MỞ ĐẦU Có thể nói rằng quá trình học ngoại ngữ, trong một chừng mực nào đó, là quá trình người học nhận thức, tiếp thu kiến thức ngôn ngữ-văn hoá của dân tộc nói tiếng mình học và cũng l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
*****
TRẦN THỊ MAI ĐÀO
LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA HỌC
SINH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 9/2003
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
****
TRẦN THỊ MAI ĐÀO
LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA HỌC
SINH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ
Mã số : 5.04.08
Hướng dẫn khoa học: TS Lê Thế Quế
Hà Nội - 9/2003
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
2 Đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn 6
2.1 Đối tượng nghiên cứu 6
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
2.3 Giới hạn của đề tài 7
3 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 8
3.1 Tư liệu nghiên cứu 8
3.2 Phương pháp nghiên cứu 8
4 Những đóng góp của luận văn 9
5 Bố cục của luận văn 10
6 Ký hiệu phiên âm quốc tế 10
7 Giải thích những từ được viết tắt trong luận văn 12
Chương 1: Cơ sở lý luận 13
1.1 Giới thiệu hệ thống âm vị PA tiếng Anh 13
1.1.1 Tiếng Anh RP và các biến thể địa phương 13
1.1.2 Hệ thống âm vị PA tiếng Anh 13
1.1.2.1 Định nghĩa và danh sách PA 13
1.1.2.2 Các nét khu biệt của PA tiếng Anh 15
1.2 Sự hiện thực hoá hệ thống âm vị PA tiếng Anh 21
1.2.1 Âm mạnh và âm yếu 21
1.2.2 Cụm PA 22
1.2.2.1 Cụm PA đầu 22
1.2.2.2 Cụm PA cuối 24
1.2.3 PA âm tiết tính 26
1.2.4 Quy tắc âm vị học tiếng Anh 27
1.2.5 Quan hệ giữa âm và chữ trong tiếng Anh 29
1.3 Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt 30
1.3.1 Cấu trúc âm tiết 31
Trang 41.3.2 Danh sách PA 31
1.3.2.1 Hệ thống PA đầu 32
1.3.2.2 Hệ thống PA cuối 33
1.3.3 Mô tả PA tiếng Việt 33
1.3.4 Quan hệ giữa âm và chữ trong tiếng Việt 35
1.4 Chơng trình tiếng Anh ở trờng THCS 35
1.5 Tình hình dạy phát âm tiếng Anh ở trờng THCS 38
Tiểu kết 42
Chương 2: Khảo sát các dạng lỗi phát âm PA tiếng Anh 44
2.1 Cơ sở xác định lỗi 44
2.1.1 Xây dựng các dạng trắc nghiệm cho khảo sát lỗi 44
2.1.1.1 Mục đích 44
2.1.1.2 Danh sách từ thử dạng trích dẫn (Đơn PA) 44
2.1.1.3 Danh sách từ thử dạng trích dẫn (Cụm PA chính) 48
2.1.2 Vấn đề chọn nguồn tư liệu người mắc lỗi phát âm tiếng Anh 54
2.1.3 Các bước tiến hành thu thập tư liệu về lỗi phát âm tiếng Anh 56
2.2 Phân loại các dạng lỗi phát âm PA trên cơ sở vốn tư liệu 56
2.2.1 Định nghĩa lỗi phát âm 56
2.2.2 Tiêu chí phân loại 57
2.2.3 Mô tả các dạng lỗi phát âm PA 58
2.2.3.1 Lỗi biến thể âm vị PA tiếng Anh 58
2.2.3.2 Lỗi chân dung âm vị PA tiếng Anh 60
Tiểu kết 76
Chương 3: Thử bàn về các tác nhân gây lỗi phát âm PA tiếng Anh và đề nghị các biện pháp khắc phục 79 3.1 Các tác nhân gây lỗi 79
3.1.1 Quá trình dạy và học ngôn ngữ thứ hai 79
3.1.2 Tiếp xúc ngôn ngữ 83
3.1.2.1 Những chuyển di tích cực 84
3.1.2.2 Những chuyển di tiêu cực 84
3.1.3 Các tác nhân gây lỗi khác 97
3.1.3.1 Từ phía HS 97
Trang 53.1.3.2 Từ phía chơng trình và SGK 98
3.1.3.3 Từ phía môi trờng dạy và học ngoại ngữ 99
3.2 Các giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục các lỗi phát âm PA tiếng Anh cho HS THCS 100
3.2.1 Tổng quan 100
3.2.1.1 Truyền đạt kiến thức ngữ âm 101
3.2.1.2 Thái độ đối với lỗi phát âm 103
3.2.1.3 Tạo môi trờng tiếng 104
3.2.2 Giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục lỗi phát âm 106
3.2.2.1 Các PA đơn 107
3.2.2.2 Các PA trong cụm 110
Tiểu kết 114
Kết luận 116
Tài liệu tham khảo 120
Phụ lục 124
Trang 6
MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng quá trình học ngoại ngữ, trong một chừng mực nào đó,
là quá trình người học nhận thức, tiếp thu kiến thức ngôn ngữ-văn hoá của dân tộc nói tiếng mình học và cũng là quá trình người học rèn luyện nhằm hình thành kỹ năng và thói quen sử dụng các phương tiện của ngoại ngữ đó cho những hoạt động giao tiếp của mình Và cũng có thể nói rằng, học ngoại ngữ là học những dị biệt và tương đồng của ngoại ngữ với tiếng mẹ đẻ của người học Vì thế, khi người học chưa đạt đến trình độ của người bản ngữ về kiến thức ngôn ngữ-văn hoá và kỹ năng giao tiếp, họ mắc lỗi trong khi nói và khi viết là tất yếu và thường xuyên Tất cả mọi người, không loại trừ ai, đều mắc lỗi khi học ngoại ngữ Một trong những yếu tố góp phần làm cho quá trình dạy-học ngoại ngữ đạt hiệu quả cao là việc chữa lỗi cho người học Do
đó, có thể thấy rằng, truyền đạt-tiếp thu kiến thức-rèn luyện kỹ năng và chữa lỗi của người học là hai bộ phận cấu thành của quá trình dạy-học
Thật vậy, quá trình dạy-học và chữa lỗi có quan hệ mật thiết và hữu cơ với nhau và luôn luôn được tiến hành song song Nhưng việc chữa lỗi như từ trước đến nay thường được tiến hành chủ yếu mang tính chữa bệnh Điều đó, chúng tôi nghĩ, là do những vấn đề liên quan đến chữa lỗi và loại bỏ lỗi ở người học ngoại ngữ còn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.Vì thế, việc cảm thấy lúng túng khi phân định lỗi của người học, ví dụ lỗi này thuộc bình diện nào, lỗi này thuộc loại lỗi nặng hay nhẹ, nguyên nhân mắc lỗi là gì cũng là dễ hiểu Ngoài ra, theo chúng tôi, một trong những mục đích của việc chữa lỗi của người học và cho người học chính là ngăn ngừa tái phạm và loại bỏ lỗi Điều đó có nghĩa là, việc chữa lỗi của người học và cho người học phải mang tính phòng bệnh nhiều hơn Phòng bệnh càng tốt bao nhiêu thì nguy cơ mắc bệnh càng ít đi bấy nhiêu Rõ ràng là kết quả nghiên cứu vấn đề này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc thay đổi, điều chỉnh ở một
Trang 7mức độ nào đó nội dung và thủ thuật dạy học, đến nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ
Liên quan chặt chẽ đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ chúng tôi thấy cần thiết phải nói đến việc phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực của người học nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho
họ trong quá trình học tập Trong dạy học ngoại ngữ luận điểm này càng đúng
vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm vững các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình Thực hành giao tiếp là nội dung chủ yếu, là mục tiêu chiếm lĩnh hàng đầu của cả người dạy và người học trong dạy học ngoại ngữ
Sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của môn học ngoại ngữ nếu như hoạt động chủ đạo lại không phải là rèn luyện thành thạo các kỹ năng thực hành giao tiếp
Muốn dạy học đạt được mục tiêu như đã đề ra buộc phải thay đổi cách dạy học ngoại ngữ Sự thay đổi này là việc tiếp cận với một ngoại ngữ cần phải bắt đầu bằng luyện nói Việc học viết, luyện viết sẽ có một vị trí xứng đáng ở cấp độ khác, trong những năm sau Ở giai đoạn đầu, việc ưu tiên cho luyện nói là điều cần thiết, tất yếu Việc thực hiện đối thoại giữa người dạy với người học, giữa người học với nhau là một hành động giao tiếp tuyệt vời cần được khuyến khích, tăng cường
Từ quan điểm về chữa lỗi cho người học cộng với tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ, chúng tôi cho rằng việc phát hiện, phân loại và khắc phục lỗi của người học trong giao tiếp bằng ngoại ngữ phải được quan tâm nghiên cứu trước tiên Do đó, trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề lỗi phát âm của người Việt khi học tiếng Anh trên những tư liệu thu thập được trong quá trình điều tra Sau đó, chúng tôi thử bàn về các tác nhân gây lỗi và đề nghị các biện pháp khắc phục
Trang 81 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những vấn đề có liên quan đến lỗi của người học ngoại ngữ đã được nhiều nhà giáo học pháp, ngôn ngữ học, tâm lý học và giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, nghiên cứu Và đã xuất hiện nhiều bài báo, cuốn sách và công trình nghiên cứu về chuyên mục này ở nước ngoài và ở Việt Nam
Ở các nước phương Tây, như ở Anh, Hoa Kỳ, việc nghiên cứu, phân tích lỗi của những người học tiếng Anh như một ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai
từ lâu đã thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của nhiều giáo sư, nhiều trung tâm, nhiều trường đại học Nhiều công trình đã được công bố như: “Language Learners and Their Errors” [45, 1992], “Error Analysis” [49, 1984], “Learners English: A Teacher‟s Guide to Interference and other Problems [53,1991]…Trong các công trình này, ở những mức độ khác nhau và những cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã tìm hiểu các hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, của tiếng mẹ đẻ của người học tiếng Anh thuộc các dân tộc khác nhau như: Hà Lan, Đức, Pháp, Ý, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, và so sánh đối chiếu với tiếng Anh Với kết quả nghiên cứu đó cộng với số liệu thu thập được qua thực tế giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài, các tác giả
đã thống kê, phân loại, dự báo lỗi và nêu lên một số nguyên nhân mắc lỗi của người học tiếng Anh của các dân tộc đã kể trên, đồng thời đề xuất những giải pháp dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và chữa lỗi cho họ Kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên là rất quan trọng, giúp cho những người nghiên cứu vấn đề này đối với các ngoại ngữ khác nhau một số cơ sở lý luận, phương pháp và cách thức tiến hành nghiên cứu
Có thể nói không sai rằng, người học ngoại ngữ mắc lỗi trong giao tiếp bằng ngoại ngữ là điều có thật và hiển nhiên Song, ở Việt Nam cho đến nay chưa có những chuyên gia thuộc lĩnh vực này và, vì thế, chưa thấy xuất hiện
Trang 9cứu lỗi của người Việt Nam học ngoại ngữ nói chung hoặc một ngoại ngữ cụ thể nói riêng
Trong giảng dạy tiếng Anh, vấn đề lỗi và nghiên cứu lỗi của người Việt Nam khi học tiếng Anh chưa được quan tâm đúng mực Quan tâm đến vấn đề phân tích lỗi và tầm quan trọng của nó trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung phải kể đến tác giả Lê Thị Hải Hà với luận văn “Phân tích lỗi và ý nghĩa của phân tích lỗi trong dạy tiếng”[29,2001] Lỗi ở từng kỹ năng cụ thể (viết và phát âm) cũng đã được một số tác giả nghiên cứu như tác giả Nguyễn Văn Lợi với luận văn “Nguyên nhân các lỗi trong văn viết tiếng Anh của sinh viên chính qui tiếng Anh ở trình độ trung cấp”[39,1999]; Lê Tuyết Ngọc với “Phân tích lỗi trong văn viết của sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội” [42, 1999]; Phan Thị Nhất với “Phân tích lỗi trong giảng dạy môn viết tiếng Anh ở trình độ sơ cấp và tiền trung cấp của sinh viên trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội” [43,1991] Bên cạnh đó, một số tác giả lại quan tâm đến vấn đề lỗi phát
âm, phương pháp để phát âm tốt cũng như thiết kế chương trình dạy phát âm tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam Đó là Nguyễn Thị Hồng Mai với “Thiết kế chương trình dạy phát âm cho sinh viên tiếng Anh trường Cao đẳng Sư phạm
Hà nội” [40,2001]; Dương Thị Bạch Nhật với “Thiết kế chương trình dạy phát
âm tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất tại trường Cao đẳng Sư phạm Qui nhơn” [44,2001]; Hoàng Minh Hiền với “Phân tích lỗi phát âm và biện pháp
để phát âm tốt hơn trong giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Xây dựng
Hà Nội”[31,2000] Đặc biệt phải kể đến một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu vấn đề lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên Việt Nam, như Phan Quang Bảo với “ Khó khăn người học tiếng Anh ở Huế gặp phải khi phát âm một số
âm vị tiếng Anh” [21,1999], Nguyễn Thị Phúc Hoa với “Một số vấn đề phát
âm sinh viên Đại học Huế gặp phải khi nói tiếng Anh một cách tự nhiên” [32,1999], Lê Thị Minh Trang với “Nghiên cứu sự lược bỏ cụm PA cuối âm tiết trong quá trình nói tiếng Anh của người học Việt Nam” [54,2000]
Trang 10Điểm qua một số tác giả và công trình nghiên cứu của họ về vấn đề lỗi trong dạy học ngoại ngữ cũng như những vấn đề xung quanh việc khắc phục lỗi, chúng tôi nhận thấy:
1.Các tác giả đều đã thống nhất cho rằng lỗi nảy sinh trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng là điều không thể tránh được
và cho rằng việc khắc phục lỗi cho người học là cần thiết và cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt
2.Một số tác giả đã quan tâm nghiên cứu về lỗi trong văn viết tiếng Anh của người học ở những trình độ khác nhau Họ đã thống kê các dạng lỗi, nêu
