Các PA trong cụm

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của học sinh Việt Nam (Trang 118)

7. Giải thích những từ đƣợc viết tắt trong luận văn

3.2.2.2.Các PA trong cụm

3.2.2.2.1. Các cụm PA đầu từ Bƣớc 1: Giới thiệu kỹ năng ngữ âm

Yêu cầu HS nghe và phân biệt hai từ: một từ đƣợc âm tiết hoá PA đầu với NA /∂/ và một từ không có NA /∂/.

PA tắc + /l/ Trường hợp 1 Trường hợp 2

1. blue b∂lu: blu:

2. pluto p∂ lut „plut

3. gloomy g∂ lu:mi „glu:mi

Bƣớc 2: Luyện tập

Yêu cầu HS phát âm từ theo kiểu âm tiết hoá đối với PA đầu. Từng bƣớc yêu cầu HS phát âm từ với tốc độ nhanh dần đến khi không còn âm /∂/giữa các PA.

Ví dụ:

dream d∂ ∂ ri:m d∂ ri:m dri:m crispy k∂ ∂ rIspI k∂rIspI „krIspI

grew g∂ ∂ ru: g∂ru: „gru:

Bƣớc 3: Bài tập kiểm tra

Yêu cầu HS nghe từng câu và giơ tay ra hiệu khi nghe đƣợc từng cụm PA. Ví dụ:

Cụm PA dr-: I never dream to have a “Dream II”. Cụm PA kr-: Don‟t cry. You‟ll have an ice-cream. Cụm PA gr-: Don‟t walk on the grass.

Hoặc yêu cầu HS nghe một đoạn văn ngắn và giơ tay ra hiệu khi nghe đƣợc từ có chứa từng cụm PA.

Ví dụ:

A television is still a dream of many Vietnamese villagers. Many of them work hard crops to save for a black and white television.

Bƣớc 4: Bài tập mở rộng

Yêu cầu HS nghĩ ra một số từ hoặc câu có chứa từ có cụm PA đang luyện tập. Yêu cầu HS phát âm và sửa lỗi bằng cách giải thích cụ thể về phƣơng thức cấu âm và vị trí cấu âm của PA, cụm PA, sau đó yêu cầu HS đọc to cả đoạn văn.

Ví dụ:

Các từ có chứa cụm PA đang luyện tập: blame, glad, please, clumsy, drainage, crocodile, glass

Các câu chứa từ có cụm PA: The crocodile is blamed to be clumsy. Crocodiles don‟t eat grass.

Ví dụ: Luyện tập theo cặp. Yêu cầu HS xây dựng các đoạn đối thoại có chứa các từ có cụm PA đang luyện tập.

A. Hello, Chris. I‟m so glad you could come. B. Hello, Green. Do sit down.

B. No, thanks. I‟d love a cup of tea. 3.3.2.2.2. Các cụm PA cuối từ Bƣớc1: Giới thiệu kỹ năng ngữ âm Yêu cầu luyện tập theo 4 giai đoạn sau:

1.Luyện phát âm âm cuối (final sound).

2. Luyện phát âm âm kề âm cuối (penultimate sound).

3.Ngừng phát âm âm kề âm cuối và chuyển sang phát âm âm cuối. 4.Luyện phát âm cả từ.

Ví dụ:

Từ Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

1./-nd/ hand -dddd -nnnn -ndd hổnd 2./-ns/ dance -ssss -nnnn -nss da:ns 3./-k/ bank -kkkk - -kk bổk 4./-ft/ craft 5./-kt/ booked -tttt -tttt -ffff -kkkk -ftt -ktt kra:ft bu:kt 6./-st/ exist -tttt -ssss -stt ek‟zIst Bƣớc 2: Luyện tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Yêu cầu HS nghe và nhận diện các cụm PA cuối. Ví dụ Từ /-mp/ /-nt/ /-nd/ /-nz/ /-ns/ /-nd/ /-n/ /- k/ /-md/ land  stamp formed brains fence bench

shrink lounge consistent profound

Bƣớc 3: Bài tập kiểm tra

Yêu cầu HS nghe một đoạn văn. Mỗi lần nghe yêu cầu HS xác định các từ có chứa các PA cuối đang luyện tập.

