Hoạt động của các câu có chứa độngtừ mang nghĩa trao

Một phần của tài liệu Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 43)

Trong cuộc sống hàng ngày, phần lớn mỗi người đều có thể thực hiện một hành động mang ý nghĩa trao, tặng nào đó, chẳng hạn như: tặng ai đó mộtquyển sách, một bông hoa hay nhưng thứ trừu tượng hơn như: trao cho ai đótình yêu...Hoặc có thể làm giúp ai một việc gì đó như: giặt hộ bộ quần áo, muahộ mớ rau ... Tất cả những hoạt động biểu thị ý nghĩa trao, tặng( cụ thể hay trừu tượng) như vậy, chúng tôi tạm gọi tắt là hoạt động trao.

Theo quan điểm thường thấy trong các sách giáo khoa của Nhật thì hoạt động trao thường được chia thành 2 loại căn cứ vào đối tượng của hoạt động trao:

- Hoạt động trao biểu thị sự dịch chuyển quyền sở hữu một vật hay đối tượng nào đó( có tính chất cụ thể hay trừu tượng ) từ chủ thể này sang chủ thể khác thường được gọi là hoạt động trao trực tiếp (直接目的語ê).

Còn hoạt động thực hiện một hành vi, động tác hay hành động nào đó vì lợi ích của người khác( người này trở thành đối tượng tiếp nhận lợi ích đó) thường gọi là hoạt động trao gián tiếp(間接目的語ê).

Hoạt động trao có thể được biểu hiện dưới nhiều sắc thái khác nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh hoặc phụ thuộc vào nghĩa của các động từ tham gia trong các kết cấu biểu thị ý nghĩa trao.

2.2.1.1 Hoạt động trao trực tiếp

Trong tiếng Nhật hoạt động trao trực tiếp được thể hiện qua loại câu biểu thị sự di chuyển của một vật thể ( có tính chất cụ thể hay trừu tượng ) nào đó từ người sở hữu nó sang người khác. Những động từ tham gia cấu tạo loại câu này là: あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], やる[yaru], くれる[kureru], くださる[kudasaru].

Hoạt động trao trực tiếp được thể hiện trong câu bằng cấu trúc sau: A は B に C を? V (mang nghĩa trao)

Căn cứ vào mối quan hệ giữa người thực hiện hoạt động trao và người nhận, giữa người nói và người trao, người nhận mà mẫu câu này có những biến thể sau:

Theo từ điển, động từ あげる[ageru] có tất cả 22 nghĩa, trong đó có một nghĩa biểu thị sự di chuyển quyền sở hữu của một đối tượng từ người này sang người khác, với nghĩa "cho, biếu, tặng".

VD 1: 私?は中?国?からの?お土産を?寮の?管理人さんにあげた。

Tôi đã tặng quà Trung Quốc cho ông quản lý ký túc xá.

VD 2: 私?はミン?さんにネクタイを?あげました。

Tôi cho Minh chiếc caravát.

Mẫu câu trên được hiểu là:

* A: Là người thực hiện hoạt động trao (trong câu giữ chức năng làm chủ ngữ).

* B: Là người nhận, nhưng phải khác 私?[watashi] (tôi) và những người thuộc phía "tôi".

*C: Đối tượng được trao.

* Động từ あげる[ageru] được sử dụng với nét nghĩa "cho, biếu, tặng".

Trong các động từ mang nghĩa trao, động từ あげる[ageru] là động từ có tính chất trung hoà nhất. Do vậy phạm vi sử dụng của động từ này khá rộng rãi và thường không bị hạn chế nhiều bởi mối quan hệ tôn ti giữa người trao và người nhận. Giữa người trao và người nhận có thể có mối quan hệ ngang bằng hoặc trên - dưới, hoặc thân - sơ.. về cơ bản đều có thể sử dụng động từ này.

VD 3: 母は妹?にお金àを?あげました。

a.

[Haha wa imoto ni okane wo agemashita]

Mẹ tôi cho em gái tiền.