ra được phần nào nguyên nhân mắc lỗi nhưng chưa đề xuất biện pháp khắc phục lỗi khi viết tiếng Anh thật cụ thể
3.Ngoài lỗi trong văn viết, một số tác giả đã khảo sát lỗi phát âm tiếng Anh của người học Việt Nam và những vấn đề liên quan đến lỗi phát âm như các dạng lỗi phát âm (lỗi trong nội bộ từ, lỗi ngôn điệu), nguyên nhân mắc lỗi (chuyển di tiêu cực) cũng như đề xuất những biện pháp chung để khắc phục lỗi Cách tiếp cận lỗi chưa phát huy được ưu điểm của ngôn ngữ học hiện đại Một số tác giả khác cũng thấy được yêu cầu cần phải có một chương trình dạy phát âm cho sinh viên với đầy đủ yêu cầu về nội dung, thời lượng, thủ thuật Các chương trình được thiết kế đều dựa trên các giáo trình ngữ âm tốt
do người nước ngoài biên soạn cho những người học tiếng Anh như một ngoại ngữ Nếu như các tác giả này sáng tạo hơn trong thiết kế một giáo trình ngữ âm tiếng Anh cho người Việt (nói tiếng Việt), học tiếng Anh ở Việt Nam, phần lớn do người Việt dạy , tập trung luyện tập các vướng mắc trong phát
âm tiếng Anh của người Việt thì chắc hẳn kết quả còn cao hơn nữa
4.Các tác giả đã quan tâm đến lỗi trong văn viết và phát âm của các đối tượng chủ yếu là sinh viên các trường cao đẳng, đại học mà chưa có tác giả nào quan tâm đến đến đối tượng người học tiếng Anh đông đảo không kém đó
Trang 11nghiêm túc vì khả năng sử dụng tiếng Anh của các em ở giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập ngoại ngữ của chính các em sau này 5.Những vấn đề như nguyên nhân mắc lỗi, cách khắc phục các loại lỗi khác nhau còn cần phải được đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu hơn nữa; nguyên nhân mắc lỗi cần phải được xem xét từ nhiều khía cạnh như: tâm lý người học, khả năng của người học, yếu tố môi trường Nhưng quan trọng hơn cả là nguyên nhân do chuyển di tiêu cực mà có Khắc phục lỗi phải được
áp dụng đúng với thực tế giảng dạy của từng trường hợp cụ thể, phải có ý thức ngăn ngừa lỗi chứ không phải chỉ là sửa lỗi khi nguy cơ mắc lỗi đã quá cao, thói quen sử dụng ngôn ngữ sai do lỗi đã ăn sâu vào suy nghĩ của người học và trở thành mãn tính
Dù sao cũng không thể phủ nhận một điều là những đóng góp của các công trình vừa nêu rất quý giá và đáng được trân trọng Kết quả của các nghiên cứu này giúp cho việc giảng dạy của GV đạt hiệu quả cao hơn đồng thời gợi mở cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề lỗi và khắc phục lỗi khi
sử dụng tiếng Anh một hướng nghiên cứu đối với từng kỹ năng cụ thể, từng đối tượng cụ thể, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
Tóm lại, vấn đề lỗi và chữa lỗi trong việc học ngoại ngữ, cụ thể là trong việc phát âm tiếng Anh còn đang là vấn đề bỏ ngỏ Có lẽ đây là mảng đề tài khó nhưng nó thực sự cần thiết cho những năm đầu học ngoại ngữ và cả về sau này Nghiên cứu vấn đề này là việc làm quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của dạy và học ngoại ngữ
2 Đối tượng, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống PA tiếng Anh và các loại lỗi phát âm PA đơn trong từ và trong cụm từ tiếng Anh của HS Quảng
Trang 12Ngãi mà cụ thể là HS truờng THCS Tịnh Ấn Tây huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi ở giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Anh (giai đoạn từ lớp 6 đến lớp 9)
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Quá trình học ngoại ngữ được quan niệm là quá trình diễn ra sự tiếp xúc ngôn ngữ Việc nắm bắt một hệ thống thói quen mới (tiếng Anh) không thể không chịu ảnh hưởng của thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ Một cách không có
ý thức, người học ngoại ngữ thường “lái” những sự kiện, hiện tượng và đặc trưng của thứ tiếng mình đang học theo những sự kiện, hiện tượng và đặc trưng của tiếng mẹ đẻ Từ đó, hình thành riêng một cơ cấu song ngữ theo hai hướng ảnh hưởng: tiêu cực và tích cực Có nghĩa là, kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ
có tác dụng tích cực là hỗ trợ, thúc đẩy việc nắm ngoại ngữ nhanh hơn, tốt hơn Thế nhưng cũng cần phải lưu ý rằng kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ còn có ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm việc nắm vững tiếng nước ngoài vì tính bảo thủ của kinh nghiệm ngôn ngữ Thói quen nói tiếng mẹ đẻ (cụ thể là cách phát âm) dễ dàng được áp đặt đối với tiếng nước ngoài HS học tiếng Anh thực sự là một
sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt và chính từ đó xảy ra hiện tượng giao thoa (cả hướng tích và tiêu cực) Vì vậy, chúng tôi đặt ra cho luận văn nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:
- Xác định một số các dạng lỗi mà các em thường mắc phải trên cơ sở khảo sát cách phát âm PA tiếng Anh (trong từ đơn) của HS THCS
- Lý giải các nguyên nhân gây lỗi từ những đặc điểm của hệ thống PA tiếng Anh và tiếng Việt, từ phía chương trình và SGK, từ phía môi trường dạy
và học tiếng, từ phía HS
-Đề nghị giải pháp khắc phục lỗi phát âm PA tiếng Anh cho HS THCS Các giải pháp này có tính đến đặc điểm của HS, môi trường dạy và học tiếng, thái độ đối với lỗi Bài tập phát âm nhằm khắc phục từng loại lỗi HS THCS thường mắc phải
Trang 13Thực tế cho thấy rằng, để cho việc đối chiếu ngôn ngữ có hiệu quả phải thực hiện so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ trên từng bình diện nhỏ, từng cấp độ tương đương một cách có ý thức Nếu việc đối chiếu ngôn ngữ thực hiện trên phạm vi quá rộng trong toàn bộ hệ thống cấu trúc của hai ngôn ngữ thì đó hình như chỉ là một việc làm mang ý nghĩa hình thức, kết quả thu được hạn chế ở một số nét khái quát cơ bản, đôi khi không tránh khỏi sơ sài hoặc suy diễn chủ quan.Vì lẽ đó, luận văn này giới hạn ở việc đối chiếu ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh và tiếng Việt ở phạm vi ngữ âm để phát hiện lỗi trong từ đơn, cụ thể là lỗi phát âm PA Những vấn đề còn lại như: lỗi phát âm NA và lỗi ngôn điệu như lỗi về trọng âm và ngữ điệu cũng là những địa hạt khá quan trọng hứa hẹn nhiều điều lý thú nhưng chưa được chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn này vì phạm vi, giới hạn cho phép của luận văn