Ví dụ Từ kết thúc bằng /-mp/ Từ kết thúc bằng /-nd/ Từ kết thúc bằng /-ns/, /nz/ Từ kết thúc bằng /-n/ Từ kết thúc bằng /-nd/

Yêu cầu HS nghe đoạn văn sau:

Magazines

A very wide range of magazines are published to cater for the British interests...The magazines with the largest circulations, often over a million copies, are women‟s and family magazines...Punch, a weekly founded in 1841, has long been famous as a humorous magazine...Private Eye, a fortnightly first issued in 1961, has gained a reputation for its satirical content.

From “Oxford Advanced Learner‟s Encyclopedic”, p. 542 Bƣớc 4: Bài tập mở rộng

Luyện tập phát âm cụm PA cuối.

- Yêu cầu đọc cá nhân đoạn văn “Magazines”

- Yêu cầu từng cặp đối thoại, chú ý phát âm các PA cuối (nếu có). Ví dụ:

A. Is that the new issue of the boy‟s magazine ?

B. Yes, with a lot of strange stories. Would you like to read it ?

Tiểu kết

Chƣơng 3 tập trung xem xét nguyên nhân gây các lỗi phát âm đã đƣợc phân loại và mô tả. Các tác nhân gây lỗi đƣợc chúng tôi xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Theo chúng tôi, lỗi gây ra là do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Giữa tiếng Anh và tiếng Việt là sự khác biệt về loại hình. Khác biệt này kéo theo hàng loạt những điểm không tƣơng đồng khác ảnh hƣởng đến quá trình học tiếng Anh của HS.

Tác nhân gây lỗi tiếp theo là từ chính bản thân ngƣời học, HS THCS, số đối tƣợng lần đầu tiên làm quen với tiếng Anh. Chúng tôi cho rằng, các em mắc lỗi vì khả năng học ngoại ngữ của bản thân các em còn yếu cộng với phƣơng pháp học chƣa thật đúng đắn.

Do thiếu hẳn một môi trƣờng tự nhiên, không đƣợc học với GV là ngƣời bản ngữ, các GV chủ yếu dạy theo phƣơng pháp truyền thống nên khả năng thực hành tiếng Anh của HS hiện nay còn rất yếu, cụ thể là tỷ lệ phát âm sai còn quá cao.

Nguyên nhân cuối cùng, không thể bỏ qua là chƣơng trình và SGK còn nhiều điểm bất cập về nội dung, thời gian, phƣơng pháp...

Chúng tôi lần lƣợt đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế phần nào nguy cơ mắc lỗi của HS. Thứ nhất, sự khác biệt về đặc điểm ngữ âm giữa hai ngôn ngữ cần phải đƣợc GV nắm vững và truyền đạt cho HS đúng nơi đúng lúc.

Thứ hai, để khắc phục lỗi, chúng tôi cho rằng nên khuyến khích các em giao tiếp mạnh dạn, không sợ mắc lỗi.

khắc phục các lỗi phát âm. Đây là yêu cầu thứ ba chúng tôi đề nghị nhằm góp phần khắc phục lỗi phát âm của HS trong giao tiếp.