VD 4: 動物園?の?ラ?イオン?にえさを?あげてはいけません。

[Dòbutsuen no raion ni esa wo ageteoai kemasen]

Không được cho sư tử trong vườn bách thú đồ ăn.

VD 5: この?辞書?は使わないですけど、ほしい人にあげてください。

[Kono jisho wa tsukaoanai desukedo, hoshì hito ni agetekudasai]

Cuốn từ điển này tôi không dùng nữa, anh hãy tặng nó cho ai cần.

VD 6: スミスさんは友達Bにラ?イタ‐を?あげました。 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Sumisu san wa tomodachi ni raità wo agemashita]

Anh Smith đã tặng bạn chiếc bật lửa.

Thông thường, trong tiếng Nhật khi từ 友達B[tomodachi] (bạn), không có một định ngữ hạn chế ý nghĩa quan hệ hay sở hữu thì thường được hiểu là: 私?の?友達B[watashi no tomodachi] (bạn tôi).

VD 7: 明日、友達Bの?家に行きます。

[Ashita, tomodachi no uchi ni ikimasu]

Ngày mai tôi sẽ đi chơi nhà bạn (tôi).

Song ở VD 6, do việc sử dụng động từ あげる[ageru] mà 友達B[tomodachi] phải được hiểu là: スミスさんの?友達B [Sumisusan no tomodachi] (bạn của anh Smith). Như vậy, người nói đã tách mình khỏi mối quan hệ giữa người trao và người nhận, không đứng về phía Smith mà cũng không đứng về phía 友達B[tomodachi] (bạn).

Động từさしあげる[sashiageru] có 2 nghĩa và nét nghĩa chính là: "tặng, biếu" (kính ngữ của động từ あげる[ageru], やる[yaru] ).

b.

VD 1: 田原は和田先生にコ‐ヒ‐を?さしあげました。

Tahara biếu thầy Wada cà phê.

Động từ さしあげる[sashiageru] được sử dụng khi đối tượng trực tiếp nhận là người bậc trên (về tuổi tác hoặc địa vị xã hội), hoặc là người xa lạ, không thân thiết với chủ sở hữu vật. Do vậy, công thức trên được hiểu là:

* A: là người thực hiện hoạt động trao, là người nói hoặc những người thuộc phía người nói.

* B: là người nhận và là người bậc trên trong mối quan hệ với A về tuổi tác, địa vị xã hội... hoặc là người đáng kính trọng, hoặc là người xa lạ không có quan hệ gần gũi.

* C: là đối tượng được trao.

* Động từ さしあげる[sashiageru] được dùng với tư cách là từ mang sắc thái lịch sự tương ứng với động từ あげる[ageru], やる [yaru], mang nghĩa "biếu, tặng".

Đây là cách nói nhằm hạ thấp vị trí của người trao, đồng thời đề cao, tôn kính vị trí của người nhận. Do vậy, khi so sánh với loại câu có sử dụng động từ あげる[ageru] thì phạm vi sử dụng của cách nói này hạn chế hơn. Người trao bao giờ cũng là người có vị trí thấp hơn như: cấp dưới trong cơ quan, học sinh... và người nhận luôn là người có vị trí cao hơn như: người lãnh đạo, thầy giáo, người cao tuổi... Khi chuyển dịch sang tiếng Việt, mẫu câu b thường không được dịch là: "A cho B vật C" mà được dịch là: "A tặng (biếu) B vật C).

VD 2: 私?は先生に本を?さしあげました。

[Watashi wa sensei ni hon wo sashiagemashita]

Tôi tặng thầy giáo cuốn sách.

Trong ví dụ trên, với việc sử dụng động từ さしあげる[sashiageru], thái độ tôn kính đối với người nhận (thầy giáo), thái độ khiêm nhường của người trao (tôi) trở thành sắc thái nghĩa quan trọng của câu.