Các lỗi phát âm PA của HS được chúng tôi thu thập chủ yếu trong môi trường dạy và học tiếng Anh tại lớp học trong phạm vi nhà trường Chúng được phân loại và phân tích trên cơ sở những nguyên nhân ngôn ngữ học nào gây ra các lỗi đó Bởi vậy, những lỗi phát âm PA của HS nảy sinh do các nguyên nhân tâm-sinh lý, các điều kiện xã hội bên ngoài phạm vi ngôn ngữ học…không được chúng tôi thảo luận trong luận văn này
3 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Tư liệu nghiên cứu
Đối tượng HS được chúng tôi khảo sát là HS THCS ở Quảng Ngãi (từ lớp 6 đến lớp 9, nằm trong độ tuổi từ 12 đến 15) Các em là HS người Việt (dân tộc Kinh), sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày Số HS này đang học ngoại ngữ (môn tiếng Anh) theo giáo trình English 6, 7, 8, 9 của Bộ GD-ĐT có sửa đổi và bổ sung Do vậy, số đối tượng là người dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam sử dụng tiếng mẹ đẻ, tiếng
Trang 14dân tộc (nếu có) bên cạnh tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông sẽ không được chúng tôi đưa ra khảo sát
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã vận dụng phương pháp đối chiếu trên cơ sở loại hình ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), lấy tiếng Việt làm cơ sở để nghiên cứu tiếng Anh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại lỗi bằng cách quan sát trực tiếp cách phát âm của một số đối tượng là HS THCS ở giai đoạn mới bắt đầu học tiếng Anh Vận dụng các đặc trưng âm vị học của âm vị PA tiếng Anh và tiếng Việt chúng tôi tiến hành miêu tả cách phát âm PA của HS trong các từ đơn đã chọn trong các bảng từ Sự thể hiện thiếu hay thừa hay có khi sai lệch các đặc trưng âm vị học của âm PA là cơ sở để chúng tôi xác định lỗi
Các đối tượng lần lượt phát âm các từ đã chọn trong bảng từ theo yêu cầu Cách phát âm từng âm vị ở từng vị trí khảo sát trong từ đơn tiếng Anh đã được hiện thực hoá bằng những ký hiệu phiên âm quốc tế và những dấu phụ trong những trường hợp cần thiết Phương pháp thống kê cho phép chúng tôi xác định được tỷ lệ mắc lỗi phát âm PA của HS
4 Những đóng góp của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu lỗi của HS THCS, một đối tượng có số lượng đông đảo không kém số lượng sinh viên đại học và cao đẳng ở Việt Nam
Luận văn tập trung khảo sát trực tiếp lỗi phát âm PA tiếng Anh ở từng vị trí cụ thể dựa trên kết quả ghi âm cách phát âm PA tiếng Anh của HS THCS Kết quả ghi âm thể hiện được sự đầy đủ và chính xác các vị trí của PA tiếng Anh trong từ đơn nhờ các bảng từ được xây dựng rất công phu và khoa học Nguyên nhân mắc lỗi được lý giải từ bao quát đến cụ thể dựa trên các đặc điểm ngôn ngữ học, đặc điểm của chương trình và SGK tiếng Anh,
Trang 15Các giải pháp khắc phục lỗi có tính đến đặc điểm của đối tượng mắc lỗi
là HS THCS nhằm phát huy tính tích cực, vai trò chủ động của HS trong học tập, đồng thời khẳng định vai trò không thể thay thế được của GV trong các buổi luyện ngữ âm tại lớp
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được tập trung trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Giới thiệu hệ thống âm vị PA tiếng Anh
1.2.Sự hiện thực hoá hệ thống PA tiếng Anh
1.3.Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
1.4.Chương trình tiếng Anh ở trường THCS
1.5.Tình hình dạy phát âm tiếng Anh ở trường THCS
Chương 2: Khảo sát các dạng lỗi phát âm PA
2.1.Cơ sở xác định lỗi phát âm PA tiếng Anh
2.2.Phân loại các dạng lỗi phát âm PA trên cơ sở vốn tư liệu
Chương 3: Thử bàn về các tác nhân gây lỗi phát âm PA tiếng Anh và các biện pháp khắc phục
3.1.Các tác nhân gây lỗi
3.2.Giải pháp đề nghị đối với việc khắc phục lỗi phát âm PA tiếng Anh cho HS THCS
6 Ký hiệu phiên âm quốc tế
Chúng tôi đã sử dụng ký hiệu phiên âm quốc tế để ghi lại cách phát âm của các âm vị PA của tiếng Anh và tiếng Việt Riêng đối với tiếng Anh trong
số 44 âm vị thì 24 âm vị PA có cách ký hiệu thống nhất trong tất cả các sách
Trang 16chuyên ngành và các từ điển tiếng Anh từ trước đến nay Vấn đề cần thống nhất ở đây là cách ghi ký hiệu phiên âm đối với NA (NA đơn và NA đôi) Thực tế cho thấy rằng cách ghi phiên âm được sử dụng trong bộ SGK tiếng Anh bảy năm English 6-12 ở Việt Nam lại không giống cách ghi ký hiệu phiên âm thường được dùng khá phổ biến Sau đây là sự khác nhau đó:
(I) Ký hiệu phiên âm của quyển từ điển The Oxford Advanced Learner‟s Dictionary of Current English [33,1980]
(II) Ký hiệu phiên âm của bộ SGK tiếng Anh [1,2,3,4,1998]
Trang 177 Giải thích về những từ được viết tắt trong luận văn
Trang 18Chương1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG ÂM VỊ PA TIẾNG ANH
1.1.1 Các biến thể của tiếng Anh và tiếng Anh RP
Tiếng Anh phổ biến khắp thế giới đồng nghĩa với việc tiếng Anh có nhiều biến thể (regional variations) khác nhau Một số biến thể được biết đến là: tiếng Anh-Mỹ (American-English), tiếng Anh-Anh (British-English), tiếng Anh-Ca-na-da (Canadian-English), tiếng Anh-Úc (Australian-English),…
Vì tính phức tạp của các biến thể tiếng Anh chúng tôi buộc phải chọn một thứ tiếng Anh để tiến hành đối chiếu với tiếng Việt trong luận văn này Tiếng Anh được sử dụng trong luận văn là tiếng Anh chuẩn, một biến thể của ngôn ngữ Anh, được đánh giá cao, có uy tín trong đời sống giao tiếp ở những khu vực nói tiếng Anh Biến thể này thường được gọi là tiếng Anh của
Nữ Hoàng (The Queen's English hay the King's English), tiếng Anh miền Nam có giáo dục (the educated southern English) và tên gọi khá phổ biến của
nó là lối phát âm được nhiều người chấp nhận (Received Pronurciation), viết tắt là RP Chúng tôi coi đó là tiếng Anh chuẩn để sử dụng trong luận văn này Bản thân RP cũng rất phức tạp, "trong nó còn có thể phân ra nhiều giọng khác nữa", nhưng do chỗ "đa số người nói các biến thể này đề có chung một danh sách âm vị và bản thân biến thể này cũng đã được nghiên cứu khá kỹ"[47,1973] nên lựa chọn RP là tất nhiên
1.1.2 Hệ thống âm vị PA tiếng Anh
1.1.2.1 Định nghĩa và danh sách PA
1.1.2.1.1.Theo quan điểm ngữ âm học
Xét về bản chất âm học, PA về cơ bản là tiếng động, có đường cong biểu diễn không tuần hoàn Nhiều PA có thanh xen lẫn và chiếm một tỷ lệ cao, tuy