Cuối cùng, để khắc phục các dạng lỗi HS thƣờng mắc phải khi phát âm PA tiếng Anh, chúng tôi đƣa ra một số dạng bài tập nhằm khắc phục các lỗi trên, ví dụ dạng bài tập khắc phục cách phát âm các PA khó (không có trong tiếng Việt), dạng bài tập khắc phục cách phát âm sai các PA tắc bật hơi ở đầu từ, dạng bài tập khắc phục cách phát âm các PA cuối có giai đoạn xả, dạng bài tập nhằm hạn chế cách phát âm âm tiết hoá các cụm PA đầu, dạng bài tập luyện cách phát âm đầy đủ các PA trong cụm PA cuối từ. Các bài tập này chỉ mang tính chất gợi ý, với một số bƣớc nhƣ giới thiệu kỹ năng ngữ âm, luyện tập, kiểm tra và mở rộng. Chúng tôi không cho rằng các dạng bài tập này là hoàn hảo, từng bƣớc lên lớp là thật sự hợp lý. Các dạng bài tập này có thể đƣợc linh động áp dụng cho từng đối tƣợng, từng lớp học với thời lƣợng cụ thể. Mục đích của chúng tôi khi xây dựng các dạng bài tập này là bắt buộc HS phải làm việc (luyện tập) thật sự, GV phải vững vàng về kiến thức ngữ âm tiếng Anh và tiếng Việt, phải có sự chuẩn bị trƣớc khi luyện tập đặc biệt phải phát huy đƣợc vai trò của băng hình, băng tiếng trong dạy ngoại ngữ khi chƣa có GV là ngƣời bản ngữ.

KẾT LUẬN

Nhằm góp phần nâng cao năng lực giao tiếp, cụ thể là khắc phục cách phát âm của HS ở THCS hiện nay luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát lỗi phát âm PA tiếng Anh của số đối tƣợng đông đảo này.

Đối tƣợng đƣợc chúng tôi lựa chọn để khảo sát lỗi phát âm trong luận văn này là ngƣời Việt, dân tộc Kinh, lần đầu tiên học ngoại ngữ là tiếng Anh theo bộ SGK English 6-9 [1,2,3,4,1998].

Đầu tiên chúng tôi tiến hành xây dựng các bảng từ thử gồm bảng từ thử PA đơn ở đầu, giữa và cuối từ; các bảng từ thử PA trong cụm PA ở đầu và cuối từ. Các bảng từ đƣợc xây dựng công phu, khoa học nhằm khảo sát một cách đầy đủ nhất khả năng phát âm PA tiếng Anh của HS THCS. Lỗi phát âm PA tiếng Anh của HS đƣợc xác định dựa vào việc xem xét:

-Sự thể hiện các nét khu biệt của PA tiếng Anh

-Sự thể hiện đặc điểm của biến thể âm vị PA ở vị trí đầu và cuối từ -Khả năng phát âm các PA trong cụm PA đầu từ và cụm PA cuối từ. Kết quả phát âm các từ thử của HS đƣợc ghi âm vào băng cassette sau đó đƣợc chúng tôi nghe và phân tích lỗi. Lỗi phát âm đƣợc định nghĩa là sự làm méo đi các dạng thể của âm trong từ hoặc trong ngữ lƣu làm cho ngƣời nghe không nhận ra đƣợc các đơn vị ngữ nghĩa. Những lỗi này khiến cho quá trình giao tiếp bị cản trở.

Dựa trên định nghĩa lỗi mang tính làm việc nhƣ thế chúng tôi đã tổng hợp và định dạng đƣợc một số lỗi thƣờng mắc (với tỷ lệ cao) của HS THCS khi phát âm các từ đơn. Đó là hai loại lỗi chính: lỗi PA đơn và lỗi cụm PA. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Lỗi PA đơn:

-HS không thể hiện đƣợc nét [+Bật hơi] và [+Mạnh] đối với nhóm PA tắc vô thanh đầu từ.

-HS thể hiện sai phƣơng thức cấu âm, vị trí cấu âm hoặc cả hai đối với các âm khó phát âm nhƣ:  ð  d g z...

-HS thể hiện các âm cuối không có giai đoạn xả. -HS âm tiết hoá đối với các PA đầu hoặc cuối từ.

