những từ có khả năng thể hiện hoạt động nhận là:
được, hưởng, nhận, bị, chịu, phải. Trên cơ sở xem xét nghĩa của 6 động từ chỉ hoạt động nhận này mà có thể tách thành 2 nhóm biểu thị tính chất "nhận" đối lập nhau.
- Nhóm 1: Gồm các động từ: "được", "hưởng", "nhận" trong đó động từ đóng vai trò chủ đạo là "được". Nhóm này biểu thị tính chất nhận một cách tự nguyện và cái được nhận đem lại lợi ích cho người tiếp nhận.
- Nhóm 2: Gồm các động từ: "bị", "phải", "chịu", trong đó động từ đóng vai trò chủ đạo là "bị". Nhóm này thể hiện tính chất phải nhận một cách ép buộc và cái phải nhận được thường gây nên thiệt hại cho người nhận.
Trong tiếng Nhật, hai hoạt động "nhận" có tính chất đối lập nhau này được diễn đạt dưới 2 hình thức ngữ pháp khác nhau. Hoạt động nhận có tính chất tự nguyện, cái được nhận đem lại lợi ích cho người tiếp nhận được diễn đạt bằng dạng câu biểu thị hoạt động nhận với 2 động từ: もらう[morau] và いただく[itadaku]. Hoạt động nhận mang tính chất ép buộc, vật được nhận không đem lại lợi ích cho người tiếp nhận được diễn đạt bằng dạng câu bị động (受身).
VD 1: 私?はお酒?を?飲ùまされました。(câu bị động)
Tôi bị ép uống rượu (nhận mang tính chất ép buộc)
VD 2: 私?はお酒?を?飲ùませてもらいました。(câu hàm ơn)
Tôi được cho uống rượu (nhận mang tính chất tự nguyện)
Ở phần này của luận văn chúng tôi chỉ so sánh các phương thức diễn đạt hoạt động nhận có tính chất tự nguyện và đem lại lợi ích cho người tiếp nhận trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Tức là, chúng tôi chỉ tiến hành so sánh,
cách sử dụng của các động từ: "nhận", "được", "hưởng" với 2 động từ tương đương trong tiếng Nhật: もらう[morau] và いただく[itadaku]