Các động từ biểu thị các hành động chuyển dịch trong tiếng Việt có rất nhiều như: cho , tặng , biếu , đền , nộp , ban , cấp , thí , trao , giao , gửi , đưa , mang, đem ...
Trong nhóm động từ trên có những động từ thuần túy biểu thị sự chuyển dịch một vật thể từ đối tượng này sang đối tượng khác như: đền, nộp, ban, cấp...mặc dù tính chất của sự chuyển dịch này không hoàn toàn như nhau. Trong vốn từ tiếng Nhật cũng có một nhóm các động từ tương ứng, hoàn toàn đáp ứng việc dịch sang tiếng Việt. Trong tiếng Việt cũng tồn tại một nhóm động từ: cho, biếu, tặng..với sựkhu biệt về sắc thái nghĩa gần giống với các động từ あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], やる[yaru], くれる[kureru], くださる[kudasaru] của tiếng Nhật. Tuy nhiên, trong thực tế, khi nghiên cứu hoạt động của các câu có chứa động từ trao-nhận của tiếng Nhật chúng tôi nhận thấy rằng giữa hai ngôn ngữ có rất nhiều điểm khác biệt.
VD1: お父?さんは子供?におもちゃを?あげました。
[Otosan wa kodomo ni omocha wo agemashita]
Ông bố cho các con đồ chơi.
VD2: 私?はお客さんに娘たちの?作?ったケーキを?さしあげました。
[Watashi wa okyakusan ni musumetachinotsukuttakeki wo sashiagemashita]
Tôi đã tặng(biếu) ông khách chiếc bánh ngọt mà các con gái tôi làm.
cho, biếu, tặng trong tiếng Việt và các động từ あげる[ageru], さしあげる[sashiageru] của tiếng Nhật.Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể tìm thấy sự tương đương như vậy.
VD3: 私?は妹?に手紙?を?やりました。
[Watashi wa imòto ni tegami wo yarimashita]
Tôi đã gửi thư cho em gái.
VD4: いらしゃいませ。何を?さしあげましょうか。
[Irashaimase. Nani wo sashiagemashoka]
Hân hạnh được đón tiếp ông. Ông cần mua gì?
Ở hai trường hợp trên sắc thái nghĩa của hai động từ やる[yaru] và さしあげる[sashiageru] khác với nhóm: cho, biếu, tặng. Do vậy không thể chuyển dịch tương đương từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, bởi người Việt không nói:
VD3: Tôi đã cho thư em gái. (-)
VD4: Hân hạnh được đón tiếp ông. Tôi cho (tặng, biếu) ông cái gì được ạ? (-) Khi khảo sát nhóm các động từ trao-nhận của tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy cũng có thể sử dụng cách phân chia thành hoạt động trao-nhận trực tiếp hay gián tiếp của tiếng Nhật đối với nhóm động từ này. Các động từ có khả năng biểu thị ý nghĩa trao trực tiếp là: cho, tặng, biếu, đền, nộp, ban, cấp, thí... VD: Tôi cho nó cái bút
tặng biếu đền
Hay: Tôi nộp cho nó cái bút
ban
cấp thí
Tuy nhiên, như trên đã nói, những động từ mang sắc thái nghĩa gần giống với các từ: あげる[ageru], さしあげる[sashiageru], やる[yaru], くれる[kureru], くださる[kudasaru] của tiếng Nhật là nhóm: ―cho, biếu, tặng‖. Do vậy, trong phần này chúng tôi chỉ đi vào khảo sát nhóm động từ này.