Trong dịch thuật, cấu trúc ngôn ngữ chỉ là cái điểm tựa ban đầu, kết quả dịch còn được quy định bởi các yếu tố văn hoá, xã hội... Một ngôn ngữ của một cộng đồng, một dân tộc thể hiện cách thức mà trong đó người bản ngữ tri nhận, suy nghiệm, thể nghiệm về thế giới, ứng xử trong thế giới đó
theo bản sắc dân tộc mình. Tất cả các đơn vị ngôn ngữ âm - từ - câu đến văn bản đều mang dấu ấn sâu kín, mạnh mẽ, tế nhị của văn hoá. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá đã được tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc trong cuốn "Ngôn ngữ và văn hoá, tri thức nền và việc giảng dạy tiếng nước ngoài" nhận xét: "Việc sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp và tư duy nhất định phải dựa trên cơ sở đặc thù văn hoá dân tộc của ngôn ngữ đang được sử dụng, cũng như của từng dân tộc cụ thể".
Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy điểm quan trọng cần lưu ý trong khi chuyển dịch dạng câu trao - nhận từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, hay ngược lại, không chỉ là vấn đề cấu trúc câu mà còn là vấn đề về cách tư duy đặc trưng văn hoá riêng biệt của 2 dân tộc. Nắm bắt được sự khác biệt này người làm công tác dịch thuật sẽ tránh được những sai sót đôi khi dẫn đến hiểu lầm trong quá trình dịch nói cũng như dịch văn bản.
Do đặc trưng về nghĩa tình thái của động từ mà dạng câu trao- nhận trong tiếng Nhật chủ yếu xuất hiện trong ngôn ngữ hội thoại. Nhiều khi đây lại là những mã giao tiếp đòi hỏi người dịch phải giải được thì mới có thể giúp cuộc giao tiếp diễn ra một cách thuận lợi. Sau đây là kết quả điều tra về việc chuyển dịch dạng câu biểu thị hoạt động trao - nhận mà chúng tôi đã thống kê được trong cuốn "300 câu đàm thoại Nhật - Việt" của tác giả Trần Việt Thanh.
Tiếng Nhật Tiếng Việt
1 ・いっらしゃいませ。なにを?差し
上?げましょうか。
- Hân hạnh được đón tiếp ông. Ông cần mua gì ?
2 ・何を?差し上?げましょう。お祝
いですか。
- Quý ông muốn mua gì ạ ? Chúc mừng phải không ạ?
3 ・いいえ、病院@見©舞‗?¢に上?げ
るんです。
- Không, chúng tôi đi thăm và biếu người bệnh.
5 ・私?は果物を?お見©舞‗?¢にあげ ましょう。
- Tôi sẽ biếu trái cây để thăm bệnh.
6 ・午後?から東?京駅wの?近ßくへ行
く用事?があるの?で、私?が買ƒ?Á
てきて上?げましょう。
- Vì buổi chiều tôi có việc đi đến gần ga Tokyo nên tôi sẽ mua vé cho anh nhé
7 ・これを?細かいお金àに換えて下
さいませんか。
- Xin vui lòng hãy đổi cái này ra tiền lẻ cho tôi.
8 ・ここへ電d話bしてくださいませ
んか。
- Xin vui lòng hãy gọi điện thoại đến chỗ này cho tôi.
9 ・ええ、王さんの?話bを?したら、
一度面Ê接に来?てくれって言¾い
ました。
- Vâng, khi tôi nói chuyện của anh thì họ đã bảo hãy đến phỏng vấn một lần.
10 ・それなら、ばらなんかいかがで
しょう。
・そうですね。じゃあ、ばらを?も
らいましょう。
- Nếu thế thì tặng chẳng hạn như là hoa hồng thì ông thấy thế nào
- Ừ nhỉ! Vậy thì cho tôi hoa hồng đi
11 ・まず、ビ-るを?もらいましょう
。
- Trước tiên uống bia nhé
12 ・それでは、二足«もらいましょう
。千円でおつりを?ください。
- Vậy thì cho tôi 2 đôi. Đây là 1000 Yên, xin ông thối lại giùm.
