Hoạt động của các câu có chứa độngtừ mang nghĩa nhận

Một phần của tài liệu Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 68)

Ngược lại với hoạt động trao ( hoạt động chuyển vật từ người này sang người khác), hoạt động nhận là hành động đón nhận một vật cụ thể hoặc trừu tượng hay một hành động nào đó từ phía người khác đến người nói hoặc người được chọn làm chủ thể của câu. Trong tiếng Nhật, việc sử dụng cách diễn đạt bằng hoạt động nhận đồng nghĩa với việc biểu lộ thái độ khiêm nhường của người nhận. Do vậy, người tiếp nhận có thể là người nói, người phát ngôn người nghe, hoặc một người thứ ba nào đó, nhưng người phát ngôn luôn tự coi mình đứng về phía người được nhận.

Căn cứ vào loại đối tượng được tiếp nhận hoạt động nhận thường được giới nghiên cứu chia thành 2 loại: hoạt động nhận trực tiếp (直接目的語ê)và hoạt động nhận gián tiếp (間接目的語ê)

- Hoạt động nhận trực tiếp: chỉ hành động tiếp nhận một vật cụ thể hay trừu tượng nào đó từ người khác.

- Hoạt động nhận gián tiếp:chỉ việc tiếp nhận được từ người khác một hành động nào đó đem lại lợi ích cho người tiếp nhận.

2.2.2.1. Hoạt động nhận trực tiếp:

Trong tiếng Nhật, hoạt động nhận trực tiếp được thể hiện trong câu bằng mẫu câu sau:

Động từ mang nghĩa "nhận" được khảo sát trong luận văn bao gồm 2 động từ: Động từ もらう[morau] và dạng kính ngữ của động từ này là: いただく [itadaku]. Căn cứ vào mối quan hệ giữa người trao và người nhận mà động từ được sử dụng là もらう[morau] hay いただく[itadaku]. Mẫu câu này có thể hiểu theo nghĩa: "B được A tặng (biếu) cái gì đó" hoặc "B nhận được từ A cái gì đó".

a.

B は A に/から Cを?もらう

Động từ もらう[morau] trong từ điển có 3 nghĩa, trong đó nét nghĩa chính là "lĩnh, nhận được, được.. tặng"

Mẫu câu trên được hiểu là:

* B: là người tiếp nhận (trong câu giữ chức năng chủ ngữ).

* A: là người thực hiện hoạt động trao và phải khác 私?[watashi] (tôi) hoặc những người thuộc "nhóm của tôi".

*C: là đối tượng nhận.

* Động từ もらう[morau] được dùng với nghĩa "nhận, nhận được...". Đây là cách diễn đạt thường thấy trong ngôn ngữ của người Nhật nhưng lại ít thấy trong lời nói của người Việt. Có lẽ nên nói đây là một trong những phương thức thể hiện tính cách khiêm nhường của người Nhật trước một đối tượng giao tiếp nào đó. Trong các trường hợp khác nhau, mẫu câu này sẽ thể hiện những sắc thái nghĩa khác nhau với cách dịch sang tiếng Việt khác nhau.

VD1: 私?はたいてい父?にお金àを?もらいます。 [ Watashi wa taitei chichi ni okane wo moraimasu].

Tôi thường nhận được tiền từ bố.

Đây là cách dịch dựa hoàn toàn vào cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật. Song cách nói này thường không được người Việt sử dụng. Thay cho cách diễn đạt

này người Việt sẽ dùng câu như: ―Tôi thường được bố cho tiền‖ hay ―Bốthường cho tôi tiền‖.

VD2:

着?いたら、すぐに航空会社?の?カウン?タ‐で搭?乗手続くを?して搭? 乗券?を?もらってください。

[ Tsuitara, sugu ni kòkùgaisha no kawantà de tò jò tetsuzuki wo shite tojò ken wo morat tekudasai]

Sau khi tới sân bay, anh hãy làm ngay thủ tục và nhận vé ở quầy thu tiền của công ty Hàng không.

Có lẽ trong những trường hợp như thế này, người dịch thường không cảm thấy lúng túng bởi có sự tương đương trong cách chuyển dịch động từ [morau] với động từ "nhận" trong tiếng Việt.

Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh việc thể hiện thái độ khiêm nhường của người nhận, ý nghĩa "B nhận được từ A một vật gì đó" được xếp xuống hàng thứ yếu, thay vào đó nghĩa tình thái của câu được đặt lên hàng đầu và được coi là quan trọng hơn . Do vậy, nếu không tìm thấy cách diễn đạt tương tự trong tiếng Việt, người dịch phải thay thế bằng cách diễn đạt khác đảm bảo được ý nghĩa cơ bản và phù hợp với ngữ cảnh.

VD3: 良Çかったら、一枚?どうぞ。

[ Yokattara, ichi mai dò zo].

Nếu thích cậu lấy một chiếc đi.

もらってもいいの?? [Morattemo iino]

Mình nhận được chứ ? (thế mình xin nhé)

VD4: それでは、二足«もりましょう。千円でおつりを?ください。

[ Soredewa, nisoku morai mashò. Sen en de otsuri wo kudasai].

Vậy thì tôi mua 2 đôi, (bán cho tôi 2 đôi). Đây là 1000 yên, xin trả lại giùm.

Động từ いただく[ itadaku] có 4 nét nghĩa, trong đó có một nghĩa được sử dụng với tư cách là kính ngữ của động từもらう[ morau]: Lĩnh, nhận, nhận được.

Mẫu câu trên được hiểu là:

* B: là người tiếp nhận, là người bậc dưới.

*A: là người thực hiện hoạt động trao, khác 私?[watashi] (tôi) và là người trên, hoặc người không thân thiết, xa lạ trong mối quan hệ với B.

* C: là đối tượng tiếp nhận.

* Động từ いただく[itadaku] được dùng với tư cách là kính ngữ của động từ もらう[morau].

Mẫu câu này được sử dụng nhằm thể hiện sự tôn kính đối với người trao, nên về cơ bản mẫu câu này được sử dụng giống mẫu a, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn trong những hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất chính thức như: giao dịch thương mại, lời phát biểu tại các hội nghị, buổi lễ....

VD1: 私?は先生から古?い洗濯機を?いただきました。

[ Watashi wa sensei kara furui sentakuki wo itadakimashi ta].

Tôi đã được thầy giáo cho chiếc máy giặt cũ.

VD2:

どうも、お忙しいところ、お時間を?いただき、恐れ入ります。

[ Dòmo, oishogashii tokoro, ojikan wo itadaki, osoreiri masu].

Trong lúc bận rộn nhưng các quí vị đã bớt chút thời gian cho chúng tôi,

xin cảm ơn.

2.2.2.2. Hoạt động nhận gián tiếp

Trong tiếng Nhật, những hoạt động được coi là "nhận gián tiếp" khi có sự tiếp nhận từ người khác một hành động nào đó đem lại lợi ích cho người

nói, hoặc những người mà người nói tự coi là thuộc "nhóm của mình‖. Lợi ích này có thể là một lợi ích cụ thể có thể đo, đếm, thấy được, chẳng hạn như:

"được (ai đó) xách hộ hành lý", "được (ai đó) gửi cho cuốn sách"....Hoặc lợi ích này là trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận được mà thôi, chẳng hạn như:

"được (ai đó) an ủi", "lo lắng"...Hoạt động gián tiếp được thể hiện bằng các mẫu câu sau:

B は A に~ V1P て+ V2Q (mang nghĩa nhận)

Mẫu câu trên được hiểu là:

* B: là người tiếp nhận. Đây có thể là người nói hoặc một người thứ 3 nào đó mà được người nói xếp vào nhóm hay phía của mình.

* A: là người thực hiện hoạt động trao. Đây phải là người khác người nói (tôi) hoặc những người có quan hệ gần gũi với người nói.

* Đối tượng được nhận không phải là một vật cụ thể nào đó như ở hoạt động nhận trực tiếp mà là một hành động. Hành động này được diễn đạt bằng cấu trúc: [~V1Pて+ V2Q (mang nghĩa nhận)]. Trong đó V1P là động từ mang nghĩa từ vựng đứng trước và những động từ mang nghĩa "nhận" (V2) đứng sau đóng vai trò của động từ bổ trợ, đem lại nghĩa tình thái cho câu. Những động từ đứng trước (V1P ), do đặc điểm của kiểu câu này chỉ được giới hạn trong các động từ ý chí.

a. Các biến thế của cấu trúc thể hiện hoạt động nhận gián tiếp

- Biến thể 1

B は A に~ V1Pてもらう

Mẫu câu này được sử dụng với nghĩa: "B được A làm cho một việc gì

đó" hoặc "B nhờ A làm một việc gì đó". Trong mối quan hệ với A, B có thể là người bậc dưới hoặc có vị trí ngang bằng.