Trang 19Về mặt cấu âm, PA được tạo nên do sự cản trở không khí (vốn cần thiết
để gây nên tiếng động) trên lối thoát của nó Có nhiều cách cản trở, được gọi
là phương thức cấu âm, khác nhau Cùng một cách cản trở nhưng được thực hiện ở những chỗ khác nhau, gọi là vị trí cấu âm, sẽ cho ta những PA khác nhau Miêu tả một PA chính là xác định âm đó theo hai tiêu chuẩn:
- Phương thức cấu âm
- Vị trí cấu âm
1.1.2.1.2 Theo quan điểm âm vị học
PA là những đơn vị của hệ thống âm thanh đứng đầu và cuối âm tiết:
“dogs”/ dgs/ và “glad”/ glổd/ PA cũng có thể xuất hiện trong một chùm những PA(/-gs/ và /gl-/) như trong hai ví dụ vừa nêu Trên thực tế, ở đầu âm tiết có thể có đến 3 PA đứng liền nhau tạo nên cụm PA đầu (ví dụ: string) và
ở cuối âm tiết có thể có đến 4 PA đứng liền nhau tạo nên cụm PA cuối mặc dù
số này không nhiều (ví dụ: twelfths /twelfs/, glimpsed /glimpst/)
Dựa vào đặc điểm tính thanh (voicing) có thể chia PA làm hai loại: Khi phát âm, luồng khí không bị chặn lại ở ngay thanh quản mà thoát ra ngoài miệng một cách tự do Những PA được tạo theo kiểu này gọi là PA vô thanh (voiceless consonant)
Khi phát âm, luồng khí bị chặn ở ngay thanh quản, không thoát ra ngoài được (nếu có thì rất yếu) và làm cho dây thanh rung lên tạo nên tiếng thanh Những PA được tạo ra theo kiểu này gọi là PA hữu thanh (voiced consonant)
Sự phân biệt PA vô thanh và PA hữu thanh dựa vào sự rung dây thanh là không hoàn toàn tuyệt đối: nó phụ thuộc vào vị trí xuất hiện của PA trong một
từ, lúc này tạo ra mức độ của tính thanh (degree of voicing) Ở cuối từ, PA hữu thanh mất đi phần lớn sự rung của dây thanh (vô thanh hoá/devoiced)
Âm /z/ đứng đầu từ “zoo” /zu:/ dây thanh lúc phát âm rung mạnh hơn khi /z/ ở cuối từ “ooze” /u:z/
Trang 20Dựa vào luồng hơi thở (an alternative way of capturing): Sự khác nhau giữa những cặp PA như /p/ và /b/ là do cách luồng hơi được tạo ra như thế nào Các PA vô thanh được tạo ra với một luồng hơi mạnh hơn rất nhiều so với những PA hữu thanh Cách gọi âm mạnh (fortis/strong) và âm yếu (lenis/weak) thường được dùng để chỉ hai loại PA: âm mạnh và âm yếu
Dựa vào cách sử dụng khoang mũi: Không giống NA, một số PA về cơ bản được xác định qua cách sử dụng khoang mũi (the nasal cavity) Thông thường trong tiếng Anh, khi phát âm, ngạc mềm (soft palate) được nâng lên
ép sát vào cuống họng (back of the throat) không cho không khí thoát qua đường mũi Với trường hợp 3 âm mũi /m n /, ngạc mềm ở vị trí thấp (như khi chúng ta thở) và kết quả là tạo ra một loạt âm vang mũi (nasal resonance) khác biệt
Dựa vào những đặc điểm vừa nêu (vị trí và phương thức cấu âm, tiêu chí
vô thanh/hữu thanh, miệng/ mũi) hệ thống âm vị PA tiếng Anh được thể hiện như sau:
Trang 21được xả ra với tiếng bật nổ nhẹ Có ba cặp PA tắc, mỗi cặp đều gồm một PA mạnh và một PA yếu
1 / p - b/
- Hai môi mím chặt lại, ngạc mềm được nâng lên để cho luồng hơi không thể thoát ra ngoài qua đường mũi hoặc đường miệng nhưng luồng hơi được giữ lại trong khoang miệng một khoảng thời gian ngắn
- Khi hai môi mở ra ngay lập tức luồng hơi được thoát ra ngoài với một tiếng bật nổ nhẹ
- Trước khi hai môi mở ra, các cơ quan phát âm còn lại trong khoang
miệng chuẩn bị cấu âm cho âm kế tiếp, NA (pool) hoặc một PA (play)
/p/ là một âm mạnh, nhưng ngoài ra nó còn có một nét đặc biệt nữa đó là khả năng làm mất đi một phần tính thanh của âm đứng ngay sau nó Ví dụ: trong pool /pu:l/ phần đầu của NA /u:/ không có tính thanh, nó chỉ gồm luồng hơi đi qua miệng ở vị trí cấu âm /u:/ Đó là sự bật hơi Sự bật hơi này là nét chính phân biệt giữa /p/ và /b/
/b/ là một âm yếu và không bao giờ bật hơi
- Hai bên lưỡi ép chặt vào hai bên ngạc vì thế luồng hơi không thể thoát
ra theo hai bên lưỡi
- Khi đầu lưỡi hạ xuống thấp luồng hơi lập tức từ vị trí chân răng (teeth ridge) thoát ra ngoài với tiếng nổ nhẹ
/t/ là một âm mạnh, bật hơi
/d/ là một âm yếu, ngắn và không bao giờ bật hơi
Trang 22Vậy, /f/ là âm mạnh, vô thanh và đƣợc phát âm dài
/v/ là âm yếu, hữu thanh và đƣợc phát âm ngắn
Trang 232 / - ð/
-Ngạc mềm được nâng lên không cho luồng hơi thoát ra qua đường mũi,
mà đi qua đường miệng
-Đầu lưỡi ép sát vào răng trên, tạo ra một khe hẹp, gây ra sự cọ xát khi luồng hơi thoát ra ngoài
-Tiếng động do sự cọ xát gây ra trong trường hợp và ð không lớn lắm, không bằng s và z
3 /s - z/
-Ngạc mềm được nâng lên để luồng hơi thoát qua đường miệng
-Đầu lưỡi và mặt lưỡi ép xát vào lợi Vị trí gây ra sự cọ xát không ở gần răng mà ở gần ngạc cứng
-Hai hàm răng xít chặt vào nhau
-Sự cọ xát của hai âm này, đặc biệt là /s/ mạnh hơn rất nhiều so với /f, v,
và ð/
4 /∫ - /
-Ngạc mềm được nâng lên để luồng hơi đi qua miệng
-Có sự chẽn hẹp ở giữa đầu lưỡi và chân lợi (back of the alvelor ridge) -Phía trước lưỡi cao hơn khi phát âm s và z
-Hai môi hơi tròn
5 /h/
Âm /h/ luôn đứng trước NA Cách phát âm /h/ như một luồng hơi đi qua những dây thanh để ngỏ và thoát ra ngoài qua đường miệng rồi chuẩn bị cấu
âm NA đứng ngay sau nó
Để phát âm /h/, miệng ở vị trí cấu âm của NA đứng kế ngay sau /h/ Ví
dụ khi đứng trước /i:/, miệng ở vị trí cấu âm /i:/, trước /a:/ miệng ở vị trí cấu
âm của /a:/ Đồng thời việc chuẩn bị phát âm NA là một luồng hơi ngắn từ phổi thoát ra ngoài /h/ không được phát âm quá mạnh cũng như không thể bị
Trang 24bỏ qua Bởi vì nhiều từ cần có sự phân biệt giữa sự hiện diện và vắng mặt của //h/; “hear” và “ear” Lý do thứ hai là vì bỏ qua không phát âm /h/ là cách phát
âm của những người không có học thức
1.1.2.2.3.Các PA tắc xát
Đối với hai PA tác xát này,luồng hơi được giữ lại một thời gian ngắn trong khoang miệng đối với tất cả các âm tắc Nhưng sau đó, luồng hơi được
xả ra với một sự cọ xát của âm xát ∫và
- Đầu lưỡi chạm vào phần cuối của lợi và ngạc mềm được nâng lên để luồng hơi được giữ lại trong khoang miệng với thời gian ngắn
- Phần còn lại của lưỡi đặt ở vị trí cấu âm của ∫và
- Đầu lưỡi di chuyển khỏi vị trí ban đầu một chút, lưỡi đặt ở vị trí cấu âm
∫và để có thể nghe được tiếng cọ xát Tuy vậy, sự cọ xát của t∫và d không dài như khi phát âm ∫và .