Nhưng theo cách quan niệm của người Nhật, B bậc trên trong mối quan hệ với A không chỉ là một nhân vật B cụ thể nào đó mà còn có thể là những người có quan hệ gần gũi với B (vợ, con...). Do B là đối tượng được tôn kính nên những người này cũng trở thành đối tượng được tôn kính.

VD 3: 私?は社?長·の?お子さんにチョ?コレ?‐とを?さしあげました。 [Watashi wa shachò no oko san ni chokorèto wo sashia gemashita]

Tôi tặng sôkôla cho con trai ông giám đốc.

Mặc dù B là một đứa trẻ, trong mối quan hệ với A (tôi) có thể là bậc dưới (đứng về mặt tuổi tác, cũng như địa vị xã hội), nhưng vì đây là "cậu con trai" của "ông giám đốc", người mà "tôi" tôn trọng nên hành động của "tôi" cũng được thực hiện với sự tôn trọng này. Đây có thể nói là một nét tinh tế và đặc biệt trong quan hệ ứng xử của người Nhật. Nếu không lưu ý tới đặc điểm này, người sử dụng tiếng Nhật với tư cách là một ngoại ngữ rất dễ bị coi là "thất lễ".

c.

A は B に C を? やる

Động từ やる[yaru] có tất cả 11 nét nghĩa, trong đó có một nghĩa biểu thị sự di chuyển vật từ người sở hữu nó sang người khác với nghĩa "cho" (đối với người cùng tuổi, ít tuổi hơn, người thân trong gia đình, động thực vật...)

VD 1: 私?は兄にネクタイを?やりました。

Tôi đã cho anh trai chiếc Caravát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD 2: 毎?朝犬にえさを?やります。

Sáng nào tôi cũng cho chó ăn.

Đây là cách nói suồng sã, sử dụng trong các trường hợp giao tiếp thân mật, không chính thức. Mẫu câu trên được hiểu là;

* B: là đối tượng tiếp nhận, người bậc dưới, người trong quan hệ thân tộc, gia đình... hoặc là động thực vật.

* C: là đối tượng trao.

* Động từ やる[yaru] được dùng với nghĩa "cho".

Nếu xét về mức độ lịch sự trong các động từ cùng nghĩa; "cho" thì động từ やる[yaru] được xếp cuối cùng. Vì vậy, như trên đã nói, động từ này được sử dụng trong các trường hợp giao tiếp suồng sã, thân mật.

VD 7:

田中?さんが銀â行でもらったスポ‐ツタオル?を?くれたけど弟がほ しいと言¾ったの?でやった。

[Tanaka san ga ginkò de moratta supò tsu taoru wo kureta kedo, otò to

ga hoshìi to itta node yatta]

Anh Tanaka đã cho tôi chiếc khăn thể thao nhận ở ngân hàng, nhưng

đứa em trai tôi nói là thích nên tôi đã cho nó.

Nếu dịch ra tiếng Việt, câu trên đã sử dụng 2 động từ "cho", nhưng thực sự ra trong tiếng Nhật, ý nghĩa "chuyển quyền sở hữu" này được biểu thị bằng 2 động từ khác nhau (くれる[kureru] và やる[yaru] ). Đó là vì đối tượng tiếp nhận vật này khác nhau.

Mối quan hệ giữa A và B trong ví dụ trên là mối quan hệ giữa người thân trong gia đình, quan hệ anh em. Người Việt Nam khi nói năng với những người bậc trên trong gia đình luôn sử dụng hình thức lễ phép. Song điều này không hoàn toàn giống với người Nhật. Quan hệ "trong - ngoài" (うち[uchi] - そと[soto] ) ảnh hưởng sâu sắc trong suy nghĩ của họ, dường như giữ vai trò quan trọng hơn cả quan hệ trên dưới. Do vậy, khi đối tượng giao tiếp là những người bậc trên trong gia đình, người nói không sử dụng các hình thức ngôn

ngữ giống với khi giao tiếp với người bậc trên ngoài xã hội. Việc sử dụng động từ やる[yaru] là một ví dụ.