VD1: ホン?さんはカ‐さんに荷×物を?持ってもらいました。 [ Hon san wa Kà san ni nimotsu wo mottemoraimashita].

Hồng được Kha xách hộ hành lý.

- Biến thể 2

B は A に~ V1Pていただく

Động từ いただく[itadaku] là dạng kính ngữ của động từ もらう[morau], nên đây là cách nói được sử dụng khi người trao là người bậc trên hoặc là người không có quan hệ gần gũi với người nhận, nhằm thể hiện thái độ tôn kính đối với người trao và khẳng định vị trí khiêm nhường của người nhận. Do vậy, trong những bối cảnh giao tiếp đòi hỏi sự lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn như: khi muốn yêu cầu, nhờ vả, khi muốn xin phép làm một việc gì... mẫu câu này được sử dụng nhiều hơn mẫu câu có sử dụng động từ もらう[morau].

VD2: 私?は和田先生に漢字の?読Çみ?方を?教えていただきます。

[Watashi wa Wadasensei ni kanji no yomikata wo oshiete itadakimashita].

Tôi được thầy Wada dạy cho cách đọc chữ Hán.

Ngoài 2 biến thế trên, trong mẫu câu: [B は Aに~V1Pて+V2Q(mang nghĩa nhận)] còn có thể có sự thay đổi giữa trợ từ に[ni] và trợ từ から[kara] nhưng mang lại những khu biệt về mặt sắc thái nghĩa.

B はAから~V1Pて+V2Q (mang nghĩa nhận)

Vai trò của trợ trừ から[kara] trong mẫu câu trên là biểu thị điểm xuất phát của một sự vật hay một sự việc mà điểm xuất phát này là người. Do vậy mẫu câu này được áp dụng trong những trường hợp: B được A làm cho một việc gì đó mà hành động này có kèm theo sự chuyển rời sự vật. Sự vật ở đây

có thể là một vật cụ thể như: sách, báo, tiền... cũng có thể là sự vật có tính trừu tượng như: tin tức, tình hình, kiến thức...

VD3: 友達Bから本を?送—?Áてもらいました。

[Tomodachi kara hon wo okuttemoraimashita]

Tôi được bạn gửi cho sách.

Ở ví dụ này có sự di chuyển của "cuốn sách" từ―bạn‖đến người nhận là "tôi" trong đó chủ ngữ "tôi‖ đã được lược bỏ.

VD4: KさんはAさんから日本語êを?教えてもらいました。

[Ksan wa Asan kara nihongo wo oshiete moraimashita].

K được A dạy tiếng Nhật.

Sự vật được di chuyển trong ví dụ này mang tính chất trừu tượng chứ không phải là một vật cụ thể nữa. Những tri thức về "tiếng Nhật" đã được chuyển từ A sang K thông qua hành động "dạy"- một cách thức để truyền đạt kiến thức.

Tuy nhiên, trợ từ から[kara] biểu thị sắc thái thuần tuý không gian của điểm xuất phát nên trong một số trường hợp khi muốn bày tỏ sự biết ơn hay muốn thể hiện quan hệ thân thiết nào đó thì việc sử dụng trợ từ から[kara] dễ gây ấn tượng không tốt. Vì vậy phần lớn những câu diễn đạt hoạt động nhận thường dùng trợ từ に[ni], bởi trợ từ に[ni] ngoài ý nghĩa về điểm xuất phát của hoạt động còn đem lại sắc thái về sự thân thiết trong quan hệ giữa người nói và người thực hiện hành động hoặc sắc thái về sự nhờ cậy hay biết ơn người đó.

b. Sắc thái "nhận" và các kiểu nghĩa khác nhau

- Về mặt kết cấu nghĩa:

Một cấu trúc: [V1Pて+V 2Q (mang nghĩa nhận)] cũng bao gồm: nghĩa sự tình và nghĩa tình thái.

Nghĩa sự tìnhdo động từ đứng trước (V1P) đảm nhiệm cùng các yếu tố phụ nghĩa cho động từ.