1.1.2.2.4.Các âm mũi
Khi cấu âm ba âm mũi, ngạc mềm được hạ thấp xuống và cùng lúc đó luồng hơi bị giữ lại trong khoang miệng để sau đó được thoát ra ngoài qua đường mũi
1 / m- n/
-Ngạc mềm được hạ thấp xuống đối với cả /m/ và /n/
-Đối với /m/, hai môi mím chặt vào nhau; đối với /n/ đầu lưỡi ép chặt với lợi và hai bên lưỡi cùng ép chặt vào hai bên của ngạc
-Cả hai âm đều hữu thanh và luồng hơi được thoát qua đường mũi
2 //
-Ngạc mềm được hạ thấp xuống và luồng hơi được thoát ra ngoài qua đường mũi
Trang 25-Hai bên lưỡi không tiếp giáp với hai bên ngạc, vì vậy luồng hơi có thể
đi qua hai bên lưỡi và ngạc, vòng qua chỗ bị cản trở ở giữa Sự cản trở này được tạo thành bởi đầu lưỡi và mặt lưỡi, sau đó thoát qua đường miệng
-Âm /l / hữu thanh và không có tiếng cọ xát
-Đầu lưỡi không tiếp xúc quá gần với ngạc để gây ra sự cọ xát
-Môi tròn, đặc biệt khi ở đầu từ
-Ngạc mềm được nâng lên, luồng hơi hữu thanh thoát ra cách nhẹ nhàng giữa đầu lưỡi và ngạc mà không có sự cọ xát nào
Các âm /j,w và r/ được phát âm nhẹ, nhanh, không cọ xát
1.2.SỰ HIỆN THỰC HOÁ HỆ THỐNG PA TIẾNG ANH
Trang 261.2.1 Âm mạnh và âm yếu/Fortis and Lenis consonants
Dựa vào đặc điểm tính thanh (voicing) PA tiếng Anh được chia làm 2 loại: PA vô thanh (voiceless consonant) và PA hữu thanh (voiced consonant) như đã trình bày ở 1.1.2
Tuy nhiên PA tiếng Anh còn có một đặc điểm rất riêng biệt nữa là luồng hơi (air stream) Các nhà ngôn ngữ học đã chứng minh được rằng các PA vô thanh được tạo ra với luồng hơi mạnh hơn nhiều so với PA hữu thanh Một lý
do nữa là vì PA hữu thanh không phải lúc nào cũng có đặc tính hữu thanh hoàn toàn nhất là khi ở đầu hoặc cuối âm tiết nên các PA tiếng Anh đã được chia lại thành 2 nhóm: nhóm âm vô thanh là nhóm những âm được phát âm với luồng hơi mạnh và nhóm âm hữu thanh là nhóm những âm được phát âm với luồng hơi yếu
Ngoại trừ âm xát /h/, các âm mũi /m n / và các bán âm bên /l w r j/, mỗi vị trí phát âm đều có một cặp đối lập theo tiêu chí mạnh/yếu
Các âm mạnh (trừ hai âm tắc xát) rút ngắn NA đi trước nó, ngược lại các
âm yếu làm cho NA đi trước nó dài ra (âm mạnh và âm yếu trong trường hợp đang xét ở vị trí cuối từ )
Ví dụ: Khi /f/ và /v/ ở cuối từ, sau một NA, chúng có ảnh hưởng đến độ dài của NA đi trước Âm mạnh /f/ làm cho NA ngắn hơn, ngược lại, âm yếu /v/ lại làm cho NA dài ra
Trong từ “safe” /seIf/ và “save” /seIv/, nguyên âm đôi /eI/ trong “safe” ngắn hơn trong “save”; nguyên âm đôi /aI/ trong “ice” ngắn hơn trong
“eyes” [46,1980:27]
1.2.2 Cụm PA (Consonant cluster)
Trang 27Theo P Roach [51, 1988] cấu trúc âm tiết tiếng Anh được miêu tả như sau:
Syllabl
e
Rhyme
Trong đó, onset là phần khởi, phần mở đầu âm tiết Phần này thường do các PA đảm nhận Nhưng có trường hợp âm tiết không được bắt đầu bằng một
PA, lúc đó ta có cái gọi là zero onset
Ví dụ: "am" /ổm/; "ought" /:t/; "ease" /i:z/
Phần vần (rhyme) gồm có 2 phần:
1 Peak là phần nhân, phần trung tâm của âm tiết Đây là phần bắt buộc
của âm tiết Khi âm tiết chỉ có một NA thì đó là trường hợp của âm tiết tối thiểu
Ví dụ: "or" /:/; "err" /:/; " are" //
2 Code là phần kết, kết thúc âm tiết Phần này do PA đảm nhận Có trường hợp âm tiết không được kết thúc bằng một PA, lúc đó ta có cái gọi là zero coda
Ví dụ: "bar" /b/ "key" /ki:/ "more" / m:/
Thông thường, một âm tiết tiếng Anh gồm sự kết hợp của một PA ở phần khởi, một NA ở phần nhân và một PA ở phần kết Ngoài ra, có trường hợp âm tiết được mở đầu với hơn một PA hoặc được kết thúc với hơn một
PA Lúc này các PA đi liền nhau ở đầu âm tiết được gọi là cụm PA đầu (initial consonant cluster) và các PA đi liền nhau ở cuối âm tiết được gọi là cụm PA cuối (final consonant cluster) Vậy, cụm PA tiếng Anh gồm hai loại: cụm PA đầu và cụm PA cuối
1.2.2.1 Cụm PA đầu (Initial consonant cluster)
Trang 28Cụm PA ở đầu âm tiết có từ một đến ba PA, có thể chia làm 2 loại:
1.2.2.1.1 Cụm có 2 PA/Initial Two Consonant Cluster
-/s/ đi trước 1 trong 9 PA: /p t k f m n l w j /
Trong đó /s/ được gọi là tiền PA đầu/pre-initial consonant và 1 trong 9
PA kia được gọi là PA đầu/initial consonant
Ví dụ:
/s/ + /p/: spy, spear, spare
/s/ + /t/: stay, store, stear
/s/ + /k/: sky, score, scar
/s/ + /f/: sphere, spherrical (hiếm)
/s/ + /m/: smile, smoke, smell
/s/ + /n/: snore, snow, snake
/s/ + /l/: slow, slip, slack
/s/ + /w/: sweet, sway, swam
/s/ + /j/: suit, sue
-Một trong 13 PA /p t k b d g f v ố∫m n h/ đi trước 1 trong 4 PA /l r w j/ (trừ kết hợp /pw-/ và /dl-/)
Trong đó, 1 trong 13 PA /p t k b d g f v ố ∫ m n h / là PA đầu/initial
consonant và 1 trong 4 PA /l r w j/ được gọi là hậu PA đầu/post-initial consonant
Ví dụ:
/p/ + /l, r hoăc j/: play, pray, pure
/t/ + /r, w hoặc j/: try, twice, tune
/k/ + /l, r ,w hoặc j /: climb, cry, quite, cure
/b/ + /l, r hoặc j/: blow, bread, beauty
/d/ + /r, w hoặc j/: dress, dwell ( hiếm), duty
/g/ + /l hoặc r/: glass, green
Trang 29Ví dụ:
/l/ /r/ /w/ /j/
/s/ + /p/ splay spray - spew
/t/ - string - stew
/k/ sclerosis screen squeak skewer
1.2.2.2 Cụm PA cuối /Final Consonant Cluster
Cụm PA ở vị trí này có từ 2 đến 4 PA, có thể chia làm 4 loại nhƣ sau:
1.2.2.2.1 PA cuối đơn (Cuối từ có 1 PA)
PA đó là PA cuối/final consonant Bất cứ PA nào cũng có thể đứng cuối
Trang 30- PA + /s z t d ố/
/s z t d ố/đƣợc gọi là hậu PA cuối/post-final consonant
Ví dụ:
bets, beds, backed, bagged, eighth
1.2.2.2.3 Cụm 3 PA cuối/final three consonant cluster (Cuối từ có 3 PA)
- Tiền PA cuối + PA cuối + hậu PA cuối
prefinal final post- final
-Loại này có thể có hơn 1 hậu PA cuối:
PA cuối + hậu PA cuối 1 + hậu PA cuối 2
final post-final 1 post-final 2
1.2.2.2.4.Cụm 4 PA cuối/final four consonant cluster (Cuối từ có 4 PA)
Tiền PA cuối + PA cuối + hậu PA cuối 1 + hậu PA cuối 2
prefinal final post-final 1 post-final 2
Ví dụ:
tiền PA cuối PA cuối hậu PA cuối 1 hậu PA cuối 2
twelfths twe l f ố s
Trang 311.2.3 PA âm tiết tính (Syllabic consonant)
Như đã trình bày ở 1.2.2 hầu hết các âm tiết tiếng Anh đều có NA ở vị trí trung tâm (phần nhân của âm tiết) Ngoài ra, còn có những trường hợp âm tiết không có NA ở vị trí trung tâm mà là một PA (hoặc l, r hoặc âm mũi m, n) làm tâm của âm tiết thay vì NA Các PA đứng làm nhân của âm tiết như vậy được gọi là PA âm tiết tính, ký hiệu (.)