VD 4: 父?は妹?にお金àを?やりました。 [Chichi wa imoto ni okane wo yarimashita]

Bố tôi cho em gái tiền.

VD 5: 花Ô子は花Ôに水?を?やりました。 [Hanako wa Hana ni mizu wo yarimashita]

Hanako cho hoa nước (tưới nước cho hoa).

Ngày nay, theo khảo sát của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tại Nhật Bản, tiếng Nhật hiện đại có xu hướng tránh dùng động từ やる[yaru], không những khi đối tượng tiếp nhận là con cái mà ngay cả khi đối tượng đó là động vật hay thực vật, thay vào đó là dùng động từ あげる[ageru]. Đây là một biểu hiện của xu hướng muốn "mĩ từ hoá", hay hướng tới tính lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ của người Nhật.

Động từ くれる[kureru] có nghĩa chính là "cho" (tôi).

VD 1: 日本に来?る時、友達Bが私?に万?年筆を?くれました。

Khi đến Nhật, bạn tôi đã cho tôi chiếc bút máy

Đây là mẫu câu diễn đạt một hành động chuyển sự vật từ người khác đến người nói, hoặc những người có quan hệ gần gũi với người nói. Do vậy, mẫu câu này được dùng với nghĩa: "A cho (tặng) tôi vật C" hoặc "A cho (tặng)bố tôi (anh tôi, em tôi..) vật C ‖.

Mẫu câu này được hiểu là:

* A: là người thực hiện hoạt động trao.

* B: là người nhận, là 私?[watashi] (tôi) hoặc những người thuộc phía hay nhóm của "tôi".

d.

* C: là đối tượng được trao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Động từ くれる[kureru] được dùng với nghĩa "cho" (tôi). VD 2: 娘は私?にプレ?ゼン?トを?くれました。

[Musume wa watashi ni purezento wo kuremashita]

Con gái tôi tặng tôi quà.

VD 3: リ‐さんは妹?に花Ôを?くれました。

[Rì san wa imòto ni hana wo kuremashita]

Anh Lý đã tặng em gái tôi hoa.

Do động từ くれる[kureru] chỉ chuyên dùng khi đối tượng tiếp nhận là [watashi] (tôi) nên nhiều khi trong câu có thể lược bỏ bổ ngữ biểu thị đối tượng tiếp nhận, và khi ấy mẫu câu được rút gọn là:

A は C を?くれる

Khi gặp cách nói rút gọn này, người cùng tham gia vào tiếp chỉ có một cách hiểu duy nhất. "A cho (tặng) tôi vật C".

VD 4: A: あ、新しい時計vを?していますね。

[A, atarashì tokei wo shiteimasune]

Anh đeo chiếc đồng hồ mới nhỉ !

B: ええ、父?がくれたんです。

[Ee, chichi ga kuretan desu]

Ừ, bố tôi tặng đấy.

Khi người nói muốn thể hiện tình cảm gần gũi đối với đối tượng giao tiếp hoặc muốn kéo đối tượng giao tiếp vào "nhóm của mình" trong sự đối lập hay phân biệt với "nhóm khác" thì động từ くれる[kureru] được dùng cho chính đối tượng giao tiếp thay vì sử dụng đồng từ あげる[ageru]. Đây là một phương thức nằm trong một " chiến lược giao tiếp" nhất định.

Ví dụ trong mẫu câu sau, đối tượng tiếp nhận không phải là ―tôi‖, nên đáng lẽ phải dùng động từ あげる[ageru]:

VD: 花Ô子はあなたにプレ?ゼン?トを?あげましたか。(-)

[Hanako wa anata ni purezento wo agemashitaka]

Hanako đã tặng anh quà à ?

Nhưng trong giao tiếp trực tiếp, người Nhật luôn có xu hướng muốn tạo quan hệ thân thiện với đối tượng giao tiếp bằng việc thay đổi động từ:

VD6: 花Ô子はあなたにプレ?ゼン?トを?くれましたか。(+)

[Hanako wa anata ni purezento wo kuremashitaka]

Hanako đã tặng anh quà à ?