2.Lỗi cụm PA:

HS đã sự lƣợc bỏ PA, biến cụm PA thành cụm chỉ còn một PA cuối hoặc không có PA cuối nào.

Tác nhân lỗi đƣợc chúng tôi xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Đầu tiên, theo chúng tôi lỗi gây ra là do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Giữa tiếng Anh và tiếng Việt là sự khác biệt về loại hình. Khác biệt này kéo theo hàng loạt những điểm không tƣơng đồng khác ảnh hƣởng đến quá trình học tiếng Anh của HS (những đặc điểm ngữ âm hoàn toàn không có trong tiếng Việt: âm mạnh, âm yếu, PA âm tiết tính, cụm PA, các biến thể vị trí của PA, cách cấu tạo âm tiết của tiếng Anh và từ của tiếng Việt, cách thể hiện bằng chữ viết của các PA tiếng Anh...), cụ thể là ảnh hƣởng đến cách phát âm của HS.

Tác nhân gây lỗi tiếp theo là từ chính bản thân ngƣời học, HS THCS, số đối tƣợng lần đầu tiên làm quen với tiếng Anh. Chúng tôi cho rằng, các em mắc lỗi vì khả năng học ngoại ngữ của bản thân các em còn yếu cộng với phƣơng pháp học chƣa thật đúng đắn. Về khả năng học ngoại ngữ xin chƣa bàn đến trong luận văn này nhƣng phƣơng pháp học ngoại ngữ của HS chƣa đúng, chƣa hay phần nhiều do phƣơng pháp dạy của GV chi phối.

Do thiếu hẳn một môi trƣờng tự nhiên, không đƣợc học với GV là ngƣời bản ngữ, các GV chủ yếu dạy theo phƣơng pháp truyền thống thiên về ghi chép mà bỏ qua các hoạt động giao tiếp nên khả năng thực hành tiếng của HS hiện nay còn rất yếu, cụ thể là tỷ lệ phát âm sai cao.

Nguyên nhân cuối cùng, không thể bỏ qua là từ phía chƣơng trình và SGK. Bộ sách này không đƣợc soạn để dạy theo phƣơng pháp mới, phƣơng pháp giao tiếp, các bài học không có phần để phát triển kỹ năng nghe nói. Mặt khác, lƣợng kiến thức đƣa vào SGK để truyền đạt cho HS quá nhiều so với quỹ thời gian cho phép của từng bài. Những điểm chƣa hợp lý này đã hạn chế các hoạt động giao tiếp của GV và HS trên lớp.

Các tác nhân gây lỗi lần lƣợt đƣợc chúng tôi xem xét và đề nghị biện pháp khắc phục. Sự khác biệt về đặc điểm ngữ âm giữa hai ngôn ngữ cần phải đƣợc GV nắm vững và truyền đạt cho HS đúng nơi đúng lúc. Sau đó, GV cần phải luyện cho HS thói quen phát âm chính xác nhằm bồi dƣỡng một năng lực giao tiếp vững vàng song song với việc cung cấp cho các em ngữ liệu và hình thành năng lực ngôn ngữ. Đặc biệt, GV phải chú ý đến việc luyện các âm khó phát âm trong tiếng Anh cho HS ở từng địa phƣơng cụ thể trong giảng dạy ngữ âm thực hành. Đƣơng nhiên, theo chúng tôi, có thể áp dụng việc so sánh đối chiếu với tiếng mẹ đẻ trong dạy phát âm. Song cần tránh sự lạm dụng so sánh dẫn đến sự định hƣớng sai lệch kiến thức về ngữ âm tiếng Anh của HS.