Nghĩa tình tháido các động từ mang nghĩa "nhận" đảm nhiệm. Nghĩa tình thái mà các động từ này đem lại cho câu là sắc thái "biết ơn" của người nhận đối với người thực hiện hoạt động trao. Căn cứ vào các kiểu sự tình khác nhau, sắc thái "biết ơn" này cũng được bộc lộ khác nhau.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa động từ trước (V1P) và các động từ mang nghĩa "nhận" trong câu là tương đối chặt chẽ. Nếu như ở dạng câu biểu thị hoạt động trao gián tiếp, sự vắng mặt của các động từ mang nghĩa trao chỉ làm mất đi nghĩa tình thái mà không làm thay đổi nghĩa sự tình của câu, thì sự vắng mặt của các động từ mang nghĩa ― nhận‖ sẽ làm thay đổi nghĩa sự tình của câu. Nguyên nhân của vấn đề này là ở chỗ: trong câu "nhận gián tiếp" chủ ngữ của câu không phải là người thực hiện hành động mà lại là người tiếp nhận hành động. Do vậy khi không có mặt các động từ mang nghĩa ―nhận‖, nghĩa sự tình của câu sẽ được hiểu theo cách ngược lại.

VD: 私?はパクさんに韓国?料理の?本を?貸Ư?µてもらいました。

[Watashi wa pakusan ni Kankoku ryòri no hon wo kashi temoraimashita].

Tôi được anh Pak cho mượn cuốn sách về các món ăn Hàn Quốc.

Khi không có động từ もらう[morau] câu trên sẽ trở thành: 私?はパクさんに韓国?料理の?本を?貸Ư?µました。

[Watashi wa Pakusan ni Kankoku ryòri no hon wo kashimashita].

Và nghĩa của câu sẽ được hiểu theo chiều ngược lại là. "Tôi cho anh Pak mượn cuốn sách về các món ăn Hàn Quốc".

- Sắc thái "nhận" được bộc lộ một cách cụ thể

Khi B nhận được từ A một hành động nào đó đem lại lợi ích cho B mà lợi ích này là một lợi ích vật chất cụ thể có thể đo, đếm hay thấy được thì nghĩa "nhận" của câu sẽ được thể hiện bằng các cặp từ: "được người khác làmcho..., "được người khác làm giúp..." hay "được người khác làm hộ...". VD1: 父?は彼?にたばこを?買ƒ?Áてもらいました。

[ Chichi wa kare ni tabako wo katte morai mashi ta].

Bố tôi được anh ấy mua cho thuốc lá.

Thông qua hành động "mua" mà người trao (anh ấy) đã đem đến cho người nhận (bố tôi) một lợi ích cụ thể (thuốc lá). Ở đây, sắc thái "nhận" được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Đối với những trường hợp kiểu này, người học tiếng Nhật thường không gặp mấy khó khăn.

Trong một số ngữ cảnh cụ thể, ý nghĩa "nhận" lại được thể hiện một cách gián tiếp hơn, thông qua từ "nhờ" trong tiếng Việt. Sự khác biệt này, không do sự quy định về "nghĩa" của các động từ đứng trước mà hoàn toàn bị chi phối bởi ngữ cảnh.

VD2: A: 千円札の?両替機が故?障しているんですが.

B: ああ、じゃあ、駅w員?さんに両替してもらうといいですよ : A: [Senen satsu no ryò taiki ga koshò shiteirundesuga...].

B : [aa, zyaa, ekiin san ni ryòtai shite morau to ii desuyo] A: Máy đổi tờ 1000 yên bị hỏng rồi.

B: Vậy thì nhờ nhân viên nhà ga đổi hộ được đấy.

Động từ もらう[morau] ở ví dụ này, ngoài việc thể hiện ý nghĩa

"nhận" thông thường: ―B được A làm cho một việc gì đó " (được nhân viên nhà ga đổi hộ tiền) còn ngầm biểu thị một sự nhờ vả nào đó. Hành động "đổi tiền hộ" không phải do sự bột phát, tự nguyện của người trao (nhân viên nhà ga) mà được thực hiện do có sự đề nghị của người nhận (người nói).

Như vậy, từ VD1 đến VD2 sắc thái "nhận" đã có sự khác nhau. Ý nghĩa

"nhận" có phần trừu tượng dần khiến chúng ta có cảm giác khái niệm "nhận" được mở rộng hơn.

- Sắc thái "nhận" trừu tượng

Khi B nhận được từ A một hành động nào đó đem lại lợi ích có tính tinh thần cho B mà lợi ích này chỉ có thể cảm nhận được mà không nhìn thấy được thì ý nghĩa "nhận" tồn tại khá trừu tượng.