VD 7: だれがお金àを?くれましたか。

[ Dare ga okane wo kuremashitaka].

Ví dụ này thường được hiểu với nghĩa : " Ai cho anh tiền thế" mặc dù không có sự xuất hiện của bổ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận. Điều này được lý giải bởi động từ được dùng trong câu là động từ くれる[kureru].

Chiến lược giao tiếp nhằm tạo quan hệ này không chỉ dùng với đối tượng giao tiếp trực tiếp mà còn cả với người được nói đến (ngôi thứ 3).

VD 8: だれかが花Ô子にお金àを?くれた。 [Dare ka ga Hanako ni okane o kureta].

Ai đó đã cho Hanako tiền . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong ví dụ này, đối với người nói thì cả "ai đó" và [ Hanako] đều là ngôi thứ 3. Nhưng do việc sử dụng động từ くれる[kureru] mà người nói đã thể hiện mối quan hệ gần gũi với [Hanako] và giúp người nghe thấy được : [Hanako] thuộc "nhóm của tôi".

e.

Trong từ điển, động từ くださる[kudasaru] được giải thích với một nét nghĩa duy nhất, đó là: "cho, tặng, biếu" (tôi) với tư cách là động từ dạng kính ngữ của động từ くれる[kureru].

VD1: これは先生がくださったもの?です。

Cái này là cái thầy giáo cho tôi.

Đây là cách nói nhằm nâng cao, tôn trọng hoạt động trao của người thực hiện, và thể hiện vị trí khiêm nhường của người nói, đồng thời cũng là người được hưởng lợi của hành động trên. Do vậy mẫu câu này có nghĩa là:

* A : là người thực hiện hoạt động trao và là người bậc trên, người đáng kính trọng hoặc là người xa lạ, không thân thiết.

* B: là người nhận, là 私?[watashi] (tôi) hoặc những người thuộc "nhóm của tôi".

* C: Đối tượng được trao.

VD2: 先生は私?たちに作?文の?プリン?トを?くださいました。

[ Sensei wa watashi tachi ni sakuban no purinto wo sudasaimashita].

Thầy giáo đã cho chúng tôi bản in của bài văn.

VD3: 加藤¡先生は家の?子供?にお菓Ù子を?くださいました。

[ Katò sensei wa uchi no kodomo ni okashi wo kudasaimashita].

Cô giáo Kato đã cho con tôi bánh kẹo.

2.2.1.2. Hoạt động trao gián tiếp

Hoạt động trao "gián tiếp" là một thuật ngữ thường được giới nghiên cứu sử dụng khi gọi một hành động được thực hiện vì lợi ích của người khác. Đây có thể là một hành động cụ thể như: mua giúp ai đó bao thuốc, chỉ giúpđường... nhưng cũng có thể là một hành động có tính chất trừu tượng như: thông cảm cho (tôi), hiểu cho...Hoạt động này được thể hiện bằng câu với cấu trúc:

Aは B に~V1Pて+ V2Q (mang nghĩa trao)

Đây là cách nói thể hiện tính hàm ơn rõ nét hơn cách nói trao trực tiếp. Sự khác nhau này là do đối tượng được trao qui định. Nếu như đối tượng được trao trong hoạt động trao trực tiếp là một vật cụ thể hoặc trừu tượng thì đối tượng trao trong hoạt động gián tiếp lại là một hành động. Các động từ mang nghĩa trao đóng vai trò động từ bổ trợ trong kết cấu [ ~V1Pて+V2Q (mang nghĩa trao)] để biểu thị nghĩa tình thái của câu.