13 ・写真を?一枚?取ってもらいたい
ですが。
- Tôi muốn nhờ ông chụp cho một bức hình.
14 ・はい、明後?日は一日中?学術交?
流会ですが、夜は京劇?を?み?ても
らうことになっています。
- Vâng, ngày mốt sẽ làm lễ giao lưu học thuật suốt một ngày, nhưng buổi tối sẽ xem ca kịch Bắc Kinh.
15 ・この?手紙?を?書?留にしてもら
いたいですが、
- Tôi muốn nhờ ông gửi bảo đảm bức thư này.
16 ・いつできますか。なるべく急い でもらいたいですが。
- Khi nào có hình? Tôi muốn nhờ ông cố gắng làm gấp cho.
17 ・キャ?ッシュ?か-ドを?作?って もらいたいですが、
- Tôi muốn nhờ ông làm 1 thẻ tín dụng.
18 ・この?フイル?ム?を?現像?しても らいたいですが、
- Tôi muốn nhờ ông rọi cuộn phim này.
19 ・たまにはいいじゃないですか。
大学の?食堂ではいつも王さんにお
ごってもらっていますから。
- Thỉnh thoảng không tốt sao? Ở nhà ăn trường đại học bao giờ cũng được anh On mời kia mà.
20 ・はい、解đ?M剤を?飲ùんでいま
す。それに毎?日注射を?二回して
もらっています。
- Vâng, tôi đang uống thuốc giải nhiệt. Hơn nữa mỗi ngày được chích 2 lần.
21 ・八百円いただきます。 - Xin nhận được 800 Yên
22 ・私?どもの?パ-テ-ご出席いた
だけますか。
- Ông có thể có mặt trong bữa tiệc của chúng tôi không ạ?
23 ・明日にしていただけませんか。 - Tôi có thể được ông chọn ngày mai
(gặp) được không?
24 ・この?テレ?ビ、家へ届けていた
だけませんか。
- Nhờ ông giao Tivi này đến nhà tôi được không?
25 ・しない見©物の?時間を?作?って
いただけませんか。
- Ông có thể sắp xếp thời gian cho tôi tham quan trong thành phố được không ạ?
26 ・切符?の?買ƒ?¢方を?おしえてい
ただけませんか。
- Tôi có thể nhờ ông chỉ cho tôi cách mua vé được không? 27 ・大変結?構なスケジュ?-ル?だと 思います。ただちょっと無理を?申 し上?げたいですが、見©学の?授 業風— ?iを?見©学させていただければあ
- Tôi nghĩ rằng thời gian biểu rất tốt, nhưng tôi muốn yêu cầu hơi quá đáng một chút. Nếu được dự giờ quang cảnh buổi học của quý trường thì cảm ơn biết mấy.
りがたいですが。
28 ・もう少し待?っていただけません
か。
- Tôi có thể nhờ ông đợi thêm một chút nữa được không?
29 ・是非ñ日本の?お祭?を?見©ていた だきたいと思います。
- Tôi nhất định sẽ tham quan các lễ hội của Nhật Bản.
30 ・今日わざわざ私?の?ために送—
?Ê会を?催?していただき、誠の?あ
りがとうございます。
- Chân thành cảm tạ ông đã tổ chức bữa tiệc đưa tiễn dành cho tôi một cách ân cần
31 ・じゃこちらに数?字を?四つかい
ていただけませんか。
- Vậy thì tôi xin ông vui lòng viết 4 con số vào chỗ này.