Các âm tiết loại này là các âm tiết yếu (weak syllables), các âm tiết không được nhấn trọng âm (unstressed syllables) Chúng được phát âm nhanh
Trang 32có âm tiết là cách đọc sai Đây là điều cần chú ý bậc nhất khi nói đến vấn đề phát âm loại PA có âm tiết này
1.2.4 Quy tắc âm vị học tiếng Anh (Phonological Rules)
Trừ những trường hợp đặc biệt, PA tiếng Anh hầu hết xuất hiện ở cả 3 vị trí: đầu, giữa và cuối từ Tại mỗi vị trí mà âm vị PA xuất hiện nó có quan hệ, tác động qua lại đối với các âm vị xung quanh (trước hoặc/và sau nó) và ngược lại Có nghĩa là các âm vị PA đã biến đổi một cách đáng kể trong chu cảnh ngữ âm mà nó xuất hiện Âm vị trong những chu cảnh ngữ âm cụ thể gọi
là các biến thể âm vị (allophone) Biến thể âm vị là hình thái hiện thực trong diễn ngôn của âm vị với các đặc tính vật lý cụ thể Các âm vị được hiện thực hoá thành các biến thể qua các cải biến âm vị học Sự phát biểu về cải biến từ nội dung âm vị học có ở cấu trúc sâu lên cấu trúc bề mặt được gọi là các quy tắc âm vị học Các quy tắc âm vị học tiếng Anh được phát biểu kỹ trong các tác phẩm của N.Chomsky và M.Halle [23,1968], M.Hyman [35,1973] và P Ladefoged [37,1982] Các quy tắc này có 2 hình thức trình bày:
1 Theo cách trình bày của âm vị học truyền thống
2 Theo cách trình bày tạo sinh
Chúng tôi lần lượt trình bày theo hai hình thức một số quy tắc có liên quan đến PA như sau:
Quy tắc1: Âm tắc vô thanh bật hơi khi đứng đầu âm tiết
Quy tắc 2: Âm tắc vô thanh không bật hơi sau /s/ đầu âm tiết
Quy tắc 3: Âm tắc và xát hữu thanh trở thành không hữu thanh toàn phần khi đứng cuối âm tiết hoặc đứng trước một âm vô thanh
Trang 33followed by a voiced sound
Quy tắc 4: Âm tắc và xát hữu thanh trở thành không hữu thanh toàn phần khi đứng đầu âm tiết hoặc đứng sau một âm vô thanh
preceded by a voiced sound
Quy tắc 5: Bán âm không hữu thanh sau âm tắc, bật hơi
[+ approximant] [- voiced] after
Quy tắc 6: Các âm vô thanh dài hơn khi kết thúc âm tiết
[- voiced] longer when at the end of a syllbale
Quy tắc 7: Âm tắc không bật nổ khi đi trước một âm tắc khác
[+ stop] un exploded before [+ stop]
Quy tắc 8: Âm tắc vô thanh biến thành cụm âm (tắc họng + âm tắc vô thanh) khi đứng sau N.A và kết thúc âm tiết
Trang 34[+nasal] [+syllabic] when at the end of a word and after [+obstruent]
Quy tắc 11: Âm bên trở nên âm tiết tính khi kết thúc từ và đứng sau một
PA khác
[+lateral] [+syllabic] when at the end of a word and after another consonant
1.2.5 Quan hệ giữa âm và chữ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh mối quan hệ giữa âm và chữ (sounds and letters) ở PA không phức tạp như ở nguyên âm Có 21 chữ cái thể hiện PA tiếng Anh, đó là: B C D F G H J K L M N P Q R S T V W X Y Z và 24 âm vị
PA trong hầu hết các giọng Anh (English accents) Hầu như mỗi chữ cái đại diện cho một giá trị ngữ âm Do đó, sự chuyển dịch từ chữ sang âm dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp nguyên âm
Tuy nhiên, vì lịch sử phức tạp của chính tả tiếng Anh nên không có sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ Trong một vài trường hợp, một âm vị PA được đánh vần với hơn một chữ cái, ví dụ: "th" trong "this" hoặc một chữ cái lại là biểu thị của 2 âm, ví dụ: "x" trong 'fox" /fks/
Một số âm vị được thể hiện bằng rất nhiều con chữ như âm vị /k s d
t z/ Ngoài ra, các âm vị PA khác nhau được thể hiện bằng chữ viết giống nhau như trường hợp /t/ và /d/ đều được thể hiện bằng hậu tố "-ed", biểu thị dạng quá khứ của động từ có qui tắc Muốn phân biệt được khi nào là /t/ hoặc /d/ phải tuỳ thuộc vào âm kết thúc/âm cuối của động từ nguyên mẫu; // và /ð/ đều có cách thể hiện chữ viết là "th"; /k/ và /t/ cũng có cách thể hiện "ch" ở một số từ Mối quan hệ giữa âm và chữ của PA rất đa dạng và phức tạp, viết một đằng đọc một nẻo, viết giống nhau nhưng đọc không giống nhau Người học không thể áp dụng cách đọc như nhau đối với chữ viết giống nhau
Trang 35Một số chữ cái trong từ không được phát âm Những chữ cái ấy được gọi
là âm câm (silent letters) hay âm không phát âm (not pronounced letters), ví
dụ b trong bomb, climb…; k trong know, knee…; s trong aisle, island
1.3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nó có một lịch sử hình thành lâu đời cùng những quá trình thiên di, hoà nhập của cộng đồng người Việt Tuy trải dài trên một bề mặt địa
lý nhưng tiếng Việt mang tính đồng nhất khá cao Điều đó được thể hiện ở phương thức cấu tạo âm tiết, vốn từ cơ bản, các phương thức ngữ pháp Tuy nhiên, hiếm có một ngôn ngữ nào trên thế giới lại không tồn tại tiếng địa phương trong tiến trình phát triển lịch sử của mình Tập quán xã hội, đặc điểm địa lý, dân cư, sự phân vùng, trình độ văn hóa, khả năng tiếp xúc (quốc gia đa dân tộc) đã hình thành trong tiếng Việt những vùng tiếng địa phương khác nhau Căn cứ trên cơ sở phân dọc theo chiều dài đất nước, phương ngữ học Việt Nam đã quan niệm và chia thành 3 vùng phương ngữ lớn: phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Trung Bộ
Trong khi chờ đợi một kết luận chính thức về việc xác định "tiếng chuẩn" của tiếng Việt chúng tôi tạm thời coi "tiếng chuẩn của tiếng Việt như một thứ tiếng chung được hình thành trên cơ sở tiếng địa phương của miền Bắc với trung tâm là Hà Nội với sự phân biệt /t- c/, /s -/, /z -/ và các vần ưu/iu, ươu/iêu [18,1977:66]
Đối tượng ngữ âm miêu tả trong luận văn này chính là hệ thống âm vị
PA tiếng Việt của thứ tiếng chuẩn được quan niệm như trên
T.Milevsky[10,1994:275] đã phát biểu:"Âm tiết là một hiện tượng có mặt trong mọi ngôn ngữ, nhưng cấu trúc và chức năng của nó trong các ngôn ngữ lại rất khác nhau"
Trang 36Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập rất cao đặc điểm này đƣợc thể hiện trong dòng lời nói âm tiết bao giờ cũng đƣợc thể hiện rõ ràng và tách ra từng khúc đoạn riêng biệt Nhờ đặc điểm đƣợc thể hiện rõ ràng mà trong tiếng Việt không có các hiện tƣợng nhƣ đồng hoá, nhƣợc hoá, nối âm cho dù nói nhanh đến đâu đi nữa
Trong tiếng Việt, nhƣ đã nói, âm tiết không thể xê dịch ranh giới (trong cấu tạo từ hoặc biến dạng từ) Ngoài đặc điểm này, ở đầu và cuối âm tiết không có các kết hợp của các PA
1.3.1 Cấu trúc âm tiết