VD3:

寂しい時はなぐさめてもらうより、む?しろ一人にしてもらった

方がいいです。

[ Sabishii toki wa nagu sametemorau yori, mu shiro hitori ni shite moratta hò ga iidesu].

Những lúc buồn, được mọi người để cho ngồi một mình còn hơn được an ủi.

Lợi ích mà người nói nhận được trong ví dụ này rất trừu tượng, khiến người nghe có cảm giác như không hề có sự "trao" hay "nhận" nào cả. Có lẽ trong cách nói của người Việt thì hành động "để cho ngồi một mình" ít có khả năng tạo ra ý nghĩa trao - nhận. Song đây lại là một cách nói rất phổ biến của người Nhật. Chính vì sự khác nhau trong cách quan niệm này mà người Việt học tiếng Nhật thường gặp khó khăn khi sử dụng kiểu câu này.

c. Một số ứng dụng của dạng câu thể hiện hoạt động "nhận gián tiếp" trên thực tế

Trên thực tế, các cấu trúc [~V1Pて + V2Q (mang nghĩa nhận)] được sử dụng trong các trường hợp người nói muốn thể hiện sự khiêm nhường của mình, do vậy nó thường được áp dụng trong một số trường hợp giao tiếp sau:

- Khi người nói muốn nhờ vả người khác làm một việc gì đó, với cách đề nghị này, đối tác khó lòng từ chối.

VD:

それで、こちらで調²べてみ?たんですが、原因が分からないの?で

引き取りに来?てもらえませんか。

[Sorede, kochira de shirabetemitan desuga, genin ga wakaranai node hikitori ni kite moraemasenka?]

Chúng tôi đã kiểm tra thử ở đây rồi nhưng không rõ nguyên nhân, tôi

thể nhờ anh đến lấy giúp được không?

- Khi người nói muốn xin phép được làm một việc gì đó. VD:

先生、父?が国?から来?るの?で、明日早く帰らせていただきませんか 。

[Sensei, chichiga kunikara kurunode ashitahyakukaeraseteitadakimasenka

Thưa thầy, ngày mai bố em từ trong nước sang, thầy cho phép em được về sớm ạ?

- Khi người nói muốn cảm ơn người khác về một hành động nào đó.

VD: 今日わざわざ、私?の?ために送—

?Ê会を?催?していただき、誠にあり がとうございます。

[Kyo wazawaza, watashi no tame ni sobetsukai wo moyooshite itadaki, makoto ni arigatò gozaimasu]

Xin chân thành cảm ơn ông đã tổ chức bữa tiệc chia tay dành cho tôi.

*Qua phân tích cách sử dụng cũng như sắc thái nghĩa của dạng câu biểu thị hoạt động "nhận gián tiếp", chúng tôi có những nhận xét sau:

- Động từ もらう[morau] và いただく[itadaku] khi tham gia vào cấu trúc [V1Pて+V2Q(mang nghĩa nhận)] đem lại sắc thái hàm ơn cho câu thông qua 2 cách chuyển dịch "được""nhờ". Với 2 cách chuyển dịch này sắc thái "nhận" cũng được thể hiện khác nhau: cụ thể hay trừu tượng hoặc ngầm biểu thị một sự nhờ vả, đề nghị từ phía người nhận đối với người thực hiện hành động trao.

- Trên thực tế, cấu trúc [~V1Pてもらう] được người Nhật sử dụng nhiều hơn cấu trúc mang nghĩa đối lập [~V1Pてあげる] vì chúng biểu thị sắc thái khiêm tốn của người nói.

- Sự phân biệt giữa cấu trúc [~V1Pてもらう] và [~V1Pていただく] phụ thuộc mối quan hệ giữa người thực hiện hành động và người tiếp nhận hành động. Cấu trúc [~ V1Pてもらう ] được sử dụng trong các trường hợp giao tiếp thân mật như giữa bạn bè, giữa người thân trong gia đình... Cấu trúc [~V1Pていただく] được sử dụng nhiều hơn trong các trường hợp giao tiếp mang tính xã giao hay giữa người dưới với người trên. Trên thực tế, cấu trúc này được sử dụng nhiều hơn cấu trúc [~V1Pてもらう], vì ngoài ngôn ngữ hội thoại thì trong ngôn ngữ viết, thư từ giao dịch hầu hết là sử dụng cấu trúc [~V1Pていただく]. Sau đây là

Một phần của tài liệu Câu có chứa động từ trao - nhận trong tiếng Nhật (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)