Do vậy, trong công thức trên thì: A vẫn là người trao, B là người nhận, đối tượng được trao không phải là một vật (cụ thể mà một hành động được biểu đạt bằng một động từ mang nghĩa tình thái. Động từ đứng trước có thể là một động từ đơn (食べる"ăn"), có thể là một động từ ghép (言¾い出す "nóira"), hoặc cũng có thể là một tổ hợp động từ (連Aれて行く"đưa đi"...).

Tuy vậy, không phải bất kỳ động từ nào cũng có thể tham gia kết cấu này. Khả năng kết hợp của động từ là do nghĩa của bản thân từ đó quy định. Thông thường, chỉ có những động từ ý chí mới có thể tham gia kết cấu này. VD: Động từ phi ý chí:

お金àがあってあげる (-) [Okane ga atteageru]

Có tiền hộ(cho, giúp)

Động từ ý chí:

お金àを?もっていってあげる (+) [Okane wo motteitteageru]

Mang tiền đi hộ(cho, giúp).

Cách sử dụng các động từ mang nghĩa trao gián tiếp cũng được quy định bởi mối quan hệ hai ngôi giữa người trao và người nhận cũng như mối quan hệ ba ngôi giữa người trao, người nhận và người nói. Điều mà chúng tôi lưu ý

trong cấu trúc trên là nhóm kết hợp giữa động từ đứng trước và động từ mang nghĩa trao với các sắc thái ý nghĩa khác nhau.

Trong kết hợp [ V1Pて+ V2Q (mang nghĩa trao)] V1P là động từ mang nghĩa từ vựng được cấu tạo ở dạng[ ~て]. Cách cấu tạo chung của dạng này là: [thân từ + te]. Song, tùy theo đặc điểm của từng nhóm động từ mà có những cách cấu tạo khác nhau.

- Động từ nhóm I: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những động từ có âm tiết cuối là: う[u], つ[tsu], る[ru] sẽ có cấu tạo [って].

VD: 買ƒ?¤ [kau] =>買ƒ?Áて [katte] 待?つ [matsu] => 待?って [matte]

Những động từ có âm tiết cuối là: ~ぬ[nu], ~ぶ[bu], ~む?[mu] sẽ có cấu tạo [~んで].

VD: 死?ぬ [shinu] =>死?んで [shinde]

読Çむ? [ymu] =>読Çんで [yonde]

Những động từ có âm tiết cuối là~す[su] có cấu tạo [~して]. VD: 話bす [hanasu] => 話bして [hanashite]

Những động từ có âm tiết cuối là: ~く[ku], ~ぐ[gu] có cấu tạo [~いて] hoặc [~いで ].

VD: 書?く [kaku] =>書?いて [kaite]

脱Eぐ [nugu] =>脱Eいで [nuide]

Riêng động từ 行く [iku] có cấu tạo đặc biệt là ( いって) [itte]. - Động từ nhóm II

Động từ nhóm này có cấu tạo chung là [~て]. VD: 食べる [taberu] =>食べて[tabete]

- Động từ nhóm III

Gồm 2 động từ: 来?る [kuru] => 来?て [kite] する [suru] =>して [shite]

a. Các biến thể của cấu trúc thể hiện hoạt động trao gián tiếp.

Ý nghĩa chung của cấu trúc thể hiện hoạt động trao gián tiếp là: ―A làmmột việc gì đó cho B, vì lợi ích của B”. Song phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Avà B mà có những biến thể khác nhau. Cấu trúc chung của dạng câu này là:

A は B に~ V1Pてあげる

VD: タン?さんは明日田中?さんにハノイを?案内してあげます。

[Tan san wa ashita Tanaka san ni Hanoi wo an nai shite agemasu]

Ngày mai anh Tân sẽ hướng dẫn cho anh Tanaka tham quan Hà Nội.

- Biến thể 1

A は B に ~ V1Pてさしあげる

Mẫu câu này được sử dụng khi B là người bề trên hoặc là người đáng kính, người lạ trong mối quan hệ với A.

VD: わたしはお客様にお茶ƒ?đ?üれてさしあげました。

Một phần của tài liệu Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 43)