Theo Đoàn Thiện Thuật [18,1977] âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó đƣợc phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần tuý
Âm tiết
Năm thành phần (thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối) của
âm tiết tiếng Việt luôn luôn có mặt Thành phần thứ nhất do một trong sáu thanh đảm nhiệm Những âm tiết nhƣ "ba", "năm" khi viết ra không có dấu nhƣng không phải vì thế mà không có thanh điệu
Âm đầu do các âm vị PA đảm nhiệm Các âm tiết nhƣ "ăn", "uống" có
âm đầu là một PA tắc thanh hầu
Âm đệm do bán nguyên âm môi [] đảm nhiệm, chẳng hạn trong "hoa quả", hoặc do một âm vị [zêrô] đảm nhiệm, ví dụ: "hát, ca"
Trang 37Đóng vai trò âm cuối là các âm vị PA, bán nguyên âm, hoặc một âm vị /zêrô/ Trong các âm tiết nhƣ "ba hoa" âm cuối là âm vị /zero/
1.3.2 Danh sách PA
“Các âm tiết tiếng Việt ( ) đối lập nhau theo nhiều thành tố: Thanh điệu,
âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và ở vị trí của mỗi thành tố đều có một loạt âm vị cùng đảm nhiệm một chức năng nhƣ nhau Nhƣ vậy, xét theo chức năng khu biệt, tiếng Việt có không phải hai mà là năm tiểu hệ thống âm vị khác nhau: hệ thống âm đầu, hệ thống âm đệm, hệ thống âm chính, hệ thống
âm cuối và hệ thống thanh điệu"[6,1991:94] Thêm vào đó, trong tiếng Việt
"chúng ta không tìm thấy một lý do gì để sát nhập các yếu tố đứng đầu và đứng cuối âm tiết vào một âm vị Theo chúng tôi, các âm vị đứng đầu âm tiết
và đứng cuối âm tiết không thể đồng nhất đƣợc, sự phân chia các âm vị ra thành những hệ thống khác nhau là dứt khoát" [18,1977:169] Với những lý
do trên, chúng tôi quyết định chọn hệ thống PA đầu và hệ thống PA cuối tiếng Việt làm cơ sở để đối chiếu với hệ thống PA tiếng Anh
1.3.2.1 Hệ thống PA đầu
Theo Đoàn Thiện Thuật [18,1977] PA đầu tiếng Việt gồm 23 âm vị Trong đó âm vị /p/ đƣợc coi là âm vị thiếu vì tính chất không phổ biến của nó (chỉ xuất hiện trong các từ mƣợn, với tần số xuất hiện thấp) Các phụ âm này đƣợc miêu tả trong bảng tổng hợp sau:
Thanh hầu Bẹt Quặt
Tắc
Ồn
Không bật hơi
Trang 38Xát Hữu thanh v z
Theo Đoàn Thiện Thuật [18,1977]
Tất cả các âm tiết tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra Tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng động đặc thù Cách mở đầu của những âm tiết như "bút", "chì", "học", "sinh" là ví dụ
Những âm tiết như "ăn", "uống", "uể", "oải" cũng bắt đầu bằng động tác khép khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật, sự cản trở không khí này về thực chất cũng như cách cấu âm của [b, t, k] ở đầu âm tiết,
sự khác nhau chỉ là ở vị trí cấu âm: một đằng không khí bị cản trở ở thanh hầu Hiện tượng tắc thanh hầu trước khi phát âm [ă], [uo] trong những âm tiết
"ăn", "uống" thường được coi như thuộc tính của các nguyên âm nhưng thực
ra nó có đầy đủ đặc tính của một PA, xét về mặt cấu âm và hoàn toàn đủ tư cách để tồn tại như một âm vị độc lập, đóng vai trò âm đầu
Như vậy phẩm chất ngữ âm chung của các âm đầu là tính PA Nói khác
đi, các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các PA
1.3.2.2 Hệ thống PA cuối
Tiếng Việt có 9 âm vị làm âm cuối Trong đó có một âm vị /zero/, hai bán
nguyên âm và 6 PA Sáu PA này được miêu tả qua bảng sau:
Theo Đoàn Thiện Thuật [18,1977]
Các PA cuối tiếng Việt đều là những âm đóng (implosive) tức là trong cách cấu âm không có giai đoạn buông So sánh "t" trong "ta" và trong "át"
Trang 39Lối thoát của không khí không được khai thông trở lại sau khi bị cản trở như trường hợp phát âm các PA khác bằng động tác mở ra, kèm theo một tiếng động đặc thù Do đó trong nhiều trường hợp các PA cuối thực chất chỉ là một khoảng im lặng, ví dụ /k/ trong "bác" và /t/ trong "mất" Tuy nhiên chúng được nhận diện là do khi đóng vai trò kết thúc âm tiết, chúng đã làm biến đổi
âm sắc của âm chính đi ở giai đoạn cuối
1.3.3 Mô tả PA tiếng Việt
Về mặt phương thức cấu âm PA tiếng Việt được chia thành hai nhóm:
Nhóm PA tắc: Đặc trưng của PA tắc là một tiếng nổ phát sinh do luồng
không khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở ấy để thoát ra Nhóm này gồm 12 PA: b d t t‟t c k m n ŋ ?
Nhóm các PA xát: Đặc trưng của các PA xát là tiếng cọ xát, phát sinh do
luồng không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn (chỉ bị khó khăn) phải lách qua một khe hở nhỏ và trong khi thoát ra như vậy đã cọ xát vào thành của bộ máy phát âm Nhóm này gồm 10 PA: f v s z l ữ h
Hai nhóm tắc và xát đều được chia thành hai nhóm nhỏ hơn là nhóm âm
ồn và nhóm âm vang Nhóm các âm ồn gồm 17 PA: b d t t‟t c k ? f v s z ữ
h; nhóm âm vang gồm 5 PA: m n ŋ l
PA vô thanh chỉ được cấu tạo bằng tiếng động; PA hữu thanh ngoài tiếng động ra còn có tiếng thanh xen vào, nhưng tiếng động vẫn là chủ yếu Hai loại
PA này được gọi là PA ồn, đối lập với loại PA vang- có đặc trưng cấu tạo là
tỷ lệ tiếng thanh lớn hơn tiếng động
PA bật hơi: Đối với âm này không khí chẳng những phá vỡ sự cản trở
gây nên một tiếng nổ nhẹ mà đồng thời khi thoát ra cũng gây một tiếng cọ xát
ở khe hở giữa hai mép dây thanh Nhóm này chỉ gồm một PA: t‟
Nhóm PA mũi: Âm được phát sinh do luồng không khí từ phổi lên đi qua
mũi mà thoát ra chứ không qua đường miệng và ở đây âm do dây thanh tạo ra
Trang 40nhận được sự cộng hưởng của khoang mũi Trong cấu tạo PA mũi lối thoát của không khí bị đóng hoàn toàn ở dằng miệng nên loại hình PA này được kể vào phương thức tắc, nhưng thực sự thì không khí được thoát ra ngoài hoàn toàn tự do ở đằng mũi Chính do chỗ PA mũi được cấu tạo do sự chấn động của dây thanh và luồng không khí ra ngoài không bị cản trở, nghĩa là chúng
có những đặc điểm cơ bản của việc cấu tạo các NA mà PA mũi được gọi là các PA vang Nhóm này gồm 4 PA: m n ŋ
PA xát (âm vang bên): Khi cấu âm PA này đầu lưỡi tiếp xúc với lợi chắn
lối thoát của không khí từ phổi lên buộc nó phải lách qua khe hở ở hai bên cạnh lưỡi tiếp giáp với má mà ra ngoài tạo nên một tiếng xát nhẹ Cách cấu tạo này đã khiến cho người ta gọi PA này là PA bên Nhóm này chỉ gồm 1 PA: l
1.3.4 Quan hệ giữa âm và chữ trong tiếng Việt
Cách thể hiện chữ viết của các âm vị PA tiếng Việt cho thấy:
-Đa số các âm vị đều có sự thể hiện bằng chữ viết với một con chữ
-9 âm vị sau đây được thể hiện bằng cách ghép hai con chữ: f t‟t z c