Để khắc phục lỗi chúng tôi cho rằng nên khuyến khích các em giao tiếp mạnh dạn, không sợ mắc lỗi. Điều này không hề mâu thuẫn. Vì việc mắc lỗi trong sử dụng ngôn ngữ là hiện tƣợng thông thƣờng. Ngay cả khi dùng tiếng mẹ đẻ, nếu ghi âm lại nghiên cứu, chắc rằng, ngƣời nói mắc cũng không ít lỗi. GV chỉ tiến hành sửa lỗi khi thật cần thiết (những lỗi phá vỡ quá trình giao tiếp). Chúng tôi không đƣa ra một phƣơng pháp nào thật cụ thể cho GV áp dung vì rằng không một phƣơng pháp nào phù hợp với tất cả mọi đối tƣợng. Tuy nhiên, phƣơng pháp sửa lỗi đƣợc cho là ƣu việt hơn cả là tạo cơ hội cho HS phát hiện, tự sửa lỗi cho mình và sửa lỗi cho nhau dƣới sự hƣớng dẫn của GV.

Nắm vững kiến thức ngữ âm, có thái độ đúng đắn đối với lỗi khi học ngoại ngữ HS cần phải có một môi trƣờng tiếng tự nhiên nhất để có cơ hội khắc phục các lỗi phát âm. Tạo đƣợc một môi trƣờng tự nhiên đòi hỏi GV phải sử dụng tiếng Anh trong quá trình giao tiếp nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp đời thƣờng. Muốn các em tham gia giao tiếp hào hứng GV phải tạo các hình thức thách đó hấp dẫn, lôi cuốn các em vào các hoạt động trên lớp, đồng thời GV phải biết kết

sáng tạo và cũng phải biết phát huy phƣơng pháp học tập cá nhân và tính sáng tạo của HS. Đây là yếu tố quan trọng trong viêc tạo ra một môi trƣờng tiếng trong giới hạn lớp học.

Khắc phục lỗi của ngƣời học ngoại ngữ thuộc loại vấn đề tuy cũ mà mới. Nói cách khác, vấn đề đã đƣợc đặt ra và tiến hành từ lâu, từ khi bắt đầu việc dạy-học ngoại ngữ và còn tồn tại cho đến khi nào không còn dạy-học ngoại ngữ nữa. Luận văn này đã tập trung phân loại các dạng lỗi mắc phải của HS Việt Nam, cụ thể là HS PTCS ở Quảng Ngãi khi phát âm PA tiếng Anh, tìm hiểu một số nguyên nhân gây lỗi và đề xuất một số biện pháp khắc phục những lỗi này. Có một điều phải thừa nhận rằng danh sách lỗi này còn chƣa đầy đủ với đối tƣợng này, đối tƣợng khác cũng nhƣ hƣớng xử lý lỗi là chƣa hẳn đã tuyệt đối hợp lý với từng đối tƣợng cụ thể. Vì lẽ không có phƣơng pháp nào có thể áp dụng cho tất cả mọi trƣờng hợp. Song những điều luận văn bàn luận đến (lỗi, nguyên nhân và cách khắc phục lỗi) mang tính chất phổ biến, có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam.

Phía sau luận văn này còn nhiều mảng nghiên cứu liên quan đến lỗi nhƣ lỗi phát âm NA (lỗi trong nội bộ từ), lỗi về trọng âm, ngữ điệu, tiết tấu (lỗi ngôn điệu). Những lĩnh vực này hứa hẹn nhiều điều lý thú trong công tác nghiên cứu và cần thiết cho việc giảng dạy, học tập tiếng Anh tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(Những tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn)

Tiếng Việt

1. Bộ GD-ĐT, English 6 (Student‟s book & Teacher‟s edition), GD, 1998. 2. Bộ GD-ĐT, English 7 (Student‟s book & Teacher‟s edition), GD, 1998. 3. Bộ GD-ĐT, English 8 (Student‟s book & Teacher‟s edition), GD, 1998. 4. Bộ GD-ĐT, English 9 (Student‟s book & Teacher‟s edition), GD, 1998. 5. Nguyễn Văn Chiến, Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của học sinh Việt Nam (Trang 118)