Bảng 14
Trong ấn phẩm trên có 31 câu sử dụng các động từ mang ý nghĩa trao - nhận. Tác giả đã có những cách dịch khác nhau đối với nhóm động từ này:
(1) Trong số 5 trường hợp sử dụng động từ mang ý nghĩa trao(1, 2, 3, 4, 5) với dạng câu diễn đạt hoạt động trao trực tiếp thì chỉ có hai trường hợp động từ được dịch với nghĩa " biếu" (3, 5). Ba trường hợp còn lại được tác giả sử dụng động từ khác để thay thế ( động từ " mua" ) (1, 2, 4)
(2) Có 5 trường hợp (10, 11, 12, 21, 22) câu có chứa các động từ mang ý nghĩa nhận trực tiếp thì 3 trường hợp (10, 12, 11) không được dịch với nghĩa " B nhận được từ A một vật gì đó " mà tác giả dùng các động từ ―cho”, "uống" để chuyển dịch. Duy nhất một trường hợp (21) được dịch là "
nhận " và một trường hợp ( 22) không được chuyển dịch.
(3) Đối với dạng cấu trúc[ V1Pて +V2Q( mang ý nghĩa nhận)], tác giả có 4 cách chuyển dịch ( 16 câu)
- B được A làm một việc gì đó ( 19, 20, 23, 27)
-B nhờ A làm một việc gì đó (13, 15, 16, 17, 18, 24, 26, 28) - Chuyển sang cách diễn đạt hoạt động trao (25, 30)
(4) Nghĩa hàm ơn trong các câu diễn đạt hoạt động trao gián tiếp ( 6, 7, 8) được chuyển dịch bằng từ " cho" và một trường hợp (9)không được chuyển dịch ( ngầm ẩn)
Qua đây, chúng tôi nhận thấy trên thực tế các câu có chứa động từ trao nhận khi dịch sang tiếng Việt được thể hiện khá đa dạng. Cùng một dịch giả nhưng ý nghĩa trao - nhận được chuyển dịch không hoàn toàn giống nhau ở các trường hợp trong ấn phẩm trên. Chúng tôi cho rằng tác giả đã dịch tương đối sát và bám chặt vào cấu trúc câu. Tác giả cố gắng lột tả được ý nghĩa hàm ơn thể hiện trong các phát ngôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do quá bám sát vào cấu trúc mà làm cho cách diễn đạt bị cứng nhắc, không tự nhiên. Chúng tôi đã tiến hành làm phiếu kiểm tra lại ngữ cảm của người Việt Nam về các câu chuyển dịch tiếng Việt lấy trong ấn phẩm trên theo phương thức: Đưa các câu này và hỏi các cộng tác viên xem các câu đó có thực sự là tiếng Việt hay không. Sau khi thực hiện với 50 cộng tác viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tiếng Việt Bình thường
( tỷ lệ %)
Không tự nhiên ( tỷ lệ%) 16. Khi nào có hình? Tôi muốn nhờ ông cố
gắng làm gấp cho.
69% 31%
17 Tôi muốn nhờ ông làm 1 thẻ tín dụng 75% 25% 18. Tôi muốn nhờ ông rọi cuốn phim này 50% 50%
21. Xin được nhận 800 yên. 0% 100%
23. Tôi có thể được ông chọn ngày mai ( gặp) được không ?
27% 73%
24. Nhờ ông giao tivi này đến nhà tôi được không ?
69% 31%
mua vé được không?
28. Tôi có thể nhờ ông đợi thêm một chút nữa không?
35% 65%
Bảng 15
Trong các trường hợp trên, tác giả đã dùng phương pháp trực dịch, và kết quả là có những trường hợp người Việt hoàn toàn không nói như vậy (21), có những trường hợp mà phần lớn người Việt không nói (16, 17, 24). Một số trường hợp sự phân biệt "cách nói bình thường" và "cách nói không tự nhiên" ở mức độ cân bằng. Từ kết quả điều tra này, có thể thấy, nếu chúng ta áp dụng phương pháp trực dịch phụ thuộc nhiều vào cấu trúc thì sẽ dẫn đến lối nói cứng nhắc và không thông dụng trong tiếng Việt. Ngược lại, khi chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật, người dịch phải chú ý tới sự khác nhau về cấu trúc được quy định bởi những yếu tố văn hoá, xã hội, quan niệm... giữa người Việt và người Nhật.